Xem Nhiều 5/2023 #️ 【2021】3 Loại Xét Nghiệm Đông Máu Và Cách Đọc Hiểu Kết Quả # Top 5 Trend | Sansangdethanhcong.com

Xem Nhiều 5/2023 # 【2021】3 Loại Xét Nghiệm Đông Máu Và Cách Đọc Hiểu Kết Quả # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về 【2021】3 Loại Xét Nghiệm Đông Máu Và Cách Đọc Hiểu Kết Quả mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Xét nghiệm đông máu

Vai trò của đông máu

Đông máu đóng vai trò vô cùng quan trọng để giúp cơ thể kiểm soát quá trình mất máu khi bị đứt tay hoặc bị thương gây chảy máu. Các yếu tố đông máu protein sẽ kết hợp với nhau để kiểm soát giúp cơ thể không mất quá nhiều máu ở bên trong lẫn bên ngoài cơ thể, đây cũng được gọi là quá trình đông tụ.

Xét nghiệm đông máu là gì?

Các xét nghiệm yếu tố đông máu đo khả năng đông máu và thời gian đông máu. Xét nghiệm có thể giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ chảy máu quá nhiều hoặc hình thành cục máu đông (huyết khối) ở tất cả các vị trí trong mạch máu.

Bên cạnh đó, xét nghiệm này được chỉ định khi bệnh nhân có bất kỳ vấn đề bất thường nào về quá trình kiểm soát dòng chảy của máu. Một trong các rối loạn chảy máu được biết đến nhiều nhất là bệnh máu khó đông.

Xét nghiệm đông máu để làm gì?

Phát hiện và theo dõi các vấn đề sức khỏe: Xét nghiêm đông máu được bác sĩ chỉ định nếu lo ngại về việc dễ bị bầm tím hoặc chảy máu. Điều này có thể xảy ra vì các lý do tiềm ẩn hoặc di truyền như máu khó đông hoặc mắc phải các bệnh như suy gan, hay nhiễm trùng nặng,…

Đông máu nội mạch lan tỏa: Một tình trạng được gọi là Đông máu Nội mạch Lan tỏa (DIC) có thể xảy ra ở những bệnh nhân bị bệnh nặng, do nhiều nguyên nhân gây ra.

Xét nghiệm máu cần lưu ý những gì?

Khi tiến hành xét nghiệm máu chảy máu đông nói riêng và xét nghiệm máu nói chung thì bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

Nên đi xét nghiệm vào buồi sáng và nhịn ăn từ 6 – 8 tiếng để đảm bảo kết quả xét nghiệm.

Không sử dụng rượu, bia, chất kích thích hay hút thuốc lá trước khi xét nghiệm.

Không uống cafe, nước ngọt có gas trước khi lấy mẫu xét nghiệm máu.

Bệnh nhân đang sử dụng thuốc phải báo với bác sĩ trước khi tiến hành xét nghiệm.

Các xét nghiệm đông máu và

cách đọc – hiểu kết quả 

Xét nghiệm APTT 

APTT được sử dụng để đo lường hiệu quả của việc điều trị bằng liệu pháp heparin tiêm tĩnh mạch (IV) để đảm bảo rằng máu không bị loãng quá nhiều hoặc quá ít.

Đọc kết quả xét nghiệm đông máu

Đọc kết quả xét nghiệm đông máu

Trong thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, APTT là thời gian tính bằng giây để một quá trình đông máu cụ thể xảy ra. Kết quả này luôn được so sánh với mẫu máu bình thường để có thể đối chứng, cụ thể:

Phạm vi tham chiếu của APTT: 30-40 giây. Ở những bệnh nhân đang điều trị chống đông máu, phạm vi tham chiếu là 1,5 – 2,5 mẫu đối chứng tính bằng giây.

Các giá trị quan trọng cần cảnh báo lâm sàng như: APTT hơn 70 giây (biểu hiện chảy máu tự phát).

Chỉ số cao

Nếu các chỉ số cao hơn bình thường thì đây là dấu hiệu của tình trạng rối loạn chảy máu đến gan.

Chỉ số thấp

Nếu chỉ số thấp hơn bình thường (điều này không thường xuyên xảy ra) bạn có thể có nguy cơ cao bị cục máu đông, đối với phụ nữ, có nhiều nguy cơ bị sẩy thai.

Xét nghiệm INT

INT là viết tắt của International Normalized Ratio , còn được gọi là thời gian Prothrombin (PT), đây là một phép đo tiêu chuẩn về thời gian cần để máu đông, được sử dụng để chẩn đoán chảy máu bất thường, cục máu đông và theo dõi những bệnh nhân đang điều trị bằng warfarin (một phương pháp điều trị chống đông máu).

Đọc kết quả xét nghiệm đông máu

Đọc kết quả xét nghiệm đông máu

Kết quả kiểm tra INR được đưa ra dưới dạng thời gian Prothrombin dựa vào mẫu thử nghiệm (một loại protein được tạo ra bởi gan và thời gian cần thiết để đông máu) và Thời gian Prothrombin của một mẫu máu bình thường.

Kết quả bình thường: Từ 1,0 đến 1,5.

Kết quả INR thấp có nghĩa là máu đang có xu hướng chuyển sang đặc hơn mức bình thường, dẫn đến tình trạng dễ bị vón cục và khiến cơ thể có nguy cơ hình thành các khối máu đông.

Kết quả INR cao có nghĩa là máu đông quá chậm, từ đó cũng có nguy cơ bị chảy máu.

Xét nghiệm số lượng tiểu cầu

Đây là một trong các xét nghiệm đông máu cơ bản, số lượng tiểu cầu là một trong những thành phần của công thức máu đầy đủ. Thành phần này có thể đo số lượng tiểu cầu trong máu. Tiểu cầu chịu trách nhiệm một phần trong việc hình thành cục máu đông.

Đọc kết quả xét nghiệm đông máu

Đọc kết quả xét nghiệm đông máu

Số lượng tiểu cầu thấp

Số lượng tiểu cầu thấp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tình trạng này có thể khiến vết cắt hoặc vết xước chảy máu không cầm được máu lâu hơn bình thường, da dễ bầm tím hoặc xuất hiện hiện tượng chảy máu quá nhiều từ nướu răng sau khi đánh răng. Thông thường, số lượng tiểu cầu thấp không dẫn đến chảy máu nghiêm trọng, trừ khi số lượng tiểu cầu dưới 50.

Truyền tiểu cầu chỉ được xem xét trong trường hợp chảy máu đe dọa tính mạng hoặc trước các thủ thuật xâm lấn có thể gây chảy máu nghiêm trọng, hoặc đôi khi khi số lượng tiểu cầu dưới 10.

Số lượng tiểu cầu cao

Số lượng tiểu cầu cao được gọi là tăng tiểu cầu và là một rối loạn trong đó cơ thể sản xuất quá nhiều tiểu cầu.

Nếu số lượng tiểu cầu của bạn cho thấy tăng tiểu cầu, bác sĩ sẽ cần phân biệt đó là tăng tiểu cầu phản ứng hay tăng tiểu cầu thiết yếu.

Xét nghiệm Fibrinogen

Fibrinogen còn được gọi là xét nghiệm Yếu tố I. Phương pháp này được sử dụng để xác định mức độ fibrinogen trong máu. Fibrinogen hay yếu tố I là protein huyết tương được tạo ra trong gan. Fibrinogen là một trong 13 yếu tố đông máu chịu trách nhiệm cho quá trình đông máu được diễn ra một cách bình thường.

Xét nghiệm hoạt động fibrinogen có thể được chỉ định riêng biệt hay kết hợp với các xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân gây chảy máu bất thường.

Đọc kết quả xét nghiệm đông máu

Đọc kết quả xét nghiệm đông máu

Kết quả bình thường

Mức bình thường của fibrinogen trong máu là từ 1,5 đến 3,0 gam mỗi lít.

Kết quả bất thường

Kết quả bất thường được hiểu là các chỉ số có thể cao hoặc thấp hơn phạm vi tham chiếu. Kết quả bất thường có thể do:

Sử dụng quá nhiều fibrinogen

Thiếu hụt fibrinogen mắc phải hoặc di truyền

Tiêu sợi huyết bất thường

Xuất huyết

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Cách Đọc Kết Quả Xét Nghiệm Sinh Hoá Máu

Tin chuyên ngành  , 19-05-2020

Xét nghiệm sinh hoá máu là một trong những xét nghiệm phổ biến, được các bác sĩ chỉ định khi cần chẩn đoán bệnh. Đây là một xét nghiệm quan trọng giúp chẩn đoán bệnh lý sớm để đưa ra phương pháp điều trị kịp thời

Xét nghiệm sinh hoá máu thường được các bác sĩ chỉ định để chẩn đoán và theo dõi kết quả trong thời gian bệnh nhân điều trị bệnh. 

Khi thực hiện xét nghiệm, các bác sĩ sẽ tiến hành định lượng nồng độ một số chất trong máu, sau đó đánh giá chức năng của một số bộ phận đặc trưng của cơ thể cho chỉ số sinh hoá. Điều này sẽ giúp đánh giá các chức năng trong cơ thể bệnh nhân.

Cách đọc kết quả xét nghiệm sinh hoá máu

1. Ure máu

Ure là sản phẩm thoái hoá chính của các protein trong cơ thể và được lọc qua cầu thận để đào thải qua nước tiểu. Xét nghiệm ure máu được dùng để đánh giá chức năng thận, theo dõi các bệnh lý về thận cũng như đánh giá mức cung cấp protein trong chế độ ăn. Giá trị bình thường 2,5 – 7,5 mmol/l.

Ure máu tăng trong

Các bệnh lý thận như viêm cầu thận, viêm ống thận, suy thận, sỏi thận, sỏi niệu quản, suy tim sung huyết, mất nước do sốt cao, tiêu chảy, suy dinh dưỡng, bỏng, xuất huyết tiêu hoá,..

Ure trong máu giảm khi

Chế độ ăn ít protein

Truyền nhiều dịch

Phụ nữ mang thai,

Hội chứng thận hư

Suy giảm chức năng gan dẫn đến giảm tổng hợp Ure

2. Creatinin huyết thanh

Creatinin là sản phẩm có nguồn gốc ngoại sinh do thức ăn cung cấp hoặc nội sinh do gan tổng hợp. Xét nghiệm Creatinin với mục đích định lượng Creatinin có trong máu hoặc nước tiểu của bệnh nhân. Xét nghiệm này có thể giúp chẩn đoán và đánh giá chức năng của thận. Đối với nữ, chỉ số này ở mức bình thường là từ 44 – 80umail/L và đối với nam, chỉ số này từ 62 – 106 umol/L

Creatinin tăng khi

Bệnh lý suy thận

suy tim mất bù

Gout, cường giáp

Tăng huyết áp, đái tháo đường

Creatinin giảm trong trường hợp

Phụ nữ có thai

Teo cơ, liệt

Sử dụng thuốc chống động kinh

3. ALT & AST

Xét nghiệm ALT & AST là một trong những xét nghiệm với mục đích đánh giá chức năng của gan. AST (GOT), ALT (GPT), GGT là 3 chỉ số men gan, 3 chỉ số này ở mức bình thường trong khoảng 20 – 40 UI/L

3 chỉ số này sẽ tăng khi

Bệnh nhân bị tổn thương tế bào gan như viêm gan virus, bệnh lý gan do rượu

Ung thư, nhồi máu cơ tim

Suy tim

Giảm khi

Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường

Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ

Chỉ số bilirubin thường được dùng để chẩn đoán và theo dõi các trường hợp vàng da do: tan huyết, viêm gan, tắc mật. Bilirubin là một loại sắc tố vàng da cam, là sản phẩm của quá trình thoái giáng hồng cầu.

Albumin là một thành phần protein quan trọng nhất của huyết thanh, chất này được sản xuất trong gan. Nó có vai trò quan trọng trong việc duy trì áp lực keo trong huyết tương. Thông thường, chỉ số Albumin sẽ rơi vào khoảng 35 -50 g/l. Tuy nhiên nồng độ này sẽ giảm khi chức năng gan suy giảm, tổn thương cầu thận, suy dinh dưỡng, nhiễm khuẩn, shock,..

6. Glucose

Xét nghiệm Glucose máu hay còn gọi là xét nghiệm đường huyết giúp đánh giá lượng đường trong máu ở bệnh nhân, hỗ trợ kiểm soát, chẩn đoán và theo dõi đường huyết ở bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Khi ở mức bình thường, glucose sẽ ở khoảng 3.9 – 6.4 mmol/l.

Glucose sẽ tăng cao khi

Bệnh nhân bị bệnh gan, tiểu đường do tuỵ, giảm kali máu

Cường giáp, cường tuyến yên, điều trị corticoid

Glucose sẽ giảm khi

Bệnh nhân bị hạ đường huyết do chế độ ăn uống,

Sử dụng quá liều thuốc hạ đường huyết

Suy giáp, nhược năng tuyến yên, bệnh gan nặng, do nghiện rượu

7. Acid Uric

Khi bạn thực hiện xét nghiệm Acid Uric là để chẩn đoán một số bệnh như bệnh gout, bệnh thận, khớp. Chỉ số Acid uric bình thường

Nam giới: 180 – 420 mmol/l

Nữ giới: 150 – 360 mmol/l

Tuy nhiên, đối với các bệnh nhân mắc các bệnh như gout, đa hồng cầu, suy thận, tăng bạch cầu đơn nhân sẽ khiến Acid uric tăng, giảm khi bệnh nhân có thai, mắc bệnh wilson, hội chứng Fanconi

8. Triglycerid

Chỉ số này được chỉ định trong các trường hợp rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, người béo phì, lười vận động

Giá trị bình thường của chỉ số này khoảng 0,46 – 1,88 mmol/l

Triglycerid tăng khi

Rối loạn lipid máu

Xơ vữa động mạch

Béo phì

Xơ gan

Hội chứng thận hư, suy giáp, đái tháo đường

Trglycerid giảm khi

Kém hấp thu

suy kiệt

Cường giáp

Sau khi hoạt động thể thao mạnh

Phương Đông là đơn vị cung cấp máy xét nghiệm sinh hoá máu cho các đơn vị từ nhỏ đến lớn. Các bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết máy TẠI ĐÂY

Hướng Dẫn Cách Đọc Kết Quả Xét Nghiệm Hiv Elisa Ag/Ab Test Nhanh Sau 6 Tuần Kết Quả Âm Tính

Hướng dẫn đọc kết quả hiv nhanh sau khi xét nghiệm

Tầm quan trọng của việc xét nghiệm HIV

Trước khi tìm hiểu xét nghiệm HIV Elisa có chính xác không, xét nghiệm Ag/Ab có kết quả đúng không, bạn cần hiểu được xét nghiệm HIV quan trọng thế nào với việc điều trị. Xét nghiệm HIV là biện pháp tốt nhất để biết được chắc chắn xem bạn có bị nhiễm căn bệnh này hay không.

Phương pháp xét nghiệm HIV Elisa và Ag/Ab là hai cách phổ biến và hiệu quả nhất mà bạn có thể tham khảo khi lựa chọn hình thức kiểm tra.

Một số hoạt động có thể lây nhiễm HIV bạn cần lưu ý:

Không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với người lạ

Quan hệ tình dục với người dương tính với HIV

Quan hệ tình dục với nhiều người

Dùng chung bơm kim tiêm, các đồ dùng khác như bàn chải đánh răng, dao lam,…

Được chẩn đoán là đang mắc các loại bệnh lây nhiễm hoặc đang mắc bệnh lao hay viêm gan

Nếu bạn vẫn duy trì những hoạt động trên thì nên đi xét nghiệm lại ít nhất 1 năm 1 lần.

òn khi mang thai thì bạn cần phải đi thăm khám bác sĩ thường xuyên để kiểm soát tình hình và bảo vệ thai nhi qua những biện pháp phòng tránh và phơi nhiễm HIV.2. Tìm hiểu phương pháp xét nghiệm HIV Ag/Ab test nhanh

Đây là xét nghiệm combo để tìm kháng nguyên P24 của virus HIV và cả kháng thể kháng virus HIV. Phương pháp này có thể kiểm tra nhanh nhất và có kết quả có độ chính xác cao khoảng 90%.

Ngoài ra thì xét nghiệm HIV bằng phương pháp test nhanh này được áp dụng cho mọi đối tượng, mọi trường hợp khi mang thai, đang trong thời kỳ cửa sổ,…vẫn có thể phát hiện ra được. Vậy nên đây là phương pháp hàng đầu bên cạnh xét nghiệm HIV Ag/Ab Elisa được các bác sĩ lựa chọn để xét nghiệm hiện nay bởi những đặc tính vượt trội của nó.

Cũng như kết quả xét nghiệm HIV Elisa, kết quả của xét nghiệm cho ra những chỉ số để từ đó bác sĩ chẩn đoán được tình trạng bệnh.

Thứ nhất là kết quả dương tính tức tìm được kháng nguyên P24. Làm kiểm tra loại này thì cần xét nghiệm huyết thanh để đạt độ chuẩn xác cao nhất.

Thứ hai là kết quả âm tính thì không tìm thấy kháng nguyên P24 trong mẫu xét nghiệm. Vậy nên phải sau một khoảng thời gian từ 2-6 tuần phải tiến hành làm kiểm tra lại theo chỉ dẫn của bác sĩ vì đây là trường hợp mắc bệnh rất cao.

Cuối cùng là kết quả không rõ ràng tức là bạn đang trong thời gian đèn đỏ hoặc đang dùng các loại thuốc để điều trị các bệnh lý khác nên gây rối loạn khó có thể xét nghiệm ra bệnh. Cho nên nếu rơi vào trường hợp này bạn cần cân nhắc thời gian phù hợp để đi làm xét nghiệm lại một lần nữa.

Đọc kết quả xét nghiệm HIV bằng phương pháp Elisa dễ dàng

Elisa là phương pháp kiểm tra gián tiếp bằng cách phát hiện ra kháng thể kháng virus HIV qua các chỉ số xét nghiệm HIV Elisa. Nó có bốn cách thức thực hiện là Elisa trực tiếp, Elisa gián tiếp, Elisa cạnh tranh và Elisa sandwich.

Phương pháp xét nghiệm này được thực hiện bằng cách kiểm tra máu của bệnh nhân rồi sau đó đưa đến phòng thí nghiệm để kiểm tra và phân tích mẫu máu đó. Bạn có thể thực hiện xét nghiệm HIV Elisa sau 6 tuần hoặc chọn một thời điểm xét nghiệm thực hiện dựa vào biểu hiện của bệnh và chỉ định của bác sĩ.

Chuyên viên kỹ thuật sẽ đưa mẫu máu đấy kết hợp với 1 loại enzim để quan sát và theo dõi xem nó có phản ứng chống lại kháng thể virus hay không. Nếu có sẽ cho kết quả dương tính có nghĩa là phát hiện ra kháng thể kháng virus HIV, tức người xét nghiệm đã bị nhiễm HIV.

Khá nhiều người thắc mắc về cách đọc kết quả xét nghiệm HIV Elisa nhưng bạn không cần quá quan tâm đến điều đó. Lý do là phần lớn các cơ sở uy tín đều phải có trách nghiệm đọc kết quả và giải đáp cho bạn các chỉ số trên kết quả. Bên cạnh đó, bác sĩ phụ trách cũng sẽ tư vấn thêm các biện pháp phòng ngừa điều trị cho bạn.

Xét nghiệm Anti HIV Elisa có chính xác không ?

Những câu hỏi xét nghiệm Anti HIV Elisa có chính xác hay không đều được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, bạn không cần phải bận tâm về độ tin cậy của phương pháp này. Phương pháp này được thực hiện trong khoảng thời gian sau 7 ngày sẽ cho kết quả chính xác nhất.

Elisa cho kết quả chẩn đoán cực nhanh bởi được thực hiện thông qua hệ thống phân tích kết quả tự động rất chuyên nghiệp. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý thời gian khi đi xét nghiệm không trùng với thời gian cửa sổ bởi xét nghiệm không ra kết quả đối với thời điểm này.

Chọn đúng thời điểm sẽ giúp bạn không cần lo lắng xét nghiệm HIV Elisa chính xác không. HIV là một căn bệnh xã hội có tỷ lệ mắc khá cao nhưng cũng không đáng sợ như chúng ta tưởng nếu thực hiện các biện pháp kiểm tra như xét nghiệm HIV Elisa hay Ag/Ab ngay khi có triệu chứng. Điều quan trọng là bạn phải biết cách phòng chống và phát hiện sớm để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

   Địa chỉ phòng khám: 1505 đường 3 tháng 2, Phường 16, Quận 11, chúng tôi

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất

Người bệnh hãy sáng suốt lựa chọn cho mình những phòng khám uy tín, cũng như tham khảo đánh giá từ phía truyền thông khi quyết định khám và chữa bệnh

Xét Nghiệm Máu Có Mấy Loại? Giúp Phát Hiện Bệnh Gì?

Xét nghiệm máu, hay xét nghiệm huyết học là xét nghiệm được thực hiện trên mẫu máu để đo hàm lượng một số chất nhất định trong máu hoặc đếm các loại tế bào máu khác nhau. Xét nghiệm máu có thể được thực hiện để tìm các dấu hiệu bệnh hoặc các tác nhân gây bệnh, kiểm tra kháng thể hoặc các dấu hiệu của khối u hoặc để đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị.

Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC), hay xét nghiệm máu tổng quát, là kiểu xét nghiệm máu phổ biến nhất. Trong các buổi kiểm tra sức khỏe định kỳ, khách hàng thường được yêu cầu xét nghiệm công thức máu toàn phần.

Xét nghiệm máu tổng quát có thể giúp phát hiện các bệnh về máu và các rối loạn, chẳng hạn như thiếu máu, nhiễm trùng, vấn đề đông máu, ung thư máu và rối loạn hệ miễn dịch. Xét nghiệm này đo lường nhiều phần khác nhau của máu.

Xét nghiệm sinh hóa máu là một nhóm các xét nghiệm đo các hóa chất khác nhau trong máu. Xét nghiệm sinh hóa máu thường được thực hiện trên phần chất lỏng (huyết tương) của máu. Các xét nghiệm có thể cung cấp cho bác sĩ thông tin về các cơ của bạn (bao gồm cả tim), xương và các cơ quan, chẳng hạn như thận và gan.

Xét nghiệm sinh hóa máu bao gồm xét nghiệm đường huyết, canxi và điện giải, cũng như xét nghiệm máu để đo chức năng thận. Một số xét nghiệm này yêu cầu phải nhịn ăn trước khi xét nghiệm.

Xét nghiệm máu để kiểm tra nhóm máu và phát hiện rất nhiều bệnh như:

Kiểm tra các tế bào hồng cầu: Mức hồng cầu bất thường có khả năng là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu, mất nước, xuất huyết hoặc các chứng rối loạn khác về hồng huyết cầu.

Kiểm tra các tế bào bạch cầu: Số lượng bạch cầu trở nên bất thường có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, ung thư máu hoặc rối loạn hệ miễn dịch.

Kiểm tra các tiểu cầu: Mức tiểu cầu bất thường sẽ gây ra rối loạn chảy máu hoặc bệnh dễ tụ huyết khối.

Hemoglobin (Hb): Mức hemoglobin bất thường có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu, thiếu máu hồng cầu hình liềm, hội chứng thalassemia hoặc các rối loạn máu khác. Nếu bệnh nhân bị tiểu đường, lượng đường dư thừa trong máu có khả năng liên kết với hemoglobin và dẫn đến tăng mức hemoglobin A1c (HbA1c).

Hematocrit (Hct): Hematocrit cao có nghĩa là bạn đang bị mất nước. Mức hematocrit thấp có khả năng là dấu hiệu của thiếu máu. Sự bất thường đối với chỉ số Hct cũng có thể là dấu hiệu của rối loạn về máu hoặc tủy xương.

Thể tích trung bình của hồng cầu (MCV): Mức MCV bất thường có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu nói chung hoặc chứng thiếu máu cục bộ.

Kiểm tra chức năng của gan (SGOT, SGPT) và chức năng thận

Xét nghiệm máu đối với chức năng thận đo nồng độ ure máu (BUN) và creatinin. Cả hai thành phần này đều là những chất thải mà thận lọc ra khỏi cơ thể. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy hai thông số này bất thường thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh thận hoặc rối loạn chức năng thận như bệnh về gan như viêm gan A, B, C, E, D,.. xơ gan, tăng men gan, ung thư gan…

Xét nghiệm máu cho biết lượng đường (glucose) có trong máu của bạn. Đường huyết vượt quá giới hạn có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường.

Đối với xét nghiệm máu có yêu cầu đo glucose, bác sĩ sẽ yêu cầu người thực hiện phải nhịn ăn trước khi lấy máu để đo đường huyết lúc đói. Ngoài ra, một số xét nghiệm đường huyết khác được thực hiện sau bữa ăn hoặc bất kỳ lúc nào mà không cần chuẩn bị trước.

Rối loạn mỡ máu (cholesterol, triglycerid, HDL-C)

Nồng độ cholesterol xấu: Gây ra tắc nghẽn trong lòng mạch máu, gây xơ vữa động mạch.

Nồng độ cholesterol tốt: Làm giảm tình trạng tắc nghẽn trong động mạch.

Triglyceride: Là một loại chất béo có trong máu.

Nồng độ cholesterol và triglyceride bất thường cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành. Đối với xét nghiệm máu để tìm các thành phần này, người thực hiện sẽ cần phải nhịn ăn từ 9 – 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm để đảm bảo độ chính xác.

Enzym giúp kiểm soát và xúc tác cho các phản ứng hóa học trong cơ thể. Xét nghiệm kiểm tra enzym trong máu thường được sử dụng để chẩn đoán cơn đau tim.

Bên cạnh đó xét nghiệm máu có thể phát hiện bệnh Gout, HIV, kiểm tra xem thuốc đang dùng có tác dụng không và các bệnh về não như thiếu máu não, nhiễm trùng não,…

Bác sĩ sẽ đưa ra các hướng dẫn cụ thể bạn cần tuân theo trước khi làm xét nghiệm. Tùy thuộc vào loại xét nghiệm máu, bạn phải tuân thủ các hướng dẫn vì nó có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, do đó việc xét nghiệm có thể phải trì hoãn hoặc lặp lại:

Tránh ăn hoặc uống (trừ nước lọc) trong tối đa 12 giờ.

Ngừng dùng một loại thuốc nhất định.

Các xét nghiệm máu hầu hết chỉ mất vài phút để hoàn thành. Quá trình rút máu có thể rất nhanh từ 5 đến 10 phút nếu tĩnh mạch dễ dàng nhìn thấy và tiếp cận. Xét nghiệm máu thường gồm lấy mẫu máu từ mạch máu ở cánh tay. Các mẫu máu ở trẻ em thường được lấy từ đầu ngón tay áp út.

Bước 1: Bác sĩ buộc xung quanh cánh tay một dây quấn để làm dòng máu chảy chậm lại và làm cho tĩnh mạch nổi rõ hơn, giúp việc lấy máu được dễ dàng.

Bước 2: Bác sĩ hoặc y tá lau sạch vùng da bằng chất khử trùng trước khi lấy mẫu máu.

Bước 3: Bác sĩ đưa một kim tiêm gắn vào ống tiêm hoặc ống chứa đặc biệt vào tĩnh mạch. Ống tiêm được sử dụng để rút mẫu máu. Bạn có thể cảm thấy ngứa hoặc châm chích khi kim đi vào, nhưng không gây đau đớn.

Bước 4: Khi lấy mẫu xong, kim tiêm sẽ được rút ra. Bác sĩ, y tá áp một miếng bông chặt trên da một vài phút.

Bước 5: Băng vết thương nhỏ để giữ cho nó sạch sẽ.

Bước 6: Sau khi lấy máu, mẫu máu được đưa vào chai có dán nhãn tên và chi tiết của bạn. Sau đó, mẫu máu được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra dưới kính hiển vi hoặc thử nghiệm với hóa chất, tùy thuộc vào yêu cầu kiểm tra.

XEM THÊM:

Bạn đang xem bài viết 【2021】3 Loại Xét Nghiệm Đông Máu Và Cách Đọc Hiểu Kết Quả trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!