Cập nhật thông tin chi tiết về Các Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Y Tế mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nước thải y tế phát sinh trong quá trình hoạt động của cơ sở y tế trong đó có chứa các thành phần có nguồn gốc từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ, nhân viên y tế, người bệnh, người nhà bệnh nhân hoặc từ hoạt động khám, chữa bệnh.
Thành phần trong nước thải có thể là:
– Các chất ô nhiễm thông thường như: chất rắn lơ lửng (TSS), chất rắn hòa tan (TDS), các chất hữu cơ dễ ôxy sinh hóa, các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của vi sinh vật và thực vật như nitơ (ở dạng NH4+ hoặc NH3), phốt phát…
– Các thành phần nguy hại như: vi khuẩn gây bệnh dịch, chất phóng xạ, hóa chất xạ trị… Do vậy, nước thải y tế cần được thu gom và xử lý bằng các phương pháp, công nghệ phù hợp trước khi xả thải ra môi trường.
Hiện nay, việc xử lý nước thải y tế đã được các cơ sở y tế quan tâm, đầu tư đúng mức nhằm đảm bảo yêu cầu sau khi xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế (QCVN 28:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam về môi trường, ban hành kèm theo Thông tư số 39/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ trưởng Bộ TN&MT). Theo đó, căn cứ vào các thành phần ô nhiễm đặc trưng, nồng độ các chất ô nhiễm, khối lượng nước thải phát sinh tại mỗi cơ sở y tế, yêu cầu chất lượng của nước thải y tế khi thải ra môi trường… mà chủ đầu tư áp dụng, lựa chọn công nghệ và phương pháp xử lý phù hợp.
Để xử lý nước thải y tế đạt các tiêu chuẩn về môi trường cần dựa trên cơ sở phân tích một số ưu, nhược điểm của các phương pháp khác nhau. Các tiêu chí lựa chọn phương pháp xử lý nước thải cho các cơ sở y tế bao gồm: hiệu quả xử lý nước thải, chi phí đầu tư xây dựng, chi phí vận hành bảo dưỡng, diện tích đất xây dựng, các tác động đối với môi trường cảnh quan xung quanh, khả năng đào tạo vận hành và chuyển giao công nghệ, khả năng bố trí công trình trong khuôn viên cơ sở y tế, thời gian đưa công trình vận hành hiệu quả, khả năng khắc phục hệ thống xử lý nước thải sau khi bị sự cố mất điện.
Bảng so sánh ưu, nhược điểm của các phương pháp xử lý nước thải y tế hiện nay:
STT
Phương pháp xử lý nước thải y tế
Ưu điểm
Nhược điểm
1
Công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt
– Xử lý tương đối hiệu quả nước thải bệnh viện có mức độ ô nhiễm vừa phải; – Kết cấu đơn giản, lắp đặt đơn giản, thuận tiện, chi phí đầu tư không cao; – Có thể không cần cấp khí cưỡng bức; – Vận hành và bảo dưỡng đơn giản, tiêu thụ ít điện năng, không đòi hỏi nhân viên vận hành có trình độ cao; – Chiếm ít diện tích hơn công nghệ bùn hoạt tính; – Không gây tiếng ồn.
– Không xử lý triệt để với nước thải có mức độ ô nhiễm hữu cơ và nitơ cao; – Cần có bể điều hòa để ổn định nước thải và bể lắng thứ cấp hở; kết cấu thiết bị cồng kềnh; – Cần có trạm bơm nước thải sau bể lắng 1; – Có thể gây mùi nếu vận hành không đúng.
2
Xử lý bằng bùn hoạt tính trong bể hiếu khí
– Xử lý hiệu quả nước thải có thành phần hữu cơ và amoni cao; – Kết cấu thiết bị đơn giản nên chi phí đầu tư thấp; – Thiết bị hoạt động tự động không tốn nhiều nhân công vận hành.
– Dễ xảy ra hiện tượng bùn khó lắng làm giảm hiệu quả xử lý nước thải. Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi nhân viên vận hành phải được tập huấn và đào tạo; – Tiêu hao nhiều điện năng để cung cấp không khí cưỡng bức, chi phí vận hành cao; – Có thể phát sinh tiếng ồn, mùi hôi và vi sinh vật gây bệnh ra môi trường nếu vận hành không đúng cách; – Cần thời gian để hệ thống bùn hoạt tính hoạt động lại bình thường sau sự cố.
3
Theo nguyên tắc hiếu khí – thiếu khí trong các công trình hợp khối (V69 và CN 2000).
– Xử lý hiệu quả nước thải có thành phần hữu cơ và nitơ cao. Hiệu suất xử lý tương đối ổn định; – Kỹ thuật vận hành đơn giản và ổn định hơn công nghệ bùn hoạt tính; – Chiếm ít diện tích hơn công nghệ bùn hoạt tính.
– Có thể phát sinh tiếng ồn và mùi hôi nếu vận hành không đúng; – Vỏ bằng kim loại không phù hợp với điều kiện thời tiết thay đổi.
Theo nguyên tắc AAO (yếm khí/ anarobic – thiếu khí/anoxic – hiếu khí/oxic)
– Xử lý hiệu quả nước thải có mức độ ô nhiễm cao; – Thi công lắp ráp nhanh, kết cấu gọn, cơ động, có thể phối hợp với các bể xử lý sẵn có; – Tiêu thụ điện năng ít nên chi phí vận hành thấp; – Chiếm ít diện tích, có thể lắp đặt chìm hoặc nổi, có thể di chuyển; – Không phát tán mùi hôi vì lắp đặt chìm và kín.
* Đối với hệ thống có sử dụng màng lọc:
– Phải bảo dưỡng màng lọc thường xuyên, đòi hỏi nhân viên vận hành có trình độ, phải thay thế màng lọc sau khoảng thời gian hoạt động; – Chi phí thay màng lọc cao và chi phí thay thế thiết bị thường phụ thuộc vào nhà cung cấp, đây là rào cản chính đối với các CSYT khi áp dụng mô hình này.
* Đối với hệ thống không sử dụng màng lọc cho khử trùng mà khử trùng bằng hóa chất hoặc bằng phương pháp khác: chi phí đầu tư ban đầu ở mức trung bình.
4
Xử lý bằng hồ sinh học ổn định
– Xử lý hiệu quả nước thải có mức độ ô nhiễm thấp và trung bình; – Chi phí đầu tư thấp; – Chi phí vận hành và bảo trì rất thấp; – Vận hành và bảo trì dễ dàng, không đòi hỏi nhân viên vận hành có trình độ cao.
– Không phù hợp với nước thải bệnh viện có mức độ ô nhiễm cao; – Chiếm nhiều diện tích đất sử dụng cho công trình.
5
Xử lý bằng bãi lọc trồng cây (dòng chảy ngang, dòng chảy đứng) kết hợp bể lọc yếm khí
– Xử lý hiệu quả nước thải ở mức độ thấp và trung bình; – Chi phí đầu tư không cao; – Hiệu quả xử lý các chỉ tiêu hóa lý tốt nếu tăng cường dung tích bể yếm khí; – Chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp; – Không đòi hỏi nhân viên vận hành có trình độ cao; – Tạo cảnh quan thiên nhiên, thân thiện với môi trường.
– Phải đầu tư bể yếm khí lớn nếu nước thải có tải lượng ô nhiễm cao; – Chiếm nhiều diện tích sử dụng; – Hiệu quả khử trùng trên bãi lọc không đảm bảo nếu thời gian lưu ngắn (dưới 07 ngày).
Trên cơ sở các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường và ưu, nhược điểm của từng phương pháp xử lý nước thải y tế nêu trên, các cơ sở y tế – chủ đầu tư dự án cần lựa chọn công nghệ phù hợp theo nguyên tắc lựa chọn công nghệ hiện có tốt nhất (BAT) trên cơ sở khối lượng, thành phần của nước thải y tế phát sinh, điều kiện mặt bằng xây dựng, phù hợp với khả năng tài chính của cơ sở y tế nhằm bảo đảm hiệu quả đầu tư, xử lý nước thải y tế đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và theo hướng phát triển bền vững.
Nước Thải Y Tế Là Gì? Các Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Y Tế
Nước thải y tế chủ yếu được hình thành từ những hoạt động tại các bệnh viện như vệ sinh, nấu ăn, khám chữa bệnh, phẫu thuật,… Trong đó, nguồn thải từ các khu vực điều trị bệnh lây nhiễm là chất thải vô cùng nguy hại. Những bệnh phẩm được thải ra có chứa nhiều vi khuẩn lây bệnh, có khả năng kháng đa dạng các loại kháng sinh, gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.
Ảnh hưởng của nước thải y tế
Có mức độ gây hại cao gấp nhiều lần so với rác thải, nước thải bệnh viện là mối đe dọa rất lớn với môi trường sống. Đặc biệt, nguồn nước chưa qua xử lý mà được xả thải ra ngoài môi trường sẽ gây nên nhiều hệ lụy với cả sức khỏe con người và sinh vật, môi trường.
Nước thải bệnh viện được coi là chất thải nguy hại với sức khỏe con người. Nếu sống trong môi trường có chứa nguồn nước thải, những người có sức đề kháng kém sẽ dễ dàng mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là người già và trẻ em.
Khi con người ăn phải nguồn thủy sinh hoặc thực vật bị ô nhiễm do nước thải có thể gặp các triệu chứng như bị ngộ độc, sức khỏe giảm sút,… Nguồn nước thải y tế còn gây ra nguy cơ lây nhiễm bệnh cho con người. Theo đó, nước thải có chứa nguồn bệnh, đặc biệt là các loại virus có khả năng lây truyền sẽ gây ra những tác động đáng ngại cho sức khỏe cộng đồng.
Nước thải bệnh viện khi được xả thẳng ra môi trường sẽ gây những tác động rất xấu đến môi trường. Ảnh hưởng đầu tiên mà nguồn thải tác động đến là hệ động thực vật sống trong khu vực bị xả thải. Nước thải có thể làm chết hàng loạt những sinh vật sống dưới nước cũng như hệ sinh thái trên bờ, gây mất cân bằng đối với môi trường.
Ảnh hưởng tới nguồn nước sinh hoạt
Nước thải bệnh viện chưa qua xử lý đem lại những tác hại to lớn với nguồn nước sinh hoạt. Trong nước thải bệnh viện có chứa rất nhiều tạp chất, vi khuẩn có tính lây truyền, kim loại nặng,… sẽ khiến nguồn nước sinh hoạt có mùi khó chịu, làm nước không còn độ trong sạch.
Nếu nước thải được xả trực tiếp ra môi trường, nguồn nước không chỉ bị ô nhiễm nghiêm trọng mà về lâu dài, nó còn ảnh hưởng đến những mạch nước ngầm. Những chất hóa học có hại còn tồn dư trong nước thải ngấm sâu vào nguồn nước ngầm sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe. Sử dụng nước sinh hoạt bị ô nhiễm trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể tích tụ một lượng độc tố không nhỏ, có thể gây ra các loại bệnh nguy hiểm như ung thư.
Các phương pháp xử lý nước thải Y tế tại Việt Nam
Sử dụng công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt
Xử lý nước thải theo công nghệ sinh học nhỏ giọt là phương pháp xử lý khá hiệu quả, phù hợp với nguồn nước có mức độ ô nhiễm vừa phải. Hệ thống có mức chi phí đầu tư khá thấp, cấu trúc đơn giản, dễ dàng lắp đặt. Sử dụng công nghệ lọc nhỏ giọt giúp tiêu tốn ít điện năng, tiết kiệm diện tích và không gây tiếng ồn. Tuy nhiên, phương pháp này không thể xử lý triệt để được nguồn nước có mức độ ô nhiễm cao, có thể tạo mùi khó chịu nếu không được vận hành đúng cách.
Xử lý nước thải bằng hồ sinh học là phương pháp được sử dụng phổ biến cho những nguồn thải có mức độ ô nhiễm trung bình và thấp. Phương pháp này không đòi hỏi nhân công có trình độ, năng lực cao mà ai cũng có thể vận hành được dễ dàng. Hệ thống xử lý nước thải bằng hồ sinh học có chi phí đầu tư, phí vận hành và bảo trì thấp, tiết kiệm. Hệ thống xử lý thải bằng hồ sinh học có nhược điểm là có kích thước cồng kềnh, chiếm quá nhiều diện tích.
Xử lý nước thải theo nguyên tắc AAO được sử dụng với những nguồn thải có mức độ ô nhiễm cao. Hệ thống xử lý nước thải theo nguyên tắc AAO có chi phí vận hành thấp, tiết kiệm nhiên liệu, tiết kiệm diện tích và không gây ra mùi hôi khó chịu. Đặc biệt, mô hình này có thể được lắp đặt linh hoạt, có thể di chuyển được dễ dàng. Tuy nhiên, phương pháp này yêu cầu nhân công vận hành phải có trình độ chuyên môn cao.
Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Y Tế An Toàn, Hiệu Quả
Hoạt động y tế là một trong những yêu cầu tất yếu cần có của đời sống con người. Tất cả chúng ta đều cần chăm sóc sức khỏe và được bảo vệ trước những nguy cơ gây ảnh hưởng đến cơ thể. Do đó, y tế trở thành nhu cầu tất yếu trong đời sống để bảo vệ và duy trì sự sống con người.
Tuy nhiên, chính hoạt động y tế lại đang thải ra môi trường một lượng nước thải y tế rất đáng lo ngại. Loại nước thải này rất nguy hiểm do chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, hóa chất, phóng xạ và phế thải y tế đã qua sử dụng. Chúng có thể gây hại cho sức khỏe của con cho người và tạo ra những vấn đề về môi trường. Do đó, yêu cầu đưa ra ngay lúc này chính là các cơ sở y tế cần trang bị và thực hiện những phương pháp xử lý nước thải y tế an toàn, hiệu quả nhất để đảm bảo an toàn cho xã hội.
Tổng quan về nước thải y tế
Nước thải y tế là gì
Nước thải y tế được hiểu là những dung dịch bẩn, đã qua sử dụng phát sinh trong quá trình thăm khám, chữa bệnh, sản xuất, sinh hoạt của con người tại các bệnh viện, cơ sở y tế. Những loại nước thải này chứa rất nhiều chất độc hại và được thả chủ yếu ra môi trường nước xung quanh chúng ta.
Thành phần nước thải y tế
➣ Nước thải y tế chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học và các chất bẩn khoáng như: chế phẩm thuốc, thuốc khử trùng, dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, …
➣ Các chất dinh dưỡng: Nito, photpho, chất rắn lơ lửng,…
➣ Các loại vi khuẩn, vi trùng, vi sinh vật gây bệnh: salmonella, tụ cầu, amip, ký sinh trùng, virus đường tiêu hóa,….
➣ Các mầm bệnh sinh học, các chất độc hại từ thuốc, các chất phóng xạ.
➣ Các kim loại nặng: mangan, đồng. thủy ngân, crom,….
➣ Hàm lượng lớn N và P
Trong số này, những thành phần gây nguy hiểm và ô nhiễm cần kể đến là PH, BOD, TSS, COD, Coliform, amoni, sunfua,…
Ảnh hưởng của nước thải y tế
Với những thành phần độc hại có trong nước thải y tế, chúng chính là một trong những tác nhân hàng đầu gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như môi trường sống của các loài sinh vật khác.
Ảnh hưởng của nước thải y tế đối với con người
Những ảnh hưởng của nước thải y tế đối với sức khỏe của con người là cực kỳ nhiều và nguy hiểm. Ngày nay, nước thải trong các hoạt động y tế gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người. Đây là nguồn lây nhiễm các bệnh nguy hiểm như: tụ cầu, viêm gan B, tả lị,…Bên cạnh đó, các chất độc hại có trong dược phẩm, chất hóa học dùng trong chữa bệnh có thể gây nguy cơ nhiễm độc cấp tính, mãn tính,… Các chất độc dạng hơi có thể xâm nhập vào cơ thể con người và gây tổn thương đến các hệ cơ quan trong cơ thể. Điển hình là hệ hô hấp và hệ tiêu hóa. Chúng còn có thể gây ra các tổn thương ngoài da như: bỏng, dị ứng, tổn thương mắt,…
Ngoài ra, các chất phóng xạ trong nước thải y tế cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người. Chúng có thể gây ra đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,… nếu bị ảnh hưởng trong thời gian dài sẽ dẫn đến nguy cơ ung thư, biến đổi gen và các bệnh về di truyền.
Ảnh hưởng của nước thải y tế đối với môi trường
Nước thải y tế có tác động xấu và làm ô nhiễm đối với tất cả các môi trường. Những nước thải chưa qua xử lý chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, nước và cả môi trường không khí.
➣ Môi trường đất: Ảnh hưởng của nước thải y tế đến môi trường đất là khó nhận thấy nhất. Do khi các cơ sở y tế xả nước thải trong hoạt động y tế ra môi trường, chúng sẽ ngấm dần vào đất và gây nên những thiệt hại lớn dần trong thời gian dài. Chúng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển và sống còn của các loài động – thực vật sống phụ thuộc vào đất. Bên cạnh đó, nó còn đe dọa đến các mạch nước ngầm quý giá có trong lòng đất.
➣ Môi trường nước: đây có thể nói là môi trường chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ hoạt động xả thải trong y tế. Nước thải của các bệnh viện chủ yếu được thải ra môi trường nước, các ao, hồ, kênh, rạch xung quanh. Điều này dễ dàng gây ra hiện tượng ô nhiễm nguồn nước tại khu vực xung quanh các cơ sở y tế này. Chúng gây bẩn nguồn nước, khiến nước có mùi hôi thối khó chịu và giết chết những sinh vật sống trong khu vực bị ô nhiễm đó.
➣ Môi trường không khí: không khí chính là nơi tiếp nhận những loại khí độc có khả năng bốc hơi từ nước thải trong y tế và những vùng nước bị ô nhiễm do hoạt động này. Chúng sẽ khiến không khí xung quanh vùng ô nhiễm bị loan tỏa chất khí độc hại và mang theo mùi hôi gây khó chịu. Từ đó ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của tất cả các sinh vật sống bao gồm cả con người.
Quy định về xử lý nước thải y tế tại Việt Nam
Theo quy định của Bộ Tài nguyên Môi trường, có 28 quy chuẩn về xử lý nước thải y tế tại nước ta hiện nay. Cụ thể, nội dung này quy định về các giá trị tối đa được cho phép của các chất gây ô nhiễm và chất độc hại có trong nước thải y tế tại các bệnh viện và các cơ sở thăm khám chữa bệnh trên toàn quốc. Quy định cụ thể như sau:
Các nước thải y tế phải được xử lý và khử trùng trước khi thải ra môi trường.
Giá trị tối đa ( Cmax) cho phép của các chất gây ô nhiễm có trong nước thải như sau:
Cmax = C x K
Trong đó:
➣ C: thông số các chất gây ô nhiễm
➣ K: quy mô, loại hình cơ sở y tế
Theo thống kê của Bộ Y tế về công tác quản lý nước thải y tế chỉ ra rằng hiện nay chỉ có 62% bệnh viện tuyến Trung ương, 59,3% bệnh viện và cơ sở y tế tuyến tỉnh, 65,9% cơ sở ý tế tuyến huyện đạt yêu cầu về thực hiện xử lý nước thải y tế. Đây là những con số không mấy khả quan và cần được cải thiện.
Hiện nay, các chất thải lỏng trong hoạt động y tế rất ít khi được các cơ quan chức năng quan tâm và xử lý. Ở Việt Nam, mỗi ngày có 120000 m3 nước thải y tế được thải ra môi trường mà chưa qua xử lý. Trong đó có đến 42 tấn chất thải y tế chứa các thành phần độc hại ảnh hưởng đến con người cần được xử lý. Tổng quát tại Việt Nam, hiện nay số lượng bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải chỉ chiếm 53,4%, còn các bệnh viện khác hầu như không có. Từ thực tế này, chúng ta dễ dàng nhận thấy đây là một vấn đề rất lớn và cần được cải thiện ngay để có thể bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng.
Phương pháp xử lý nước thải y tế an toàn, hiệu quả
Xử lý nước thải y tế bằng phương pháp lọc nhỏ giọt
Đây là phương pháp xử lý nước thải y tế có chi phí đầu tư và vận hành thấp, quy trình kỹ thuật đơn giản và hoàn toàn được tự động hóa. Công nghệ này được tiến hành trong tháp dạng kín với sự hỗ trợ của các công đoạn xử lý sinh học. Do có sự thông khí tự nhiên trong các tháp nên quy trình này vẫn có thể duy trì hoạt động cũng như sự sinh trưởng và phát triển của các vi sinh vật ngay cả khi không có điện
Phương pháp này thực hiện loại bỏ các chất thải y tế bằng lớp đệm sinh học để tách nước và các chất hữu cơ. Nước thải sau khi được xử lý sẽ được chuyển sang bể lắng Lamell để tách và loại bỏ bùn. Bùn trong khâu này sẽ được chuyển sang bể yếm khí để xử lý. Cuối cùng nước thải sẽ được khử trùng hoàn toàn và thải ra môi trường.
Hiện nay, công nghệ này được áp dụng rộng rãi tại các phòng thí nghiệm và các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc.
Xử lý nước thải y tế bằng phương pháp AAO
Công nghệ AAO là quá trình xử lý nước thải y tế qua 2 giai đoạn để loại bỏ hoàn toàn Nitrat trong nước thải y tế. Nó sẽ kết hợp với màng lọc Membrane Bioreactor để làm lắng cặn và khử trùng hiệu quả. Quá trình này trải qua 2 giai đoạn chính:
➣ Giai đoạn 1: nước thải được đưa vào bể phản ứng ABR sau khi trải qua quá trình khử màu và sàng lọc. Tại đấy, các khoang của bể ABR sẽ biến đổi và loại bỏ các chất hữu cơ, sau đó làm trong nước
➣ Giai đoạn 2: trong giai đoạn này, các phần còn lại của chất hữu cơ sẽ được phân hủy cùng với amoniac và quá trình oxy hóa sunfua cũng được diễn ra. Sau đó, các chất có chứa nitrat còn sót lại sẽ được đưa ngược lại bể ABR để xử lý.
Phương pháp này hiện nay rất được ưa chuộng do có khả năng xử lý nước thải y tế có mức ô nhiễm cao. Bên cạnh đó, nó có chi phí lắp đặt và vận hành khá ổn trong khi chất lượng nước thải sau khi xử lý lại có độ sạch rất cao.
Xử lý nước thải y tế bằng bùn hoạt tính trong bể hiếu khí
Phương pháp này cũng là một trong những cách xử lý nước thải y tế rất hiệu quả và an toàn hiện nay. Nó được thực hiện dưới sự kết hợp hoạt động của bể hiếu khí, bể lắng và máy bơm sục khí. Công đoạn xử lý nước thải diễn ra như sau:
➣ Bước 1: Nước thải sau khi được loại bỏ các thành phần rác thải có kích thước lớn như kim tiêm, rác thải rắn, bao thuốc,… sẽ được đưa vào bể hòa tan với không khí và các vi sinh vật để loại bỏ cacbon và nitơ.
➣ Bước 3: nước thải tại bể hiếu khí sau đó sẽ được chuyển sang bể lắng để tách các chất rắn nhỏ, chất cặn bã ra khỏi nước thải nhờ quá trình sục khí.
Phương pháp này được áp dụng chủ yếu với các nước thải y tế có thành phần hữu cơ và amoni cao. Chi phí đầu tư và vận hành khá cao và tốn nhiều nhiên liệu.
Xử lý nước thải y tế bằng đồng hồ sinh học ổn định
Xử lý nước thải y tế bằng đồng hồ sinh học ổn định
Đồng hồ sinh học ổn định là phương pháp xử lý nước thải y tế bằng cách sử dụng năng lượng tự nhiên và hoạt động dựa vào sự khuếch tán không khí kết hợp với quang hợp. Các chất oxy sinh ra từ quang hợp sẽ oxy hóa các hợp chất hữu cơ có hại trong nước thải.
Công nghệ này được ưa chuộng và dùng nhiều trong xử lý nước thải có độ ô nhiễm trung bình – thấp do không tốn nhiều năng lượng cũng như chi phí trong quá trình hoạt động và rất êm tai. Bên cạnh đó, nó có một số nhược điểm như có thể sẽ sinh ra mùi khó chịu trong quá trình xử lý nước thải.
Xử lý nước thải y tế bằng cây xanh kết hợp bể lọc yếm khí
Các loại cây thường được sử dụng trong phương pháp này bao gồm: lau sậy, cỏ nến, cây ráng. Trong đó được sử dụng nhiều nhất chính là lau sậy. Phương pháp này sử dụng cây xanh để hấp thụ các tạp chất vô cơ và hữu cơ có trong nước thải và biến chúng trở thành nguồn thức ăn cho quá trình sinh trưởng. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp với nước thải có tải lượng ô nhiễm thấp. Quy trình xử lý diễn ra như sau:
➣ Bước 1: Nước thải y tế sau khi được thu gom sẽ được cho vào bể lắng và tiến hành làm sạch sơ bộ các tạp chất vô cơ và hữu cơ có kích thước nhỏ.
➣ Bước 2: Nước thải sau khi làm sạch sẽ được dẫn qua bể yếm khí. Tại đây, các vi sinh vật sẽ phân hủy các chất hữu cơ tạo ra những phân tử hữu cơ nhỏ hơn và sinh ra một lượng khí biogas.
➣ Bước 3: nước thải được các bãi lọc cây xanh hấp thụ các phân tử hữu cơ nhỏ như NH3, hợp chất của nitơ và photpho và trả lại nước thải sạch.
➣ Bước 4: Nước thải sạch được tiến hành khử trùng một lần nữa trước khi thải ra môi trường.
Tags: hệ thống xử lý nước thải y tế, máy xử lý nước thải y tế, nước thải y tế là gì, nước thải y tế bệnh viện, xử lý nước thải phòng khám, ô nhiễm nước thải bệnh viện, QCVN nước thải y tế, module xử lý nước thải phòng khám Xử lý nước thải y tế bằng mương oxy hóa
Phương pháp này được nhận xét là rất thân thiện với môi trường, góp phần tạo vẻ đẹp cho cảnh quan thiên nhiên. Bên cạnh đó, nó còn được ưa chuộng với chi phí đầu tư, vận hành và bảo dưỡng không quá cao.
Xử lý nước thải y tế bằng mương oxy hóa
Mương oxy hóa là phương pháp xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính trong môi trường hiếu khí kéo dài. Các vi sinh vật có trong bùn hoạt tính sẽ oxy hóa các hợp chất hữu cơ và giảm mức độ ô nhiễm của nước thải. Công nghệ này thích hợp với nguồn nước thải y tế có nồng độ ô nhiễm cao.
Quá trình xử lý: Nước thải trong y tế được đưa vào mương oxy hóa, trong quá trình này, bùn hoạt tính được đưa liên tục vào mương. Sau đó nước thải được đưa qua bể lắng để tách hỗn hợp bùn và nước, lọc bùn, cặn và các rác thải có hại.
Mương oxy hóa có các ưu điểm sau: quá trình vận hành tiết kiệm điện năng, chi phí thấp, tính an toàn cao và có khả năng xử lý nito tốt. Bên cạnh đó, nó có một số khuyết điểm còn tồn tại như: diện tích xây dựng lớn, quy trình vận hành phức tạp,…
Qua những chia sẻ về các phương pháp xử lý nước thải y tế an toàn, hiệu quả nhất ở trên, y vọng các bạn đã có thêm những hiểu biết về nước thải y tế và các cách xử lý hiệu quả nhất. Mong rằng các bệnh viện, cơ sở y tế sẽ kết hợp với các cơ quan chức năng để có thể xử lý nước thải theo đúng quy định và triệt để. Và trong tương lai gần, chúng ta có thể giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải trong hoạt động y tế.
Các Phương Pháp Xử Lý Nước Thải
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP MINH HÀ PHÁT VIỆT NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP MINH HÀ PHÁT VIỆT NAM
VIMHP., JSC luôn đặt ra những tiêu chuẩn khắc khe của sản phẩm dịch vụ có giá trị sử dụng cao đáp ứng tiêu chí sau : “Phù hợp – Thân thiện – Dễ dàng sử dụng – Thẩm mỹ – Dịch vụ tốt nhất cho Quý khách hàng”.Có nhiều quá trình được sử dụng để làm sạch nước thải tùy theo loại và mức độ nhiễm bẩn. Nước thải có thể được xử lí trong các nhà máy xử lý trong các nhà máy xử lí nước thải bao gồm các quy trình xử lí vật lý, hóa học và sinh học
Xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý
Nước thải công nghiệp cũng như nước thải sinh hoạt thường chứa các chất tan và không tan ở dạng lơ lửng. Các tạp chất lơ lửng có thể ở dạng rắn và lỏng, chúng tạo với nước thành dung dịch huyền phù. Để tách rác và các hạt lơ lửng ra khỏi nước thải, thông thường người ta sử dụng các quá trình cơ học: lọc qua song chắn hoặc lưới, lắng dưới tác dụng của lực trọng trường hoặc lực li tâm và lọc. Việc lựa chọn phương pháp xử lý tùy thuộc vào các hạt, tính chất vật lý, nồng độ hạt lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ là sạch cần thiết. Xử lí bằng phương pháp cơ nhằm loại bỏ và tách các chất không hòa tan và các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải. Những công trình xử lí cơ học bao gồm:
Song chắn rác (lưới lược thô) vận hành thủ công;
Lưới chắn rác (lưới lược tinh) vận hành tự động;
Bể điều hòa ổn định lưu lượng;
Bể lắng đợt 1, bể lắng đợt 2 tách cặn lơ lửng;
Phương pháp xử lí cơ học có thể loại bỏ được đến 60% các tạp chất không tan và giảm chất ô nhiễm có khả năng phân hủy sinh học BOD đến 20%.
Xử lí nước thải bằng phương pháp hóa lý :
Xử lí nước thải bằng công nghệ hấp phụ: được sử dụng rộng rãi để làm sạch triệt để nước thải khỏi các chất hữu cơ hòa tan sau khi xử lý sinh học cũng như xử lý cục bộ khi trong nước thải có chứa một hàm lượng rất nhỏ các chất đó. Những chất này không phân hủy bằng con đường sinh học và thường có độc tính cao. Nếu các chất cần khử bị hấp phụ tốt và khi chi phí riêng lượng chất hấp phụ không lớn thì việc áp dụng phương pháp này là hợp lý hơn cả.
Xử lí nước bằng công nghệ trao đổi ion:
Xử lý nước thải bằng công nghệ trao đổi ion được ứng dụng để làm sạch nước hoặc nước thải khỏi các kim loại như Zn, Cu, Cr, Ni, Pb, Hg, Cd, Mn,… cũng như các hợp chất của asen, photpho, xyanua và chất phóng xạ; Phương pháp này cho phép thu hồi các chất và đạt được mức độ làm sạch cao. Vì vậy nó là một phương pháp được ứng dụng rộng rãi để tách muối trong xử lý nước và nước thải; Bản chất của quá trình trao đổi ion là 1 quá trình trong đó các ion trên bề mặt của chất rắn trao đổi với ion có cùng điện tích trong dung dịch khi tiếp xúc với nhau. Các chất này được gọi là các ionit (chất trao đổi ion), chúng hoàn toàn không tan trong nước. Các chất trao đổi ion có khả năng trao đổi các ion dương từ dung dịch điện ly gọi là các anionit và chúng mang tính kiềm; Nếu các ionit nào đó trao đổi cả cation và anion thì người ta gọi chúng là ionit lưỡng tính. Các chất trao đổi ion có thể là các chất vô cơ hoặc hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp nhân tạo.
Xử lí nước thải bằng công nghệ keo tụ tạo bông:
Các hạt trong nước thiên nhiên thường đa dạng về chủng loại và kích thước, có thể bao gồm các hạt từ sét, mùn, vi sinh vật, sản phẩm hữu cơ phân hủy,… kích thước hạt có thể dao động từ vài micromet đến vài milimet. Bằng phương pháp xử lí cơ học chỉ có thể loại bỏ được những hạt có kích thước lớn hơn 1mm. với những hạt có kích thước lớn hơn 1mm, nếu dùng quá trình lắng tĩnh thì phải tốn thời gian rất dài và khó đạt hiệu quả xử lí cao, do đó cần phải áp dụng phương pháp xử lí hóa lý; Mục đích quá trình keo tụ tạo bông: để tách các hạt cặn có kích thước 0,001 m không thể tách loại bằng quá trình lý học thông thường như lắng, lọc hoặc tuyển nổi. Cơ chế quá trình keo tụ tạo bông:
Quá trình nén lớp điện tích kép, giảm thế điện đông zeta nhờ ion trái dấu.
Quá trình keo tụ do hấp phụ ion trái dấu trên bề mặt, trung hòa điện tích.
Cơ chế hấp phụ-tạo cầu nối;
Xử lí nước thải bằng công nghệ thẩm thấu:
Các kỹ thuật như điện thẩm tích, thẩm thấu ngược, siêu lọc và các quá trình tương tự khác đóng vai trò quan trọng trong xử lí nước thải. Màng được định nghĩa là lớp đóng vai trò ngăn cách giữa các pha khác nhau, có thể là chất rắn, gel (chất keo) trương nở do dung môi hoặc chất lỏng. Việc ứng dụng màng để tách các chất, phụ thuộc vào độ thấm của các hợp chất qua màng;
Xử lí nước thải bằng công nghệ sinh học
Được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải cũng như một số chất vô cơ như H2S, sunfit, ammonia, nito,… dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân hủy chất hữu cơ gây ô nhiễm. Vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ và một số khoáng chất làm thức ăn để sinh trưởng và phát triển. Một các tổng quát, phương pháp sử lý sinh học có thể chia làm hai loại:
Phương pháp kỵ khí:sử dụng nhóm vi sinh vật kỵ khí, hoạt động trong điều kiện không có oxy;
Phương pháp hiếu khí: Sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa;
Để thực hiện quá trình này, các chất hữu cơ hòa tan, cả chất keo và các chất phân tán nhỏ trong nước thải cần di chuyển vào bên trong tế bào vi sinh vật theo 3 giai đoạn chính sau:
Chuyển các chất ô nhiễm từ pha lỏng tới bề mặt tế bào vi sinh vật;
Khuếch tán từ bề mặt tế bào qua màng bán thấm do sự chênh lệch nồng độ bên trong và bên ngoài tế bào;
Chuyển hóa các chất trong tế bào vi sinh vật, sản sinh lượng và tổng hợp tế bào mới;
Nước thải đô thị, nước thải nông nghiệp, nước thải công nghiệp đều có những quy trình xử lí riêng; Đối với nước thải đô thị, việc sử dụng bể phốt và các thiết bị xử lý nước thải tại chỗ phổ biến rộng rãi ở một số vùng nông thôn; Một hệ thống xử lí hiếu khí là quá trình bùn hoạt tính, dựa trên việc duy trì và tuần hoàn một sinh khối phức tạp gồm vi sinh vật có khả năng hấp thụ và hấp thụ các chất hữu cơ trong nước thải. Quy trình xử lí nước thải hiếu khí cũng được áp dụng rộng rãi trong xử lí nước thải công nghiệp và bùn sinh học. Nước thải sau xử lí còn được tái sử dụng cho sinh hoạt. Các công trình đầm lầy ao hồ cũng đang được sử dụng. Quý khách hàng quan tâm đến sản phẩm dịch vụ của VIMHP., JSC có thể liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn, cũng như giải pháp công nghệ phù hợp với hệ thống của mình, được đề xuất giải pháp công nghệ phù hợp nhất với hệ thống của mình cũng như quá trình vận hành hệ thống hiệu quả tốt nhất.
Chất lượng tốt nhất – Tiến độ nhanh nhất – Dịch vụ tốt nhất. Hãy liên hệ với Chúng tôi theo địa chỉ trên website hoặc để lại lời nhắn qua e-mail :contact.vimhp@gmail.com/ contact@vimhpgroup.vn.Chúng tôi sẽ liên hệ lại Quý đối tác thời gian sớm nhất có thể !
Bạn đang xem bài viết Các Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Y Tế trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!