Cập nhật thông tin chi tiết về Danh Từ Số Ít, Danh Từ Số Nhiều mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong bài hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về 1 trong những kiến thức cơ bản nhất của tiếng Anh, danh từ số ít (singular noun) và danh từ số nhiều (plural noun).
Các bạn sẽ được tìm hiểu kĩ hơn về những quy tắc chuyển đổi từ danh từ số ít sang danh từ số nhiều (chúng ta đề cập đến danh từ đếm được. Dù 1 vài danh từ không đếm được cũng có dạng số nhiều nhưng chỉ trong TH đặc biệt) và biết 1 vài trường hợp “bất quy tắc” mà có lẽ thầy cô cũng hiếm khi nói với bạn. Hãy cùng bắt đầu tìm hiểu nhé!
DANH TỪ CÓ QUY TẮC (REGULAR NOUNS)
– Quy tắc cơ bản nhất với hầu hết các danh từ số ít tạo thành số nhiều bằng cách thêm -s vào cuối của từ.
VÍ DỤ
Số Ít
Số Nhiều
Nghĩa
boat
boats
thuyền
house
houses
nhà
bat
bats
con dơi/ cái chày
lake
lakes
hồ
– Một danh từ số ít kết thúc bằng s, x, sh, ch, o, z đổi thành số nhiều bằng cách thêm -es. Tuy nhiên, hãy khiến việc học quy tắc dài dòng này thú vị hơn nhé, để Ad bật mí cho bạn câu thần chú “sắp xếp shao cho o z”. Niệm thần chú để chia danh từ.
VÍ DỤ
Số Ít
Số Nhiều
Nghĩa
bus
buses
xe buýt
wish
wishes
điều ước
box
boxes
cái hộp
potato
potatoes
khoai tây
tomato
tomatoes
cà chua
– Một danh từ số ít kết thúc bằng một phụ âm y đổi sang số nhiều bằng cách thêm -ies. Nhưng nếu đứng trước nó là 1 nguyên âm o, a, u, i, e thì quay lại quy tắc thêm s như thường nhé
VÍ DỤ
Số Ít
Số Nhiều
Nghĩa
penny
pennies
đồng xu
spy
spies
điệp viên
baby
babies
em bé
city
cities
thành phố
key
keys
chìa khóa
– Danh từ số ít kết thúc bằng f, hay fe thì đơn giản là thay thế chúng bằng ves thôi
VÍ DỤ
Số ít
Số nhiều
Nghĩa
half
halves
1 nửa
knife
knives
dao
wife
wives
vợ
life
lives
cuộc sống
elf
elves
yêu tinh
leaf
leaves
lá
DANH TỪ BẤT QUY TẮC (IRREGULAR NOUN)
VÍ DỤ
Số Ít
Số Nhiều
Nghĩa
woman
women
phụ nữ
man
men
đàn ông
child
children
trẻ con
tooth
teeth
răng
foot
feet
chân
person
people
con người
mouse
mice
chuột
syllabus
syllabi/syllabuses
âm tiết
diagnosis
diagnoses
chuẩn đoán
crisis
crises
khủng hoảng
phenomenon
phenomena
hiện tượng
criterion
criteria
tiêu chí
datum
data
dữ liệu
– Một số danh từ có dạng giống nhau ở số ít và số nhiều.
(Chú ý: Những từ thuộc nhóm này vẫn có dạng thêm s như trên nhưng dùng trong những trường hợp cụ thể, đó là nếu muốn đề cập đến loại, loài, dạng,… khác nhau. VD: fishes (các loài cá khác nhau), sheeps (các giống cừu khác nhau),…)
VÍ DỤ
Số Ít
Số Nhiều
sheep
sheep
fish
fish
deer
deer
species
species
aircraft
aircraft
ĐỘNG TỪ VỚI DANH TỪ BẤT QUY TẮC
– Một số danh từ có dạng số nhiều nhưng dùng với động từ số ít.
Danh từ số nhiều dùng với động từ số ít
Câu
news (tin tức)
The news is at 6.30 p.m.
athletics (điền kinh)
Athletics is good for young people.
linguistics (ngôn ngữ học)
Linguistics is the study of language.
darts (ném phi tiêu)
Darts is a popular game in England.
billiards (1 bộ môn thuộc bia)
Billiards is played all over the world.
– Một số danh từ có dạng số nhiều cố định (dù nó nói về 1 vật) và dùng với động từ số nhiều. Chúng không được sử dụng ở dạng số ít, hoặc sẽ mang 1 ý nghĩa khác khi ở dạng số ít. Danh từ loại này thường là những sự vật đi theo cặp như quần (2 ông), dép, kính (2 mắt)… hoặc theo nhóm (cầu thang, khách hàng,…)
VD: trousers, jeans, glasses, savings, thanks, steps, stairs, customs, congratulations, tropics, wages, goods (đồ vật),…
Danh từ số nhiều dùng với Động từ số nhiều
Câu
trousers (quần bó)
My trousers are too tight.
jeans
Her jeans are black.
glasses
Those glasses are his.
Danh sách động từ bất quy tắc – phần 1
Danh từ đếm được và danh từ không đếm được
LỘ TRÌNH HỌC TỪ MẤT GỐC ĐẾN THÀNH THẠO
Tiếng Anh cho người mất gốc: https://goo.gl/H5U92L
Tiếng Anh giao tiếp phản xạ : https://goo.gl/3hJWx4
Tiếng Anh giao tiếp thành thạo: https://goo.gl/nk4mWu
Khóa học Online (với lộ trình tương tự): https://bit.ly/2XF7SJ7
—
Head Office: 20 Nguyễn Văn Tuyết, Quận Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024.629 36032 (Hà Nội) – 0961.995.497 (TP. HCM)
-
HÀ NỘI
ECORP Cầu Giấy:
30/10 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy – 0967728099
ECORP Đống Đa:
20 Nguyễn Văn Tuyết, Đống Đa – 024. 66586593
ECORP Bách Khoa:
236 Lê Thanh Nghị, Hai Bà Trưng – 024. 66543090
ECORP Hà Đông:
21 Ngõ 17/2 Nguyễn Văn Lộc, Mỗ Lao, Hà Đông – 0962193527
ECORP Công Nghiệp:
63 Phố Nhổn, Nam Từ Liêm, Hà Nội – 0396903411
ECORP Sài Đồng:
50/42 Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội – 0777388663
ECORP Trần Đại Nghĩa:
157 Trần Đại Nghĩa Hai Bà Trưng, Hà Nội – 0989647722
ECORP Nông Nghiệp:
158 Ngô Xuân Quang, Gia Lâm, Hà Nội – 0869116496
–
HƯNG YÊN
ECORP Hưng Yên:
21 Địa Chất, Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên – 0869116496
–
BẮC NINH
ECORP Bắc Ninh:
Đại học May Công nghiệp – 0869116496
–
TP. HỒ CHÍ MINH
ECORP Bình Thạnh:
203 Nguyễn Văn Thương, Q. Bình Thạnh – 0961995497
ECORP Quận 10:
497/10 Sư Vạn Hạnh, P.12, Quận 10, TP. HCM – 0961995497
ECORP Gò Vấp:
41/5 Nguyễn Thái Sơn, P4, Gò Vấp – 028. 66851032
Số Ít Và Số Nhiều: Danh Từ + Danh Từ
1. Danh từ đầu ở số ít
Trong cấu trúc danh từ + danh từ, danh từ đầu thường là số ít ngay cả khi nó có nghĩa số nhiều. Ví dụ: a shoe shop (= một cửa hàng bán giày) a toothbrush (= bàn chải răng) trouser pockets (= túi quần) a ticket office (= văn phòng bán vé)
2. Các ngoại lệ
Một số danh từ là số nhiều trong cấu trúc này. Chúng bao gồm những danh từ không có hình thức số ít (như clothes), những danh từ không được dùng trong hình thức số ít với nghĩa tương tự (như customs) và một số danh từ thường được dùng thông dụng ở số nhiều hơn ở số ít (như savings). Trong một số trường hợp, như antique(s), drug(s) hai hình thức số ít và số nhiều đều được sử dụng một cách riêng biệt. Nhìn chung, các danh từ số nhiều trở nên thông dụng hơn trong cấu trúc này. Ví dụ: a clothes shop (cửa hàng quần áo) a glasses case (hộp đựng kính) a customs officer (văn phòng hải quan) a savings account (tài khoản tiết kiệm) the sales department (bộ phận bán hàng) a goods train (tàu chở hàng) (Anh-Anh) a sports car (xe hơi thể thao)
Chúng ý rằng danh từ số ít tận cùng là -ics có thể đứng trước các danh từ khác. Ví dụ: althletics training (đào tại vận động viên) an economics degree (bằng kinh tế)
Chúng ta dùng số nhiều men và women để bổ ngữ cho danh từ số nhiều khi chúng có nghĩa ‘chủ ngữ’, man và woman được dùng để diễn tả nghĩa ‘tân ngữ’. Hãy so sánh: men drivers (= tài xế nam) women pilots (= nữ phi công) man-eaters (= động vật ăn thịt người) woman-haters (= những người ghét phụ nữ)
Phân Biệt Danh Từ Không Đếm Được Và Danh Từ Đếm Được
Danh từ đếm được là những danh từ có thể sử dụng với số đếm và chúng có thể xuất hiện ở dạng số ít hoặc số nhiều.
Ví dụ:
A car, two cars, … (1 cái xe hơi, hai cái xe hơi,…)
Với danh từ dạng số nhiều, thông thường chúng ta chỉ cần thêm “s” vào sau danh từ số ít để có được dạng số nhiều. Tuy nhiên cần lưu ý một số trường hợp đặc biệt. Đối với những danh từ có tận cùng bằng “o, s, ch, sh, ss, z hay x” thì ở số nhiều chúng ta thêm “es”
Ví dụ:
Trong trường hợp danh từ có kết thúc bằng “y” thì khi chuyển sang số nhiều, chúng ta thay “y” bằng “i” rồi thêm “es”
Ví dụ:
2. Một số danh từ đếm được bất quy tắc cần lưu ý
Tuy hầu hết chúng ta tạo ra các dạng số nhiều của danh từ bằng các nguyên tắc cơ bản trên những có một số danh từ được coi là bất quy tắc. Có thể kể đến một số dạng như
Danh từ số nhiều và danh từ số ít khác biệt nhau: woman – women, tooth – teeth, child – children
Danh từ dạng số nhiều và số ít giống hệt nhau: Sheep – sheep, aircraft – aircraft
… và còn một số trường hợp khác nữa, cụ thể chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết:
Danh từ số ít và danh từ số nhiều
Danh từ không đếm được (Uncountable nouns)
Danh từ không đếm được là những danh từ không thể sử dụng với số đếm . Phần lớn các danh từ không đếm được đều ở dạng số ít. Chúng ta thường dùng các đơn vị đo lường trước danh từ không đếm được (some, piece,…) để biểu thị số lượng. Ví dụ some tea (một ít trà), a drop of oil (một giọt dầu),…
Dựa vào định nghĩa và các đặc điểm của danh từ đếm được và danh từ không đếm được, chúng ta có thể phân biệt chúng qua một vài mẹo nhỏ như sau:
Có 2 dạng hình thái (số ít và số nhiều)
Ví dụ: a song, songs
Chỉ có 1 dạng hình thái
Ví dụ: music
Có thể sử dụng kèm a, an
Ví dụ: a teacher, an umbrella
Thông thường các danh từ không đếm được không đi kèm a, an mà đi kèm cấu trúc a… of
Ví dụ: a cup of coffee, a bowl of rice
Không thể để các danh từ đếm được số ít đứng một mình mà phải thêm a/an/the/…
Ví dụ: I want a pen. (không nói: I want pen)
Lưu ý: các danh từ đếm được số nhiều có thể đứng một mình bình thường
Ví dụ: I have pens
Các danh từ không đếm được có thể đứng một mình
Ví dụ: I eat rice every day
Đứng sau many, few, a few là danh từ đếm được số nhiều
Vd: many cups, few questions, a few students
Đứng sau much, little, a little of, a little bit of là danh từ không đếm được
Vd: much money, little trouble, a little bit of sleep
Các trường hợp đặc biệt cần lưu ý khi phân biệt danh từ đếm được và không đếm đươc.
TH1. Nhiều danh từ vừa được coi là danh từ đếm được vừa là danh từ không đếm được, tuy nhiên thì nghĩa của chúng trong các trường hợp đó khác nhau:
Các từ chỉ đồ uống như Coffee (cà phê), tea (trà), juice (nước ép), beer (bia),… thông thường là những danh từ không đếm được. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể nói a coffee (một cốc cà phê) để thay cho a cup of coffee hoặc two coffees thay cho two cups of coffees.
Một số từ mà tiếng Việt mình cảm thấy có thể đếm được nhưng lại là danh từ không đếm được trong tiếng Anh như:
behaviour (hành vi) bread (bánh mì) chaos (hỗn loạn) damage (tổn hại, thương tích) furniture (nội thất) information (thông tin)
luck (sự may mắn luggage (hành lý) news (tin tức) permission (sự cho phép) progress (sự phát triển) scenery (phong cảnh)
traffic (giao thông) weather (thời tiết) work (công việc)
Mẹo Nhận Biết Danh Từ
Ghi nhớ về từ loại
– Dựa vào sự giống nhau về đặc điểm ngữ pháp, các từ được phân ra thành từng loại, gọi là từ loại.
– Từ loại là các loại từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát.
– Các từ loại cơ bản của Tiếng Việt gồm : Danh từ, động từ, tính từ, đại từ (lớp 5). Ngoài ra, còn có 1 số từ loại khác như: Quan hệ từ (học ở lớp 5), số từ, phụ từ, tình thái từ,…(không học ở tiểu học).
Ghi nhớ về danh từ – động từ – tính từ
Danh từ (DT): DT là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị)
Ví dụ:
– DT chỉ hiện tượng: mưa, nắng , sấm, chớp,…
– DT chỉ khái niệm: đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,…
– DT chỉ đơn vị: Ông, vị (vị giám đốc), cô (cô Tấm), cái, bức, tấm,…; mét, lít, ki-lô-gam,…; nắm, mớ, đàn,…
Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết, người ta phân chia thành 2 loại: DT riêng và DT chung.
– Danh từ riêng: là tên riêng của một sự vật (tên người, tên địa phương, tên địa danh,…)
– Danh từ chung: là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật). DT chung có thể chia thành 2 loại:
DT cụ thể: là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió, mưa,…). DT trừu tượng: là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan (cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,…).
Các DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.
DT chỉ hiện tượng
Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như : mưa , nắng, sấm, chớp, động đất,… và hiện tượng xã hội như : chiến tranh, đói nghèo, áp bức,… DT chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên (cơn mưa, ánh nắng, tia chớp,…) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,…) nói trên.
DT chỉ khái niệm
Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng ( DT trừu tượng – đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể ,mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như: tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ, cuộc sống, ý thức, tinh thần, mục đích, phương châm, chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,…
Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hoá”, cụ thể hoá được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,…
DT chỉ đơn vị
Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa, vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau:
– DT chỉ đơn vị tự nhiên: Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ: con, cái, chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm, bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn, sợi,…
– DT chỉ đơn vị đo lường: Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,… Ví dụ: lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,…
– DT chỉ đơn vị tập thể: Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợp. Đó là các từ: bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn, dãy, bó,…
– DT chỉ đơn vị thời gian: Các từ như: giây, phút, giờ, tuần, tháng, mùa vụ, buổi,…
– DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chức: xóm, thôn, xã, huyện, nước, nhóm, tổ, lớp , trường, tiểu đội, ban, ngành,…
Bạn đang xem bài viết Danh Từ Số Ít, Danh Từ Số Nhiều trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!