Xem Nhiều 3/2023 #️ 5 Phương Pháp Dạy Con Đánh Vần Trước Khi Vào Lớp 1 # Top 5 Trend | Sansangdethanhcong.com

Xem Nhiều 3/2023 # 5 Phương Pháp Dạy Con Đánh Vần Trước Khi Vào Lớp 1 # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về 5 Phương Pháp Dạy Con Đánh Vần Trước Khi Vào Lớp 1 mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Củng cố hơn cho bé về bảng chữ cái

Trước khi vào lớp 1, kể từ khi học ở mẫu giáo thì các bé đã được làm quen với các con chữ cơ bản và bảng chữ cái rồi. Tuy nhiên là bố mẹ thì cũng nên hổ trợ bé tại nhà nền tảng cơ bản để bé dễ thuộc lòng bảng chữ cái hơn. Như khi mẹ chỉ một chữ cái bất kì cho con thì con có thể nhận diện được đây là chữ gì, cách đọc thế nào, hoặc khi phát âm một chữ cái thì bé có thể dể dàng tìm ra viết chữ đó ra giấy. Cách hay mà các mẹ hay dùng là có thể mua thẻ chữ cái ngộ nghĩnh nhiều màu sắc hoặc tự làm để hỗ trợ cho việc học của bé, biến chữ thành tượng hình giúp bé dễ ghi nhớ hơn.

2. Dạy bé đánh vần chữ cái từ mức dễ đến khó

Nên dạy con đánh vần bắt đầu những từ đơn giản và quen thuộc giúp bé dễ tiếp thu

Sau khi bé đã có thể ghi nhớ và đánh vần tốt những từ dễ rồi thì tiếp đó bố mẹ dần dần nâng độ khó của các từ về sau lên nha. Quá trình học đánh vần của bé cứ thể mà phát triển một cách tự nhiên và thoải mái, các quý phụ huynh không nên nôn nóng nước rút mà dạy liền cho bé các từ khó hoặc dài (ưu, uyên, ai,…) bởi từ khó khi khó đọc và chưa quen, bé sẽ dễ chán nản và không mấy hứng thú với việc học đâu.

3. Cho bé con thường xuyên luyện tập 10-15 phút mỗi ngày

Bố mẹ nên cho bé tập đánh vần thường xuyên và hàng ngày từ 5 đến 10 hoặc 15 phút

4. Học như chơi, chơi như học, phong thái thoải mái không ép buộc

Để bé tập đánh vần với tâm lý thoải mái như tham gia trò chơi

Các ông bố bà mẹ cần chú ý, phải để cho các bé có tâm lý thoải mái nhất khi học đánh vần thì việc học sẽ hiệu quả hơn rất nhiều như mục (3) ở trên. Do đó, bố mẹ cũng có thể cho bé học theo một hình thức vừa học vừa chơi, không nên ép buộc bé khi bé không có hứng thú. Bố mẹ cũng có thể mua một bộ chữ với tên và hình ảnh các con vật quen thuộc dễ đọc hoặc treo một bảng chữ cái lên tường để tiện cho việc học của bé mỗi lúc cả khi chơi…

5. Luôn khen ngợi để tạo động lực cho bé

Dạy Con Đánh Vần Trước Khi Vào Lớp 1

Cách đánh vần tiếng Việt

1. Phân biệt tên gọi chữ cái và âm đọc chữ cái

Nhiều bạn nhầm lẫn giữa tên gọi chữ cái và âm đọc chữ cái.

Bảng chữ cái với tên gọi và âm đọc

Chẳng hạn: Chữ b, tên gọi là “bê”, âm đọc là “bờ”. Để nhớ và phân biệt tên gọi và âm đọc có thể dùng câu sau:

Chữ “bê” (b) em đọc là “bờ”

Chữ “xê” (c) em đọc là “cờ”, chuẩn không?

Đặc biệt có 3 chữ cái c (xê), k (ca), q (quy) đều đọc là “cờ”.

Với các phụ âm, nguyên âm ghi bởi 2 – 3 chữ cái thì các bạn nhớ bảng sau:

Bảng đọc các phụ âm, nguyên âm ghi bởi 2-3 chữ cái.

2. Đặc điểm ngữ âm và đặc điểm chữ viết của tiếng Việt

Về ngữ âm, tiếng Việt là ngôn ngữ có nhiều thanh điệu, các âm tiết được nói rời, viết rời, rất dễ nhận diện. Mặt khác, ranh giới âm tiết tiếng Việt trùng với ranh giới hình vị, do vậy, hầu hết các âm tiết tiếng Việt đều có nghĩa. Chính vì điều này, tiếng (có nghĩa) được chọn làm đơn vị cơ bản để dạy học sinh học đọc, viết trong phân môn Học vần.

Với cách lựa chọn này, ngay từ bài học tiếng Việt đầu tiên, học sinh đã được tiếp cận với một tiếng tối giản, là nguyên liệu tạo nên các từ đơn và từ phức trong tiếng Việt, Cũng vì vậy, học sinh chỉ học ít tiếng nhưng lại biết được nhiều từ chứa những tiếng mà các em đã biết.

Về cấu tạo, âm tiết tiếng Việt là một tổ hợp âm thanh có tổ chức chặt chẽ, các yếu tố trong âm tiết kết hợp theo từng mức độ lỏng chặt khác nhau: phụ âm đầu, vần và thanh kết hợp lỏng, các bộ phận trong vần kết hợp với nhau một cách chặt chẽ. Vần có vai trò đặc biệt quan trọng trong âm tiết. Đây là cơ sở của cách đánh vần theo quy trình lập vần (a-mờ-am), sau đó ghép âm đầu với vần và thanh điệu để tạo thành tiếng (lờ-am-lam-huyền-làm).

3. Cách đánh vần một tiếng

Ta thấy 1 tiếng đầy đủ có 3 thành phần: âm đầu – vần – thanh, bắt buộc phải có: vần – thanh, có tiếng không có âm đầu.

Thí dụ 1. Tiếng an có vần “an” và thanh ngang, không có âm đầu. Đánh vần: a – nờ – an.

Thí dụ 2. Tiếng ám có vần “am” và thanh sắc, không có âm đầu. Đánh vần: a – mờ – am – sắc – ám.

Thí dụ 3. Tiếng bầu có âm đầu là “b”, có vần “âu” và thanh huyền. Đánh vần: bờ – âu – bâu – huyền – bầu.

Thí dụ 4. Tiếng nhiễu có âm đầu là “nh”, có vần “iêu” và thanh ngã. Đánh vần: nhờ – iêu – nhiêu – ngã – nhiễu.

Chú ý: Vần đầy đủ có âm đệm, âm chính và âm cuối.

Thí dụ 5. Tiếng Nguyễn có âm đầu là “ng”, có vần “uyên” và thanh ngã. Vần “uyên” có âm đệm là “u”, âm chính là “yê”, âm cuối là “n”. Đánh vần “uyên” là: u – i – ê – nờ – uyên hoặc u – yê(ia) – nờ – uyên. Đánh vần “Nguyễn” là: ngờ – uyên – nguyên – ngã – nguyễn.

Thí dụ 6. Tiếng yểng, không có âm đầu, có vần “yêng” và thanh hỏi. Vần “yêng” có âm chính “yê”, âm cuối là “ng”. Đánh vần: yêng – hỏi – yểng.

Thí dụ 7. Tiếng bóng có âm đầu là “b”, vần là “ong” và thanh sắc. Đánh vần vần “ong”: o – ngờ – ong. Đánh vần tiếng “bóng”: bờ – ong – bong – sắc – bóng.

Thí dụ 8. Tiếng nghiêng có âm đầu là “ngh”, có vần “iêng” và thanh ngang. Vần “iêng” có âm chính “iê” và âm cuối là “ng”. Đánh vần tiếng nghiêng: ngờ – iêng – nghiêng. Đây là tiếng có nhiều chữ cái nhất của tiếng Việt.

Thí dụ 9. Với từ có 2 tiếng Con cá, ta đánh vần từng tiếng: cờ – on – con – cờ – a – ca – sắc – cá.

Thí dụ 10. Phân biệt đánh vần “da” (trong da thịt ) và “gia” (trong gia đình).

“da” : dờ -a-da.

“gia” có âm hoàn toàn như “da” nhưng vì lợi ích chính tả được đánh vần là: gi (đọc là di)-a- gia.

Như vậy các bạn hoàn toàn có thể yên tâm về đánh vần các tiếng theo sách giáo khoa lớp 1.

7 lưu ý về phương pháp dạy trẻ học đánh vần tại nhà

1. Lưu ý về thời gian học đánh vần

Ở độ tuổi của các bé chuẩn bị vào lớp 1, sự tập trung mà con có trong thời gian dài dường như là rất khó khăn, vì vậy để dạy con đánh vần hiệu quả, bố mẹ nên cùng con học vào những thời điểm bé ít bị chi phối bởi các trò chơi tiêu khiển. Phụ huynh có thể chọn thời gian tốt nhất là khi tắm vì trong phòng tắm bé không có nhiều trò chơi như những chỗ khác nên dễ tập trung hơn trong việc học đánh vần tên mình.

2. Học đánh vần qua các trò chơi

Bé còn nhỏ nên không thể tránh khỏi việc ham chơi, vậy thì các bố mẹ có thể lợi dụng tâm lý này của con để dạy con một cách hiệu quả nhất. Học đánh vần qua chính các trò chơi bé yêu thích. Hiệu quả hơn, bố mẹ có thể dùng các tấm chữ cái có gắn nam châm, giấy note có hình thú vị rồi gắn chúng lên tủ lạnh hoặc những nơi trẻ thường xuyên nhìn thấy, sau đó mỗi lần trẻ nhìn thấy, bạn lại chỉ cho con những ký tự, cách ghép vần. Ngoài ra, mẹ có thể mua cái bảng treo lên tường rồi viết chữ lên đấy, dạy con từng chữ một, hoặc mua 1 bộ chữ tượng hình có kèm tranh ảnh

Trước khi dạy bé tập đánh vần bố mẹ có thời gian dạy cho bé nhớ hết mặt chữ cái, dấu câu. Có thể mua các thẻ chữ, số, kèm hình ảnh để con có hứng thú học hơn. Thêm vào đó, bố mẹ nên tìm những câu đơn giản để bé có thể đánh vần trước. Sau đó giúp đỡ bé đánh vần và lưu tâm những từ khó đánh vần như “a+i” để bé tập ghép hiệu quả một vài câu đơn giản.

3. Kiên nhẫn đối với trẻ

Tâm lý của bố mẹ luôn là nôn nóng cho con mình nhanh biết đánh vần, nhưng cũng đừng vì thế mà bố mẹ dùng các biện pháp bạo lực, ép buộc con đánh vần. Hãy nhẹ nhàng và khuyến khích con, bé rất thích những điều vui vẻ vì thế đừng tạo áp lực cho chúng. Bố mẹ không nên ép con học đánh vần, mỗi ngày cho bé tiếp nhận một ít và tích tụ dần dần.

4. Chuẩn bị sẵn tâm lý

Bố mẹ nên chuẩn bị sẵn tâm lý, cho con vừa học, vừa chơi thôi. Khi tư tưởng mẹ thoải mái, con hào hứng, bé sẽ tiếp thu tốt hơn. Bố mẹ có thể bắt đầu với những chữ quen thuộc nhất với bé như tên con, tên bố mẹ, tên anh chị em để con dễ nhớ. Hàng ngày, cho bé ký tên vào các bức tranh tự vẽ, viết tên riêng của bé lên ba lô, hộp bút…

5. Thường xuyên ôn tập

Kể cả người lớn, nếu không thường xuyên ôn tập lại những gì đã học, việc xao nhãng là hoàn toàn dễ dàng, vì vậy, đối với việc học vần của con, bố mẹ cũng nên thường xuyên nhắc lại để con không bị quên. Để ôn tập lại những chữ đã dạy, bố mẹ nên thay đổi phương pháp, thay vì bắt bé nhớ lại cả chữ, bố mẹ nên cho bé tìm chữ cái bị mất, ví dụ như từ “bàn” chỉ còn “…àn” rồi cho bé từ “b” và “d” hỏi xem phải ghép chữ nào con nhỉ. Bạn nên cho bé vài cơ hội lựa chọn, thì bé đỡ ngại, đỡ sợ khi trả lời.

6. Khen ngợi, khuyến khích

Do con còn nhỏ nên thường rất hiếu động, ước mơ con ngồi “ôm sách” là điều khó có thể xảy ra, vì vậy ,xem xét độ hào hứng của trẻ, nếu trẻ thích có thể dạy nhiều chữ, còn trẻ không hứng thì chỉ nên dạy khoảng 2-3 chữ. Sau đó, khi bé xem phim thì cha mẹ nhắc lại những chữ đã dạy để trẻ nhớ. Thường xuyên khen ngợi và khuyến khích nếu con đánh vần, ghép đúng được 1 từ.

7. Học đánh vần chỉ là một phần rất nhỏ trong nhiều việc bạn có thể làm để giúp con phát triển ngôn ngữ

Nếu bạn bận rộn không có nhiều thời gian, bạn có thể phó mặc phần dạy trẻ đánh vần cho cô giáo lớp 1, hầu hết các bé đều có thể học rất nhanh. Nhưng hãy cố gắng dành thời gian chơi mà học để giúp con phát triển ngôn ngữ từ trước khi vào lớp 1:

Nguồn: Sưu tầm

Phương Pháp Dạy Con Đánh Vần Hiệu Quả

Lựa chọn thời gian cho con học đánh vần

Trẻ ở độ tuổi mầm non thường rất khó để bắt ép con tập trung học bởi chúng thường bị thu hút bởi rất nhiều trò chơi, trò tiêu khiển khác. Vì vậy, theo kinh nghiệm dạy con đánh vần của một số phụ huynh, cần lựa chọn khoảng thời gian thích hợp để dạy con.

Luôn kiên nhẫn khi dạy con đánh vần

Cha mẹ luôn muốn con mình nhanh chóng thuộc được hết mặt chữ cũng như muốn trẻ luôn tập trung để học cách đánh vần hiệu quả nhất. Tuy nhiên ở độ tuổi của trẻ, việc tập trung hiệu quả hay học đánh vần nhanh là một điều không hề dễ dàng vì chúng thường bị phân tâm bởi rất nhiều thứ.

Vì vậy cha mẹ không nên đặt quá nhiều hy vọng vào các con rằng một ngày chúng có thể học được bao nhiêu chữ, điều này sẽ chỉ khiến con thấy áp lực, sợ học và sẽ không thể tập trung học được. Bên cạnh đó việc bạn tạo ra tiêu chí cho con cũng khiến chính bản thân bạn có áp lực nếu con không làm được như mình mong muốn.

Hãy cho trẻ một không gian vừa chơi vừa học và kiên nhẫn dạy cho bé từng tý một để bé có thể tiếp nhận dần dần. Tuyệt đối không quát mắng, mất bình tĩnh khi dạy trẻ, đây chính là bí quyết giúp dạy con đánh vần hiệu quả.

Tạo hứng thú khi dạy con đánh vần

Càn tạo hứng thú để trẻ học đánh vần một cách hiệu quả

Các bạn cũng có thể cho trẻ học đánh vần qua các video trên mạng, thường thì các video này sẽ có những hình ảnh vô cùng sống động khiến trẻ thích thú và ghi nhớ nhanh hơn.

Ngoài ra, cha mẹ có thể vừa chơi trò chơi mà con yêu thích. Trong quá trình chơi, bạn xen kẽ dạy con đánh vần.

Dạy con đánh vần mọi nơi, mọi lúc

Cha mẹ có thể thực hiện việc dạy con đánh vần ở bất cứ đâu và bất cứ thời gian nào, việc này chỉ thực hiện được khi trẻ đã có sự ghi nhớ về bảng chữ cái. Hãy bảo con đánh vần tên ông, bà khi gặp ông bà hay đánh vần tên những người con gặp.

Ngoài ra, khi đi siêu thị, đi chơi, thấy từ gì, cha mẹ có thể hỏi, yêu cầu con đánh vần. Đây cũng là cách dạy con đánh vần hiệu quả.

Bên cạnh đó cha mẹ cũng có thể sử dụng những mảnh giấy nhớ màu sắc ghi lại chữ cái để dán lên những đồ vật có chứa chữ cái hay từ ngữ đó để con có thể ghi nhớ.

Trẻ nhỏ có rất nhiều thứ cần phải dạy. Cách dạy con tốt nhất chính là phụ huynh dạy con bằng tất cả tình thương, sự tin tưởng cũng như thái độ kiên nhẫn, mềm mỏng.

Theo Kim Phượng tổng hợp (Màn ảnh sân khấu)

6 Phương Pháp Dạy Con Học Đánh Vần Tiếng Việt

1. Lưu ý về thời gian học đánh vần

Ở độ tuổi của các bé chuẩn bị vào lớp 1, sự tập trung mà con có trong thời gian dài dường như là rất khó khăn, vì vậy để dạy con đánh vần hiệu quả, bố mẹ nên cùng con học vào những thời điểm bé ít bị chi phối bởi các trò chơi tiêu khiển. Phụ huynh có thể chọn thời gian tốt nhất là khi tắm vì trong phòng tắm bé không có nhiều trò chơi như những chỗ khác nên dễ tập trung hơn trong việc học đánh vần tên mình.

2. Học đánh vần qua các trò chơi

Bé còn nhỏ nên không thể tránh khỏi việc ham chơi, vậy thì các bố mẹ có thể lợi dụng tâm lý này của con để dạy con một cách hiệu quả nhất. Học đánh vần qua chính các trò chơi bé yêu thích. Hiệu quả hơn, bố mẹ có thể dùng các tấm chữ cái có gắn nam châm, giấy note có hình thú vị rồi gắn chúng lên tủ lạnh hoặc những nơi trẻ thường xuyên nhìn thấy, sau đó mỗi lần trẻ nhìn thấy, bạn lại chỉ cho con những ký tự, cách ghép vần. Ngoài ra, mẹ có thể mua cái bảng treo lên tường rồi viết chữ lên đấy, dạy con từng chữ một, hoặc mua 1 bộ chữ tượng hình có kèm tranh ảnh

Trước khi dạy bé tập đánh vần bố mẹ có thời gian dạy cho bé nhớ hết mặt chữ cái, dấu câu. Có thể mua các thẻ chữ, số, kèm hình ảnh để con có hứng thú học hơn. Thêm vào đó, bố mẹ nên tìm những câu đơn giản để bé có thể đánh vần trước. Sau đó giúp đỡ bé đánh vần và lưu tâm những từ khó đánh vần như “a+i” để bé tập ghép hiệu quả một vài câu đơn giản.

Tâm lý của bố mẹ luôn là nôn nóng cho con mình nhanh biết đánh vần, nhưng cũng đừng vì thế mà bố mẹ dùng các biện pháp bạo lực, ép buộc con đánh vần. Hãy nhẹ nhàng và khuyến khích con, bé rất thích những điều vui vẻ vì thế đừng tạo áp lực cho chúng. Bố mẹ không nên ép con học đánh vần , mỗi ngày cho bé tiếp nhận một ít và tích tụ dần dần.

Bố mẹ nên chuẩn bị sẵn tâm lý, cho con vừa học, vừa chơi thôi. Khi tư tưởng mẹ thoải mái, con hào hứng, bé sẽ tiếp thu tốt hơn. Bố mẹ có thể bắt đầu với những chữ quen thuộc nhất với bé như tên con, tên bố mẹ, tên anh chị em để con dễ nhớ. Hàng ngày, cho bé ký tên vào các bức tranh tự vẽ, viết tên riêng của bé lên ba lô, hộp bút…

Kể cả người lớn, nếu không thường xuyên ôn tập lại những gì đã học, việc xao nhãng là hoàn toàn dễ dàng, vì vậy, đối với việc học vần của con, bố mẹ cũng nên thường xuyên nhắc lại để con không bị quên. Để ôn tập lại những chữ đã dạy, bố mẹ nên thay đổi phương pháp, thay vì bắt bé nhớ lại cả chữ, bố mẹ nên cho bé tìm chữ cái bị mất, ví dụ như từ “bàn” chỉ còn “…àn” rồi cho bé từ “b” và “d” hỏi xem phải ghép chữ nào con nhỉ. Bạn nên cho bé vài cơ hội lựa chọn, thì bé đỡ ngại, đỡ sợ khi trả lời.

6. Khen ngợi, khuyến khích

Do con còn nhỏ nên thường rất hiếu động, ước mơ con ngồi “ôm sách” là điều khó có thể xảy ra, vì vậy ,xem xét độ hào hứng của trẻ, nếu trẻ thích có thể dạy nhiều chữ, còn trẻ không hứng thì chỉ nên dạy khoảng 2-3 chữ. Sau đó, khi bé xem phim thì cha mẹ nhắc lại những chữ đã dạy để trẻ nhớ. Thường xuyên khen ngợi và khuyến khích nếu con đánh vần, ghép đúng được 1 từ.

Bạn đang xem bài viết 5 Phương Pháp Dạy Con Đánh Vần Trước Khi Vào Lớp 1 trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!