Xem Nhiều 6/2023 #️ Các Bước Của Tiến Trình Hoạt Động Dạy Học Theo Phương Pháp “Bàn Tay Nặn Bột”. # Top 15 Trend | Sansangdethanhcong.com

Xem Nhiều 6/2023 # Các Bước Của Tiến Trình Hoạt Động Dạy Học Theo Phương Pháp “Bàn Tay Nặn Bột”. # Top 15 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Bước Của Tiến Trình Hoạt Động Dạy Học Theo Phương Pháp “Bàn Tay Nặn Bột”. mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bước 1: Tình huống xuất phát và nêu vấn đề.

Tình huống xuất phát hay nêu vấn đề do giáo viên đưa ra như một cách dẫn dắt vào bài học. Tình huống xuất phát phải ngắn gọn, gần gũi dễ hiểu đối với học sinh. Tình huống xuất phát nhằm lồng ghép câu hỏi nêu vấn đề . Tình huống xuất phát càng rõ ràng thì việc dẫn nhập cho câu hỏi nêu vấn đề càng dễ.

Bước 2: Bộc lộ quan điểm ban đầu của học sinh.

Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm.

* Đề xuất câu hỏi.

Đây là bước khó khăn của giáo viên vì cần phải chọn lựa quan niệm ban đầu tiêu biểu trong các quan niệm của học sinh một cách nhanh chóng theo mục đích dạy học.

* Đề xuất phương án thí nghiệm nghiên cứu.

Từ các câu hỏi được đề xuất, giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh, đề nghị các em đề xuất các giả thuyết và thiết kế các phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu để kiểm chứng các giả thuyết nhằm tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi đó

Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu.

Từ các phương án tìm tòi nghiên cứu mà học sinh nêu ra giáo viên khéo léo nhận xét lựa chọn dụng cụ thí nghiệm hay các thiết bị dạy học thích hợp để học sinh tiến hành nghiên cứu. Nếu phải làm thí nghiệm thì ưu tiên thí nghiệm trực tiếp trên vật thật. Một số trường hợp không thể tiến hành thí nghiệm trên vật thật có thể cho học sinh làm trên mô hình hoặc quan sát tranh vẽ nên cho quan sát vật thật trước.

Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức.

Sau khi thực hiện các thí nghiệm tìm tòi – nghiên cứu các câu trả lời dần dần được giải quyết, các giả thuyết được kiểm chứng, kiến thức được hình thành, tuy nhiên kiến thức chưa có hệ thống hoặc chưa chuẩn xác một cách khoa học.

Giáo viên có nhiệm vụ tóm tắt, kết luận và hệ thống lại để học sinh ghi vào vở như là kiến thức của bài học. Trước khi kết luận nên yêu cầu một vài ý kiến của học sinh cho kết luận sau khi thực nghiệm. Giáo viên khắc sâu kiến thức cho học sinh bằng cách cho học sinh nhìn lại, đối chiếu lại quan niệm ban đầu. Như vậy những quan niệm ban đầu sai lệch chính học sinh tự phát hiện ra và tự sửa chữa, thay đổi một cách chủ động, những thay đổi giúp học sinh khắc sâu hơn, ghi nhớ lâu hơn .

Dạy Trẻ Học Toán Theo Phương Pháp Montessori

Dạy trẻ học toán theo phương pháp Montessori là một cách giáo dục sớm hiệu quả nhất hiện nay trong việc giáo dục con cái. 😛

Bản thân mình cũng là giáo viên dạy toán phổ thông được 10 năm, mình hiểu rằng với phương pháp truyền thống, các trẻ sẽ tiếp thu kiến thức một cách nhồi nhét và thụ động.

Chính vì lẽ đó nên các trẻ tỏ ra không mấy hứng thú trong việc tìm tòi và không nhớ kiến thức được lâu.

Nhưng với phương pháp Montessori, trẻ sẽ tiếp cận môn toán một cách mới mẻ và sáng tạo hơn, do đó mang lại hiệu quả cao hơn.

Từ đó việc dạy trẻ học toán theo phương pháp Montessori sẽ thiết lập và kích hoạt cho trẻ trí tưởng tượng, sự đam mê và đó là tiền đề mang lại sự thành công cho bé sau này.

Phương pháp Montessori, không đơn thuần chỉ dạy trẻ học toán mà đó là sự gắn kết giữa số học và kết hợp với giáo dục sớm.

Giáo dục sớm tức là không thực hiện việc giáo dục trẻ theo một lịch trình cứng nhắc. Trẻ nên có quyền tự do và vui vẻ quyết định xem chúng muốn làm gì và làm trong bao lâu.

Phương pháp Montessori là mọi thứ đều đi theo trẻ. Nếu bạn và trẻ luôn hoạt động trong sự vui vẻ, trẻ sẽ học và làm nhiều hơn.

Bạn sẽ chỉ cần đứng và quan sát, bí quyết là bạn hãy kiên nhẫn, tích cực và luôn khuyến khích sự cố gắng của trẻ.

Phụ huynh có thể áp dụng để dạy con học Toán, có thêm kiến thức về phương pháp dạy Toán theo phương pháp Montessori.

Các giáo viên, chủ trường có thể sử dụng khóa học để đào tạo giáo viên nhằm đưa phương pháp vào quá trình dạy học.

Cha mẹ và trẻ có thêm nhiều cơ hội và thời gian gắn kết cùng nhau qua các hoạt động vừa học vừa chơi.

Bài 1 : Giới thiệu lượng từ 1-10 (gậy xanh đỏ)

Bài 2 : Thẻ số lớn (0-9) (Thẻ số cát)

Bài 3 : Kết hợp lượng và số 1- 10

Bài 4 : Kết hợp số và lượng (hộp que tính)

Bài 5 : Kết hợp số và lượng không cố định (thẻ số và chấm tròn)

Bài 6 : Số chẵn và số lẻ

Bài 7 : Hạt cườm màu bậc thang (1-9)

Bài 8 : Trò chơi con rắn

Bài 9 : Con rắn vàng & con rắn màu sắc

Bài 10 : Con rắn màu (10) & con rắn vàng

Bài 11 : Con rắn màu (chuỗi lẻ) & con rắn vàng có đuôi đen trắng

Bài 12 : Con rắn màu (ngẫu nhiên) & con rắn vàng

PHẦN 2: PHẠM VI 2 + 3: 11- 19 ; 10 -9000

Bài 13 : Lượng. Giới thiệu 1, 10, 100, 1000 (BH 3 bước)

Bài 14 : Đếm bằng các hạt 1, 10, 100, 1000 (lượng)

Bài 15 : Tầm nhìn mắt chim với lượng (1-9000)(BH 3 bước)

Bài 17 : Trò chơi dọn nhà

Bài 18 : Trò chơi ngân hàng : Phép cộng không có nhớ (lượng)

Bài 19 : Trò chơi ngân hàng : Phép nhân không có nhớ (lượng)

Bài 20 : Trò chơi ngân hàng : Phép chia không có nhớ (lượng)

Bài 21 : Trò chơi dọn nhà có trao đổi

Bài 22 : Trò chơi ngân hàng : Phép cộng có mượn (lượng)

Bài 23 : Trò chơi ngân hàng : Phép nhân có mượn (lượng)

Bài 24 : Trò chơi ngân hàng : Phép chia có mượn (lượng)

Bài 27 : Tầm nhìn mắt chim với thẻ số

Bài 28 : Dạy về số lớn

Bài 29 : Trò chơi ngân hàng với thẻ số và lượng . Phép cộng không nhớ (lượng + số)

Bài 30 : Trò chơi ngân hàng với thẻ số và lượng . Phép nhân không nhớ (lượng + số)

Bài 31 : Trò chơi ngân hàng với thẻ số và lượng . Phép chia không nhớ (lượng + số)

Bài 32 : Trò chơi ngân hàng với thẻ số và lượng . Phép trừ không nhớ (lượng + số)

Bài 33 : Trò chơi ngân hàng với thẻ số và lượng . Phép cộng có mượn

Bài 34 : Trò chơi ngân hàng với thẻ số và lượng . Phép nhân có mượn

Bài 35 : Trò chơi ngân hàng với thẻ số và lượng . Phép chia có mượn

Bài 36 : Trò chơi ngân hàng với thẻ số và lượng . Phép trừ có mượn

Bài 37 : Trò chơi con tem . Giới thiệu cách tạo thành số

Bài 38 : Trò chơi con tem . Phép cộng không nhớ

Bài 39 : Trò chơi con tem . Phép nhân không nhớ

Bài 40 : Trò chơi con tem . Phép chia không nhớ

Bài 41 : Trò chơi con tem . Phép trừ không nhớ

Bài 42 : Trò chơi con tem . Phép cộng có mượn

Bài 43 : Trò chơi con tem . Phép nhân có mượn

Bài 44 : Trò chơi con tem . Phép chia có mượn

Bài 45 : Trò chơi con tem . Phép trừ có mượn

Bài 46 : Trò chơi chấm tròn: phép cộng không nhớ

Bài 47 : Trò chơi chấm tròn: phép nhân không nhớ

Bài 48 : Trò chơi chấm tròn: phép trừ không nhớ

Bài 49 : Trò chơi chấm tròn: phép cộng có mượn

Bài 50 : Trò chơi chấm tròn: phép nhân có mượn

Bài 51 : Trò chơi chấm tròn: phép trừ có mượn

Bài 52 : Bảng tính nhớ: phép cộng không nhớ

Bài 53 : Bảng tính nhớ: phép nhân không nhớ

Bài 54 : Bảng tính nhớ: phép trừ không nhớ

Bài 55 : Bảng tính nhớ: phép cộng có mượn

Bài 56 : Bảng tính nhớ: phép nhân có mượn

Bài 57 : Bảng Seguin A số từ 11-19

Bài 58 : Cộng với chuỗi hạt màu

Bài 59 : Cộng với thanh số (thẻ phép tính viền đỏ)

Bài 60 : Lượng hàng chục 20, 30, … 90

Bài 61 : Bảng Seguin B (hàng chục ) số 11 – 99

Bài 62 : Lượng 11 – 99

Bài 63 : Bảng Seguin B số 11 – 99

Bài 64 : Phép trừ với dải số

Bài 65 : Bảng 100

Bài 66 : Phép nhân với chuỗi hạt

Bài 67 : Bảng nhân

Bài 68 : Bảng chia

Bài 69 : Tính liên kết

Bài 70 : Tính không liên kết

Đánh giá và góp ý khóa học

Thông tin giảng viên

Xuất thân là giáo viên dạy Văn, sau đó cô Mai chuyển sang nghiên cứu về các phương pháp giáo dục sớm và tâm đắc với phương pháp Montessori, đã học khóa trợ giảng Montessori sau đó xuất sắc hoàn thành khóa học giáo viên Montessori quốc tế được Hội đồng Montessori Macte công nhận đầu tiên tại Việt Nam.

Hiện tại cô Mai đang là giáo viên trực tiếp giảng dạy và làm quản lí chuyên môn cho trường Mầm non quốc tế dạy theo phương pháp Montessori.

Theo đánh giá của mình cô Lưu Tố Mai là một giáo viên có tâm, rất nhiệt tình trong việc giáo dục trẻ.

Và đặc biệt là cô là một chuyên gia Montessori quốc tế có kinh nghiệm trong việc giảng dạy trẻ học toán theo phương pháp Montessori.

Phương Pháp Trò Chơi Trong Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Ở Tiểu Học

Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học. Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá.Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kỹ năng đã học. Trong thực tế dạy học, GV thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới.

Quy trình thực hiệnTrò chơi 2 : Ai nhiều điểm nhất (Tiết 58 : Luyện tập)

Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.Trò chơi 4 : Rồng cuốn lên mâyBước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:

– Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội chơi), quản trò, trọng tài.

– Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ…)

– Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm…

– Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải của cuộc chơi. (nếu có)

Bước 3: Thực hiện trò chơi

Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi.. Bước này bao gồm những việc làm sau:

– Giáo viên hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.

+ Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải.

+ Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.

Ưu điểm

– Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn HS do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học.

– Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, đo đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lý thuyết mới.

– Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác cho HS.

Nhược điểm:

– Khó củng cố kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống.

– Học sinh dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trò chơi.

Một số điều cần lưu ý

Sử dụng trò chơi học tập là phương pháp có thể vận dụng để dạy học Ngữ văn ở tất cả các lớp của bậc học phổ thông, trong đó có dạy học Tiếng việt ở Tiểu học.

Khi sử dụng phương pháp này, GV cần chú ý một số điểm sau:

– Lựa chọn hoặc tự thiết kế trò chơi đảm bảo những yêu cầu:

+ Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần của chương trình.

+ Hình thức chơi đa dạng giúp HS được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp, giúp HS phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động.

+ Luật chơi đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra các cách chơi có nhiều HS tham gia để tăng cường kỹ năng học tập hợp tác.

+ Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ

– Chọn quản trò chơi có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi.

– Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học sinh hứng thú học tập vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung các nội dung khác của bài học một cách có hiệu quả.

VÍ DỤ MINH HỌA

1. Trò chơi trong bài học vần lớp 1: Tìm các từ có vần oa (bài 91, tiếng việt 1, tập hai, tr.101)

Bước 1: Giới thiệu tên, mục đích của trò chơi (nhằm mở rộng vốn từ có vần oa cho học sinh và nêu cách viết đúng các từ có vần oa)

Bước 2:

– Chia lớp thành hai đội chơi

– GV làm quản trò.

– Dụng cụ chơi: Mỗi đội có một tờ giấy khổ to để viết từ tìm được, mỗi cá nhân cso một số mảnh giấy nhỏ, bút để viết các từ có vần oa đã tìm.

– Cách chơi: Từng đội bàn với nhau để thống nhất các từ đã chọn và viết vào giấy khổ to (2 đội không được nhìn bài nhau). Sau 5 phút, mỗi đội treo kết quả(tờ giấy to ghi các từ tìm được lên bảng). Mỗi từ viết đúng được tính điểm. Đội có điểm cao hơn là đội thắng. Đội thua sẽ hát tặng đội thắng 1 bài hát.

Bước 3: HS thực hiện chơi

Bước 4:

– GV đọc từng từ của từng đội và cho điểm, GV sửa lại các từ sai hoặc bỏ. GV công bố điểm và xác định đội thắng. Đội thua hát tặng đội bạn.

– HS nêu lại mục đích của trò chơi đã đạt được sau khi chơi: Số từ có vần oa 2 đội tìm được, một số từ ngữ có vần oa phải viết đúng, ví dụ như: quả cam, mua quà…

2. Trò chơi trong bài tập làm văn lớp 2: Thi viết tiếp sức đoạn văn.Bước 1: Giới thiệu tên và mục đích của trò chơi. Múc đích của trò chơi là HS luyện tập viết từng câu diễn đạt từng ý nhỏ trong đoạn văn kể hoặc tả đơn giản (phục vụ cho các bài học có nội dung kể hoặc tả ngắn trong Tiếng việt 2, tập hai)Bước 2: – Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 6-8 học sinh.– Quản trò là giáo viênn, 2 học sinh giúp GV làm trọng tài.– Dụng cụ chơi:+ Bảng chia lớp làm 2 phần: Phân bên kia ghi yêu cầu của trò chơi: Viết tiếp sức một đoạn văn 5-7 câu nói về một loài chim em yêu thích và ghi cách tính điểm (tổng điểm 10, trong đó mỗi câu viết đúng 2 điểm, đoạn văn không có lỗi về câu: 1 điểm, đoạn văn không có lỗi về chính tả: 1 điểm.). Phần phải của bảng ghi 4 câu hỏi gợi ý: 1 tên loài chim, nơi chúng sống. 2. hình dáng và màu lông có gì hấp dẫn? 3. chim ăn gì?. 4. Chim thường làm gì? Có ích gì?+ Giấy trắng to phát cho mỗi nhóm để viết tiếp sức đoạn văn.– Cách chơi: từng nhóm HS trao đổi thống nhất câu trả lời cho từng câu hỏi gợi ý để viết vào giấy khổ to của nhóm . Sau 5 phút các nhóm ngừng chơi, treo kết quả nhóm lên các bức tường của lớp. Từng nhóm đọc to đoạn văn đã viết. Trọng tài hướng dẫn cả lớp bình điểm từng đoạn văn. 2 nhóm có điểm cao sẽ được thưởng. Bước 3: Học sinh thực hiện trò chơi. Bước 4:– GV thay mặt tổ trọng tài công bố điểm và trao giải thưởng cho 2 nhóm có điểm cao.– HS tự sửa đoạn văn của nhóm mình để hoàn thiện kết quả, từng HS viết đoạn mình thích vào vở.

3. Trò chơi Luyện từ và câu lớp 3: Ai thế nào?

Bước 1: Giới thiệu tên và mục đích của trò chơi. Mục đích trò chơi là luyện tập kỹ năng nói và viết câu theo mẫu câu ai thế nào? Bước 2: – Chia lớp thành 2 nhóm A và B. Quản trò là GV hoặc 1 học sinh khá.– Dụng cụ chơi: Một số thẻ từ là danh từ hoặc cụm danh tứ, một số thẻ từ là tính từ và cụm tính từ. Các thẻ từ được dính lên bảng lớp.– Cách chơi và cách tính điểm: 2 đội A và B luân phiên nhau đặt câu hỏi và trả lời. Khi đội A chon 1 danh từ hoặc cụm danh từ để hỏi thì đội B phải chọn một tính từ hoặc cụm tính từ phù hợp để trả lời. Sau đó đội B hỏi và đội A trả lời. Mỗi câu trả lời đúng được tính 5 điểm. Đội có điểm cao là đội thắng và được đội thu kể cho nghe một câu chuyện vui. Bước 3: HS thực hiện chơi Bước 4: – Trọng tài công bố kết quả cuộc chơi, đội thua chọn chuyện vui để kể.– GV hướng dẫn học sinh kết nối các thẻ từ thành câu theo kết quả đúng các nhóm đã làm.– Mỗi học sinh ghi 2 câu đã nối vào vở (tuỳ chọn)

4. Trò chơi Luyện từ và câu lớp 4: Du lịch (tuần 8 -SGK tiếng việt 4, tập một) Bước 1: Giới thiệu tên và mục đích của trò chơi. Mục đích của trò chơi là luyện viết đúng quy tắc viết hoa tên thủ đô của một số nước trên thế giới. Bước 2:– Chia lớp thành 3 hoặc 4 nhóm sao cho mỗi nhóm có đủ 11 HS. Quản trò là 2HS và trọng tài là giáo viên– Dụng cụ chơi: Mỗi nhóm có 1 tờ giấy to, mỗi tờ giấy có hai cột, cột thứ nhất ghi tên nước, cột thứ hai ghi tên thủ đô, chỗ nào ghi tên nuớc thì cùng dòng với nó không ghi tên thủ đô hoặc ngược lại.. Thứ tự tên nước và tên thủ đô của các tờ giấy to là khác nhau.– Cách chơi: Trong từng nhóm, HS trao đổi để lựa chọn đúng tên nước với tên thủ đô hoặc tên thủ đô đúng với tên nước và điền vào từng chỗ trống trong giấy to. Sau 5 phút, các nhóm ngừng chơi và treo kết quả lên bảng lớp. Mỗi tên viết đúng được 1 điểm. Nhóm có điểm cao là nhóm thắng. Các nhóm thua hát tặng nhóm thắng 1 bài hát. Bước 3: HS thực hiện chơi. Bước 4: – một số HS nhắc lại kết quả đúng đã được xác nhận sau cuộc chơi.– Từng học sinh ghi tên nước và tên thủ đô của 11 nước trong cuộc chơi.

5. Trò chơi luyện từ và câu lớp 5: Từ mang nghĩa nào? Bước 1: Giới thiệu tên và mục đích của trò chơi. Mục đích của trò chơi là biết các nghĩa của một từ nhiều nghĩa và cách dùng từ nhiều nghĩa. Bước 2: – Chia lớp thành 2 nhóm A và B. Quản trò là HS, 2 trọng tài là học sinh khá.– Dụng cụ chơi: Một số từ có nhiều nghĩa (khoảng 6 nghĩa) được ghi trên một thẻ từ, 6 câu mỗi câu chứa từ đã chọn mang 1 nghĩa của từ đó được ghi trên 6 băng giấy to, 6 nghĩa của từ được ghi trên 6 băng giấy to. Đính thẻ từ, các băng giấy ghi câu và các băng giấy ghi nghĩa của từ lên bảng lớp.

– Cách chơi và cách tính điểm: 2 nhóm luân phiên nhau một nhóm đọc câu, nhóm kia đọc nghĩa của từ đã chọn trong câu đó. Trọng tài cho điểm từng câu, mỗi câu tìm đúng nghĩa từ trong câu được 3 điểm. Đội có số điểm cao sẽ là đội thắng. Đội thua phải bắt nhịp có cả lớp hát một bài.

Ví dụ: GV chọn từ đá để cho HS chơi trò này. Bước 3: HS thực hiện chơi. Bước 4: – HS đọc 6 nghĩa cảu từ đã chọn.– Từng HS đọc từng câu và nghĩa của từ đã chọn trong câu đó.

Viện CL và CTGD (Nguồn: Bộ GD và ĐT)

1. Tổ chức trò chơi trong môn Toán Để các trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi tổ chức và thiết kế trò chơi phải đảm bảo những nguyên tắc sau :a. Thiết kế trò chơi học trong môn Toán : * Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn Toán nói chung và môn Toán lớp 3 nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể đưa các trò chơi cho phù hợp. Song muốn tổ chức được trò chơi trong dạy toán có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cận kè và đảm bảo các yêu cầu sau : + Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục + Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học + Trò chơi phải phù hợp với tâm lý học sinh lớp 3, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường. + Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú + Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo + Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh * Cấu trúc của Trò chơi học tập : + Tên trò chơi + Mục đích : Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi. + Đồ dùng, đồ chơi : Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong Trò chơi học tập. + Nêu lên luật chơi : Chỉ rõ quy tắc của hành động chơi quy định đối với người chơi, quy định thắng thua của trò chơi. + Số người tham gia chơi : Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi + Nêu cách chơi.b. Cách tổ chức trò chơi : Thời gian tiến hành : thường từ 5 – 7 phút – Đầu tiên là giới thiệu trò chơi : + Nêu tên trò chơi. + Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ quy định chơi. – Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi – Chơi thật – Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh. – Thưởng – phạt : Phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thâm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui (như chào các bạn thắng cuộc, hát một bài, nhảy lò cò…)2. Giới thiệu một số trò chơi toán học lớp 3 :Trò chơi 1 : Truyền điện

– Mục đích : + Luyện tập và củng cố kỹ năng làm các phép tính cộng trừ không nhớ trong phạm vi 1000. + Luyện phản xạ nhanh ở các em – Chuẩn bị : Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào – Cách chơi : Các em ngồi tại chỗ. Giáo viên gọi bắt đầu từ 1 em xung phong. Ví dụ em xướng to 1 số trong phạm vi 1000 chẳng hạn “358 và chỉ nhanh vào em B bất kỳ để “truyền điện”. Lúc này em B phải nói tiếp, ví dụ “trừ 142 rồi chỉ nhanh vào em C bất kỳ. Thế là e C phải nói tiếp “bằng 216”. Nếu C nói đúng thì được quyền xướng to 1 số như A rồi chỉ vào một bạn D nào đó để “truyền điện” tiếp. Cứ làm như thế nếu bạn nào nói sai (chẳng hạn A nói “358 truyền cho B, mà B nói trừ “149 tức là sai dạng tính hoặc là C đọc kết quả tính sai) thì phải nhảy lò cò một vòng từ chỗ của mình lên bảng. Kết thúc khen và thưởng một tràng vỗ tay cho những bạn nói đúng và nhanh. * Lưu ý : + Trò chơi này không cần phải chuẩn bị đồ dùng, giáo cụ… + Trò chơi này có thể áp dụng được vào nhiều bài (Ví dụ : Luyện tập các bảng cộng trừ, nhân chia) và có thể thay đổi hình thức “truyền”. Ví dụ : 1 em hô to 6×3 và chỉ vào em tiếp theo để truyền thì em này chỉ việc nói kết quả bằng 18. + Trò chơi này không cầu kỳ nhưng vẫn gây được không khí vui, sôi nổi, hào hứng trong giờ học cho các em.

Trò chơi 3 : Ong đi tìm nhụy (Trò chơi có thể áp dụng các bảng nhân, chia, cụ thể tiết….. Bảng chia 6)

– Mục đích : + Rèn tính tập thể + Giúp cho học sinh thuộc các bảng nhân, chia – Chuẩn bị : + 2 bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các số như sau, mặt sau gắn nam châm

+ 10 chú Ong trên mình ghi các phép tính, mặt sau có gắn nam châm + Phấn màu – Cách chơi : + Chọn 2 đội, mỗi đội 4 em + Giáo viên chia bảng làm 2, gắn mỗi bên bảng mộ bông hoa và 5 chú Ong, ở bên dưới không theo trật tự, đồng thời giới thiệu trò chơi. Cô có 2 bông hoa trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính, còn những chú Ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình. Nhưng các chú Ong không biết phải tìm như thế nao, các chú muốn nhờ các con giúp, các con có giúp được không ? – 2 đội xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” thì lần lượt từng bạn lên nối các phép tính với các số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối, cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép tính. Trong vòng 1 phút, đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng. * Lưu ý : Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên chấm và hỏi thêm một số câu hỏi sau để khắc sâu bài học + Tại sao chú Ong “24 : 6 ” không tìm được đường về nhà ? + Phép tính “24 : 6″ có kết quả bằng bao nhiêu ? + Muốn chú Ong này tìm đợc về thì phải thay đổi số trên cánh hoa như thế nào ?

Trò chơi 5 : Thi quay kim đồng hồ (Tiết 13, 14 Bài xem đồng hồ – Thực hành xem đồng hồ)

– Mục đích : + Củng cố ky năng xem đồng hồ + Củng cố nhận biết các đơn vị thời gian (giờ phút) – Chuẩn bị : 4 mô hình đồng hồ – Cách chơi : + Chia lớp thành 4 đội (4 tổ theo lớp học) + Lần thứ nhất : Gọi 4 em lên bảng (4 em đại diện cho 4 đội), phát cho mỗi em 1 mô hình đồng hồ, chuẩn bị quay kim đồng hồ theo hiệu lệnh của giáo viên. Khi nghe giáo viên hô to 1 giờ nào đó, 4 em này ngay lập tức phải quay kim đến đúng giờ đó. Em nào quay chậm nhất hoặc sai lệch bị loại khỏi cuộc chơi. + Lần thứ hai : Các đội lại thay người chơi khác + Cứ chơi như vậy 8 – 10 lần. Đội nào còn nhiều thành viên nhất đội đó là đội thắng cuộc. * Lưu ý : Để các em chơi nhanh, vui và thử phản ứng nhanh giáo viên cần chuẩn bị săn 1 số giờ viết ra giấy (không phải nghĩ lâu) để khi hô cho nhanh, ví dụ : 7 giờ 5 phút, 11 giờ 50 phút, 9 giờ kém 10 phút, 4 giờ kém 5 phút, 8 giờ 7 phút, 12 giờ 34 phút, 4 giờ kém 13 phút…

Trò chơi 6 : Bác đưa thư (Áp dụng dạy các bảng nhân, bảng chia)

– Mục đích : Giúp học sinh thuộc lòng bảng nhân 6. Kết hợp với các thói quen nói “cảm ơn” khi người khác giúp một việc gì – Chuẩn bị : + Một số thẻ, mỗi thẻ có ghi 1 số 6, 12, 15, 24, 30, 36…. 60 là kết quả của các phép nhân để làm số nhà. + Một số phong bì có ghi phép nhân trong bảng 6 : 1×6, 6×1, 2×6, 6×2… + Một tấm các đeo ở ngực ghi “Nhân viên bưu điện”. – Cách chơi : + Gọi 1 số em lên bảng chơi giáo viên phát cho mỗi 1 thẻ để làm số nhà. Một em đóng vai “Bác đưa thư” ngực đeo “Nhân viên bưu điện” tay cầm tập phong bì. + Một số em đứng trên bảng, lần lượt từng em một nói : Bác đưa thư ơi Cháu có thư không ? Đưa giúp cháu với Số nhà ………….. 12 Khi dọc đến câu cuối cùng “số nhà ………….. 12″ thì đồng thời em đó giơ só nhà 12 của mình lên cho cả lớp xem. Lúc này nhiệm vụ của “Bác đưa thư” phải tính nhẩm cho nhanh để chọn đúng lá thư có ghi phép tính có kết quả là số tương ứng giao cho chủ nhà (ở trường hợp này phải chọn phong bì “6×2″ hoặc “2×6″ giao cho chủ nhà. Chủ nhà nhận thư và nói lời “cảm ơn”. Cứ như vậy các bạn chơi lại nói và “Bác đưa thư” lại tiếp tục đưa thư cho các nhà. Nếu “bác đưa thư” nhẩm sai, đưa không đúng địa chỉ nhận thì không được đóng vai đưa thư nữa mà trở về chỗ để các bạn khác lên thay. Nếu các lần thư đều đúng thì sau 3 lần được cô giáo tuyên dương và đổi chỗ cho bạn khác chơi.

Trò chơi 7 : Mua và bán (Áp dụng trong bài : Tiền ViệtNam – Tiết 125, 126, 127)

Trò chơi 8 : Hái hoa dân chủ (Áp dụng trong những tiết ôn toán cuối năm)

theo: http://honglinh.edu.vn

Một Số Phương Pháp Dạy Học Môn Tiếng Việt Lớp 1 Theo Công Nghệ Giáo Dục

Theo chúng tôi Hồ Ngọc Đại chia sẻ: Mục tiêu của dạy môn Tiếng Việt lớp 1 -CNGD là giúp các em học sinh đọc thông, viết thạo, học đâu chắc đấy, nắm chắc luật chính tả, nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt. Đồng thời giúp các em phát triển tư duy và biết cách làm việc trí óc, phát huy năng lực tối ưu của mỗi cá nhân học sinh.

Bản chất việc dạy học Tiếng Việt Công nghệ giáo dục là dạy khái niệm khoa học thông qua việc tự chiếm lĩnh tri thức của học sinh, phát triển năng lực tối ưu của từng cá nhân: Khả năng phân tích, tổng hợp, mô hình hóa. Học sinh học môn Tiếng Việt lớp 1-CNGD là học cách làm việc trí óc, học cách học, học cách tự nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả làm việc của mình.

Phương pháp dạy học này có tính ưu việt, giáo viên đã được tập huấn sẽ dạy được và khi giáo viên dạy được thì học sinh sẽ học được “Học đến đâu được đến đó, học đến đâu chắc đến đó”. Thực hiện dạy học chương trình môn Tiếng Việt lớp 1-CNGD này sẽ giúp cho học sinh lớp 1 có đủ kiến thức về Tiếng Việt (đọc thông, viết thạo) làm cơ sở vững chắc cho học sinh lên lớp 2 học tốt hơn. Công nghệ HỌC thiết kế thành hệ thống việc làm. Mỗi việc làm, làm ra một sản phẩm. Môn Tiếng Việt lớp 1 là hệ thống khái niệm ngữ âm học. Đã là khái niệm khoa học thì có cấu trúc gồm các nhân tố cấu thành và mối liên hệ giữa các nhân tố ấy. Thay năm bước lên lớp bằng Quy trình bốn việc là một giải pháp kỹ thuật cho tiết học, được thể hiện như sau: Việc 1 – Phân tích ngữ âm của Tiếng là cách chiếm lĩnh một đối tượng vật chất với tư cách vật thật. Phát âm chuẩn là cách thuần hóa tiếng nói tự nhiên thường mang tính phương ngữ. Việc 1 nắm lấy bản chất âm của Tiếng, làm một cách vật chất, bằng cơ bắp, làm từ thô đến tinh.

– Tách ra tiếng giống nhau.

– Tách ra thanh của tiếng

– Tách ra hai phần của tiếng thanh ngang.

Cuối cùng, tách ra từng âm vị. Việc 2 – Viết, làm theo quy ước. Hãy làm một cách tự nhiên, đừng quan trọng hóa, cứ nói tự nhiên, không có gì đặc biệt. Làm theo quy ước một cách tự nhiên và đánh giá sản phẩm một cách tự nhiên. Việc 3 – Đọc. Vì sao phải “Đọc trơn” ngay từ đầu? – Chữ thay cho âm thanh (âm vị, vần, tiếng) theo quy ước.

– Tiếng trong cuộc sống là một thể thống nhất, tư duy đã phân giải nó, thì nay phải trả lại Tiếng tổng thể ban đầu: Đọc trơn. Đọc trơn/đọc phân tích nên sử dụng liên hoàn. Đọc phân tích để kiểm tra đọc trơn. Đọc trơn để thẩm định đọc phân tích. Công nghệ giáo dục dùng phương pháp phân đôi (tách đôi) trong mỗi lần phân tích:

Ví dụ: lan / lờ/ – /an/ – /lan/

an /a/ – / n/ – /an/ làn / lan/ – huyền – /làn/

Cách làm này buộc phải đọc trơn tiếng thanh ngang. Đánh vần theo cơ chế phân đôi có năng lực kiểm tra tính bền vững của sản phẩm đã có. Việc 4 – Viết chính tả. Viết chính tả là việc trí óc, buộc phải tư duy (suy nghĩ) để tìm ra giải pháp, không như tập chép chỉ bắt chước. Viết chính tả là một thách thức đặc ra cho tư duy của học sinh, cho nghiệp vụ của thầy giáo. Cần huấn luyện từng bước nhỏ. Bước 1: viết ở bảng con (bảng lớp). Bước 2: viết vào vở. Tất cả các kỹ năng được huấn luyện ở ba việc trước đều dùng cho việc 4, là cơ hội vừa đánh giá các sản phẩm của ba việc đã làm, vừa cũng cố tri thức cho vững chắc hơn. Thầy giao việc chỉ nói một lần, làm mẫu một lần, nhưng học sinh nhắc lại nhiều lần, làm đi làm lại nhiều lần. Lần đầu phải làm kỹ từng chi tiết, theo trật tự, không nhảy cóc. Các lần sau, làm một cách tự nhiên, các chi tiết ấy liền lại thành từng khối lớn. Đừng vội, đi chậm, miệt mài đi sẽ đến đích nhanh hơn. Sức hấp dẫn của việc học tùy thuộc vào Công nghệ Học. Công nghệ cao thì có sản phẩm chất lượng cao. Mỗi ngày tự mình làm ra một sản phẩm mới cho mình thì: ” Mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui”, “Đi học là hạnh phúc”./.

Để thực hiện tốt môn Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục, người giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy học của chương trình Tiếng Việt công nghệ giáo dục lớp 1 cũng như mục đích yêu cầu, nội dung, phương pháp dạy học phần âm của từng bài dạy. Đặc biệt, phải thực hiện đúng theo quy trình của thiết kế Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục.

Để học sinh nắm chắc bài học về phần âm là vô cùng quan trọng, nên bước đầu giáo viên cần cung cấp cho học sinh các kĩ năng: Làm quen với môi trường học tập, với thầy cô, bạn bè, biết sử dụng các đồ dùng học tập, biết nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh nhẹn…

Về kiến thức, các em phải nắm chắc: Tiếng gồm 2 phần (phần âm đầu và phần vần); biết đánh vần theo cơ chế 2 bước, dùng thao tác và đọc theo 4 mức độ; biết vẽ mô hình 2 phần của tiếng, đưa tiếng vào mô hình; biết phân biệt nguyên âm và phụ âm; biết tạo ra các tiếng mới bằng cách thay phụ âm đầu hoặc các dấu thanh trong tiếng việt; biết nghe đọc và viết đúng, đẹp các tiếng đã học.

Trước giờ lên lớp, giáo viên cần nghiên cứu kỹ sách học sinh, giáo viên và tìm hiểu nội dung bài đọc trong chương trình lớp 1 học…

Giáo viên nắm vững chất lượng học tập của học sinh, từ đó có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học.

Khi học xong tiết Tiếng Việt hình thành kiến thức các em phải nắm vững được các kiến thức trong bài học, giáo viên điều tra xem bao nhiêu học sinh trong lớp có thể làm được bài, từ đó có hướng luyện cho các học sinh còn hổng kiến thức.

Trong giờ học Tiếng Việt, để giờ học bớt căng thẳng, giáo viên cần tổ chức thêm một số trò chơi giữa tiết và cuối tiết.

Với những lỗi phát âm cơ bản, trước hết, giáo viên phải phát âm chuẩn, sau đó, vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp và hình thức sửa lỗi phát âm.

Giáo viên có thể sử dụng phương pháp luyện tập theo mẫu: Giáo viên phát âm chuẩn, rõ ràng, thật chậm từ 2 – 3 lần, sau đó cho học sinh phát âm sai phát âm lại. Phương pháp quan sát và phân tích cách phát âm:

Phương pháp luyện tập tổng hợp: Phân tích các thành phần và âm vị mắc lỗi để học sinh nhận diện (đối với các âm ghép như: th, nh, ch, kh, ph, gh, ng,tr)

Đưa vào trong ngữ cảnh để khu biệt nét nghĩa cho học sinh có ý thức phân biệt âm đúng âm sai (đối với các âm dễ lẫn lộn như l-n, s-x, tr-ch, r-g, gi-d-v)

Phương pháp tổ chức trò chơi học tập: Giáo viên thay đổi các trò chơi hấp dẫn để thu hút sự chú ý học sinh giúp các em tiếp thu bài tốt hơn.

Để dạy tốt môn Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục phần âm có hiệu quả cao, giáo viên cần làm tốt các quy trình 4 việc và vận dụng phù hợp các hình thức tổ chức dạy học trong từng tiết học một cách hiệu quả nhất.

Đồng thời, sử dụng một số phương pháp dạy học như: Phương pháp làm mẫu, phương pháp phân tích mẫu, phương pháp hỏi đáp, phương pháp trực quan… kết hợp với nhiều hình thức dạy học như: Học theo lớp, nhóm; cá nhân,…

Giáo viên luôn yêu cầu học sinh thực hành và rèn luyện kỹ năng đọc, viết; lưu ý trang bị cho học sinh kiến thức từ thấp đến cao.

Để làm được điều này, người giáo viên chỉ nhiệt tình giảng dạy là không đủ mà còn phải vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; phải biết kích thích lòng say mê học tập của các em, đồng thời lưu ý đến điều kiện thực tế ở mỗi trường.

– Nghiên cứu và thực hiện dạy đúng, đủ, kỹ nội dung hai Tuần Không (giáo viên không được bỏ bất kỳ một nội dung nào trong hai tuần Không).

– Giáo viên thực hiện theo đúng thiết kế của tài liệu, nghiên cứu kỹ các việc trong quá trình dạy các Mẫu. Không nóng vội trong quá trình dạy học, học sinh chưa hiểu yêu cầu thực hiện lại các thao tác (học sinh tự làm được thông qua quan sát những học sinh đã làm được).

– Trong quá trình dạy giáo viên sử dụng các kí hiệu thay cho ngôn ngữ nói (giáo viên không nói nhiều, không nhắc lại lệnh nhiều lần) để giao nhiệm vụ cho học sinh làm. Giao nhiệm vụ cho học sinh phải dứt khoát, rõ ràng một lần tránh nói nhiều lần.

– Tăng cường việc đọc đồng thanh, đánh vần, đọc cá nhân đối với những lớp học sinh còn khó khăn về đọc.

– Tăng cường việc rèn nền nếp lớp học như: thực hiện theo các các ký hiệu, lệnh của giáo viên; cách xóa bảng con; cách cầm bút viết; cầm sách đọc; cất các đồ dùng; trình bày vở viết. hướng học sinh tự học, hoạt động theo nhóm, tổ.

– Dạy đến đâu chắc đến đấy, học sinh chưa hiểu dạy lại. Chủ động và linh hoạt trong việc thực hiện phương án tăng thời lượng tiết dạy đối với môn Tiếng Việt (những bài có nội dung vừa phải nên dạy đủ 4 việc trong 2 tiết)

– Tuyên truyền phụ huynh học sinh không dạy trước bài cho học sinh ở nhà để học sinh không nhầm lẫm với các phát âm, dánh vần theo chương trình hiện hành.

– Đối với các từ trong bài học gắn với ngôn ngữ trong giao tiếp của học sinh: giáo viên có thể kết hợp và giải nghĩa từ để học sinh hiểu được nội dung của câu, đoạn.

– Trong quá trình dạy kết hợp với phương pháp dạy học tích cực như nhóm đôi, nhóm theo bàn để học nhìn và học theo bạn các đánh vần, viết…

– Đối với học sinh lớp 1 khuyến khích học sinh giao tiếp bằng ngôn ngữ Tiếng Việt (khi sử dụng các từ, tiếng đã học và đọc được, hiểu được). Không cấm học sinh giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ (kết hợp ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ để dạy ngôn ngữ Tiếng Việt, học sinh phát triển được ngôn ngữ Tiếng mẹ đẻ, học và hiểu được ngôn ngữ Tiếng Việt tốt hơn)

– Giáo viên thực sự có trách nhiệm và tâm huyết với nghề, học sinh.

Xin chân thành cám ơn!

Hoàng Thị Vân – TH Vân Đồn

Bạn đang xem bài viết Các Bước Của Tiến Trình Hoạt Động Dạy Học Theo Phương Pháp “Bàn Tay Nặn Bột”. trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!