Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Ngoài Da Thường Gặp Và Cách Phòng Tránh mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bệnh ngoài da có thể xuất hiện trong mùa nắng nóng oi bức và cả mùa mưa ẩm ướt. Nếu không chăm sóc và bảo vệ cẩn thận, làn da sẽ là đối tượng cho những căn bệnh ngoài da tấn công và gây hại.
Tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai thời điểm này, lượng bệnh nhân tới khám bệnh về da tăng từ 20% đến 30% so với mùa nắng nóng. Bệnh nhân tới khám hầu hết đều gặp phải triệu chứng ngứa ngoài da, viêm da, nổi mề đay…
BS. Vũ Đức Quang, Trưởng khoa điều trị bệnh da nội trú, Bệnh viện Da liễu cho hay, do đang vào mùa mưa độ ẩm cao là môi trường thích hợp cho các loại vi khuẩn, vi rút phát triển nên các bệnh về da cũng tăng lên như: bệnh nấm kẽ chân, ghẻ, viêm nang lông, chốc lở (viêm da mủ)… Ngoài ra các loại nấm lưu ký ở dưới mặt đất sẽ theo hơi nước bốc lên và là tác nhân gây ra tình trạng dị ứng da…
Ở mỗi bệnh đều có cách điều trị khác nhau, những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn thì bác sĩ sẽ cho điều trị bằng thuốc kháng sinh, với những bệnh do dị ứng sẽ cho triều trị bằng thuốc kháng histamin chống ngứa, bệnh do vi rút thì cho thuốc kháng vi rút, kết hợp với các loại thuốc bôi, thuốc sát khuẩn hàng ngày…
Bác sĩ Bệnh viện Da Liễu Đồng Nai khám bệnh về da cho một bệnh nhân.
Đối với bệnh chốc lở, bệnh do liên cầu khuẩn hoặc tụ cầu khuẩn gây nên. Bệnh thường gặp ở người lớn và cả ở trẻ nhỏ ở các vùng da vệ sinh kém. Những vùng da bị nhiễm bệnh xuất hiện những đám da rộp đỏ, có bóng nước khi vỡ ra sẽ thành loét, vết loét đỏ và mụn nước nhanh chóng bị vỡ, chảy ra dịch trong một vài ngày và sau đó tạo thành một lớp vỏ màu vàng nâu phía trên… Với bệnh này, người bệnh cần phải lau rửa bằng cồn sát khuẩn hoặc betadin. Bôi thuốc sát khuẩn, xanh methylen, castellani. Khi thương tổn đã khô chuyển sang bôi thuốc mỡ kháng sinh như tetraxyclin, foban, bocidate, fucidin. Uống thuốc kháng sinh để bệnh nhanh khỏi và tránh những biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận.
Bệnh viêm nang lông, nguyên nhân được xác định là do mồ hôi, lớp dầu nhờn tự nhiên trên da, hóa mỹ phẩm, bụi bẩn,… tích tụ trên da gây bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn có hại xâm nhập vào gốc nang lông gây nhiễm trùng. Người bị bệnh cũng phải sát khuẩn bằng cồn 70 độ, betadin, bôi thuốc mỡ kháng sinh và uống kháng sinh kháng tụ cầu như oxaxylin, bristopen, cloxylan, hạn chế gãi, chải đầu nhẹ nhàng, không làm tổn thương da đầu.
Bệnh viêm kẽ do vi khuẩn, nguyên nhân là do tác động của nhiệt, độ ẩm, và sự chà xát ở các vùng kẽ làm cho da ở vùng đó trợt ra, triệu chứng thường gặp là ngứa rát và đau nhói, ở các nếp của cơ thể thường trở nên đỏ, nứt kẽ và thượng bì ướt… Bệnh nhân sẽ được điều trị bằng bôi dung dịch eryfluid và uống erythromycin 250mg 4 lần 1 ngày.
Với những người bị ghẻ ngoài việc bôi thuốc thì người bệnh phải thường xuyên vệ sinh cá nhân, người bệnh có thể bôi một trong những loại thuốc sau: DEP, eurax, ascabiol. Tẩy uế quần áo, ga gối bằng cách luộc hoặc phơi 3-4 nắng.
Để phòng ngừa các bệnh về da trong mùa mưa, BS Vũ Đức Quang khuyến cáo người dân cần quan tâm dọn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ và hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các nguồn nước bẩn, nước tù đọng lâu ngày. Trong trường hợp đã tiếp xúc với nước bẩn, cần tắm rửa ngay bằng nước sạch, lau khô, nhất là kẽ ngón chân, ngón tay, nách, bẹn… Khi có dấu hiệu bị bệnh, cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị bệnh đúng cách. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống hoặc bôi vì có thể khiến bệnh nặng hơn.
Với những người đã bị bệnh, cần tránh tiếp xúc với nguồn nước bẩn, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Không mặc quần áo ẩm ướt. Không dùng chung quần áo, khăn mặt, chậu giặt với người chưa mắc bệnh để tránh bệnh lây sang người khác. Tránh gãi để hạn chế làm tổn thương lan rộng. Ngoài ra, bệnh nhân cần ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao thể trạng và hỗ trợ điều trị bệnh.
Hoàn Lê
12 Bệnh Ngoài Da Thường Gặp Ở Người Lớn Và Cách Phòng Tránh Hiệu Quả
Bác sĩ thăm khám da liễu cho bệnh nhân – Ảnh: iStock
Việt Nam chúng ta nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, điều kiện môi trường phù hợp cho nhiều loại bệnh ngoài da phát triển.
Bệnh ngoài da thường gây khó chịu cho người bệnh, dễ lây lan và khó điều trị dứt điểm. Một số loại bệnh biểu hiện ngoài da tưởng chừng đơn giản nhưng lại phản ánh những vấn đề nội tại bên trong của cơ thể.
Nội dung bài viết sau đây tổng hợp một số loại bệnh ngoài da hay gặp và cách phòng tránh. Hy vọng người bệnh gặp các bệnh ngoài da có thể nhận diện và biết cách phòng tránh hoặc điều trị kịp thời. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và chăm sóc sức khỏe da liễu để có cuộc sống vui, sống khỏe.
12 bệnh ngoài da thường gặp ở người lớn
1. Viêm da cơ địa
Đây là một trong những bệnh lý ngoài da thường gặp nhất, đặc biệt là ở trẻ em và ít hơn ở người lớn. Nguyên nhân tạo nên viêm da cơ địa là yếu tố di truyền hoặc do yếu tố môi trường.
Bệnh viêm da cấp tính thường xuất hiện các đám phát ban đỏ hình tròn, trên bề mặt nổi nhiều mụn nước và vảy tiết. Trên bề mặt da tiết dịch và phù nề. Đây là lúc người bệnh rất ngứa đau rát nhất là về đêm.
Với người bệnh mạn tính, sắc tố da của người bệnh bị thay đổi, rối loạn và xuất hiện nhều đám da sần, dày sừng bong tróc và vẫn rất ngứa.
2. Viêm da tiếp xúc
Là bệnh do tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng, chất gây dị ứng.
Triệu chứng bệnh là nổi ban đỏ, phát ban các khu vực bị bệnh như cổ, đầu, trán, mặt mí mắt, bụng, chân tay và rất ngứa. Diện tích phát ban của bệnh được giới hạn và chỉ lan rộng ra khi bệnh trở nên nặng hơn.
Viêm da tiếp xúc gồm 2 loại viêm chính là viêm da tiếp xúc dị ứng và viêm da tiếp xúc kích ứng.
3. Bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến chiếm đến 10% tổng số người mắc bệnh ngoài da. Tuy không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng bệnh vảy nến làm mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh.
Theo nghiên cứu và thống kê thì nam giới có tỉ lệ mắc bệnh nhiều hơn nữ giới. Đây là loại bệnh có thể phát theo từng đợt và cũng có thể giảm theo mùa.
4. Viêm da mủ
Đây là bệnh ngoài da thường xảy ra vào mùa hè. Vào thời điểm này, trời nóng nực và cơ thể tiết nhiều mồ hôi khi gặp tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn sẽ dễ mắc bệnh.
Người bệnh bị viêm nang lông, bị mụn nhọt, chốc lở, hăm kẽ và ngoài ra còn bị chốc mép, chốc loét…
Bệnh về da thường gặp mùa hè
Thời lượng: 02 phút 18 giây
Thực hiện: Đài PT-TH Hà Nội
5. Nổi mề đay – mẩn ngứa
Đây là một bệnh da liễu thường gặp và cũng gây ngứa ngáy, đau bỏng rát khó chịu cho người bệnh. Bạn càng gãi, càng động vào vùng da bị mề đay thì càng ngứa và có thể bị chảy máu và bị bội nhiễm.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như dị ứng với thuốc, với thức ăn, với một số chất kích ứng; Côn trùng cắn, đốt; Tiêu thụ quá nhiều những loại thức ăn chứa nhiều đạm, canxi.
6. Bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ là bệnh ngoài da phổ biến, bệnh do một loại côn trùng ký sinh trên da gây nên, có tên là Sarcoptes scabiei, Hominis (cái ghẻ),có nơi còn gọi là con mạt ngứa, thường hay gặp vào mùa xuân – hè. Bệnh do ghẻ cái gây nên, ghẻ đực không gây bệnh vì chết sau khi giao hợp.
Bệnh ghẻ lây do nằm chung giường, mặc quần áo chung, lây qua tiếp xúc da khi quan hệ tình dục… Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh ghẻ.
Hầu hết sự lây truyền bệnh ghẻ xảy ra mang tính chất gia đình vì nếu một thành viên trong nhà bị bệnh ghẻ thì khả năng những người khác trong gia đình sẽ dễ mắc bệnh theo.
7. Nấm da
Nấm da là căn bệnh có khả năng lây lan và tái phát khá cao gây nên những triệu chứng ngứa ngáy vô cùng khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc của người bệnh.
Bệnh nấm da hình thành do vi nấm dermatophytes, thường gặp nhất vào mùa hè và khu trú ở những vùng da ẩm ướt, các nếp gấp…
Khi xâm nhập vào da, các sợi nấm liên kết với nhau tạo thành búi nấm, đến lúc những búi nấm này già hoặc chết đi sẽ hình thành bào tử. Nấm da gây ngứa cho người bệnh là bởi trong quá trình sống của mình, sợi nấm tiết ra độc tố làm kích thích da.
Nấm da có các dạng phổ biến như: Nấm da toàn thân, nấm da đầu, nấm da mặt, nấm da tay, nấm da đùi, nấm kẽ và nấm móng…
8. Bệnh zona người lớn
Bệnh có biểu hiện phát ban của các chấm nổi lên, sau đó biến thành mụn nước gây đau đớn. Bệnh zona khiến da bị bỏng, ngứa ran hoặc trở nên rất nhạy cảm.
Bệnh zona thường xuất hiện trên thân và mông nhưng có cũng có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Thường bệnh sẽ kéo dài khoảng hai tuần.
Mặc dù tình trạng bệnh sẽ được hồi phục, nhưng nó vẫn gây đau, tê và ngứa kéo dài hàng tháng, hàng năm hoặc thậm chí là cả đời.
9. Bệnh chàm (Eczema)
Bệnh chàm là một thuật ngữ để thể hiện một số tình trạng viêm da không lây nhiễm. Biểu hiện bệnh là da có màu đỏ, khô và ngứa. Các bác sĩ không chắc chắn điều gì làm cho bệnh chàm, nhưng họ biết rằng căng thẳng, tiếp xúc các chất kích thích (như xà phòng),chất gây dị ứng và khí hậu có thể kích hoạt bệnh bùng phát.
Ở người lớn, nó thường xuất hiện ở khuỷu tay, bàn tay và ở nếp gấp da. Một số loại thuốc điều trị bệnh chàm có thể được bôi lên da và một số khác được uống bằng miệng hoặc tiêm.
Nguyên nhân chủ yếu là do cơ địa người bệnh và do tiếp xúc với các hóa chất trong cuộc sống và công việc, ăn phải thức ăn lạ… hoặc do cơ thể bị rối loạn, sức đề kháng kém.
10. Mụn trứng cá
Mụn trứng cá bùng phát khi lỗ chân lông bị tắc dầu và tế bào da chết bị viêm. Có 2 loại mụn là mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Lỗ chân lông mở và chuyển sang màu tối được gọi là mụn đầu đen. Lỗ chân lông bị tắc hoàn toàn được gọi là mụn đầu trắng.
Vi khuẩn và các yếu tố kích thích kích hoạt mụn trứng cá hoạt động. Chúng thường xuất hiện trên mặt, ngực và lưng. Bạn cũng có thể bị nổi mụn mủ và u nang. Để giúp kiểm soát mụn trứng cá, hãy giữ cho vùng da dầu sạch sẽ và không nặn mụn (vì nặn mụn có thể gây nhiễm trùng và sẹo).
11. Nốt ruồi
Nốt ruồi thường có màu nâu hoặc đen. Chúng có thể có ở bất cứ đâu trên cơ thể. Chúng có thể xuất hiện một mình hoặc theo nhóm và thường xuất hiện trước tuổi 20. Một số nốt ruồi thay đổi chậm theo năm tháng. Chúng có thể đi từ phẳng đến lớn lên, mọc tóc hoặc thay đổi màu sắc.
Nên đi kiểm tra nốt ruồi hàng năm với bác sĩ da liễu. Bạn nên gặp bác sĩ nếu thấy bất kỳ sự thay đổi về đường viền không đều, màu sắc bất thường hoặc không đồng đều, chảy máu hoặc ngứa.
12. Bệnh mụn cóc
Trong hầu hết các trường hợp, mụn cóc thông thường xuất hiện trên ngón tay hoặc bàn tay. Chúng được gây ra bởi virus papilloma ở người. Mụn cóc lây lan khi bạn chạm vào thứ gì đó được sử dụng bởi người bị virus. Để ngăn ngừa mụn cóc nhiều hơn, hãy băng chúng lại, giữ cho chúng khô ráo và không nên chọc chúng.
Bệnh mụn cóc thường vô hại và không đau. Bạn có thể điều trị chúng bằng thuốc bôi, hoặc bác sĩ có thể đóng băng hoặc đốt chúng đi. Các kỹ thuật loại bỏ tiên tiến hơn bao gồm phẫu thuật, laser và hóa chất.
Cách phòng tránh các bệnh ngoài da
Theo Bác sĩ Nguyễn Hữu Trường để phòng tránh các bệnh ngoài da, cần thực hiện những biện pháp sau.
Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Thường xuyên tắm gội để rửa trôi hết bụi bẩn, mồ hôi, vi khuẩn, bã nhờn bám trên da
Tắm rửa, vệ sinh cơ thể và làn da sạch sẽ sau một ngày làm việc mệt nhọc hoặc tập thể dục, thể thao.
Không nên lạm dụng quá nhiều sữa tắm hoặc dầu gội gây tổn hại lớp chất nhờn.
Hạn chế sử dụng mỹ phẩm
Làn da vốn rất nhạy cảm, nhất là da mặt nên việc lạm dụng mỹ phẩm dễ gây dị ứng mỹ phẩm, viêm da, nám da thậm chí là ung thư.
Các loại thuốc nhuộm tóc, thuốc sơn móng tay cũng dễ gây dị ứng, viêm da đầu.
Quần áo, đồ dùng cá nhân
Không nên mặc chung hoặc cho ai mượn đồ của mình mặc.
Quần áo lúc nào cũng phải được giặt sạch sẽ, phơi khô ngoài ánh nắng để tiêu diệt vi khuẩn,
Bảo quản treo quần áo, đồ dùng cá nhân ở nơi sạch sẽ thoáng mát.
Không mặc quần áo ẩm ướt, quần lót quá chật vì gây nấm da.
Một số loại quần áo vải, ni lông, sợi tổng hợp cũng gây dị ứng da vì vậy cần lựa chọn chất liệu mát, mỏng, dễ thấm hút mồ hôi sẽ tốt hơn cho da.
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp da tăng sức đề kháng từ đó phòng ngừa các bệnh ngoài da tốt hơn.
Thiếu dinh dưỡng dễ gây ra các triệu chứng ngứa da.
Với người cơ địa dị ứng, hạn chế chất kích thích, cà phê, trà, các loại hải sản như cua, tôm, mực có thể gây dị ứng cho da
Thay thế các thực phẩm này bằng các loại thực phẩm nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng.
Ăn nhiều rau xanh, trái cây, thức ăn giàu canxi như đậu nành, cá hồi…
Khám và điều trị các bệnh ngoài da ở đâu tốt
Bệnh ngoài da là nhóm bệnh phổ biến trong cộng đồng ở nước ta. Bệnh thường không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh ngay nhưng ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống.
Bệnh ngoài da có thể tái đi tái lại, khó điều trị dứt điểm, có thể lây lan cho người xung quanh. Nhiều người thậm chí mất đi vẻ đẹp tự nhiên và thiếu tự tin với làn da của mình khi gặp các vấn đề về da liễu.
Khi gặp các vấn đề về bệnh ngoài da, cách tốt nhất là người bệnh nên đi khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Bệnh nhân gặp vấn đề về da liễu có thể chọn khám từ xa thông qua cuộc gọi trực tuyến có hình với bác sĩ chuyên khoa da liễu từ xa. Bệnh nhân ở nhà gặp bác sĩ từ xa mà không cần đến cơ sở y tế.
Da liễu là nhóm bệnh phù hợp để khám từ xa với nhiều tiện ích, nhanh gọn mà vẫn đạt kết quả khám chữa bệnh hiệu quả.
Các Bệnh Ngoài Da Ở Người Lớn Thường Gặp
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi chúng tôi Nguyễn Thị Nhật Lệ – Bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Cuba
Các căn bệnh ngoài da ở người lớn thường gặp nhất
Bệnh mề đay là một trong những bệnh ngoài da hay gặp ở người lớn, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh, có thể do dị ứng với sự biến đổi của thời tiết, các loại hóa chất độc hại, mỹ phẩm, dị ứng thuốc,…
Xuất hiện những mảng phù màu hồng hoặc đỏ nổi cao trên mặt da.
Kích thước và số lượng của những mảng phù thay đổi khác nhau, có thể ở bất cứ vị trí nào trên da.
Mề đay gây ngứa ngáy vô cùng.
Khi mề đay khỏi không để lại dấu vết gì.
Cơn mề đay cấp tính: Bệnh biểu hiện đột ngột ở bất cứ vùng nào trên cơ thể có dấu hiệu là những nốt sần, phù nề, ngứa dữ dội. Cơn xảy ra trong vài phút hoặc vài giờ rồi lặn hoặc có thể từng đợt kế tiếp nhau. Trong cơn mề đay cấp có thể kèm theo sốt cao, nôn mửa, đau quặn bụng, khó thở,…
Cơn mề đay mãn tính: Đó là khi tình trạng nổi mề đay kéo dài trên 8 tuần, không kể nhiều hay ít, có khi ngắt quãng nhiều ngày, có thể gặp các dạng khác nhau.
Bệnh zona thần kinh gây ra do siêu virus varicella-zoster, cùng loại virus gây ra với bệnh thủy đậu. Ở người lớn nếu sức đề kháng kém, cơ thể mệt mỏi cũng sẽ dễ bị nhiễm căn bệnh này.
Đau, cảm giác như bị bỏng, tê, ngứa, bị kim châm, hay rất nhạy cảm ở một vài vùng da.
Những mụn nước trên một khoảng da đỏ sẽ xuất hiện vài ngày sau cảm giác đau, sốt, nhức đầu, ớn lạnh, khó chịu trong bao tử.
Thường những mụn nước này chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể, thành những mảng, hay thành hình dài như dây thần kinh và chúng có thể lan từ giữa lưng ra bên hông, vòng tới xương ức.
Đôi khi những mụn nước này xuất hiện ở một bên mắt, cổ hay mặt.
Thông thường, biểu hiện của bệnh sẽ biến mất sau khoảng 1 tháng. Tron trường hợp điều trị muộn hay không đúng cách, bệnh có thể gây ra những biến chứng xấu như mất thính giác, mất thị lực. Dù vậy, bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng.
Xuất hiện những mụn nước khu trú ở bàn tay, bàn chân.
Bệnh không bao giờ hoặc ít khi vượt lên mé trên cổ tay và cổ chân.
Mụn nước này ăn sâu vào thượng bì làm da nổi gồ lên, hình tròn, rải rác hay xếp thành chùm, sờ vào mụn nước thấy chắc, cảm giác như có một hạt gì nằm xen trong da, kích thước khoảng 1 – 2mm.
Các mụn nước thường xẹp đi chứ không tự vỡ, thường có màu hơi ngả vàng, khi bong ra để lộ một nền da hồng, hình đa cung hoặc tròn, có viền vảy xung quanh.
Kèm theo rất ngứa, càng gãi càng ngứa, bệnh thường kéo dài khoảng 2 đến 4 tuần, tróc vảy rồi lành và bệnh hay tái phát.
Ở giai đoạn đầu, vùng da tay chân chỉ xuất hiện những nốt mụn nước nhỏ li ti. Nhưng để càng lâu mà không chữa thì mụn nước sẽ càng xuất hiện nhiều, kết thành những mảng lớn, trở nên sần sùi đáng sợ.
Nếu người bệnh không thể kiểm soát được cơn ngứa mà gãi nhiều, gãi mạnh khiến các nốt mụn vỡ ra thì vi khuẩn sẽ lây lan nhanh chóng hơn đến các vùng da khỏe mạnh. Hậu quả là tổ đỉa viêm nhiễm nặng, dẫn đến chai xù, hoại tử, nổi hạch bạch huyết.
Lang ben là một bệnh ngoài da do vi nấm malassezia gây ra. Đây là một bệnh ngoài da thường gặp ở người lớn, do vệ sinh không sạch sẽ, mặc quần áo còn ẩm… nên bị mắc bệnh. Việc điều trị bệnh tương đối dễ dàng nhưng vấn đề khó khăn nhất là tình trạng tái phát rất cao. Thời gian bị bệnh càng lâu thì càng khó chữa.
Bệnh thường tiến triển âm thầm và lâu dài từ nhiều tháng đến nhiều năm, lứa tuổi thanh thiếu niên 15-25 dễ mắc bệnh nhất, tập trung ở lưng, ngực, cổ và mặt trong cánh tay.
Khi bị bệnh, người bệnh đa phần thường cảm thấy ngứa nhẹ nhất là khi đổ mồ hôi.
Ngoài ra da có thể bị rát, các trường hợp da bị giảm sắc tố (màu trắng) chiếm đa số, cũng có thể bị sậm màu hơn.
Lang ben là một trong các bệnh ngoài da ở người lớn phổ biến, không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lây lan rất nhanh sang các vùng da lân cận, gây mất thẩm mỹ. Chính vì thế, không ít người đã phải chịu áp lực tâm lý, cảm thấy tự ti, mặc cảm với căn bệnh này.
Hắc lào là một bệnh ngoài da cực kì phổ biến. Nó có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, nhưng nhiều hơn là gặp ở người lớn. Đặc biệt là người thường xuyên làm việc trong môi trường ẩm ướt, vệ sinh kém, ra nhiều mồ hôi. Con đường lây nhiễm chủ yếu là từ người sang người, đất hoặc gia súc.
Xuất hiện tình trạng tróc vảy hoặc bong tróc ở da, ngứa ngáy
Trên cơ thể, bệnh hắc lào bắt đầu dưới dạng các mảng nổi nhẹ, có hình vòng tròn hoặc bầu dục, có màu đỏ hoặc nâu, xuất hiện ở da và gây ngứa.
Vùng da này có thể xuất hiện thành từng mảng, bề mặt còn có các vảy có cạnh sắc cứng hoặc các mụn nước nhỏ phồng rộp.
Trong thời gian xuất hiện mẩn đỏ và vảy da, bệnh có thể lây truyền cho những người khác.
Việc cào hoặc gãi ngứa có thể gây ra tình trạng sưng, chảy nước và tạo điều kiện cho nhiễm trùng.
Bệnh thường có thể gặp ở tất cả vùng da trên cơ thể.
Đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đời sống và tâm lý của người bệnh. Đặc biệt nếu hắc lào xuất hiện ở vùng mông, háng và vùng kín thì sẽ gây ngứa rát, đau đớn cực độ. Bệnh lý khiến cho người bệnh luôn cảm thấy bất tiện, căng thẳng, mặc cảm, không thể tập trung vào bất cứ việc gì. Bệnh để càng lâu, sức khỏe càng giảm sút, thậm chí gây tổn hại đến khả năng sinh sản của người bệnh.
Vảy nến là một trong các bệnh ngoài da ở người lớn tương đối phổ biến. Bệnh thường xảy ra ở người lớn. Tỷ lệ nam nữ mắc bệnh là như nhau. Cơn bùng phát bệnh thường xảy ra do những vết thương nhỏ, khi bạn bị stress, nhiễm trùng, tiếp xúc với khí hậu lạnh và khô, bạn bị béo phì hoặc mắc phải những bệnh tự miễn khác. Bệnh cũng có thể di truyền trong gia đình. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.
Có vảy óng ánh bạc trắng hơi nhô lên bề mặt da với rìa đỏ hay hồng, xuất hiện những vết nứt đau, da khô, nứt, có thể chảy máu, ngứa, đỏ da, sưng và cứng khớp.
Bệnh thường xuất hiện ở da đầu, ở mặt, ở cùi chỏ, bàn tay, đầu gối, bàn chân, ngực, phần lưng dưới, và những nếp gấp giữa bụng.
Bệnh á sừng là một trong những bệnh ngoài da hay gặp ở người lớn. Nguyên nhân gây á sừng đến nay vẫn chưa xác định, song nhiều nhà khoa học cho rằng đó là do yếu tố di truyền trong gia đình hoặc thói quen dinh dưỡng thiếu cân đối từ bé. Thực tế cho thấy, đại đa số bị mắc bệnh đều do ăn ít rau quả. Thiếu vitamin nhất là A, C, D, E,… sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lớp sừng trên da.
Bệnh á sừng là một bệnh viêm da cơ địa dị ứng, là một bệnh ngoài da khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều vị trí da khác nhau, nhưng rõ rệt nhất là ở các đầu ngón tay, chân, gót chân.
Vùng bàn tay, chân bị á sừng thường khô ráp, tróc da, nứt nẻ ở rìa, gót chân và đầu các ngón.
Nếu không giữ gìn vệ sinh, người bệnh dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát gây sưng tấy.
Là một trong các căn bệnh ngoài da thường gặp, á sừng không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh, cũng không lây truyền sang người khác nhưng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người bệnh. Căn bệnh gây nứt nẻ, khô ráp và tróc da, khiến cho người bệnh ngứa ngáy, đau đớn mà không thể làm gì để kiểm soát được.
Chàm eczema là một trạng thái viêm lớp nông của da cấp tính hay mạn tính, tiến triển từng đợt và dễ quay trở lại, nguyên nhân gây bệnh phức tạp do lây nhiễm từ vi sinh vật, do ăn uống, do môi trường hoặc các tác nhân bên ngoài khác.
Da khô, ngứa, những mụn nước nhỏ, nổi gồ lên mặt da
Có thể rỉ dịch và đóng vảy nếu bạn gãi hay cào xước da
Da trở nên dày hơn, nứt rạn, đóng vảy nhiều, dễ trầy xước
Da trở nên nhạy cảm và sưng phù khi gãi ngứa
Bệnh chàm Eczema không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng làm mất thẩm mỹ và gây cảm giác ngứa ngáy, đau rát và vô cùng khó chịu. Tình trạng bệnh gây ra rất nhiều trở ngại cho người bệnh trong đời sống sinh hoạt, lao động hàng ngày.
Đồi mồi, nám và tàn nhang đều là các vấn đề xuất hiện trên da mặt, da tay khiến chị em đau đầu tìm cách điều trị vì chúng ảnh hưởng trực tiếp tới nhan sắc của chị em, phụ nữ.
Xuất hiện các đốm sẫm màu, nâu, thâm vàng, mức độ đậm nhạt khác nhau.
Thường xuất hiện đối xứng 2 bên má, môi trên, cằm, trán,…
Các đốm có kích thước đa dạng, từ đầu tăm đến hạt vừng, thậm chí to hơn.
Nám, tàn nhang, đồi mồi không gây ngứa rát, không đau đớn, không nguy hiểm gì mà chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, vẻ đẹp và tâm lý của người phụ nữ.
Cách điều trị các bệnh ngoài da ở người lớn
Hầu hết các căn bệnh ngoài da ở người lớn kể trên đều không có gì nguy hiểm nếu người bệnh nhận thấy biểu hiện và điều trị sớm. Người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ da liễu thăm khám và kê đơn thuốc điều trị.
Trong mọi trường hợp, nếu bệnh mới khởi phát, bác sĩ sẽ kê các đơn thuốc mỡ, thuốc kem kháng sinh để ức chế vi khuẩn, virus lây lan. Kèm theo là một số loại vitamin bổ sung để tăng sức đề kháng, tăng sức khỏe cho da.
Nếu bệnh nặng hơn hoặc không có dấu hiệu thuyên giảm, bác sĩ da liễu sẽ kê thêm một số thuốc uống kháng sinh, hoặc tiêm trực tiếp để diệt trừ mầm mống gây bệnh từ bên trong.
Một số căn bệnh khác, người bệnh có thể cần can thiệp công nghệ để điều trị bệnh như liệu pháp ánh sáng, laser,…
Cách phòng tránh các bệnh da liễu
1. Tăng sức đề kháng để tránh các bệnh ngoài da ở người lớn
Các bệnh da liễu dù khởi phát từ nguyên nhân gì thì cũng đều do sức đề kháng của người bệnh kém, hệ miễn dịch suy giảm nên dễ bị các tác nhân gây hại xâm nhập. Chính vì thế, để không trở thành đối tượng nhiễm các bệnh ngoài da ở người lớn thường gặp trên, bạn cần tập trung cải thiện sức đề kháng của mình.
Người bệnh nên bổ sung nhiều hơn các nhóm thực phẩm bổ dưỡng như chất xơ trong rau củ, các loại vitamin trong hoa quả, chất khoáng trong các loại hạt dinh dưỡng và đạm omega-3 trong các loại cá biển.
Đồng thời, hạn chế các loại thực phẩm cay nóng, các gia vị cay nồng, các loại thịt đỏ, các thực phẩm có tính độc như măng, nấm, dưa cà, các thực phẩm dễ gây dị ứng,…
Tuyệt đối không sử dụng các đồ uống có gas, cồn, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
Không nhất thiết phải vận động mạnh, tập thể thao quá sức. Chỉ cần hoạt động nhẹ nhàng đều đặn mỗi ngày, đi bộ nhiều hơn, vận động nhiều hơn thay vì chỉ ngồi yên một chỗ cũng đủ để cơ thể được tăng cường thể lực.
2. Phương pháp chăm sóc da
Bên cạnh tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe từ bên trong, bạn cũng cần có cách chăm sóc da đúng để tránh các mầm mống gây bệnh từ bên ngoài.
Sử dụng các loại sữa rửa mặt, sữa tắm dịu nhẹ, ít kiềm, ít bọt để da được vệ sinh dịu nhẹ, tránh tẩy rửa quá mạnh. Nếu tẩy da chết thì chỉ nên tẩy khoảng 2 lần/tuần, để cho làn da có đủ thời gian để tái tạo.
Nên hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm, hạn chế trang điểm và sử dụng quá nhiều loại sản phẩm dưỡng da cùng lúc. Nếu có sử dụng kem dưỡng ẩm, hãy tìm mua tại các nhà thuốc, tìm hiểu kỹ thành phần và nhận tư vấn của bác sĩ da liễu nếu có thể.
Các Loại Bệnh Ngoài Da Ở Trẻ Em Thường Gặp &Amp; Cách Đặc Trị
Các bệnh ngoài da ở trẻ em phổ biến nhất và cách điều trị
Không chỉ gây mệt mỏi, khó chịu trong người mà các bệnh ngoài da ở trẻ em còn khiến bé bị lở loét, nhiễm trùng da thậm chí là nhiễm trùng máu nếu không được điều trị kịp lúc. Theo nhiều chuyên gia y tế thì thời tiết thay đổi kết hợp với ô nhiễm môi trường chính là nguyên nhân khiến bé mắc các bệnh ngoài da.
Hãy tham khảo ngay các bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp nhất ở trẻ em để có biện pháp phòng tránh khoa học nhất.
1. Phát ban đỏ
Phát ban đỏ chính là bệnh ngoài da hay gặp nhất ở trẻ em. Bệnh này có thể tự khắc phục tại nhà, tuy nhiên nhiều mẹo dân gian khiến bé phải kiêng tắm, kiêng nắng, gió là một sai lầm rất phổ biến.
✪ Triệu chứng: ✪ Cách xử lý:
Nếu con bạn bị bệnh thì nên giữ trẻ ở trong nhà, tránh tiếp xúc với các bé khác.
Khi bé bị bệnh thì cha mẹ nên chú ý bổ sung vitamin A và liều lượng phù hợp theo từng độ tuổi. Giữ da bé luôn sạch sẽ và khô thoáng. Chú ý không nên kiêng ăn, kiêng gió, kiêng tắm.
Chú ý phát hiện bệnh sớm và cho trẻ nhập viên kịp thời, tránh các biến chứng có thể xảy ra. Tái khám đúng hẹn.
2. Bệnh chốc lở ở trẻ
Chốc lở là tình trạng nhiễm khuẩn nông ở da bé do vi khuẩn gây ra. Bệnh rất dễ lây lan và thường lây trực tiếp từ vùng da bệnh và các vùng da lành trên cơ thể bé.
✪ Triệu chứng:
Bệnh khởi phát với những bóng nước hình tròn, dẹp, trong vài giờ các bóng nước này sẽ đục dần, có mủ rồi tự vỡ hoặc vỡ do một tác động rất nhỏ.
Sau khi bóng nước vỡ thì miệng vết thương sẽ kết vảy màu vàng.
Trẻ bị bệnh chốc lở thường không phát sốt, tuy nhiên rất dễ bị sưng to ở vùng bị chốc lở.
✪ Tác hại:
Chốc lở rất dễ lây lan cho nên nếu mẹ không chú ý quan sát và điều trị kịp thời cho bé thì bé rất dễ bị viêm cầu thận.
Viêm cầu thận sẽ xuất hiện sau khi bé bị chốc lỡ khoảng 2 tuần. Triệu chứng bao gồm phù nề ở mặt nhất là mi mắt, tiểu ít, có máu trong nước tiểu.
✪ Cách xử lý:
3. Bệnh thủy đậu ở trẻ
Trẻ em dưới 12 tuổi là đối tượng dễ mắc phải bệnh thủy đậu. Bệnh này khá lành tính tuy nhiên rất dễ lây lan và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp lúc.
✪ Triệu chứng:
✪ Cách xử lý:
Thủy đậu là do virus gây ra, do đó thuốc kháng sinh trong trường hợp này là không có tác dụng. Tuy nhiên, kháng sinh vẫn được chỉ định nếu vi khuẩn xâm nhập vào các vết loét.
Khi bé có dấu hiệu thủy đậu, mẹ nên cho bé đi khám ở bệnh viên uy tín. Bác sỹ sẽ thiết kế liệu trình điều trị phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và tình trạng bệnh của bé.
4. Bớt màu xanh tím
Các vết bớt này thường xuất hiện trên mông của bé sơ sinh. Nhiều người vẫn cho rằng đây là do bà mụ đánh dấu cho nên trẻ mới có dấu vết như vậy. Một lý do khác nghe có vẻ khoa học hơn là do mẹ ăn nhiều chất sắt khiến bé không hấp thụ được hết cho nên mới hình thành vết bớt trên da như vậy.
Thực tế thì những điều bên trên đều không chính xác. Những vết bớt này khoa học gọi là bớt Mông Cổ. Khi phôi thai phát triển thì những tế bào sắc tố di chuyển từ tế bào thần kinh đến hạ bì gây ra các vết xanh tím như vậy.
5. Chàm sữa (lác sữa)
✪ Triệu chứng:
Dấu hiệu ban đầu của bệnh chàm sữa là da trẻ bắt đầu xuất hiện những vảy nhỏ li ti.
Sau đó da bé sẽ bị căng và nổi những mảng đỏ ở khu vực xung quanh mặt.
Bé sẽ có biểu hiện trằn trọc, khó ngủ, quấy khóc, bú kém và gây ra hiện tượng ngứa.
✪ Cách điều trị:
Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về: Bệnh chàm sữa ở trẻ em sơ sinh: Cách chăm sóc và điều trị
6. Cứt trâu
Tình trạng cứt trâu ở trẻ sơ sinh là việc tạo nên các mảng sần sùi trên da đầu của bé. Tuy đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nó lại gây mất thẩm mỹ là mất khá nhiều thời gian để bệnh tự khỏi.
✪ Dấu hiệu nhận biết: ✪ Cách xử lý:
Tránh dùng các loại dầu gội có hóa chất mạnh để vệ sinh cho trẻ. Không được dùng tay để loại bỏ cứt trâu trên đầu của trẻ.
Trước khi đi ngủ, mẹ có thể thoa một lớp dầu ô liu hoặc dầu dừa lên da dầu của trẻ. Sáng hôm sau bạn sẽ thấy lớp cứt trâu bong ra, lúc này bạn chỉ cần dùng khăn hay bàn chải mềm để vệ sinh da dầu cho trẻ.
Thông tin thêm: Các triệu chứng của bệnh viêm da đầu ở trẻ em và người lớn mà bạn cần biết
7. Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là bệnh có thể xuất hiện quanh năm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp lúc thì có thể dẫn tới trường hợp sốc, viêm não, viêm cơ tim, phù phổi thậm chí là tử vong.
✪ Triệu chứng:
Sốt nhẹ hoặc cao và có các tổn thương trên da như đỏ rát, nổi mụn nước quanh miệng, lòng bàn tay, bàn chân, mông, đầu gối.
Trẻ quấy khó day dẳng, thậm chí cả là cả đêm không ngủ. Đây là dấu hiệu nhiễm đọc thần kinh ở giai đoạn sớm.
Sốt cao trên 38,5°C, kéo dài trong 48 giờ. Giật mình ngay cả khi trẻ đang chơi, các cơn giật mình có thể tăng tần suất theo thời gian.
✪ Cách xử lý:
Bệnh tay chân miệng có thể lây lan qua đường tiếp xúc, cho nên khi thấy trẻ có dấu hiệu của bệnh tay chân miệng thì nên cách ly trẻ với các trẻ em khác.
Ở giai đoạn 1, thì bạn có thể tự khắc phục bệnh cho bé ngay tại nhà. Chất thải của trẻ cần được xử lý bằng chroramin B trước khi cho vào hệ thống chất thải chung. Người nhà thường xuyên vệ sinh tay khi chăm sóc cho bé.
Ở cấp độ 2 trở lên thì cần cho bé nhập viện để theo dõi và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Phòng chống bệnh ngoài da cho trẻ
Trẻ em rất dễ mắc phải các bệnh ngoài da. Do đó cha mẹ bé cần phải có kiến thức chính xác và khoa học về các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ để có biện pháp xử lý đúng đắn và khoa học nhất.
Không giống như da người lớn, da của bé rất mỏng manh và rất dễ bị tác động bên ngoài ảnh hưởng. Vì vậy cha mẹ cần chú ý một số các vấn đề cơ bản sau để có thể phòng chống các bệnh ngoài da phổ biến cho trẻ.
Bạn đang xem bài viết Bệnh Ngoài Da Thường Gặp Và Cách Phòng Tránh trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!