Xem Nhiều 6/2023 #️ Dấu Hiệu Cảnh Báo Bạn Đang Mắc Bệnh Tim Mạch # Top 11 Trend | Sansangdethanhcong.com

Xem Nhiều 6/2023 # Dấu Hiệu Cảnh Báo Bạn Đang Mắc Bệnh Tim Mạch # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Dấu Hiệu Cảnh Báo Bạn Đang Mắc Bệnh Tim Mạch mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Khó thở, đặc biệt là khi nằm xuống: Nếu bạn cảm thấy khó thở như có vật gì đó đè nén ngực hoặc gặp khó khăn khi hít thở sâu, bạn nên khám chuyên khoa tim mạch để tìm nguyên nhân. Người mắc bệnh tim thường xuất hiện triệu chứng khó thở kể cả khi không hoặc phải gắng sức. Tình trạng khó thở này xảy ra ngay khi bạn nằm xuống hoặc đi ngủ. Khó thở xảy ra vào ban đêm, lúc bạn đang ngủ, đó là do việc đột ngột tim giảm khả năng co bóp, làm gián đoạn quá trình bơm máu từ tim đến phổi gây khó thở. Cảm giác nặng trong ngực hoặc tức ngực: Những cơn đau ngực là dấu hiệu của bệnh tim. Thông thường, những người được chẩn đoán mắc bệnh tim, họ thường có cảm giác bị đè nặng lên ngực hoặc tức ngực. Người bệnh có cảm giác đau thắt ngực ở khu vực dưới xương ức, phía trước, cơn đau thường kéo dài 10 phút và hay lặp lại. Khi bị đau ngực kéo dài, người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối và phải đi khám ngay, vì đây có thể là dấu hiệu của một cơn nhồi máu cơ tim. Đau thắt ngực hoặc đau ngực nói chung thường là do các tế bào cơ tim không nhận đủ ôxy do lưu lượng máu tới tim giảm. Hiện tượng phù: Hiện tượng suy tim xuất hiện cùng lúc với hiện tượng phù, cơ thể có dấu hiệu tích nước. Nếu thấy khi ngủ dậy mặt bị căng phù, mí mắt nặng, hoặc điển hình là phù bàn chân vào thời điểm nhất định trong ngày, cảm thấy đi dép chật…., cho thấy bạn đang có những triệu chứng của suy tim. Thường xuyên mệt mỏi hoặc kiệt sức: Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức khi thực hiện các hoạt động thường ngày, thậm chí mệt mỏi cả sau khi ngủ dậy. Nếu hiện tượng này xảy ra một cách thường xuyên, nó báo hiệu bạn đang gặp vấn đề về tim mạch, vì đây là dấu hiệu thiếu máu đến tim, não và phổi Ho dai dẳng, khò khè: Tim bơm máu không đủ để cung cấp cho cơ thể, khiến máu bị ứ lại. Dịch ứ ở phổi lâu ngày gây tình trạng ho mạn tính, thở khò khè. Tình trạng ho nhiều hơn khi nằm hoặc mới dậy khỏi giường. Chán ăn, buồn nôn: Một trong những dấu hiệu chính của bệnh suy tim sung huyết là người bệnh lúc nào cũng có cảm giác no. Do sự tích tụ của dịch trong gan, hệ thống tiêu hóa khiến người bệnh chán ăn và buồn nôn. Nếu có thêm triệu chứng mệt mỏi đến mức không muốn ăn, người bệnh cần đi khám ngay. Đi tiểu đêm: Đi tiểu ban đêm thường xuyên là một dấu hiệu quan trọng của bệnh suy tim, do sự chuyển dịch lượng nước tích tụ trong cơ thể gây phù ở nhiều bộ phận đến thận thông qua các mạch máu. Nhịp tim nhanh, mạch không đều: Nguyên nhân khiến tim đập nhanh là tim đập nhiều hơn để bù cho khả năng suy giảm chức năng bơm máu. Các biểu hiện hồi hộp bất thường, nghe rõ tim đập như đánh trống ngực với tốc độ nhanh. Lo lắng: Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến cảnh báo bạn đang bị suy tim nhưng lại là dấu hiệu rất hay bị bỏ qua. Bệnh nhân thường có biểu hiện như thở nhanh, nhịp tim bất thường và lòng bàn tay đổ mồ hôi; nhiều người thường nhầm lẫn với các dấu hiệu như lo lắng hay căng thẳng. Chóng mặt, ngất xỉu: là triệu chứng thường gặp khi người bệnh bị rối loạn nhịp tim, máu đến não bị gián đoạn./.

Lệ Giang (TH)

Dấu Hiệu Cảnh Báo Bạn Đang Mắc Bệnh Tim

Khó thở, đặc biệt là khi nằm xuống

Nếu bạn cảm thấy khó thở như có vật gì đó đè nén ngực hoặc gặp khó khăn khi hít thở sâu, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa tim mạch để nhận được tư vấn và tìm nguyên nhân. Người mắc bệnh tim thường xuất hiện triệu chứng khó thở kể cả khi phải gắng sức hoặc không. Để phân biệt bệnh tim với bệnh COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), tình trạng khó thở này xảy ra ngay khi bạn nằm xuống hoặc đi ngủ. Khó thở cũng có khi xảy ra vào ban đêm,lúc bạn đang ngủ, đó là do việc đột ngột tim giảm khả năng co bóp, làm gián đoạn quá trình bơm máu từ tim đến phổi gây khó thở.

Cảm giác nặng trong ngực hoặc tức ngực

Thông thường, những người được chẩn đoán mắc bệnh tim hay phàn nàn về triệu chứng họ thường gặp là cảm giác bị đè nặng lên ngực hoặc tức ngực. Những cơn đau ngực là dấu hiệu của bệnh tim. Người bệnh có cảm giác đau thắt ngực ở khu vực dưới xương ức, phía trước, cơn đau thường kéo dài 10 phút và hay lặp lại. Khi bị đau ngực kéo dài, người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối và khẩn trương đi khám vì đây có thể là dấu hiệu của một cơn nhồi máu cơ tim. Đau thắt ngực hoặc đau ngực nói chung thường là do các tế bào cơ tim không nhận đủ ôxy do lưu lượng máu tới tim giảm.Trong suy tim, do khả năng bơm máu của quả tim bị suy giảm, việc lưu thông máu tới các cơ quan trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Suy tim càng nặng người bệnh càng khó thở, thậm chí người bệnh khó thở khi làm những công việc cá nhân hoặc cả khi ngồi nghỉ. Các cơn khó thở đến mức có cảm giác quần áo, giầy thít chặt vào cơ thể.

Hiện tượng phù

Hiện tượng suy tim xuất hiện cùng lúc với hiện tượng phù, cơ thể có dấu hiệu tích nước. Nếu thấy khi ngủ dậy mặt bị căng phù, mí mắt nặng, hoặc điển hình phù bàn chân vào thời điểm nhất định trong ngày cảm thấy đi dép chật…., tất cả đều cho thấy bạn đang có những triệu chứng của suy tim. Khi lượng máu ra khỏi tim chậm, máu trở về tim qua tĩnh mạch bị ứ lại, khiến dịch tích tụ tại các mô. Thận không thể đào thải muối và nước cũng gây giữ nước trong các mô làm bệnh nhân bị phù.

Cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức

Nếu thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức nhiều lần trong ngày, thậm chí mệt mỏi cả sau khi ngủ dậy. Nếu hiện tượng này xảy ra một cách thường xuyên, nó báo hiệu bạn đang gặp vấn đề về tim mạch. Mệt mỏi không rõ nguyên nhân thường xuất hiện do các bộ phận trong cơ thể của bạn không nhận được đủ oxy cần thiết do tim bị suy giảm chức năng co bóp.

Ho dai dẳng hoặc khò khè

Người bị suy tim sung huyết là khi chức năng bơm máu của tim không đủ cung cấp cho cơ thể, máu bị ứ lại, gọi là ứ dịch. Nó ứ dịch ở nhiều cơ quan như phổi sẽ gây ho mạn tính, thở khò khè, nếu ứ dịch ở gan, ruột gây chán ăn, buồn nôn. .. Đối với trường hợp ho dai dẳng nhiều khi người bệnh dễ nhầm với bệnh phổi như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… Tình trạng ho có thể xấu đi khi nằm hoặc mới dậy khỏi giường. Ho do bệnh tim thường ho khan hoặc có thể có đờm trắng hoặc chất nhầy đặc.

Chán ăn

Một trong những dấu hiệu chính của suy tim sung huyết là người bệnh lúc nào cũng có cảm giác no. Đó là do sự tích tụ của dịch trong gan hoặc hệ thống tiêu hóa của người bệnh. Kết quả là, người bệnh không còn cảm giác muốn ăn và ăn ít hơn. Nếu có thêm triệu chứng mệt mỏi đến mức không muốn ăn, người bệnh cần được đi khám chuyên khoa tim mạch.

Đi tiểu ban đêm

Đi tiểu thường xuyên vào ban đêm là một dấu hiệu quan trọng của suy tim. Điều này xảy ra do sự chuyển dịch lượng nước tích tụ trong cơ thể gây phù ở nhiều bộ phận đến thận thông qua các mạch máu. Để tránh hiện tượng này, người bệnh cần kiểm soát lượng nước đưa vào cơ thể vào buổi tối hoặc sử dụng thuốc lợi tiểu vào buổi sáng.

Nhịp tim có vấn đề

Trong suy tim, trái tim người bệnh thường đập với tốc độ nhanh hơn, hay cảm giác như đang chạy hoặc đập dồn dập. Nguyên nhân khiến tim đập nhanh là để bù đắp cho khả năng suy giảm chức năng bơm máu. Các biểu hiện như hồi hộp bất thường, nghe rõ tim đập như đánh trống ngực đều cần được người bệnh lưu tâm.

Lo lắng

Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến cảnh báo bạn đang bị suy tim nhưng lại là dấu hiệu rất hay bị bỏ qua. Bệnh nhân thường có biểu hiện như thở nhanh, nhịp tim bất thường và lòng bàn tay đổ mồ hôi; nhiều người thường nhầm lẫn với các dấu hiệu như lo lắng hay căng thẳng. Do đó, nếu bạn hoặc người thân của bạn gần đây cảm thấy lo lắng hoặc cảm thấy bất an, cộng thêm một trong những triệu chứng đã nói ở trên cần đi kiểm tra bởi rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh suy tim.

4 Dấu Hiệu Cảnh Báo Bạn Có Thể Đang Mắc Bệnh Loãng Xương

1. Lưng khom, gù hoặc giảm chiều cao từ từ:

Khi loãng xương, các đốt sống của cột sống bị giảm mật độ xương nên xẹp lại, sụp xương, khiến lưng không còn cấu trúc vững vàng và dần cong gập về phía trước thành gù. Cũng có thể người loãng xương chỉ bị giảm chiều cao mà không thấy gù lưng rõ ràng. Thường chúng ta cũng mất chiều cao một cách tự nhiên khi về già nhưng điều này diễn ra nhanh chóng hơn ở những người bị loãng xương. (2)

Người lớn tuổi khi bị đau lưng một cách đột ngột hoặc rất dữ dội mà không có nguyên nhân rõ ràng cần được kiểm tra để chẩn đoán bệnh đây là một dấu hiệu cảnh báo của gãy xương đốt sống do loãng xương. Cơn đau có thể nghiêm trọng đến mức bệnh nhân không thể cử động. Tuy nhiên, trong trường hợp cơn đau nhẹ hơn, bệnh nhân thường không đi đến bác sĩ mà chỉ chờ cơn đau giảm bớt. Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân có thể chỉ được kê thuốc giảm đau mà không được thăm khám có mắc bệnh loãng xương hay không. Nếu bạn đau lưng không rõ nguyên nhân, bạn nên hỏi bác sĩ để kiểm tra kỹ lưỡng, đánh giá sức khỏe của xương. (2)

3. Bị gãy xương do một tai nạn nhẹ:

Người bình thường bị gãy xương do có lực va chạm mạnh như: tai nạn giao thông, té, đập, ngã mạnh. Tuy nhiên nếu bị gãy xương khi chỉ bước chân hụt lên cầu thang hoặc có một cử động bất ngờ, té ngã từ tư thế đứng thì đó là người có nguy cơ bị loãng xương cao. Vì vậy, cần đo mật độ xương để biết tình trạng bệnh và có liệu trình điều trị kịp thời. Các phương pháp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị loãng xương hiệu quả bên cạnh việc dùng thuốc như: luyện tập thể dục, tắm nắng buổi sớm, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi (2)

DS. Thúy Vi

*Nguồn tài liệu:

https://www.bones.nih.gov/health-info/bone/osteoporosis/overview

https://www.iofbonehealth.org/news/three-warning-signs-you-may-have-osteoporosis

Osteoporosis diagnostics in patients with rheumatoid arthritis

Małgorzata Węgierska, corresponding author1 Marta Dura,2 Einat Blumfield,3 Paweł Żuchowski,4 Marzena Waszczak,5 and Sławomir Jeka1 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4847325/#CIT0006

Rheumatoid arthritis and osteoporosis

Behzad Heidari1 and Mohammad Reza Hassanjani Roushan

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4097988/

MVN-102-02-08-19 RAF

Dấu Hiệu Không Ngờ Cảnh Báo Bạn Mắc Bệnh Lao Phổi

Có tới 80% số ca nhiễm lao là lao phổi và 20% còn lại là các thể lao khác. Theo ước tính, có tới một phần ba dân số thế giới mang trong mình vi khuẩn lao. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc họ đều mắc bệnh lao, bởi vi khuẩn chỉ có thể phát triển thành bệnh nếu như hệ miễn dịch của chúng ta bị suy giảm, yếu đi, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh trưởng và lây lan.

Cũng bởi lý do này mà bệnh lao thường phát tác khi người bệnh bị HIV/AIDS hoặc các bệnh suy giảm hệ miễn dịch khác. Ngoài ra, những người hút thuốc lá hoặc làm việc trong môi trường khói bụi và độc hại cũng có khả năng bị lao cao hơn so với người bình thường. Lao có tỉ lệ tử vong rất cao nhưng hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu kiên trì theo pháp đồ điều trị phù hợp.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lao phổi

Ho là triệu chứng nổi bật nhất ở người mắc bệnh lao phổi

1. Ho

Đây là biểu hiện của mọi bệnh phổi cấp và mãn tính, cũng như nhiều bệnh đường hô hấp khác. Nếu bạn bị ho liên tiếp kéo dài trên 3 tuần dù đã sử dụng kháng sinh và lý do ho không phải do viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, ung thư phổi,… thì có khả năng bạn đã nhiễm lao. Ngoài ra, ho có thể là ho khan, ho ra đờm hoặc ho ra máu. Đây cũng là những triệu chứng thường gặp nổi bật nhất ở người bị lao phổi.

Tình trạng này gây ra do phổi bị tổn thương bởi trùng lao và do ho kéo dài gây ức chế lên phế quản.

3. Gầy, sút cân không rõ nguyên nhân

Đây là triệu chứng đặc trưng thường gặp ở người bị lao phổi.

Người bệnh có thể sẽ bị sốt cao, hoặc sốt thất thường không rõ nguyên nhân, hoặc sốt nhẹ và hay gai lạnh về chiều. Nếu thấy sốt đi kèm với ho kéo dài như đã nói ở trên thì người bệnh nên đi xét nghiệm xem có phải bị bệnh lao hay không.

Bệnh lao phổi là do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis gây nên

5. Ra mồ hôi trộm

Đây là tình trạng rối loạn thần kinh thực vật dẫn đến tăng tiết mồ hôi do vi khuẩn lao phổi gây ra.

6. Chán ăn, mệt mỏi triền miên

Các thể lao ngoài phổi khác như lao hạch bạch huyết, lao màng phổi, lao màng não, lao ruột, lao xương khớp,… cũng sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lao đặc trưng khác. Dấu hiệu nhân biết chung là triệu chứng sốt hay gai lạnh về chiều như mô tả ở trên, kém ăn, mệt mỏi, sút cân.

Tùy vào bộ phận bị lao mà sẽ có thêm các dấu hiệu khác, ví dụ như xuất hiện hạch to, chắc, dính với nhau thành từng khối nổi rõ trên da đối với bệnh lao hạch, hoặc đau xương khớp, kém vận động đối với bệnh lao xương khớp…

Bệnh lao có thể được chữa khỏi bởi các loại kháng sinh mạnh chuyên dụng. Người bệnh cần đi khám ở các cơ sở y tế có uy tín để được chuẩn đoán và cấp thuốc điều trị sớm. Ngoài ra, nên kết hợp với một chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, lành mạnh để tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể chống chọi và hồi phục nhanh tốt hơn.

Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh lao là tiêm vắc xin phòng lao trong vòng 6 tháng sau sinh và tiêm nhắc lại cho tới khi 15 tuổi. Có chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh, tránh tiếp xúc với nhiều khói bụi và các chất độc hại để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể, giảm nguy cơ nhiễm lao.

Tổng hợp (Theo Tuổi trẻ Thủ đô)

Bạn đang xem bài viết Dấu Hiệu Cảnh Báo Bạn Đang Mắc Bệnh Tim Mạch trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!