Cập nhật thông tin chi tiết về Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Bằng Bể Kỵ Khí Vách Ngăn mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG
BỂ KỴ KHÍ VÁCH NGĂN
Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước mặt là do quá trình sản xuất công nghiệp và nước thải phân tán từ khu dân cư, nhà máy, xí nghiệp…
Bể xử lý truyền thống là một công nghệ thích hợp để xử lý nước thải có chứa chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học có nồng độ cao. Với Bể kỵ khí truyền thống thì hiệu xuất của quá trình xử lý các chất hữu cơ (BOD5) là khoảng 50 đến 60%. Trong thực tế rất nhiều rất nhiều bể kị khí truyền thống cho hiệu suất xử lý thấp hơn nhiều do được thiết kế, xây dựng và quản lý không đúng qui cách.
Chúng tôi đã nghiên cứu tìm cách cải tiến Bể kị khí truyền thống bằng việc thay đổi cấu tạo bể thành Bể kỵ khí vách ngăn có hiệu suất xử lý BOD5 đạt 80 – 90%.
Cấu tạo bể kị khí vách ngăn kết hợp lắng:
Cấu tạo của Bể kỵ khí vách ngăn kết hợp lắng như hình vẽ:
1. Các ngăn kỵ khí.
2. Ngăn lắng
3. Tấm hướng dòng
4. Vách ngăn
5. Bơm tuần hoàn
6. Van một chiều
7. Tháp xử lý khí (có thể có tùy theo qui mô)
8. Tháp đốt khí
Bể kỵ khí vách ngăn
Nguyên lý hoạt động
Nước thải được đưa vào Bể từ ngăn kỵ khí đầu tiên đồng thời với quá trình này là quá trình tuần hoàn bùn từ ngăn lắng vế ngăn đầu tiên nên xảy ra quá trình tiếp xúc nước thải và bùn kị khí. Nước thải lần lược chảy qua các ngăn kỵ khí về bể lắng.
Nhờ các tấm hướng dòng ở các ngăn kỵ khí, chất thải chuyển động theo chiều từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên. Nhờ vậy chất thải được tiếp xúc vơi vi sinh vật kỵ khí trong lớp bùn hình thành ở đáy bể trong điều kiện động. Các chất hữu cơ được vi sinh vật hấp thu và chuyển hóa, làm nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển của chúng. Nhờ chia thành các ngăn kỵ khí riêng nên quần thể vi sinh vật của từng ngăn sẽ khác nhau và có điều kiện sinh sôi phát triển nhanh. Ở ngăn đầu, các vi khuẩn tạo axit sẽ chiếm ưu thế và ở những ngăn sau vi khuẩn tạo khí mêtan sẽ chiếm ưu thế.
Ngăn cuối cùng là ngăn lắng, chức năng của ngăn này là tách hoàn toàn chất rắn lơ lửng và bùn ra khỏi nước làm nâng cao chất lượng nước đầu ra. Mặc khác ngăn lắng còn có chức năng là ngăn lưu trữ bùn kỵ khí để tuần hoàn lại cho ngăn kỵ khí đầu tiên đầu tiên.
Hiệu suất của quá trình xử lý cũng tăng lên nhờ quá trình tuần hoàn liên tục bùn kỵ khí làm cho bùn kỵ khí luôn tồn tại ở trạng thái lơ lửng nên bùn liên tục được hoạt hóa làm cho hiệu quá của quá xử lý chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học cũng tăng lên.
Với quy trình Bể kỵ khí vách ngăn kết hợp lắng cho phép tăng thời gian lưu bùn và nhờ vậy hiệu xuất của quá trình xử lý tăng, trong khi lượng bùn xả lại giảm.
Ưu điểm của Bể kỵ khí vách ngăn kết hợp lắng là:
- Hiệu xuất xử lý cao: 80 – 90% trong việc xử lý BOD5.
- Không có mùi hôi.
- Nước thải và khí thải đạt tiêu chuẩn không mùi và sạch.
- Sinh ra lượng bùn ít và lượng bùn trong bể luôn được duy trì ổn định
Bể kỵ khí vách ngăn kết hợp lắng là một thiết bị xử lý nước thải theo chu trình kín, tự động và đạt hiệu xuất cao.
Lĩnh vực áp dụng Bể kỵ khí vách ngăn
- Xử lý nước thải sinh hoạt.
- Xử lý nước thải công nghiệp: cà phê, cao su…
Email: moitruongxuyenviet@gmail.com
HOTLINE: 0903 018 135 – 0918 28 09 05
Tư vấn miễn phí:
CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG XUYÊN VIỆT
Địa chỉ: 537/18/4 Nguyễn Oanh, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP.HCM
(Địa chỉ cũ: B30 Khu Chung Cư An Lộc, Phường 17, Quận Gò Vấp, TPHCM)
Điện thoại: (+84) 028 3895 3166
Hotline: 0903.018.135 – 0918.280.905
Email: moitruongxuyenviet@gmail.com – info@moitruongxuyenviet.com
Fax: (+84) 028 3895 3188
Chúng tôi rất vui được giải đáp những thắc mắc của bạn. Trân trọng!
Xử Lý Nước Thải Bằng Công Nghệ Sinh Học Thiếu Khí (Bể Anoxit)
Bể Anoxit trong công nghệ xử lý nước thải hay còn gọi là bể lên men, bể anoxit được sử dụng kết hợp với các công nghệ hiếu khí hay kỵ khí để xử lý nước chứa nồng độ Amoni (NH4), NO2 (Nitrit), NO3 (Nitrat), Nitơ vô cơ, Phosphat (PO4), Poly-phosphat.
Trong bể anoxit đồng thời diễn ra các quá trình như: lên men các chất trong nước thải, cắt các mạch Poly-photphas thành Photphas, quá trình Khử nitrat (NO3) thành nitơ (N2)… ở điều kiện thiếu khí.
Qúa trình xử lý Nitơ và Phospho của bể Anoxit thường sẽ được thiết kế kết hợp trước các công nghệ sinh học hiếu khí và sau công nghệ sinh học kỵ khí.
Khi thiết kế bể anoxit phải đảm bảo nước thải được khuấy trộn đều nhờ thiết bị khuấy trộn đặt dưới bể và nồng độ oxy từ 0.5-1mgO2/l. Thời gian lưu bể anoxit từ 4-6 tiếng
Trường hợp thiếu oxy, các loại vi khuẩn khử nitơrat denitrificans (dạng kỵ khí tùy tiện) sẽ tách oxy của nitơrat và nitrit để oxy hóa chất hữu cơ. Nitơ phân tử tạo thành trong quá trình này sẽ thoát ra khỏi nước.
Quá trình chuyển: NO3 – NO2 – NO – N2O – N2 (NO, N2O, N2: dạng khí)
Tuy nhiên để cho quá trình này diễn ra thì cần phải xảy ra thêm 2 quá trình Nitrit hóa và Nitrat hóa ở điều điện hiếu khí nhe.
Nhưng để xử lý được Nitơ cũng đòi hỏi có nguồn Cacbon để tổng hợp tế bào. Do nước thải đã được nitrat hóa thường chứa ít vật chất chứa Cacbon nên đòi hỏi phải bổ sung thêm nguồn Cacbon từ ngoài vào. Trong một số hệ khử nitrit sinh học, nước thải chảy tới hoặc tế bào chất thường là nguồn cung cấp Cacbon cần thiết. Khi xử lý nước thải công nghiệp thường thiếu Cacbon hữu cơ nên người ta thường dung CH3OH rượu metylic làm nguồn Cacbon bổ sung. Nước thải công nghiệp nếu nghèo chất dinh dưỡng nhưng lại chứa Cacbon hữu cơ thì cũng có thể hòa trộn vào.
Quá trình loại bỏ chất dinh dưỡng phospho
Photpho xuất hiện trong nước thải ở dạng PO4 3- hoặc poli photphat P2O7 hoặc dạng photpho liên kết hữu cơ. Hai dạng sau chiếm khoảng 70% trong nước thải.
Các dạng tồn tại của P thường dùng các loại hợp chất keo tụ gốc Fe, Al,…để loại bỏ nhưng giá thành đắt, tạo thành bùn chứa tạp chất hóa học,…
Vi khuẩn Acinetobater là 1 trong những sinh vật đầu tiên có trách nhiệm khử P, chúng có khả năng tích lũy poliphotphat trong sinh khối tương đối cao (2-5%).
Khả năng lấy Phospho của vi khuẩn kỵ khí tùy tiện Acinebacter sẽ tăng lên rất nhiều khi cho nó luân chuyển các điều kiện hiếu khí, kỵ khí.
So Sánh Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Hiếu Khí Và Kỵ Khí * Tin Cậy
Việt Nam chúng ta đang trong quá trình phát triển, vì vậy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng được đẩy mạnh, các ngành công nghiệp ngày càng phát triển đem lại doanh thu lớn cho đất nước. Nhưng kéo theo đó là mặt trái của sự phát triển, cùng với nền công nghiệp thì lượng chất thải, nước thải thải ra môi trường ngày càng tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, gây mất cân bằng sinh thái. Nếu chúng ta không có biện pháp kịp thời, để ngăn chặn thì môi trường sẽ bị ảnh hưởng và hủy hoại.
Trong 3 loại ô nhiễm là rác thải, nước thải và khí thải thì nước thải là vấn nạn ô nhiễm đáng báo động. Công cuộc xử lý nước thải còn gặp vô vàn khó khăn, bất cập. Đa số là quy trình xử lý không đúng, sơ sài, qua loa hoặc xả chui. Công nghệ xử lý nước thải điển hình được ứng dụng gồm 2 phương pháp là xử lý hiếu khí và xử lý kỵ khí. Tùy vào từng loại nước thải khác nhau mà có phương pháp xử lý phù hợp. Nhìn chung, 2 quá trình xử lý sinh học hiếu khí và kỵ khí đều dùng vi sinh vật để loại bỏ các chất hữu cơ, cặn bã có trong nước thải.
1. Xử lý hiếu khí
Tổng quan
Quá trình xử lý hiếu khí hiểu đơn giản là quá trình xử lý diễn ra trong điều kiện có oxy. Tức là các bể sinh học được sục khí đầy đủ, vi sinh vật sẽ sử dụng nguồn oxy làm nguồn sống để phục vụ cho quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng. Chúng sẽ phân hủy và đào thải các chất hữu cơ trong nước ra khỏi bể dưới dạng bùn thải.
Vi sinh vật xử lý hiếu khí
Hoạt động trong điều kiện có oxy. Chúng sẽ chết hoặc hoạt động yếu dần nếu không được cung cấp đầy đủ lượng oxy cần thiết.
Các vi sinh vật xử lý hiếu khí:
Pseusomonas: thủy phân hidratcacbon, protein, các chất hữu cơ và khử nitrat.
Arthrobacter: phân hủy hidratcacbon.
Bacillus: phân hủy hidratcacbon, protein.
Cytophaga: phân hủy polime.
Zoogle: tạo màng nhầy, chất keo tụ.
Nitrosomonas: nitrit hóa.
Nitrobacter: nitrat hóa.
Nitrococus Denitrificans: khử nitrat.
Desulfovibrio: khử sunfat, khử nitrat.
(Theo “Vi sinh vật trong quá trình xử lý hiếu khí nước thải, kỵ khí và bùn hoạt tính”, ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM)
Giai đoạn xử lý
Quá trình xử lý sinh học hiếu khí là quá trình sử dụng các vi sinh oxy hóa các chất hữu cơ trong điều kiện có oxy. Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí gồm 3 giai đoạn:
Trong 3 loại phản ứng ΔH là năng lượng được sinh ra hay hấp thu vào. Các chỉ số x, y, z tuỳ thuộc vào dạng chất hữu cơ chứa cacbon bị oxy hóa.
Phân loại
Ưu và nhược điểm
Quá trình xử lý hiếu khí hầu như ít gây ra mùi hôi, tạo ra sản phẩm ổn định và dạng bùn.
Bùn sau xử lý có thể tái sử dụng làm phân bón.
Vận hành đơn giản.
Chi phí đầu tư thấp hơn.
Chi phí vận hành bao gồm điện và nhân công cao, do phải duy trì hệ thống cấp oxy.
Tạo ra nhiều bùn thải, và bùn sau xử lý khó tách nước bằng phương pháp cơ học.
Chỉ xử lý được nước thải có nồng độ ô nhiễm thấp.
2. Xử lý kỵ khí
Tổng quan
Khác với quá trình xử lý hiếu khí, xử lý kỵ khí diễn ra trong điều kiện không có oxy. Sản phẩm cuối cùng tạo ra gồm CH 4, CO 2, N 2, H 2,… và trong đó CH 4 chiếm tới 65%.
Vi sinh vật xử lý kỵ khí
Vi sinh vật kỵ khí nếu có sự tác động của oxy thì sẽ không thể phát triển và đem lại hiệu quả cao trong quá trình xử lý được.
Các vi sinh vật xử lý kỵ khí:
Giai đoạn xử lý
Thủy phân: Trong giai đoạn này, dưới tác dụng của enzyme do vi khuẩn tiết ra, các phức chất và các chất không tan (polysaccharides, protein, lipid) chuyển hóa thành các phức đơn giản hơn hoặc chất hòa tan (đường, các amino acid, acid béo). Quá trình này xảy ra chậm. Tốc độ thủy phân phụ thuộc vào pH, kích thước hạt và đặc tính dễ phân hủy của cơ chất. Chất béo thủy phân rất chậm.
Acid hóa: Trong giai đoạn này, vi khuẩn lên men chuyển hóa các chất hòa tan thành chất đơn giản như acid béo dễ bay hơi, alcohols, acid lactic, methanol, CO2, H2, NH3, H2S và sinh khối mới. Sự hình thành các acid có thể làm pH giảm xuống 4.
Acetic hoá (Acetogenesis): Vi khuẩn acetic chuyển hóa các sản phẩm của giai đoạn acid hóa thành acetate, H2, CO2 và sinh khối mới.
Methane hóa (methanogenesis): Đây là giai đoạn cuối của quá trình phân huỷ kỵ khí. Acetic, H2, CO2, acid fomic và methanol chuyển hóa thành methane, CO2 và sinh khối mới.
Phân loại
Ưu và nhược điểm
Không cần xử dụng oxy, giảm chi phí điện năng cho quá trình cấp khí.
Quá trình kỵ khí tạo ra ít bùn hơn so với quá trình xử lý sinh học hiếu khí.
Quá trình xử lý kỵ khí tạo ra lượng khí Metan lớn, có thể được dùng để cấp khí cho lò hơi.
Nhu cầu năng lượng cho quá trình được giảm nhiều.
Có thể được thiết kế để hoạt động dưới tỉ trọng cao.
Tốc độ phản ứng diễn ra chậm.
Quá trình phân hủy cần nhiều thời gian hơn.
Quá trình khởi động cần lượng bùn lớn hơn (nồng độ bùn yêu cầu cao hơn).
Xử lý nước thải là cả một quá trình từ khâu tiếp nhận nước thải, đến khâu xử lý rồi thải ra nguồn tiếp nhận. Tùy thuộc vào tính chất của loại nước thải, yêu cầu chất lượng nước đầu ra, về kinh tế, vị trí địa lí,…mà sẽ có quy trình xử lý nước thải phù hợp. Có những hệ thống áp dụng cả phương pháp xử lý hiếu khí và kỵ khí, hoặc áp dụng một trong hai, cũng có khi là không áp dụng cả hai phương pháp. Nhưng trên hết, xây dựng hệ thống xử lý là phải an toàn, đảm bảo, chất lượng, vì mục đích cuối cùng là xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường bên ngoài, hoặc phục vụ cho mục đích khác nhau, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức,Tp.HCM
Điện thoại: (028) 2253 3535 Mobile: 0903 908 671 – 0903 095 978
Email: tincay@tincay.com; thamnguyen@tincay.com
Để biết thêm thông tin về các vấn đề xử lý nước thải, xin vui lòng liên hệ: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Sinh Học Kỵ Khí
+ Giai đoạn 1: quá trình thuỷ phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử. Trong giai này các chất thải hữu cơ chứa nhiều chất hữu cơ cao phân tử như protein, chất béo, celluloses, lignin,… chúng bị thuỷ phân, sẽ được cắt mạch tạo thành những phân tử đơn giản hơn, dễ phân huỷ hơn. Các phản ứng thuỷ phân sẽ chuyển hoá protein thành amino axit, carbohydrates thành đường đơn, và chất béo thành các axid béo.
+ Giai đoạn 2: axit hoá. Trong giai đoạn này, các chất hữu cơ đơn giản lại phân giải chuyển hoá thành axit acetic , H2 và CO2. Các axit béo dễ bay hơi chủ yếu là axit acetic axit propionic và axit lactic . Bên cạnh đó, CO2 và H2O, methanol, các rượu đơn giản.khác cũng được hình thành trong quá trình cắt mạch carbohydrates. Vi sinh vật phân giải methane chỉ có thể phân huỷ một số loại cơ chất nhất định như CO2 + H2, formate,acetate, methanol, CO.
+ Giai đoạn 3: Acetate hoá.
+ Giai đoạn 4: Methane hoá. – Tuỳ theo trạng thái tồn tại của bùn, có thể chia quá trình xử lý kỵ khí thành: * Quá trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng như quá trình tiếp xúc kỵ khí, quá trình xử lý bùn kỵ khí với dòng nước đi từ dưới lên (UASB). * Quá trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám như quá trình lọc kỵ khí.
Công nghệ bể xử lý kỵ khí
Trong quá trình xử lý nước thải bằng công nghệ kỵ khí này các chất hữu cơ có trong nước thải được chuyển hoá thành mêtan và khí cacbonic, quá trình phân huỷ này không có mặt của oxy. Hệ thống xử lý kỵ khí.
– Dùng các hồ kỵ khí để xử lý nước thải có nồng độ chất hữu cơ và hàm lượng cặn cao. Độ sâu của các hồ kỵ khí phải đủ lớn và đạt độ ổn định để quá trình phân hủy xảy ra nhanh và đạt hiệu quả cao.
– Quá trình ổn định nước thải trong hồ kỵ khí xảy ra từ quá trình kết tủa và.chuyển hoá chất hữu cơ thành CO2, CH4, các khí khác, các axit hữu cơ và tế bào mới. Việc áp dụng các hồ kỵ khí để xử lý nước thải sẽ đạt hiệu quả cao
Khí nhân tạo tức là sử dụng bể USAB là bể xử lý sinh học dòng chảy ngược qua tầng bùn kỵ khí bể được thiết kế cho nước thải có nồng độ chất hữu cơ cao ô nhiễm cao và thành phần chất rắn thấp.
Hình 2: vi sinh vật kỵ khíQuá trình hoạt động như sau:
– Quá trình xử lý lọc sinh học kỵ khí Ở đây nước thải được lọc qua tấm chắn hình thánh màng vsv. Nước thải qua màng lọc vs các chất ô nhiễm sẽ bị giữ lại và phân hủy chuyển hóa bùn cặn sẽ bị giữ lại.
– Quá trình kỵ khí tiếp xúc. Thiết bị 1 bể phản ứng và 1 bể lắng riêng biệt với một thiết bị điều chỉnh bùn tuần hoàn. Nước thải chưa qua sử lý được khuấy đều sau đó đưa vào bể phản ứng ở đây quá trình phân hủy được vsv chuyển hóa sau đó đưa vào bể lắng bùn sẽ lắng xuống nước được xử lý đã đi ra ngoài.
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí thực chất là quá trình phân hủy chất hữu cơ bằng vi sinh vật kỵ khí tạo thành chất không độc hay dễ xử lý với môi trường.
Bạn đang xem bài viết Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Bằng Bể Kỵ Khí Vách Ngăn trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!