Xem Nhiều 6/2023 #️ Bụng To Ra Là Do Mập Hay Đã Có “Bầu”? # Top 9 Trend | Sansangdethanhcong.com

Xem Nhiều 6/2023 # Bụng To Ra Là Do Mập Hay Đã Có “Bầu”? # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bụng To Ra Là Do Mập Hay Đã Có “Bầu”? mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chào em!

Xuất tinh ngoài âm đạo là biện pháp tránh thai truyền thống, hiệu quả rất thấp nên em chọn biện pháp này khi quan hệ với bạn gái thì nguy cơ mang thai vẫn có. Biện pháp tránh thai này không đạt hiệu quả do trong quá trình quan hệ, trước khi xuất tinh dương vật vẫn sẽ tiết một chút dịch nhờn, trong dịch ấy có thể có một lượng tinh trùng nhất định vào được trong âm đạo. Nếu bạn gái em có hiện tượng phóng noãn ( rụng trứng) trong thời gian này, trứng và tinh trùng gặp được nhau vẫn sẽ diễn ra quá trình thụ tinh.

Em thấy bạn gái bụng có to hơn và nghi ngờ là có thai. Chế độ ăn quá giàu dinh dưỡng, lại ít hoạt động thể lực cũng khiến bụng to ra. Không biết em và bạn gái quan hệ đã lâu chưa, bạn gái đã có hiện tượng chậm kinh chưa? Biểu hiện sớm nhất xác định có thai ở phụ nữ là chậm kinh, sau đó kèm theo thay đổi cơ năng như nghén, căng tức vú ( tuy nhiên hiện tượng này không xảy ra ở tất cả thai phụ),…Khi thai nhi lớn dần, tử cung to lên, nhìn bụng sẽ thấy to. Tuy nhiên, bụng to rõ ràng chủ yếu xuất hiện khi mang thai từ 3 tháng giữa trở lên do 3 tháng đầu thai chủ yếu là làm tổ và hình thành các tổ chức, còn sự tăng sinh và phát triển tổ chức thường ở các tháng sau. Khi tăng cân nhiều, lượng mỡ tích tụ nhiều phần bụng, nhìn sẽ thấy to hơn. Do đó, bụng to chưa đủ để khẳng định việc có thai hay không.

Em cần trao đổi với bạn gái xem đã có hiện tượng chậm kinh chưa? Chậm kinh bao lâu rồi? Nếu có chậm kinh kèm theo nghén và thay đổi tâm sinh lý thì cần nghi ngờ có thai. Nếu mới chậm kinh, có thể thử thai nhanh bằng que thử thai. Nếu chưa, em và bạn gái cần theo dõi, có thể thử thai nhanh nhất vào khoảng 10 – 15 ngày sau khi quan hệ. Nếu chậm kinh đã lâu kèm các triệu chứng có thai (nghén, vú căng tức, bụng to,…) thì em cần đưa bạn gái đi khám tại cơ sở y tế sản khoa. Khi đó bác sĩ sẽ siêu âm, xét nghiệm để chẩn đoán có thai hay không.

Để chủ động tránh thai, tốt nhất hai em cần lựa chọn cho mình một biện pháp tránh thai an toàn như dùng bao cao su, thuốc tránh thai hàng ngày,…

Thân ái!

Đau Bụng Kinh Nhưng Không Ra Máu Là Có Thai Hay Bị Gì?

Đau bụng kinh là một vấn đề phổ biến trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, tình trạng đau bụng kinh nhưng không ra máu có thể là dấu hiệu bất thường hoặc vấn đề y tế trong cơ thể, bao gồm thai kỳ, u nang buồng trứng hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác.

Đau bụng kinh nhưng không ra máu có phải mang thai không?

Đôi khi các cơn đau bụng tương tự như đau dạ dày và đau bụng kinh là dấu hiệu sớm nhất của thai kỳ. Khi phôi thai được cấy vào tử cung trong khoảng thời gian từ 6 – 12 ngày sau khi thụ thai. Do đó, trong thời gian này người mẹ có thể có dấu hiệu ra máu ở vùng kín, tuy nhiên số lượng máu không nhiều và có thể lẫn trong dịch âm đạo. Bên cạnh đó, trong quá trình bám vào thành tử cung, phôi thai có thể khiến thai phụ bị đau bụng nhẹ.

Các dấu hiệu thai kỳ sớm khác bao gồm:

Buồn nôn và các dấu hiệu ốm nghén khác

Ngực sưng hoặc mềm

Mệt mỏi

Đau đầu

Thường xuyên cần đi tiểu

Thèm ăn hoặc mẫn cảm với một số loại thức ăn

Thay đổi khứu giác

Đầu vú sẫm màu hơn

Thay đổi tâm trạng

Tại sao đau bụng kinh mà không ra máu?

Ngoài yếu tố mang thai với các triệu chứng ở trên. Chị em cũng có thể bị đau ở bụng dưới (vùng xương chậu, trong chu kỳ kinh nguyệt và được gọi là đau bụng kinh) nhưng không ra máu do một số vấn đề về sức khỏe. Các nguyên nhân phổ biến có thể bao gồm:

1. Bệnh viêm vùng chậu

Bệnh viêm vùng chậu là bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nữ. Các cơ quan thường bị ảnh hưởng bao gồm ống dẫn trứng, âm đạo, cổ tử cung, tử cung và cả buồng trứng. Đôi khi tình trạng viêm vùng chậu có thể là biến chứng của một số bệnh lý lây qua đường tình dục như Chlamydia và bệnh lậu. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể do các loại nhiễm trùng khác gây ra.

Ngoài việc dẫn đến các cơn đau đớn ở bụng dưới, bệnh có thể dẫn đến một số triệu chứng khác như:

Sốt

Buồn nôn và ói mửa

Khí hư bất thường, có mùi hôi

Đau hoặc bị chảy máu khi quan hệ tình dục

Có cảm giác nóng rát khi đi vệ sinh

Chảy máu ở giữa chu kỳ kinh nguyệt

Nếu xuất hiện các dấu hiệu viêm vùng chậu, bạn nên đến bệnh viện. Điều trị sớm và đúng phương pháp là cách tốt nhất để tránh các biến chứng.

2. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các mô tương tự như mô tuyến tử cung phát triển ở các vị trí khác trong cơ thể. Các mô này gây kích thích và chảy máu giống như các mô trong tử cung. Tuy nhiên, các mô này lại không thể đi ra khỏi cơ thể thông qua âm đạo. Do đó các mô nội mạc tử cung hình thành, gây tổn thương và sưng đau ở bụng dưới.

Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh không xảy ra bất cứ dấu hiệu nhận biết nào. Dấu hiệu duy nhất có thể là đau bụng kinh nhưng không ra máu. Ngoài ra, một số người bệnh có thể bị đau ở vùng thắt lưng, đau dạ dày và đau ở dưới rốn.

3. U xơ tử cung

U xơ tử cung là những khối u nhỏ, lành tính, không ung thư phát triển trong hoặc trên thành tử cung.

Nhiều người bị u xơ tử cung mà không có bất cứ dấu hiệu nào. Tuy nhiên, một số khác có thể đau bụng kinh ngay cả khi không có kinh nguyệt hoặc chảy máu ở giữa chu kỳ.

4. U nang buồng trứng đã bị vỡ

U nang là các túi chứa chất lỏng. Đôi khi u nang có thể hình thành trên buồng trứng, gọi là u nang buồng trứng.

Nếu khối u nang này bị vỡ, trứng sẽ được giải phóng và tan trong cơ thể. Nếu khối u nang không vỡ, một khối u nang khác có thể được hình thành. Trong hầu hết các trường hợp, u nang buồng trứng thường vô hại. Tuy nhiên, nếu khối u nang phát triển lớn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mặc dù không phải tất cả các khối u nang đều gây đau. Tuy nhiên, một số người có thể bị đau bụng như đau bụng kinh một cách đột ngột. Các triệu chứng khác có thể bao gồm xuất hiện một lượng máu nhỏ từ âm đạo. Ngoài ra, trước khi nang vỡ, bạn có thể cảm thấy đau hoặc có áp lực ở bụng dưới, đùi hoặc lưng dưới.

5. Quá trình rụng trứng

Một người phụ nữ chưa trải qua thời kỳ mãn kinh, không phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, có thể bị đau bụng kinh ở giữa chu kỳ kinh nguyệt. Đây là tình trạng xuất hiện khoảng 10 – 14 ngày trước khi có chu kỳ kinh nguyệt.

Điều này xảy ra khi buồng trứng giải phóng trứng để sẵn sàng cho quá trình thụ thai. Do đó, có thể gây nên các cơn đau quặn ở bụng. Tuy nhiên, cơn đau này hoàn toàn vô hại và không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Quá trình rụng trứng sẽ gây đau ở một bên bụng dưới và kéo dài trong một vài phút đến một vài giờ. Cơn đau có thể đến bất ngờ hoặc âm ỉ tùy vào thể trạng và tình trạng sức khỏe của mỗi người.

6. Mang thai ngoài tử cung

Khi phôi thai phát triển ở một nơi khác tử cung có thể dẫn đến những cơn đau bụng nhẹ. Sau đó cơn đau có xu hướng trở nên nghiêm trọng và gây đau dữ dội ở một bên bụng. Các cơn đau đôi khi có thể nghiêm trọng đến mức gây ảnh hưởng đến lưng dưới và cả vai.

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu, hãy đến bệnh viện để được điều trị phù hợp.

7. Rối loạn chức băng cơ sàn chậu

Rối loạn chức năng cơ sàn chậu gây ra các cơn co thắt nghiêm trọng. Tình trạng này có thể xảy ra ở các cơ hỗ trợ bàng quang, tử cung, âm đạo và trực tràng. Ngoài ra, sau khi sinh con và các chấn thương âm đạo cũng có thể gây rối loạn chức năng cơ sàn chậu.

Đây là một tình trạng nghiêm trọng. Người bệnh có thể bị đau liên tục ở háng và lưng. Các triệu chứng khác thường bao gồm:

Đau khi quan hệ tình dục

Có cảm giác nóng rát âm đạo

Gặp khó khăn khi đi đại tiện

8. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích thường phổ biến ở phụ nữ trên 50 tuổi. Bệnh có thể dẫn đến các cơn đau như đau bụng kinh xung quanh dạ dày và xương chậu.

Các triệu chứng khác thường bao gồm:

Táo bón hoặc bệnh tiêu chảy

Có chất nhầy trong phân

Sưng bụng hoặc đầy hơi

Khó chịu ở bụng trên

Cảm thấy khó chịu hoặc buồn nôn sau khi ăn

Hiện tại không có biện pháp điều trị Hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và uống thuốc theo đơn của bác sĩ.

9. Bệnh viêm ruột

Bệnh viêm ruột gây viêm trong hệ thống tiêu hóa và ngăn chặn cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng. Các triệu chứng của bệnh viêm ruột phổ biến bao gồm:

Tiêu chảy

Mất cảm giác ngon miệng

Mệt mỏi

Sốt

Chảy máu từ trực tràng

Đau khớp

Nổi mề đay mẩn ngứa hoặc các bệnh ngoài da khác

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Một người thường xuyên bị đau bụng kinh nhưng không ra máu một các thường xuyên cần đến bệnh viện để được tư vấn, điều trị phù hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm là điều cần thiết để tránh gây tổn thương cho hệ thống sinh sản và các biến chứng lâu dài.

Nếu nghi ngờ mang thai, hãy đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm cụ thể. Nếu nghi ngờ các bệnh lý khác, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Ngoài ra, các triệu chứng về đường tiêu hóa có thể được cải thiện bằng cách thay đổi chế đô ăn uống và sử dụng thuốc theo toa. Bên cạnh đó, hãy đến bệnh viện ngay nếu bị đau bụng kinh nhưng không ra máu kèm các dấu hiệu sau:

Phân có màu đen

Nôn ra máu

Nôn thường xuyên

Giảm cân không rõ lý do

Khó thở

Đổ nhiều mồ hôi

Vàng da hoặc tròng mắt

Đau Bụng Kinh Nhưng Không Ra Máu Là Do Đâu? Làm Sao Để Khắc Phục

Chu kỳ kinh nguyệt đến nhưng không thấy máu kinh xuất hiện, kèm theo đó vẫn là những cơn đau bụng khiến chị em khổ sở và không kém phần hoang mang, lo lắng. Lý do của triệu chứng này là gì và cần khắc phục tình trạng đau bụng kinh không ra máu như thế nào?

Tại sao đau bụng kinh không ra máu?

Đau bụng kinh (hay còn gọi là thống kinh) là hiện tượng mà đa phần phụ nữ gặp phải mỗi khi kỳ kinh nguyệt đến, thường xuất hiện vào đầu chu kỳ. Cơn đau thường bắt đầu từ vùng bụng dưới, có khi đau ít, khi đau nhiều, dữ đội.

Tuy nhiên, cũng có nhiều phụ nữ gặp phải hiện tượng đau bụng kinh trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng lại không có máu kinh. Triệu chứng này có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi và khá bất thường nên khiến chị em có tâm lý sợ sệt, mất ăn mất ngủ.

Thế nhưng, bạn cũng không nên quá căng thẳng vì theo bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, đau bụng kinh không ra máu thường xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

Do người phụ nữ đang mang thai:Trong giai đoạn đầu của thai kỳ chị em cũng sẽ có những triệu chứng như ngày đến tháng: đau bụng dưới, căng tức ngực, đầy hơi, buồn nôn, chóng mặt,… Trường hợp chị em có quan hệ tình dục trước đó và không áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn triệt để thì khi gặp phải hiện tượng đau bụng kinh không ra máu, nguyên nhân đầu tiên có thể nghĩ tới chính là dấu hiệu báo thai. Một số chị em có cảm giác đau âm ỉ ở vùng bụng dưới khi mới đậu thai. Hiện tượng này xuất hiện do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể sau khi trứng được thụ tinh.

Tắc kinh: hiện tượng đau bụng kinh không ra máu cũng sẽ xảy ra với chị em thường xuyên căng thẳng, stress nặng và bị áp lực cuộc sống ảnh hưởng đến tâm lý, khiến hormone thay đổi. Chúng ta cũng thường nhận thấy dấu hiệu bất ổn của kinh nguyệt khi tâm lý bị ảnh hưởng, thay đổi đồng hồ sinh học. Vì vậy, đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đến kỳ kinh nguyệt nhưng bạn vẫn không thấy máu kinh.

Dấu hiệu tiền mãn kinh: đứng trước giai đoạn tiền mãn kinh khoảng từ 45-50 tuổi, chức năng sinh sản ở nữ giới suy giảm dần, đồng nghĩa với việc hoạt động của buồng trứng cũng không còn tốt. Vì thế sẽ xuất hiện tình trạng kinh nguyệt không đều, vẫn bị đau bụng kinh nhưng không ra máu hoặc đau bụng kinh nhưng ra ít máu.

Tuy nhiên chu kỳ kinh nguyệt của người trong độ tuổi tiền mãn kinh còn phụ thuộc vào sức khỏe, cơ địa cũng như tuổi tác của mỗi người.

Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể: các vấn đề về kinh nguyệt phần lớn là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Hormone progesterone và estrogen duy trì và chi phối hoạt động của buồng trứng, quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Khi xảy ra sự mất cân bằng 2 nội tiết tố này sẽ gây ra những tình trạng bất thường về vòng kinh như tắc kinh, bế kinh, bị đau bụng kinh dữ dội mà kinh nguyệt không ra được.

Hiện tượng này cũng dễ gặp phải ở những phụ nữ thường xuyên căng thẳng, stress trong thời gian dài hoặc vận động quá nhiều, vận động quá mức. Vì vậy, bạn nên có sự điều chỉnh trong chế độ sinh hoạt và tập luyện để tránh gây áp lực đến hệ thần kinh và cơ thể. Từ đó nội tiết sẽ ổn định hơn.

Lạm dụng nạo phá thai: việc nạo phá thai nhiều lần sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của tử cung, gây dính buồng trứng và từ đó dẫn đến hiện tượng mất kinh khi đến chu kỳ.

Đối với chị em mới phá thai hoặc chỉ sẩy thai một lần thì triệu chứng đau bụng kinh không ra máu chỉ xảy ra tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định.

Phẫu thuật điều trị bệnh lý: với một số bệnh lý phụ khoa, người phụ nữ thường được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tử cung, buồng trứng. Điều này gây ra tình trạng tới tháng, đau bụng nhưng không có kinh.

Sử dụng thuốc tránh thai bừa bãi: thuốc tránh thai có nhiều thành phần hóa học, có công dụng trong việc điều chỉnh vòng kinh và cải thiện cơn đau bụng kinh. Tuy nhiên, nếu sử dụng bừa bãi, không đúng chỉ định bác sĩ và thường xuyên sẽ dẫn đến bế kinh, tắc kinh trong chu kỳ, kèm theo đó là đau bụng kinh không ra máu.

Nếu tình trạng này kéo dài, chị em cần phải nhanh chóng đi khám phụ khoa để biết được nguyên nhân bởi rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa nguy hiểm.

Làm sao để khắc phục đau bụng kinh không ra máu mỗi chu kỳ?

Khi tình trạng đau bụng kinh nhưng không ra kinh xảy ra không thường xuyên hoặc chỉ xuất hiện một vài lần thì có thể không cần quá lo lắng. Đôi khi đó chỉ là biểu hiện trong một thời điểm nhất định khi sức khỏe cơ thể bất ổn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể khắc phục như sau

Nếu nghi ngờ đây là dấu hiệu mang thai, bạn cần mua que thử thai để kiểm chứng sau đó đến gặp bác sĩ Sản phụ khoa để được tư vấn.

Ăn uống khoa học, có chế độ nghỉ ngơi điều độ, không để bản thân bị căng thẳng, stress quá đà. Bạn có thể bổ sung thêm một số thực phẩm tốt cho tình trạng này như: sữa chua, cá hồi, thực phẩm chứa nhiều magie, chuối, táo, gừng, uống các loại trà, sữa ấm,..,

Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh, quá sức, đặc biệt là trong kỳ kinh.

Giữ vệ sinh vùng kín cẩn thận, sạch sẽ: vùng kín cần phải được giữ gìn để không xảy ra viêm nhiễm hay các bệnh phụ khoa. Đặc biệt, bạn cần phải chú ý vấn đề này trước và sau khi quan hệ tình dục.

Phòng tránh mang thai ngoài ý muốn: chưa có ý định sinh con, bạn hãy áp dụng phương pháp phòng tránh thai an toàn triệt để. Không nên lạm dụng nạo phá thai, thuốc tránh thai cũng như phẫu thuật buồng trứng, tử cung để ảnh hưởng đến vấn đề kinh nguyệt.

Thăm khám phụ khoa định kỳ: chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ, nhất là khi phát hiện bất thường trong cơ quan sinh sản. Đặc biệt chú ý những bệnh lý gây đau bụng kinh như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung…

Nếu phát hiện đau bụng kinh không ra máu là dấu hiệu bệnh lý, cần lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Có thể sử dụng Đông y, thuốc nam để đảm bảo sự an toàn, lành tính. Ngoài ra, không nên tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc điều trị nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Một số lưu ý chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện:

Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Giám đốc Trung tâm Sản phụ khoa Đông y VN – nguyên Trưởng khoa Phụ BV YHCT Trung ương chia sẻ một số lưu ý cho người bị đau bụng kinh nhưng đến kỳ lại không ra máu:

Hạn chế các đồ ăn cay nóng. Không ăn quá nhiều thức ăn lạnh, mang tính chất hàn

Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi.

Ngủ đủ giấc, thư giãn đầu óc, giữ tinh thần luôn thoải mái

Bổ sung nhiều thức ăn có hàm lượng Magie và sắt lớn

Đau bụng kinh không ra máu là một hiện tượng có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Cơ thể của mỗi người không ai giống ai. Vì vậy, bạn không nên chủ quan mà hãy nhanh chóng đi khám Phụ khoa để biết được bệnh của mình là do đâu và có phương án xử lý phù hợp.

Đau Bụng Dưới Rốn Là Do Nguyên Nhân Nào?

Bình thường đau bụng dưới ở nữ giới vào ngày trứng rụng hoặc vào trước và trong những ngày hành kinh. Đau bụng ngày trứng rụng cơn đau nhẹ và rất ít chị em nhận biết được. Còn đau bụng dưới rốn vào ngày kinh khoa học gọi đó là đau bụng kinh. Tình trạng đau bụng kinh thường đau mạnh vào những ngày đầu và giảm dần theo lượng máu kinh. Nguyên nhân đau bụng kinh là do cơ tử cung co bóp để tống hỗn hợp máu kinh ra ngoài.

Các nguyên nhân của đau bụng dưới rốn

Các bác bác sĩ Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho biết, ngoài thời điểm trứng rụng và hành kinh, nếu vẫn gặp những cơn đau bụng dưới rốn, đau chỉ một bên hay cả hay bên bụng dưới thì rất có thể đó là báo hiệu của bệnh lý. Những bệnh lý thường gặp nhất là bệnh phụ khoa và bệnh đường tiết niệu:

1. Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu thường là những viêm nhiễm ngược dòng từ âm đạo, cổ tử cung gây ra viêm nhiễm vòi trứng, buồng trứng, tử cung. Nguyên nhân thường do vi khuẩn, ký sinh trùng, tạp trùng, virus và không loại trừ những vi khuẩn bệnh tình dục. Viêm vùng chậu làm xuất hiện những cơn đau bụng dưới rốn bất thường, đau 1 hoặc 2 bên hay đau ở giữa. Triệu chứng kèm theo là khí hư bất thường, sốt nhẹ, tiểu tiện khó.

2. U nang buồng trứng

U nang là lành tính, nó xuát hiện ở buồng trứng có thể là một hay nhiều khối u nhỏ. Nếu u lớn thì vùng chậu chị em sẽ bị đau, khối u chèn ép bàng quang và gây ra đi tiểu nhiều lần trong ngày. Siêu âm, khám phụ khoa có thể xác định được khối u.

3. U xơ tử cung

Vấn đề này xảy ra khi phụ nữ bước vào tuổi 30, hoàn toàn không phải ung thư và chị em có những trieuj chứng là đau bụng dưới thường xuyên, đau lưng, kinh nguyệt không đều, đau khi quan hệ tình dục.

4. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là chỉ những nội mạc tử cung của phụ nữ phát triển lan ra bên ngoài tử cung: buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang, cổ tử cung, ruột…Bị lạc nội mạc tử cung là nguyên nhân gây ră tình trạng đau bụng dưới rốn và nó làm giảm khả năng mang thai.

5. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Niệu đạo nữ giới rát dế bị vi khuẩn xâm nhập và gây viêm. Khi đã bị viêm niệu đạo thì đường tiết niệu cũng không khỏi bị sưng viêm. Đau bụng dưới rốn, tiểu buốt, tiểu đau là biểu hiện chính của bệnh này.

6. Viêm bàng quang

Bàng quang bị viêm, sưng lên và gây áp lực tới vùng xương mu, người bệnh thường gặp tình trạng đau tức bụng dưới rốn, đau nhiều khi buồn tiểu. Ngoài ra còn có thể gặp tình trạng đi tiêu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu ra máu.

Mang thai ngoài tử cung là một biến chứng thai kỳ nguy hiểm cũng có thể là nguyên nhân gây đau bụng dưới. Những phụ nữ có quan hệ tình dục không dùng biện pháp bảo vệ hoặc có sử dụng nhưng các biện pháp không phòng tránh thai an toàn thì đều có thể mang thai. Thai ngoài tử cung đe dọa đến tính mạng vì nó có thể vỡ ra bất cứ khi nào, 3 tháng đầu khi mang thai ngoài tử cung chị em luôn bị đau bụng dưới 1 bên, cơn đau âm ỉ kèm theo có máu đen rỉ ra ở âm đạo.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân gây đau bụng dưới khác: đau ruột thừa, hội chứng ruột kích thích, sỏi thận…

Bạn đang xem bài viết Bụng To Ra Là Do Mập Hay Đã Có “Bầu”? trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!