Xem Nhiều 6/2023 #️ Cách Xử Lý Nước Thải Ngành Xi Mạ • Tin Cậy 2022 # Top 14 Trend | Sansangdethanhcong.com

Xem Nhiều 6/2023 # Cách Xử Lý Nước Thải Ngành Xi Mạ • Tin Cậy 2022 # Top 14 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Xử Lý Nước Thải Ngành Xi Mạ • Tin Cậy 2022 mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Sản phẩm của quá trình xi mạ rất tinh xảo và bắt mắt

Giới thiệu về ngành xi mạ:

Xi Mạ là một lớp mỏng của kim loại được phủ thêm vào bên ngoài của một vật liệu. Nó là một là quá trình điện hóa kết tủa kim loại lên bề mặt nền, tạo một lớp phủ có những tính chất cơ lý hóa bền để bảo vệ vật liệu khỏi những tác nhân gây ăn mòn hoặc làm sản phẩm có tính thẩm mỹ hơn và được thực hiện trong bể mạ điện.

Xi Mạ được sử dụng để:

Trang trí đồ vật, làm trang sức.

Giảm sự ăn mòn kim loại (mạ bảo vệ vật liệu).

Giảm ma sát

Cải thiện độ bám dính sơn

Cải thiện độ phản xạ hồng ngoại

Có hai loại mạ:

Điện tranh — Một kim loại ion được cung cấp với các điện tử để tạo thành một lớp phủ không ion trên bề mặt. Một hệ thống chung bao gồm một giải pháp hóa học có dạng ion của kim loại, một cực dương và cực âm, nơi các điện tử được cung cấp để sản xuất một màng kim loại không ion.

Mạ điện — Tham gia một số phản ứng đồng thời trong dung dịch nước, xảy ra mà không cần sử dụng điện năng bên ngoài. Mạ Niken là phương pháp mạ điện thông dụng thường được sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô, chống ăn mòn và điện tử.

Mạ điện (mạ niken) là phương pháp hiện đại và phổ biến nhất hiện nay. Vì được thực hiện trong bể nên quá trình này sẽ phát sinh nước thải.

Nước phát sinh trong quá trình xi mạ – nguồn internet

Thành phần đặc tính nước thải?

Nước thải xi mạ luôn chứa thành phần là các kim loại nặng đặc biệt là niken, kẽm, chì, thủy ngân,…Các kim loại này nếu quá trình sản xuất cần thu hồi sẽ dùng hóa chất EDTA để cô lập trong dung dịch và tái sử dụng trong quá trình. Nếu không tận dụng được thì bắt buộc phải tách các thành phần này ra khỏi nước thải nếu không thì khi xả thải thì cực kỳ nguy hại tới môi trường.

Bể mạ màu trong nhà máy sản xuất tôn kẽm

Nước thải của bể xi mạ thường có 2 dòng khác nhau:

Dòng 1: Nước thải xyanua (CN-) phát thải từ công đoạn mạ xyanua.

Dòng 2: Nước thải mang tính axit, thải ra từ các công đoạn mạ có sử dụng axit H2SO4.

Thông thường nếu một nhà máy có nhiều phân xưởng, mỗi phân xưởng sẽ phát sinh một loại nước thải khác nhau thì các dòng nước thải này được thu gom về bể điều hòa. Sau đó, được đồng nhất đặc tính và đưa vào một hệ thống xử lý duy nhất. Tuy nhiên, riêng với ngành xi mạ thì không. Với đặc thù lượng nước thải không nhiều và được thải ra gián đoạn không liên tục. Đặc tính mỗi loại nước thải là khác biệt nhau cần xử lý bằng phương pháp riêng. Chính vì vậy, loại nước thải này sẽ được thu gom xử lý riêng từng công đoạn mà không cần bể điều hòa.

Hệ thống xử lý bao gồm bồn khuấy trộn phản ứng và một bồn lọc kết hợp để xử lý cả 2 dòng nước thải.

Sơ đồ nguyên lý xử lý nước thải xi mạ

Nước thải Cyanua từ hồ thu gom được bơm lên bồn phản ứng và châm javel, NaOH vào bồn phản ứng để nâng pH lên 9-10. Phản ứng được thực hiện trong vòng 1-1,5h. Sau đó nước thải axit được bơm lên bồn phản ứng để kết hợp với nước đã được xử lý bậc 1 giảm pH về khoảng 8 khuấy đều. Hỗn hợp này sẽ được cho lắng 1 giờ và châm thêm NaOH để nâng pH lên khoảng 11 để kết tủa hoàn toàn kim loại nặng. Cuối cùng lại thêm nước axit vào để đưa pH về 6-9 cặn lắng được dẫn qua bể lắng để tách loại bùn lắng ra khỏi nước. Bùn này sau đó sẽ đc xử lý tiếp.

Hố thu gom của một đơn vị sản xuất xi mạ vỏ lon

Bể lắng được ứng dụng trong xử lý nước thải ngành xi mạ công xuất nhỏ

Nước thải Xyanua được xử lý bằng phương pháp oxy hóa với tác chất là javel để khử Xyanua sau đó mới được gom xử lý chung với với nước thải axit bằng cách trung hòa – kết tủa kim loại nặng.

Quá trình oxy hóa Cyanua bằng clo hoạt tính – nước javel:

Bể phản ứng trong hệ thống xử lý nước thải xi mạ

Hóa chất – EDTA

EDTA (Ethylendiamin Tetraacetic Acid) dùng để cô lập các ion kim loại, làm cho các ion này không tác dụng được với các hợp chất khác. EDTA còn dùng cho các trường hợp bị nhiễm độc chì, thủy ngân ở người; cô lập canxi, magiê trong nước cứng.

Tên viết tắt: EDTA Na2

Hãng sản xuất: Akzo Nobel – Hà Lan

Xuất xứ: Trung Quốc.

Xút – NaOH do Tin Cậy cung cấp.

Xút dạng hạt nồng độ 99% do Tin Cậy cung cấp.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Điện thoại: (028) 2253 3535        Mobile:  0903 908 671 – 0933 015 035

Email: tincay@tincay.com; nguyenle@tincay.com

Xử Lý Nước Thải Xianua Ngành Xi Mạ

Xử lý nước thải xianua ngành xi mạ

1567 Lượt xem – 27-02-2020 10:50

Nước thải xi mạ chứa nhiều thành phần kim loại nặng gồm crom, niken, kẽm,… thường có nồng độ pH thấp và được đổ thẳng trực tiếp ra hệ thống cống thoát nước mà chưa qua xử lý đã phần nào gây ô nhiễm cục bộ nguồn nước xung quanh.

Nước ta hiện nay có nhiều nhà máy xi mạ có quy mô vừa và nhỏ vẫn còn áp dụng công nghệ lạc hậu và cũ kỹ nên quá trình xử lý nước thải xi mạ chỉ mang tính hình thức chưa đảm bảo bảo vệ nguồn nước gắn liền với phát triển kinh tế – xã hội.

Vì thế, xử lý nước thải xianua trong ngành xi mạ ngày càng được cơ quan chức năng quan tâm quản lý, kiểm soát và doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ bảo vệ môi trường hiệu quả.

Đặc trưng của nước thải xianua ngành xi mạ

Tùy theo lớp mạ như crom, kẽm hoặc niken thì sẽ quyết định đến thành phần muối vô cơ và kim loại trong nguồn nước thải đó.

Một số chất hữu cơ như chất tạo bông, chất hoạt động bề mặt nhưng hầu như chỉ tiêu gây ô nhiễm rất thấp với chỉ tiêu BOD, COD với hàm lượng không đáng kể. Trong đó, chất độc hại và nguy hiểm nhất là hợp chất kim loại có chứa xianua.

Các hợp chất của xianua thường gặp là kali xianua, natri xianua mang độc tính cao.

Tác hại của nước thải chứa xianua:

Xianua được xem là chất hóa học mang độc tính cao. Với liều lượng cao, xianua có thể gây tổn thương não và tim mạch; với liều lượng thấp, người tiếp xúc trực tiếp có thể xảy ra tình trạng khó thở, ói mửa, đau đầu. Nếu tiếp cú lâu ngày, xianua có thể gây hại đối với con người và sinh vật.

Các phương pháp xử lý nước thải xianua ngành xi mạ

Phương pháp sử dụng sắt sunfat hóa trị hai

Tiến hành cho sắt sunfat hòa tan trong nước để tạo điều kiện thuận lợi hình thành nên sắt Fe2+ có kết hợp với ion CN-1 hình thành nên ion [Fe(CN)6]-4.

Dùng phương pháp FeSO4 với chi phí đầu tư thấp, thiết bị lắp đặt đơn giản, lượng kết tủa lớn, nước có màu và hàm lượng ion CN-1 thường là 5 – 10 mg/l.

Phương pháp clo hóa tính kiềm

Đây là phương pháp xử lý nước thải xi mạ phổ biến nhất nhờ tác dụng oxy hóa của clo hoạt tính giúp hợp chất xianua sẽ bị oxy hóa thành muối xianua. Hóa chất của clo tính kiềm thường dùng là Cao’OCl, NaClO và CaClO.

Sử dụng CaOCl bằng phương pháp gián đoạn hoặc liên tục. Phương pháp gián đoạn có thể xử lý nước thải sản xuất có nồng độ xianua cao với sự thay đổi nhiều. Với phương pháp liên tục chỉ xử lý nguồn nước thải với lưu lượng thấp với nồng độ xianua ít biến đổi.

Sử dụng bột CaClOCl 5 – 10% có thể cho khô hoặc làm ướt. Cách dùng đơn giản bằng cách sử dụng khí nén khuấy đều trong 1 giờ, sau thời gian lắng thì đưa vào bể lọc để tiến hành phân ly.

Ưu điểm của CaClOCl có thể xử lý xianua hiệu quả tốt, thiết bị đơn giản, thao tác ứng dụng thuận lợi với chi phí thấp.

Phương pháp oxy hóa điện hóa

Phương pháp điện phân được chia làm 2 loại là điện phân trực tiếp hoặc điện phân gián tiếp. Dòng nước thải chứa xianua trong quá trình điện phân có xảy ra các phản ứng anôt, catôt, oxy hóa thành CO2 và N2.

Đối với phương pháp điện phân trực tiếp

Trong lúc này, Anôt trở thành grafit với độ dày 25 – 50 mm. Catôt thành tấm sắt có độ dày 2 – 3 mm. Cự ly tiếp xúc giữa anôt và catôt là 15 – 30 mm, điện áp bể 6 – 8,5 V. Sau khi xử lý, hàm lượng xianua còn 1 – 0,5 mg/l, trong quá trình xử lý sản sinh ra lượng khí CuCl.

Đối với phương pháp điện phân gián tiếp

Bằng cách điện phân muối ăn sinh ra NaClO có khả năng xianua thành CO2 và N2. Quá trình xử lý này có tốc độ xử lý nhanh, ít tiêu hao hóa chất, thiết bị sử dụng đơn giản có thể dễ dàng xử lý nước thải xianua có nồng độ cao.

Phương pháp thu hồi hóa học

Đưa nước thải về nhiệt độ 51 độ C với nồng độ pH dao động từ 2 – 4. Tháp phản ứng chân không có chứa H2SO4 với dòng không khí và hơi nước. Ở nhiệt độ 98 – 99 độ C sinh thành dòng khí nóng HCN và H2O. Bộ phận trao đổi nhiệt đẫn đến việc NaOH được hấp phụ nên sản sinh ra NaCN.

Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất chuyên cung cấp các giải pháp bảo vệ môi trường, đặc biệt là xử lý nước thải. Vốn dĩ là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải với đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, năng động với kiến thức và tư duy sáng tạo.

Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Sinh Học * Tin Cậy

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải cũng như một số chất ô nhiễm vô cơ khác như: H 2 S, Sunfit, Amonia, Nito,…dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân hủy chất hữu cơ gây ô nhiễm. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất có trong nước thải làm thức ăn để sinh trưởng và phát triển.

Ưu và Nhược

Trọng tâm chính của hệ thống xử lý nước thải làm giảm hàm lượng ô nhiễm COD, BOD trong nước thải trước khi xả thải vào tự nhiên và đáp ứng được các quy chuẩn quy định. Các hệ thống xử lý nước thải được thiết kế như là nơi nuôi dưỡng sản sinh ra các chủng vi sinh có khả năng oxy hóa các chất bẩn trong nước.

Ưu điểm: Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là công nghệ cần thiết nhằm tiết giảm chi phí và tính ổn định, thân thiện với môi trường, dễ vận hành.

Nhược điểm: Tuy nhiên, trong những chủng vi sinh xử lý nước thải còn có những chủng vi sinh, vi khuẩn, vi rút hay tảo có khả năng mang bệnh cho con người. Nước thải sau khi xả ra môi trường nếu dùng cho mục đích sinh hoạt thì cần phải kiểm tra xem trong nước có những vi khuẩn gây bệnh cho con người không.

Sử dụng vi sinh vật trong quá trình xử lý nước thải

Vi sinh vật là gì:

Vi sinh vật (microorganisms) là tên gọi chung để chỉ tất cả các sinh vật có kích thước rất nhỏ bé, chỉ có thể thấy được qua kính hiển vi. Nếu thước đo của nguyên tử và phân tử tính bằng A 0 (1 A 0 = 10-10 m), hoặc nanomet (1nm = 10-9 m) thì kích thước của vi sinh vật được tính bằng micromet (1m = 10-6 m).

Những đặc điểm chung của vi sinh vật:

Kích thước quá nhỏ bé, chỉ có thể đo bằng micromet, thậm chí đối với virut còn được đo bằng nanomet.

Hấp thụ nhiều, chuyển hóa nhanh. Ví dụ vi khuẩn lactic (Lactobacillus) trong 1 giờ có thể phân giải một lượng đường latozo nặng hơn 100-10000 lần khối lượng của chúng.

Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh.

Năng lực thích ứng mạnh và dễ sinh biến dị. Với khả năng này, vi sinh vật đã vượt rất xa so với động vật và thực vật.

Phân bố rộng, chủng loại nhiều. Vi sinh vật có ở khắp mọi nơi trên Trái Đất

Nguyên lý chung của quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Vi sinh vật, chủ yếu là vi khuẩn chuyển hóa chất hữu cơ và ion vô cơ thành bùn trong quá trình sinh trưởng của nó:

Quá trình đồng hóa: là quá trình tổng hợp các nguyên liệu trong tế bào thành các chất đặc trưng của tế bào đồng thời tích lũy năng lượng trong các chất đó.

Quá trình dị hóa: là quá trình phân hủy các chất đặc trưng của tế bào thành các sản phẩm phân hủy và giải phóng năng lượng.

Phương pháp này dựa trên cơ sở sử dụng các hoạt động sống của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm hòa tan trong nước thải. Các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và sinh năng lượng để duy trì hoạt động sống của chúng. Trong quá trình sống, chúng nhận các chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản nên sinh khối của chúng được tăng lên. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật còn được gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa.

Lưu ý

Như vậy, nước thải được xử lý bằng phương pháp sinh học cuối cùng sẽ làm cho các chỉ tiêu BOD và COD giảm đến mức cho phép. Để có thể xử lý bằng phương pháp này, nước thải không được chứa các chất độc và tạp chất, các muối kim loại nặng hoặc nồng độ của chúng không được vượt quá nồng độ cực đại và cho phép và có tỷ số BOD/COD 0.5.

Phân loại phương pháp sinh học dựa vào hoạt động sống của vi sinh vật:

Phương pháp hiếu khí là phương pháp sử dụng các nhóm vi sinh vật hiếu khí. Để đảm bảo hoạt động của chúng cần cung cấp oxy liên tục và duy trì nhiệt độ trong khoảng từ 20 đến 400 C

Phương pháp kỵ khí là phương pháp sử dụng các vi sinh vật kỵ khí.

Tùy theo yêu cầu xử lý, người ta tiến hành theo phương pháp hiếu khí hoặc kỵ khí hoặc phối hợp cả 2 phương pháp.

Quá trình hóa học trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Để thực hiện quá trình oxy hóa sinh hóa, các chất hữu cơ hòa tan, các chất keo và phân tán nhỏ trong nước thải cần được di chuyển vào bên trong tế bào của vi sinh vật. Quá trình xử lý nước thải chính là quá trình vi sinh vật thu gom các chất bẩn từ nước thải để chuyển hóa chúng. Quá trình này gồm 3 giai đoạn:

Di chuyển các chất gây ô nhiễm từ pha lỏng tới bề mặt của tế bào vi sinh vật do khuếch tán đối lưu và phân tử.

Nhờ tác động của enzim ngoại bào của vi sinh vật, các chất ô nhiễm được phân cắt và khuếch tán vào bên trong màng tế bào do sự chênh lệch nồng độ các chất ở trong và ngoài tế bào.

Quá trình chuyển hóa các chất ở trong tế bào vi sinh vật đã sản sinh năng lượng và tổng hợp nên các chất mới của tế bào, giúp cho các tế bào sinh trưởng. Quá trình chuyển hóa này có quan hệ rất chặt chẽ với nhau trong tế bào và đó chính là quá trình xử lý nước thải.

Khi môi trường không còn đủ chất dinh dưỡng cung cấp, các tế bào phải sử dụng các chất dự trữ trong tế bào. Đây là quá trình tự oxy hóa:

Một loại vi sinh vật khác, đó là các vi sinh vật tự dưỡng, sẽ tự dưỡng khí NH 3 và CO 2 sinh ra như là nguồn dinh dưỡng để tạo nên sinh khối tế bào của chúng:

Từ các phản ứng trên thấy rõ sự chuyển hóa hóa học là nguồn năng lượng cần thiết cho các vi sinh vật.

Các nguyên tố dinh dưỡng và vi lượng

Để tạo môi trường cho các vi sinh vật có thể hoạt động tốt, nước thải cần chứa hợp chất của các nguyên tố dinh dưỡng và vi lượng. Đó là các nguyên tố N, S, P, K, Mg, Ca, Na, Cl, Fe, Mn, Mo, Co, Zn, Cu,.. trong đó N, P, K là các nguyên tố chủ yếu, cần được đảm bảo một lượng cần thiết trong xử lý sinh hóa. Hàm lượng các nguyên tố khác không cần phải định mức vì chúng có trong nước thải ở mức đủ cho nhu cầu của các vi sinh vật.

Khi thiếu các chất vi lượng

Khi thiếu Nito lâu dài, ngoài việc cản trở quá trình sinh hóa các chất bẩn hữu cơ, còn tạo ra bùn hoạt tính khó lắng.

Khi thiếu Photpho dẫn đến sự phát triển vi khuẩn dạng sợi, là nguyên nhân chính làm cho bùn hoạt tính bị phồng lên, khó lắng và bị cuốn ra khỏi hệ thống xử lý, làm giảm sinh trưởng của bùn hoạt tính và giảm cường độ quá trình oxy hóa.

Các nguyên tố dinh dưỡng tốt nhất ở dạng các hợp chất tương tự như trong các tế bào vi sinh vật. Ví dụ, Nito ở dạng nhóm Amoni (NH 4+) còn Photpho ở dạng muối tan của axit photphoric.

Phụ thuộc của hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng

Hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng phụ thuộc vào thành phần của nước thải và tỷ lệ giữa chúng được xác định bằng thực nghiệm. Để tính toán sơ bộ người ta thường lấy tỷ lệ BOD:N:P = 100:5:1. Tỷ lệ này chỉ đúng cho 3 ngày đầu, còn khi quá trình xử lý kéo dài, để tránh giảm hiệu suất của bùn hoạt tính, cần giảm lượng Nito và Photpho trong nước thải. Khi quá trình xử lý kéo dài 20 ngày thì tỷ lệ BOD:N:P cần giữ ở mức 200:5:1.

Trường hợp trong nước thải không có đủ Nito và Photpho, người ta bổ sung chúng bằng cách đưa thêm vào nước thải này phân bón Nito, Photpho và Kali. Nếu trong nước thải sinh hoạt có chứa các chất dinh dưỡng này thì kết hợp xử lý nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt, không cần phải bổ sung các nguyên tố dinh dưỡng. Ngoài ra, pH cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tạo enzim trong tế bào và quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng vào tế bào. Khoảng pH tối ưu cho sinh vật nói chung và vi sinh vật nói riêng là từ 6.5 đến 8.5.

Để xử lý nước thải tối ưu

Để đảm bảo, duy trì lượng vi sinh vật cần thiết và đầy đủ trong hệ thống xử lý nước thải, ngoài việc bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ, thiết yếu cho chúng, nhằm đảm bảo sự phát triển đến mức ổn định nhất, bên cạnh đó việc cung cấp thêm lượng vi sinh vật là điều không thể bỏ qua. Số lượng vi sinh vật tăng, là điều kiện thuận lợi để chúng phân giải và chuyển hóa chất hữu cơ có trong nước thải, ở mức tối ưu nhất.

Quý khách hàng có thể tham khảo các dòng sản phẩm vi sinh của Công Ty Tin Cậy tại web tincay.com hoặc tham khảo Các loại chế phẩm sinh học dùng cho xử lý môi trường để chọn cho mình những dòng sản phẩm bổ sung vi sinh vật tối ưu. Bên cạnh đó, việc kiểm soát pH trong nước thải là điều kiện cần thiết cho sự phát triển của vi sinh vật, là môi trường sống quyết định sự tồn tại của vi sinh vật.

Mọi thông tin chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức,Tp.HCM

MST: 03 10 94 16 49

Điện thoại: (028) 2253 3535

Mobile: 0903 908 671 – 0903 095 978

Email:tincay@tincay.com;thamnguyen@tincay.com

Bể Aerotank Trong Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Sinh Học • Tin Cậy 2022

Bể Aerotank Trong Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Sinh Học

Xử lý nước thải là bắt buộc đối với tất cả các nhà máy sản xuất. Các nhà máy đều có khu xử lý nước thải riêng cho mình, mỗi nhà máy sẽ chọn cho mình những phương pháp khác nhau để vận hành. Tuy nhiên, phương pháp sinh học gần như mọi nhà máy đều áp dụng và nó được xem là trọng tâm của cả hệ thống. Chính vì lẽ đó mà bể Aerotank được xem là ‘Trái tim’ của mọi hệ thống xử lý nước thải. Vậy, bể đó hoạt động như thế nào? Hôm nay, Tin Cậy sẽ cùng mọi người tìm hiểu về vấn đề này:

Quy trình hoạt động của bể Aerotank

Aerotank là tên gọi của bể chứa nước, thông thường làm bằng bê tông cốt thép, quá trình xử lý trong Aerotank diễn ra khi nước thải được sục khí và hòa trộn với bùn hoạt tính.

Sơ đồ hệ thống xử lý sinh học

1-bể lắng đợt 1; 2-bể sục khí sơ bộ (bể điều hòa); 3-bể Aerotank

4-bể phục hồi; 5-bể lắng đợt 2

Nước thải xử lý bằng phương pháp sinh học trải qua các công đoạn sau: đầu tiên nước thải được cho vào bể lắng (1) nhằm loại bớt một phần cặn lơ lửng. Để tăng cường quá trình lắng, ta có thể thêm vào một phần bùn hoạt tính (bùn này được tuần hoàn từ bể Aerotank khi hệ thống đã bắt đầu hoạt động ổn định).

Sau đó, nước trong đi vào bể ổn định (2). Ở đây, nước thải được sục khí sơ bộ nước được lưu tại bể này 15-20p. Bể này cũng được bổ sung bùn hoạt tính từ bể lắng đợt 2 (5).Trong trường hợp cần thiết, người ta có thể châm thêm các chất dinh dưỡng.

Từ bể ổn định, nước thải chảy vào bể Aerotank, trong bể này bùn hoạt tính cũng được tuần hoàn về ngăn (4). Trong bể Aerotank nước thải được xử lý nhờ hoạt động của vi sinh vật. Các vi sinh vật sẽ phân hủy các chất hữu cơ hoặc hấp thụ các kim loại nặng chưa được xử lý hết. Quá trình này sẽ sinh bùn, bùn này sẽ được lắng tại bể 5 để tách ra khỏi nước 1 phần được tuần hoàn 1 phần được mang đi cô đặc sau đó xử lý các công đoạn tiếp theo.

Các quá trình sinh học xảy ra trong Aerotank

Hấp thụ các chất hữu cơ lên trên bề mặt bùn hoạt tính và khoáng hóa các chất dễ bị oxy hóa. Quá trình này vi sinh vật sử dụng rất nhiều oxy trong nước.

Oxy hóa bổ sung các chất hữu cơ khó phân hủy tái sinh bùn hoạt tính. Ở giai đoạn này oxy được tiêu thụ chậm

Aerotank được chia làm 2 phần: phần tái sinh (25% thể tích chung – bùn tuần hoàn) và phần thông khí là nơi diễn ra quá trình xử lý chính. Sự hiện diện của phần tái sinh cho phép xử lý nước thải đậm đặc hơn và tăng năng xuất của hệ thống.

Trước khi vào bể Aerotank nước thải không được chứa hơn 150mg/l SS và 25mg/l dầu mỡ. Nhiệt độ nước thải dao động trong khoảng 6-30oC pH 6,5-9.

Sau khi tiếp xúc và tiến hành xử lý, nước thải có chứa bùn được đưa vào bể lắng đợt 2 (5) nhằm tách riêng bùn và nước. Phần lớn bùn hoạt tính tuần hoàn được quay trở lại Aerotank và lượng bùn dư đưa về bể thông khí sơ bộ (2).

Phân loại các loại bể Aerotank

Aerotank có thể là các hồ nước lộ thiên, được trang bị cơ cấu sục khí cưỡng bức. Chiều sâu của bể Aerotank là 2-5m. Aerotank được phân loại như sau:

Theo chế độ thủy động: Aerotank khuấy, Aerotank đẩy và Aerotank kiểu trung gian.

Theo phương thức tái sinh bùn hoạt tính: Aerotank với phần tái sinh riêng biệt và Aerotank không có phần tái sinh riêng.

Theo tải trọng bùn hoạt tính: cao tải (xử lí không hoàn toàn), trung bình và thấp tải; theo số bậc: 1,2 hay nhiều bậc; theo chế độ nạp nước thải: chảy, bán chảy, với mức hoạt động thay đổi và tiếp xúc, theo dấu hiệu cấu trúc.

Tại sao phải sục khí trong bể Aerotank

Lượng oxy hòa tan trong nước thấp (phụ thuộc nhiệt độ và áp suất); vì vậy, để bão hòa oxy trong nước cần sử dụng một lượng lớn không khí. Độ hòa tan của oxy trong nước ở áp suất khí quyển có giá trị được cho trong bảng sau:

Nhiệt độ, oC

5

10

12

14

16

18

20

22

24

26

28

Độ hòa tan, mg/l

12,8

11,3

10,8

10,3

9,8

9,4

9

8,7

8,3

8

7,7

Sự sục khí bảo đảm bề mặt tiếp xúc lớn giữa không khí, nước thải và bùn. Đó là điều kiện để xử lý đạt hiệu quả cao. Trong thực tế, người ta sử dụng các biện pháp thông khí khí động, cơ học và khí-cơ. Việc lựa chọn biện pháp thông khí phụ thuộc kiểu Aerotank và cường độ thông khí cần thiết.

Trong thông khí khí động, không khí nén nhờ quạt thổi qua các tấm hoặc ống sứ xốp. Trong thông khí cơ học, có sự khuấy trộn nước bằng các cơ cấu khác nhau để bảo đảm phân nhỏ dòng không khí.

Thông khí khí – cơ được áp dụng trong trường hợp yêu cầu khuấy trộn mãnh liệt và công suất oxy hóa cao. Trong trường hợp này, không khí nén đi qua vành sục khí có lỗ lớn và bị phá vỡ thành các bọt nhỏ. Điều này cho phép tăng hiệu quả sử dụng oxy và giảm chi phí năng lượng cho việc hình thành bọt khí so với thông khí khí động.

Các yếu tố cần quan tâm

Oxi hòa tan – DO:

Đây là thông số vô cùng quan trọng đối với hệ thống xử lý hiếu khí vì nếu thiếu oxy thì vi sinh vật hô hấp hiếu khí dễ bị chết đồng thời kích thích quá trình phân hủy kỵ khí sinh ra mùi hôi trong bể Aerotank.

pH của môi trường:

Mỗi vi sinh vật đều có một khoảng pH hoạt động tối ưu của nó. Khi pH thay đổi không phù hợp thì cũng làm cho hoạt lực của vi sinh vật thay đổi và làm giảm hiệu quả xử lý. Trong trường hợp pH quá cao hoặc quá thấp có thể làm chết vi sinh vật.

Dải pH tối ưu cho xử lý hiếu khí nước thải là từ 6.5 – 8.

Để đảm bảo được pH trong khoảng trên trong thực tế trước khi cho nước thải vào bể xử lý vi sinh người ta thường đều hòa lưu lượng, đều hòa pH, đều hòa các chất dinh dưỡng ở bể đều hòa.

Nhiệt độ:

Mỗi sinh vật cũng có một khoảng nhiệt độ tối ưu, nếu tăng nhiệt độ quá ngưỡng sẽ ức chế hoạt động của vi sinh vật hoặc bị tiêu diệt hay tạo bào tử.

Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến DO:

Khi nhiệt độ tăng DO giảm và vận tốc phản ứng tăng lên.

Khi nhiệt độ giảm DO tăng nhưng ngược lại vân tốc phản ứng giảm.

Do đó ta phải lựa chọn nhiệt độ sao cho phù hợp với vận tốc phản ứng và DO.

Trong bể Aeroten nhiệt độ tối ưu là 20 – 27 oC, nhưng cũng có thể chấp nhận khoảng nhiệt độ 17,5 – 35oC.                                                                      

Chất dinh dưỡng:

Chất dinh dưỡng trong thải chủ yếu là nguồn cacbon C, cùng với N và P là những nguyên tố đa lượng. Ngoài ra còn có các nguyên tố vi lượng như: Mg, Fe, Mn, Co…

Tỷ lệ các chất dinh dưỡng phù hợp là C:N:P = 100:5:1

Tỷ lệ C/N = 20:1 là tối ưu đối với vi sinh vật hiếu khí.

Nước thải thiếu N, P thì vi khuẩn dạng sợi phát triển tạo hiện tượng phồng bùn, không tạo bông sinh học. Có thể điều chỉnh bằng cách bổ sung urê, muối amôn,…

Trong trường hợp thừa N, P thì vi sinh vật sử dụng không hết phải khử các thành phần này bằng các biện pháp đặc biệt.

F/M – Food/Microorganism (BOD/MLSS):

Tỷ số này cho biết nồng độ dinh dưỡng cung cấp cho vi sinh có trong bể Aerotank

Tỷ số F/M tối ưu thường nằm trong khoảng 0.5 – 0.75

Các chất kiềm hãm:

Nồng độ muối vô cơ trong nước thải không được vượt quá 10g/l, nếu là muối vô cơ thông thường thì có thể pha loãng nước thải. Còn nếu là các chất độc như kim loại nặng thì phải có các biện pháp khử thích hợp trước khi đưa vào xử lý bằng bể Aerotank. Thông thường trong hệ thống xử lý nước thải trước khi xử lý bằng sinh học, người ta sẽ xử lý keo tụ tạo bông nhằm loại bỏ các muối vô cơ và các kim loại nặng ra khỏi nước. Nước sau khi trải qua quá trình này mới đem đi xử lý bằng phương pháp sinh học.

Hàm lượng sinh khối:

 Hàm lượng sinh khối ổn định trong bể Aeroten thường từ 500 – 800mg/l và có thể 1000 – 1500 mg/l, tùy thuộc vào tính chất của nước thải và họat lực của vi sinh vật. Sinh khối trong bể Aerotank có thể điều chỉnh bằng cách tăng hoạt giảm lượng bùn tuần hoàn về bể Aerotank.

Vi sinh Microbelift: chuyên xử lý bùn đáy (Microbelift SA), xử lý mùi (Microbelift OC), xử lý Nito (Microbelift N1),…

Vi sinh vật hiếu khí:

→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Men vi sinh Jumbo HK

Mọi thắc mắc về “Bể aerotank trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0933 015 035 –  0902 701 278 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Bạn đang xem bài viết Cách Xử Lý Nước Thải Ngành Xi Mạ • Tin Cậy 2022 trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!