Cập nhật thông tin chi tiết về Căn Cứ Và Phương Pháp Tính Thuế Đối Với Hàng Hoá Áp Dụng Thuế Suất Theo Tỷ Lệ Phần Trăm? mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ketoanfun trả lời: Căn cứ quy định tại thông tư 38/2015/TT-BTC quy định như sau:
Căn cứ và phương pháp tính thuế đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm 1. Căn cứ tính thuế: a) Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan; b) Trị giá hải quan thực hiện theo quy định tại Luật Hải quan, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP; Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; c) Thuế suất c.1) Thuế suất thuế xuất khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu được quy định cụ thể cho một số mặt hàng tại Biểu thuế xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành; c.2) Thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng, bao gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất thông thường và thuế suất ưu đãi đặc biệt: c.2.1) Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Danh sách nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc với Việt Nam do Bộ Công Thương công bố. Thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Người nộp thuế tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ hàng hóa để làm cơ sở xác định mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi; c.2.2) Thuế suất thông thường thực hiện theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quy định của Chính phủ về thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; c.2.3) Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt được quy định cụ thể cho từng mặt hàng và đáp ứng các điều kiện áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định thương mại tự do. Trường hợp hàng hóa từ khu phi thuế quan (kể cả hàng gia công) nhập khẩu vào thị trường trong nước được áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành phải thỏa mãn các điều kiện: c.2.3.1) Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt tương ứng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành; c.2.3.2) Được xác nhận bằng chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định của Bộ Công Thương. c.2.4) Trường hợp mức thuế suất MFN của một mặt hàng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi thấp hơn so với mức thuế suất ưu đãi đặc biệt quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định thương mại tự do thì mức thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng cho mặt hàng này sẽ là mức thuế suất MFN. d) Ngoài việc chịu thuế theo hướng dẫn tại điểm c.2.1, c.2.2 hoặc c.2.3 khoản này, nếu hàng hóa nhập khẩu quá mức vào Việt Nam, có sự trợ cấp, được bán phá giá hoặc có sự phân biệt đối xử đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thì bị áp dụng thuế chống trợ cấp, thuế chống bán phá giá, thuế chống phân biệt đối xử, thuế tự vệ. 2. Phương pháp tính thuế: a) Việc xác định số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm được căn cứ vào số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, trị giá tính thuế, thuế suất từng mặt hàng và được thực hiện theo công thức sau:
Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp
Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan
Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa
Thuế suất của từng mặt hàng
Trường hợp hàng hoá là dầu thô, dầu khí thiên nhiên, việc xác định thuế xuất khẩu phải nộp được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính về thuế đối với tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí theo quy định của Luật Dầu khí; b) Trường hợp số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực tế có chênh lệch so với hoá đơn thương mại do tính chất của hàng hoá, phù hợp với điều kiện giao hàng và điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hoá thì số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp được xác định trên cơ sở trị giá thực thanh toán cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và thuế suất từng mặt hàng. Ví dụ: Doanh nghiệp nhập khẩu sợi thuốc lá theo hợp đồng, số lượng 1000 tấn, đơn giá 100USD/tấn, thuỷ phần ± 2%. Hoá đơn thương mại ghi = 1000 tấn x 100 USD, trị giá thanh toán là 100.000 USD. Khi nhập khẩu cơ quan hải quan kiểm tra qua cân lượng là 1020 tấn hoặc 980 tấn thì trị giá thanh toán để tính thuế là 100.000 USD.
Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp
Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan
Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa
Thuế suất của từng mặt hàng
Căn Cứ Và Phương Pháp Tính Thuế Đối Với Hàng Hóa Áp Dụng Thuế Tuyệt Đối, Thuế Hỗn Hợp ?
Ketoanfun trả lời: Căn cứ quy định tại thông tư 38/2015/TT-BTC quy định như sau:
Căn cứ và phương pháp tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp
1. Căn cứ tính thuế:
a) Căn cứ tính thuế đối với hàng hoá áp dụng thuế tuyệt đối là:
a.1) Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tuyệt đối;
a.2) Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá;
a.3) Tỷ giá tính thuế.
b) Căn cứ tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế hỗn hợp là:
b.1) Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế hỗn hợp;
b.2) Thuế suất theo tỷ lệ phần trăm và trị giá tính thuế của hàng hóa áp dụng thuế hỗn hợp theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 37 Thông tư này;
b.3) Mức thuế tuyệt đối của hàng hóa áp dụng thuế hỗn hợp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b.4) Tỷ giá tính thuế.
2. Phương pháp tính thuế:
a) Việc xác định số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp theo mức thuế tuyệt đối thực hiện theo công thức sau:
Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp theo mức thuế tuyệt đối
Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tuyệt đối
Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá
b) Việc xác định số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng hóa áp dụng thuế hỗn hợp thực hiện theo công thức sau:
Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng hóa áp dụng thuế hỗn hợp
Số tiền thuế tính theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Thông tư này
Số tiền thuế tuyệt đối phải nộp tính theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này
Phương Pháp Và Căn Cứ Tính Thuế Xuất Nhập Khẩu
Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế mà doanh nghiệp phải đóng nếu doanh nghiệp có tham gia hoạt động xuất nhập khẩu
1. Thời điểm tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan với cơ quan hải quan.
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính theo thuế suất, giá tính thuế và tỷ giá dùng để tính thuế theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt nam công bố tại thời điểm tính thuế.
2. Căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế và đồng tiền nộp thuế:
a. Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, giá tính thuế, thuế suất theo tỷ lệ phần trăm; đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối thì căn cứ tính thuế là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa.
b. Phương pháp tính thuế được quy định như sau:
– Số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp bằng số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan nhân với giá tính thuế và thuế suất của từng mặt hàng ghi trong Biểu thuế tại thời điểm tính thuế;
– Trong trường hợp mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối thì số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp bằng số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan nhân với mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá tại thời điểm tính thuế.
c. Đồng tiền nộp thuế là đồng Việt ; trong trường hợp được phép nộp thuế bằng ngoại tệ thì phải nộp bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.
Đối Tượng Áp Dụng Phương Pháp Khấu Trừ Thuế
Trên thực tế, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải nộp rất nhiều các loại thuế khác nhau cho Nhà nước như thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Bảo vệ môi trường. Tuy nhiên không phải loại thuế nào mà doanh nghiệp nộp cho Nhà nước cũng là khoản thuế doanh nghiệp phải chịu, mà thực chất chỉ là doanh nghiệp nộp hộ cho người tiêu dùng, ví dụ như thuế GTGT.
Bài viết sau xin được cung cấp những kiến thức cơ bản về thuế GTGT, về đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp trên doanh thu.
Thuế giá trị gia tăng là gì?
Thuế GTGT là thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ trong suốt quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng, về bản chất là khoản thuế gián thu mà doanh nghiệp nộp cho Nhà nước hộ người tiêu dùng.
Phương pháp nộp thuế giá trị gia tăng: có 2 phương pháp nộp thuế GTGT là Phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp trực tiếp trên doanh thu
Đối tường nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Căn cứ theo điều 12, mục 2, thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ bao gồm:
Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động sản xuất kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên, thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán và thuế.
Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động sản xuất kinh doanh có doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ đồng nhưng đăng ký tự nguyện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay.
Đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu
Căn cứ theo khoản 2, điều 13 thông tư 219/2013/TT-BTC quy định thì đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu bao gồm:
Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động sản xuất kinh doanh có doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ đồng nhưng không đăng ký tự nguyện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Hộ, cá nhân kinh doanh
Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.
Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
Như vậy: Các doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ căn cứ vào doanh thu hàng năm để xác định phương pháp tính thuế là phương pháp trực tiếp hay phương pháp khấu trừ. Hộ, cá nhân kinh doanh sẽ nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu
Bạn đang xem bài viết Căn Cứ Và Phương Pháp Tính Thuế Đối Với Hàng Hoá Áp Dụng Thuế Suất Theo Tỷ Lệ Phần Trăm? trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!