Xem Nhiều 6/2023 #️ Chiết Tách Dược Liệu Mang Lại Nhiều Lợi Ích To Lớn – Dược Phẩm Quốc Tế Abipha # Top 7 Trend | Sansangdethanhcong.com

Xem Nhiều 6/2023 # Chiết Tách Dược Liệu Mang Lại Nhiều Lợi Ích To Lớn – Dược Phẩm Quốc Tế Abipha # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Chiết Tách Dược Liệu Mang Lại Nhiều Lợi Ích To Lớn – Dược Phẩm Quốc Tế Abipha mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chiết tách dược liệu mang lại nhiều lợi ích to lớn

Từ lâu ông cha ta đã biết sử dụng các loại cỏ cây thiên nhiên để làm thuốc chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho mình. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thảo dược đều dễ tìm kiếm và có thể thu hái quanh năm.

Do đó, người ta đã tìm cách thu hái và sử dụng các phương pháp ngâm, ủ, tẩm… nhằm thu được các hoạt chất chính có trong các loại dược liệu để dễ sử dụng cho quá trình bào chế thành phẩm.

Mục đích của việc chiết xuất dược liệu

Hiện nay, trong Đông y sử dụng rất nhiều phương pháp chiết xuất dược liệu khác nhau, nhưng dù là sử dụng phương pháp nào thì mục đích của chúng vẫn không thay đổi. Các phương pháp này đều nhằm biến đổi tính thiên nhiên của dược liệu thành những vị thuốc để phòng và trị bệnh.

Bỏ các tạp chất lẫn lộn trong dược liệu: tất cả các loại thảo dược sau khi được tiến hành thu hái và sơ chế qua bằng cách phơi khô hoặc sấy khô đều không tránh khỏi các nguy cơ bị ẩm mốc, sâu mọt do đó, cần có một phương pháp khác giúp loại bỏ các tạp chất gây hại này. Do đó, việc chiết xuất dược liệu chính là khâu quan trọng để loại bỏ chúng ra khỏi dược liệu, đảm bảo chất lượng dược liệu.

Để dễ thái miếng, dễ bảo quản, dễ tán ra bột hoặc dễ nấu cao để chế thành thuốc. Đây là những phương pháp chiết xuất phổ thông nhưng rất hiệu quả trong việc bảo quản dược liệu trong thời gian dài, không lo thiếu dược liệu đối với các loài thảo dược không thể thu hái quanh năm. Đặc biệt nó giúp quá trình bào chế thuốc thành phẩm được đơn giản và nhanh gọn hơn.

Bỏ bớt vài bộ phận không cần thiết của dược liệu và làm cho vị đó tinh khiết thêm lên. Ví dụ như mạch môn bỏ lõi, ngưu tất bỏ đầu giúp loại bỏ các phần thừa không có tác dụng dược tính để đảm bảo chất lượng dược liệu.

Giảm bớt độc tính của dược liệu: các thảo dược như mã tiền, bán hạ, hoàng nàn… đều là những cây độc, tuy nhiên hàm lượng dược tính của chúng lại rất cao. Sau khi các thảo dược này qua bào chế loại bỏ các độc tố trong nó thì chúng lại là những dược liệu quý. Chính vì vậy việc bào chế dược liệu trong Đông y là rất quan trọng.

Thay đổi tính năng của vị thuốc bằng cách tẩm sao cho dễ tan vào nước để dễ đồng hóa, dễ thấm hút. Các vị thuốc như quy, hoàng bá, bạch thược… nếu muốn tăng tính năng của dược liệu thì người ta thường tẩm rượu. Đây cũng là một trong những phương pháp dân gian giúp tăng khả năng dược tính của dược liệu mà Đông y hiện nay vẫn đang sử dụng.

Để chiết xuất dược liệu đạt chuẩn yêu cầu về chất lượng dược tính thì ông Trần Gia Mô (1562) đời Minh có nói: bào chế cốt ở chỗ vừa chừng, non quá thì khó kiến hiệu, già quá thì mất khí vị”. Nhưng không phải ai cũng có thể đạt được độ chuẩn xác của việc bào chế dược liệu như việc thái nên dày hay nên mỏng, sao nên già hay non, cắt sao cho dược liệu không bị biến đổi dược tính.

Nhưng với công nghệ chiết xuất dược liệu hiện nay thì những tiêu chuẩn này lại trở nên rất đơn giản. Với hệ thống máy móc hiện đại được thực hiện bán tự động, áp dụng dây chuyền sản xuất tiên tiến, các sản phẩm dược liệu sau khi được chiết xuất đều giữ nguyên được 100% hàm lượng dược tính và đảm bảo đúng yêu cầu của từng phương pháp chiết xuất dược liệu.

Hiểu rõ điều này, công ty CP CNC Abipha đã đầu tư hệ thống chiết xuất dược liệu công nghệ cao với thiết bị hiện đại, tiên tiến nhất hiện nay. Với hệ thống chiết xuất này, CNC Abipha đủ khả năng đáp ứng nhu cầu chiết xuất các dạng cao, bột mịn,… đa dạng phục vụ nhu cầu sản xuất các sản phẩm thuốc đông dược, thực phẩm chức năng chất lượng cao nhất.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 024 6325.3888/ 077 613 8888/ 0867 872 689

Địa chỉ nhà máy: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM CÔNG NGHỆ CAO ABIPHA

Lô đất CN-2 Khu công nghiệp Phú Nghĩa, Xã Phú Nghĩa, Huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội

Send

Chiết Xuất Dược Liệu Là Gì? Quy Trình Chiết Xuất Dược Liệu?

Rate this post

Chiết xuất dược liệu là gì?

Chiết xuất dược liệu là phương pháp sử dụng dung môi lấy các chất tan ra khỏi mô thực vật. Nguyên liệu có nguồn gốc từ tự nhiên chứa các tinh chất quý giá. Kết hợp các công thức hóa học nhất định của những thành phần lấy từ các bộ phận thảo dược. Thường ở dạng tươi hoặc đã qua sơ chế, sấy khô. Sản phẩm thu được sau quá trình chiết xuất là dung dịch của các chất hòa tan trong dung môi dung dịch này được gọi là dịch chiết. Mỗi loại dược liệu sẽ có quy trình chiết xuất khác nhau. Ngay cả khi chúng có nguồn gốc từ cùng một loại thảo dược.

Tại sao cần phải chiết xuất dược liệu?

Chiết xuất dược liệu hướng đến mục đích tạo ra các chế phẩm toàn phần. Tách chiết riêng các hoạt chất tinh khiết. Giúp lấy các hoạt chất dưới dạng cần thiết ở dạng dung dịch hay dạng bột. Thu nhận chúng dưới dạng tinh khiết nhất để làm thuốc mới hoặc bán tổng hợp ra thuốc mới. Giúp chuyển dạng bào chế từ viên hoàn sang dạng dung dịch hoặc dạng cao dược liệu. Làm cho dược liệu có tác dụng mạnh hơn. Đồng thời giảm tác dụng phụ không mong muốn của thảo dược.

Chiết xuất cao dược liệu giúp loại bỏ các tạp chất lẫn lộn trong dược liệu. Bởi hầu hết các loại thảo dược sau khi tiến hành thu hái, sơ chế bằng phơi khô hoặc sấy khô. Đều không tránh khỏi tạp chất, chẳng hạn như ẩm mốc, sâu mọt. Do vậy, việc chiết xuất là khâu quan trọng sẽ giúp loại  bỏ các tạp chất này. Đảm bảo chất lượng dược liệu ở mức tinh khiết nhất.

Còn giúp cho việc bảo quản và sử dụng dược liệu lâu dài, dễ dàng hơn. Đảm bảo các thành phần hoạt chất trong dược liệu cho tác dụng mạnh trong thời gian dài. Giúp quá trình bào chế, gia công thực phẩm chức năng được đơn giản, nhanh chóng hơn. Ngoài ra còn giúp giảm bớt độc tính của dược liệu.

Chiết xuất dược liệu từ nguyên liệu nào?

Nguyên liệu để chiết xuất bao gồm:

Dược liệu: Dược liệu như thực vật, khoáng vật, vi sinh vật, sinh vật biển…Sử dụng tác chiết một phần hoặc toàn bộ dược liệu. Đối với thực vật, thường được tách chiết các phần từ hoa, lá, quả, thân, rễ toàn cây, nhựa, phần trên mặt đất…

Dung môi chiết xuất: Cơ sở để chọn dung môi chiết xuất là dựa vào đặc tính của chất tan. Loại chất cần trong dung môi và tính chất của dung môi. Dung môi trong chiết xuất thường gồm các nhóm khác nhau. Nhóm gồm các dung môi phân cực, lưỡng cực như nước, các alcol. Nhóm gồm các dung môi phân cực không lưỡng cực như: dung môi của chất tan phân cực DMF, dung môi chất tan không phân cực CHCl3, ether ethylic. Nhóm các dung môi không phân cực không lưỡng cực.

Ưu điểm của chiết xuất dược liệu hiện đại so với truyền thống

Phương pháp chiết xuất hiện đại có rất nhiều ưu điểm so với các phương pháp truyền thống. Đây là quá trình dùng dung môi tích hợp để hòa tan các chất, hợp chất tan có trong thảo dược. Sao cho chọn lọc được các chất, hợp chất tách ra khỏi phần không cần thiết. Các nghiên cứu và đánh giá cho thấy lợi ích lớn mà phương pháp này mang lại:

Hàm lượng hoạt chất chiết xuất cao hơn

Có thể loại bỏ hoàn toàn các tạp chất

Thời gian được rút ngắn hơn

Hiệu quả sử dụng sản phẩm cao hơn

Góp phần vào tiêu chuẩn hóa dược liệu

Phát triển sản phẩm nghiên cứu và ứng dụng

Quy trình chiết xuất dược liệu diễn ra như thế nào?

Thảo dược xung quanh chúng ta rất đa dạng. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Từ khâu trồng trọt, thu hái đến sản xuất. Đặc biệt là khâu chiết xuất ở các cơ sở sản xuất. Chiết xuất trải qua quy trình gồm các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Bước 2: Chiết xuất hoạt chất

Bước 3: Loại bỏ tạp chất

Bước 4: Cô đặc, sấy khô

Bước 5: Hoàn chỉnh chế phẩm

Những phương pháp chiết xuất dược liệu phổ biến

Phương pháp chiết xuất dược liệu bằng siêu âm: Sóng siêu âm có tác dụng làm tăng sự hòa tan của các chất trong môi trường dung môi. Tăng quá trình khuếch tán, được áp dụng trong quy mô lớn. Đầu phát siêu âm được nhúng trực tiếp vào bình chiết chứa dược liệu.

Phương pháp chiết xuất bằng vi sóng: Có tác dụng khuấy trộn, làm tăng tiếp xúc pha. Làm cho hiệu suất phản ứng được lớn hơn.

Phương pháp chiết xuất bằng cồn: Dược liệu bằng cồn, dịch chiết còn được cô đặc. Thêm vào đó bằng dung môi hữu có không phân cực.

Phương pháp chiết xuất saponin: Saponin có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt. Tạo bọt nhiều khi lắc với nước, tác dụng nhũ hóa và tẩy sạch. Ngoài ra còn có thể diệt các loại thân mềm như: giun, sán, ốc sên…

Kết luận

Có thể nói, tầm quan trọng của chiết xuất là rất lớn. Việc hiểu được khái niệm chiết xuất là gì. Quy trình ra sao sẽ giúp tối ưu hóa quá trình để thu được kết quả tốt nhất.

Gia công thực phẩm chức năng Global Hitech

Liên hệ 0868286505

Trụ sở: 360c Bến Vân Đồn, Phường 1, Quận 4, TPHCM

Nhà máy sản xuất: 343 ấp Long Thanh, Khu công nghiệp Cầu Tràm, Xã Long Trạch, Huyện Cần Đước, Long An.

Phương Pháp Nghiên Cứu Dược Liệu

Tuần 01, năm học 2021-2022: Từ 26/07 đến 31/07/2021

Sáng thứ 2: 9h00 – TPTB: 

PGS.TS Nguyễn Duy Cường

 

Dự họp về công tác phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Thái Bình

Chiều thứ 2: 13h30 – chúng tôi (A):

PGS.TS Nguyễn Duy Cường 

Chủ trì Giao ban quản lý

15h00 – PH BV:

 PGS.TS Nguyễn Xuân Bái 

Chủ trì Giao ban Bệnh viện 

Sáng thứ 3: 7h00 – PH BV: 

PGS.TS Nguyễn Xuân Bái 

Chủ trì Gặp mặt Công đoàn viên BV trường là con liệt sỹ, thương bệnh binh

9h30 – chúng tôi (A): 

PGS.TS Nguyễn Duy Cường

 

Chủ trì Gặp mặt Kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh – Liệt sỹ 27/7

Chiều thứ 3: 16h00 – PH BV:

 PGS.TS Nguyễn Xuân Bái 

Chủ trì Họp về công tác Bệnh viện

16h00 – VPHAIVN: 

PGS.TS Nguyễn Duy Cường 

Chủ trì Họp zoom về tổ chức HN GDYK lần thứ 5 với HAIVN

Sáng thứ 4: 7h30 – VPHAIVN: 

PGS.TS Nguyễn Duy Cường 

Dự họp trực tuyến Chuyên gia ĐH Harvard về đổi mới CTĐT

08h00 – VPCĐ: 

PGS.TS Nguyễn Thanh Bình 

Chủ trì Họp Ban Chấp hành Công đoàn họp triển khai kế hoạch công tác Quý III/2021

Chiều thứ 4: 13h30 – P.2.1 (A): 

Bí thư Đảng ủy  

Chủ trì Họp Ban thường vụ Đảng ủy

14h00 – chúng tôi (A): 

Bí thư Đảng ủy

 

Chủ trì Họp BCH Đảng bộ Trường

Sáng thứ 5: 8h00 – chúng tôi (A): 

PGS.TS Nguyễn Duy Cường 

Chủ trì Họp về công tác tuyển sinh đại học năm 2021

Chiều thứ 5: 14h00 – chúng tôi (A): 

PGS.TS Nguyễn Duy Cường

 

Chủ trì Họp thông qua Quy chế Quản lý và sử dụng tài sản công

Sáng thứ 6: 8h30 – P.2.1 (A): 

PGS.TS Nguyễn Duy Cường

 

Chủ trì Họp HĐ thông qua đề cương sách giáo trình

Chiều thứ 6: 13h30 – PH BV: 

PGS.TS Nguyễn Xuân Bái 

Chủ trì Họp về công tác bệnh viện

14h00 – HT 3.3 (A):

 Chủ tịch HĐ  

Chủ trì Họp Hội đồng Đạo đức

15h00 – HT 3.4 (A):

PGS.TS Nguyễn Duy Cường

 

Chủ trì Gặp mặt đoàn CB&SV hoàn thành nhiệm vụ PCD tại Bắc Giang

Sáng thứ 7:

Chiều thứ 7:

Chủ nhật:

Phương Pháp Ngấm Kiệt Là Gì? Ứng Dụng Trong Chiết Xuất Dược Liệu

Dược liệu sau làm nhỏ được đưa vào bình chiết và dung môi chảy từ từ qua dược liệu.

Dung môi tiếp xúc với dược liệu, ngấm qua các tế bào dược liệu và hòa tan các thành phần bên trong.

Dung môi tiếp tục đi xuống dưới và tiếp tục hòa tan các hoạt chất ở nguyên liệu tiếp theo.

Vì nguyên liệu ở dưới vẫn còn hàm lượng cao, do đó dịch chiết những lần đầu được đậm đặc.

Song song với quá trình rút dịch chiết, dung môi mới cũng được bổ sung vào đầu thiết bị, dung môi mới hòa tan các hoạt chất còn lại của dược liệu và đẩy dung môi cũ ra khỏi bình chiết. Nhờ quá trình này mà nguyên liệu được chiết kiệt.

Chiết kiệt được hoạt chất

Dịch chiết lần đầu đậm đặc, dịch chiết trong do được lọc trước khi được tháo ra ngoài

Tiết kiệm được dung môi

Dịch chiết các lần sau loãng, do đó tốn dung môi và tốn năng lượng để tăng nồng độ.

Thao tác và thiết bị phức tạp hơn Phương pháp ngâm

Có thể gây tắc trong quá trình rút dịch

Bình ngấm kiệt nếu không được thiết kế tốt có thể tạo ra những điểm chết làm dung môi không thể tiếp xúc với nguyên liệu

Thao tác vẫn còn thủ công, chưa tự động hóa, năng suất thấp.

Thiết bị: b ình ngấm kiệt hình trụ hoặc hình nón cụt

Thiết bị thường được thiết kế có đường kính nhỏ dần về phía dưới và không có các góc cạnh để đảm bảo không có các góc chết trong thiết bị.

Cuối thiết bị sẽ có van để mở xả và điều chỉnh tốc độ rút dịch. Phía trên đầu bình sẽ có hệ thống cấp dung môi chiết và tốc độ cấp bằng với tốc độ rút dịch.

Trong hệ thống này có đặt một màng lọc ở dưới để lọc dịch chiết trước khi tháo dịch và có hệ thống lưới phía trên để giữ cho nguyên liệu cố định không dịch chuyển hay xáo trộn trong quá trình chiết.

Hệ thống cũng có thể lắp đặt bơm tuần hoàn để chuyển dịch chiết quay trở lại nguyên liệu.

Đưa dược liệu đã được làm nhỏ vào trong bình chiết ngấm kiệt

Đưa dung môi chiết vào tiếp xúc với dược liệu trong bình chiết

Ngâm trong thời gian thích hợp tùy từng loại dược liệu

Tháo dịch chiết với tốc độ hằng định, đồng thời bổ xung dung môi mới ở phía trên.

Lưu ý: trong quá trình chiết ngấm kiệt không được khuấy trộn nguyên liệu và lượng dung môi phải ngập lớp dược liệu từ 3-4 cm

Có 2 loại phương pháp ngấm kiệt

Phương pháp ngấm kiệt đơn giản: là phương pháp luôn sử dụng dung môi mới trong quá trình chiết.

Phương pháp ngấm kiệt cải tiến:

Ngấm kiệt phân đoạn: là phương pháp mà dược liệu sẽ được chia làm nhiều phần, dịch chiết đặc ngấm kiệt đơn giản của mẻ nguyên liệu đầu để riêng và dịch chiết loãng của chúng sẽ được sử dụng để chiết cho các mẻ nguyên liệu sau. Nhờ vậy mà dịch chiết sẽ đậm đặc hơn ngấm kiệt đơn giản.

Ngấm kiệt có tác động bởi áp suất: có thể dùng áp suất cao (khí nén) hoặc áp suất thấp (dùng bơm chân không) để hỗ trợ sự dịch chuyển của dịch chiết qua thiết bị

Ngấm kiệt chiết xuất ngược dòng: hệ thống gồm nhiều bình ngấm kiệt, thông thường từ 4- 16 bình. Dược liệu sẽ được chiết với dịch chiết có nồng độ giảm dần và được chiết lần cuối với dung môi mới. Đồng thời, dung môi cũng tiếp xúc với dược liệu có hàm lượng dược chất tăng dần, chúng sẽ thực hiện chiết liền cuối ở bình chứa nguyên liệu mới và sẽ được rút ra ngoài. Nhờ quá trình này sẽ thu được dịch chiết đậm đặc và nguyên liệu được chiết kiệt.

Trong 3 phương pháp ngấm kiệt cải tiến, phương pháp này được đánh giá là nổi trội nhất bởi ưu điểm về dịch chiết đậm đặc và nguyên liệu được chiết kiệt. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm như hệ thống cồng kềnh, phức tạp hơn các phương pháp ngấm kiệt khác, tốn nhiều diện tích do có từ 4 đến 16 bình chiết và thao tác thủ công, chưa tự động hóa.

Trong sản xuất cao

Cao lá Benladon

Trong quy trình có sử dụng phương pháp chiết là phương pháp ngấm kiệt lên dịch chiết trong. Do đó, dịch sau chiết không cần lắng gạn hay ly tâm để loại bỏ cắn.

Chỉ tiêu chất lượng chính: Hàm lượng alcaloid toàn phần 1,15 đến 1,35%.

Bảo quản: Trong bao bì kín, nhiệt độ không quá 30°C

Công thức: Gừng khô (bột thô vừa) 1000 g Ethanol 90% vừa đủ 2000 mL

Cho 2000 ml ethanol 90% vào ngâm với 1000 g gừng khô đã được nghiền trong 24 giờ, sau đó thực hiện chiết ngấm kiệt với tốc độ tháo dịch từ 1-3 mL/phút, đến khi dịch ngấm kiệt gần như không có mùi; màu và vị rất nhạt.

Để riêng 850 mL phần dịch chiết đầu. Phần dịch loãng sẽ được cô đặc ở nhiệt độ dưới 60°C đến khi còn khoảng 150 mL. Sau đó, phối hợp 150 ml này với 850 phần dịch chiết đầu, để lắng rồi lọc trong.

Bảo quản: nơi thoáng mát, bao bì kín.

slide “cao thuốc” – TS Bùi Thị Thúy Luyện.

slide “đại cương về chiết xuất dược liệu” – Ths. Trần Trọng Biên

Bạn đang xem bài viết Chiết Tách Dược Liệu Mang Lại Nhiều Lợi Ích To Lớn – Dược Phẩm Quốc Tế Abipha trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!