Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Phân Hạng Xe Ôtô Theo Từng Phân Khúc (Chuẩn Eu) – Vw Sài Gòn – Đại Lý Phân Phối Độc Quyền Xe Volkswagen Tại Sài Gòn mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cách phân hạng xe ôtô theo từng phân khúc (Chuẩn EU)
Phần trước vwsaigon đã giới thiệu về cách phân hạng xe ôtô theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ. Lần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Phân hạng xe ôtô chuẩn Châu Âu
Phân khúc xe ô tô hạng A
Nhắc đến phân khúc này, chúng ta sẽ hình dung đây là đứa con bé nhất trong gia đình. Các dòng xe được xếp ở hạng A đều là xe cở nhỏ có dung tích động cơ không quá 1.2L. Đa phần các dòng xe này hướng đến các chị em, phụ nữ thường dùng để di chuyển nơi đô thị và những khu vực chật chội.
Một số xe ô tô hạng A phổ biến tại Việt Nam: Kia Morning, Chevrolet Spark, Hyundai Grand i10, Volkswagen Up, …
Phân khúc xe ô tô hạng B
Giá thành phân khúc hạng B dao động từ 500 – 700 triệu. Hiện nay, hầu như tất cả các hãng xe ô tô đều tập trung giành giật thị phần tại phân khúc cạnh tranh khốc liệt này. Xe có chiều dài tổng thể không quá 4,3m và dung tích dưới 1.6L đều được xếp vào dòng xe hạng B – Xe gia đình cở nhỏ
Một số xe ô tô hạng B phổ biến tại Việt Nam: Toyota Vios, Honda City, Volkswagen Polo, Ford Fiesta,…
Phân khúc xe ô tô hạng C
Ông vua của phân khúc – Toyota Corolla Altis dẫn đầu hạng C hơn 10 năm qua tại thị trường Việt Nam, có thể xem đây là sân chơi của riêng dòng xe đình đám và lâu đời của hãng xe Toyota. Những mẫu xe có chiều dài dước 4.6m và dung tích chưa đến 2.0L đều nằm trong phân hạng này.
Một số xe ô tô hạng C phổ biến tại Việt nam: Honda Civic, Ford Focus, Kia K3, Mazda 3, Volkswagen Jetta,…
Phân khúc xe ô tô hạng D
Phân hạng lớn nhất trong dòng xe ô tô bình dân. Kích thước chiều dài thường rơi vào 4,7 – 4,8m và dung tích lớn từ 2.5L – 3.5L. Đặc điểm các dòng xe ô tô hạng D cho khoang ngồi rộng rãi, thoải mái, thích hợp với những gia đình thường xuyên đi du lịch xa.
Một số xe ô tô hạng D phổ biến tại Việt Nam: Volkswagen Passat, Toyota Camry, Peugeot 508, Mazda 6, …
Phân khúc xe ô tô hạng E
Nằm tại phân khúc chớm nở của xe hạng sang và đầu bảng của xe cở lớn bình dân. Các dòng xe tại phân khúc hạng E có một chút pha trộn đặc biệt, đối tượng tập trung của phân khúc này là những người trẻ tuổi và thành đạt. Ngoài ra, kích thước ở phân khúc này không còn quan trọng, có thể khoang ngồi kém rộng rãi hơn hạng D nhưng trang thiết bị tiện nghi trong xe đã ở tầm cao cấp hơn.
Một số xe ô tô hạng E phổ biến tại Việt Nam: Volkswagen CC, Mercedes-Benz C-Class, BMW 3 Series, Audi A4,…
Phân khúc xe ô tô hạng F
Tại đây được chia thành 3 lớp: Hạng sang, Hạng thương gia và Hạng siêu sang
Hạng sang: Rộng rãi, trang thiết bị hiện đại và cao cấp. Một số xe ô tô nằm trong lớp này như: BMW 5 Series, Mercedes-Benz E-Class, Audi A6, …
Hạng thương gia: Trang bị động cơ cở lớn, xe rộng rãi, thiết kế tập trung vào người ngồi sau. Một số xe ô tô nằm trong lớp này như: Volkswagen Phaeton, BMW 7 Series, Mercedes-Benz S-Class, Audi A8,…
Hạng siêu sang: Sản xuất giới hạn trên toàn Thế Giới, người sở hữu những mẫu xe này đếm trên đầu ngón tay. Các vật liệu trang trí nội thất trong khoang xe thường được gia công bằng tay, với vật liệu quý hiếm. Một số hãng xe ô tô chuyên sản xuất xe cho lớp này như: Maybach, Rolls-Royce, Bentley,…
Phân khúc xe ô tô hạng S
Những mẫu xe nỗi bật: Volkswagen Beetle, Volkswagen Scirocco, Lamborghini Aventador, Porsche 911,…
Phân khúc xe ô tô hạng M
Xe gia đình, chơ nhiều hanh khách, thường từ 7 – 9 chỗ ngôi. Xe loại này thường hướng đến gia đình đông đúc, hơặc dùng làm phương tiện kinh doanh dịch vụ với khả năng vận hành êm ái, số lượng chở hàng hóa và người lớn.
Một số xe ô tô hạng M phổ biến tại Việt Nam: Volkswagen Sharan, Toyota Innova, Kia Ronda, Mitsubishi Grandis,…
Phân khúc xe ô tô hạng J
Các dòng xe địa hình, xe đa dụng đều được xếp vào phân khúc hạng J, với cách sắp xếp này thì số lượng xe trong phân khúc rất nhiều chủng loại. Từ những dòng xe Crossover bình dân đến các dòng xe SUV cao cấp. Để có thể phân biệt một cách rõ ràng hơn, chúng tôi xin phép sẽ mở một bài viết riêng biệt đi sâu vào phân khúc hạng J này.
Một số loại phổ biến tại Việt Nam: Honda CR-V, Toyota Fortuner, Mazda CX-5, Volkswagen Tiguan, …
Đại lý xe Volkswagen Sài Gòn – Nhà nhập khẩu và phân phối chính hãng xe Volkswagen tại Việt Nam
Hotline phòng kinh doanh: 0913 888 664
Giá bán xe Volkswagen tại Đây
Polo Sedan/Hatchback – Vw Sài Gòn – Đại Lý Phân Phối Độc Quyền Xe Volkswagen Tại Sài Gòn
SỰ KHÁC NHAU GIỮA SEDAN VÀ HATCHBACK
Khái niệm Sedan:
Sedan là dòng xe rất phổ biến hiện nay, chúng ta có thể bắt gặp Sedan ở khắp mọi nơi, từ đường phố đến bãi đổ xe. Ở Anh, người ta hay gọi dòng xe này là Saloon. Cơ bản, Sedan được chia làm 3 phần tách biệt: Khoang động cơ, khoang hành khách và khoang hành lý. Thông thường, Sedan có 4 cửa có sức chứa 4, 5 hành khách, gầm thấp và mui kín. Khoang động cơ được đặt phía trước, Khoang hành khách là 2 dãy ghế và khoang hành lý dùng để chứa đồ. Tuy vậy, vẫn có một số ngoại lệ như Volkswagen Type 3 khoang động cơ được đặt phía sau.
Ở Việt Nam và trên toàn Thế Giới, các hãng xe đều sản xuất dòng xe Sedan để phục vụ nhu cầu đi lại từ người độc thân, gia đình nhỏ, dân văn phòng đến những người thành đạt. Chúng ta có thể thấy những dòng Sedan phổ biến tại Việt Nam như Toyota Vios, Honda City, Mazda 2, Volkswagen The Polo cho đến những chiếc xe Sedan cao cấp đến từ Toyota Camry, Mazda 6, Honda Accord hay BMW 328i, Mercedes C/E/S, Audi A4/A6, Volkswagen The Passat…
Khái niệm Hatchback:
Có thể nói Hatchback là một biến thể của Sedan và Coupe, khác biệt nằm ở chỗ Hatchback có thêm 1 cửa ở phía sau, nối khoang hành lý với khoang hành khách, thường ghế ngồi phía sau có thể xếp lại và tạo thành một khoảng không rộng lớn để chứa đồ đạc. Hatchback ở nước ta được gọi là xe 5 cửa vì đa số những nhà sản xuất tại Việt Nam đều tung ra các sản phẩm Hatchback 5 cửa đến người sử dụng, Một số mẫu xe Hatchback thông dụng ở Việt Nam: Ford Fiesta/Focus, Mazda 2/3, Volkswagen The Polo.
Lựa chọn Sedan hay Hatchback?
Như định nghĩa về dòng xe Sedan, ta có thể hình dung xe Sedan biệt lập các khoang, do đó, về tính tiện dụng thấp hơn Hatchback. Bên cạnh đó, Sedan thường dùng cho các tổ chức hơn là cá nhân vì tính sang trọng của chiếc Sedan. Nếu bạn là người có nhiều mối quan hệ và cần tính sang trọng thì hãy nên lựa chọn Sedan.
Lý do lựa chọn Hatchback:
Hatchback được sử dụng cho nhu cầu tiện dụng và thiết kế nhỏ gọn của nó giúp ích rất nhiều cho việc đi lại ở những thành phố đông đúc. Kiểu dáng của Hatchback cũng hướng đến đối tượng trẻ trung, năng động, nhắm đến khách hàng cá nhân và có phong cách riêng. Chúc mọi người tìm được chiếc xe ưng ý cho bản thân!
Đại lý xe Volkswagen Sài Gòn – Nhà nhập khẩu và phân phối chính hãng xe Volkswagen tại Việt Nam
Hotline phòng kinh doanh: 0913 888 664
Giá bán xe Volkswagen tại Đây
Giới Thiệu Về Sài Gòn
Sài Gòn xưa & nay
Sài Gòn, nơi thành phố tưởng như không bao giờ ngưng lại, mà cứ biến động không ngừng. Ðường phố luôn rực sáng những ánh đèn và dòng người nối theo nhau đi về mọi ngả. Nhưng cho dù các ngã rẽ ấy dừng ở đâu thì vẫn có một điểm chung trong lòng mỗi người dân Sài Gòn: hướng về nguồn cội – thành phố tuổi 300.
Ta dễ nhận ra một chút gì đó rất đỗi Sài Gòn khi toàn thành phố sôi nổi thi đua chào mừng Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh 300 tuổi và cũng là để chuẩn bị cho một bước tiến mới cho một thiên niên kỷ bắt đầu. 300 năm so với chiều dài của lịch sử đất nước là còn rất trẻ, là còn chứa trong mình sức vươn tới, dung nạp và tìm tòi… Người xưa đã từng đi khai phá để xây dựng lên một Sài Gòn thì con cháu ngày nay sẽ tiếp tục truyền thống để Sài Gòn đẹp hơn, giàu hơn và văn minh hơn mà vẫn đậm đà một bản sắc dân tộc.
Viết và nói về Sài Gòn thì nhiều lắm, không biết nói sao cho đủ. “Sài Gòn 300 năm”, trên cơ sở dựa vào một số cuốn sách lịch sử như “Sài Gòn xưa và nay”, “Sài Gòn năm xưa”, “Sài Gòn từ khi thành lập đến giữa thế kỷ XIX” và những bài viết của những nhà nghiên cứu có tên tuổi, chúng tôi hi vọng sẽ cung cấp cho các bạn một cái nhìn tổng quan về thành phố mang tên Bác…
Vào khoảng đầu thế kỷ 17, cả vùng đất Nam Bộ ở trong tình trạng hầu hết đất đai đều hoang vu, rừng hoang bạt ngàn, dân cư thưa thớt. Ở vị trí thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã hình thành một thị trấn nhỏ, hình thức cư trú tập trung ban đầu. Trong số dân cư ở đây, người Khmer chiếm đa số. Cạnh đó còn có những người Việt đầu tiên từ các tỉnh miền Trung vào đây sinh sống. Đây là nơi buôn bán trao đổi của nhân dân trong vùng. Chính vì thế, năm 1623, Chúa Nguyễn được sự đồng ý của vua Chân Lạp đã lập ở đây một trạm thu thuế buôn bán.
Dân thị trấn này đông thêm với sự dân cư của người Việt vào Nam. Năm 1679, Sài Gòn đã là nơi cư trú đóng của quan Tổng tham mưu lực lượng của Chúa Nguyễn ở miền Nam. Cũng trong năm này có khoảng 3.000 quân sĩ Trung Quốc và gia đình trung thành với triều đại nhà Minh không chịu sống ở Trung Quốc do nhà Thanh cai trị, đã xin là dân Việt và đươc chúa Nguyễn đưa vào Nam Bộ sinh sống. Một bộ phận người Hoa đã đến sinh sống ở vùng Sài Gòn. Năm 1896 là một mốc thời gian đáng ghi nhớ trong lịch sử thành phố. Năm này chúa Nguyễn chia đặt các đơn vị hành chính, thành lập chính quyền ở Nam Bộ. Sài Gòn lúc bấy giờ là một thị trấn có một vạn dân và có hoạt động thương mãi phát đạt đã trở thành thủ phủ của dinh Phiên Trấn, một trong hai dinh ở Nam Bộ lúc ấy (dinh Trấn Biên đặt lỵ sở ở Biên Hòa). Năm 1698 được xem là thời điểm thành lập của thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay thành phố được hơn 300 tuổi. Trong hơn ba trăm năm đó, thành phố đã trải qua nhiều biến cố quan trọng và đã vươn mình từ một thị trấn độ 1 vạn dân trở thành phố với dân số hơn 4 triệu ngày nay.
Nhờ có vị trí thuận lợi nên vai trò kinh tế và chính trị của Sài Gòn ngày càng phát triển. Năm 1772. Nguyễn Cữu Đàm cho đắp các lũy đất (gọi là Cô Lũy hay còn gọi là Bán Bích cô lũy) từ chùa Cây Mai vòng qua Tân Định đến cầu Cao Miên (Cầu Bông ngày nay) bọc quanh khu chợ búa, dân cư, khu quân sự, hành chánh. Sài Gòn trở thành “thành phố” với đầy đủ ý nghĩa của từ này (thành để bảo vệ, phố chợ buôn bán). Từ cuối thập niên 1770 cho đến hết thập niên 1780, tình hình ở Sài Gòn có nhiều biến động cho cuộc tranh chấp giữa Chúa Nguyễn-Tây Nguyên và Tây Sơn-Nguyễn Ánh. Bốn lần quân Tây Sơn vào đánh đuổi lực lượng Chúa Nguyễn và làm chủ Sài Gòn.
Một sự kiện quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại của Sài Gòn là năm 1778, nhóm người Hoa trước kia cư trú và buôn bán ở Cù Lao Phố và Mỹ Tho, do ảnh hưởng của chiến tranh, đã kéo về cư trú ở Sài Gòn. Họ lập nên phố chợ buôn bán tấp nập tức Chợ Lớn ngày nay.
Từ năm 1879. Nguyễn Ánh (sau này lên ngôi lấy hiệu là Gia Long) làm chủ Sài Gòn và Nam Bộ. Sài Gòn trở thành trung tâm hành chánh của khu vực Nguyễn Ánh kiểm soát và được gọi là “Gia Định kinh”. Năm 1790. Nguyễn Ánh cho xây thành kiểu Vauban của Tây phương theo họa đồ của Le Brun, Victor Olivier (những người Tây phương giúp Nguyễn Ánh lúc ấy). Thành có chu vi khoảng 3.800 mét, nằm ở khu vực giữa các đường Đinh Tiên Hoàng, Lê Thánh Tôn, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Đình Chiểu ngày nay.
Sau đó Nguyễn Ánh thắng được Tây Sơn, lập nên nhà Nguyễn và đóng đô ở Huế. Dù không còn là kinh đô, Sài Gòn vẫn là thủ phủ của vùng đất phía Nam. Đầu thời Nguyễn, vùng đất Nam Bộ được lập thành một đơn vị hành chánh: Gia Định thành. Lê Văn Duyệt giữ chức Tổng trào thành Gia Định trong khoảng 16 năm. Trong dân gian và sách vở vẫn còn giữ lại nhiều giai thoại về vị quan nói tiếng này. Mộ và đền thờ của ông ở Bà Chiểu (Lăng Ông).
Sài Gòn là một trung tâm giao dịch quan trọng của cả nước, là một trung tâm văn hóa của Nam Bộ. Mỗi ba năm, thi Hương được tổ chức ở trường thi Gia Định (đặt ở Sài Gòn) để lấy các cử nhân. Dân số Sài Gòn vào năm 1819 đã vào khoảng 60.000 người.
Năm 1832, Gia Định thành bị bãi bỏ, toàn bộ Nam Bộ được chia làm 6 tỉnh trực thuộc triều Đình Huế. Sài Gòn là thủ đô của tỉnh Gia Định. Tuy nhiên đây là trung tâm quân sự và nhất là trung tâm kinh tế của Nam Bộ.
Giữa thế kỷ 19 thực dân Pháp đem quân đến chiếm Việt Nam. Tháng 5-1859 đô đốc Pháp Rigault de Genouilly đem 2.000 quân Pháp và Tây Ban Nha cùng 8 chiến tàu đánh Sài Gòn. Sau khi hạ được thành, thực dân Pháp đã dùng 32 khối mìn để phá tung nhiêu đoạn thành, chúng đã đốt phá dinh thự kho tàng bên trong thành và phố xá thương mãi, nhà cửa dân cư bên ngoài.
Sau khi phá vỡ Đại Đồn, quân Pháp chiếm đóng ba tỉnh miền Đông (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường) và sau đó chiếm nốt ba tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Sài Gòn trở thành trung tâm cai trị và kinh tế của thực dân ở Nam Kỳ. Thành Phố sài Gòn mang nét Tây phương-thuộc địa được bắt đầu xây dựng.
Ngay khi vừa chiếm được Sài Gòn, đô đốc Charnar đã ký nghị định (ngày 11-4-1861) thành lập “thành phố Sài Gòn”. Ranh giới của thành phố bao gồm cả khu vực Chợ Lớn. Thực dân Pháp đã phác họa một bản đồ qui hoạch thành phố, dự trù cho 500.000 dân. Bao quanh thành phố thực dân Pháp cho đào một kinh rộng 10 mét (kinh bao Ngạn) từ gò Cây mai qua Phú Thọ đến rạch Thị Nghè (vị trí cầu Công Lý ngày nay), bản đồ qui hoạch này sau đó bị bỏ, con kinh đào cũng chưa hoàn tất.
Năm 1955 thành phố Sài Gòn-Chợ Lớn được gọi là “đô thành Sài Gòn”, diện tích là 51km² và chia làm 7 quận. Năm 1970 phần đất Thủ Thiêm được sát nhập vào Sài Gòn. Lúc này thành phố được chia làm 11 quận.
Năm 1976. Quốc Hội khóa 6 đã chính thức đặt tên cho thành phố là “thành phố Hồ Chí Minh” bao gồm cả Sài Gòn, tỉnh Gia Định cũ và một số vùng lân cận. Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 2.020 km², dân số hơn 4,5 triệu người. Thành phố có 12 quận nội thành (Quận 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Phú Nhuận) với diện tích 140km² và sáu huyện ngoại thành là Củ Chi, Hóc Môn, Thủ Đức, Bình Chánh, Nhà Bè, Duyên Hải với diện tích là 1.889km².
SÀI GÒN – TP. HỒ CHÍ MINH
Thành phố Sài Gòn – Hồ Chí Minh có lịch sử gần 3 thế kỷ. Từ rất sớm nơi đây trở thành trung tâm thương mại sầm uất, giao lưu với nước ngoài rất nhộn nhịp và là nơi phát triển mạnh các nghề thủ công mỹ nghệ. Với việc tiếp xúc sớm với nước ngoài, đây là nơi tiếp xúc sớm nhất kỹ thuật của Châu Âu.
Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm thành phố Sài Gòn. Chợ lớn và tỉnh Gia Định trước đây. Thành phố Hồ Chí Minh ở vào vị trí chiến lược, là đầu cầu đi vào đất Nam Bộ, có đường giao thông thủy bộ quan trọng, có bến cảng giao lưu được với Đông Nam Á và thế giới, nên từ rất sớm đã trở nên nơi tập trung dân cư đông nhất ở Lục tỉnh Nam Kỳ. Dân số thành phố Hồ Chí Minh đã tăng lên đột biến trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, bởi những vùng nông thôn bị tàn phá và bởi chính sách đô thị hóa cưỡng bức của chính quyền Sài Gòn.
Vào năm 1698, dân số toàn vùng Sài Gòn chỉ mới ước độ 1 vạn đã tăng lên khoảng 60.000 người (1819). Khi thực dân Pháp đánh chiếm Sài Gòn, một phần quan trọng cư dân ở đây bị tản lạc vì chiến tranh, do vậy dân số sụt xuống chỉ còn độ 20.000 vào năm 1863. Những năm sau đó do chiến sự chấm dứt và do sự phát triển kinh tế Sài Gòn-Chợ Lớn, dân số đã tăng nhanh: 100.000 năm 1890 tăng lên 300.000 người vào năm 1921. Đến năm 1945 dân số vùng Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định đã là 450.000 người. Năm 1954, số dân đã tăng lên đến gần 2 triệu người và Sài Gòn-Gia Định đã trở thành thành phố đông dân nhất miền Nam Việt Nam. Từ năm 1954 đến 1975 dân số Sài Gòn-Gia Định từ 2 triệu người tăng lên 3,9 triệu người.
Từ năm 1975 đến nay, do nhiều biến động cơ học như một số lớn dân cư hồi hương, đi xây dựng vùng kinh tế mới, xuất cảnh, đi thanh niên xung phong, xây dựng các nông lâm trường… cộng với một số mới sanh sẵn, nên dân số thành phố Hồ Chí Minh chỉ giao động trong khoảng trên dưới 4 triệu người (1989), đã trở thành một trung tâm công nghiệp, văn hóa, khoa học kỹ thuật, một trung tâm giao dịch quốc tế, một đầu mối giao thông quan trọng, một trung tâm du lịch và là một trong 3 thành phố lớn của cả nước. Bản thân thành phố là một hải cảng quan trọng. Sông Sài Gòn với độ sâu có thể tiếp nhận các tàu biển trọng tải trên 30.000 tấn, một ưu thế hiếm có trên thế giới đối với một thành phố lớn ở sâu trong nội địa. Cảng Sài Gòn được thành lập từ năm 1862.
Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ tăng dân số tự nhiên thuộc loại thấp nhất toàn quốc nhưng lại có sức thu hút dân cư rất mạnh từ các nơi khác tới. Mức tăng trưởng dân số không giống nhau giữa khu vực nội thành và ngoại thành. Trên phạm vi Thành phố, sự chênh lệch giữa quận đông dân nhất và huyện thưa dân nhất lên tới 684 lần. Mật độ dân số cao nhất là quận 5 với 58.813 người/km2, thấp nhất là Cần Giờ với 86 người/km2.
Sài Gòn ngày nay có 22 quận, huyện. Nội thành gồm các quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Thủ Đức. Ngoại thành gồm các huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ. Thành phố có 305 phường, xã, thị trấn.
Cà Phê Sài Gòn Xưa Và Nay
Từ những hạt cà phê nhỏ bé màu nâu cánh gián, người ta đã pha chế ra một thức uống mê hoặc cả thế giới. Thưởng thức cà phê theo phong cách riêng của mỗi vùng, mỗi miền, mỗi quốc gia cũng là cách bạn đến gần hơn với văn hóa của nơi đó.
Cà phê có nguồn gốc từ phương Tây, theo chân người Pháp vào Việt Nam từ thời thuộc địa. Nhưng Việt Nam có một nền văn hóa cà phê rất khác với các nền văn hóa cà phê ở nơi đó. Cà phê Việt Nam dành cho việc thưởng thức một cách chậm rãi, tương tự như cách uống của người Pháp. Tuy nhiên, người Pháp uống cà phê trước khi ngày làm việc bắt đầu. Còn ở Việt Nam, người ta thường bỏ ra ít nhất nửa tiếng mỗi lần uống cà phê và họ có thể uống vào bất cứ lúc nào trong ngày.
Sài Gòn – bên cạnh những sôi nổi, tươi mới là sự hối hả lo toan bon chen đến nghẹt thở. Dường như câu nói thường nghe thấy nhất ở Sài Gòn là: ” Đi cà phê không?”……Và không biết từ lúc nào cà phê đã trở thành thức uống không thể thiếu đối với cuộc sống của người dân nơi đây.
Nhưng có ai thắc mắc rằng tại sao không ai gọi “Cà phê chúng tôi mà lại dùng “Cà phê Sài Gòn”. Vì thói quen đã bắt rễ quá sâu, vì chất mộc mạc nằm ngay trong con chữ hay vì nhiều điều chưa thể gọi tên? Hay cũng vì âm hưởng Sài Gòn khi phát âm nghe nhè nhẹ nhưng lại xôn xao rất dễ gọi cho ta cảm giác nữa thân thuộc nửa xa lạ, nữa bùi ngùi nửa lại mênh mang.
Những năm 50 của thế kỉ trước, Sài Gòn ít quán cà phê như bây giờ. Dân ghiền cà phê không có lựa chọn nào khác ngoài tìm đến những quán chuyên bán điểm tâm sáng của người Hoa.
Ẩm thực cà phê Sài Gòn xưa có : cà phê hủ tiếu, cà phê bánh bao xíu mại, cà phê vớ….Cà phê được mang ra dân “sành điệu” hồi đó ngồi chân dưới chân trên, sau khi khuấy nhẹ cho tan đường bèn đổ ly cà phê ra cái đĩa đặt phía dưới. Chưa uống vội, khách chậm rãi mồi điếu thuốc rít vài hơi để chờ cà phê nguội.
Thành phố với nhịp sống sôi động tưởng như không bao giờ ngưng lại. Đường phố luôn rực sáng và lòng người nối nhau đi về mọi ngả. Nhưng dù mọi ngả có dừng ở đâu thì vẫn có điểm chung trong lòng người dân Sài Gòn: đó là tình yêu của họ dành cho thành phố này.
Nguyễn Thị Kim Trinh
Bài Viết Liên Quan
Bạn đang xem bài viết Cách Phân Hạng Xe Ôtô Theo Từng Phân Khúc (Chuẩn Eu) – Vw Sài Gòn – Đại Lý Phân Phối Độc Quyền Xe Volkswagen Tại Sài Gòn trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!