Cập nhật thông tin chi tiết về Bé Móc Mũi Bị Chảy Máu Có Sao Không? Các Nguyên Nhân Phổ Biến mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tình trạng bé móc mũi bị chảy máu luôn khiến bố mẹ cảm thấy bất an, lo lắng và đôi khi không có cách xử lý chính xác, an toàn nhất đối với sức khỏe của bé. Vậy lúc này phải làm thế nào? Nguyên nhân do đâu khiến trẻ hay móc mũi? Tất cả các thắc mắc sẽ được giải đáp thông qua bài viết sau đây.
1/ Bé móc mũi bị chảy máu có sao không?
Bé móc mũi bị chảy máu là hiện tượng mà bố mẹ có thể dễ dàng nhận thấy khi một hoặc hai bên mũi của bé có máu chảy ra sau khi bé ngoáy mũi. Đây tuy không phải là một bệnh lý cụ thể mà phần lớn là do thói quen của bé gây nên. Niêm mạc mũi rất mỏng và dễ bị tổn thương nên khi trẻ móc và ngoáy mũi với lực mạnh hoặc móng tay cứa vào sẽ khiến chảy máu mũi.
Giải đáp cho trường hợp bé móc mũi khiến niêm mạc chảy máu: thông thường khi trẻ nhỏ móc mũi bị chảy máu ở mức độ nhẹ thì hoàn toàn có thể xử lý ngay tại chỗ được. Lúc này, mũi của bé sẽ nhanh chóng tự cầm máu ngay sau đó và không để lại biến chứng nào cả.
Tuy nhiên, bố mẹ cần đặc biệt chú ý nếu tình trạng móc mũi ra máu ở bé diễn ra liên tục và kéo dài hoặc ngay cả khi không có bất cứ tác động nào vào mũi bởi đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang mắc một số bệnh về đường hô hấp nghiêm trọng. Lúc này, nên đưa con đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị hiệu quả trong thời gian sớm nhất.
Tình trạng bé ngoáy mũi ra máu luôn khiến các bậc phụ huynh lo lắng
2/ Nguyên nhân khiến trẻ hay móc mũi
Tình trạng trẻ móc mũi bị chảy máu thường xảy ra rất phổ biến ở trẻ nhỏ khi trẻ thực hiện chúng một cách thường xuyên và bố mẹ không thể kiểm soát được. Để hiểu được điều này, các bậc phụ huynh có thể theo dõi một số nguyên nhân khiến trẻ hay móc mũi như sau:
Do trẻ cảm thấy ngứa mũi
Phần lớn nguyên nhân ban đầu khi trẻ móc mũi là do trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu tại vùng bên trong lỗ mũi. Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng ngứa mũi này, có thể là do thời tiết thay đổi đột ngột, dị ứng với môi trường xung quanh khi có quá nhiều bụi bẩn, lông động vật… Điều này sẽ vô tình làm mũi của trẻ bị kích ứng khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy và theo phản xạ sẽ sử dụng tay móc mũi để làm giảm tác động của những cảm giác khó chịu đó.
Niêm mạc mũi của trẻ thường rất mỏng nên khi có tác động lực từ tay sẽ gây ra tình trạng trầy xước và chảy máu mũi.
Do thói quen ngoáy mũi hàng ngày
Trẻ ngoáy mũi khi cảm thấy mũi ngứa ngáy, khó chịu
Thói quen móc mũi được hình thành khi bé cảm thấy ngứa ngáy mũi quá nhiều lần, điều này sẽ khiến bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn nên vô tình tạo thành một thói quen khó bỏ của bé. Ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh bé móc mũi rất phổ biến ở trẻ em. Tình trạng này khi kéo dài sẽ khiến niêm mạc mũi của trẻ mất đi các chất nhầy cần thiết để bảo vệ mũi, lâu dần sẽ kéo theo tình trạng xước mũi, tổn thương niêm mạc mũi khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp hơn bình thường.
Bé học móc mũi theo người khác
Trẻ nhỏ có khả năng bắt chước và học theo hành động của người xung quanh rất nhanh chóng. Chính vì vậy, khi người lớn ngoáy mũi trước mặt trẻ cũng sẽ trở thành một nguyên nhân dẫn đến tình trạng hay móc mũi bị chảy máu ở trẻ. Cha mẹ cần lưu ý và chỉ dạy cho bé đây là thói quen xấu, nhất định không được học theo.
3/ Cách xử lý khi móc mũi chảy máu
Khi thấy bé móc mũi bị chảy máu, bố mẹ nên chú ý một số cách xử lý nhanh sau đây:
– Giúp bé ngồi thẳng, đầu hơi cúi nhẹ về phía trước: Bé ngồi thẳng sẽ giúp áp lực máu trong tĩnh mạch vùng mũi giảm xuống làm hạn chế lượng máu tiếp tục chảy ra. Bố mẹ nên chú ý không ngửa đầu bé ra đằng sau bởi điều này không những không giúp bé cầm máu mà còn khiến máu chảy ngược về phía cổ họng và có thể gây nôn.
– Bóp nhẹ cánh mũi: Mẹ có thể dùng ngón trỏ để bóp 2 bên cánh mũi của con để giúp máu không chảy nữa. Thực hiện điều này trong khoảng từ 10 đến 15 phút và cho bé thở bằng miệng. Tùy thuộc vào tình trạng móc mũi chảy máu mà mẹ có thể điều chỉnh khoảng thời gian để cầm máu cho con.
Mẹ không nên bóp vào phần sống mũi hoặc thả tay quá sớm hoặc nhiều lần bởi có thể gây ra tình trạng máu mũi chảy nhiều hơn do máu chưa kịp đông lại trong khoang mũi.
– Cho trẻ nằm nghỉ ngơi ở trạng thái tĩnh sau khi đã cầm máu. Bố mẹ nên nhắc nhở con không nên chạm vào mũi sau khi móc mũi ra máu để con có thể nhận thức được mũi mình đang bị tổn thương và không nên tiếp tục chạm vào nữa.
– Nếu sau khoảng thời gian cầm máu mà máu vẫn tiếp tục chảy, mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và đưa ra giải pháp điều trị hiệu quả và phù hợp nhất.
Cách xử lý đúng khi bé chảy máu mũi
Nhằm giúp bé tránh được tình trạng móc mũi bị chảy máu, bố mẹ nên vệ sinh mũi cho con thường xuyên bằng nước muối sinh lý và nước muối ưu trương nhằm ngăn chặn bụi bẩn, vi khuẩn gây dị ứng, kích ứng niêm mạc mũi khiến bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Thực hiện rửa mũi cho bé khoảng 1-2 lần/ tuần, không nên lạm dụng bởi có thể làm mất hoàn toàn chất nhầy ở mũi khiến mũi trẻ dễ bị khô và tổn thương hơn.
Sản phẩm được khuyến khích nên sử dụng đó là nước muối ưu trương Nebial 3% dạng ống được sản xuất theo công nghệ 100% từ Italy với công dụng hỗ trợ điều trị: viêm mũi, khô mũi, sổ mũi, móc mũi có máu … làm sạch khoang mũi cho trẻ hiệu quả. Rất nhiều các gia đình đã lựa chọn Nebial 3% để phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Tham khảo ngay:
Nebial 3% ống – Dung dịch muối ưu trương nhỏ, rửa mũi cho bé Nebial KIT – Bộ sản phẩm rửa mũi, xịt xông mũi họng chuyên dụng cho trẻ em
Khi thấy bé móc mũi bị chảy máu kéo dài, cách tốt nhất là gia đình nên đưa con đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị hiểu quả và an toàn nhất. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên lạc đến hotline 0974.402.860 để được giải đáp miễn phí!
Nước muối ưu trương Nebial 3% hỗ trợ điều trị các bệnh viêm mũi, sổ mũi khi vệ sinh mũi an toàn, hiệu quả
Nguyên Nhân Bé Hay Bị Chảy Máu Mũi
Chảy máu mũi (CMM) thường xảy ra vào mùa lạnh và ở những địa phương có độ ẩm thấp, làm khô niêm mạc mũi. Trẻ từ ba-tám tuổi là nhóm có nguy cơ cao nhất. Nguyên nhân CMM được chia làm hai nhóm: tại chỗ và toàn thân.
– Các yếu tố tại chỗ : chấn thương (ngoáy mũi), dị vật (chảy dịch thối một bên cộng với CMM), phẫu thuật mũi xoang hay mắt, phản ứng viêm (ví dụ nhiễm trùng đường hô hấp, viêm xoang mạn tính, các kích thích do môi trường), các thuốc xịt (cocaine), u trong hốc mũi lành hay ác tính (ở trẻ em hay gặp polyp mũi, thoát vị màng não, hay u thần kinh đệm), độ ẩm thấp (nhất là trong mùa đông lạnh), khí dung …
– Các yếu tố toàn thân : các bệnh nhiễm trùng, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh Willebrand (một bệnh chảy máu có tính di truyền), bệnh rối loạn đông máu (hemophilia), u ác tính, các bệnh gan, giảm tiểu cầu, hóa trị, thiếu máu, suy tim, thiếu sinh tố C và K, dùng thuốc aspirin, các thuốc kháng viêm, thuốc chống dị ứng…
Điều trị gồm Chày máu mũi trước và chảy máu mũi sau
Chảy máu mũi trước : Máu mũi chủ yếu chảy ra phía trước, ở một bên mũi. Trường hợp này, người bệnh có thể bóp chặt hai bên cánh mũi (phần chóp mũi mềm mại, không bóp trên phần xương sống mũi). Với biện pháp này, đại đa số trường hợp sẽ có thể làm ngưng chảy máu sau 10 – 12 phút.
Bệnh nhân có thể dùng thuốc co mạch tại chỗ (Afrin hoặc Rhinex) nhỏ vào mũi để làm ngưng chảy máu. Nếu đã dùng các biện pháp trên, nhưng mũi vẫn chảy máu, nên đến cơ sở tai mũi họng gần nhất để được khám và xử lý thích hợp.
– Suy hô hấp tuần hoàn do hạ oxy máu.
– Sẹo xơ, hẹp họng sau hoại tử nhiều mô mềm do bị chèn ép bởi bấc mũi sau.
– Hoại tử cánh mũi hoặc vách ngăn do bấc mũi sau gây tình trạng thiếu máu nuôi.
– Viêm xoang do tắc nghẽn phức hợp lỗ thông mũi xoang cùng bên.
– Hội chứng sốc nhiễm độc.
– Viêm phổi hít.
Các Nguyên Nhân Gây Chảy Máu Mũi
Các nguyên nhân gây chảy máu mũi
Nhiều người thường xuyên bị chảy máu mũi, đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi. Ngay dưới bề mặt niêm mạc mũi có chứa rất nhiều các mạch máu nhỏ nên chúng dễ dàng bị tổn thương. Chảy máu mũi được đánh giá là thường xuyên nếu nó xảy ra hơn 1 lần/tuần.
Hai nguyên nhân thường gặp nhất gây chảy máu mũi bao gồm:
Không khí khô hanh: khi đó niêm mạc mũi của bạn cũng bị khô và dễ bị chảy máu, nhiễm trùng.
Những nguyên nhân khác gây chảy máu mũi bao gồm:
Viêm xoang cấp
Viêm xoang mạn
Dị ứng
Sử dụng Aspirin
Hemophilia và các rối loạn đông máu kháng
Sử dụng các thuốc chống đông như wafarin, heparin
Các chất gây kích thích, ví dụ như amoniac
Sử dụng cocain
Cảm lạnh thông thường
Lệch vách mũi
Dị vật ở mũi
Sử dụng các thuốc xịt mũi thường xuyên, ví dụ như các thuốc để điều trị dị ứng
Chấn thương mũi
Những nguyên nhân hiếm gặp hơn như:
Nghiện rượu
Chứng giãn mao mạch xuất huyết di truyền
Xuất huyết giảm tiểu cầu
Bạch cầu cấp
Polyp mũi
Phẫu thuật mũi
U mũi
Ba tháng giữa thai kì
Nhìn chung, chảy máu mũi không phải là một triệu chứng hoặc hậu quả của tăng huyết áp. Nó có thể xảy ra nhưng hiếm gặp, tăng huyết áp nặng có thể gây chảy máu mũi nhiều và kéo dài.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Hầu hết chảy máu mũi không nguy hiểm và sẽ tự cầm.
Nhưng nếu bạn bị chảy máu mũi với các đặc điểm như sau thì cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức:
Sau chấn thương, ví dụ như tan nạn ô tô
Chảy máu nhiều
Kèm theo khó thở
Kéo dài trên 30 phút, mặc dù bạn đã ấn cánh mũi
Chảy máu mũi ở trẻ em dưới 2 tuổi
Không nên tự lái xe mà hãy gọi cấp cứu hoặc nhờ ai đó chở đi.
Hãy đến gặp bác sĩ để được khám và xác định nguyên nhân nếu bạn thường xuyên chảy máu mũi, kể cả nó có thể dễ dàng tự cầm.
Các bước bạn có thể thực hiện khi bị chảy máu mũi:
Ngồi thẳng và cúi về phía trước. Duy trì ở tư thế này, bạn có thể giảm huyết áp ở các tĩnh mạch mũi, giúp hạn chế chảy máu. Cúi về phía trước sẽ giúp bạn tránh nuốt máu, có thể gây kích ứng dạ dày.
Xì mũi nhẹ nhàng để đẩy các cục máu đông. Xịt thuốc làm thông mũi.
Bóp chặt mũi. Sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ véo hai lỗ mũi chặt lại, ngay cả khi chỉ có một bên bị chảy máu. Thở qua miệng của bạn. Tiếp tục bóp chặt mũi trong 10 phút. Động tác này sẽ tạo áp lực trên các điểm chảy máu ở vách ngăn mũi và thường thì máu sẽ ngừng chảy.
Lặp lại. Nếu máu không ngừng chảy, lặp lại các bước này cho đến 15 phút sau.
Sau khi máu đã ngừng chảy, để giữ cho nó không xuất hiện một lần nữa, bạn không nên ngoáy hoặc xì mũi, không nên cúi xuống trong vài giờ và giữ đầu của bạn ở cao hơn mức tim.
Các mẹo giúp ngăn ngừa chảy máu mũi bao gồm:
Giữ ẩm lớp niêm mạc mũi. Đặc biệt là là trong những dịp thời tiết lạnh và khô, bạn có thể bôi một lớp dầu Vaseline hoặc thuốc mỡ kháng sinh (bacitracin, Neosporin) bằng tăm bông 3 lần/ ngày. Xịt mũi bằng nước mũi cũng có thể giúp làm ẩm mũi.
Cắt móng tay . Giữ móng tay ngắn giúp hạn chế chảy máu do ngoáy mũi.
Sử dụng máy tạo độ ẩm. Một máy tạo độ ẩm sẽ chống lại ảnh hưởng của không khí khô đến niêm mạc mũi.
“Vạch Trần” Nguyên Nhân Trẻ Bị Viêm Mũi Chảy Máu
Trẻ em là đối tượng thường hay bị viêm xoang mũi chảy máu do chưa có đủ kiến thức về cách vệ sinh mũi khi bị chảy mũi, nghẹt mũi nên theo quán tính khi bị ngứa hay cảm thấy khó chịu sẽ cho tay vào ngoáy mũi nên dễ viêm nhiễm và cháy máu mũi.
Các chuyên gia sức khỏe cho biết, trẻ bị viêm mũi chảy máu mũi là dấu hiệu, triệu chứng cho thấy tình trạng bệnh viêm xoang mũi đang có những diễn biến hết sức phức tạp. Nguyên nhân chính khiến trẻ bị viêm mũi chảy máu gồm có:
– Vệ sinh mũi sai cách: Việc làm sạch những chất nhầy trong mũi là điều rất cần thiết khi trẻ bị viêm xoang. Nhưng việc sử dụng dung dịch xịt mạnh vào trong mũi sẽ dễ gây sung huyết, chảy máu mũi. Bên cạnh đó, việc dùng corticoids quá thường xuyên có thể gây nhờn thuốc, làm bệnh nặng hơn. Do vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, không nên cho trẻ dùng thuốc xịt quá 7 ngày.
– Hắt xì quá mạnh: Khi bị ngạt mũi hoặc xịt mũi vệ sinh, người bệnh thường có thói quen xì mũi thật mạnh để đẩy các chất nhầy ra bên ngoài. Tuy nhiên, việc quá lạm dụng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới niêm mạc xoang, gây tổn thương dẫn đến chảy máu.
– Ngoáy mũi: Khi mũi khó chịu, trẻ thường hay có thói quen dùng tay ngoáy mũi. Bàn tay lại là nơi chứa nhiều vi rút gây tổn thương niêm mạc mũi làm chảy máu mũi..
– Thời tiết lạnh và khô: Bệnh viêm mũi chảy máu có nguy cơ tăng cao khi tiết lạnh và khô, vi khuẩn dễ tấn công ảnh hưởng đến mạch máu, làm chúng tổn thương và gây chảy máu.
Nên làm gì khi trẻ bị viêm xoang gây chảy máu mũi?
Viêm xoang bị chảy máu mũi khác hoàn toàn so với viêm xoang do các nguyên nhân khác. Khi trẻ bị viêm mũi và chảy máu cam, các mẹ nên:
– Đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám xác định tình trạng bệnh và có cách điều trị phù hợp, được kê đơn thuốc đúng với mức độ bệnh đang mắc phải. Lưu ý, bố mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho con uống, hãy dùng thuốc theo đúng khuyến cáo của bác sĩ để tránh trường hợp nhờn thuốc hay tái phát bệnh.
– Uống siro Coje để phục hồi niêm mạc xoang: Viêm mũi, viêm xoang chỉ khỏi hẳn khi niêm mạc xoang được phục hồi trở về đúng với chức năng của mình. Siro Coje được các chuyên gia khuyên dùng vì có khả năng thông mũi xoang, giảm dị ứng; giảm thiểu các triệu chứng đau đầu, chảy nước mũi, ngạt mũi, hắt hơi; hỗ trợ phục hồi niêm mạc xoang và tăng sức để kháng, ngăn viêm mũi chảy máu tái phát trở lại. Coje không chứa kháng sinh, dùng được cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.
Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.
Bạn đang xem bài viết Bé Móc Mũi Bị Chảy Máu Có Sao Không? Các Nguyên Nhân Phổ Biến trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!