Xem Nhiều 6/2023 #️ Công Ty Môi Trường Xuyên Việt # Top 14 Trend | Sansangdethanhcong.com

Xem Nhiều 6/2023 # Công Ty Môi Trường Xuyên Việt # Top 14 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Công Ty Môi Trường Xuyên Việt mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

OXY HÓA NÂNG CAO – FENTON

1.

Cơ sở lý thuyết cho quá trình Fenton

Năm 1894 trong tạp chí Hội hóa học Mỹ đã công bố công trình nghiên cứu của J.H.Fenton, trong đó ông quan sát thấy phản ứng oxy hóa axit malic bằng H2O2 đã được gia tăng mạnh khi có mặt các ion sắt. Sau đó, tổ hợp H2O2 và muối sắt Fe2+

được sử dụng làm tác nhân oxy hóa rất hiệu quả cho nhiều đối tượng rộng rãi các chất hữu cơ và được mang tên “ tác nhân Fenton” (Fenton Reagent).

1.1.

  

Cơ sở 

            Hệ tác nhân Fenton đồng thể (Fenton cổ điển) là một hỗn hợp gồm các ion sắt hóa trị 2 và H2O2, chúng tác dụng với nhau sinh ra các gốc tự do *HO, còn Fe2+ bị oxi hóa thành Fe3+.

Fe2+ + H2O2 ® Fe3+ + *HO + OH-    (k = 63 l.mol-1.s-1)           (1.1)

            Phản ứng này được gọi là phản ứng Fenton vì Fenton là người đầu tiên đã mô tả quá trình này năm 1894.

            Những ion Fe2+ mất đi sẽ được tái sinh lại nhờ Fe3+ tác dụng với H2O2 dư theo phản ứng:

Fe3+ + H2O2® Fe2+ + H+ + *HO2. (k < 3.10-3 l.mol-1.s-1)         (1.2)

            Từ những phản ứng trên chứng tỏ tác dụng của sắt đóng vai trò là chất xúc tác. Quá trình khử Fe3+ thành Fe2+ xảy ra rất chậm, hằng số tốc độ phản ứng rất nhỏ so với phản ứng (1.1), vì vậy sắt tồn tại sau phản ứng chủ yếu ở dạng Fe3+.

            Gốc *HO sinh ra có khả năng phản ứng với Fe2+ và H2O2, nhưng quan trọng nhất là là có khả năng phản ứng với  nhiều chất hữu cơ tạo thành các gốc hữu cơ có khả năng phản ứng cao.

                                           *HO  + H2O2 ® H2O + *HO2             (1.3)

                                           *HO  + Fe2+ ® OH- + Fe3+               (1.4)

                                           *HO  + RH ® H2O + *R                      (1.5)

            Gốc *R có thể oxy hóa Fe2+, khử Fe3+ hoặc dimer hóa theo những phương trình phản ứng sau: 

                                           *R + Fe2+   ® Fe3+ + RH                    (1.6)

                                           *R + Fe3+   ® Fe2+ + “sản phẩm”       (1.7)

                                            *R + *R   ® “sản phẩm”                      (1.8)

            Gốc *HO2 có thể tác dụng với Fe2+, Fe3+ theo các phương trình phản ứng sau:

                                           *HO2 + Fe2+   ® HO2- + Fe3+              (1.9)

                                           *HO2 + Fe3+   ® H+ + O2 + Fe3+         (1.10)

            Phương trình phản ứng Fenton tổng cộng có dạng: 

Fe2+ + H2O2 + RH ® Fe3+ + H2O + CO2            (1.11)

Mặc dù tác nhân Fenton đã được biết hàng thế kỷ nay và thực tế đã chứng minh là một tác nhân oxi hóa rất mạnh do sự hình thành gốc hydroxyl *HO trong quá trình phản ứng, nhưng cơ chế của quá trình Fenton cho đến nay vẫn đang còn tranh cãi và tuyệt đại đa số các nhà nghiên cứu thừa nhận sự hình thành gốc hydroxyl *HO là nguyên nhân của khả năng oxy hóa cao của tác nhân Fenton.

1.2.

Ưu điểm

Việc lựa chọn quá trình Fenton vào nghiên cứu xử lý nước, nước thải là nhờ những ưu điểm sau:

-   Các tác nhân H2O2 và các muối sắt II tương đối rẻ và có sẵn, đồng thời không độc hại, dễ vận chuyển, dễ sử dụng.

-   Hiệu quả oxi hóa được nâng cao rất nhiều so với H2O2 sử dụng một mình. Áp dụng quá trình Fenton để xử lý nước và nước thải sẽ dẫn đến khoáng hóa hoàn toàn các chất hữu cơ thành CO2, H2O và các iôn vô cơ,…hoặc phân hủy từng phần, chuyển các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học thành các chất mới có khả năng phân hủy sinh học nhờ vào tác nhân hydroxyl *HO được sinh ra  trong quá trình phản ứng.

-   Tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình xử lý sinh học tiếp sau.

-   Nâng cao hiệu quả xử lý của toàn bộ hệ thống.

-   Do tác dụng oxy hóa cực mạnh của *HO so với các tác nhân diệt khuẩn truyền thống (các hợp chất của clo) nên ngoài khả năng tiêu diệt triệt để các vi khuẩn thông thường, chúng còn có thể tiêu diệt các tế bào vi khuẩn và virus gây bệnh mà clo không thể diệt nổi.

1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng

           

Ø  Độ pH

            Trong phản ứng Fenton, độ phân hủy và nồng độ Fe2+ ảnh hưởng rất đến tốc độ phản ứng và hiệu quả phân hủy các chất hữu cơ. Nguyên nhân là trong môi trường acid  thì sự khử Fe3+® Fe2+ xảy ra dễ dàng thuận lợi cho quá trình tạo thành gốc hydroxyl *HO, trong môi trường pH cao thì Fe3+ ® Fe(OH)3 làm giảm nguồn tạo ra Fe2+. Nói chung phản ứng Fenton đồng thể xảy ra thuận lợi khi pH < 4.

Ø  Tỷ lệ Fe2+: H2O2 và loại ion Fe ( Fe2+ hay Fe3+).

Tốc độ phản ứng tăng khi tăng  nồng độ H2O2, đồng thời nồng độ H2O2 lại phụ thuộc vào nồng độ chất ô nhiễm cần xử lý, đặc trưng bằng tải lượng COD. Theo kinh nghiệm, tỷ lệ mol/mol H2O2 : COD thường  0,5 – 1 :1.

Tỷ lệ Fe2+ : H2O2 nằm trong khoảng 0,3 -1 : 10 mol/mol.

Việc sử dụng ion Fe2+ hay Fe3+ không ảnh hưởng gì đến tác dụng xúc tác cho phản ứng Fenton ( dựa vào phản ứng (1.1) và (1.2)) . Tuy nhiên, khi sử dụng H2O2 với liều lượng thấp (< 10-15 mg/l H2O2) nên sử dụng Fe2+ sẽ tiết kiệm được hóa chất.

Ø  Các anion vô cơ

Một số anion vô cơ thường gặp trong nước thải là những ion cacbonat (CO32-), bicacbonat (HCO3-), Clorua (Cl-)sẽ tóm bắt các gốc hydroxyl *HO làm hao tổn số lượng gốc hydroxyl, giảm mất khả năng phản ứng oxi hóa,…Những chất tóm bắt này gọi chung là những chất tìm diệt gốc hydroxyl, những phản ứng săn lùng như sau:

*HO + CO32- ® *CO3 + OH-                 (1.12)

*HO + Cl ® *Cl + OH-                            (1.13)

            Nói chung, các ion cacbonat (CO32-), bicacbonat (HCO3-), Clorua (Cl-)thường có ảnh hưởng kìm hãm tốc độ phản ứng nhiều nhất. Để hạn chế các yếu tố ảnh hưởng trên cần chỉnh pH sang môi trường axit để chuyển cacbonat, bicacbonat sang cacbonic axit (không phải chất tìm diệt gốc hydroxyl). Ngoài ra, một số anion vô cơ khác như các gốc sunfat (SO42-), Nitrat (NO3-), photphat (PO43-) cũng có thể tạo thành những phức chất không hoạt động với Fe3+ làm cho hiệu quả của quá trình Fenton giảm đi nhưng ảnh hưởng này ở mức độ thấp.

1.4.

Các nghiên cứu, ứng dụng

Trong những năm gần đây, hệ xúc tác Fenton được nghiên cứu rất mạnh và phát triển rộng hơn bằng nhiều công trình trên thế giới không những ở dạng tác nhân Fenton cổ điển (H2O2/Fe2+) và tác nhân Fenton biến thể (H2O2/Fe3+) mà còn sử dụng những ion kim loại chuyển tiếp và các phức chất của chúng ở trạng thái oxi hóa thấp như Cu(I), Cr(II) và Ti(III) tác dụng với H2O2 để tạo ra gốc *HO, được gọi chung là các tác nhân kiểu như Fenton ( Fenton – like Reagent).

Thông thường khi áp dụng vào xử lý nước và nước thải, quá trình Fenton đồng thể gồm 4 giai đoạn:

1.  Điều chỉnh pH phù hợp

Phản ứng Fenton đồng thể xảy ra thuận lợi khi pH < 4.

2.  Phản ứng oxi hóa

Trong giai đoạn phản ứng oxi hóa xảy ra sự hình thành gốc *HO hoạt tính và phản ứng oxi hóa chất hữu cơ. Gốc *HO sau khi hình thành sẽ tham gia vào phản ứng ôxi hóa các hợp chất hữu cơ có trong nước cần xử lý. Phản ứng oxy hóa các chất hữu cơ diễn ra như sau:

RHX + H2O2 ® H2O + X- + CO2 + H+                         (1.14)

RHX: hợp chất hữu cơ

X: đại diện cho halide (chất gồm halogen và nguyên tố hay gốc khác)

Nếu hợp chất không có halogen thì phản ứng chỉ tạo ra CO2 và H2O. Ngoài ra, gốc *HO còn có khả năng chuyển chất hữu cơ từ dạng cao phân thành các chất hữu cơ có khối lượng phân tử thấp

       CHC (cao phân tử) +*HO ® CHC (thấp phân tử) + CO2 + H2O + OH-    (1.15)

2.

Trung hòa và keo tụ

                                  Fe3+ + 3OH- ® Fe(OH)3                                   (1.16)

Kết tủa Fe(OH)3 mới hình thành sẽ thực hiện các cơ chế keo tụ, đông tụ, hấp phụ một phần các chất hữu cơ chủ yếu là các chất hữu cơ cao phân tử.

3.

Quá trình lắng

Các bông keo sau khi hình thành sẽ lắng xuống  khiến làm giảm COD, màu, mùi trong nước thải. Sau quá trình lắng các chất hữu cơ còn lại (nếu có) trong nước thải chủ yếu là các hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử thấp sẽ được xử lý bổ sung bằng phương pháp sinh học hoặc bằng các phương pháp khác.

Ø  Các nghiên cứu, ứng dụng của quá trình Fenton trên thế giới

-   Flaherty et al. (1992) đã áp dụng quá trình Fenton để xử lý nước thải chứa thuốc nhuộm hoạt tính Reactive Blue 15. Nước thải có pH 12, độ kiềm CaCO3 21.000 gl/l, COD 2.100 mg/l và tổng nồng độ đồng 14 mg/l. Nồng độ Fe2+ giữ ở 2.10-2 M, pH chỉnh xuống 3,5. Trong thí ở dòng liên tục, phản ứng xảy ra trong thiết bị phản ứng dung tích 1 lít, được khuấy trộn trong 2 giờ. Kết quả, giảm được 70% COD. Sau khi lắng 24 giờ, nồng độ đồng trong nước đã lắng trong chỉ còn 1 mg/l, tương ứng với mức độ xử lý 93%.

-   Vella et al.(1993) đã tiến hành nghiên cứu phân hủy Tricloetylen (TCE) trong nước với nồng độ pha chế 10mg/l bằng quá trình Fenton. Phản ứng thực hiện ở giữa 3,9 và 4,2 với tỷ lệ mol Fe2+: H2O2 bằng 0,2 và sử dụng liều lượng H2O2 là 53 và 75 mg/l. Kết quả cho thấy khi thí nghiệm với H2O2 53 mg/l hoặc cao hơn, trên 80% TCE bị phân hủy sau 2 phút.

-   Hunter (1996) đã nghiên cứu xử lý 1,2,3- Triclopropan với nồng độ ban đầu là 150 mg/l và cho thấy điều kiện xảy ra tốt nhất khi pH từ 2,0 đến 3,3. Khi tăng nồng độ Fe2+ có khả năng làm tăng tốc độ phân hủy 1,2,3- Triclopropan.

Ø  Các nghiên cứu, ứng dụng của quá trình Fenton ở Việt Nam

Với tình trạng ô nhiễm ở Việt Nam hiện nay, phương pháp Fenton đã được một số cơ sở ứng dụng trong xử lý nước thải. Công nghệ này thường được áp dụng để xử lý các loại nước thải ô nhiễm bởi các chất hữu cơ bền vững, khó hoặc không thể phân hủy sinh học như nước thải dệt nhuộm, hóa chất… Có thể đưa ra một số dẫn chứng cụ thể sau:

-   Trung tâm công nghệ hóa học và môi trường (Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) đã nghiên cứu và áp dụng thành công công nghệ ECHEMTECH xử lý nước thải sản xuất thuốc trừ sâu tại Công ty thuốc trừ sâu Sài Gòn. Nhờ áp dụng quá trình công nghệ cao Fenton vào xử lý nước thải kết hợp với phương pháp sinh học, hiệu quả phân hủy các loại thuốc bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, trừ cỏ, gốc clo hữu cơ, photpho hữu cơ… đạt trên 97-99%.

-   Viện di truyền Nông nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu ra hoạt chất C1, C2 với tác nhân Fenton để làm sạch nước và khử mùi hôi của nước. C1 là loại bột khi hòa lẫn trong nước sẽ tạo nên sự tăng đột ngột độ pH và tất cả các kim loại nặng đang hòa tan sẽ chuyển sang kết tủa. C2 giúp lắng nhanh các chất kết tủa đang lơ lửng, tác nhân  Fenton là chất ôxy hóa nhanh làm nước sạch thêm và mất mùi, cho nước đảm bảo tưới tiêu và sinh hoạt. 

-   Nước rác từ các bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị có chứa các chất hữu cơ khó phân huỷ sinh học. Cho nên sau khi xử lý bằng các công trình sinh học khác nhau thì COD nước rác vẫn còn cao, dao động từ 600-900 mg/l và chưa đạt TCVN 5945:2005 loại C. Các nghiên cứu của Khoa Môi Trường, Đại học Bách Khoa TP. HCM cho thấy phản ứng Fenton cho phép xử lý COD nước rác xuống thấp hơn 100 mg/l. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn chưa được áp dụng bởi chi phí hóa chất cao, tuỳ vào nồng độ chất hữu cơ trong nước rác mà chi phí hóa chất có thể từ 25.000-40.000 đồng/m3 nước rác cần xử lý. Do vậy, cần thiết phải nghiên cứu sâu hơn về động học phản ứng Fenton xử lý các chất hữu cơ khó phân huỷ sinh học trong nước rác nhằm có thể điều khiển, nâng cao hiệu quả của quá trình này nhằm hạ thấp chi phí xử lý. Nhóm tác giả  đã đề xuất giải pháp sử dụng hiệu quả oxy già dư và Fe2+ theo bậc trong quá trình oxy hóa Fenton.

             HOTLINE: 0903 018135 Email: Moitruongxuyenviet@gmail.com 

Tư vấn miễn phí:

CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG XUYÊN VIỆT

Địa chỉ: 537/18/4 Nguyễn Oanh, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP.HCM

(Địa chỉ cũ: B30 Khu Chung Cư An Lộc, Phường 17, Quận Gò Vấp, TPHCM)

Điện thoại: (+84) 028 3895 3166

Hotline: 0903.018.135 – 0918.280.905

Email: moitruongxuyenviet@gmail.com – info@moitruongxuyenviet.com

Fax: (+84) 028 3895 3188

Chúng tôi rất vui được giải đáp những thắc mắc của bạn. Trân trọng!

Công Ty Tnhh Môi Trường Tài Nguyên Xanh

Ô nhiễm môi trường là gì?

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn , đồng thời, các tính chất  vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới sức khỏe con người và sinh vật.

Các dạng ô nhiễm chính là ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường không khí và các loại ô nhiễm khác.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là do hoạt động của con người gây ra. Bên cạnh đó còn do một số hoạt động của tự nhiên khác có tác động tới môi trường. Cụ thể, có 5 nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:

Các chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp

Trong quá trình hoạt động, các khu công nghiệp là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân là do quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.

Theo những chuyên gia môi trường, nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí từ hoạt động công nghiệp có nồng độ chất độc hại cao, thường tập trung trong một không gian nhỏ. 

Chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học

Hiện nay,  việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp ngày càng được đẩy mạnh. Tuy nhiên, để đảm bảo mùa vụ người dân đã quá lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng. Phun lượng lớn các hóa chất vào các loại cây trồng không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân khi sử dụng mà còn gây ô nhiễm môi trường đất khi một lượng lớn thuốc không được cây trồng hấp thụ hết. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa, ô nhiễm môi trường đất.

Các chất thải rắn không được xử lý an toàn

Quá trình công nghiệp hóa cũng dẫn đến  sự gia tăng của một lượng lớn rác thải rắn gồm chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải tế, nông nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng, v.v… Theo báo cáo năm 2004 về chất thải rắn thì trên cả nước có khoảng 15 triệu tấn/năm, trong đó khoảng hơn 150.000 tấn là chất thải nguy hại. Dự báo đến năm 2010 lượng chất thải rắn có thể tăng từ 24% đến 30%.

Những chất thải rắn thải ra không được xử lý an toàn trong  thời gian dài tích tụ lâu dài trong môi trường, gây ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm và không khí, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người.

Do bụi, khói từ phương tiện giao thông

Tình trạng khói bụi bay mù mịt rất thường xảy ra tại các thành phố lớn, nơi tập trung các khu công nghiệp, có mật độ xe cộ đông đúc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các chất khí thải xe cơ giới, khói bụi gây ô nhiễm không khí vào những tháng ít mưa có tính a-xít. Khói bụi có tính a-xít tác động xấu đến sức khỏe con người, nhất là khi bị phơi nhiễm trong thời gian dài. Đây chính là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm không khí.

Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx, Pb,CH4 Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển. Đồng thời,  khói bụi còn được tạo ra do những  hoạt động của con người như hoạt động sinh hoạt hằng ngày sử dụng than, hay các chất đốt…cũng góp phần gây nên ô nhiễm không khí trầm trọng.

Bên cạnh đó, các cấp chính quyền chưa có nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mực với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Cùng với đó thì công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường.

Một số giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường

Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế tài xử phạt phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm.

Hai là, tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường , phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp để có thể phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân.

Ba là, chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ…

Với những khu công nghiệp, cần có quy định bắt buộc các công ty đầu tư hạ tầng phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải , phân tích môi trường tập trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động, đồng thời thường xuyên có báo cáo định kỳ về hoạt động xử lí nước thải, rác thải tại đó.

Bốn là, chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cơ quan chuyên môn tham mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp hay không cấp giấy phép đầu tư. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường.

Với những chia sẻ trên,bài viết hi vọng đã đem đến những thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu được ô nhiễm môi trường là gì cũng như những giải pháp để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường.

Theo Nguyễn Lan- Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp

Chia sẻ:

Transnational Corporation/ Tnc / Công Ty Xuyên Quốc Gia

Một công ty xuyên quốc gia là một doanh nghiệp được cấu thành bởi các thực thể ở ít nhất 2 nước, các thực thể này hoạt động dưới một hệ thống ra quyết định chung và định hướng chiến lược phát triển chung.

Công ty xuyên quốc gia bao gồm công ty mẹ ở một nước, và thực hiện các đầu tư FDI ra nước ngoài để hình thành các công ty con. Các công ty mẹ con này ảnh hưởng lẫn nhau và cùng chia sẻ kiến thức, nguồn lực và trách nhiệm lẫn nhau.

Công ty Xuyên quốc gia và công ty Đa quốc gia được hiểu tương đương.

Dấu vết của các công ty xuyên quốc gia được các nhà lịch sử lần theo từ thế kỉ thứ 17 – kỉ nguyên của các cuộc khám phá ra vùng đất mới và xâm chiếm thuộc địa. Hai công ty xuyên quốc gia được coi như là ra đời sớm nhất là công ty British East India Company được thành lập dưới hiến chương của Hoàng gia Anh để thực hiện buôn bán thương mại với Ấn Độ vào cuối thế kỉ 17 và Dutch East India Company. Những công ty xuyên quốc gia rất lớn và có lịch sử phát triển lâu đời là Unilever, Ford Motor, Royal Dutch Shell, Siemens.

Công ty xuyên quốc gia có đặc điểm nổi bật đó là sức mạnh tài chính (trong 100 thực thể kinh tế lớn nhất thế giới thì có tới 51 là công ty xuyên quốc gia; TNCs chiếm 2/3 tổng thương mại thế giới về hàng hóa và dịch vụ thế giới trong đó 1/3 là thương mại nội bộ công ty, 1/3 là thương mại giữa TNCs và các thực thể bên ngoài). Ngoài ra hệ thống phân phối, công nghệ và R&D của TNCs cũng rất vô địch, 3/4 chi phí R&D của thế giới tới từ TNCs. Ngoài ra TNCs còn có khả năng vận động hành lang chính phủ để chính phủ đưa ra các chính sách có lợi cho mình về thuế và môi trường.

Chỉ cần lấy một ví dụ đơn giản, doanh thu của ConocoPhilips – công ty lớn thứ 10 trong bảng xếp hạng Global Fortune 500, doanh thu năm 2006 đã lớn gấp 2,7 lần GDP của Việt Nam trong cùng năm (xấp xỉ 61 tỉ USD). Phép tính đơn giản nhưng nhiều ý nghĩa.

Công Ty Cp Ôtô Trường Hải

Năm 2007, Công ty TNHH ôtô Trường Hải chuyển đổi thành Công ty cổ phần ôtô Trường Hải (THACO). Hiện nay, THACO có 3 văn phòng đặt tại chúng tôi Hà Nội và Chu Lai (Quảng Nam). Trong đó, Khu phức hợp sản xuất và lắp ráp ôtô Chu Lai – Trường Hải (Quảng Nam) được thành lập từ năm 2003 trên diện tích gần 600 ha, gồm 25 công ty, nhà máy trực thuộc. 

Hoạt động kinh doanh chính của Thaco hiện nay là sản xuất – lắp ráp – phân phối, cung ứng dịch vụ bảo trì sửa chữa và phụ tùng ôtô: bao gồm sản xuất và kinh doanh xe thương mại (xe tải và xe bus); Sản xuất và kinh doanh xe du lịch các thương hiệu: Kia (Hàn Quốc), Mazda (Nhật Bản), Peugeot (Châu Âu). Hệ thống phân phối gồm 93 showroom và 59 đại lý trải dài trên toàn quốc. Tính đến giữa năm 2016, số lượng nhân sự của công ty đã lên đến gần 16.000 người. 

Hiện nay, Thaco là công ty duy nhất tại Việt Nam sản xuất và lắp ráp đầy đủ 3 dòng xe: xe du lịch, xe tải và xe bus với tỉ lệ nội địa hóa từ 16% – 50%, đem lại cho người dân Việt Nam những sản phẩm ôtô đa dạng, chất lượng giá cả hợp lý. Năm 2014 và 2015, Thaco là doanh nghiệp đứng đầu bảng xếp hạng của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA).

Là doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp và phân phối ô tô tại Việt Nam, mục tiêu của Thaco là giữ vững vị trí này đồng thời mở rộng thị trường trong khu vực ASEAN, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm lựa chọn công nghệ phù hợp, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, tạo nền tảng để phát triển thành tập đoàn công nghiệp đa ngành, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm vươn tới vị trí hàng đầu khu vực.

Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, Thaco còn xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, định hình được bản sắc văn hóa riêng của Thaco dựa trên triết lý kinh doanh “Tạo dựng giá trị đóng góp, nâng cao giá trị phục vụ thông qua sản phẩm và dịch vụ” và nguyên tắc “8 chữ T: Tận tâm – Trung Thực – Trí Tuệ – Tự Tin – Tôn Trọng – Trung Tín – Tận Tình – Thuận Tiện”. Đây chính là giá trị cốt lõi của văn hóa Thaco, là tài sản vô hình để tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển. Văn hóa Thaco còn được thể hiện qua chế độ đãi ngộ và phúc lợi (lương, thưởng, các loại bảo hiểm, phụ cấp…) luôn được

công ty

thực hiện đầy đủ.

Với quan điểm “Thaco thể hiện trách nhiệm xã hội”, mỗi năm, Thaco đều hỗ trợ nhiều hoạt động cộng đồng xã hội, để chia sẻ trách nhiệm trong nhiều lĩnh vực như: An ninh Tổ quốc, An sinh xã hội, An toàn giao thông, Giáo dục, Văn hóa – Văn nghệ, Y tế, Thể thao, Vì người nghèo, trao học bổng… Từ những thành qủa đạt được trong kinh doanh và những đóng góp cho cộng đồng xã hội, trong nhiều năm qua Thaco đã được ghi nhận và vinh danh qua các giải thưởng: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Cờ Thi đua xuất sắc của Chính phủ; Bằng khen của Bộ GTVT; Bằng khen của UBND tỉnh Quảng Nam; Bằng khen của UBND tỉnh Đồng Nai; Cờ thi đua xuất sắc 5 năm liền của UBND tỉnh Đồng Nai; Bằng khen của Tỉnh đoàn Đồng Nai; Top 10 Sao vàng đất Việt; TOP 10 giải thưởng thương hiệu Việt; Thương Hiệu Mạnh Việt Nam; Giải thưởng “Nhà phân phối có doanh số tăng trưởng tốt nhất Khu vực Châu Á Thái Bình Dương” của Hyundai… 

Bạn đang xem bài viết Công Ty Môi Trường Xuyên Việt trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!