Cập nhật thông tin chi tiết về Cần Biết Những Dấu Hiệu Trầm Cảm Ở Phụ Nữ mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hội chứng trầm cảm ảnh hưởng đến nữ giới nhiều gấp đôi nam giới và nguyên nhân gây ra trầm cảm ở nữ giới cũng khác nhiều so với nam giới. Phụ nữ có nhiều vai trò trong cuộc sống (làm mẹ, làm vợ, nhân viên, bạn bè, người chữa lành vết thương, người chăm sóc, vv), sự phức tạp của tất cả các vai trò này cùng với những thay đổi về kích thích tố (chu kì kinh nguyệt, mang thai, mãn kinh) có thể gây ra những thay đổi về cảm xúc trong cuộc đời họ và gây ra trầm cảm. Tuy nhiên, rất nhiều phụ nữ và thậm chí là cả những người xung quanh họ không hề biết rằng họ đang bị trầm cảm, bởi những dấu hiệu xảy ra dường như chỉ là sự mệt mỏi thường thấy. Đừng thờ ơ với sức khỏe của bản thân mình, bạn cần biết những dấu hiệu trầm cảm ở phụ nữ.NỘI DUNG CHÍNH TRONG BÀI VIẾT
Cảnh báo dấu hiệu trầm cảm ở phụ nữ
Cảm giác trống rỗng, tuyệt vọng, tuyệt vọng, buồn bã
Cảm giác tội lỗi
Cảm giác kiệt sức, mệt mỏi trầm trọng, không có năng lượng
Khó chịu, lo lắng
Mất hứng thú trong các hoạt động mình từng yêu thích trước đây
Không thể tập trung hoặc nhớ các chi tiết
Thay đổi cảm xúc, tâm trạng, dễ bực mực hoặc giận dữ, dễ khóc và khóc nhiều
Có ý nghĩ làm tổn thương bản thân
Có ý nghĩ tự sát hoặc cố gắng tự tử
Rối loạn giấc ngủ (ngủ quá nhiều hoặc quá ít)
Có các cơn hoảng loạn
Các triệu chứng thể chất: đau nhức, co thắt, đau đầu, các vấn đề tiêu hóa, đau ngực, đầy bụng liên tục và các triệu chứng này không tốt hơn khi được điều trị.
Rối loạn vận mạch, bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm (thường gặp ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh)
Nhìn chung, các dấu hiệu trầm cảm ở phụ nữ không khác nhiều so với trầm cảm thông thường. Tuy nhiên không phải tất cả những người bị trầm cảm đều có triệu chứng giống nhau, một số người có thể chỉ có vài dấu hiệu, trong khi những người khác có thể có nhiều dấu hiệu hơn. Các dấu hiệu này xảy ra thế nào, kéo dài bao lâu và mức độ nghiêm trọng của chúng sẽ là khác nhau với mỗi người.
Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng ở trên trong ít nhất 2 tuần, cần nói chuyện với bác sĩ hoặc y tá hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần.
Sự khác biệt giữa trầm cảm ở nam giới và nữ giới
Đàn ông và phụ nữ có các dấu hiệu trầm cảm khác nhau, những khác biệt này là do sự khác biệt về nội tiết tố (hormone) giữa nam và nữ. Có một số giai đoạn mà người phụ nữ trải qua những sự thay đổi lớn về nội tiết tố:
Sự khác biệt này cũng có thể do các tiêu chuẩn xã hội khác nhau giữa nam và nữ. Ví dụ như ở Việt Nam, để thể hiện cảm xúc của mình, đàn ông có thể: đổ lỗi cho những người xung quanh, lấy cớ, uống rượu, phá hoại, vv. Còn phụ nữ thường có xu hướng tự trách mình, có các thói quen không lành mạnh như ăn uống thất thường, vv.
Những xu hướng này dẫn tới những biểu hiện khác nhau về trầm cảm ở nam giới và nữ giới.
Những loại trầm cảm chỉ gặp ở nữ giới
Có một số loại trầm cảm chỉ gặp ở nữ giới và nó xảy ra ở các giai đoạn khác nhau trong cuộc sống của họ:
Nguyên nhân gây ra trầm cảm ở phụ nữ
Sinh học và Hormones
Về mặt sinh học, trầm cảm có tính chất di truyền. Nhiều bằng chứng khoa học chỉ ra rằng, có một số loại gen di truyền khiến một số người dễ bị trầm cảm hơn, trong khi một số khác lại có khả năng chịu đựng tốt hơn. Ngoài ra, nếu bạn ở trong gia đình có một người bị trầm cảm nặng thì nguy cơ trầm cảm của bạn cao hơn người bình thường là 1,5-3%.
Hormone cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị trầm cảm ở phụ nữ và đây được coi là nguyên nhân chính gây ra trầm cảm ở nữ giới. Các vấn đề như dậy thì, thai kì, sinh sản, mãn kinh làm thay đổi nội tiết tố nữ trong cơ thể, sự mất cân bằng nội tiết này đã kích thích thay đổi tâm trạng và làm tăng nguy cơ trầm cảm.
Tuy nhiên không phải sự biến động nội tiết tố là nguyên nhân gây ra trầm cảm ở mọi phụ nữ khi họ ở vào những thời điểm nội tiết tố thay đổi.
Nguyên nhân tâm lý
Phụ nữ dễ gặp các bệnh về tâm lý hơn nam giới. Bởi phụ nữ thường nhạy cảm nhiều hơn. Phụ nữ thường có xu hướng suy nghĩ tiêu cực, dễ khóc và xúc động trong các tình huống. Phụ nữ cũng dễ bị căng thẳng, stress hơn nam giới. Nhiều bằng chứng chỉ ra rằng, mức độ tăng progesterone trong cơ thể phụ nữ làm ngăn chặn sản sinh các hormone chống căng thẳng.
Nguyên nhân xã hội
Kỹ năng đối phó, lựa chọn mối quan hệ và lựa chọn lối sống ảnh hưởng đến nữ giới khác với nam giới. Là một phụ nữ, bạn có nhiều khả năng phát triển trầm cảm từ các vấn đề trong hôn nhân hoặc các mối quan hệ, vấn đề cân bằng giữa cuộc sống và công việc, khó khăn tài chính hay các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống, bao gồm cả việc mất người thân.
Ngoài các nguyên nhân sinh học, tâm lý và xã hội, Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) cũng cảnh báo một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ:
Cái chết của cha mẹ trước 10 tuổi
Mất việc làm, các vấn đề về mối quan hệ, ly dị
Bị lạm dụng trong thời thơ ấu
Có lịch sử rối loạn tâm trạng
Sử dụng một số loại thuốc
Có một số vấn đề y tế (cường giáp, suy giáp, bệnh tim, lupus, vv)
Thái độ của phụ nữ đối với trầm cảm
Một cuộc khảo sát Mental Health America về thái độ của phụ nữ với bệnh trầm cảm cho kết quả:
Hơn một nửa số phụ nữ tin rằng trầm cảm trong thời kì mãn kinh là bình thường và việc điều trị là không cần thiết
Hơn một nửa số phụ nữ cho rằng trầm cảm là một phần “bình thường của sự lão hóa”
Hơn một nửa số phụ nữ tin rằng người mẹ cảm thấy chản nản trong ít nhất hai tuần sau khi sinh là chuyện bình thường
Hơn một nửa số phụ nữ cảm thấy xấu hổi hoặc bối rối trong việc điều trị trầmc cảm, đây chính là một trong những rào cản đối với việc điều trị trầm cảm ở nữ giới.
Nói chung, hơn một nửa số phụ nữ tham gia cuộc khảo sát nghĩ rằng họ “biết” về bệnh trầm cảm nhiều hơn nam giới. Điều này dẫn đến các hệ quả như: Chuẩn đoán trầm cảm ở phụ nữ thường bị sai khoảng 30-50% thời gian và hơn một nửa số phụ nữ bị trầm cảm lâm sàng sẽ không bao giờ tìm kiếm điều trị.
Trầm cảm là một rối loạn tâm trạng phổ biến nhưng nghiêm trọng. Các triệu chứng của trầm cảm có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc, ngủ, học tập, ăn uống và tận hưởng cuộc sống của người bệnh. Trầm cảm không phải là một cái gì đó mà bạn chỉ cần “cố gắng hơn là sẽ hạnh phúc hơn”, trầm cảm thực sự là một tình trạng y tế.
Nỗi buồn chỉ là một phần nhỏ của trầm cảm. Thực tế, có một số người bị trầm cảm không cảm thấy buồn nhưng lại gặp nhiều triệu chứng thể chất.
Vậy nên, những người bị trầm cảm đều cần phải điều trị để cảm thấy tốt hơn.
Nếu bạn là một người bạn hoặc là thành viên trong gia đình của một phụ nữ bị trầm cảm, bạn nên có sự hiểu biết về căn bệnh này, hỗ trợ tinh thần và kiên nhẫn với họ. Khuyến khích cô ấy tới gặp bác sĩ và hỗ trợ cô ấy trong việc điều trị.
Nếu bạn là một phụ nữ và nghĩ rằng có thể mình bị trầm cảm, hãy lên một cuộc hẹn với bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra và nói chuyện với bạn về các lựa chọn điều trị trầm cảm. Quan trọng là khi nói về các dấu hiệu, hãy trung thực, rõ ràng và súc tích. Bạn có thể dành thời gian để ghi chú lại những triệu chứng của mình trước khi đi khám.
Những lựa chọn điều trị
Thật không may, trầm cảm ở phụ nữ có tỉ lệ chẩn đoán sai lên tới 50% và hơn một nửa số phụ nữ bị trầm cả nặng sẽ không bao giờ điều trị. May mắn thay, trầm cảm có thể điều trị khỏi và hơn 80% phụ nữ bị trầm cảm được điều trị thành công thông qua thuốc chống trầm cảm, trị liệu hoặc kết hợp cả hai.
Về thuốc điều trị trầm cảm. Thuốc chống trầm cảm có tác dụng làm giảm bớt các triệu chứng trầm cảm. Khi bắt đầu dùng thuốc, bạn cần theo dõi các triệu chứng của mình và lưu ý các tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm có thể làm trầm trọng thêm trầm cảm ở một tỷ lệ nhỏ các bệnh nhân. Cụ thể, thuốc có thể làm tăng suy nghĩ tự tử, cố gắng tự tử. Các tác dụng phụ phổ biến khác bao gồm: buồn nôn, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, kích động, suy giảm ham muốn tình dục. Bạn cũng cần nói với bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc có thể có thai trong khi điều trị vì một số loại thuốc điều trị trầm cảm có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Các liệu pháp. Liệu pháp nhận thức (CBT) là một trong những liệu pháp điều trị phổ biến cho bệnh trầm cảm. Phương pháp điều trị này tập trung vào việc dạy bệnh nhân những suy nghĩ mới và đối phó với cơ chế của trầmc ảm. Ngoài ra, nó còn có ích trong việc giúp phụ nữ hiểu hơn về sự khó khăn trong các mối quan hệ và cải thiện chúng, thay đổi những thói quen mà có thể góp phần làm trầm trọng thêm bệnh trầm cảm. Ngoài ra, liệu pháp nhóm hoặc liệu pháp gia đình cũng là những phương pháp hữu ích để điều trị trầm cảm nếu căng thằng gia đình là một yếu tố góp phần vào tình trạng trầm cảm của bệnh nhân.
Đừng cố gắng chịu đựng những cảm xúc tồi tệ một mình, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người mà bạn tin tượng
Cố gắng duy trì hoạt động xã hội
Luyện tập thể dục đều đặn
Ngủ đủ giấc
Thiền định, yoga hoặc thực hành các kỹ thuật thư giãn khác.
Bạn đang xem bài viết Cần Biết Những Dấu Hiệu Trầm Cảm Ở Phụ Nữ trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!