Cập nhật thông tin chi tiết về 222. Đầu Tư Vào Công Ty Liên Doanh, Liên Kết. mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
TÀI KHOẢN 222 – ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY LIÊN DOANH, LIÊN KẾT
(Thông tư 200/2014/TT-BTC)
✵
✵ ✵
Nguyên tắc kế toán
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản
Phương pháp hạch toán kế toán
▼về cuối trang
Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh toàn bộ vốn góp vào công ty liên doanh và công ty liên kết; tình hình thu hồi vốn đầu tư liên doanh, liên kết; các khoản lãi, lỗ phát sinh từ hoạt động đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết. Tài khoản này không phản ánh các giao dịch dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân.
– Công ty liên doanh được thành lập bởi các bên góp vốn liên doanh có quyền đồng kiểm soát các chính sách tài chính và hoạt động, là đơn vị có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập. Công ty liên doanh phải tổ chức thực hiện công tác kế toán riêng theo quy định của pháp luật hiện hành về kế toán, chịu trách nhiệm kiểm soát tài sản, các khoản nợ phải trả, doanh thu, thu nhập khác và chi phí phát sinh tại đơn vị mình. Mỗi bên góp vốn liên doanh được hưởng một phần kết quả hoạt động của công ty liên doanh theo thỏa thuận của hợp đồng liên doanh.
– Khoản đầu tư được phân loại là đầu tư vào công ty liên kết khi nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp từ 20% đến dưới 50% quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư mà không có thoả thuận khác.
b) Kế toán khoản đầu tư vào công ty liên doanh phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Nguyên tắc kế toán các khoản đầu tư vốn vào đơn vị khác của Thông tư này.
c) Khi nhà đầu tư không còn quyền đồng kiểm soát thì phải ghi giảm khoản đầu tư vào công ty liên doanh; Khi không còn ảnh hưởng đáng kể thì phải ghi giảm khoản đầu tư vào công ty liên kết.
d) Các khoản được ghi nhận là chi phí tài chính trong kỳ phát sinh.
đ) Khi thanh lý, nhượng bán, thu hồi vốn góp liên doanh, liên kết, căn cứ vào giá trị tài sản thu hồi được kế toán ghi giảm số vốn đã góp. Phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý của khoản thu hồi được so với giá trị ghi sổ của khoản đầu tư được ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ).
e) Kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản vốn đầu tư vào từng công ty liên doanh, liên kết, từng lần đầu tư, từng lần thanh lý, nhượng bán.
▲về đầu trang
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
Bên Nợ:
– Số vốn đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết tăng.
Bên Có:
– Số vốn đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết giảm do đã thanh lý, nhượng bán, thu hồi.
Số dư bên Nợ:
– Số vốn đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết hiện còn cuối kỳ.
Tài khoản 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết không có tài khoản cấp 2.
▲về đầu trang
Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
1. Khi góp vốn liên doanh bằng tiền vào công ty liên doanh, liên kết, ghi:
Nợ TK 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
Có các TK 111, 112.
công ty liên doanh, liên kết (chi phí thông tin, môi giới, giao dịch trong quá trình thực hiện đầu tư), ghi:
Nợ TK 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
Có các TK 111, 112.
3. Trường hợp bên tham gia liên doanh góp vốn vào công ty liên doanh, liên kết bằng tài sản phi tiền tệ:
Khi đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết bằng hàng tồn kho hoặc TSCĐ, kế toán phải ghi nhận phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ (đối với vật tư, hàng hóa) hoặc giá trị còn lại (đối với TSCĐ) và giá trị đánh giá lại của tài sản đem đi góp vốn do các bên đánh giá vào thu nhập khác hoặc chi phí khác; Công ty liên doanh, liên kết khi nhận tài sản của nhà đầu tư phải ghi tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu và tài sản nhận được theo giá thoả thuận giữa các bên.
– Trường hợp giá trị ghi sổ hoặc giá trị còn lại của tài sản đem đi góp vốn nhỏ hơn giá trị do các bên đánh giá lại, kế toán phản ánh phần chênh lệch đánh giá tăng tài sản vào thu nhập khác, ghi:
Nợ TK 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ
Có các TK 211, 213, 217 (góp vốn bằng TSCĐ hoặc BĐS đầu tư)
Có các TK 152, 153, 155, 156 (nếu góp vốn bằng hàng tồn kho)
Có TK 711 – Thu nhập khác (phần chênh lệch đánh giá tăng).
– Trường hợp giá trị ghi sổ hoặc giá trị còn lại của tài sản đem đi góp vốn lớn hơn giá trị do các bên đánh giá lại, kế toán phản ánh phần chênh lệch đánh giá giảm tài sản vào chi phí khác, ghi:
Nợ TK 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ
Nợ TK 811 – Chi phí khác (phần chênh lệch đánh giá giảm)
Có các TK 211, 213, 217 (góp vốn bằng TSCĐ hoặc BĐS đầu tư)
Có các TK 152, 153, 155, 156 (nếu góp vốn bằng hàng tồn kho).
4. Trường hợp nhà đầu tư mua lại phần vốn góp tại công ty liên doanh, liên kết:
Tại ngày mua, nhà đầu tư xác định và phản ánh giá phí khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết bao gồm: Giá trị hợp lý tại ngày diễn ra trao đổi của các tài sản đem trao đổi, các khoản nợ phải trả đã phát sinh hoặc đã thừa nhận và các công cụ vốn do bên mua phát hành để đổi lấy quyền đồng kiểm soát tại công ty liên vốn góp tại công ty liên doanh, liên kết.
– Nếu việc đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết được thanh toán bằng tiền, hoặc các khoản tương đương tiền, ghi:
Nợ TK 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
Có các TK 111, 112, 121, …
– Nếu việc đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết được thực hiện bằng cách phát hành cổ phiếu:
+ Nếu giá phát hành (theo giá trị hợp lý) của cổ phiếu tại ngày diễn ra trao đổi lớn hơn mệnh giá cổ phiếu, ghi:
Nợ TK 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (theo giá trị hợp lý)
Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu (theo mệnh giá)
Có TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (số chênh lệch giữa giá trị hợp lý lớn hơn mệnh giá cổ phiếu).
+ Nếu giá phát hành (theo giá trị hợp lý) của cổ phiếu tại ngày diễn ra trao đổi nhỏ hơn mệnh giá cổ phiếu, ghi:
Nợ TK 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (theo giá trị hợp lý)
Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (số chênnh lệch giữa giá trị hợp lý nhỏ hơn mệnh giá cổ phiếu)
Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu (theo mệnh giá).
+ Chi phí phát hành cổ phiếu thực tế phát sinh, ghi:
Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần
Có các TK 111, 112, …
– Nếu việc đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết được thanh toán bằng tài sản phi tiền tệ:
+ Trường hợp trao đổi bằng TSCĐ, khi đưa TSCĐ đem trao đổi, kế toán ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK 811 - Chi phí khác (giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi)
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá).
Đồng thời ghi tăng thu nhập khác và tăng khoản đầu tư vào công ty liên doanh do trao đổi TSCĐ:
Nợ TK 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (tổng giá thanh toán)
Có TK 711 – Thu nhập khác (giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (TK 33311) (nếu có).
+ Trường hợp trao đổi bằng sản phẩm, hàng hoá, khi xuất kho sản phẩm, hàng hoá đưa đi trao đổi, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có các TK 155, 156, …
Đồng thời phản ánh doanh thu bán hàng và ghi tăng khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết:
Nợ TK 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33311).
– Nếu việc đầu tư vào công ty liên doanh được bên mua thanh toán bằng việc phát hành trái phiếu:
+ Trường hợp thanh toán bằng trái phiếu theo mệnh giá, ghi:
Nợ TK 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (theo giá trị hợp lý)
Có TK 34311 – Mệnh giá trái phiếu.
+ Trường hợp thanh toán bằng trái phiếu có chiết khấu, ghi:
Nợ TK 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (theo giá trị hợp lý)
Nợ TK 34312 – Chiết khấu trái phiếu (phần chi�ết khấu)
Có TK 34311 – Mệnh giá trái phiếu.
+ Trường hợp thanh toán bằng trái phiếu có phụ trội, ghi:
Nợ TK 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (theo giá trị hợp lý)
Có TK 34311 – Mệnh giá trái phiếu
Có TK 34313 – Phụ trội trái phiếu (phần phụ trội).
+ Các chi chi phí tư vấn pháp lý, thẩm định giá…, ghi:
Nợ TK 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
Có các TK 111, 112, 331, …
doanh, liên kết phát sinh trong kỳ như lãi tiền vay để góp vốn, các chi phí khác, ghi:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 152, …
6. Kế toán cổ tức, lợi nhuận được chia:
– Khi nhận được thông báo về cổ tức, lợi nhuận được chia bằng tiền từ công ty liên doanh, liên kết cho giai đoạn sau ngày đầu tư, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
– Khi nhận được cổ tức, lợi nhuận của giai đoạn trước khi đầu tư hoặc cổ tức, lợi nhuận được chia (bằng tiền) đã sử dụng để đánh giá lại giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá, ghi:
Nợ các TK 112, 138
Có TK 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết.
7. Kế toán thanh lý, nhượng bán khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết:
Nợ các TK 111, 112, 131, 152, 153, 156, 211, 213, …
Nợ TK 228 – Đầu tư khác (nếu không còn ảnh hưởng đáng kể)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu lỗ)
Có TK 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết.
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi).
8. Chi phí thanh lý, nhượng bán khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết, ghi:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 111, 112, 331…
9. Trường hợp đầu tư thêm để công ty liên doanh, liên kết trở thành công ty con và nắm giữ quyền kiểm soát, ghi:
Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con
Có các TK 111, 112…
Có TK 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết.
10. Kế toán khoản vốn góp liên doanh bằng quyền sử dụng đất do Nhà nước giao:
– Khi doanh nghiệp Việt Nam được Nhà nước giao đất để góp vốn liên doanh với các công ty nước ngoài bằng giá trị quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển, thì sau khi có quyết định của Nhà nước giao đất và làm xong thủ tục giao cho liên doanh, ghi:
Nợ TK 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu (chi tiết vốn Nhà nước).
– Trường hợp bên Việt Nam được Nhà nước giao đất để tham gia liên doanh, khi chuyển nhượng vốn góp thì thực hiện như sau:
+ Khi chuyển nhượng vốn góp vào công ty liên doanh cho bên nước ngoài và trả lại quyền sử dụng đất cho Nhà nước, ghi:
Nợ TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Có TK 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh.
+ Nếu bên đối tác thanh toán cho bên Việt Nam tài sản ngoài quyền sử dụng đất (trong trường hợp này công ty liên doanh chuyển sang thuê đất), ghi:
Nợ các TK 111, 112, …
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
– Trường hợp bên Việt Nam chuyển nhượng phần vốn góp cho bên nước ngoài trong công ty liên doanh và trả lại quyền sử dụng đất và chuyển sang hình thức thuê đất. Công ty liên doanh phải ghi giảm quyền sử dụng đất và ghi giảm nguồn vốn kinh doanh tương ứng với quyền sử dụng đất. Việc giữ nguyên hoặc ghi tăng vốn phụ thuộc vào việc đầu tư tiếp theo của chủ sở hữu. Tiền thuê đất do cơ sở này thanh toán không tính vào vốn chủ sở hữu mà hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo các kỳ tương ứng.
11. Kế toán giao dịch mua, bán giữa bên tham gia liên doanh và công ty liên doanh: Kế toán phản ánh như giao dịch đối với các giao dịch mua, bán với khách hàng thông thường (trừ khi áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu).
▲về đầu trang
Tìm Hiểu Thêm Về Công Ty Liên Doanh Liên Kết
– Công ty liên doanh là công ty như thế nào ? Khái niệm công ty liên doanh là Công ty do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký kết giữa Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với hoặc Công ty có vốn đầu tư hợp tác với Công ty Việt Nam, hoặc Công ty liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
– Công ty liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của Công ty. Công ty liên doanh có tư phương pháp pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.
Công ty liên doanh tiếng anh là gì
Công ty liên doanh trong tiếng anh là “Joint venture company”
Ví dụ: The management of Joint venture company shall be the responsibility of this board of directors (Việc điều hành công ty liên doanh sẽ là trách nhiệm của hội đồng quản trị).
Công ty liên kết tên tiếng Anh thường gọi là Affiliate là một dạng mô hình doanh nghiệp. Hoạt động dưới hình thức góp vốn giữa các công ty và doanh nghiệp để hình thành hoạt động của doanh nghiệp này. Công ty liên kết phải thực hiện các công tác kế toán riêng theo quy định của pháp luật hiện hành về kế toán như việc kiểm soát tài khoản, các khoản nợ, doanh thu và các thu nhập khác của doanh nghiệp được hưởng trong hợp đồng của công việc liên kết này.
3. Đầu tư vào công ty liên kết
Khoản đầu tư được xác định là đầu tư vào công ty liên kết khi nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp từ 20% đến dưới 50% vốn chủ sở hữu (từ 20% đến dưới 50% quyền biểu quyết) của bên nhận đầu tư mà không có thoả thuận khác.
4. Vốn góp liên doanh
Vốn góp liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát và tình hình thu hồi lại vốn góp liên doanh khi kết thúc hợp đồng liên doanh.
Liên doanh là thỏa thuận bằng hợp đồng của hai hoặc nhiều bên để cùng thực hiện hoạt động kinh tế, mà hoạt động này được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh. Có 3 hình thức liên doanh chủ yếu sau:
– Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh hoạt động kinh doanh được đồng kiểm soát (hay còn gọi là hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát);
– Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh tài sản được đồng kiểm soát (hay còn gọi là tài sản đồng kiểm soát);
– Hợp đồng liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát (hay còn gọi là cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát).
Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát được thành lập bởi các bên góp vốn liên doanh. Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát là cơ sở kinh doanh mới được thành lập có hoạt động độc lập giống như hoạt động của một doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn chịu sự kiểm soát của các bên góp vốn liên doanh theo hợp đồng liên doanh. Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát phải tổ chức thực hiện công tác kế toán riêng theo quy định của pháp luật hiện hành về kế toán như các doanh nghiệp khác. Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát chịu trách nhiệm kiểm soát tài sản, các khoản nợ phải trả, doanh thu, thu nhập khác và chi phí phát sinh tại đơn vị mình. Mỗi bên góp vốn liên doanh được hưởng một phần kết quả hoạt động của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát theo thỏa thuận của hợp đồng liên doanh.
Vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bao gồm tất cả các loại tài sản, vật tư, tiền vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp kể cả tiền vay dài hạn dùng vào việc góp vốn.
5. Ưu và nhược điểm của công ty liên doanh
Ưu điểm so với các loại hình công ty khác
– Công ty liên doanh là hình thức Công ty thực sự đem đến nhiều lợi thế cho cả nhà đầu tư Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài. Đối với các nhà đầu tư Việt Nam, lúc tham gia Công ty liên doanh, ngoài việc tượng phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp, nhà đầu tư việt nam còn có điều kiện tiếp cận với khoa học hiện đại, và trình độ quản lý kinh tế tiên tiến. Đối với bên nước ngoài, lợi thế được hưởng là được đảm bảo khả năng thành công cao hơn do môi trường buôn bán, pháp lý hoàn toàn xa lạ nếu không có bên việt nam thì sẽ gặp rất nhiều cạnh tranh.
Nhược điểm so với các loại hình công ty khác
– Hình thức Công ty liên doanh cũng có sự bất lợi là có sự ràng buộc chặt chẽ trong một pháp nhân chung giữa những bên hoàn toàn khác nhau ko chỉ về ngôn ngữ mà còn về truyền thống, phong tục, tập quán, thời trang kinh doanh, vì thế có thể phát sinh những mâu thuẫn ko dễ gì giải quyết
Cách Xóa Liên Kết Facebook Với Liên Quân Mobile
Khi không có nhu cầu đăng nhập game Liên Quân Mobile bằng tài khoản Facebook, các bạn hoàn toàn có thể xóa liên kết Facebook với Liên Quân Mobile bằng thủ thuật mà chúng tôi chia sẻ ngay sau đây.
Cách sửa lỗi kết nối và lỗi đăng nhập game Liên Quân Mobile Cách tải Liên Quân thử nghiệm trên iOS Các cách đăng nhập Liên Quân Mobile trên điện thoại Hướng dẫn xóa tài khoản Liên Quân Mobile Cách nạp thẻ Liên Quân Mobile trên điện thoạiBên cạnh việc làm sao để có thể xóa tài khoản Liên Quân Mobile mà chúng ta đã tìm hiểu trước đó, thì đã có rất nhiều game thủ đã gửi thắc mắc về việc làm sao để có thể xóa liên kết Facebook với Liên Quân Mobile tránh việc gây ảnh hưởng trong quá trình chơi và trải nghiệm tựa game này.
Tại sao cần xóa liên kết Facebook với Liên Quân Mobile:
+ Bảo vệ tài khoản
+ Bảo mật các thông tin, dữ liệu trong tài khoản Facebook tốt hơn
Thoát tài khoản Facebook với game Liên Quân Mobile
Cách xóa liên kết Facebook với Liên Quân Mobile
Cách 1: Xóa liên kết Facebook với Liên Quân Mobile trên ứng dụng Facebook
Để thực hiện cách xóa liên kết tài khoản Facebook và trò chơi Liên Quân Mobile chúng ta sẽ có các bước thực hiện sau:
– Dành cho các thiết bị Android: Download Facebook cho Android.– Dành cho các thiết bị iPhone: Download Facebook cho iPhone.
Bước 2 : Tại giao diện ứng dụng Facebook, chúng ta sẽ lần lượt ấn chọn biểu tượng 3 dấu gạch ngang cũng như lựa chộn tính năng Cài đặt & Quyền riêng tư như hình dưới.
Bước 3 : Tiếp theo đó, chúng ta sẽ thực hiện việc ấn chọn mục Cài đặt , ngay lúc này chúng ta sẽ thấy danh sách các tính năng thiết lập trên ứng dụng này. Chúng ta sẽ tiếp tục ấn chọn vào mục Ứng dụng và trang web .
Bước 4 : Để có thể xóa liên kết Facebook với Liên Quân Mobile, chúng ta sẽ ấn chọn mục Đã đăng nhập bằng Facebook . Đây chính là nơi quản lý danh sách các ứng dụng liên kết tài khoản Facebook, lúc này chúng ta sẽ thấy được biểu tượng trò chơi Liên Quân Mobile đã được liên kết.
Và để xóa liên kết Facebook với Liên Quân Mobile chúng ta sẽ ấn chọn vào biểu tượng ứng dụng trò chơi này.
Bước 5 : Chúng ta sẽ lần lượt ấn chọn xác nhận Gỡ và xác nhận Xóa, Gỡ bỏ để ngay lập tức có thể tiến hành việc xóa liên kết Facebook với Liên Quân Mobile.
– Ngoài ra các bạn cũng có thể tắt tính năng liên kết Facebook với các ứng dụng hay xóa liên kết Facebook với Liên Quân Mobile nhanh chóng với việc tắt tính năng kết nối. Cụ thể chúng ta sẽ ấn chọn mục Ứng dụng, trang web và trò chơi như hình dưới.
Sau đó ấn chọn mục Tắt để có thể tắt tính năng kết nối, tương tác hoặc chia sẻ nội dung Facebook từ các ứng dụng và trang web bên thứ 3.
Cách 2: Xóa liên kết Facebook với Liên Quân Mobile bằng việc xóa dữ liệu của trò chơi trên điện thoại
Nếu như thực hiện cách làm trên mà khi đăng nhập vào Liên Quân các bạn vẫn thấy tài khoản Facebook thì có thể thực hiện tiếp cách làm 2 này
Bước 3: Chọn vào mục Xóa tất cả dữ liệu, 1 thông báo sau đó sẽ hiển thị lên, bạn chọn vào OK để xác nhận.
Như vậy, chúng ta đã vừa cùng nhau đi tìm hiểu về các bước giúp bạn có thể thực hiện cách xóa liên kết Facebook với Liên Quân Mobile trên điện thoại để bạn có thể nhanh chóng thực hiện việc loại bỏ liên kết tài khoản Liên Quân của mình với tài khoản Facebook của mình.
https://9mobi.vn/cach-xoa-lien-ket-facebook-voi-lien-quan-mobile-24222n.aspx – Tải Liên Quân mobile cho thiết bị Android: Liên Quân mobile cho Android– Tải Liên Quân mobile cho thiết bị iOS: Liên Quân mobile cho iPhone
Tiếp Thị Liên Kết Là Gì? Phân Biệt Tiếp Thị Liên Kết Và Bán Hàng Đa Cấp
Như đã nói ở trên, tiếp thị liên kết hay còn có tên gọi là Affiliate marketing, đây thực chất là một hình thức làm marketing cộng tác mà những người tham gia sẽ có cơ hội được nhận một khoản tiền hoa hồng nếu như giới thiệu được sản phẩm tới khách mua hàng.
Vậy nên chúng ta có thể hiểu một cách ngắn gọn, tiếp thị liên kết chính là việc giới thiệu sản phẩm, cũng như dịch vụ để có thể nhận được tiền hoa hồng từ việc tiếp thị đó.
Phân biệt tiếp thị liên kết và bán hàng đa cấp
Có thể nhận thấy nhiều điểm khá giống nhau của tiếp thị liên kết với bán hàng đa cấp, đầu tiên là ở hình thức có thể nhận được tiền hoa hồng nếu như giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tới khách mua hàng.
Đối với bán hàng đa cấp: Khi muốn được tham gia sẽ phải thông qua lời giới thiệu của một thành viên đã gia nhập trước đó.
Đối với tiếp thị liên kết: Người có nhu cầu hoàn toàn có thể thoải mái đăng ký tham gia vào bất kỳ một chương trình affiliate nào mà bản thân mong muốn. Và nên nhớ là việc này sẽ là hoàn toàn tự nguyện, chỉ cần sau khi gia nhập bạn tuân thủ theo những cam kết do nhà cung cấp đưa ra.
Chi phí đóng góp
Đối với kinh doanh đa cấp: Có thể dễ dàng nhận ra rằng đối với mô hình kinh doanh đa cấp sẽ luôn tìm cách để “bắt chẹt” những thành viên tham gia cùng với những khoản phí phải đóng một cách thường niên, định kỳ, để có thể mua sản phẩm… Cho dù thành viên không bán không hề bán được sản phẩm, bạn vẫn bắt buộc phải đóng thêm tiền nếu như muốn tiếp tục duy trì tư cách là hội viên.
Đối với hình thức tiếp thị liên kết: Đối với việc tham gia vào những chương trình affiliate là hoạt động hoàn toàn miễn phí. Bạn sẽ không cần phải bỏ ra bất kỳ một khoản chi phí nào cho việc đăng ký làm thành viên.
Tiến trình mua bán
Đối với kinh doanh đa cấp: Người mua sẽ chỉ được phép mua duy nhất sản phẩm từ phía người giới thiệu. Do vậy, giá cả cũng như xuất xứ của hàng hóa sẽ thường không được niêm yết rõ ràng.
Đối với hoạt động tiếp thị liên kết: Người mua sẽ được quyền tùy ý lựa chọn mua hàng từ những người tiếp thị hoặc mua từ nhà cung cấp. Về giá cả, cũng như xuất xứ của hàng hóa cũng sẽ được đăng in ấn một cách rõ ràng trên chính website của đơn vị cung cấp.
Hưởng lợi nhuận theo từng tầng
Đối với kinh doanh đa cấp: Nó hoàn toàn chính xác với tên gọi của mình, với mô hình kinh doanh đa cấp sẽ áp dụng những hình thức chi trả lương thưởng theo hệ thống nhiều tầng hay còn có thể gọi chính là mô hình kim tự tháp. Ngoài việc có thể nhận được tiền hoa hồng từ hoạt động giới thiệu hàng hóa, sản phẩm, thành viên sẽ được hưởng thêm phần trăm hoa hồng từ chính những người mà họ đã lôi kéo vào hệ thống kinh doanh đã cấp.
Đối với tiếp thị liên kết: Lương thưởng, hoa hồng sẽ chỉ được chi trả dưới một tầng duy nhất. Bạn sẽ không được hưởng thêm hoa hồng từ bất kỳ một nguồn nào khác, ngoài việc phải làm là giới thiệu sản phẩm hàng hóa tới khách hàng.
Online và Offline
Đối với bán hàng đa cấp: Thành viên sẽ chủ yếu bán offline và hiếm khi bán online.
Với hoạt động tiếp thị liên kết: Mọi hoạt động sẽ đều được tiến hành một cách online.
Về mặt hợp pháp
Đối với kinh doanh đa cấp: Trên Nhiều quốc gia hiện nay đã đưa ra lệnh cấm với mô hình kinh doanh đa cấp, bởi vì những hệ lụy mà nó tạo ra cho xã hội là vô cùng khó lường.
Hoạt động tiếp thị liên kết: Đây là hoạt động được khá nhiều các quốc gia, các nhà cung cấp, các nhà marketer khuyến khích thực hiện bởi đây được xem là hình thức marketing khá lành mạnh và đem lại sự hiệu quả cao.
Bạn đang xem bài viết 222. Đầu Tư Vào Công Ty Liên Doanh, Liên Kết. trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!