Xem Nhiều 6/2023 #️ Cách Để Học Tốt Các Môn Lý Luận Chính Trị # Top 15 Trend | Sansangdethanhcong.com

Xem Nhiều 6/2023 # Cách Để Học Tốt Các Môn Lý Luận Chính Trị # Top 15 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Để Học Tốt Các Môn Lý Luận Chính Trị mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Phần 1 : Định hướng về môn học.

Để học tốt và có ích các em cần xác định :

Học các môn này để làm gì ? Câu trả lời là nó quan trọng trong việc nhìn nhận thế giới và quan điểm của xã hội … nó ảnh hưởng đến tổng điểm xét Học bổng, xét phân ngành và tinh thần học các môn khác.

Một phần hiểu thêm về lịch sử thế giới và Việt Nam . Cụ thể về nội dung các em có thể xem trong giáo trình và hỏi thầy/cô trên lớp.

Vậy bộ môn lý luận là có ích và chúng ta cần chủ động học.

Phần 2 : Cách học .

Điều kiện cần :

Buổi học đầu tiên phải đi để nghe thầy cô phổ biến và có hình dung về môn học và cách học cũng với cách chấm điểm. Và cách học các em có thể hỏi trực tiếp thầy/cô dạy mình (rất khuyến khích).

Đi học đầy đủ nhất có thể để nắm kiến thức , nếu nghỉ nên mượn vở của các bạn chép lại và nhờ các bạn giải thích lại.

Chuẩn bị đầy đủ vở nghi bài có thể là tập nghi bài, bút các màu để viết và Note.

Ghi chép bài theo khả năng và theo năng lực có thể nhưng tốt nhất ghi đủ ý (gạch ý ra), phần thầy cô giải thích thì chú ý lắng nghe.

Trên lớp để ý nghe giảng có tương tác với giáo viên (vì lợi ích của mình) có thể thầy cô sẽ hỏi và mình trả lời hoặc bạn đặt quan điểm , câu hỏi nhờ thầy cô giải đáp. Có thể được cộng điểm. Ngoài ra một số môn còn có làm tiểu tuận để thuyết trình nếu làm tốt có thể được 10 điểm giữa kì . Các em chủ động hỏi thầy/cô giáo để chủ động cho quá trình chuẩn bị .

Học trên giáo trình của viện lý luận(vì thầy cô đã tổng kết những phần có ích nhất để học và chỉ cần thế) và xem giải thích trên giáo trình của bộ giáo dục.

Điều kiện đủ :

Sau mỗi buổi học về dành 20-30 phút ghi lại theo sơ đồ tư duy (có thể theo sơ đồ cây tùy) và đọc lại để nhớ nếu muốn có thể đọc lại giáo trình. Đến lúc thi hoặc thầy cô hỏi thì dễ nhớ và nhớ đủ.

Khi ôn thi tùy vào lịch thi mà chia ra học cho hiệu quả : Ví dụ tổng có 15 câu hỏi thì chia làm 5 lúc mỗi lúc ôn lại 3 câu và cứ thế ôn mấy lần. Có thể ôn cùng bạn (1-2 thôi) để kiểm tra cho nhau.

Kinh Nghiệm Để Học Tập Tốt Các Môn Lý Luận Mác

Học viện Cảnh sát nhân dân nằm trong khối trường lực lượng vũ trang, có nhiệm vụ đào tạo ra cán bộ Công an vừa có bản lĩnh chiến đấu, giữ gìn an ninh trật tự của đất nước, vừa đào tạo ra những con người có lập trường chính trị vững vàng, không hoang mang, dao động trước những biến cố mà các thế lực thù địch gây dựng nên,. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp và tổ chức học tập các môn lý luận Mác – Lênin theo hướng tự giác, tự học và lấy người học là trung tâm có ý nghĩa quan trọng hơn, đặc biệt là đối với sinh viên lớp Chất lượng cao tại trường Học viện Cảnh sát nhân dân. Thực trạng trên không chỉ tạo nên lối tư duy sai lầm của sinh viên coi việc học chỉ để đối phó mà còn làm suy giảm nghiêm trọng giá trị của các môn lý luận Mác – Lê nin đối với thực tiễn, yêu cầu đổi mới ở nước ta hiện nay. Thông qua quá trình áp dụng việc đổi mới phương pháp học tập các môn lý luận Mác – Lênin, tôi xin trao đổi một số kinh nghiệm để tổ chức tốt việc học tập bộ môn này với tư cách là cựu sinh viên từng học tập tại lớp Chất lượng cao. Thứ nhất, việc tổ chức tự học tại Ký túc xá Đối với bất cứ môn học nào, điều đầu tiên cần làm là xác định rõ đối tượng, động cơ và mục đích của việc học tập. Hàng ngày, chúng ta luôn đứng trước nhiều sự kiện, hiện tượng cần nhận biết đúng đắn, suy nghĩ sâu sắc và tìm biện pháp giải quyết phù hợp. Việc học tập các môn lý luận Mác – Lê nin là để xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học làm nền tảng học tập các môn chuyên ngành và vận dụng sáng tạo trong hoạt động tiễn của đời sống. Khi đã xác định rõ tầm quan trọng, tính thiết thực của môn học, chúng ta sẽ có động cơ học tập đúng đắn: học là để có thể hiểu và vận dụng vào giải quyết các công việc hàng ngày. Từ đó bản thân nêu cao quyết tâm, tích cực trong quá trình học tập lĩnh hội tri thức. Học là hoạt động nhận thức tích cực, tự giác và sáng tạo của sinh viên. Vì vậy, để tổ chức tốt việc học tập các môn lý luận Mác – Lê nin, chúng ta cần dựa trên yêu cầu, hướng dẫn của giảng viên chuẩn bị bài trước mỗi buổi học. Công cụ quan trọng nhất của việc học tập ở các trường CĐ – ĐH là giáo trình. Sinh viên cần biết khai thác tối đa dung lượng kiến thức trong đó thông qua trình tự: trước tiên đọc nhanh toàn chương để có ý niệm chung, sau đó đọc từng đoạn ngắn để nắm bắt nội dung cụ thể từng phần. Những ý khai thác được, những điểm chưa hiểu rõ cần gạch chân hoặc ghi chép lại để phục vụ việc tiếp thu bài trên lớp hiệu quả. Cùng với đó, chúng ta xem lại bài trước, liên kết nội dung, nắm vững kiến thức đã học sẽ lĩnh hội nội dung bài mới tốt hơn.  Thứ hai, việc tổ chức học tập trên giảng đường Ở trình độ CĐ – ĐH, các môn Lý luận chính trị có khối lựợng kiến thức rộng, mang tính trừu tượng được tổng hợp từ nhiều lĩnh vực nên hình thức giảng dạy chủ yếu vẫn là thuyết giảng, phát vấn. Vì vậy, để tổ chức tốt việc học tập các môn lý luận chính trị này chúng ta cần tập trung tư tưởng và có ý thức chủ động thu nhận kiến thức. Trong đó, nghe giảng và ghi chép là hai hoạt động tiến hành đồng thời cùng với hoạt động phát biểu. Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng, việc tiến hành đồng thời hai loại hoạt động chỉ có thể đạt được kết quả cao khi một trong hai hoạt đó đã trở nên thành thạo đến mức gần như tự động hóa. Chúng ta đều biết rằng, cùng một lúc có nhiều tín hiệu khác nhau tác động vào các giác quan, nhưng không phải tất cả các tín hiệu đó đều đi vào ý thức, mà người học sẽ tiếp nhận những tín hiệu đó một cách có lựa chọn. Vì vậy khi nghe giảng, chúng ta phải hoạt động tư duy hết sức tích cực, khẩn trương và có chọn lọc để có thể nắm được những vấn đề giảng viên gợi mở, trình bày. Hoạt động nghe giảng tốt là cơ sở để ghi chép bài tốt. Cách ghi chép lại mang sắc thái cá nhân. Ở mỗi môn học lại đòi hỏi một phương pháp ghi chép khác nhau, nhưng đều có một điểm chung là nếu sinh viên không hiểu bài thì không thể ghi chép tốt được. Như vậy, việc ghi lại bài giảng phải tuân theo sự hiểu biết khi nghe giảng và có sự thay đổi linh hoạt tùy theo đặc trưng từng môn học và phong cách giảng của từng giảng viên. Đối với các môn Lý luận chính trị, cần đảm bảo tính chính xác và tính logic của các quan điểm, luận cứ, luận chứng…Vì thế, bài ghi của sinh viên phải chính xác, đảm bảo yêu cầu về kiến thức và tính logic của bài học. Mặt khác, cách ghi  bài của mỗi sinh viên có thể khác nhau, tùy thuộc vào vốn hiểu biết và sự vận dụng sáng tạo của mỗi sinh viên. Thứ ba, mở rộng tổ chức học tập ngoài giờ Bài giảng của giáo viên trên lớp chỉ mang tính hướng dẫn, gợi ý chứ không phải trình bày hoàn chỉnh, trọn vẹn về một vấn đề. Vì vậy, chuyển kiến thức mà giảng viên truyền thụ thành kiến thức của mình, chúng ta cần xem xét lại bài ngay sau buổi học. Để ghi nhớ tốt nhất hệ thống kiến thức bề bộn của các môn lý luận chính trị Mác – Lê nin, chúng ta cần phải thực hiểu để có sự liên hệ trước sau giữa các bài học, phần học. Cách tốt nhất là lập bảng biểu, sơ đồ, đề cương để trực quan hóa kiến thức. Ngoài ra, điểm quan trọng nhất để tổ chức tốt việc học tập các môn chính trị Mác – Lê nin là khả năng ứng dụng, liên hệ thực tế của chúng ta đối với kiến thức đã ghi nhớ được. Tính đúng đắn của những nguyên tắc phương pháp luận được chứng minh trong đời sống hoặc từ các câu ca dao, tục ngữ mà từ kinh nghiệm trong cuộc sống ông cha ta đã khái quát như: “tích tiểu thành đại”, “năng nhặt chặt bị”, “góp gió thành bão”, “kiến tha lâu cũng đầy tổ” để nói về ý nghĩa phương pháp luận của quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại; hay “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” để nói nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội… Để đưa các kiến thức đã học vào thực tế, góp phần mở rộng và hoàn thiện công tác tổ chức học tập các môn lý luận chính trị Mác – Lê nin, chúng ta cần nhất là tham gia các phong trào, hoạt động thi đua mà nhà trường, tổ chức phát động như: Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hành chính trị – xã hội,…. để gắn lý luận với thực tiễn nhằm nâng cao nhận thức chính trị và chất lượng học viên. Như vậy, học tập các môn lý luận chính trị Mác –  Lê nin góp phần quan trọng trong giáo dục chính trị, tư tưởng và đạo đức cho sinh viên chúng ta, đặc biệt là học viên cảnh sát. Bên cạnh thay đổi tích cực của công tác giảng dạy, bản thân sinh viên chúng ta phải có ý thức tự giác, nhận thức đúng đắn về vai trò của bộ môn này đối với đặc thù nghề nghiệp của mình. Trang bị lý luận Mác – Lê nin vững chắc là vũ khí lợi hại để chúng ta đánh giá đúng những biến động xã hội, giữ vững lập trường tư tưởng và đạo đức nghề nghiệp. Do đó, kinh nghiệm tổ chức tốt học tập lý luận Mác – Lênin trên tinh thần tự giác, tích cực, chủ động có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Thế nên chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rằng học tập chủ nghĩa Mác – Lênin không phải để học thuộc lòng từng chữ, từng câu và áp dụng một cách máy móc mà phải học tinh thần của chủ nghĩa Mác – Lênin, học tập lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác – Lênin để áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế: “Học tập chủ nghĩa Mác – Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình”.

 Đỗ Thị Mai Hương

Cựu sinh viên CLC D31

Khoa Nghiệp vụ Cảnh sát điều tra – T32

Mẹo Để Học Tốt Các Môn Toán Lý Hóa

Với các bạn khối A, việc lựa chọn môn học thiên về tư duy và con số là một thử thách lớn. Làm sao để học cân bằng và học tốt được các môn tự nhiên như Toán Lý Hóa mà những môn khác như Văn, Sử, Địa… vẫn cân bằng được? Tôi xin chia sẻ với bạn đọc mẹo học tốt môn toán lý hóa mời các bạn tham khảo để áp dụng cho bản thân.

* Đầu tiên đòi hỏi một thái độ học nghiêm túc từ các bạn

* Sau đó, bạn đọc chậm lượng kiến thức cần nạp. Đọc qua một lần,xem có hiểu không? Đoạn nào không hiểu bạn có thể ghi chú lại ở giấy nháp, để đấy, lát nữa sẽ hỏi thầy cô, bạn bè.

* Tiếp đến, bạn cần biết được dàn ý của cả bài học hôm nay, kiến thức nào là quan trọng, cần nhớ nhất.

* Đầu tiên nhớ rõ các nguyên tử phổ biến, hay gặp trong hệ thống tuần hoàn, hóa trị và số hiệu nguyên tử. Có một số bài ca, cách nhớ hóa trị rất hay mà mọi người vẫn truyền tai nhau, bạn có thể nhớ bằng cách đấy.

* Nhớ được các phản ứng cơ bản, chất tạo thành gồm những gì, điều kiện phản ứng ra sao để viết được phương trình hóa học.

* Cân bằng hóa học trước khi giải bài.

* Nhớ các công thức đã học, bản chất hiện tượng phản ứng, những kết tủa màu sắc cần nhớ để làm bài toán nhận biết, hoặc tách các chất ra khỏi hỗn hợp…

* Dùng một số mẹo cơ bản để giải toán. Hóa học không như toán và lý. Hóa học thiên về bản chất hiện tượng,yêu cầu nhớ chính xác và dùng nhiều mẹo tính nhanh.

* Đọc nhiều sách, giải nhiều đề bài, nhất là nhớ công thức, định lý, hệ quả. Đó là chìa khóa để giải ra đáp số cho tất cả các yêu cầu.

Cuối cùng, dù là môn học nào đi nữa, cũng cần yêu cầu người học thực sự chăm chỉ, siêng năng, chịu khó luyện tập nhiều mới nhớ hết kiến thức được.

Tham khảo loạt bài về gia sư toán, gia sư lý, gia sư môn hóa

Động Cơ Học Tập Lý Luận Chính Trị

Nguyễn Thị Ninh

2020-12-10T05:13:31-05:00

2020-12-10T05:13:31-05:00

https://truongchinhtri.edu.vn/home/thong-tin-nghien-cuu-trao-doi/dong-co-hoc-tap-ly-luan-chinh-tri-nhan-to-co-ban-anh-huong-den-ket-qua-hoc-tap-ly-luan-chinh-tri-hanh-chinh-993.html

/home/themes/egov/images/no_image.gif

Trường Chính trị tỉnh Bình Phước

         Kết quả học tập của học viên Trung cấp lý luận chính viên phản ánh quá trình học tập, rèn luyện của học viên ở Trường Chính trị. Kết quả học tập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng làm việc, khả năng nắm bắt cơ hội thăng tiến và học tập sau đó  sau này của học viên. Tuy nhiên, kết quả học tập của học viên ở Trường chính trị Bình Phước thời gian qua là chưa cao, học viên chưa thật sự phát huy hết khả năng học tập, giảng viên chưa thực sự hài lòng với cách thức học tập của học viên. Bài viết này nghiên cứu về động cơ học tập của học viên nhằm tìm ra những giải pháp làm cơ sở giúp nâng cao kết quả học tập cho học viên năm trong những năm tới.

        1. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến k

ết quả học tập của

học

viên

Trung cấp lý luận chính trị – hành chính (TCLLCT-HC)

nhưng nhìn chung có

ba

 yếu tố chính là bản thân

học

viên và giảng viên

và nhà trường

.

Trình độ

và động cơ học tập là hai yếu tố thuộc bản thân

học

viên có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập. Kiến thức thu nhận của

học

viên là mục tiêu quan trọng nhất của các trường

chính trị tỉnh

cũng như của

học

viên. Có nhiều quan điểm và cách thức đo lường kiến thức thu nhận của

học

viên như thông qua điểm của các học phần, tự đánh giá của

học

viên về quá trình học tập và

nâng cao hiệu quả làm việc

.

       Động cơ học tập của học viên được định nghĩa là lòng ham muốn tham dự và học tập.

Động cơ học tập là yếu tố tâm lý phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu của người học, định hướng, thúc đẩy và duy trì hoạt động học tập của người học nhằm chiếm lĩnh đối tượng đó. Động cơ học tập đúng đắn hay lệch lạc có ý nghĩa quyết định sự thành bại của hoạt động và chiều hướng phát triển nhân cách của con người. Sự khác biệt về khả năng cũng như động cơ học tập của học viên ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và giảng dạy.

       Có thể chia động cơ học tập thành 2 loại (động cơ bên trong và động cơ bên ngoài). Động cơ bên trong (nội lực) là động cơ xuất phát từ nhu cầu, sự hiểu biết, niềm tin của người học đến đối tượng đích thực của hoạt động học tập, là mong muốn khao khát chiếm lĩnh, mở rộng tri thức, say mê với việc học tập. Loại động cơ này giúp người học luôn nỗ lực ý chí, khắc phục trở ngại từ bên ngoài, đồng thời, giúp học viên duy trì hứng thú và ham muốn học hỏi, tìm tòi, vượt qua những trở ngại khó khăn để đạt được những mục tiêu trong học tập. Động cơ bên ngoài là loại động cơ chỉ những tác động từ bên ngoài lên hoạt động học tập của học viên như: Đáp ứng yêu cầu của công việc, đảm bảo tiêu chí xếp loại thi đua của cơ quan sự lôi cuốn vào bài giảng của giảng viên,… Động cơ góp phần vào việc kích thích, tạo hứng thú và nhu cầu cho người học tiếp thu tri thức, kỹ năng trong quá trình học tập.

        Đối với môi trường học như trường chính trị tỉnh là nơi bồi dưỡng chính trị, kiến thức, nghiệp vụ cho cán bộ,học viên nhằm phục vụ tốt hơn cho công việc hiện tại hay tương lai, việc học ở đây mang ý nghĩa rất quan trọng. Động cơ đi học lý luận chính trị là những lý do thôi thúc cán bộ cơ sở tham gia học lý luận chính trị. Đó là đi học lý luận chính trị để làm gì?

      Trong lời ghi ở trang đầu quyển sổ vàng của trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương tháng 9/1945, Hồ Chí Minh đã dạy:“ Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân,  tổ quốc và nhân loại.”. Lời dạy của Hồ Chí Minh  đã nêu lên những quan điểm hết sức sâu sắc về động cơ học tập. Theo Hồ Chí Minh động cơ đi học  phải là:

                 +  Học để có kiến thức phục vụ cho công việc, cho thực tiễn.

                 +  Học để trở thành người có ích cho xã hội.

                 +  Học để hoàn thiện nhân cách người cán bộ.

                 +  Học vì muốn cống hiến cho xã hội, tổ quốc, và nhân loại.

      Tuy nhiên, cũng không loại trừ một vài người cá biệt mang động cơ học lý luận chính trị nhằm tạo cho mình một cái vốn lý luận để sau này mặc cả với Đảng”. Không ít học viên có quan niệm đến trường Đảng, chỉ tập trung tìm hiểu vấn đề lý luận,“học lý luận vì lý luận”.

      Trong quá trình sáng lập và rèn luyện Đảng ta, chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác lý luận, đặc biệt việc học tập lý luận chủ nghĩa Mác -  Lênin, một nội dung không thể thiếu đối với người cán bộ, đảng viên của Đảng. Người nói: không học tập lý luận chính trị thì chí khí kém kiên quyết, không nhìn xa trông rộng, trong lúc đấu tranh dễ lạc phương pháp, kết quả là “ mù chính trị”. Do đó, đòi hỏi đảng viên và cán bộ phải: Học, hiểu lý luận, chính sách, tình hình trong nước và trên thế giới để giáo dục quần chóng … Phải nắm vững chính sách của Đảng và của Chính phủ, đi đúng đường lối của quần chúng như thế mới xứng đáng là đảng viên và cán bộ của Đảng, như thế mới là lãnh đạo được quần chúng.

      Theo người, có học tập chủ nghĩa Mác -  Lênin mới củng cố được đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường, nâng cao sự hiểu biết và trình độ chính trị, mới làm tốt công tác mà Đảng giao phó cho mình.

       2. Thực trạng động cơ học tập lý luận chính trị ở Trường Chính trị Bình Phước

      Để tìm hiểu động cơ nào thúc đẩy học viên đi học lý luận chính trị, chúng tôi đã đưa ra 15 lý do thúc đẩy học viên đi học lý luận chính trị và yêu cầu học viên đánh số thứ tự theo mức độ quan trọng. Kết quả thu được được thể hiện ở bảng

2:

Bảng 2: Lý do học viên đi học lý luận chính trị.

TT

Nội dung hỏi

Tỷ lệ %

1

Hoàn thiện tri thức cho bản thân

99,4

2

Giải thích các sự vật hiện t­ượng một cách khoa học

99,4

3

Việc học lý luận chính trị tạo ra một hứng thó đặc biệt

93,2

4

Mong muốn có kết quả cao trong học tập

97,2

5

Tổ chức phân công

97,2

6

Tiêu chuẩn hoá cán bộ

94,9

7

Là nghĩa vụ của ngư­ời cán bộ

96,6

8

Muốn rèn luyện mình trong môi tr­ường chính trị

98,9

9

Để có uy tín cao trong tập thể

84,7

10

Để không bị khiển trách nhắc nhắc nhở

52,3

11

Để đ­ược làm quen với hoạt độn động tập thể

92

12

Để đư­ợc cất nhắc đề bạt

52,8

13

Để cải thiện điều kiện công tác trong t­ương lai

93,2

14

Để xử lý mọi công việc có hiệu quả hơn

93,8

15

Những lý do khác

80,1

       Qua bảng kết quả trên cho thấy:  Việc đi học lý luận chính trị đối với cán bộ cơ sở được thúc đẩy không phải một loại động cơ mà bởi một nhóm động cơ mang mang những nội

dung phong phú. T

rong đó các lý do thuộc động cơ nhận thức chiếm vị trí trội hơn. Trong các lý do thuộc phạm vi  động cơ nhận thức thì lý do như hoàn thiện tri thức cho bản thân, giải thích các sự vật hiện t­ượng một cách khoa học,  mong muốn có kết quả cao trong học tập, để xử lý mọi công việc có hiệu quả hơn xếp ở thứ bậc cao. Điều này cho thấy, đối với cán bộ cơ sở đi học lý luận chính trị vì động cơ nhận thức có ý nghĩa rất quan trọng. Hay nói một cách khác, trong động cơ đi học lý luận chính trị, nếu xuất phát từ lý do nhận thức thì quá trình học tập sẽ đem lại hứng thú lâu dài. Đối với cán bộ cơ sở  ở Bình Phước, khi họ chọn học lý luận chính trị với động cơ mạnh mẽ nhất là động cơ nhận thức thì điều đó phần nào khẳng định học viên sẽ tích cực học tập tại trường

.

Vấn đề đặt ra: Động cơ học tập của học viên là rất tốt, tuy nhiên kết quả học tập chưa phản ánh tương xứng. Theo kết quả khảo sát 244 học viên thuộc 4 lớp trung cấp Lý luận chính trị. Trong đó có 1 lớp học tập không tập trung tại trường ( TC19) của ngành điện lực và 3 lớp học tập trung ở huyện (TC111, TC112, TC113) thì kết quả trung bình điểm các học phần đã học ở các lớp có sự chênh lệch khá lớn. Cụ thể:

          – Lớp TC 111 đã học xong và có 9 cột điểm, có 22/53 học viên có trung bình cộng trên 7 điển chiếm 41,5%.

          – Lớp TC 112 đã học và có 8 cột điểm, 11/58 học viên có điểm trung bình từ 7 điểm trở lên tương ứng  18,96%.

         - Lớp TC 113 đã học và có 11 cột điểm, 34/51 học viên có điểm trung bình từ 7 điểm trở lên tương ứng  66,66% và 1 học viên đạt điểm trên 8.0 chiếm 1,96%.

        Nếu tính trên tổng số 244 học viên được khảo sát thì  có 0,41% đạt loại giỏi, 41,39% loại khá và 58,19% loại trung bình. 

Có thể lý giải vấn đề trên như sau: Mặc dù động cơ học tập của học viên là rất tốt, tuy nhiên kết quả học tập ngoài yếu tố động cơ nó còn bị tác động bởi nhiều nhân tố khác đó là giảng viên và cách thức quản lý của nhà trường.

         3. Một số giải pháp giúp học viên tự điều chỉnh động cơ đi học lý luận chính trị

         

Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy và hoàn thiện nội dung bài giảng theo hướng hiện đại, đáp ứng tốt cho công tác ở cơ sở

          Nội dung phương pháp dạy học là vấn đề lớn của nhà trường và các cơ quan chức năng. Theo chúng tôi để nội dung phương pháp dạy học phát huy được vai trò ảnh hưởng tích cực đến động cơ đi học của học viên, cần thực hiện các yêu cầu sau:

          Trên cơ sở các văn bản chỉ thị của HVCTQG Hồ Chí Minh nhà trường phải xác định nội dung chương trình sao cho thiết thực bám sát vào mục tiêu yêu cầu đào tạo vừa đáp ứng tốt cho hoạt động của học viên, vừa không gây ra sự quá tải đối với học viên.

          Nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên; phát huy vai trò của người thầy trong việc kích thích, củng cố tình cảm, hứng thú của học viên đối với việc học lý luận chính trị.

         Tích cực nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp dạy học hiện đại phù hợp với tính chất nội dung của môn học gắn với đổi mới phương pháp học của học viên. Phương pháp diễn giảng cần có sự gia công, cải tiến, kết hợp chặt chẽ với các phương pháp khác (nêu vấn đề, trực quan…) cũng như tăng cường sử dụng phương tiện dạy học để bài giảng trở nên sinh động, hấp dẫn, hiệu quả hơn; kích thích hứng thú, tư duy độc lập sáng tạo của người học.

        Trong đổi mới phương pháp giảng dạy cần chú trọng đổi mới theo hướng tư duy phản biện (TDPB)

        Đ

ặc thù của bộ môn lý luận chính trị đã là rất khô khan, cứng nhắc, lại hết sức trừu tượng, khó tiếp thu

. Để bài giảng có t

ính thuyết phục cao,

lý luận chặt chẽ, thực tiễn điển hình, tiêu biểu minh họa sát nội dung bài học thì cần tiếp tục đổi mới phương pháp giảng theo hướng tư duy phản biện

       Bản chất đích thực của TDPB là kỹ năng suy nghĩ giúp sản sinh kỹ năng phân tích, đánh giá, tranh luận và biện giải thông tin, tri thức nhằm tìm ra một kết luận, một quyết định hoặc giải pháp phù hợp để tin hay để làm.

Đối với giảng viên lý luận chính trị, tư duy phản biện và phát triển tư duy phản biện có vị trí, tầm quan trọng đặc biệt. Tư duy phản biện là phẩm chất cơ bản trong nhân cách của giảng viên lý luận chính trị, có ý nghĩa quyết định đến quá trình phát triển năng lực sư phạm và nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học của giảng viên.

       Trong đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chính trị, người dạy cần phải được trang bị TDPB và sau đó chính họ triển khai phương pháp giảng dạy của mình bằng TDPB sau đó lan tỏa đến người học qua đó tăng tính thuyết phục của bài học.

      Để có cơ sở kịp thời trong việc điều chỉnh phương pháp giảng cho phù hợp với đối tượng học viên mỗi lớp, cuối mỗi buổi học giảng viên cần dành một khoảng thời gian khoảng 15-20 phút để có thể khảo sát kết quả buổi giảng băng những bài tập nhanh dưới dạng trắc nghiệm hoặc bài tập tình tình hướng dưới dạng đúng hoặc sai. Có thể sử dụng phần mềm và bảng câu hỏi đã được chuẫn bị trước với thao tác đơn giảng trên điện thoại thông minh trên nền tảng zalo học viên sẽ nhanh chóng hoàn tất. Giảng viên có thể có ngay số liệu thống kê về số bài làm đúng, sai, thậm chí có thể biết được chính xác tên học viên đạt điểm tốt hoặc không tốt nếu cần. Qua khảo sát nhanh, giảng viên có thể tuyên dương tinh thần học tập của lớp, tuyên dương số trường hợp xuất sắc và rút kinh nghiệm về những nội dung học viên làm sai nhiều để có thể bổ túc cho lớp vào giờ học, lớp học tiếp theo.

         Việc làm bài tập nhanh có thể thực hiện thí điểm sau đó thực hiện rộng rãi trong tất cả các buổi giảng. Điều đó sẽ tạo nên động lực để cả giảng viên và học viên đều phải cố gắng. Muốn làm được như vậy mỗi bài học, phần học đều phải có ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tình huống phù hợp.

         

Nghiên cứu đổi mới công tác quản lý theo hướng phát huy và kích thích tính tự chủ, tự quản, tự rèn luyện của học viên

          Quản lý vốn là hoạt động cơ bản và chủ yếu của nhà trường; đòi hỏi phải có sự tham gia phối hợp thống nhất của các bộ phận. Công tác quản lý học viên cũng bao gồm nhiều nội dung khác nhau, chung quy lại là tập trung vào quản lý quá trình học tập và rèn luyện của học viên. Theo Quy chế hiện hành của Trường Chính trị Bình Phước đã quy định trách nhiệm phối hợp trong quản lý lớp học của ban cán sự: Ghi các nội dung cần thiết tên bài học, giảng viên lên lớp, học viên vắng học và ký xác nhận vào sổ đầu bài. Đối với  các lớp TCLLCT – HC học tập trung, chi bộ lớp sẽ được thành lập. Ban cán sự được quyết định là cấp ủy chi bộ. Thông qua sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt lớp thì cấp ủy, ban cán sự đã phát huy tinh thần trách nhiệm trong quản lý lớp.

          Tuy nhiên để phát huy vai trò của Cấp ủy, Ban cán sự thì mỗi chủ nhiệm lớp cần theo sát quá trinh học tập của lớp. Quan tâm giải quyết, tháo gỡ những khó khăn của lớp. Cần quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm nhu cầu của học viên bảo đảm sự quyền lợi của mỗi học viên và tập thể lớp.

          Đảm bảo sự công bằng khách quan trong đánh giá học tập và rèn luyện của học viên nhất là trong xử lý nghiêm việc vi phậm quy chế học tập hoc tập.

          Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm; đề cao phương pháp quản lý dân chủ sâu sắc, toàn diện, hết lòng vì người học.

          Xây dựng tập thể học viên vững mạnh nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc củng cố, phát triển động cơ đi học

          Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng, các yếu tố thuộc về tập thể có sự ảnh hưởng khá mạnh đến động cơ đi học LLCT của học viên. Theo chúng tôi việc xây dựng tập thể học viên vững mạnh cần chú ý đến những nội dung sau:

Tổ chức thi học viên giỏi lý luận, tổ chức các phong trào văn nghệ, thể thao cùng với đó là phong trào thi đua học tập tốt để kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm,… Bảo đảm sự thống nhất cao về mục đích học tập, rèn luyện; thống nhất về ý chí phấn đấu trong tập thể học viên.

          Cần mở chuyên mục về điển hình học tập và rèn luyện để nêu gương những học viên chấp hành tốt quy chế học tập, có động cơ học tập tốt, có thành tích học tốt để tạo sự lan tõa trong cộng đồng học viên. Phát hiện, cổ vũ và xây dựng các gương điển hình về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là học viên.      

         

   Đảm bảo tốt các phương tiện dạy học và các điều kiện phục vụ cho học tập, tự nghiên cứu của người học

          Thường xuyên kiểm tra các thiết bị âm thanh, ánh sáng: như loa, micro, hệ thống máy chiếu, bóng đèn hay quạt, máy lạnh,… đảm bảo phòng học phục vụ tốt hoạt động dạy và học.

          Ngoài hệ thống thư viện phòng đọc; cần quan tâm biên soạn giáo trình, nhất là đầu tư tài liệu tham khảo, nhất là các bài viết chuyên sâu về chuyên môn mang tính trao đổi gợi mở sát với yêu cầu thực tiễn của địa phương của ngành và của đất nước để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học viên tự nghiên cứu. Đặc biệt quan tâm đăng tải trên trang thông tin điện tử của Trường những bài viết gắn với nội dung các bài học, phần học có liện hệ sát với thực tiễn, đa dạng về số bài viết và có tính thời sự cao. 

Bạn đang xem bài viết Cách Để Học Tốt Các Môn Lý Luận Chính Trị trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!