Xem Nhiều 5/2023 #️ Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Sinh Học # Top 11 Trend | Sansangdethanhcong.com

Xem Nhiều 5/2023 # Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Sinh Học # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Sinh Học mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

1. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là gì ?

Đó là phương pháp xử lý nước thải dựa vào vi sinh vật để xử lý chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải. Có những công nghệ xử lý nước thải áp dụng hiệu quả và giá thành thấp hiện này là:

Công nghệ vi sinh thiếu khí kết hợp hiếu khí

Công nghệ vi sinh kỵ khí kết hợp thiếu khí và hiếu khí

2. Ứng dụng của phương pháp xử lý sinh học

Phương pháp xử lý nước thải bằng vi sinh vật xử lý nước thải áp dụng đối với nước thải sinh hoạt, thực phẩm, chăn nuôi, các ngành sản xuất khác.

Đồng thời, công nghệ này kết hợp thêm những hạng mục bể hóa lý khác để xử lý hầu hết các loại nước thải.

3. Tại sao nên chọn phương pháp sinh học để xử lý nước thải ?

Phướng pháp sinh học được lựa chọn phổ biến vì những ưu điểm như sau:

Phương pháp thân thiện với môi trường, hạn chế tối đa sử dụng hóa chất

Xử lý hiệu quả chất hữu cơ trong nước thải, Nito, Photpho. Đã được thực tế chứng minh trong nhiều năm qua ở Việt Nam và trên thế giới

Chi phí vận hành và bảo thì thấp và đơn giản hơn các công nghệ khác. Định kỳ chỉ cần bổ sung dinh dưỡng và bảo trì thiết bị.

Phướng pháp này phụ thuộc nhiều vào khả năng hoạt động oxy hoá chất hữu cơ trong nước thải của vi sinh vật. Vì vậy, cần đảm bảo các điều kiện môi trường sống, thức ăn dinh dưỡng trong nước thải ở các bể sinh học để vi sinh vật hoạt động hiệu quả.

4. Điều kiện để vi sinh trong bể hiếu khí hoạt động tốt nhất, lượng bùn vi sinh nhiều

Nhiệt độ : 18 -27 oC

pH : 6,4 – 7,5

Thời gian lưu : ≥ 8h

Chất hoạt động bề mặt, dầu mỡ, các chất độc hại ảnh hưởng không tốt cho hoạt động của vi sinh vật

Tỷ lệ Dinh dưỡng (BOD:N:P = 100:5:1)

Lượng bùn hoạt tính trong bể hiếu khí, phụ thuộc các yêu tố

Tỷ lệ thức ăn cho cho vi sinh vật: F/M = (BOD x Q ) : (MLSS x V)

MLSS (g/l) : Nồng độ bùn

SVI (g/l): Chỉ số bùn, tuổi bùn

SV30 (ml/l) : Thể tích bùn lắng sau 30 phút

BOD (kg/ngày) : nhu cầu oxy sinh học

COD : nhu cầu oxy hóa học

SVI = SV30 : MLSS

SVI < 100: Bùn già

100 ≤ SVI ≤ 150: Bùn lắng tốt

Để duy trì các chỉ số tối ưu cho sự hoạt động của vi sinh vật xử lý nước thải, phương pháp này cần các sử dụng các sản phẩm gồm: Chế phẩm men vi sinh vật chọn lọc (men hiếu khí, men kị khí, men thiếu khí, Chất dinh dưỡng (Mật rỉ đường, Phân NPK, …).

Đồng thời, đòi hỏi phải tách vớt dầu mỡ, duy trì sục khí oxy sạch cho bể hiếu khí để vi sinh vật hô hấp , oxi hóa chất ô nhiễm.

5. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải thiếu khí kết hợp hiếu khí

Áp dụng cho xử lý nước thải sinh hoạt như

STT

Hạng mục Công dụng

Mô tả

01 Bể tách dầu Loại bỏ dầu mỡ và rác Nước thải từ nhà bếp được cho vào bể tách dầu 3 ngăn để giữ lại cặn dầu

02 Hố thu gom Tập trung nước thải Nước thải từ các nguồn được tập trung tại hố thu gom sau đó tự chảy qua bể điều hòa

03 Bể điều hòa Ổn định lưu lượng, nồng độ chất ô nhiễm Nước thải từ bể keo tụ + lắng được chảy qua bể điều hòa, đồng thời nước thải sinh hoạt từ hầm từ hoại cũng được thu về bể này. Tại đây nước thải được sục khí để hòa trộn

04 Bể Anoxic Xử lý N, P, Amoni Tiếp theo nước thải được dẫn qua công trình xử lý sinh học tiếp theo là bể thiếu khí (Anoxic). Trong môi trường thiếu khí, nitrate trong nước thải được chuyển hoá thành nitơ tự do. Ngoài ra, trong môi trường thiếu khí các vi sinh vật có khả năng hấp phụ photpho cao hơn mức bình thường, do photpho lúc này không những chỉ cần cho việc tổng hợp, duy trì tế bào và vận chuyển năng lượng mà còn được vi khuẩn dự trữ trong tế bào để sử dụng ở các giai đoạn hoạt động tiếp theo.

05 Bể Aerotank Xử lý COD, BOD Từ bể thiếu khí nước thải được bơm sang bể sinh học hiếu khí. Đây là công trình chính để xử lý các chất hữu cơ một cách triệt để. Oxy được cung cấp liên tục cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động. Trong điều kiện thổi khí liên tục này, quần thể vi sinh vật hiếu khí tồn tại ở trạng thái lơ lửng (bùn hoạt tính) phân huỷ các hợp chất hữu cơ có trong nước thải thành các hợp chất đơn giản, CO2 và nước.

06 Bể lắng sinh học Lắng bùn hoạt tính Nước thải sau khi ra khỏi bể bùn hoạt tính lơ lửng sẽ tự chảy tràn qua bể lắng. Tại đây, xảy ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bùn vi sinh học. Bùn sau khi lắng được bơm tuần hoàn một phần về bể sinh học hiếu khí và bể sinh học thiếu khí, một phần được bơm về bể chứa bùn.

07 Bể trung gian Không gây xáo trộn nước thải Giữ cho nước thải sau bể lắng ít bị xáo trộn

08 Cột lọc áp lực Xử lý SS Loại bỏ và giữ lại các chất rắn lơ lửng còn trong nước

09 Bể khử trùng Tiêu diệt vi khuẩn Nước thải từ bể lắng chảy qua bể khử trùng có vách ngăn được châm clorin để khử trùng nước

10 Bể chứa bùn Chứa bùn Lượng bùn tại bể lắng sau một thời gian sẽ được bơm về bể chứa bùn. Định kỳ được nạo xét giao cho đơn vị có chức năng xử lý

6. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải kỵ khí kết hợp thiếu khí và hiếu khí

Áp dụng cho xử lý nước thải chế biến chế biến thực phẩm, chăn nuôi…., và các nhà máy có nước thải ô nhiễm hữu cơ nặng

STT Hạng mục Công dụng Mô tả

Bể xử lý sơ bộ Loại bỏ dầu mỡ và rác Nước thải được dẫn qua lưới chắn rác đặt trong bể tách mỡ để giữ lại rác, mỡ nổ trên mặt. Chúng được vớt bỏ thường xuyên

    Bể điều hòa Ổn định lưu lượng, nồng độ chất ô nhiễm Nước thải từ bể keo tụ + lắng được chảy qua bể điều hòa, đồng thời nước thải sinh hoạt từ hầm từ hoại cũng được thu về bể này. Tại đây nước thải được sục khí để hòa trộn và pH được kiểm soát ở mức trung hòa

      Bể kị khí Xử lý COD, BOD nồng độ cao Tại đây pH được duy trì trong khoảng 6,8 – 7,5, đồng thời bổ sung chất dinh dưỡng cho sự phát triển của vi sinh vật. Lượng khí phát sinh sẽ được thu lại có thể sử dụng cho mục đích khác hoặc thải bỏ.

        Bể Anoxic Xử lý N, P, Amoni Tiếp theo nước thải được dẫn qua công trình xử lý sinh học tiếp theo là bể thiếu khí (Anoxic). Trong môi trường thiếu khí, nitrate trong nước thải được chuyển hoá thành nitơ tự do. Ngoài ra, trong môi trường thiếu khí các vi sinh vật có khả năng hấp phụ photpho cao hơn mức bình thường, do photpho lúc này không những chỉ cần cho việc tổng hợp, duy trì tế bào và vận chuyển năng lượng mà còn được vi khuẩn dự trữ trong tế bào để sử dụng ở các giai đoạn hoạt động tiếp theo.

          Bể Aerotank Xử lý COD, BOD Từ bể thiếu khí nước thải được bơm sang bể sinh học hiếu khí. Đây là công trình chính để xử lý các chất hữu cơ một cách triệt để. Oxy được cung cấp liên tục cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động. Trong điều kiện thổi khí liên tục này, quần thể vi sinh vật hiếu khí tồn tại ở trạng thái lơ lửng (bùn hoạt tính) phân huỷ các hợp chất hữu cơ có trong nước thải thành các hợp chất đơn giản, CO2 và nước.

            Bể lắng sinh học Lắng bùn hoạt tính Nước thải sau khi ra khỏi bể bùn hoạt tính lơ lửng sẽ tự chảy tràn qua bể lắng. Tại đây, xảy ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bùn vi sinh học. Bùn sau khi lắng được bơm tuần hoàn một phần về bể sinh học hiếu khí và bể sinh học thiếu khí, một phần được bơm về bể chứa bùn.

              Bể khủ trùng Tiêu diệt vi khuẩn Nước thải từ bể lắng chảy qua bể khử trùng có vách ngăn được châm clorin để khử trùng nước

                Cột lọc áp lực Xử lý SS Loại bỏ và giữ lại các chất rắn lơ lửng còn trong nước

                  Bể chứa bùn Chứa bùn Lượng bùn tại 2 bể lắng sau một thời gian sẽ được bơm về bể chứa bùn.

                  Để xử lý nước thải hiệu quả, cần ứng dụng các thiết bị, công nghệ tiên tiến nhưng Công nghệ MBR, MBBR, FBBR.

                  ☆ ☆ ☆ ☆ ☆

                  Điểm: 4.7 (10 bình chọn)

                  {{#error}}

                  {{error}}

                  {{/error}} {{^error}} {{/error}}

                  Lỗi! Xin vui lòng kiểm tra lại đường truyền

                  KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU

                  Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Công Nghệ Sinh Học

                  Xử lý nước thải bằng phương pháp công nghệ sinh học

                  7222 Lượt xem – 01-10-2019 17:05

                  Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học dựa vào sự sinh trưởng và phát triển của các hệ vi sinh vật trong nước thải. VSV chuyển hóa và phân hủy các chất hữu cơ và chất khoáng làm thức ăn, tổng hợp tế bào mới từ đó làm tăng sinh khối sinh vật lên đáng kể.

                  Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí

                  Trong điều kiện không được cung cấp oxy, vi sinh vật vẫn có thể phân hủy các chất hữu cơ và chất vô cơ trong nước thải.

                  Các giai đoạn diễn ra:

                  Bước 1: Dưới tác dụng của thủy phân mà các chất hữu cơ phức tạp và chất béo thành các chất hữu cơ đơn giản. Vi khuẩn sử dụng các chất này làm thức ăn để cung cấp năng lượng và dinh dưỡng trong việc sinh trưởng và phát triển.

                  Bước 2: Lên men axit. Các chất hữu cơ đơn giản à axit hữu cơ thông thường (axit acetic, glixerin, axetat,…).

                  Bước 3: Lên men kiềm. Chuyển hóa axit acetic + hydro à CH4 và CO2.

                  Bước 4: Methane hóa

                  Sử dụng phương pháp xử lý nhân tạo

                  Bể USA: trong lớp bùn nằm sâu dưới đáy bể chứa nhiều chất gây ô nhiễm. Nhờ hoạt động của VSV kỵ khí sinh ra khí mêtan và cacbon dioxide. Ngoài ra ưu điểm nổi bật khi xử lý ở bể USA ít hao tốn năng lượng, lượng bùn có hoạt tính cao, loại bỏ lượng lớn chất hữu cơ,…

                  Lọc sinh học kỵ khí: lọc kỵ khí với sinh trưởng gắn kết trên giá mang hữu cơ nhờ cơ chế phân hủy và hấp thụ chất hữu cơ của VSV.

                  Sử dụng phương pháp xử lý tự nhiên

                  Ao hồ kỵ khí: thường sử dụng loại ao hồ có kích thước sâu mà không cần cung cấp oxy cho VSV mà VSV sẽ sử dụng lượng oxy từ hợp chất nitrat, sulfat,… thành các axit hữu cơ, khí CH4, H2S, CO2 hoặc H2O.

                  Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí

                  Xử lý nước thải công nghệ sinh học mang đến hiệu suất cao hơn nhờ vi sinh vật tồn tại trong điều kiện được cung cấp lượng oxy nhân tạo thường xuyên và liên tục để tăng cường quá trình phân hủy và chuyển hóa các chất hữu cơ làm thức ăn.

                  Các vi sinh vật hiếu khí sử dụng oxy trong nguồn nước thải nhờ quá trình sục khí liên tục cung cấp một lượng lớn khí oxy làm điều kiện thuận lợi để VSV sinh trưởng và phát triển.

                  Quá trình xử lý nước thải hiếu khí bao gồm 2 giai đoạn chủ yếu: tự nhiên và nhân tạo.

                  Sử dụng phương pháp xử lý tự nhiên

                  Ao hồ sinh học hiếu khí: Kích thước từ 0,3 -0.5 m, là nơi diễn ra quá trình oxy hóa các chất hữu cơ nhờ cơ chế hoạt động chủ yếu từ VSV hiếu khí. Nhờ ánh sáng mặt trời, lớp oxi khuếch tán dễ dàng qua tầng nước bề mặt tạo điều kiện thuận lợi để tảo, rong rêu tiến hành quá trình quang hợp để cung cấp oxy cho VSV sinh trưởng.

                  Cánh đồng tưới và bãi lọc: thường dùng để xử lý nước thải sinh hoạt.

                  Sử dụng phương pháp xử lý nhân tạo

                  Bể Aerotank: Bể Aerotank được xây dựng với dạng hình chữ nhật hoặc hình tròn. Đây là nơi tập trung nhiều bùn cặn; chính vì thế, máy thổi khí được thiết kế dưới đáy bể để đảm bảo lớp bùn này luôn trong trạng thái xáo trộn nhờ vậy mà các VSV liên kết thành những các hạt bùn hoạt tính lơ lửng trong nguồn nước.

                  Nguyên lý hoạt động

                  Quá trình oxy hóa trong bể Aerotank gồm 3 giai đoạn chính:

                  Giai đoạn 1: Tốc độ oxy hóa diễn ra mạnh mẽ. Thúc đẩy quá trình phát triển của VSV, lượng oxy tăng lên đáng kể.

                  Giai đoạn 2: VSV sinh trưởng và phát triển ổn định

                  Giai đoạn 3: Tốc độ oxy giảm – Tốc độ tiêu thụ oxy tăng

                  Bể lọc sinh học: Bể lọc sinh học sử dụng các lớp vật liệu lọc được bao quanh bởi các lớp màng VSV. Cấu tạo: bộ phận chứa vật liệu lọc, hệ thống phân phối nước, hệ thống thu và dẫn nước sau lọc, hệ thống dẫn và phân phối khí cho bể lọc.

                  Phân loại:

                  Lớp vật liệu không ngập nước đòi hỏi hệ thống làm việc bằng những chỉ số cụ thể như nồng độ pH=7, nhiệt độ từ 30 – 40 độ C, độ ẩm hoặc lượng oxy thích hợp. Ngoài ra với cơ chế hoạt động tự động giúp tiết kiệm thời gian vận hành cũng như tiết kiệm năng lượng khi sử dụng.

                  Lớp vật liệu ngập nước không phụ thuộc vào sự thay đổi tải trọng, quy mô thiết kế gọn nhẹ tiết kiệm diện tích cũng như cấu trúc modun và dễ dàng điều khiển và vận hành tự động hóa.

                  Đĩa quay sinh học RBC: Xử lý nước thải bằng thiết bị sinh học RBC là sự kết nối chủ yếu giữa màng lọc sinh học và lớp VSV gắn kết trên bề mặt lớp vật liệu đó. Lớp VSV bám chặt trên lớp vật liệu lọc tiếp xúc trực tiếp với các hợp chất hữu cơ cùng oxy có trong nước thải. Vì thế, quá trình quay liên tục của đĩa quay tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhanh và hiệu quả hơn.

                  Mương oxy hóa: được nâng cấp từ dạng bể Aerotank được khuấy trộn thường xuyên trong điều kiện hiếu khí.

                  Xử lý nước thải sinh học thiếu khí

                  Phương pháp thiếu khí xảy ra quá trình khử nitrat thành nito (điều kiện không có oxy) nhưng oxy hóa nhiều các chất hữu cơ trong nước thải (sử dụng nitrat và nitrit thay vì oxy).

                  Xử lý nước thải sinh học hiếu khí kết hợp với kỵ khí

                  Ao hồ hiếu – kỵ khí gồm hai quá trình diễn ra song song với nhau, bao gồm:

                  Phân hủy hiếu khí các chất hữu cơ hòa tan nhờ tảo quang hợp dưới ánh sáng của mặt trời

                  Phân hủy kỵ khí các chất cặn lắng ở đáy tạo thành khí CH4, H2S, H2,…

                  Liên hệ ngay với công ty môi trường Hợp Nhất để biết thêm thông tin chi tiết.

                  Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Sinh Học – Công Ty Xử Lý Nước Thải

                                  Ngày nay, tốc độ tăng trường kinh tế ngày một cao hơn, việc sử dụng tài nguyên cũng tăng hơn, đặc biệt là nhu cầu về nước. Nhu cầu về nước ngày càng tăng, lượng nước thải sinh hoạt và lượng nước thải công nghiệp đã và đang gây ô nhiễm đáng kể nếu chưa xử lý mà thải ra môi trường. Do đó, không chỉ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học (xử lý bằng vi sinh) mà còn sử dụng các loại hóa chất khác.

                                Xử lý nước thải là loại bỏ các chất ô nhiễm ra khỏi nước bằng các phương pháp vật lý, hóa học, và phương pháp sinh học để đưa nước thải thành chất lỏng không độc hại với môi trường. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là phương pháp được rất nhiều người quan tâm và sử dụng nhiều. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học giúp giảm khả năng tái ô nhiễm môi trường, điều có thể xảy ra khi sử dụng các biện pháp khác. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học đóng vai trò rất lớn, quyết định quy mô, chi phí đầu tư so với phương pháp vật lý và phương pháp hóa học.

                  Hãy xem tham khảo một số công nghệ xử lý nước thải của Công Ty Môi Trường Việt Envi:

                  Vi sinh vật tham gia xử lý nước thải (xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học)

                  Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học (hay còn gọi là xử lý nước thải bằng vi sinh) là phương pháp xử lý dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật, chủ yếu là sinh vật hoại sinh có trong nước thải.

                  Vi sinh vật có trong nước thải sẽ liên tục chuyển hóa các chất hữu cơ bằng cách duy nhất là tổng hợp thành tế bào mới. Vi sinh vật có thể hấp thụ lượng lớn các chất hữu cơ qua bề mặt tế bào. Khi hấp thụ xong, nếu các chất hữu cơ không được đồng hóa thành tế bào chất thì khả năng hấp thụ sẽ về 0. Một phần chất hữu cơ thấp thụ được dành cho việc kiến tạo tế bào. Một phần chất hữu cơ được oxy hóa để tạo năng lượng cung cấp cho việc tổng hợp.

                  Cơ chế xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học (xử lý nước bằng vi sinh)

                  Cơ chế xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học (xử lý nước bằng vi sinh) là vi sinh vật có trong nước thải sử dụng các hợp chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo ra năng lượng. Sản phẩm của các quá trình phân hủy này là khí CO2, H2O, N2, ion sulfite.

                  Mục đích của xử lý nước thải bằng vi sinh là khử các chất hữu cơ COD, BOD,…với nồng độ cao ở trong nước về nồng độ cho phép, ở mức không gây hại tới môi trường.

                  Ưu điểm của xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học (xử lý nước bằng vi sinh)

                  Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học (xử lý nước bằng vi sinh) có rất nhiều ưu điểm, cụ thể:

                  Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học (xử lý nước bằng vi sinh) với chi phí đầu tư ít

                  Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học (xử lý nước bằng vi sinh) dễ vận hành

                  Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học (xử lý nước bằng vi sinh) là phương pháp xử lý thân thiện với môi trường.

                  Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học (xử lý nước bằng vi sinh) hiệu suất xử lý cao.

                  Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí (xử lý nước bằng vi sinh hiếu khí)

                  Xử lý nước bằng vi sinh hiếu khí: là quá trình sử dụng các vi sinh oxy hóa các chất hữu cơ trong điều kiện có oxy.

                  Xử lý nước thải bằng vi sinh hiếu khí thường gồm 3 giai đoạn:

                  Oxy hóa các chất hữu cơ

                  Tổng hợp tế bào mới

                  Phân hủy nội bào

                  Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí (xử lý nước bằng vi sinh hiếu khí) thường được phân thành:

                  Phương pháp xử lý sinh học nhân tạo:

                  Quá trình hiếu khí sinh trưởng lơ lửng (Aerotank)

                  Aerotank: là xử lý nước thải bằng vi sinh có dạng bể, được thực hiện nhờ bùn hoạt tính và cung cấp oxy bằng khí nén hoặc làm thoáng, khuấy đảo liên tục. Bùn phát triển ở trạng thái lơ lửng và hiệu suất xử lý các hợp chất hữu cơ là khá cao. Bùn hoạt tính là tập hợp những vi  sinh vật có trong nước thải, tạo thành những bông cặn có khả năng hấp thu và phân hủy các chất hữu cơ khi có mặt oxy.

                  Quá trình hiếu khí sinh trưởng dính bám (Lọc sinh học hiếu khí)

                  Là hoạt động nhờ quá trình dính bám của một số vi khuẩn hiếu khí trên lớp vật liệu giá thể. Do quá trình dính bám tốt lên lượng sinh khối tăng lên, thời gian lưu bùn kéo dài nên xử lý tải trọng cao. Vi sinh xử lý BOD, COD và một phần Nitơ, phospho.

                  Đĩa quay sinh học: khi quay màng sinh học tiếp xúc với chất hữu cơ có trong nước thải, nhờ quay liên tục mà màng sinh học vừa được tiếp xúc với không khí vừa tiếp xúc được với chất hữu cơ trong nước thải, vì vậy, chất hữu cơ được phân hủy nhanh.

                  Mương oxy hóa: là dạng cải tiến của bể Aerotank khuấy trộn hoàn chỉnh làm việc trong điều kiện hiếu khí kéo dài với bùn hoạt tính.

                  Phương pháp xử lý sinh học tự nhiên: bao gồm ao hồ sinh học hiếu khí và cánh đồng tưới và bãi lọc).

                  Cánh đồng tưới và bãi lọc: Trong nước thải sinh hoạt chứa hàm lượng nitơ, photpho, kali khá đáng kể. Sử dụng vi sinh trong tự nhiên để xử lý chất hữu cơ, quá trình xử lý diễn ra chậm.

                  Ao hồ sinh học:  vi sinh vật thường dùng oxy sinh có từ rêu tảo trong quá trình quang hợp cũng như oxy hóa từ không khí để oxy hóa các chất hữu cơ. Rong, tảo lại tiêu thụ CO2, photphat và nitrat amoni sinh ra từ sự phân hủy, oxy hóa các chất hữu cơ bởi vi sinh. Hồ sinh học xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học chủ yếu dựa vào quá trình tự làm sạch của hồ

                  Xử lý nước thải bằng phương pháp xử lý sinh học kỵ khí

                  Xử lý nước thải bằng phương pháp xử lý sinh học kỵ khí là quá trình phân hủy sinh học chất hữu cơ và vô cơ phân tử trong điều kiện không có oxy phân tử bởi các vi sinh vật kị khí.

                  Xử lý nước bằng phương pháp sinh học kị khí thường chia làm sáu quá trình:

                  Thủy Phân polymer

                  Lên men các amino axit và đường

                  Phân hủy kị khí các axit béo mạch dài và rượu

                  Phân hủy kị khí các axit béo dễ bay hơi

                  Hình thành khí methane từ axit acetic

                  Hình thành khí methane từ CO2 và Hydrogen.

                  COD sẽ giảm trong giai đoạn methane.

                  Xử lý nước bằng phương pháp xử lý sinh học kị khí nhân tạo

                  Quá trình xử lý nước thải bằng bể UASB: lớp bùn được lắng dưới đáy bể, dưới tác dụng của vi sinh vật kị khí chúng được chuyển hóa thành metan và cacbon dioxide. Quá trình xử lý nước thải bằng lọc sinh học kỵ khí: lọc kị khí với sinh trưởng gắn kết  trên giá mang hữu cơ.

                  Xử lý nước bằng phương pháp xử lý sinh học kị khí tự nhiên

                  Ao hồ kị khí: các vi sinh vật kị khí hoạt động sống không cần oxy của không khí

                  Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí kết hợp phương pháp sinh học kị khí

                  Ao hồ hiếu – kị khí (ao hồ tùy nghi)

                  Đây là loại ao hồ phổ biến trong thực tế, xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học phân hủy hiếu khí các chất hữu cơ hòa tan có điều ở trong nước và phân hủy kị khí cặn lắng ở vùng đáy.

                  Xử lý nước thải bằng vi sinh thiếu khí

                  Nước thải chỉ giảm được 90-98% BOD, nhưng tổng Nitơ (N) chỉ giảm được  30-40% và khoảng 30% P, hàm lượng N, P cao vượt ngưỡng cho phép cần xử lý bổ sung bằng phương pháp thiếu khí.

                  Cơ sở lựa chọn công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

                  Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học thường nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị, nước thải của một số ngành nghề như: thực phẩm, thủy sản, chế biến nông sản,…có chứa nhiều các chất hữu cơ hòa tan gồm:  hydratcacbon, protein và các hợp chất chứa N phân hủy từ protein, các chất béo……chất vô cơ như sulphit, H2S, amoniac,….

                  Điều tiên quyết là nước thải phải là môi trường sống của quần thể sinh vật phân hủy các  chất hữu cơ có trong nước thải. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học cần thỏa mãn những điều kiện sau:

                  Không có chất độc làm chết hoặc ứng chế hoàn toàn hệ sinh vật trong nước thải.

                  Hàm lượng kim loại nặng có trong nước thải. Muối của các kim loại nặng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sống của vi sinh vật.

                  Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học chỉ tiêu cần bận tâm là COD và BOD, nếu tỉ số của 2 thông số này phải là: COD/BOD ≤ 2 hoặc BOD/COD ≥ 0.5 thì việc xử lý mới diễn ra tốt. Khi COD lớn hơn BOD nhiều lần, trong đó gồm có xenlulozo, hemixenlulozo, protein, tinh bột chưa tan thì phải qua xử lý sinh học kỵ khí.

                  Để hiểu rõ hơn về công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học Quý khách hàng hãy liên hệ với Công Ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Việt Envi để được tư vấn chi tiết, phù hợp với nhu cầu của Doanh Nghiệp:

                  CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT ENVI

                  Địa chỉ: 86/30 Đường số 14 Khu phố 15 Phường Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, Thành Phố Hồ Chí Minh

                  Văn Phòng: 402 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Phú Nhuận, Thành Phố Hồ Chí Minh

                  Điện thoại: 0917.952.786:Mr. Trọng – 0917.932.786: Ms. Hương

                  Email: moitruongviet.envi@gmail.com

                  Web: https://congtyxulynuoc.com

                  Facebook:  chúng tôi

                  Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Bằng Công Nghệ Sbr

                  Phương pháp xử lý nước thải bằng công nghệ SBR

                  4446 Lượt xem – 01-10-2019 17:21

                  Cấu tạo công nghệ xử lý nước thải SBR là gì?

                  SBR (Sequancing Batch Reactor) là công nghệ xử lý nước thải sinh học theo mẻ. Công nghệ SBR chuyên dùng để xử lý nước thải chứa nhiều chất hữu cơ, chất ô nhiễm, chất rắn lơ lửng cũng như loại bỏ lượng lớn nito trong nguồn nước.

                  Cấu tạo:

                  Bể tiếp nhận

                  Nước thải từ nhiều nguồn khác nhau đều có điểm chung đó chính là chứa nhiều rác thải. Nếu không xử lý hoàn toàn lượng rác thải có kích thước lớn này sẽ dẫn đến tình trạng làm hư hỏng thiết bị, máy móc và đường ống dẫn nước ảnh hưởng đến các giai đoạn xử lý nước thải tiếp theo.

                  Nhằm hạn chế tình trạng này xảy ra, người ta thường bố trí thêm song chắn rác hoặc lưới chắn rác để lược bỏ những chất thải có kích thước lớn ra khỏi nguồn nước trước khi đi vào bể tiếp nhận. Với công nghệ SBR thường thích hợp để xử lý nước thải khu du lịch, nước thải resort, nước thải nghỉ dưỡng,…

                  Như vậy, những bước đầu xử lý có tầm quan trọng lớn đối với toàn bộ quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ SBR.

                  Bể C-tech

                  Bể C-tech được xem có vai trò giúp hình thành hệ vi sinh vật hiếu khí tồn tại trong điều kiện được cung cấp oxy liên tục nhờ quá trình sục khí. Nhờ sự xuất hiện của các loại vi sinh vật này mà các quá trình nitrat hóa, oxy hóa, khử nito được diễn ra đồng bộ.

                  Làm đầy: Đây là địa điểm mà vi sinh vật hiếu khí và thiếu khí hình thành, sinh trưởng và phát triển nhờ phân hủy các chất hữu cơ. Quá trình oxy hóa giúp khử hoàn toàn hàm lượng BOD/ COD. Thời gian lưu nước 1 – 3 giờ, tùy thuộc vào hàm lượng BOD mà quá trình này hoạt động theo mẻ với từng chu trình: làm đầy – tĩnh, làm đầy – hòa trộn, làm đầy – sục khí.

                  Pha phản ứng: Là nơi các vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng trong điều kiện được cung cấp oxy liên tục nhờ máy thổi khí giúp khuấy trộn nước thải với bùn hoạt tính. Xảy ra quá trình nitrat hóa, nitrit hóa và oxy hóa đồng thời diễn ra để kiểm soát hàm lượng các tạp chất như BOD, COD, N, P,… trong nước thải. Trong đó, vi khuẩn Nitrosomonas làm nhiệm vụ oxy hóa nitrit; vi khuẩn Nitrobacter chuyển hóa NO2- thành NO3-.

                  Lắng: Được thực hiện xử lý trong trạng thái tĩnh, hệ thống thổi khí và sục khí tạm ngưng để nhường chỗ cho quá trình cặn lắng. Trong quá trình này, phần nước được tách và phần cặn lắng được chia làm 2 phần riêng biệt trong thời gian khoảng 2 giờ. Đồng thời, một lượng lớn nito cũng được loại bỏ hoàn toàn.

                  Rút nước: Nhờ hệ thống bơm nước mà nước thải được chuyển ra bên ngoài vào bể thu gom. Thời gian rút khoảng 0,5 giờ.

                  Ngưng: Vì thực hiện theo mẻ nên phải chờ trong khoảng thời gian nhất định để thực hiện mẻ tiếp theo.

                  Ưu điểm khi lắp đặt hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ SBR

                  Xử lý triệt để các tạp chất ô nhiễm cao

                  Khử hoàn toàn các chất dinh dưỡng bao gồm nito và photpho

                  Ít tốn diện tích, tiết kiệm được chi phí xây dựng hệ thống

                  Không cần xây dựng và lắp đặt bể lắng hoặc thậm chí là bể điều hòa

                  Nhờ tính tự động hóa nên dễ dàng kiểm soát và khắc phục các sự cố

                  Kết cấu đơn giản và dễ vận hành

                  Thiết kế nhiều pha luân phiên nhưng vẫn đảm bảo khả năng xử lý BOD từ 90 – 92%

                  Hoạt động ổn định, tiết kiệm điện năng khi sử dụng

                  Nếu bạn có nhu cầu cần tư vấn và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và cung cấp thông tin chính xác nhất thông qua Hotline 0938.089.368.

                  Bạn đang xem bài viết Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Sinh Học trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!