Cập nhật thông tin chi tiết về 2 Dấu Hiệu Biến Chứng Cực Kỳ Nguy Hiểm Của Bệnh Tay Chân Miệng Cha Mẹ Cần Theo Dõi Kỹ mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus và bệnh có thể rất nặng dẫn đến tử vong do biến chứng viêm não, viêm cơ tim, nhất là ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Dấu hiệu tay chân miệng
Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng, tại Việt Nam, năm 2020, dịch bệnh tay chân miệng bắt đầu gia tăng sớm hơn mọi năm vào tháng 6-7, số mắc cao vào tháng 8; các tuần đầu tháng 9 hiện đang có xu hướng chững lại, trong 2 tuần cuối tháng 9, số mắc tăng nhanh (trung bình trên 3.500 trường hợp mắc/ tuần, tăng nhanh ở cả 4 khu vực, chủ yếu khu vực miền Nam). Đến nay đã có hàng chục nghìn trẻ mắc tay chân miệng.
Tuy nhiên, hiện đang vào năm học mới, các em học sinh đến trường, dự báo số mắc sẽ gia tăng tại các tỉnh, thành phố trọng điểm.
Theo bác sĩ Trương Hưu Khanh – trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1, Biểu hiện sớm nhất của bệnh là sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi.
Trong 1 đến 2 ngày bệnh sẽ phát ban là những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bóng nước. Sang thương ở miệng có dạng vết loét, có đường kính từ 4 – 8mm. Cha mẹ thường nhầm lẫn với với bệnh viêm loét miệng thông thường. Những bóng nước ngoài da thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, cẳng chân, hoặc ở cánh tay.
Ngoài ra, bệnh cũng dễ bị nhầm với các tổn thương da là bóng nước nên cần phân biệt với bệnh viêm da bóng nước do nhiễm khuẩn như tụ cầu và liên cầu, bệnh do nhiễm siêu vi Herpex simplex hoặc bệnh thủy đậu.
Thông thường, trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường khỏi trong vòng một tuần lễ nếu được điều trị đúng cách, không có biến chứng. Những bóng nước mới đầu có dịch trong lúc bội nhiễm sẽ gây đục, sau đó sẽ lành không để lại sẹo. C ác vết da, các sang thương ở da không cần bôi gì cả, sang thương này sẽ tự khỏi thôi. Mụn nước của tay chân miệng rất khó bội nhiễm. Vệ sinh tắm rửa bằng xà phòng cho bé giống như khi chưa mắc bệnh
Tuy nhiên, nếu không biết chăm sóc thì rất dễ xảy ra biến chứng.
Khi nào cần đến bệnh viện
Theo bác sĩ Khanh tay chân miệng biến chứng hai nhóm
Thứ hai biến chứng tim phổi, sau biến chứng thần kinh chuyển sang biến chứng tim mạch như tim không co bóp được, phù phổi gây sốc cho trẻ và diễn tiến này rất nhanh có thể chỉ 60 phút đã không thể cứu được trẻ.
Trong khi đó, bác sĩ Khanh nhấn mạnh không có cách tránh biến chứng vì tùy thuộc vào cơ địa và độc lực của virus nhưng trẻ càng nhỏ, càng dễ biến chứng hơn. Việc quan trọng là phát hiện sớm các biến chứng. Bệnh tay chân miệng có mức độ mỗi trẻ một khác.
Việc quan trọng là phát hiện sớm các biến chứng. Trẻ bị tay chân miệng sốt trên 2 ngày, sốt cao trên 39 độ, sốt không hạ thì có thể sẽ đi đến biến chứng nên phải đi khám.
BS Trương Hữu Khanh
Hai dấu hiệu đặc biệt cần chú ý đó là nếu bé giật mình khi ngủ, càng giật mình nhiều càng nặng nên phụ huynh cần hiểu và theo dõi vì biến chứng thần kinh của trẻ.
Dấu hiệu thứ hai trẻ bị yếu 1 chân, da bong, mạch nhanh, lúc nào có thể trẻ đã rơi vào nguy hiểm. Chỉ khi nào đủ 7-10 ngày thì mới là thời gian an toàn, không biến chứng.
Tay chân miệng do nhiều loại virus khác nhau gây ra. Hiện bệnh chưa có vắc xin phòng nên dù đã mắc 1 lần, bé vẫn có thể mắc lại.
Trẻ có thể mắc tay chân miệng nhiều lần cho đến khi hơn 3 tuổi thì mới giảm khả năng mắc bệnh. Do vậy việc phòng ngừa phải thực hiện thường xuyên. Vì vây, bác sĩ Khanh khuyến cáo phòng bệnh là quan trọng nhất.
Bệnh lây qua đường miệng – miệng nên phòng bệnh chính là vệ sinh sạch sẽ. Bác sĩ Khanh cho biết cần giữ thói quen cơ bản là rửa tay và cách ly trẻ bệnh. Người lớn và trẻ em đều phải rửa tay.
Người lớn rửa tay trước khi chăm sóc trẻ, sau khi đi đến vùng có bệnh về. Trẻ em rửa tay trước khi vô lớp, sau khi ra khỏi lớp, trước khi vào nhà. Cách làm này để cắt nguồn lây từng vùng này sang vùng khác.
Trẻ mắc bệnh cần được phát hiện sớm và cách ly ít nhất 10 ngày. Do đó, trẻ có đi học thì khi mắc bệnh nên ở nhà và báo ngay cho cô giáo để thực hiện các biện pháp phòng ngừa tại trường, tránh lây lan cho trẻ khác.
Nơi trẻ mắc bệnh, để tiêu diệt nguồn virus tồn tại nên rửa đồ chơi, sàn nhà, tay nắm cửa và các vật dụng có thể mang mầm bệnh bằng dung dịch sát trùng.
Theo Pháp luật bạn đọc
Những Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Tay Chân Miệng
Tay chân miệng là bệnh nhiễm trùng gây nên do virus ở trẻ nhỏ. Căn bệnh này tự khỏi và không đe dọa đến sức khỏe của trẻ song cũng có loại gây nên biến chứng nguy hiểm. Chuyên gia cho biết, bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi đặc biệt ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi.
Những yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học ở nhà trẻ, đến nơi trẻ tập trung là yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh đặc biệt là ở thời điểm các đợt bùng phát.
Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng
Giai đoạn ủ bệnh khoảng từ 3 – 7 ngày. Sau đó là giai đoạn khởi phát với những dấu hiệu và triệu chứng như sốt nhẹ, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy nhiều lần trong ngày.
Đến giai đoạn toàn phát thường kéo dài từ 3 – 10 ngày với những triệu chứng điển hình. Chẳng hạn như loét miệng hay phỏng nước với đường kính từ 2 – 3mm ở niêm mạc miệng, lưỡi gay đau khiến trẻ bỏ bú, tăng tiết nước bọt. Phát ban ở dạng phỏng nước xuất hiện ở lòng bàn tay, chân, gối hay mông. Tình trạng tồn tại trong thời gian ngắn sau đó có thể để lại vết thâm nhưng không bị loét.
Một số dấu hiệu khác như sốt nhẹ, nôn mửa. Nếu như trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ gây nên những biến chứng nghiêm trọng như thần kinh, tim mạch đập nhanh hơn, hô hấp khó khăn thường xuất hiện từ ngày thứ 2 – 5 của bệnh.
Đến giai đoạn lui bệnh thường từ 3 – 5 ngày sau, trẻ phục hồi hoàn toàn nếu như không có biến chứng nguy hiểm nào.
Thể lâm sàng của bệnh tay chân miệng
– Thể tối cấp: Căn bệnh này thường diễn tiến cực kỳ nhanh với những biến chứng nghiêm trọng. Chẳng hạn như suy tuần hoàn, suy hô hấp hay hôn mê. Bệnh có thể dễ dẫn đến tử vong sau khoảng 24 – 48 tiếng mắc bệnh.
– Thể cấp tính: Tình trạng này diễn ra theo từng giai đoạn được kể ở trên với những dấu hiệu và triệu chứng điển hình.
– Thể không điển hình: Bệnh có thể gây những dấu hiệu phát ban không rõ ràng, vết loét miệng hoặc những triệu chứng khác ở thần kinh, tim mạch hay hôm hấp mà không gây nên tình trạng phát ban hay loét miệng.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, trẻ sẽ thực hiện những xét nghiệm tương ứng như công thức máu, đường huyết, điện giải đồ, khí máu troponin I hay dịch não tủy… Việc xét nghiệm sẽ giúp bệnh nhân chẩn đoán được tình trạng bệnh. Nếu như có điều kiện từ độ 2b trở lên hay cần chẩn đoán phân biệt bệnh. Bác sĩ tiến hành lấy bệnh phẩm từ hầu họng, trực tràng, dịch não tủy để tiến hành những xét nghiệm cần thiết giúp chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh.
Chẩn đoán ca lâm sàng dựa trên những triệu chứng lâm dàng và dịch tễ học. Trong đó, yếu tố dịch tế như căn cứ vào độ tuổi, mùa vụ hay vùng lưu hành bệnh. Bác sĩ cũng xem xét số trẻ mắc bệnh trong cùng thời gian và trẻ có tiếp xúc với nguồn bệnh hay không. Bên cạnh đó, yếu tố lâm sàng như xuất hiện phỏng nước ở các vị trí của cơ thể, trẻ có bị sốt hay không.
Biến chứng của bệnh tay chân miệng
Khi bị bệnh tay chân miệng nếu không được điều trị kịp thời có thể gặp phải những biến chứng nghiêm trọng. Chẳng hạn như biến chứng thần kinh như viêm não, viêm thân não, viêm màng não. Trẻ có thể bị rung giật cơ, giật mình chới với trong khoảng vài giây trong đó chủ yếu gặp ở chân tay.
Tình trạng ngủ gà, loạng choạng, run chi. Các chi bị yếu hoặc liệt. Với những dấu hiệu nặng trẻ có thể co giật hoặc hôn mê. Tăng trương cơ lực biểu hiện ở phần duỗi mắt cứng não gồng cứng mắt vỏ.
Phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Cho đến hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng. Nếu như muốn chủ động phòng chống bệnh chuyên gia khuyến cáo người dân chủ động thực hiện những biện pháp cụ thể. Nên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần. Trước khi chế biến thức ăn, trước khi bế ẵm hoặc sau khi đi vệ sinh nên rửa tay thật sạch.
Vệ sinh ăn uống bằng việc ăn chín uống chín, những đồ dùng ăn uống nên được rửa thật sạch. Nên đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt, không mớm cho trẻ hoặc không để cho trẻ ăn bốc hay mút tay…
Bên cạnh đó, nên rửa tay thường xuyên, rửa các đồ dùng trong nhà như dụng cụ học tập, tay vịn cầu thang, mặt bàn mặt ghế, sàn nhà bằng xà phòng. Thu gom các chất thải và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. Nếu như phát hiện trẻ có dấu hiệu, triệu chứng của bệnh nên liên hệ với bác sĩ hoặc cho trẻ đến trung tâm để chắc chắn trẻ có bị bệnh chân tay miệng không.
Dấu Hiệu Bệnh Tay Chân Miệng Ở Trẻ Cha Mẹ Cần Lưu Ý
Bệnh tay chân miệng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Phụ huynh có thể sớm phát hiện bệnh ở trẻ qua các dấu hiệu bệnh tay chân miệng sau đây.
Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ
Các cho biết sốt là dấu hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ đầu tiên và phổ biến nhất. Khi bị nhiễm bệnh, trẻ thường sốt từ 38 – 39 độ, kèm theo cảm giác mệt mỏi, đau họng trong vài ngày đến một tuần.
Khi bệnh sang giai đoạn toàn phát, các mụn nước bắt đầu xuất hiện ở miệng, lưỡi có kích thước 2-3mm, sau đó tạo thành các vết loét trên miệng. Khi ở gia đoạn này, trẻ thường quấy khóc, biếng ăn do các mụn nước trong miệng bị vỡ, gây đau nhức khó chịu trong quá trình ăn uống của trẻ.
Sau khi lan vùng miệng, các mụn nước tiếp tục lan xuống lòng bàn tay, lòng bàn chân. Các mụn nước ở tay chân không gây đau tuy nhiên ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và dễ lây truyền cho đối tượng khác, chúng tồn tại trên da từ 7 – 10 ngày trước khi tự mất.
Đau họng, miệng chảy nước bọt liên tục cũng là dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ mà cha mẹ thường chủ quan.
Trong giai đoạn bệnh toàn phát, tác động của bệnh khiến trẻ quấy khóc, khó ngủ, run chân tay khi cử động, hay giật mình…
Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần ngay lập tức đến khám tại các cơ sở y tế sau 6-12h để được bác sĩ tư vấn quy trình điều trị hiệu quả nhất. Chân tay miệng có thể tự khỏi, tuy nhiên nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như viêm phổi, viêm màng não, viêm cơ tim…
Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
Khi phát hiện trẻ có d ấu hiệu bệnh tay chân miệng, cha mẹ nên cho trẻ nghỉ học ở nhà để kịp thời chăm sóc cũng như hạn chế việc lây truyền dịch bệnh tại trường học, cần chú những điều sau:
Chế độ chăm sóc hợp lý, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ , tắm rửa hàng ngày bằng xà phòng sát khuẩn.
Kết hợp chế độ dinh dưỡng đủ 4 nhóm chất, bổ sung vitamin cho cơ thể.
Đi khám bác sĩ và thực hiện tái khám đầy đủ để bác sĩ theo dõi được thường xuyên quá trình phát triển bệnh của trẻ và tư vấn phương pháp xét nghiệm phù hợp.
Những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ không khó để nhận ra, tuy nhiên không ít các bậc phụ huynh vẫn chủ quan về bệnh hoặc nhầm lẫn dấu hiệu bệnh tay chân miệng với các bệnh lý khác, để lại nhiều bến chứng nguy hiểm. Ngay từ lúc này cha mẹ nên thực hiện và hướng dẫn trẻ thực hiện các phương pháp vệ sinh cơ thể để tránh xa không chỉ virus tay chân miệng mà còn nhiều loại vi khuẩn khác nữa.
Hoàng Thu – chúng tôi
Các Biến Chứng Của Bệnh Tay Chân Miệng
Dịch tay chân miệng hiện nay đang diễn biến khá phức tạp, tập trung chủ yếu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Biến chứng tay chân miệng ở trẻ bao gồm thở yếu, khóc khan, da nổi bông, lạnh tứ chi, mạch nhanh, huyết áp cao.
1. Biến chứng tay chân miệng thường xuất hiện sau mấy ngày?
Bệnh tay chân miệng thường xuất hiện rải rác quanh năm tại hầu hết các địa phương. Vào khoảng thời gian giao mùa, thời tiết chuyển từ lạnh sang nóng là thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh. Dịch tay chân miệng hiện nay có xu hướng tăng cao trong hai khoảng thời gian chủ yếu từ tháng 3 – 5 và từ tháng 9 – 12 hàng năm.
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng khi có biểu hiện sốt cao và nôn nhiều dễ dẫn đến biến chứng. Biến chứng tay chân miệng bao gồm biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp, thường xuất hiện sớm khoảng từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh (trong giai đoạn toàn phát). Những biến chứng nguy hiểm của tay chân miệng là viêm não – viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, nguy cơ dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Trong trường hợp không gặp biến chứng, hầu như các trẻ có thể hồi phục hoàn toàn từ 3 – 5 ngày sau giai đoạn toàn phát.
2. Những biến chứng của tay chân miệng
2.1. Biến chứng thần kinh
Biến chứng thần kinh của tay chân miệng bao gồm: Viêm não, viêm thân não, viêm màng não, viêm não tủy, với những biểu hiện:
Rung giật cơ (giật mình chới với): Co giật từng cơn ngắn 1 – 2 giây, chủ yếu ở tay và chân, thường xuất hiện khi trẻ bắt đầu vào giấc ngủ hay khi cho trẻ nằm ngửa;
Bứt rứt, ngủ gà, chới với, run chi, đi loạng choạng, mắt nhìn ngược;
Rung giật nhãn cầu;
Tăng trương lực cơ;
Yếu, liệt chi (liệt mềm cấp);
Liệt dây thần kinh sọ não;
Hôn mê là biến chứng nặng, thường kèm theo suy hô hấp, suy tuần hoàn.
2.2. Biến chứng tim mạch, hô hấp
Biến chứng tim mạch, hô hấp của bệnh tay chân miệng là: Viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim và trụy mạch. Những dấu hiệu nhận biết bao gồm:
Mạch nhanh (trên 150 lần/phút);
Thời gian làm đầy mao mạch chậm (trên 2 giây);
Biểu hiện rối loạn vận mạch, da nổi vân tím, đổ mồ hôi, tứ chi lạnh, có thể chỉ khu trú tại một vùng cơ thể (tay hoặc chân,…);
Biến chứng tay chân miệng ở giai đoạn đầu, huyết áp tăng cao (chỉ số huyết áp tâm thu ≥ 110 mmHg (đối với trẻ dưới 1 tuổi), ≥ 115 mmHg (đối với trẻ từ 1 – 2 tuổi), ≥ 120 mmHg (đối với trẻ trên 2 tuổi). Giai đoạn sau: Không đo được mạch và huyết áp;
Khó thở: Bệnh nhi thở nhanh, nông, khò khè, ngực rút lõm, hơi thở rít thanh quản, không đều;
Phù phổi cấp: Trẻ sùi bọt hồng, khó thở, da tím tái, phổi nhiều ran ẩm, nội khí quản có lẫn máu hay bọt hồng.
2.3. Biến chứng đối với thai kỳ
Một số bằng chứng cho thấy, nhiễm bệnh tay chân miệng trong 3 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ dẫn đến sảy thai, mặc dù tỷ lệ xảy ra rất hiếm. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai vẫn nên phòng ngừa bằng cách hạn chế tiếp xúc gần với những người đang mang bệnh.
Bà bầu bị tay chân miệng có thể vượt qua bệnh để sinh con và em bé sinh ra với căn bệnh này thường chỉ biểu hiện những triệu chứng nhẹ.
3. Nhận biết biến chứng tay chân miệng để đưa trẻ đi nhập viện
3.1. Trẻ đang bị biến chứng
Khi nhận thấy bé có những dấu hiệu sau đây, nên đưa đi nhập viện càng sớm càng tốt:
Giật mình chới với (thường khi bắt đầu thiu thiu ngủ);
Ngủ nhiều, li bì;
Run tứ chi, đi đứng loạng choạng, yếu tay, yếu chân.
3.2. Trẻ đã bị biến chứng nặng
Nếu trẻ có những biểu hiện sau đây, cần được nhập viện gấp và theo dõi sát:
4. Bị tay chân miệng phải làm sao?
Không có phương pháp điều trị cụ thể khi bị bệnh tay chân miệng, công tác xử trí chủ yếu là giải quyết triệu chứng. Với những triệu chứng sốt và đau, có thể sử dụng thuốc hạ sốt và giảm đau có chứa acetaminophen hoặc ibuprofen. Điều quan trọng là tăng cường bù nước để tránh tình trạng mất nước.
Trẻ bị tay chân miệng rất dễ phát tán virus cho những người xung quanh, do đó nên cho trẻ nghỉ học trong khoảng 10 ngày, hạn chế tiếp xúc với các trẻ khỏe mạnh khi ở chung nhà vì bệnh rất dễ lây lan giữa các trẻ. Hiện nay để phòng ngừa dịch tay chân miệng do tác nhân enterovirus 71 gây ra (tác nhân chủ yếu dẫn đến biến chứng tay chân miệng), cần bảo đảm vệ sinh khi cho trẻ ăn uống, vui chơi và sinh hoạt.
Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Bạn đang xem bài viết 2 Dấu Hiệu Biến Chứng Cực Kỳ Nguy Hiểm Của Bệnh Tay Chân Miệng Cha Mẹ Cần Theo Dõi Kỹ trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!