Cập nhật thông tin chi tiết về Các Dịch Vụ, Các Kỹ Thuật Xét Nghiệm Sàng Lọc Máu Tại Viện mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế quy định bắt buộc phải thực hiện xét nghiệm sàng lọc một số tác nhân lây truyền bệnh (xét nghiệm sàng lọc HIV, viêm gan vi rút B, viêm gan vi rút C và vi khuẩn gây bệnh giang mai) đối với đơn vị máu hiến tặng để nhằm đảm bảo an toàn truyền máu.
Thời gian gần đây, do tác động của toàn cầu hóa, giao thương, du lịch, tỷ lệ nhiễm các vi rút lây truyền qua đường truyền máu và một số các vi rút nguy hiểm ngày càng cao và có xu hướng lan rộng trong cộng đồng. Chính vì vậy các hoạt động tuyên truyền, tuyển chọn người hiến máu, xét nghiệm sàng lọc máu càng đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an toàn truyền máu.
I. CÁC DỊCH VỤ XÉT NGHIỆM ĐƯỢC THỰC HIỆN TẠI KHOA XÉT NGHIỆM SÀNG LỌC MÁU
Khoa Xét nghiệm sàng lọc máu của Viện Huyết học – Truyền máu TW đã đạt chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2008 (28/12/2011), chứng nhận ISO 9001:2015 (2019), giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 13485:2001 (3/2/2016) và tiêu chuẩn TCVN ISO 15189:2014 (30/8/2016).
Với việc áp dụng các kỹ thuật xét nghiệm hiện đại, tự động, Khoa Xét nghiệm sàng lọc máu đang thực hiện các xét nghiệm sau:
Xét nghiệm HBsAg bằng kỹ thuật hóa phát quang hoặc điện hóa phát quang
Xét nghiệm Anti-HCV bằng kỹ thuật hóa phát quang hoặc điện hóa phát quang
Xét nghiệm kháng nguyên kháng thể HIV bằng kỹ thuật hóa phát quang hoặc điện hóa phát quang
Xét nghiệm CMV-IgM bằng kỹ thuật điện hóa phát quang
Xét nghiệm giang mai bằng kỹ thuật TPHA
Xét nghiệm sinh học phân tử NAT phát hiện HBV, HCV, HIV
Sản xuất mẫu chứng nội kiểm xét nghiệm (HBsAg, Anti-HCV, kháng nguyên kháng thể HIV, giang mai, kháng thể bất thường, HBV-ADN, HCV-ARN, HIV-ARN)
Xét nghiệm khẳng định các trường hợp HIV dương tính cho bệnh nhân và người hiến máu (Phòng xét nghiệm HIV được Bộ Y tế cho phép)
Xét nghiệm định nhóm máu hệ ABO, Rh
Xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường
Định nhóm kháng nguyên hệ hồng cầu (E, Mia….) cho đơn vị máu
II. CÁC XÉT NGHIỆM THỰC HIỆN ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ MÁU TỪ NGƯỜI HIẾN MÁU
Mẫu máu từ người hiến máu được đựng trong 3 loại ống khác nhau:
Ống 2ml máu toàn phần được chống đông bằng EDTA: Sử dụng cho xét nghiệm định nhóm máu, sàng lọc kháng thể bất thường và giang mai;
Ống 4ml máu toàn phần, được chống đông bằng EDTA: Sử dụng cho xét nghiệm sàng lọc huyết thanh học HBsAg, Anti-HCV, kháng nguyên kháng thể HIV, CMV-IgM (nếu có);
Ống 6ml máu toàn phần, được chống đông bằng EDTA: Sử dụng cho xét nghiệm sinh học phân tử (NAT), sàng lọc HBV, HCV, HIV.
Các mẫu máu từ người hiến máu sau khi được kiểm tra đảm bảo đủ điều kiện đưa vào xét nghiệm (thể tích, nhiệt độ vận chuyển, độ tán huyết và mỡ máu…) sẽ được nhập vào phần mềm quản lý xét nghiệm để khai báo và chỉ định xét nghiệm trên phần mềm.
Nhận bàn giao mẫu xét nghiệm và nhập thông tin mẫu xét nghiệm vào phần mềm quản lý xét nghiệm sàng lọc máu
Các xét nghiệm được tiến hành đối với mẫu máu từ người hiến máu bao gồm:
1. Xét nghiệm định nhóm máu, sàng lọc kháng thể bất thường và giang mai
Thiết bị thực hiện xét nghiệm: Máy xét nghiệm Olympus PK7300.
Máy xét nghiệm tự động hoàn toàn, công suất xét nghiệm cao: 300 test/giờ.
Việc kiểm tra chất lượng xét nghiệm định nhóm máu, sàng lọc kháng thể bất thường và giang mai được thực hiện định kỳ hằng ngày trước khi tiến hành xét nghiệm và sau mỗi 12 giờ thiết bị xét nghiệm liên tục.
Phương pháp xét nghiệm: Ngưng kết hạt.
Hệ thống máy xét nghiệm định nhóm máu PK7300 sử dụng trong xét nghiệm định nhóm máu, sàng lọc kháng thể bất thường, giang mai
Các bước thực hiện:
Mẫu máu được ly tâm để phân tách huyết tương và hồng cầu.
Mẫu máu được đưa vào máy xét nghiệm, máy sẽ tự động quét mã barcode, tự động xử lý mẫu và sau 1 giờ máy xét nghiệm sẽ in ra kết quả nhóm máu; đồng thời, kết quả xét nghiệm sẽ được chuyển tự động ra phần mềm quản lý xét nghiệm.
Thời gian trả kết quả xét nghiệm: 3,5 giờ/200 mẫu.
2. Xét nghiệm định nhóm kháng nguyên hồng cầu (E, Mia)
Chỉ sử dụng cho những trường hợp chỉ định của bác sĩ lâm sàng.
Mẫu máu được đưa vào xét nghiệm để chọn ra những những đơn vị máu có kháng nguyên hệ hồng cầu như kháng nguyên E, kháng nguyên Mia âm tính.
Việc truyền các các đơn vị có kháng nguyên hệ hồng cầu âm tính có thể giúp bệnh nhân giảm sinh các kháng thể do truyền máu nhiều lần.
3. Xét nghiệm sàng lọc HBsAg, kháng thể HCV, kháng nguyên kháng thể HIV, kháng thể CMV-IgM (nếu có).
Thiết bị thực hiện xét nghiệm: Máy xét nghiệm Roche cobas 8000, Abbott Alinity.
Máy xét nghiệm tự động hoàn toàn.
Việc kiểm tra chất lượng xét nghiệm xét nghiệm HBsAg, kháng thể HCV, kháng nguyên kháng thể HIV, kháng thể CMV-IgM (nếu có) được thực hiện định kỳ hằng ngày trước khi tiến hành xét nghiệm và sau mỗi 12 giờ thiết bị xét nghiệm liên tục.
Phương pháp xét nghiệm: Hóa phát quang/điện hóa phát quang.
Hệ thống máy xét nghiệm Roche cobas 8000, Abbott Alinity i sử dụng cho xét nghiệm sàng lọc HBsAg, kháng thể HCV, kháng nguyên kháng thể HIV
Các bước thực hiện:
Mẫu máu được đưa vào hệ thống tiền phân tích để ly tâm với tốc độ 3.000 vòng/10 phút, mẫu ly tâm xong được mở nắp tự động và tự động chuyển vào module xét nghiệm;
Máy xét nghiệm quét barcode ống mẫu, xử lý mẫu và tự động xét nghiệm hoàn toàn. Sau 30 phút, máy xét nghiệm sẽ in ra kết quả xét nghiệm đầu tiên và lần lượt cho ra kết quả các mẫu xét nghiệm tiếp theo.
Kết quả được đẩy tự động ra phần mềm quản lý xét nghiệm sàng lọc máu.
Thời gian trả kết quả xét nghiệm: 3,5 giờ/200 mẫu.
4. Xét nghiệm sàng lọc HBV-ADN, HCV-ARN, HIV-ARN bằng kỹ thuật sinh học phân tử (NAT)
Thiết bị thực hiện xét nghiệm: Máy xét nghiệm Roche cobas 6800, Grifols Panther Procleix.
Phương pháp xét nghiệm: Realtime PCR, khuếch đại qua trung gian phiên mã (TMA).
Xét nghiệm NAT phát hiện HBV-ADN, HCV-ARN, HIV-ARN được thực hiện sàng lọc cho 100% đơn vị máu hiến tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương từ 1/1/2015.
Tất cả các mẫu máu có kết quả xét nghiệm HBsAg, kháng thể HCV, kháng nguyên kháng thể HIV không phản ứng được đưa vào làm xét nghiệm NAT.
Thời gian thực hiện xét nghiệm: tối thiểu 552 mẫu/3,5 giờ.
Hệ thống máy xét nghiệm Roche cobas 6800 và Grifols Panther Procleix sử dụng để xét nghiệm sàng lọc HBV-ADN, HCV-ARN, HIV-ARN bằng kỹ thuật sinh học phân tử (NAT)
ThS. Nguyễn Thị Thanh Dung
Trưởng Khoa Xét nghiệm sàng lọc máu
(Ảnh: Công Thắng)
Các Phương Pháp Xét Nghiệm Miễn Dịch Lâm Sàng
Các phương pháp xét nghiệm miễn dịch lâm sàng
Cập nhật: 12/4/2018 – Số lượt đọc: 14890Trong phạm vi bài viết này sẽ trình bầy nguyên lý và kỹ thuật về một số phương pháp xét nghiệm miễn dịch và một số sản phẩm theo phương pháp xét nghiệm miễn dịch đó như: Xét nghiệm miễn dịch phóng xạ (RIA), xét nghiệm miễn dịch hóa phát quang (CLIA), xét nghiệm miễn dịch sắc ký, xét nghiệm miễn dịch enzyme (EIA, ELISA), xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang (F-EIA), x ét nghiệm miễn dịch dựa vào phản ứng kết tủa, x ét nghiệm miễn dịch dựa vào phản ứng ngưng kết, x ét nghiệm miễn dịch dựa vào phản ứng kết hợp bổ thể, x ét nghiệm miễn dịch dựa vào phản ứng trung hòa
I. Bản chất của xét nghiệm miễn dịch là sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể
Sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể phụ thuộc vào cấu trúc bề mặt của kháng nguyên và kháng thể. Sự kết hợp này xảy ra giữa một phần rất giới hạn giữa phân tử kháng nguyên (nhóm quyết định) và một phần rất giới hạn của phân tử kháng thể (trung tâm hoạt động).
Phản ứng kết tủa là sự kết hợp giữa kháng nguyên hòa tan lúc gặp kháng thể tương ứng, tạo thành tủa có thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường hoặc nhờ soi kính lúp. Kháng nguyên đa hóa trị kết hợp với kháng thể hóa trị hai để tạo thành kết tủa hình mạng lưới 3 chiều. Phản ứng có thể thực hiện ở môi trường lỏng hoặc môi trường gel.
Kháng thể đặc hiệu với sự tham gia của bổ thể sẽ gây ly giải tế bào vi khuẩn hoặc một số tế bào động vật khác.
Kháng thể đặc hiệu có khả năng trung hoà độc tố, độc lực của vi sinh vật, làm mất đi một tính chất nào đó của vi sinh vật hoặc sản phẩm của nó.
Những thuốc nhuộm huỳnh quang như Fluorescein, Rhodamin có thể kết hợp với kháng thể mà không phá hủy tính chất đặc hiệu của kháng thể. Kháng thể liên hợp ấy có khả năng kết hợp với kháng nguyên và phức hợp KN-KT có thể quan sát ở kính hiển vi huỳnh quang.
Thiết bị: máy miễn dịch Vedalab Easy reader,
Nguyên lý: Phức hợp kháng kháng thể (KKT) gắn chất màu được phân bố đều trên bản giấy sắc ký. Kháng nguyên (KN) đặc thù của vi sinh vật được gắn cố định tại “vạch phản ứng”. Khi nhỏ huyết thanh cần xác định kháng thể (KT) lên bản sắc ký, KT đặc hiệu (nếu có) trong huyết thanh sẽ kết hợp với KKT gắn màu, phức hợp miễn dịch KT-KKT gắn màu này di chuyển trên giấy sắc ký sẽ bị giữ lại tại “vạch phản ứng” do KT kết hợp với KN vi sinh vật, kết quả “vạch phản ứng” hiện màu. Nếu trong huyết thanh không có KT đặc hiệu, ở “vạch phản ứng” KN không thể giữ được KKT gắn màu, vì vậy không hiện màu.
XI. Nhận định kết quả các phản ứng kết hợp Kháng nguyên – Kháng thể (Xét nghiệm miễn dịch)
X. Xét nghiệm miễn dịch dựa vào kỹ thuật hóa phát quang (CLIA)
– Máy miễn dịch hóa phát quang CLIA : Monobid TINTIN-S, Autoplex g2, Lumatic CLIA analyzer, NeoLumax …
– Máy miễn dịch Glow CLIA: Siemens Immulite 2000, Siemens Advia Centaur CP/XP, Beckman Dxl 600 , Beckman Access 2
Nguyên lý: Kỹ thuật xét nghiệm miễn dịch hóa phát quang dựa trên nguyên lý kháng nguyên (chất có trong mẫu bệnh phẩm) kết hợp với kháng thể (chất có trong thuốc thử) nhờ chất đánh dấu có khả năng phát quang mà người ta có thể định lượng các chất có nồng độ rất thấp hoặc các chất bất thường trong cơ thể với độ chính xác rất cao so với các kỹ thuật hóa sinh thông thường khác.
Hiện nay, xét nghiệm miễn dịch . Các CLIA Kits được thiết kế để phát ánh sáng dựa trên phản ứng hóa phát quang đã được thực tế và công nghệ chứng minh là kết quả xét nghiệm chính xác hơn, dải đo rộng không cần pha loãng mẫu và nhạy hơn các phương pháp ELISA, EIA, FEIA đo màu thông thường và không cần ủ lâu hóa phát quang. Các bộ xét nghiệm CLIA có một phạm vi hoạt động xét nghiệm rộng hơn, độ nhạy cao và nhanh hơn so với các phương pháp ELISA đo màu thông thường.
Trong nhận định kết quả của các phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể trước hết phải lưu ý đến độ nhạy
Kết quả định tính cho biết trong mẫu xét nghiệm có hay không có kháng thể hoặc kháng nguyên. Thông thường kết quả các phản ứng được ký hiệu bằng các mức độ dương tính (+, + +, + + +) , không rõ dương tính hay âm tính (+/-), âm tính (-). Các ký hiệu này tuy có tiêu chuẩn quy định nhưng phụ thuộc vào chủ quan của người đọc kết quả.
Chẩn đoán gián tiếp các bệnh nhiễm trùng qua việc xác định kháng thể trong huyết thanh được gọi là chẩn đoán huyết thanh học. Kết quả định lượng trong chẩn đoán huyết thanh cho biết hiệu giá kháng thể. Nồng độ kháng thể trong huyết thanh cao hay thấp được đánh giá qua hiệu giá kháng thể. Thông thường kháng thể người bệnh được pha loãng dần theo cấp sô 2 hoặc 4. Đậm độ huyết thanh thấp nhất cho kết quả dương tính thì đậm độ đó là hiệu giá.
Các phản ứng định lượng cần thiết để theo dõi động lực kháng thể của các huyết thanh kép thường lấy cách nhau 7 ngày. Động lực kháng thể là đại lượng đặc trưng cho mức độ thay đổi hiệu giá kháng thể theo thời gian. Trong nhận định, quan trọng là số thương chứ không phải hiệu số giữa hai lần kết quả. Đối với bệnh virus hiệu giá kháng thể tăng lên 4 lần mới có giá trị chắc chắn.
Là ranh giới giữa hiệu giá kháng thể bình thường và hiệu giá bệnh lý. Liên cầu thường cư trú ở hầu hết mọi người nên trong huyết thanh của hầu hết mọi người đều có kháng thể kháng streptolysin O (ASO). Vì thế người ta xem 1/200 (200 đơn vị /ml), là hiệu giá ranh giới. Chỉ khi nào trong huyết thanh có 400 đơn vị/ml trở lên mới là bệnh lý.
4. Kết quả dương tính giả
Hay gặp lúc làm phản ứng huyết thanh học vì kỹ thuật và trong một vài trạng thái sinh lý bệnh lý của người bệnh.
Trong huyết thanh học cổ điển chẩn đoán giang mai với các kháng nguyên lipoit có thể thấy nhiều kết quả dương tính giả (sốt rét, một số bệnh ký sinh trùng khác…). Trong thực tế người ta thực hiện nhiều phản ứng huyết thanh học khác nhau cùng một lúc để kiểm tra dương tính giả. Ví dụ Kolmer, Kaln, VDRL và nhất là dùng các kháng nguyên đặc hiệu để tránh dương tính giả, ví dụ TPI, FTA-Abs…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng âm tính giả như: các thành phần tham gia phản ứng không được chuẩn độ, lượng kháng thể quá nhiều so với kháng nguyên và ngược lại, kháng thể mẫu hoặc kháng nguyên mẫu bị hỏng… Để khắc phục hiện tượng dương tính giả, âm tính giả phải chuẩn độ các thành phần tham gia phản ứng, đảm bảo đúng các điều kiện của phản ứng (dung dịch đệm, nhiệt độ, thời gian ủ…) và phải luôn luôn có chứng dương, chứng âm.
Kháng thể được liên hợp với thuốc nhuộm huỳnh quang rồi cho tác dụng với kháng nguyên. Ví dụ trong chẩn đoán vi khuẩn tả sau 6 – 8 giờ nuôi cấy ở nước pepton kiềm, làm một phiến phết rồi nhuộm với kháng huyết thanh liên hợp với Fluorescein. Quan sát ở kính hiển vi huỳnh quang, ta phát hiện thấy khuẩn tả phát huỳnh quang xanh lục nếu mầu phân dương tính.
Kháng thể được cho tác dụng trực tiếp với kháng nguyên rồi cho kết hợp với kháng globulin người liên hợp với Fluorescein. Trước hết cho kháng nguyên cố định lên tiêu bản rồi cho tác dụng với huyết thanh bệnh nhân, rửa để loại bỏ kháng thể thừa sau đó nhỏ một giọt globulin người gắn Fluorescein rồi quan sát ở kính hiển vi huỳnh quang. Phương pháp này được sử dụng để chẩn đoán bệnh giang mai (phản ứng FTA – Abs), bệnh tự miễn… Phương pháp gián tiếp có nhiều ưu điểm như: Sự phát huỳnh quang mạnh hơn, tiết kiệm được thời gian nếu nhiều huyết thanh được thử nghiệm cùng một lúc.
VII. Xét nghiệm miễn dịch dựa vào phản ứng miễn dịch Enzyme: ELISA, EIA (Enzyme-linked immunosorbent assay)
Nguyên lý: Kỹ thuật này sử dụng kháng thể hoặc kháng nguyên cố định vào một tấm polystyren. Sau đó nó được dùng để bắt kháng nguyên hoặc kháng thể đối ứng ở dung dịch thử nghiệm và phức hợp được phát hiện nhờ enzyme gắn với kháng thể hoặc kháng nguyên tác động lên cơ chất đặc hiệu. Cơ chất của enzyme thủy phân đo ở quang phổ kế, tỷ lệ với nồng độ của kháng thể hoặc kháng nguyên không biết ở trong dung dịch thử nghiệm.
Kháng nguyên hoặc kháng thể liên hợp với enzyme vẫn giữ hoạt tính miễn dịch. Enzyme được sử dụng có thể là photphatase kiễm hoặc peroxydase. Thử nghiệm cho kết quả khách quan và rất nhạy. Thử nghiệm miễn dịch liên kết enzyme được áp dựng để chẩn đoán những vi khuẩn như giang mai, Brucella, Salmonella , vi khuẩn tả..và các virus như virus viêm gan, virus sởi, virus rota…
VIII. Xét nghiệm miễn dịch dựa vào phản ứng miễn dịch phóng xạ (Radioimmunoassay: RIA)
Nguyên lý: Dùng đồng vị phóng xạ như Thymidin H 3, Cacbon 14, I 125 … đánh dấu kháng nguyên hoặc kháng thể để theo dõi phản ứng kết hợp kháng nguyên kháng thể. Có thể xác định vị trí của kháng nguyên (hoặc kháng thể) đã đánh dấu đồng vị phóng xạ bằng cách cho nhũ tương ảnh lên trên tiêu bản tổ chức học, sau đó phát hiện bằng các phương pháp chụp ảnh thông thường. Để phát hiện và đo lường đồng vị phóng xạ trong môi trường lỏng, ví dụ các đồng vị phát xạ beta (như thymidin H3, Cacbon C14), cần dùng một dung dịch nhấp nháy và đo trong máy đếm tự động. Phương pháp đồng vị phóng xạ không những có thể khu trú vị trí kết hợp một cách chính xác mà còn làm tăng độ nhạy cảm phản ứng lên hàng nghìn lần.
IX. Xét nghiệm miễn dịch dựa vào kỹ thuật sắc ký miễn dịch
2. Phản ứng trung hòa độc tố
Độc tố nói ở đây là ngoại độc tố. Nêú một liều chí mạng hay lớn hơn độc tố được hỗn hợp với một lượng thích nghi kháng độc tố đối ứng rồi tiêm hỗn hợp vào một động vật nhạy cảm thì con vật không bị nguy hiểm. Tính độc của độc tố đã bị kháng độc tố trung hòa. Cũng như những phản ứng miễn dịch khác, phản ứng này rất đặc hiệu: một độc tố chỉ trung hòa với kháng độc tố tương ứng.
Lượng kháng độc tố cần thiết để trung hòa một lượng độc tố phụ thuộc với cách thức hỗn hợp 2 cấu trúc với nhau vì tùy theo điều kiện thí nghiệm độc tố có khả năng kết hợp với kháng độc tố ở những tỷ lệ khác nhau. Nếu thay vì cho một lượng độc tố đã biết vào một lượng kháng độc tố để trung hòa, người ta cho lượng độc tố làm hai lần vào lượng kháng độc tố thì hỗn hợp không trung hòa đối với động vật thí nghiệm. Đó là hiện tượng Danysz. Người ta cho rằng lúc cho nửa lượng độc tố vào kháng độc tố thì độc tố kết hợp với nhiều kháng độc tố hơn và do đó số lượng phân tử kháng độc tố tự do còn lại ít không đủ để trung hòa lượng độc tố còn lại.
3. Phản ứng trung hòa virus
Nhiều loài virus phát triển ở nuôi cấy tế bào thì phá hủy các tế bào (hiện tượng tế bào bệnh lý) nhưng nếu cho kháng thể tương ứng của virus vào đồng thời với virus thì virus bị trung hòa không nhân lên được và hiện tượng tế bào bệnh lý không xảy ra. Phản ứng này được sử dụng để xác định hàm lượng kháng thể trong huyết thanh cũng như định type virus.
Mặt khác cũng có thể định lượng kháng thể của virus ở trong huyết thanh bằng cách hỗn hợp kháng huyết thanh với virus rồi tiêm hỗn hợp vào một nhóm động vật nhạy cảm. Nếu động vật thử nghiệm không cho thấy triệu chứng bệnh thì sự hiện diện của kháng thể trung hòa đã được chứng minh.
4. Phản ứng trung hòa enzyme
Nhiều enzyme của vi khuẩn có tính chất sinh kháng tốt và kích thích sự tạo thành kháng thể như streptolysin O, streptokinase của liên cầu khích động sự tạo thành kháng streptolysin O (antistreptolysin O – ASO), kháng streptokinase (anti streptokinase – ASK). Dựa trên nguyên tắc phản ứng trung hòa có thể định lượng kháng streptolysin O (ASO), kháng streptokinase (ASK) có trong huyết thanh của bệnh nhân để chẩn đoán nhiễm liên cầu. Đặc biệt phản ứng ASO phát hiện kháng thể kháng streptolysin O được sử dụng trong chẩn đoán bệnh thấp tim và viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu nhóm A.
VI. Xét nghiệm miễn dịch dựa vào phản ứng miễn dịch huỳnh quang: FEIA (Flourescence EIA)
Thiết bị thông dụng: Tosoh AIA-2000, Tosoh AIA-900, Tosoh AIA-600II, Tosoh AIA-360, Biomerieux Vidas, Wondfo Finecare II
2. Các giai đoạn tiến hành phản ứng kết hợp bổ thể
Trong phòng thí nghiệm người ta thực hiện phản ứng kết hợp bổ thể bằng cách ghép 2 hệ thống phản ứng:
– Trong hệ thống 1, kháng nguyên được cho tác dụng với kháng thể (một yếu tố biết, một yếu tố chưa biết). Nếu kháng nguyên và kháng thể phản ứng đặc hiệu thì tất cả lượng bổ thể kết hợp vào phức hợp kháng nguyên – kháng thể (KN-KT)
– Hệ thống thứ hai được sử dụng để nhận mặt bổ thể tự do (không kết hợp). Thêm vào hệ thống thứ nhất những hồng cầu cừu và huyết thanh kháng hồng cầu cừu (hệ thống tan máu). Lúc bổ thể kết hợp vào phức hợp KN-KT của hệ thống 1 thì không còn bổ thể để ly giải hồng cầu cừu đã nhạy cảm hóa. Nếu ở hệ thống 1, kháng nguyên và kháng thể không phản ứng đặc hiệu với nhau thì bổ thể tự do kết hợp với phức hợp hồng cầu cừu – kháng hồng cầu cừu và do đó làm tan hồng cầu cừu. Cho nên đọc kết quả phản ứng dương tính lúc không có tan máu và âm tính lúc có tan máu.
Phản ứng kết hợp bổ thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh giang mai, bệnh virus cũng như để nhận mặt kháng nguyên và kháng thể.
V. Xét nghiệm miễn dịch dựa vào phản ứng trung hòa
2. Phản ứng kết tủa ở môi trường lỏng
Được thực hiện với kháng huyết thanh pha loãng hoặc không pha loãng. Kháng huyết thanh và kháng nguyên được trộn với nhau và quan sát kết tủa tạo thành. Cũng có thể cho kháng huyết thanh vào một ống nghiệm nhỏ rồi sau đó cho kháng nguyên dần dần vào theo thành ống. Một vòng kết tủa được quan sát ở mặt phẳng phân cách.
Cho phép xác định lượng kháng thể kết tủa với một lượng kháng nguyên đã biết. Cho một lượng kháng nguyên tăng dần vào một lượng kháng huyết thanh không đổi,lấy kết tủa bằng ly tâm và định lượng protein bằng những phương pháp thông thường để xác định lượng kháng thể đã phản ứng.
3. Phản ứng kết tủa ở môi trường gel
Kháng nguyên và kháng thể được đặt vào những lỗ đục ở trong thạch. Chúng khuếch tán và tạo nên những đường kết tủa ở trên mặt thạch. Một phẩm vật chứa nhiều kháng nguyên tạo thành nhiều đường kết tủa.
Những liên hệ miễn dịch giữa hai kháng nguyên có thể khảo sát bằng phản ứng khuếch tán đôi. Những dải kết tủa tạo thành có thể cho biết sự tương đồng miễn dịch, sự đồng nhất từng phần hoặc sự không liên hệ.
3.2. Phản ứng khuếch tán đơn
Có thể làm cho sự khuếch tán ở môi trường gel nhạy hơn bằng cách trộn kháng thể vào thạch. Kháng nguyên được cho khuếch tán từ một lỗ đục ở trên môi trường thạch chứa kháng thể. Lúc bắt đầu khuếch tán, kháng nguyên còn ở nồng độ cao nên tạo thành những phức hợp hòa tan. Lúc khuếch tán xa hơn, nồng độ hạ dần cho đến khi đạt một trị số thích nghi ở đó vòng kết tủa được tạo thành. Phương pháp này không những có thể ứng dụng để nhận mặt kháng nguyên mà còn có thể cho phép định lượng IgG ở trong huyết thanh.
III. Xét nghiệm miễn dịch dựa vào phản ứng ngưng kết
Phản ứng ngưng kết là sự kết hợp giữa kháng nguyên hữu hình với kháng thể tương ứng, tạo thành các hạt ngưng kết có thể quan sát được bằng mắt thường. Kháng nguyên có thể là vi khuẩn, hồng cầu, bạch cầu, tinh trùng.v.v… Phản ứng ngưng kết chi xảy ra nếu có chất điện giải, rõ nhất, nhanh nhất ở pH từ 7 đến 7,2 và ở nhiệt độ 37oC.
2. Phản ứng ngưng kết trực tiếp
Vi sinh vật sống và chết đều có khả năng ngưng kết với kháng thể. Với vi sinh vật sống, thực hiện phản ứng trên một phiến kính. Phản ứng này thường được sử dụng để nhận mặt vi khuẩn. Ngoài vi khuẩn, các tếbào như hồng cầu, tinh trùng… đều có khả năng ngưng kết với kháng thể đối ứng.
Trường hợp kháng nguyên là vi sinh vật chết, thực hiện phản ứng trong ống nghiệm để xác định hiệu giá kháng thể ở trong huyết thanh trong chẩn đoán bệnh như phản ứng Widal trong chẩn đoán bệnh thương hàn.
3. Phản ứng ngưng kết gián tiếp
Ở đây kháng nguyên và kháng thể chỉ ngưng kết khi có sự hiện diện của một nhân tố thứ 3. Phản ứng Coombs là một ví dụ. Người mẹ Rh- sinh đứa con Rh+ (kháng nguyên D). Lúc sinh con, hồng cầu Rh+ lọt vào máu người mẹ và khích động sự tạo thành kháng thể D. Kháng thể D có thể lọt qua nhau trong những lần mang thai sau. Phản ứng giữa kháng thể D và kháng nguyên D có thể phá hủy hồng cầu và gây nên chứng tan máu ở trẻ sơ sinh.
Để phòng ngừa cho bà mẹ Rh- khỏi bị nhạy cảm hóa bởi kháng nguyên D của đứa con Rh+, tiêm vào người mẹ ngay trước khi sinh đứa con thứ nhất một lượng nhỏ kháng thể D.
4. Phản ứng ngưng kết thụ động
Kháng nguyên hòa tan được hấp phụ lên bề mặt những nền mượn như hạt bentonit, hạt latex nhưng thông dụng nhất là hồng cầu cừu. Những hạt này ngưng kết với kháng thể nhờ sự hiện diện của kháng nguyên dính vào bề mặt chúng. Những hạt này khá lớn nên phản ứng dương tính có thể khám phá bằng mắt thường. Trong trường hợp hồng cầu được sử dụng làm giá mang kháng nguyên thì phản ứng được gọi là phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động.
Để phát hiện kháng nguyên, người ta gắn kháng thể lên nền mượn. Khi kháng thể gặp kháng nguyên đặc hiệu, hiện tượng ngưng kết sẽ xuất hiện. Loại này được gọi là phản ứng ngưng kết thụ động ngược.
Phản ứng ngưng kết thụ động nhạy hơn phản ứng ngưng kết trực tiếp nhờ hình thể tương đối lớn của những hạt mang kháng nguyên và độ đặc hiệu cao hơn phản ứng ngưng kết trực tiếp vì có thể tinh chế được các kháng nguyên hoặc kháng thể trước khi gắn lên nền mượn. Loại phản ứng này được dùng trong chẩn đoán nhiều bệnh nhiễm trùng như dịch hạch, Whitmore, viêm màng não mủ…
5. Phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu
Có một số virus có khả năng ngưng kết hồng cầu của một số động vật và phản ứng đó bị ức chế bởi kháng huyết thanh của virus. Đó là phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu. Phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu được sử dụng để chẩn đoán nhiều chứng bệnh virus như cúm, quai bị, sốt xuất huyết, đậu mùa.v.v…
IV. Xét nghiệm miễn dịch dựa vào phản ứng kết hợp bổ thể
3.1. Phản ứng khuếch tán đôi Ouchterlony
Theo Pauling, phân tử kháng thể thường hóa trị hai nghĩa là cùng một lúc có thể kết hợp với hai phân tử kháng nguyên. Còn kháng nguyên đa hóa trị nên cùng một lúc có thể kết hợp với nhiều phân tử kháng thể. Cho nên kháng nguyên và kháng thể kết hợp với nhau để tạo thành một phức hợp hình mạng lưới trong không gian ba chiều. Vì kích thước quá lớn nên phức hợp kết tủa hoặc ngưng kết.
Kháng nguyên và kháng thể có thể kết hợp với nhau theo bất cứ tỷ lệ nào nhưng phản ứng yếu đi nếu thừa hoặc thiếu kháng nguyên hoặc kháng thể. Phản ứng rõ rệt nhất lúc số phân tử kháng nguyên tương đương với số phân tử kháng thể.
Sự kết hợp giữa phân tử kháng nguyên và kháng thể xảy ra nhờ các lực như: lực liên kết ion (lực tĩnh điện Coulomb) giữa các nguyên tử hoặc các nhóm hoá học mang điện trái dấu, ví dụ giữa NH3+ và COO-, lực liên kết của các cầu nối hydro giữa các nguyên tử hydro mang điện tích dương với các nguyên tử mang điện tích âm, lực Van der Walls (lực hấp dẫn liên phân tử) giữa hai phân tử phụ thuộc vào tương tác giữa các lớp mây điện tử ở mặt ngoài và lực ố thuỷ nếu ở diện tiếp xúc cả phía kháng nguyên và kháng thể đều có các axít amin ố thuỷ thì khi kháng nguyên kháng thể kết hợp, nước sẽ bị đẩy ra tạo nên một lực gắn giữa các axít amin ố thuỷ đó, sự kết hợp này không phải là một phản ứng hóa học.
Phản ứng kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể rất đặc hiệu. Một kháng nguyên chỉ kết hợp với kháng thể do nó kích thích cơ thể tạo thành. Do đó phản ứng kết hợp kháng nguyên – kháng thể được sử dụng để xác định kháng nguyên hoặc kháng thể nếu một trong hai phân tử đã biết. Hiệu giá của kháng thể ở trong huyết thanh người hoặc động vật có thể xác định nhờ kháng nguyên đã biết và do đó cho biết sự tiếp xúc trước đó với kháng nguyên. Ngược lại nhờ kháng thể đã biết những kháng nguyên khác nhau của một vi sinh vật có thể nhận mặt. Mặt khác sự hiểu biết cấu tạo kháng nguyên cho phép chọn lựa thích đáng vi sinh vật dùng làm vaccine phòng ngừa bệnh nhiễm trùng.
II. Xét nghiệm miễn dịch dựa vào phản ứng kết tủa
CÁC TIN KHÁC
0938238868phuvinhmed@gmail.com
Mr. Độ – 0938 238 868phuvinhmed@gmail.comSnibe-Dutch-Erba
Hotline: 0938238868phuvinhmed@gmail.com
Ms. Lương – 02435 20 2226phuvinhmed@gmail.com
Ms. Lương – 02435 20 2226phuvinhmed@gmail.com
Kỹ Thuật Xét Nghiệm Mới Giúp Đảm Bảo An Toàn Truyền Máu
Ngày 26/04, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương (NIHBT) đã ứng dụng thành công kỹ thuật xét nghiệm NAT giúp rút ngắn thời gian phát hiện vi rút gây bệnh có trong máu, góp phần đảm bảo an toàn truyền máu cho bệnh nhân.
GS.TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học-truyền máu trung ương cho biết kỹ thuật xét nghiệm sinh học phân tử NAT (còn gọi là Kỹ thuật khuếch đại axit nucleic) là một trong những kỹ thuật tiên tiến nhất trong xét nghiệm sàng lọc máu. Hiện nay, kỹ thuật này đã Bộ Y tế ban hành thông tư hướng dẫn, cho phép áp dụng tại tất cả các trung tâm truyền máu, các khoa xét nghiệm – sàng lọc máu của các bệnh viện trên toàn quốc theo lộ trình cụ thể.
Kỹ thuật NAT được thực hiện trên máy xét nghiệm sinh học phân tử hoàn toàn tự động sàng lọc vi rút HBV, HCV, HIV cho độ chính xác, độ nhạy cao, đem hiệu quả rõ rệt trong việc rút ngắn thời gian phát hiện ở giai đoạn cửa sổ của các vi rút. Kỹ thuật này góp phần mở ra kỷ nguyên mới bảo đảm an toàn truyền máu, cung cấp nguồn máu an toàn, kịp thời.
Đánh giá về kỹ thuật ứng dụng tại Viện Huyết học Truyền máu trung ương, chúng tôi Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh đánh giá cao vị trí và vai trò đầu ngành của Viện trong việc thực hiện những kỹ thuật mới, góp phần đem lại lợi ích thiệt thực cho người bệnh
Năm 2015, Viện Huyết học-truyền máu trung ương là đơn vị đầu tiên trong cả nước chính thức cung cấp tất cả các đơn vị máu, chế phẩm máu đều được sàng lọc bằng xét nghiệm NAT. Tiếp đến, xét nghiệm này đã được triển khai ở các trung tâm truyền máu của Bệnh viện Truyền máu – Huyết học Tp Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Huyết học – Truyền máu Cần Thơ. Mục tiêu là đến năm 2018, kỹ thuật NAT sẽ được xét nghiệm cho tất cả các đơn vị máu hiến trên toàn quốc, nhằm đảm bảo việc cung ứng nguồn máu an toàn cho toàn dân.
Theo chúng tôi Nguyễn Anh Trí, kỹ thuật xét nghiệm NAT phát hiện trực tiếp các DNA hoặc RNA của vi rút thông qua nhân bản đoạn gen đặc hiệu của vi rút (dù khá thấp trong máu ngay từ lúc mới nhiễm) tăng lên nhiều lần và sau đó xác định chính xác vi rút đã nhiễm, rút ngắn thời gian cửa sổ của phát hiện vi rút lây nhiễm và cho kết quả có độ nhạy cao. Thí dụ thời điểm xét nghiệm NAT có thể phát hiện vi rút HIV rút ngắn 10 ngày, với HBV sớm hơn 25 ngày, với HCV sớm hơn 60 ngày so với kỹ thuật xét nghiệm huyết thanh học.
Năm 2015, cả nước tiếp nhận được 1.160.726 đơn vị máu toàn phần và khối tiểu cầu gạn tách từ một người hiến. Trong đó, ngoài việc xét nghiệm sàng lọc cho 100% đơn vị máu bằng kỹ thuật huyết thanh học phát hiện nhiễm vi rút HBV, HCV, HIV, giang mai, sốt rét… Trong đó, bước đầu thực hiện xét nghiệm sàng lọc bằng kỹ thuật NAT cho 417.893 mẫu máu (đạt 36% tổng số máu tiếp nhận và sử dụng (417.893/1.160.726), phát hiện được 442 mẫu máu nhiễm bệnh. Ước tính xét nghiệm NAT có thể phát hiện được mẫu nhiễm HBV là 1/1.184 mẫu, HCV là 1/37.990 mẫu, với HIV là 1/83.579 mẫu đã có xét nghiệm huyết thanh học âm tính trước đó.
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), truyền máu là một trong ba yếu tố đánh giá sự phát triển y tế của mỗi quốc gia. Cả nước dự kiến tiếp nhận khoảng 1,3 triệu vào năm 2016 và đạt 1,8 triệu đơn vị máu năm 2020. Do vậy, việc đảm bảo an toàn truyền máu luôn được đặt lên hàng đầu, trong đó xét nghiệm sàng lọc máu, bảo đảm an toàn truyền máu là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất góp phần đạt được mục tiêu này.
Tầm Quan Trọng Của Việc Sàng Lọc Trước Sinh, Xét Nghiệm, Sàng Lọc Nipt
1. Sàng lọc NIPT tại sao lại quan trọng
Các phương pháp xét nghiệm sinh hóa sàng lọc trước sinh đang sử dụng đã lỗi thời. Độ chính xác rất thấp tuy nhiên vẫn được chỉ định do giá thành rẻ. Theo nhiều nghiên cứu, các xét nghiệm này bỏ sót 20% số trường hợp có dị tật. Và kết luận nguy cơ cao dẫn tới chọc ối oan 97%.
Để giải quyết những vấn đề trên, phương pháp xét nghiệm trước sinh – NIPT đã ra đời. Bằng công nghệ tiên tiến phân tích các ADN tự do của thai nhi tan trong máu mẹ. Từ đó phát hiện các bất thường NST ở thời điểm rất sớm với độ chính xác rất cao (trên 99%). Bởi vì chỉ lấy máu mẹ, không cần chọc ối nên NIPT tuyệt đối an toàn cho mẹ và thai nhi.
2. Vậy NIPT là gì
NIPT ( Non-Invasive Prenatal Test) là phương pháp xét nghiệm trước sinh tiên tiến trên thế giới. Phân tích các ADN tự do của thai nhi tan trong máu mẹ bằng công nghệ giải trình tự Gen. Từ đó phát hiện các phát hiện bất thường của NST. Phương pháp này an toàn cho cả mẹ và bé vì chỉ lấy máu mẹ, không cần chọc ối.
Xét nghiệm NIPT trước sinh là một bước tiến mới trong ngành y học hiện nay. Giúp phát hiện bất thường của thai kỳ. Theo thống kê, tỷ lệ dân số Việt Nam bị thiểu năng về thể lực, trí tuệ chiếm 1,5% dân số. Tỷ lệ trẻ mới sinh bị dị tật bẩm sinh do di truyền chiếm khoảng 1,5% đến 3%. Có xu hướng tăng do điều kiện sống, môi trường độc hại…
3. Các loại xét nghiệm sàng lọc NIPT
Phương pháp xét nghiệm NIPT được chia làm 2 loại: xét nghiệm Harmony và xét nghiệm Panorama.
3.1. Xét nghiệm Harmony
Xét nghiệm xác định được nguy cơ NST tam bội ở thai nhi. Qua việc đo lượng NST tương ứng trong máu của người mẹ có thể biết được. Xét nghiệm này có thể đánh giá được các nguy cơ NST tam bội 21, 18, 13 trong thai nhi. Không loại trừ tất cả bất thường của thai nhi.
Phương pháp này là một phương pháp xét nghiệm máu đơn giản, an toàn. Thường có trong các nghiên cứu phân tích để đánh giá nguy cơ mắc NST thể tam bội thai nhi.
3.2. Xét nghiệm Panorama
Là phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn sử dụng máu tĩnh mạch của thai phụ. Phương pháp này dựa vào cơ sở phân tích ADN tự do của thai nhi lưu thông trong máu của người mẹ trong thời gian mang thai. Panorama phân tích các ADN này để đưa ra các bằng chứng đánh giá hệ gene nhất định có ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi hay không.
Giống như các xét nghiệm sàng lọc khác, Panorama không cung cấp chẩn đoán xác định về tình trạng của thai nhi. Xét nghiệm này chỉ cung cấp cho bạn chỉ số nguy cơ ( cao hay thấp ) về những hội chứng mà xét nghiệm này sàng lọc.
Khi tiến hành xét nghiệm dựa trên ADN, Panorama có thể phát hiện được các bất thường do rối loạn số lượng nhiễm sắc thể:
Hội chứng Down (Trisomy 21).
Hội chứng Edwards (Trisomy 18).
Hội chứng Patau (Trisomy 13)
Những bất thường về NST giới tính:
Hội chứng Turner (Monosomy X).
Hội chứng Klinefelter (XXY).
Hội chứng Jacobs (XYY).
Hội chứng Triple X (XXX).
Các bất thường trên NST Giới tính (XX hoặc XY).
Thể tam bội.
Hội chứng DiGeorge (mất đoạn 22q11).
Hội chứng Angelman/Prader-Willi (mất đoạn 15q11).
Hội chứng Wolf-Hirschhorn (mất đoạn 1p36, 4p).
Hội chứng Cri-du-chat (mất đoạn 5p).
4. Thời điểm tốt nhất để tiến hành xét nghiệm đó là khi thai nhi được hơn 9 tuổi tuần tuổi trở đi
Các trường hợp nên làm xét nghiệm trước sinh NIPT:
Tuổi mang thai muộn ( trên 35 tuổi ).
Các trường hợp mang thai từ IVF.
Sẩy thai liên tiếp.
Có tiền sử dễ gặp rủi ro với bệnh di truyền trên nhiễm sắc thể 21, 18, 13 hoặc đột biến lệch bội NST giới tính.
Bố mẹ và con cái của những người mang bất thường NST dạng chuyển đoạn, mất đoạn, lặp đoạn.
Các trường hợp thai lưu với thai mang dị dạng hoặc thai chết lưu không rõ nguyên nhân.
5. Vì sao nên sử dụng phương pháp xét nghiệm NIPT
An toàn: Không cần chọc ối, chỉ cần lấy một ống ( 7ml – 10 ml) máu của mẹ.
Chính xác: Phân tích ADN thai nhi có trong máu mẹ bằng hệ thống giải trình tự của Illumina và thuật toán độc quyền SAFeR cho kết quả chính xác 99,9%..
Dễ dàng: Kiểm tra sớm ở tuần thai thứ 9, không phân biệt sắc tộc, chỉ số cơ thể BMI, ART hay trường hợp mang thai hộ.
Nhanh: Trả kết quả sau 7- 10 ngày kể từ khi thu mẫu.
6. Xét nghiệm sàng lọc NIPT giá rẻ tại Đà Nẵng
Để đáp lại những yêu quý và tin tưởng quý khách hàng, bệnh nhân trong thời gian qua chương trình khuyến mãi vô cùng lớn, Xét nghiệm, sàng lọc NIPT giá rẻ tại Đà Nẵng
Phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn tại Đà Nẵng giảm giá 2 triệu đồng cho các gói xét nghiệm sàng lọc NIPT. Luôn hổ trợ chi phí và bảo hiểm lên đến 200 triệu đồng và tối đa 5 triệu đồng chọc ối cha kết quả dương tính.
Chúng tôi luôn có đội ngũ bác sĩ, y tá dày kinh nghiệm tư vấn cho quý khách hàng mọi lúc mọi nơi.
Với tiêu chí: Thời gian nhanh nhất
– Chi phí thấp nhất.
– Độ chính xác cao nhất.
– Bảo mật thông tin cá nhân tuyệt đối nhất.
Hãy đến với phòng khám Medic Sài Gòn để được tư vấn và làm xét nghiệm.NIPT giá rẻ tại Đà Nẵng
Xét nghiệm sàng lọc NIPT tại Đà Nẵng dành cho mẹ luôn luôn phục vụ quý khách hàng mọi lúc mọi nơi.
Bạn đang xem bài viết Các Dịch Vụ, Các Kỹ Thuật Xét Nghiệm Sàng Lọc Máu Tại Viện trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!