Xem Nhiều 6/2023 #️ Cách Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Hiệu Quả Nhất # Top 11 Trend | Sansangdethanhcong.com

Xem Nhiều 6/2023 # Cách Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Hiệu Quả Nhất # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Hiệu Quả Nhất mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nước thải sinh hoạt là loại nước phát sinh trong quá trình hoạt động sinh hoạt của cộng đồng người dân, đô thị, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại hay các cơ quan công ty. Trong thành phần của nó có lẫn nhiều hợp chất gây ô nhiễm, do vậy mà con người cần phải đưa ra các phương án để xử lý các vấn đề này.

Nước thải sinh hoạt hiện đang được coi là một vấn đề quan trọng nhức nhối của toàn quốc gia. Với nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt của các xí nghiệp, cộng đồng đang góp phần khiến  nguồn nước ngày càng bẩn, ô nhiễm nghiêm trọng hơn. Đó là lý do mà việc xử lý nước thải sinh hoạt đang được nhận sự ưu tiên và quan tâm hàng đầu của xã hội.

Nước thải sinh hoạt là gì?

Nước thải sinh hoạt là loại nước thải có nguồn gốc từ sinh hoạt, hoạt động của con người trong chung cư, dân cư, khu vui chơi, trung tâm đô thị, mua sắm, khu ăn uống hoặc nước thải từ hoạt động tắm giặt, rửa chén,…Do đó, nước thải sinh hoạt chia thành  2 loại nguồn nước thải: Là nước thải nhiễm bẩn do sự bài tiết con người từ những phòng vệ sinh và nước thải nhiễm bẩn do hoạt động sinh hoạt.

Nước thải sinh hoạt hằng ngày

Nước thải sinh hoạt hằng ngày

Quy chuẩn trong nước thải sinh hoạt mới nhất

Lệ thuộc về việc đăng ký giám sát chất lượng  nước sinh hoạt của từng đơn vị được quy định trong giấy phép xả, thải và ĐTM, chất lượng của nước phải đạt một trong hai các quy chuẩn xử lý nước thải sau đây:

– QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật xử lý nước thải sinh hoạt

– QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật xử lý nước thải công nghiệp

Thông thường thì mọi đơn vị nằm trong khu công nghiệp sẽ đăng ký chất lượng nước thải sinh hoạt theo QCVN 40:2011/BTNMT, tùy thuộc vào điều kiện ngành nghề sản xuất của từng các nhà máy cụ thể.

Đối với các tòa nhà,  khu đô thị, nhà hàng, hoặc resort, khách sạn thì chất lượng nước thải sau khi xử lý phải tuân theo Quy chuẩn xử lý nước thải sinh hoạt: QCVN 14:2008/BTNMT

Ô nhiễm nước thải sinh hoạt và những tác động tới đời sống, môi trường

Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước

– công nghiệp hóa và đô thị hóa có tốc độ phát triển khá nhanh kèm theo sự gia tăng dân số gây thêm áp lực ngày càng nặng nề với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở các đô thị, khu công nghiệp, xí nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải chưa được xử lý và chất thải rắn.

Nơi các thành phố lớn, đông dân chất thải sinh hoạt  là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước cũng rất quan trọng.

Ô nhiễm nước ở khu vực đô thị, nước thải và rác thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý chung mà trực tiếp xả ra những nguồn tiếp nhận sông, kênh, mương…

Ngoài ra còn rất nhiều cơ sở sản xuất không có hệ thống xử lý nước thải, một lượng rác thải dạng rắn lớn trong những thành phố không thu gom hết được… chính là những nguyên nhân quan trọng gây ra ô nhiễm môi trường nước.

Hậu quả mang lại

Khi bạn sử dụng nguồn nước bẩn, ô nhiễm sẽ gây nên những tác hại nghiêm trọng về sức khoẻ của con người cùng với vô số các căn bệnh không tên đang rình rập đằng sau. Tưởng chừng như đơn giản nhưng không nhận ra nó sẽ khiến bạn phải hối không kịp.

Hậu quả chung khi ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến con người là những người mắc bệnh cấp và mãn tính như tiêu chảy, ung thư, viêm da… càng ngày càng gia tăng. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước cũng gây rất nhiều tổn thất lớn cho tất cả các ngành sản xuất kinh doanh nông nghiệp đặc biệt là ngành nuôi trồng thuỷ hải sản.

Các cách xử lý nước thải sinh hoạt an toàn, hiệu quả

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng thực vật

Phương pháp xử lý nước thải bằng sinh học được ứng dụng vào xử lý các hợp chất hữu cơ hòa tan bên trong nước thải và một số chất vô cơ như ammonia, H2S,  sunfit, nitơ. Dựa vào cơ sở hoạt động vi sinh vật dùng phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm. Các vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ cùng một số khoáng chất chuyển hóa thành thức ăn để sinh trưởng phát triển. Phương pháp sinh học được chia thành 2 loại: – Đầu tiên là phương pháp kị khí: Dùng các nhóm vi sinh vật kỵ khí, hoạt động trong  những điều kiện không có oxy

– Tiếp theo là phương pháp hiếu khí: Dùng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong các điều kiện cung cấp oxy liên tục.

Mô hình phương pháp thực vật  

Mô hình phương pháp thực vật

Sử dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt SBR

Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp SBR bao gồm 2 cụm bể: Cụm bể Selector và cụm bể C – tech.

Bể SBR (Sequencing Batch Reactor) là bể xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học có quy trình phản ứng từng mẻ và liên tục. Nó là một dạng  của bể Aerotank. Nguồn nước được dẫn đi vào bể Selector trước sau đó rồi mới qua bể C – tech. Bể Selector được sục khí liên tục để tạo điều kiện cho các quá trình xử lý hiếu khí diễn ra. Sau đó nước được chuyển sang đến bể C-tech. Bể SBR hoạt động theo chu kỳ tuần hoàn có 5 pha bao gồm: Làm đầy, sục khí, lắng và rút nước cuối cùng là nghỉ. Mỗi bước sẽ luân phiên  được chọn lựa rất kỹ lưỡng dựa trên hiểu biết chuyên môn của các phản ứng sinh học. Hệ thống SBR luôn  yêu cầu vận hành theo chu kỳ để dễ điều khiển quá trình xử lý. 

Xử lý hệ thống nước thải sinh hoạt bằng công nghệ MET

MET là viết tắt của từ Mechanical Energy Technologies – Công nghệ năng lượng Cơ học. Đây chính là nền tảng kỹ thuật tiên tiến được áp dụng trong công nghệ xử lý nước thải bằng MET.

Về nguyên tắc hoạt động của công nghệ xử lý nước thải MET, nguồn nước đầu vào sẽ cần đủ vận tốc để có thể chảy qua van hơi tự do, qua nhiều ống tạo tia được định sẵn, tách phần tia riêng gây ra oxy dao động hỗn hợp bị tuần hoàn ngược nhờ áp suất trong máy để đẩy các thành phần nặng hơn nước ra bên ngoài, phần nước còn lại gặp nguyên liệu cát bị oxy hóa nhanh tạo nên một màng lọc tự nhiên. Ở một hướng khác, phần khí bên dưới màng lọc tự nhiên ở phía dưới phần cát hỗn hợp thấp hơn phần áp suất không khí bên trong hệ thống tạo ra hiện tượng hút ngược khí cùng phân tử hạt nước trong bể vào hệ thống. Vì vậy, hệ thống không cần sử dụng đến lõi lọc, qua đó giúp giảm chi phí về vận hành và bảo dưỡng.

Mô hình phương pháp xử lý của MET

Xử lý nước thải bằng phương pháp Johkasou

Hệ thống công nghệ xử lý nước thải tại chỗ Johkasou là công nghệ tân tiến và hiện đại của Nhật Bản. Phù hợp áp dụng cho tất cả các hộ gia đình, khách sạn, tòa chung cư, nhà hàng … nhờ khả năng xử lý đồng thời tất cả các nguồn nước thải sinh hoạt, nhà bếp, nước thải phát sinh từ phòng ăn, khu vệ sinh.

Nhưng trên thực tế, phương pháp Johkasou làm sạch nước thải là nhờ các vi sinh vật hiếu khí và kỵ khí để tách bỏ BOD, vô cơ, chất hữu cơ, hệ vi khuẩn độc hại bên trong nguồn nước thải  

Hệ thống xử lý Johkasou  

Lọc nước thải sinh hoạt bằng phương pháp trung hòa

Trong các nguồn nước thải sinh hoạt có chứa kiềm hoặc là acid vô cơ vì vậy nên sử dụng phương pháp trung hòa là sự lựa chọn lý tưởng tuyệt vời. Thông quá các vật liệu mang tác dụng trung hòa, nồng độ pH được đưa về mức 6.5 – 8.5 trước khi đưa vào nhận hoặc các công nghệ xử lý nước thải khác để làm tăng hiệu quả làm sạch.

Ngoài việc dùng các vật dụng mang tác dụng trung hòa, phương pháp này còn có tác dụng thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như bổ sung thêm hóa học, trộn nước thải acid và nước thải kiềm với nhau, hấp thụ amoniac bằng nước acid.

Phương pháp trung hòa trong quy trình xử lý nước thải

Đầu tư thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt

Một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước thải sinh hoạt là do thiếu nhà máy xử lý. Vì thế, đầu tư thiết kế thêm trạm xử lý nước thải sinh hoạt chính là giải pháp tuyệt vời, đem lại hiệu quả lâu dài.

Tính đến thời điểm hiện tại, cả nước mới chỉ có hơn 43 nhà máy xử lý nước thải vận hành ngày đêm nhưng dây chuyền xử lý nước thải sinh hoạt đã được qua xử lý an toàn chỉ đạt khoảng 13 – 15%.

Tags: Cách xử lý nước thải sinh hoạt tại nhà, Các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp, Cách xử lý nước thải đơn giản, Xử lý nước thải sinh hoạt gia đình, Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt, Các phương pháp xử lý nước thải đô thị, Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt, Phương án xử lý nước thải sinh hoạt

3 Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Hiệu Quả Nhất

Nước thải sinh hoạt hiện đang được coi là một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Cùng với nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt đang góp phần khiến cho nguồn nước ngày càng ô nhiễm nặng nề hơn. Đó là lý do mà vấn đề xử lý nước thải sinh hoạt đang nhận được sự ưu tiên và quan tâm của xã hội.

1. Xử lý nước thải sinh hoạt gia đình

Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải từ khu dân cư, cao ốc văn phòng, khu nghỉ dưỡng, trường học, chợ, …Lượng nước thải này chủ yếu là nước thải sinh hoạt gia đình xuất phát từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người như nấu nướng, vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa. Sự thật là hơn 96% nước giếng vùng ven Sài Gòn nhiễm bẩn, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước cũng như sức khỏe con người.

Nước thải được chia làm 3 loại chính, với mỗi loại sẽ cần có một phương pháp x ử lý nước thải sinh hoạt riêng để đảm bảo tiêu chuẩn xả thải ra môi trường phù hợp với tiêu chuẩn và quy định của nhà nước.

Nước thải từ khu vệ sinh: là nước thải từ nhà vệ sinh, chứa các chất hữu cơ như phân, nước tiểu, các vi sinh vật gây bệnh, cặn lơ lửng

Nước thải khu nhà bếp: có đặc trưng chứa hàm lượng dầu mỡ cao, lượng cặn, rác lớn.

Nước thải giặt là: có hàm lượng chất hữu cơ không đáng kể, chủ yếu là các hóa chất dùng để tẩy rửa.

Với những đặc trưng khác nhau như vậy, cần có cách xử lý nước thải riêng phù hợp với từng loại nước thải gia đình. Ngoài ra, những yếu tố khác tác động đến việc lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp có thể kể đến là: lưu lượng và chế độ xả thải, mức độ cần thiết xử lý nước thải, đặc điểm nguồn tiếp nhận, điều kiện môi trường tại nơi dự kiến xây dựng nhà máy xử lý, điều kiện vận hành và quản lý hệ thống xử lý nước thải.

2. Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt

Mục đích của việc xử lý nước thải sinh hoạt là loại bỏ các tạp chất nhiễm bẩn, làm sạch nước để có thể đưa nước vào nguồn tiếp nhận hoặc tái sử dụng. Dựa trên mục đích đó, có 3 phương pháp xử lý nước thải phổ biến, đó là: phương pháp hóa học, phương pháp sinh học, phương pháp hóa lý.

a. Phương pháp hóa học

Đây là phương pháp phổ biến, thường được sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt . Phương pháp này dựa trên các phản ứng hóa học xảy ra giữa chất bẩn, chất ô nhiễm có trong nước thải với hóa chất thêm vào, gồm có các phản ứng: trung hòa, oxy hóa khử, tạo kết tủa hoặc phản ứng phân hủy các hợp chất có hại. Điểm ưu việt của cách làm này là hiệu quả cao. Tuy nhiên, Phương pháp này cũng khá tốn kém.

b. Phương pháp sinh học

Phương pháp xử lý nước thải này loại bỏ các cặn bẩn, chất độc hại nhờ khả năng sống và hoạt động của các vi sinh vật có ích, làm phân hủy các chất hữu cơ và các thành phần ô nhiễm có trong nước thải. Cách làm này chủ yếu gồm 5 nhóm chính: hiếu khí, trung gian anoxic, kị khí, kết hợp hiếu khí – trung gian anoxic – kị khí các quá trình hồ.

c. Phương pháp hóa lý

Đây là phương pháp thường được sử dụng để xử lý nước thải sinh hoạt bằng cách: keo tụ, tuyển nổi, đông tụ, hấp phụ, trao đổi ion, thấm lọc ngược và siêu lọc… Phương pháp này có thể được sử dụng độc lập để xử lý nước thải, cũng có thể kết hợp cùng các phương pháp khác như biện pháp cơ học, hóa học, sinh học.

Tuy nhiên, để hạn chế tối đa việc phải và tránh gây ô nhiễm, mất vệ sinh môi trường xung quanh, chúng ta có một phương pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí hơn cả, đó là sử dụng máy lọc nước. Lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam xử lý nước thải sinh hoạt thiết bị lọc nước sinh hoạt gia đình tích hợp RO – Nano Geyser được phân phối bởi cty TNHH Đại Hồng Phát là loại máy tích hợp 2 công nghệ lọc tiên tiến nhất hiện nay: máy lọc nước công nghệ Nano không dùng điện, không nước thải, lọc sạch chất gây hại, giữ lại khoáng chất cho nước và máy lọc nước công nghệ lọc RO lọc sạch mọi cặn bẩn trong nước giúp cho nguồn nước ăn uống của gia đình an toàn và đảm bảo hơn cho sức khỏe.

Như vậy, để lựa chọn được phương pháp phù hợp và hiệu quả nhất, người dùng cần cân nhắc nhiều yếu tố: bản chất loại nước thải, lưu lượng xả thải, mức độ cần thiết xử lý nước thải, đặc điểm nguồn tiếp nhận,… Hãy đến với đại lý máy lọc nước Geyser chính hãng Đại Hồng Phát để được xử lý nước thải sinh hoạttư vấn mua máy lọc nước gia đình phù hợp nhất.

Cách Xử Lý Amoni Trong Nước Thải Sinh Hoạt

Cách xử lý Amoni trong nước thải sinh hoạt trong bài viết chia sẻ hôm nay sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy trình xử lý Amoni trong nước thải.

Nước thải sinh hoạt ngày càng gia tăng về lưu lượng và là một yếu tố không thể tách rời trong việc xử lý ô nhiễm môi trường, nhiều công nghệ đã ra đời và liên tục cải tiến để có thể cải thiện mức độ ô nhiễm của chúng, đặc biệt là hàm lượng Amoni (tính theo N) của nước thải.

Tìm hiểu cách xử lý Amoni trong nước thải sinh hoạt

Amoni là gì?

Trong QCVN 14:2008/BTNMT về xử lý nước thải sinh hoạt thì Amoni là một trong số các chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải song song với BOD5, COD, Sunfua, Nitrat và các thành tố khác.

Công thức phân tử của Amoni là NH3, đây là chất khí không màu và có mùi khai, xuất hiện nhiều trong quá trình sinh hoạt, bài tiết của con người cũng như xác sinh vật trong quá trình phân hủy. Amoni là chất độc nên cần được xử lí triệt để.

Tính chất của Amoni trong nước thải sinh hoạt

Amoni là một trạng thái hóa trị của nguyên tố nitơ, thông thường trong xử lý nước thải sinh hoạt thì cả Amoni/Amoniac (NH4+/NH3) và Nitrat (NO3-N) đều cần được xử lý và đưa về mức thấp nhất có thể.

Xét theo tính chất hóa học thì NH4+ là muối ion amoni, ít độc và xuất hiện chủ yếu trong môi trường có độ pH thấp còn NH3 là Amoniac, một chất khí không màu, có mùi khai và tan rất nhiều trong nước, đây là chất độc và không chỉ gây hại cho người mà còn gây hại cho cả thủy sinh vật trong nước như cá, tôm, cua, hệ sinh thái dưới nước.

Về cách xử lý Amoni trong nước thải sinh hoạt thì đo chủ yếu chỉ số TAN (Total Amonia Nitrogen), vốn là tổng của hai chất NH3 và NH4+ do hai chất này luôn tồn tại song song, tuy nhiên cần tập trung xử lý Amoniac vì đây chính là chất độc, gây ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng nước thải sau xử lý.

Tuy nhiên, việc xử lý Amoni trong nước thải sinh hoạt hiện nay không mấy hiệu quả do công nghệ vẫn chưa phát triển kịp để xử lý hoặc lưu lượng nước thải quá lớn nên việc xử lý không hiệu quả, Nitơ trong nước thải sau xử lý cao chảy ra môi trường gây ảnh hưởng nhiều đến hệ sinh thái, làm cạn kiệt oxy trong nước, gây ung thư cho những người sử dụng nước ngầm, gây hiện tượng phú dưỡng.

Phương pháp xử lý Amoni trong nước thải sinh hoạt

Để xử lý Amoni thì có nhiều phương pháp áp dụng nhưng đa số, việc xử lý này sẽ sử dụng vi sinh vật hoặc sục khí ở pH cao. Một số phương pháp khác như trao đổi ion hay tách loại Amoni bằng màng thẩm thấu ngược RO đều tỏ ra không hiệu quả vì giá thành quá cao so với nhu cầu sử dụng.

Theo đó, với phương pháp sục khí ở pH cao thì độ pH trong nước sẽ được điều chỉnh lên cao và tạo điều kiện cho Amoniac có thể bay hơi, sau đó tiến hành sục khí và điều chỉnh nhiệt độ để quá trình bay hơi diễn ra thuận lợi.

Còn phương pháp sử dụng vi sinh vật thì chủ yếu tận dụng hai vi khuẩn Nitơsomonas và vi khuẩn Nitrobacteria để oxy hóa Amoni thành Nitrit và chuyển thành Nitrat. Chúng sẽ tự lấy năng lượng từ các phản ứng phía trên để tự duy trì hoạt động sống và tổng hợp sinh khối.

Đối với phương pháp này thì mật độ vi sinh sẽ cần bổ sung liên tục hoặc định kỳ tùy theo lưu lượng nước thải, cũng như nồng độ oxy có trong nước.

Ở những trang trại chuyên nuôi thủy hải sản thì có thể chủ động nuôi trồng tảo để chúng giúp hấp thụ một phần amoniac, qua đó giảm ảnh hưởng đến tôm, cá và tảo cũng có thể dùng để làm thức ăn cho những sinh vật này. Tất nhiên tùy vào hoàn cảnh mà chúng ta có thể chọn phương pháp phù hợp.

Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Phương Pháp Hóa Lý

Xử lý nước thải sinh hoạt thường có 3 phương pháp xử lý đó là phương pháp cơ học, phương pháp hóa lý và phương pháp sinh học (Ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý nước thải sinh hoạt và bùn hoạt tính). Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp cơ học đã được tôi giải thích ở bài viết “Đặc tính và nguồn gốc nước thải sinh hoạt “. Bài viết hôm nay tôi sẽ giải thích cho bạn phương pháp hóa lý trong xử lý nước thải sinh hoạt.

Nói đến phương pháp hóa lý đầu tiên phải nói đến quá trình keo tụ tạo bông

Quá trình keo tụ tạo bông là các hạt cặn có kích thước nhỏ hơn 10-4 mm thường không thể tự lắng được mà luôn tồn tại ở trạng thái lơ lửng. Muốn loại bỏ các hạt cặn lơ lửng phải dùng đến biện pháp xử lý cơ học kết hợp với biện pháp hóa học tức là cho vào nước cần xử lý các chất phản ứng để tạo ra các hạt keo có khả năng kết dính lại với nhau và liên kết các hạt lơ lửng trong nước tạo thành các bông cặn lớn hơn có trọng lượng đáng kể. Do đó các bông cặn mới tạo thành dễ dàng lắng xuống ở bể lắng. Để thực hiện quá trình keo tụ, người ta cho vào trong nước các chất keo thích hợp như: Phèn nhôm Al 2(SO 4)3, phèn sắt loại FeSO 4 hay FeCl 3 . Các loại phèn này được đưa vào dung dịch nước dưới dạng hòa tan.

Bể tuyển nổi dùng để tách các tạp chất (Ở dạng lắng hoặc lỏng) phân tán không tan, tự lắng kém ra khỏi nước. Ngoài ra còn dùng để tách các hợp chất hòa tan như chất hoạt động bề mặt và gọi là bể tách bọt hay làm đặc bọt. Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sụt các bọt khí nhỏ vào pha lỏng. Các bọt khí này sẽ kết dính với các hạt cặn, khi khối lượng riêng của tập hợp bọt khí và cặn nhỏ hơn khối lượng riêng của nước, cặn sẽ theo bọt khí nổi lên bề mặt. Tùy theo phương thức cấp khí vào nước, quá trình tuyển nổi bao gồm các dạng sau:

Tuyển nổi bằng phân tán khí (Dispersed Air Flotation) Tuyển nổi chân không (Vacuum Flotation) Tuyển nổi bằng khí hòa tan (Dissolved air Flotation) Hấp phụ: Phương pháp hấp phụ được ứng dụng rộng rãi để làm sạch nước thải triệt để khỏi các chất hữu cơ hòa tan sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học (ứng dụng và bùn hoạt tính), cũng như khi nồng độ của chúng không cao và không bị phân hủy bởi vi sinh vật hay chúng rất độc.

Ưu điểm của phương pháp này là hiệu quả cao 80 ÷ 95% có khả năng xử lý nhiều chất trong nước thải đồng thời có khả năng thu hồi các chất này. Quá trình hấp phụ được thực hiện bằng cách cho tiếp xúc 2 pha không hòa tan là pha rắn (chất hấp phụ) với pha khí hoặc pha lỏng. Dung chất (chất bị hấp thụ) sẽ đi qua từ pha lỏng (pha khí) đến pha rắn cho đến khi nồng độ dung chất trong dung dịch được cân bằng. Các chất hấp phụ thường được sử dụng: than hoạt tính, tro, xỉ, mạt cưa, silicegen, keo nhôm.

Trao đổi ion: Phương pháp này có thể khử tương đối triệt để các tạp chất ở trạng thái ion trong nước như: Zn, Cu, Cr, Ni, Hg, Mn,… cũng như các hợp chất của Asen, Phospho, Cyanua, chất phóng xạ. Phương pháp này cho phép thu hồi các chất có giá trị và đạt được mức độ làm sạch cho nên được dùng nhiều trong việc tách muối trong xử lý nước thải.

Đializ – Màng bán thấm: Phương pháp này có thể tách các chất tan khỏi các hạt keo bằng cách dùng các màng bán thấm. Đó là các màng xốp đặc biệt không cho các hạt keo đi qua.

Trích ly: Phương pháp này có thể tách các chất bẩn hòa tan ra khỏi nước thải bằng dung môi nào đó nhưng với điều kiện dung môi đó không tan trong nước và độ hòa tan chất bẩn trong dung môi cao hơn trong nước.

Chưng bay hơi: Phương pháp này là chưng nước thải để các chất hòa tan trong đó cùng bay lên theo nước. Ví dụ: người ta chưng nước thải của nhà máy hóa cốc cho phenol bay đi theo hơi nước.

Các phương pháp hóa học:

Phương pháp trung hòa:

Nhằm trung hòa nước thải có pH quá cao hoặc quá thấp nhằm tạo điều kiện cho các quá trình xử lý hóa lý và xử lý sinh học.

Mặc dù quá trình rất đơn giản về mặt nguyên lý nhưng vẫn có thể gây ra một số vấn đề trong thực tế như: giải phóng các chất ô nhiễm dễ bay hơi, sinh nhiệt, làm sét, xỉ thiết bị máy móc.

Vôi (Ca(OH)2) thường được sử dụng rộng rãi như một bazơ để xử lý các nước thải có tính axit, axit sulfuric (H2SO4) là một chất tương đối rẽ tiền dùng trong xử lý nước thải có tính bazơ.

Phương pháp oxy hóa – khử:

Phương pháp này dùng để khử trùng nước thải.

Chuyển một nguyên tố hòa tan sang kết tủa hay một nguyên tố hòa tan sang thể khí.

Biến đổi một chất lỏng không phân hủy sinh học thành nhiều chất đơn giản có khả năng đồng hóa bằng vi khuẩn.

Loại bỏ các kim loại nặng như: Cu, Pb, Zn, Cr, Ni, As,… và một số độc chất như Cyanua. Các chất oxy hóa thông dụng: Ozon (O3), Chlorine (Cl2), Kali permanganate (KMnO4), Hydroperoxide (H2O2).

Quá trình này thường phụ thuộc rõ rệt váo pH và sự hiện diện của chất xúc tác. Kết tủa hóa học: Kết tủa hóa học thường dùng để loại trừ các kim loại nặng trong nước. Phương pháp kết tủa hóa học thường được sử dụng nhất là phương pháp tạo các kết tủa với soda cũng có thể được sử dụng để kết tủa các kim loại dưới dạng Hydroxide (Fe(OH)3), Carbonate (CdCO3).

Bạn đang xem bài viết Cách Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Hiệu Quả Nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!