Cập nhật thông tin chi tiết về Cảnh Báo: Có Thể Bạn Đang Mất Dần Khả Năng Mọc Lại Tóc mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nếu ai không mắc chứng rụng tóc thì chắc chẳng bao giờ hiểu được những lo lắng mà người bị luôn gặp phải. Tình trạng này càng kéo dài, họ càng lo sợ mình bị hói. Để giải quyết vấn đề rụng tóc, trước hết bạn cần hiểu rõ yếu tố nào quyết định khả năng mọc lại của tóc để có hướng điều trị đúng.Nang tóc – yếu tố quan trọng giúp tóc mọc dài ra
Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng toàn bộ sợi tóc là phần “chết” của cơ thể bởi chúng ta không cảm giác đau khi sợi tóc bị đứt. Tuy nhiên, luôn có một phần “sống” giúp những sợi tóc mọc dài ra, đó chính là nang tóc.
Xung quanh nang tóc là các mạch máu đem theo chất dinh dưỡng
Nang tóc hay còn gọi là chân tóc, chúng nằm ẩn sâu dưới da đầu. Mỗi nang tóc chứa rất nhiều mạch máu nhỏ li ti. Chất dinh dưỡng sẽ theo mạch máu đến nang tóc để kích thích mọc ra những sợi tóc mới và làm tóc mọc dài ra.
Vậy nên nang tóc còn thì là tóc vẫn có thể mọc. Khi nang tóc mất đi thì vĩnh viễn tóc không thể nào mọc lại được nữa.
Nguyên nhân nào làm nang tóc bị teo đi, thậm chí là biến mất
Nang tóc có thể bị teo do yếu tố di truyền, do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, cũng có thể do tác động có hại từ các hóa chất uốn, nhuộm. Nếu vì một lý do nào đó khiến tóc bị teo nhỏ thì tóc mọc lên sẽ yếu và dễ rụng. Hơn 80% trường hợp rụng tóc có sự tăng cao bất thường của nội tiết tố DHT. Bình thường chất này được sản sinh rất ít. Tuy nhiên khi cơ thể có sự rối loạn nội tiết hay gen rụng tóc di truyền bắt đầu hoạt động thì DHT sẽ được sản sinh. Chính vì thế DHT tìm thấy nhiều ở đàn ông tuổi trung niên, phụ nữ sau khi sinh, tiền mãn kinh và những người mang gen rụng tóc di truyền.
DHT làm nang tóc teo nhỏ, khiến tóc yếu và dễ rụng
Tìm hiểu sâu về những tác động của DHT lên nang tóc, các nhà khoa học nhận thấy rằng: “DHT làm giảm sự tưới máu đến nang tóc khiến nang tóc không nhận đủ chất dinh dưỡng. Đồng thời DHT còn làm tăng hoạt động của tuyến bã nhờn ở da đầu làm nang tóc bị bít lại, sợi tóc trơn tuột và dễ rụng. Vậy nên nang tóc sẽ bị teo nhỏ đi và những sợi tóc mới mọc ra trở nên mỏng, yếu và dễ gãy rụng”.
Cách nhận biết tình trạng nang tóc
Thực tế tóc rụng càng lâu thì nang tóc càng teo nhỏ, khả năng tóc mọc càng giảm. Để biết được tình trạng nang tóc của mình, hãy quan sát phần da đầu có tóc rụng. Nếu vùng đó vẫn còn tóc (dù ít hay nhiều) thì tức là nang tóc vẫn còn và có thể phục hồi. Còn nếu vùng da đầu đã nhẵn bóng và không có sợi tóc nào mọc lên thì khả năng cao là nang tóc của bạn đã chết, không có biện pháp nào có thể khắc phục được. Lúc này bạn nên làm chậm quá trình rụng tóc ở khu vực xung quanh, phục hồi lại phần nang tóc còn lại đang có dấu hiệu yếu đi.
Nên làm gì khi nang tóc chỉ mới teo đi mà chưa biến mất?
Chính vì nang tóc là phần sống duy nhất của tóc, vậy nên nếu nang tóc vẫn chưa biến mất thì bạn nên nhanh chóng tìm kiếm giải pháp để phục hồi lại chúng trước khi quá muộn.
Sau nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng việc sử dụng kết hợp L-arginine và Kẽm có khả năng hồi phục nang tóc rất hiệu quả. Bởi 2 thành phần này kết hợp với nhau cho thấy khả năng cân bằng nội tiết, làm giảm dần DHT trong máu một cách tự nhiên.
Thực phẩm chứa nhiều Kẽm và L-arginine
L-arginine là 1 loại acid amin mà cơ thể có thể tự sản xuất nhưng khả năng này sẽ giảm dần theo thời gian, còn kẽm là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Bạn có thể tăng cường bổ sung hai thành phần này từ các thực phẩm như: thịt lợn, thịt gà, thịt bò, hải sản…Ngoài ra, để giúp tóc mọc chắc khỏe bạn còn cần bổ sung thêm các thành phần dinh dưỡng như: vitamin B5, Biotin, hà thủ ô…
Maxxhair – sản phẩm khuyên dùng cho bạn
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại sản phẩm chỉ cung cấp được dinh dưỡng cho tóc mà không làm giảm được DHT. Vì không giải quyết được căn nguyên bệnh nên nang tóc không nhận được đủ chất dinh dưỡng do sự tưới máu vẫn giảm, tuyến bã nhờn vẫn hoạt động mạnh nhiều khiến sợi tóc trơn tuột và dễ rụng.
Dựa trên những nghiên cứu khoa học, Maxxhair ra đời với công thức cải tiến: kết hợp L-arginine và Kẽm, đồng thời bổ sung các thành phần dinh dưỡng hỗ trợ mọc tóc nhanh, chắc khỏe (Biotin, vitamin B5, hà thủ ô).
Maxxhair dùng cho các trường hợp rụng tóc nhiều và sau rụng tóc do các nguyên nhân: thay đổi nội tiết, lão hóa, sử dụng các loại thuốc, hóa chất, thiếu dinh dưỡng, làm việc căng thẳng, thay đổi nguồn nước, hoặc tóc rụng nhiều không có nguyên nhân, những người tóc thưa, xơ, chẻ ngọn, tóc có nhiều dầu. Người có nguy cơ hói đầu và bệnh nhân rụng tóc sau thời gian hóa trị, xạ trị ung thư,…
4 Dấu Hiệu Cảnh Báo Bạn Có Thể Đang Mắc Bệnh Loãng Xương
1. Lưng khom, gù hoặc giảm chiều cao từ từ:
Khi loãng xương, các đốt sống của cột sống bị giảm mật độ xương nên xẹp lại, sụp xương, khiến lưng không còn cấu trúc vững vàng và dần cong gập về phía trước thành gù. Cũng có thể người loãng xương chỉ bị giảm chiều cao mà không thấy gù lưng rõ ràng. Thường chúng ta cũng mất chiều cao một cách tự nhiên khi về già nhưng điều này diễn ra nhanh chóng hơn ở những người bị loãng xương. (2)
Người lớn tuổi khi bị đau lưng một cách đột ngột hoặc rất dữ dội mà không có nguyên nhân rõ ràng cần được kiểm tra để chẩn đoán bệnh đây là một dấu hiệu cảnh báo của gãy xương đốt sống do loãng xương. Cơn đau có thể nghiêm trọng đến mức bệnh nhân không thể cử động. Tuy nhiên, trong trường hợp cơn đau nhẹ hơn, bệnh nhân thường không đi đến bác sĩ mà chỉ chờ cơn đau giảm bớt. Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân có thể chỉ được kê thuốc giảm đau mà không được thăm khám có mắc bệnh loãng xương hay không. Nếu bạn đau lưng không rõ nguyên nhân, bạn nên hỏi bác sĩ để kiểm tra kỹ lưỡng, đánh giá sức khỏe của xương. (2)
3. Bị gãy xương do một tai nạn nhẹ:
Người bình thường bị gãy xương do có lực va chạm mạnh như: tai nạn giao thông, té, đập, ngã mạnh. Tuy nhiên nếu bị gãy xương khi chỉ bước chân hụt lên cầu thang hoặc có một cử động bất ngờ, té ngã từ tư thế đứng thì đó là người có nguy cơ bị loãng xương cao. Vì vậy, cần đo mật độ xương để biết tình trạng bệnh và có liệu trình điều trị kịp thời. Các phương pháp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị loãng xương hiệu quả bên cạnh việc dùng thuốc như: luyện tập thể dục, tắm nắng buổi sớm, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi (2)
DS. Thúy Vi
*Nguồn tài liệu:
https://www.bones.nih.gov/health-info/bone/osteoporosis/overview
https://www.iofbonehealth.org/news/three-warning-signs-you-may-have-osteoporosis
Osteoporosis diagnostics in patients with rheumatoid arthritis
Małgorzata Węgierska, corresponding author1 Marta Dura,2 Einat Blumfield,3 Paweł Żuchowski,4 Marzena Waszczak,5 and Sławomir Jeka1 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4847325/#CIT0006
Rheumatoid arthritis and osteoporosis
Behzad Heidari1 and Mohammad Reza Hassanjani Roushan
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4097988/
MVN-102-02-08-19 RAF
Tóc Rụng Có Mọc Lại Không? Dấu Hiệu Tóc Mọc Lại
Rụng tóc là tình trạng phổ biến có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới. Tình trạng rụng tóc có thể do sự thay thế tế bào tóc bình thường của cơ thể nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sự thay đổi nội tiết hoặc các bệnh lý khác. Vậy tóc rụng có mọc lại không và dấu hiệu tóc mọc lại như thế nào?
Nguyên nhân gây rụng tóc
Rụng tóc có thể gặp ở mọi đối tượng. Theo thống kê, có tới 53% nam giới dưới 40 tuổi và 20% phụ nữ dưới 50% gặp phải tình trạng rụng tóc.
Trung bình, mỗi người có từ 50 đến 150 nghìn sợi tóc và mỗi ngày có khoảng 30 đến 50 sợi tóc bị rụng để tế bào tóc khác hình thành và phát triển.
Nếu một người bị rụng tóc nhiều, từ 100 sợi trở lên mỗi ngày là tình trạng rụng tóc bất thường. Điều này có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:
Tình trạng căng thẳng thường xuyên có thể khiến cơ thể tiết ra hormone Cortisol – là yếu tố làm suy giảm lượng axit hyaluronic và proteoglycan – hoạt chất bảo vệ nang tóc.
Chính vì thế, những áp lực và mệt mỏi trong cuộc sống cùng với tác động tiêu cực từ internet là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc.
Tuyến giáp là nơi sản sinh ra hormone testosterone ở nam và estrogen ở nữ. Nếu tuyến giáp gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến nồng độ hormone trong cơ thể dẫn tới ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc.
Các chứng bệnh suy giáp hoặc cường giáp cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng rụng tóc ở cả nam và nữ giới.
Một số bộ phận trong cơ thể có khả năng bị viêm như xương khớp, dạ dày, xoang mũi… cũng có thể khiến tóc bị rụng rất nhiều.
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ gây rụng tóc là do sự di truyền hoặc chất lượng máu xấu. Các bệnh lý về da đầu như nấm, viêm da đầu cũng khiến tóc bị rụng nhiều. Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh cũng có thể làm tăng nguy cơ rụng tóc.
Tóc rụng có mọc lại không?
Tóc rụng có mọc lại không là thắc mắc của nhiều người gặp phải tình trạng này. Rụng tóc có thể ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, thậm chí ảnh hưởng đến thẩm mỹ khi gây ra hiện tượng hói đầu hoặc sẹo trên da đầu.
Trên thực tế, tùy vào nguyên nhân gây bệnh và sự phát triển của các nang tóc sẽ quyết định đến việc tóc có mọc lại hay không. Nếu tình trạng rụng tóc sinh lý bình thường, các nang tóc vẫn còn nguyên và phát triển sẽ tăng cơ hội mọc tóc trở lại.
Các dấu hiệu tóc mọc lại
Đối với các trường hợp nang tóc vẫn còn khả năng hình thành và nuôi dưỡng tóc, tóc sẽ mọc lại sau một thời gian. Tóc có thể mọc lại hay không sẽ dựa vào các dấu hiệu sau:
Khi tóc bị rụng, phần da đầu bị rụng tóc vẫn còn nhám và vẫn có những sợi tóc nhỏ hoặc lưa thưa trên vùng da đầu đó là dấu hiệu nang tóc vẫn có khả năng phục hồi tóc.
Khi phần da đầu bị rụng tóc có cảm giác trơn và bóng, thậm chí hình thành sẹo là dấu hiệu tóc không còn khả năng phục hồi trên mảng da đầu đó.
Nếu các nang tóc vẫn còn khả năng phục hồi tóc, tóc sẽ mọc sau một thời gian kích thích mọc tóc. Đôi khi tình trạng mọc tóc con có thể gây ngứa da đầu.
Các biện pháp ngăn ngừa rụng tóc
Rụng tóc là nỗi lo lắng của nhiều người bởi tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày cũng như tâm lý tự tin trong cuộc sống. Vì thế, nếu bị rụng tóc cần chú ý tới những biện pháp ngăn ngừa và kích thích mọc tóc như sau:
Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển tế bào tóc. Các chất dinh dưỡng tốt cho tóc cần bổ sung trong thức ăn hàng ngày là: Biotin (vitamin H), axit pantothenic (vitamin B5).
Các dưỡng chất này có nhiều trong trứng, rau xanh và trái cây. Mỗi người nên ăn đủ dưỡng chất trong ngày và uống nhiều nước để giảm rụng tóc và kích thích tóc mọc trở lại.
Ngủ đủ giấc và giữ tinh thần thoải mái
Thiếu ngủ, căng thẳng trong cuộc sống cũng là những nguyên nhân hàng đầu gây rụng tóc. Vì thế cần ngủ đủ giấc mỗi ngày và tránh những hoạt động căng thẳng, stress. Có thể tạo các thói quen để giúp bản thân thư giãn như nghe nhạc, đọc sách, đi du lịch…
Massage da đầu có thể giảm căng thẳng rất hiệu quả. Việc làm này còn giúp kích thích lưu thông máu dưới da đầu, từ đó cung cấp đủ dinh dưỡng để tóc hình thành và phát triển.
Gội đầu thường xuyên, không để đầu bị bẩn cũng là cách giúp hạn chế rụng tóc. Đối với tóc và da đầu nhạy cảm nên sử dụng dầu gội đầu có tính dịu nhẹ, tránh các sản phẩm dễ gây kích ứng.
Bên cạnh đó nên hạn chế tạo kiểu tóc, sử dụng hóa chất cho tóc hoặc tác động nhiệt lên tóc khiến tóc trở nên yếu và dễ rụng hơn.
Tóc rụng có mọc lại không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong trường hợp tóc không mọc lại có thể sử dụng biện pháp cấy ghép tóc. Nhưng trước tiên, việc chăm sóc tóc và sức khỏe đúng cách là việc cần làm để giúp mái tóc của bạn luôn khỏe mạnh.
Tóc Rụng Có Mọc Lại Được Không?
1. HIỆN TƯỢNG RỤNG TÓC
Rụng tóc là một hiện tượng phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi giới tính. Nhiều người khi thấy tóc rụng đã vội vã đánh đồng với hói đầu và lo lắng sau này tóc rụng có mọc lại được không. Trước hết, bạn cần phải tìm hiểu về cấu tạo của sợi tóc để hiểu hơn hiện tượng rụng nhiều.
Thành phần chính cấu tạo nên sợi tóc là chất sừng keratin (chiếm đến 70%) cũng chính là chất tạo nên móng tay, móng chân của chúng ta. Nếu như cây mọc lên từ rễ như thế nào thì tóc cũng như vậy.
Tế bào nang tóc (keratin) sẽ được các mạch máu dưới da đầu đưa dưỡng chất đến nuôi dưỡng và dần hình thành sợi tóc rõ rệt. Trung bình tóc mọc ra khoảng 1cm mỗi tháng. Mỗi người sẽ có khoảng 50-150 nghìn sợi tóc và mỗi ngày sẽ có khoảng 30-50 sợi tóc rụng.
2. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA 1 SỢI TÓC
Rụng tóc là một quá trình hết sức tự nhiên của cơ thể mà ai cũng gặp phải. Tuy nhiên, tóc mới sẽ mọc lại liên tục nên bạn không cần quá lo về việc tóc rụng có mọc lại được không đối với rụng tóc tự nhiên.
Một sợi tóc sẽ trải qua 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn tăng trưởng: Tóc được hình thành và nhú ra khỏi đầu thoát của tuyến dầu quanh nang tóc. Sau đó thân tóc sẽ xuất hiện và hoàn thành quá trình sừng hóa ở bên ngoài.
Giai đoạn dừng tăng trưởng: Lúc quá trình tăng trưởng của tóc sẽ dừng lại. Phần sâu nhất của sợi tóc sẽ bắt đầu thoái hóa.
Giai đoạn thoái hóa: Nang tóc lúc đó không hoạt động nữa. Tóc bắt đầu rụng đi và nhường chỗ cho giai đoạn tăng trưởng của sợi tóc mới, lặp lại một vòng tuần hoàn.
3. TÓC RỤNG CÓ MỌC LẠI ĐƯỢC KHÔNG?
Tóc rụng có mọc lại được không? Câu trả lời là có. Với một người có mái tóc và da đầu khỏe mạnh thì một ngày có bao nhiêu sợi tóc rụng sẽ có bấy nhiêu sợi tóc mới mọc lên.
Tuy nhiên, nếu bạn quan sát được việc thấy tóc rụng nhiều hơn mức trung bình, lượng tóc mới mọc ít thì đó lại là dấu hiệu không bình thường. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như căng thẳng, rối loạn nội tiết tố, tác dụng phụ của thuốc, hóa chất hoặc không có đủ chất dinh dưỡng nuôi tế bào tóc…
Với những trường hợp mới chớm rụng tóc, sờ da đầu thấy nhám nhám chứng tỏ các nang tóc vẫn còn ở da đầu, nếu biết cách cải thiện thì tóc sẽ mọc lại sớm. Đối với những trường hợp rụng tóc mà khi sờ vào da đầu thấy nhẵn mịn thì tức là nang tóc đã bị chết hoàn toàn.
4. GIẢI PHÁP GIÚP TÓC MỌC LẠI NHANH
Khi thấy rụng tóc nhiều, bạn cần nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân. Từ đó có phương án điều trị hợp lý, ngăn tóc rụng nhiều và kích thích những sợi tóc mới mọc lên. Bạn cần bảo vệ tóc từ cả ở bên trong và bên ngoài, thông qua dầu gội trị rụng tóc, biotin hay chế độ ăn uống đầy đủ.
Bạn nên thường xuyên chú ý đến tình trạng tóc của mình để nhanh chóng giải quyết những bệnh lý về da đầu hay tóc để luôn tự tin với mái tóc bóng khỏe. Nếu gặp tình trạng rụng nhiều, bạn đừng quá sợ hãi tóc rụng có mọc lại được không, bạn hoàn toàn có những “công cụ hỗ trợ đắc lực” như dầu gội Thiên Thảo để “đánh thức” những nang tóc đang ngủ yên của mình.
Bạn đang xem bài viết Cảnh Báo: Có Thể Bạn Đang Mất Dần Khả Năng Mọc Lại Tóc trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!