Xem Nhiều 4/2023 #️ 3 Khó Khăn Của Nghề Môi Giới Bđs # Top 11 Trend | Sansangdethanhcong.com

Xem Nhiều 4/2023 # 3 Khó Khăn Của Nghề Môi Giới Bđs # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về 3 Khó Khăn Của Nghề Môi Giới Bđs mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

3 khó khăn của nghề môi giới bđs – Như chúng ta đã biết, mỗi ngành nghề đều có đặc thù, đối tượng, phân khúc thị trường khác nhau. Dù chúng ta làm nghề gì đi chăng nữa thì cũng luôn tồn tại 1 số khó khăn, trở ngại nhất định. Bất động sản cũng không ngoại lệ, người làm kinh doanh bất động sản cũng luôn đối mặc với các khó khăn nhất định.

Vậy tại sao đây là một nghề có nhiều khó khăn nhưng lại thu hút rất nhiều người ? Cùng AbcLand tìm hiểu những khó khăn của nghề môi giới bất động sản xem như thế nào nhé.

Tìm hiểu về môi giới bất động sản 

Nghề môi giới bất động sản là gì

Nghề môi giới bất động sản được xem là nghề trung gian, một số vùng miền còn gọi đây là cò đất. Theo đó người làm môi giới là người tìm kiếm các sản phẩm dự án đẹp giá tốt. Kết nối giữa người mua và người bán hoặc là người cần thuê và người cho thuê bất động sản.

Người làm môi giới bất động sản thường được trả công theo thỏa thuận hoặc hoa hồng. Hoa hồng người làm môi giới không có con số nhất định. Có thể là một tỷ lệ nào đó trên tổng giá trị giao dịch hoặc giữa các bên thương lượng.

Môi giới bất đông sản tiếng anh là gì

Môi giới bất động sản tiếng anh gọi là real estate broker. Là thuật ngữ nói về một ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực bất động sản.

Nghề có nhiều khó khăn nhưng lại thu hút rất nhiều người

Có thể nói nghề Môi giới bất động sản là một ngành nghề rất hấp dẫn trên thị trường việc làm hiện nay. Bằng chứng cụ thể nhất là ngày càng nhiều lao động trẻ. Đặc biệt là các sinh viên mới ra trường chưa có việc làm ổn định thường xin vào làm việc trong môi trường này.

Hiện nay đây cũng là một trong những nghề hiếm hoi không yêu cầu cao về bằng cấp hay kinh nghiệm. Có nhiều bạn sinh viên tuy chưa ra trường vẫn có thể vừa học vừa làm. Thậm chí còn làm giàu và thành công từ nghề môi giới bất động sản này khi tốt nghiệp.

Đây có thể coi là một trong những ngành nghề hot nhất hiện nay. Trong tháng chỉ cần thực hiện xong một hợp đồng mua bán có giá trị lớn. Cũng giúp người làm môi giới thu nhập cao hơn nhiều lần so với những công việc khác.

3 khó khăn của nghề môi giới bất động sản hiện nay

Tuy rằng nghề môi giới bất động sản đã mang lại thu nhập khủng cho rất nhiều người. Những cũng có vô vàn khó khăn mà những người trong nghề phải vượt qua. Lương của một nhân viên môi giới BĐS nhận được rất ít. Chủ yếu dựa vào số tiền hoa hồng của những hợp đồng mua nhà.

Hơn nữa tùy vào từng doanh nghiệp mà chính sách hoa hồng cho nhân viên môi giới sẽ khác nhau. Thường sẽ dao động khoảng từ 2 – 5% giá trị bất động sản. Ví dụ đơn giản nếu bán được căn nhà 1 tỷ, thì họ đã có chắc trong tay từ 20 – 50 triệu đồng.

Nếu chỉ nhìn vào thu nhập thì chắc chắn đây là nghề hấp dẫn, có cơ hội làm giàu rất  nhanh. Nhưng thực tế Sẽ chẳng có một công việc nào dễ dàng mà vẫn mang lại nhiều tiền cả. Như chúng tôi đã nói ở đầu bài viết, nghề bất động sản cũng nằm trong quy luật này. Những khó khăn của nghề môi giới BĐS là nhiều vô số. Nếu không biết cách đương đầu và giải quyết. Bạn sẽ nhanh nản chí và sớm bỏ cuộc.

Có 3 khó khăn phổ biến nhất mà những người trong nghề thường gặp hiện nay đó là:

Thiếu kiến thức trong nghề môi giới Bất động sản

Thiếu kiến thức là đều mà hầu như hơn 90% người mới đều gặp phải. Mỗi nghề cần phải có một ngôn ngữ riêng của nghề đó. Kinh doanh bất động sản cũng vậy, bạn cần trang bị cho mình kiến thức nhất định. Nhất là các vốn từ kha khá,cũng như kiến thức chuyên ngành, phong thủy… để tư vấn khách hàng luôn cuốn hút hơn.

Tuy không thể học một sớm một chiều nhưng cần phải nghiêm túc và trau dồi kiến thức. Những kỹ năng mềm trong nghề  thường xuyên để phát triển bản thân trước.

Cách giải quyết: Nên dành nhiều thời gian để học hỏi thêm kiến thức về bất động sản cần thiết cho bản thân. Học hỏi càng nhiều thì càng tốt, ngấm càng sâu thì càng thuận lợi cho công việc sau này. Bạn nên nhớ “Đầu tư cho bản thân là đầu tư lớn và sinh lời nhanh nhất”

Khó khăn về tài chính trong nghề môi giới Bất động sản

Phần lớn những nhân viên trong nghề là các bạn mới bước chân vào nghề bất động sản. Hoặc là những bạn sinh viên mới ra trường hay các bạn hoạt động trong những ngành nghề khác mà chưa thành công. Mong muốn đổi đời, làm giàu nhanh nên nhảy vào thị trường BĐS. Muốn thành công bằng cách bán nhà triệu đô để thu về tiền tỷ…

Cách giải quyết: Trước hết phải giải quyết bài toán tài chính của bản thân đã. Đối với sinh viên mới ra trường hoặc người chưa có tài chính thì nên xây dựng uy tín của bản thân. Uy tín, chính trực thì khách hàng mới đặt niềm tin và đồng hành và giao dịch với bạn được.

Những chiêu trò trong nghề môi giới BĐS

Đây là một trong những nỗi khổ của nhiều nhân viên khi mới bước vào. Mặc dù rất nhiệt tình và năng nổ trong công việc. Tuy bạn có thể biết tư vấn sơ bộ nhưng tư vấn xong khách vàng vẫn cứ rời đi và không trở lại. Vì vậy có thể khẳng định kỹ thuật, hay gọi “kỹ năng chốt khách” của nhân viên vô cùng quan trọng.

Cách giải quyết: Hãy học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước về những vấn đề mà bạn đang gặp phải. Bạn nên học hỏi từ những người đáng tin tưởng và sẵn sàng chia sẻ cho mọi người.

Giải quyết hết những khó khăn trong nghề môi giới không phải là khó. Nhưng bạn nên đầu tư thời gian cho bản thân học hỏi nhiều hơn. Cần có thời gian hoàn thiện bản thân mình hơn ở mỗi ngày…

Ngoài 3 khó khăn trên thì một số khó khăn khác như : Nhiều người cho rằng bạn làm đa cấp, lừa đảo. Phải tính cực làm việc nắng mưa như phát tờ rơi, gọi điện thoại, tìm nguồn hàng…

Một số kinh nghiệm trong nghề môi giới bất động sản

Trong nghề bất động sản hay một ngành nghề nào đó bạn cũng cần phải học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian mà lại có nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu. Dưới đây là một số kinh nghiệm được các chuyên gia đã thành công từ nghề môi giới bất động sản chia sẻ. 

+ Luôn tạo sự khan hiếm đối về sản phẩm BĐS với khách hàng. Ví dụ rao bán nhiều căn nhưng hiện tại chỉ còn 1 hoặc 2 căn….

+ Luôn tạo độ hot cho sản phẩm và dịp kết thúc chương trình bán hàng, thường thời gian là ngày mai…

+ Tạo sự cạnh tranh cho sản phẩm. Ví dụ : Đã có khách đang tham khảo, khách hẹn ngày trả lời….

+ Điều quan trọng nhất bạn hãy mạnh dạng nói khách hàng cọc trước để chọn vị trí đẹp. Nếu bạn đã tư vấn rõ ràng mọi thứ của dự án cho khách hàng nghe và khi họ đã hiểu chi tiết nhất…

Tổng kết về 3 khó khăn nghề môi giới bds

Thành công đang ở rất gần với những ai không ngừng phát triển bản thân. Với những người luôn luôn học hỏi mọi lúc mọi nơi, ở mọi người và chia sẻ tất cả những kiến thức mình đang có cho những ai cần!

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Nghề Môi Giới Bđs Phù Hợp Với Những Ai

Nghề môi giới BĐS phù hợp với những ai, chắc hẳn hơn một lần bạn hỏi này trước khi chọn nghề.

Nếu như bạn không có chí tiến thủ, không dám thử thách và va chạm với những điều mới mẻ.

Sợ thất bại, không dám đối mặt với khó khăn, có lẽ bạn không phù hợp với công việc này. Bạn

thích va chạm, thích công việc di chuyển đi lại nhiều, không thích ngồi làm việc văn phòng. Bạn

thích thử thách, thích có nhiều mối quan hệ xã hội, muốn được hiểu hơn về thị trường BĐS. Bạn

muốn biết những ai phù hợp với nghề môi giới BĐS, bạn có thích hợp không ? Muốn hiểu hơn

về thành phố bạn đang sống thì hãy chọn nghề môi giới bất động sản. Có lẽ khi mới bắt đầu bạn sẽ

bị ngỡ ngàng và chới với không biết bắt đầu từ đâu? Thì đơn giản thôi, hãy bắt đầu từ chính nơi

bạn đang ở. Trên những con đường bạn đi làm hàng ngày sẽ có những căn nhà dù đẹp hay xấu. Dù

to hay nhỏ tất cả đều có thể trở thành sản phẩm của bạn giao dịch trong tương lai. Cho đến những

toà nhà, những khu căn hộ từ chung cư cũ, đến căn hộ trung bình, cao cấp. Tất cả đều có thể là sản

phẩm để bạn giao dịch trong tương lai.

Nếu bạn ngại giao tiếp với người lạ, luôn co cụm và không mở rộng tầm nhìn. Mặc dù là bản

thân rất muốn nhưng ngại và sợ những điều xung quanh. Sợ không tìm được công việc tốt hơn, sợ

bị mất thu nhập đang ổn định. Có lẽ bạn nên chấp nhận với công việc hiện tại đang làm mặc dù nó

rất là nhàm chán. Nhưng không dám nghỉ, không dám thay đổi và sống cùng với hụt hẫng, mệt

mỏi. Cho tới khi bạn dám đứng dậy, quyết định sống và làm việc với đúng năng lực bạn có. Thay

đổi và thử thách bản thân.

Lúc đó hãy chọn nghề môi giới bất động sản – đây là một nghề vô cùng thú vị.

Bạn luôn phải thay đổi, phải học hỏi để thích ứng với môi trường làm việc. Nếu không bạn sẽ tự

đào thải mình. Mặc dù ngoài kia có những người môi giới họ vẫn làm việc, vẫn tiến tới phía trước.

Hơn nữa nếu trong công việc bạn thích sự chủ động, sáng tạo thì nghề này vô cùng phù hợp.

Chính bạn tạo ra việc cho bạn phải làm, phải hoàn thành. Đôi khi không ai đứng đó chỉ tay 5 ngón

và chờ bạn báo kết quả. Một người môi giới chuyên nghiệp lúc nào cũng sẵn sàng thay đổi. Chấp

đến tính cách của con người một cách gần nhất. Từ đó giúp bạn hiểu ra được về sự đa dạng, phong

phú về con người, về cách sống. Về xã hội, môi trường sống xung quanh. Đâu là giả- thật, đâu là

ai có thể tin tưởng, ai là người tốt, người xấu vv …

Trước khi tôi làm nghề môi giới tôi cũng làm qua vài công ty khác nhau về sales.

dung môi hoá chất, sau đó chuyển sang bán thiết bị điện gia dụng, bán tháp giải nhiệt. Bồn

composite, bán cần cẩu, vận thăng robot ép cọc… Sau khi làm sales những lĩnh vực đó, đa phần

học hỏi là chính.

Thành tựu chưa thấy nhưng thấy được bản thân ngày càng tự tin hơn.

Nhờ có nghề làm sales đã giúp tôi thay đổi rất nhiều từ tính cách đến tư duy. Cho đến một hôm tôi

muốn đổi việc, đã đăng thông tin trên báo điện tử 24h. Ngày hôm đó tôi nhận được rất nhiều cuộc

điện thoại, nhưng duy nhất có 1 công ty BĐS. Những công ty khác tôi không quan tâm lắm. Tôi

hẹn lại vài ngày khi tôi sắp xếp công việc xong, sẽ chủ động điện thoại xin phỏng vấn. Lúc chưa

làm sales thì nghĩ rằng phải làm sales – phi thương bất phú. Lúc vào làm nghề sales rồi lại nghĩ ra

thêm trong tất cả lĩnh vực sales. Bất động sản là thị trường đa dạng và phong phú nhất. Ai ai cũng

có nhu cầu, đâu đâu cũng có thể là sản phẩm. Có nhà có đất, có giấy tờ đầy đủ là có thể chủ động

giao dịch được. Tôi bán hàng không phụ thuộc vào dây chuyền sản xuất, vào nhập khẩu hay xuất

khẩu. Cũng không phụ thuộc nhiều vào sản phẩm của nước nào, tốt hay xấu. Mà đi thẳng vào vấn

đề từng căn nhà, mỗi căn nhà có nhiều tố khác nhau vv… Nên khi vô làm rồi nghề sẽ dạy nghề.

Tôi hoàn toàn không biết gì về thị trường bất động sản trước đó. Cũng như không có ai quen biết,

dẫn dắt để biết nghề môi giới BĐS phù hợp với những ai.

Chỉ có khi làm nghiêm túc, mới biết được phù hợp, thích ứng yêu cầu của công việc hay không.

Khi vào làm nghề môi giới điều mà tôi thấy rõ nhất đó là lòng tham của con người. Đôi khi

chính lòng tham xuất phát từ trong bản thân bạn cũng có, từ khách hàng cũng có. Tuỳ nơi, tuỳ

hoàn cảnh mà sự chế ngự và quyết đoán, bản lĩnh sẽ giúp bạn vượt qua. Sai lầm của hôm qua sẽ là

bài học của hôm nay. Cứ thế qua ngày, bạn sẽ hiểu bản thân hơn, đâu là con đường và lối đi phù

hợp. Để bạn chọn lựa, xây dựng cũng như định hình thương hiệu cá nhân.

Trước khi vào nghề cũng như khi tôi đã bắt đầu làm môi giới. Tôi vẫn tự đặt câu hỏi nghề môi giới BĐS phù hợp với những ai, mình đã chọn đúng chưa?

Và làm sao để cho khách hàng biết đến tôi làm nghề môi giới bất động sản ? Thị trường nhiều

người làm nghề này, vậy tôi phải làm gì để tạo nên sự khác biệt. Nhớ đến bất động sản là hãy nhớ

đến tôi, nhớ đến công ty BĐS Hưng Phát.

Tôi bắt đầu đi từ những người đã là bạn, từng quen biết tôi, bất kể ai đã biết tôi. Tôi phải cho

họ biết tôi làm môi giới bất động sản. Đương nhiên việc tôi làm môi giới họ chưa có nhu cầu mua

hoặc cũng chưa cần mua. Họ đâu liên lạc tôi để làm gì, nhưng họ phải nhớ tôi làm nghề này. Để

bất cứ lúc nào họ cần, tôi sẽ giúp họ. Nếu không giúp trực tiếp, tôi sẽ giới thiệu, hướng dẫn hoặc

tư vấn một số thông tin tôi biết. Để họ tự tin đưa ra quyết định. Tất cả đều miễn phí và nhiệt tình.

thùng rác, cứ quăng ra ai hốt được thì hốt. Không cần nghĩ người ta có cần hay không? Vì vậy họ

có thể không có ấn tượng tốt về bạn, không muốn làm quen với bạn. Không muốn kết bạn hay có

mối quan hệ với bạn.Vậy nên việc tìm hiểu nghề môi giới BĐS phù hợp với những ai, như thế

nào rất quan trọng.

Riêng với tôi, họ có thể nghĩ khác hơn, biết tôi có thể biết thêm một người bạn. Và có

thêm những thông tin thú vị, ý nghĩa về nghề BĐS cũng như về cuộc sống xung quanh.

Xác định bản thân tôi làm nghề sales phải thú vị, phải đa phong cách. Có thế tôi mới có thể tạo

dựng được nhiều mối quan hệ khác nhau. Đôi khi tôi chăm sóc khách hàng qua email, có những

khách hàng sau vài năm nhận email của tôi. Rồi đến một ngày họ muốn gặp tôi xem tôi là ai? Mà

sao siêng năng dữ vậy? Thị trường thì lên xuống, có những lúc bấp bênh, còn tôi bán buôn không

biết có được không? Mà cứ gửi email miết thôi, hết kể câu chuyện này, đến đưa thông tin khác.

Khách hàng hỏi tôi, em làm gì mà sao lúc nào năng lượng cũng tràn trề, hăng say dữ vậy? Nhiều

khi cũng không hiểu được, lúc nào làm việc, gặp khách hàng cũng vui vẻ, tươi cười. Mặc dù tháng

đó tôi không giao dịch đi nữa tôi cũng không bỏ cuộc, vì tôi yêu nghề này. Những từ như chán, bỏ

nghề, đó giờ không nằm trong từ điển của tôi.

Một khi bạn đang đọc những chia sẻ này có lẽ bạn đã là người môi giới bất động sản.

Hoặc đang quan tâm đến thị trường này, muốn biết nghề môi giới BĐS phù hợp với những ai.

Bạn tìm điều gì đó mới lạ hơn thì hãy thử cho bản thân bạn một cơ hội. Còn nếu bạn đang làm

công việc này mà quá ù lì, thiếu chủ động và sáng tạo. Cũng như lang mang trong suy nghĩ, chưa

định hình được hướng đi. Chưa biết xây dựng thương hiệu cá nhân như thế nào để ổn định hơn

trong nghề.

Có lẽ đây cũng là lúc bạn nên suy nghĩ và cân nhắc lại sự chọn lựa này. Một là thay đổi để thích

ứng hai là từ bỏ để tiết kiệm được thời gian. Đừng lãng phí và chờ đợi sung rụng ngay trước mặt

nữa. Nếu như sung có rụng đi chăng nữa mà không có kĩ năng, chưa biết được lúc nào nó rụng.

Thì cũng bị người khác cướp ngay trên tay thôi. Do đó việc xây dựng thương hiệu cá nhân và định

hình hướng đi trong nghề. Là vô cùng quan trọng đối với người làm môi giới bất động sản.

Nguồn : Linh Kona

#1 Nghề Môi Giới Bất Động Sản Là Gì?

NGHỀ MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN LÀ GÌ?

CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN

Môi giới sẽ cung cấp thông tin về các dự án, tư vấn cho khách hàng, cũng như triển khai các chính sách khuyến mại để chọn được căn nhà phù hợp với nhu cầu của quý khách hàng đã đưa ra trước đó; những người môi giới cũng có thể giúp khách hàng bán được căn nhà với giá tốt nhất có thể, đây chính là ưu điểm nổi bật của những người làm công việc môi giới.

Những người môi giới sẽ tìm kiếm khách hàng tiềm năng bằng việc xây dựng cơ sở dữ liệu cho bản thân, gọi điện cho khách hàng dựa trên nguồn data của mình và công ty để tiếp cận khách hàng, cũng như tiến hành phát tờ rơi, trực ở các dự án, để có thể trao đổi thông tin một cách nhanh chóng hơn.

Thực hiện các chiến lược phát triển kinh doanh của ban giám đốc đề ra, cũng như lên chiến lược tiếp thi sao cho việc môi giới bất động sản diễn ra theo đúng quy định và dành được một số thành tựu như mong đợi.

Người làm môi giới bất động sản cũng cần duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ để tạo ra một nhóm khách hàng thân thiết, gắn bó lâu dài, nhằm mang lại những điều mới lạ cũng như những trường hợp cần thiết có thể giúp đỡ nhau.

Nghề môi giới bất động sản

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NGHỀ MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN

Thời gian làm việc linh động, không gò bó

Đối với những công việc văn phòng khác thường ngồi làm việc đủ 8 tiếng trở lên, tuy nhiên trong nghề môi giới bất động sản sẽ dành nhiều thời gian ở bên ngoài đi gặp khách hàng, trực dự án, đi khảo sát thị trường,… Vài công ty cho phép nhận viên không phải có mặt ở văn phòng thường xuyên, họ hay đi ngoài thị trường. Thời gian không cố định và không gò bó, mỗi người sẽ có cách làm việc khác nhau, miễn là mang lại kết quả tốt như mong đợi.

Nghề môi giới bất động sản

Lương cơ bản thấp nhưng hoa hồng cao

Đối với những nghề khác thường có lương cố định tầm 7-8 triệu đồng, tuy nhiên nghề môi giới bất động sản có lương cơ bản tương đối thấp nhưng được bù lại tiền hoa hồng mỗi lần môi giới rơi vào khoảng 10-20 triệu đồng, có khi lên đến vài chục triệu đồng cho những ngày nhận được nhiều mỗi thành công và nhận được tiền hoa hồng được khách hàng chi thêm.

Áp lực cao hơn làm nhân viên văn phòng

Với mức lương cơ bản ít ỏi mỗi tháng rơi vào khoảng 4 -5 triệu, nếu tháng đó bạn không có giao dịch thành công thì chắc chắn sẽ áp lực hơn rất nhiều vì phải trả chi phí sinh hoạt hằng tháng. Về phía công ty sếp của bạn khi họ thúc giục bạn phải có giao dịch, cũng như có một vài công ty đã tiến hành sa thải nhân viên nếu không có kết quả.

Nghề môi giới bất động sản

LÀM NGHỀ MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN BẠN ĐƯỢC GÌ?

Thu nhập cao

Như mọi người đã biết tiền hoa hồng sau mỗi giao dịch thành công thường rất cao, rơi vào khoảng vài chục triệu. Đây là điều chính xác vì ngoài mức lương cơ bản thì thu nhập của nhân viên môi giới đến từ tiền hoa hồng nếu chốt sale thành công. Vì các giao dịch bất động sản có giá trị cao, do đó, tiền hoa hồng mà nhân viên môi giới có được cũng rất hấp dẫn.

Rèn được Kỹ năng mềm

Có nhiều bạn khi tham gia môi giới bất động sản vì nhiều nguyên nhân, trong số đó khi bạn làm việc này một thời gian dài cũng sẽ học hỏi được nhiều kỹ năng mềm. Sở dĩ tính chất công việc là làm việc trực tiếp giữa người với người, nên có kỹ năng mềm là điều vô cùng cần thiết. Nghề môi giới nhà đất sẽ tôi luyện bạn trở thành một người có khả năng thuyết phục người khác, kỹ năng vượt qua khủng hoảng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,…vv.

Mở rộng các mối quan hệ

Khi tham gia môi giới bất động sản bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều người đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau, giúp bạn mở rộng thêm được các mối quan hệ của mình. Nếu biết cách giao tiếp thì chính những mối quan hệ này sẽ là khách hàng tiềm năng của bạn.

Nghề môi giới bất động sản

Nếu có đủ bản lĩnh thì bạn nên chuyển sang làm môi giới bất động sản. Bởi vì để đạt được mức thu nhập đáng mơ ước của ngày hôm nay, thì những người đó đã phải đổ rất nhiều mồ hôi công sức của nhiều ngày trước đó. Nếu bạn muốn thành công thì nên rèn luyện ngay từ lúc này.

KHÓ KHĂN CỦA NGHỀ MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN

Xây dựng mối quan hệ ngay từ đầu

Việc mua bán bất động sản còn phụ thuộc rất nhiều vào các mối quan hệ xung quanh, cũng như các mối quan hệ lâu năm, tin tưởng. Còn đối với một người trẻ mới ra trường thì xây dựng được mạng lưới quan hệ rộng rãi là một thách thức lớn. Vì các bạn mới vào nghề chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như mối quan hệ rộng để có thể có được nhiều khách hàng tiềm năng.

Tìm kiếm khách hàng khó khăn 

Đây là công việc không hề dễ dàng, tuy là công việc vất vả đối với những người làm nghề môi giới bất động sản. Vì những ngôi nhà có giá trị tiền tỷ thì đôi may dễ bán, còn với những căn nhà tiền trăm, tiền tỷ thì không hề dễ dàng. Làm thế nào để tìm ra họ trong một đám đông, đó việc mà các nhân viên môi giới phải nỗ lực hết mình để tìm kiếm và cần thời gian kiên trì mới thành công được.

Nghề môi giới bất động sản

Đối mặt với nhiều tình huống không mong muốn

Khi đã quyết định theo nghề này các bạn phải tự mọi thỏa thuận đàm phán đã xong xuôi nhưng lại khách hàng lại hủy giao dịch vào phút chót; hoặc gặp phải những khách hàng hẹn bạn nhưng khi đến nơi họ lại không tới, có khi gần đến lúc ký hợp đồng thì khách hàng lại thay đổi phút chốc khiến bạn như rơi vào trạng thái hụt hẫng.

Có khi bạn sẽ đối mặt với những vị khách không đứng đắn nghiêm túc, đặc biệt với nhân viên môi giới là nữ thì quả là điều tệ hại bạn cần lưu ý thật kỹ để có kết quả như mong đợi.

Tuy nhiên bạn nên nhớ, mỗi nghề sẽ có những khó khăn, thách thức riêng. Việc cần làm lúc này đó là phải vượt qua được các chướng ngại vật để chạm tới thành công, vì không có thành công nào có thể đến một cách dễ dàng cả.

Áp lực công việc khá lớn

Làm nghề môi giới bất động sản bạn cần phải quen với việc làm việc vào ngày nghỉ và ngoài giờ hành chính. Vào thời điểm mà mọi người nghỉ ngơi thì bạn phải làm việc vì lúc đó khách hàng của bạn rảnh và bạn mới có thể gặp được họ.

Nghề môi giới bất động sản

Đặc thù của ngành này là khách hàng rất ít khi chủ động tìm đến bạn, do đó bạn phải chủ động tiếp cận, gặp gỡ khách hàng. Vì vậy, khi có được một cuộc hẹn với khách hàng thì dù đường sá xa xôi thì bạn cũng phải cố gắng đi để gặp gỡ họ.

CÁCH ĐỂ TRỞ THÀNH CHUYÊN VIÊN BẤT ĐỘNG SẢN THÀNH CÔNG?

Tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp

Đạo đức nghề nghiệp là vấn đề mọi người nên đặt lên hàng đầu, nhằm hướng đến sự chuyên nghiệp và bền vững cho nghề môi giới bất động sản. Người làm nghề cần tuân thủ và thực hiện các tiêu chí đạo đức nghề nghiệp trong mối quan hệ với khách hàng và đồng nghiệp. Hãy có trách nhiệm với khách hàng của bạn. Bạn cần làm việc nghiêm túc để cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh cùng phát triển cũng như có được những kết quả như mong đợi ngay từ những ngày đầu vào nghề.

Nghề môi giới bất động sản

Làm việc chăm chỉ, chăm chỉ và chăm chỉ

Bạn nên nhớ không có thành công nào đến với bạn một cách dễ dàng được, cũng như không có người lười nhác nào lại có được thành công được. Vì vậy điều lúc này bạn cần làm đó là phải thật chăm chỉ, chăm chỉ và chăm chỉ mỗi ngày.

Bổn phận với khách hàng

Khi bạn là đại diện của người mua, người bán, người cho thuê, chủ nhà…thì bạn phải cố gắng mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng của mình. Cần phải làm những gì có thể, mang lại những điều tuyệt vời cũng như lợi ích tốt nhất cho khách hàng, những người đặt niềm tin vào bạn.

Sự chuyên nghiệp

Nhân viên môi giới bất động sản cần có tinh thần làm việc chuyên nghiệp với khách hàng và với đồng nghiệp. Đó chính là đi làm đúng giờ, tìm hiểu kỹ các thông tin để tư vấn cho khách hàng, hỗ trợ cho khách hàng về các vấn đề thủ tục giấy tờ nhanh chóng, không tranh giành lợi ích với đồng nghiệp, không gây bất cứ sự bất hòa đồng giữa bạn cũng như khách hàng hay đồng nghiệp.

Nghề môi giới bất động sản

Công tâm

Khi bạn đứng trước những cám giỗ của cuộc sống, một người môi giới thiếu công tâm có thể làm hại khách hàng hoặc đồng nghiệp của mình. Công tâm cũng là một cách có trách nhiệm với bản thân, hãy tôn trọng bản thân bằng cách thành thật với chính mình.

Tôn trọng

Khi bạn tôn trọng người khác thì chắc chắn sẽ nhận được sự tôn trọng quay trở lại, giúp cho các công việc của bạn trở nên thuận lợi cũng như gặp nhiều điều may mắn khác trong công việc.

SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN KEEN LAND

☎ Hotline 24/7: 0949.893.893

(Phone, Viber, Zalo, Whatsapp, Wechat)

Điền thông tin để nhận báo giá trong 5′

Please leave this field empty.

Rate this post

Cập Nhật Luật Kinh Doanh Bđs, Môi Giới Nhà Đất Mới Nhất 2022

Luật kinh doanh bất động sản Việt Nam

Điều kiện kinh doanh bất động sản là điều kiện cần phải có để cá nhân và tổ chức có thể giam gia vào các giao dịch kinh doanh bất động sản theo pháp luật quy định tại Điều 3 Luật kinh doanh bất động sản 2014: Việc đầu tư vốn nhằm mục đích sinh lời từ các hoạt động sau:

Xây dựng

Mua bất động sản

Nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng BĐS

Cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản;

Thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản;

Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản;

Dịch vụ tư vấn bất động sản hoặc quản lý bất động sản.

Pháp luật về kinh doanh bất động sản mới nhất 2020 Hệ thống quy định luật kinh doanh bất động sản 2020 hiện hành

Hệ thống pháp luật kinh doanh bất động sản được điều chỉnh riêng từ năm 2006 với các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành. Và trải qua giai đoạn phát triển các hoạt động kinh doanh bất động sản mà đã được sửa đổi, thay thế bằng văn bản Luật kinh doanh bất động sản 2014 có giá trị đến thời điểm hiện tại từ năm 2015, 2016, 2017, 2018 và 2020 kèm theo nhiều văn bản hướng dẫn thi hành.

Cụ thể bao gồm:

Luật kinh doanh bđs 2006 và Nghị định 153 hướng dẫn luật kinh doanh bđs năm 2006 (hết hiệu lực)

Luật kinh doanh bđs 2014 – Luật kinh doanh bđs 66/2014/QH13 (thay thế luật luật kinh doanh bất động sản 2006) hay còn gọi là Luật kinh doanh bđs sửa đổi 2014 được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2014, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2015. Cùng với đó là Nghị định và thông tư hướng dẫn luật kinh doanh bđs 2014.

Nghị định 76 hướng dẫn luật kinh doanh bđs: Nghị định 76/2015/NĐ-CP thay thế nghị định 153 hướng dẫn luật kinh doanh bđs năm 2006

Nghị định 117/2015/NĐ-CP về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản

Thông tư 07/2015/TT-NHNN Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư 13/2017/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 07/2015/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư 20/2010/TT-BXD hướng dẫn thí điểm xác định và công bố chỉ số đánh giá thị trường bất động sản

Nghị định 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị

Công văn 1436/BXD-QLN năm 2015 thực hiện Luật Kinh doanh bất động sản 2014

Công văn 30/BXD-QLN năm 2017 hướng dẫn thực hiện Điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản.

Như vậy, hiện tại luật kinh doanh bất động sản mới nhất và các văn bản Nghị định, thông tư hướng dẫn đang có có hiệu lực thi hành đó là Luật kinh doanh bất động sản 2014. Từ thời điểm có hiệu lực ngày 1/7/2015 thì Luật KDBĐS chưa hề thay đổi, những điểm mới của luật so với luật kinh doanh BĐS năm 2006 được áp dụng và vẫn thường được gọi với tên gọi theo năm như luật kinh doanh bđs 2017, 2018, 2019 hay luật mua bán nhà đất 2020…

Văn bản quy định của luật kinh doanh bất động sản mới nhất

Cập nhật quy định luật kinh doanh BĐS mới nhất 2020

Để có thể thực hiện các loại động kinh doanh bất động sản thì pháp luật về kinh doanh BĐS quy định cụ thể những điều kiện chủ thể kinh doanh bất động sản tại điều 10 luật kinh doanh bđs 2014 bao gồm:

Điều kiện kinh doanh bất động sản

Phải là doanh nghiệp, hợp tác xã: Tổ chức cá nhân nếu kinh doanh BĐS phải thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy đăng ký kinh doanh.

Đủ vốn pháp định kinh doanh bất động sản: Để có thể thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản thì phải có đủ vốn pháp định từ đủ 20 tỷ đồng trở lên. Trừ trường hợp tổ chức, cá nhân, hộ gia đình bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản với quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã. Nhưng sẽ bắt buộc phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.

– Nếu như các doanh nghiệp, hợp tác xã đang kinh doanh bất động sản đã và đang hoạt động mà chưa đủ điều kiện về vốn pháp định thì phải bổ sung đủ vốn pháp định trong thời hạn 1 năm kể từ ngày luật có hiệu lực là 1/7//2015, tức là hạn cuối vào ngày 01/7/2016. Trường hợp chủ đầu tư không thành lập doanh nghiệp theo đúng quy định có thể bị phạt tiền từ 50 đến 60 triệu đồng theo Nghị định 139/2017/NĐ-CP điều 57.

– Đối với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế đầy đủ và không cần đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định 20 tỷ đồng.

Điều kiện kinh doanh bất động sản mới nhất năm 2020

Phạm vi kinh doanh theo luật kinh doanh đất đai

Theo quy định tại điều 11 Luật kinh doanh BĐS năm 2014 quy định về phạm vi kinh doanh của các nhân, tổ chức là người Việt Nam định cư trong nước, định cư ở nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sự khác biệt. Cụ thể như sau:

– Phạm vi kinh doanh đối với cá nhân, tổ chức trong nước

Mua nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;

Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại;

Đối với đất được Nhà nước giao thì được đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua; chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền theo quy định của pháp luật về đất đai; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng kỹ thuật đó;

Đối với đất được Nhà nước cho thuê thì được đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê; đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;

Đối với đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;

Đối với đất nhận chuyển nhượng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;

Đối với đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để cho thuê theo đúng mục đích sử dụng đất;

Nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản của chủ đầu tư để xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;

Nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để chuyển nhượng, cho thuê đất đã có hạ tầng kỹ thuật đó.

– Phạm vi kinh doanh đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Các hình thức quy định tại các điểm b, d, g và h khoản 1 Điều này;

Đối với đất được Nhà nước giao thì được đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;

Đối với đất thuê, đất nhận chuyển nhượng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đất.

– Phạm vi kinh doanh đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại;

Đối với đất được Nhà nước cho thuê thì được đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê; đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;

Nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản của chủ đầu tư để xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;

Đối với đất được Nhà nước giao thì được đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;

Quy định về điều kiện bất động sản được phép đưa vào kinh doanh

Điều kiện bất động sản đưa vào kinh doanh

– Điều kiện kinh doanh bất động sản có sẵn

Đối với đất, nhà và công trình xây dựng nếu đưa vào kinh doanh phải có đủ các điều kiện sau:

+ Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất. Nếu là nhà, công trình xây dựng có sẵn trong các dự án đầu tư kinh doanh BĐS thì cần phải có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định Luật đất đai 2019 mới nhất.

+ Không có tranh chấp QSDĐ, sở hữu nhà, công trình gắn liền với đất.

+ Không bị kê biên làm tài sản đảm bảo thi hành án

+ Riêng đối với đất đưa vào kinh doanh bất động sản phải là đất trong thời hạn sử dụng.

– Điều kiện kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai

Luật kinh doanh BĐS 2014 quy định về điều kiện kinh doanh BĐS hình thành trong tương lai được quy định cụ thể tại Điều 55 như sau:

+ Thứ nhất, có giấy tờ về QSDĐ, hồ sơ dự án, bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt. Nếu trường hợp bất động sản cần có giấy phép xây dựng thì phải đảm bảo được cấp phép và giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án.

Trong trường hợp bất động sản hình thành trong tương lai là nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp thì phải có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng của tòa nhà đó.

+ Thứ hai, trước khi bán, cho thuê chủ đầu tư phải có văn bản thông bán cho cơ quan quản lý cấp tỉnh về việc đủ kiều kiện theo luật buôn bán bất động sản. Cơ quan có thẩm quyền sẽ trả lời bằng văn bản trong 15 ngày nếu đủ điều kiện và không đủ điều kiện phải nêu rõ lý do.

+ Thứ ba, quy định bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai

Điều 56 Luật kinh doanh bđs 2014 quy định: Trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại đủ năng lực bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết. Nếu chủ đầu tư không thực hiện đúng cam kết hợp đồng thì ngân hàng sẽ có trách nhiệm tạm ứng trước và các khoản tiền khác cho khách hàng theo hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở và hợp đồng bảo lãnh đã ký kết.

+ Thứ 4, điều kiện thanh toán trong mua bán, thuê bất động sản hình thành trong tương lai

Điều 57 của luật đầu tư kinh doanh bất động sản mới nhất quy định việc thanh toán trong mua bán, thuê mua BĐS hình thành trong tương lai sẽ thực hiện theo theo tiến độ xây dựng. Trong đó:

Lần đầu thanh toán không quá 30% giá trị hợp đồng và theo tiến độ nhưng không quá 70% trước khi bàn giao.

Nếu bên bán, bên cho thuê mua là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì tổng số không quá 50% giá trị hợp đồng.

Quy định điều kiện kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai

Các hành vi bị cấm trong kinh doanh bất động sản

Điều 8 luật kinh doanh bđs 2014 sửa đổi mới nhất quy định các hành vi bị cấm trong kinh doanh bất động sản bao gồm:

Kinh doanh BĐS không đủ điều kiện

Quyết định việc đầu tư dự án BĐS không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước

Không công khai hoặc công khai không đầy đủ, trung thực thông tin về BĐS

Gian lận, lừa dối trong kinh doanh

Huy động, chiếm dụng vốn trái phép; sử dụng vốn huy động không đúng mục đích theo cam kết.

Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

Cấp và sử dụng chứng chỉ hành nghề môi giới bđs không đúng quy định.

Hợp đồng kinh doanh bất động sản

Các hoạt động kinh doanh bất động sản được quy định đầy đủ từ chủ thể kinh doanh tới loại bất động sản đủ điều kiện đưa vào kinh doanh. Bên cạnh đó, không thể thiếu những quy định về hợp đồng kinh doanh bất động sản, đảm bảo vấn đề pháp lý mua bán. Theo quy định của pháp luật mua bán bất động sản thì hợp đồng sẽ có nhiều loại và mẫu sẽ do nhà nước quy định như sau.

– Các loại hợp đồng kinh doanh bất động sản:

Hợp đồng mua bán nhà, công trình xây dựng;

Hợp đồng cho thuê nhà, công trình xây dựng;

Hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng;

Hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất;

Hợp đồng chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án bất động sản.

Các mẫu hợp đồng kinh doanh bất động sản sẽ do Chính phủ quy định cụ thể tại văn bản nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành.

– Hình thức của hợp đồng kinh doanh bất động sản:

Hợp đồng kinh doanh bất động sản theo quy định hiện hành để đảm bảo giá trị pháp lý thì cần đáp ứng các điều kiện sau:

+ Lập thành văn bản

+ Công chứng hợp đồng kinh doanh bất động sản:

Các giao dịch bất động sản với doanh nghiệp không bắt buộc phải công chứng, chứng thực nhưng có thể thực hiện và thường do các bên thỏa thuận trừ.

Trong trường hợp hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình xây dựng và hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ mà các bên là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển; nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên không phải thành lập doanh nghiệp thì bắt buộc sẽ phải công chứng hoặc chứng thực.

Nội dung hợp đồng kinh doanh bất động sản cần có – Thời điểm có hiệu lực hợp đồng kinh doanh bất động sản:

Xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng sẽ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng.

Nếu trong trường hợp hợp đồng mua bán, chuyển nhượng bất động sản bắt buộc phải có công chứng thì thời điểm có hiệu lực là thời điểm hoàn thành thủ tục công chứng.

Nếu không có thỏa thuận công chứng, không buộc phải công chứng và không thỏa thuận trong hợp đồng thì thời điểm có hiệu lực hợp đồng là thời điểm các bên ký kết vào văn bản hợp đồng.

Quy định luật môi giới bất động sản

Dịch vụ môi giới bất động sản là một trong những hoạt động của kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật. Đây cũng là cũng là một trong các lĩnh vực thuộc pháp luật về môi giới thương mại, môi giới theo luật dân sự muốn thực hiện dịch vụ tư vấn bất động sản, môi giới bất động sản thì phải đảm bảo điều kiện kinh doanh môi giới BĐS và các quy định về hợp đồng, giá dịch vụ môi giới theo quy định.

– Điều kiện kinh doanh môi giới bất động sản

Luật môi giới đất đai, BĐS hiện nay được thực hiện theo quy định của Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi 2014 cụ thể tại Điều 62 như sau:

+ Chủ thể kinh doanh môi giới BĐS:

Phải thành lập doanh nghiệp theo quy định Luật Doanh nghiệp năm 2014

Có ít nhất 2 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản. Trừ trường hợp chủ thể môi giới là Cá nhân có quyền kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Lưu ý: Tổ chức cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới không được đồng thời vừa là nhà môi giới vừa là bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh BĐS.

+ Chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản:

Điều kiện cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề môi bđs bao gồm:

Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật dân sự;

Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;

Đã qua sát hạch về kiến thức môi giới bất động sản.

Nếu có đủ điều kiện này cá nhân có thể làm thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản thì cần đăng ký và tham gia kỳ thi sát hạch do Sở Xây dựng tổ chức; Và căn cứ vào kết quả thi để Chủ tịch hội đồng thi báo cáo Giám đốc Sở xây dựng về quá trình tổ chức kỳ thi và phê duyệt kết quả thi theo đề nghị của đơn vị tổ chức thi. Chứng chỉ có giá trị sử dụng toàn quốc với thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp.

Điều kiện làm dịch vụ môi giới bất động sản nhà ở đúng pháp luật

– Hợp đồng môi giới bất động sản

Hình thức và công chứng: Hợp đồng môi giới bất động sản là một trong ba loại hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản. Vì vậy Luật nghề môi giới bất động sản quy định phải lập hợp đồng nếu các bên có giao dịch trao đổi. Theo quy định thì hợp đồng môi giới phải được lập thành văn bản tương tự như hợp đồng kinh doanh bất động sản khác và không bắt buộc phải công chứng.

Nội dụng hợp đồng môi giới bất động sản: Khoản 4 Điều 61 Luật KDBĐS về vấn đề pháp luật kinh doanh nhà ở, nhà đất 2014 quy định như sau:

“a) Tên, địa chỉ của các bên; b) Đối tượng và nội dung dịch vụ; c) Yêu cầu và kết quả dịch vụ; d) Thời hạn thực hiện dịch vụ; đ) Phí dịch vụ, thù lao, hoa hồng dịch vụ; e) Phương thức, thời hạn thanh toán; g) Quyền và nghĩa vụ của các bên; h) Giải quyết tranh chấp; i) Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.”

– Quy định về luật hoa hồng môi giới nhà đất

Theo quy định thì hoạt động dịch vụ kinh doanh trong pháp luật môi giới nhà đất phải thỏa thuận về phí dịch vụ, thù lao và hoa hồng dịch vụ.

Trong đó, Điều 64 quy định về thù lao môi giới bất động sản sẽ không phụ thuộc vào kết quả giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản giữa khách hàng và người thứ ba, không phụ thuộc vào giá của giao dịch, nó phụ thuộc vào các bên thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ môi giới.

Đối với vấn đề quy định của luật hoa hồng môi giới nhà đất tại điều 65 Luật KDBĐS 2014 thì điều kiện để được quyền hưởng khi khách hàng ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản mà bạn môi giới. Mức hoa hồng môi giới sẽ được xác định trong hợp đồng môi giới cụ thể trước khi thực hiện dịch vụ để tránh phát sinh tranh chấp. Nếu trường hợp không thỏa thuận vấn đề này trong hợp đồng sẽ bị phạt theo quy định.

Quy định sổ đỏ trong kinh doanh bất động sản

Quy định về cấp sổ đỏ trong kinh doanh bất động sản

Theo quy định của luật buôn bán bất động sản hiện nay thì: Nếu như bên mua, thuê mua chưa được cấp sổ đỏ thì bên bán, bên cho thuê mua không được thu quá 95% giá trị hợp đồng. 5% giá trị còn lại chủ đầu tư chỉ được thanh toán đủ khi bên mua, thuê mua nhận được giấy chứng nhận QSDĐ.

Thêm vào đó, khoản 4 Điều 13 Luật kinh doanh bất động sản mới nhất 2014 có hiệu lực từ năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019 và 2020 hiện nay thì: Chủ đầu tư trong vòng 50 ngày kể từ ngày bàn giao nhà, công trình xây dựng phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất cho bên mua, thuê mua.

– Chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án không đúng thủ tục, không đảm bảo đầy đủ các yêu cầu của pháp luật, chưa có giấy chứng nhận QSDĐ, đang có tranh chấp quyền sử dụng đất, kê biên đảm bảo thi hành án

– Bàn giao nhà, công trình cho khách hàng nhưng chưa hoàn thành việc xây dựng theo tiến độ đã phê duyệt, chưa đảm bảo kết nối với hệ tầng chung của khu vực, chưa hoàn thiện mặt ngoài công trình, hoặc chưa được hoàn thành nghiệm thu công trình nhà ở, hạ tầng xã hội đưa vào sử dụng.

Quy định diện tích nhà ở tối thiểu trong kinh doanh bất động sản

Quy định diện tích tối thiểu nhà ở xã hội đưa vào kinh doanh

Theo quy định của luật kinh doanh bất động sản 2020 hiện hành và Thông tư 20/2016/TT-BXD có quy định về nhà ở xã hội do cá nhân, tổ chức xây dựng để bán, cho thuê nếu là chung cư thì diện tích tối thiểu phải đạt là 25m2 gồm cả khu vệ sinh. Đồng thời, luật kinh doanh nhà ở bất động sản quy định nếu là phòng ở của NƠXH thì phải đảm bảo:

Diện tích phòng ở không được nhỏ hơn 10m2;

Diện tích sử dụng bình quân không nhỏ hơn 5m2/người

Nếu NƠXH xây liền kề, thấp tầng bán, cho thuê thì phải xây khép kín, nếu cho thuê không bán thì có thể xây khu vệ sinh chung nhưng phải riêng nam, nữ.

Như vậy, so với luật kinh doanh bất động sản 2006 thì việc công nhận loại hình nhà ở chung cư nhỏ từ 25m2 để bán hoặc cho thuê đã được khuyến khích, xác lập.

Bạn đang xem bài viết 3 Khó Khăn Của Nghề Môi Giới Bđs trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!