Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Tài Một Số Kinh Nghiệm Soạn Giáo Án Tích Hợp Trong Môn Tiếng Anh Cấp Thcs mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
+ Đa số học sinh ngoan, có ý thức học tập, phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em. * Khó khăn: -Về phía học sinh: + Học sinh của trường gồm đa số là đối tượng học sinh dân tộc, sống trên địa xã EaBông, trong đó học sinh các buôn Rieng, Buôn Knul, Thôn 10/3 ở rất xa trường, học sinh đi lại khó khăn. + Đại đa số gia đình học sinh có điều kiện kinh tế khó khăn, đa số gia đình thuộc diện hộ nghèo. + Một số phụ huynh còn lo việc làm kinh tế, chưa coi trọng vấn đề học tập, ít chú ý đến việc học của con em. Chưa biết động viên, khuyến khích con em học tập. Còn để con em bỏ tiết, bỏ học. + Đặc biệt: Học sinh dân tộc thiểu số có tính tự ti, thiếu tự tin và bản chất ít nói nên chưa mạnh dạn phát biểu xây dựng bài cũng như không dám nêu những thắc mắc hoặc trình bày những vấn đề khó hiểu với thầy cô và bạn bè. Khi được mời trình bày trước đông người học sinh có phần lúng túng. – Về phía giáo viên: + Một số giáo viên còn trẻ, ít hoặc chưa có kinh nghiệm giảng dạy. + Một số giáo viên ở một số vùng miền có giọng nói khó nghe, nói nhanh, dẫn đến học sinh nghe không hiểu. – Về đồ dùng dạy học: + Chưa có các loại sách, báo, tài liệu bằng tiếng Anh với những nội dung phù hợp với trình độ và lứa tuổi của học sinh, giúp học sinh có điều kiện thu nhập thông tin, nâng cao trình độ tiếng Anh, có hiểu biết thêm về xã hội. b. Thành công, hạn chế: – Thành công là đã tạo được hứng thú cho học sinh, giúp các em cũng cố lại những kiến thức đã học của các môn học khác, các em liên hệ với các tình huống trong cuộc sống, biết vận dụng kiến thức vào thực tế để mang lại lợi ích cho bản thân và cho mọi người. – Hạn chế chủ yếu đề tài này khi giảng dạy trên lớp phải sử dụng phương tiện dạy học là máy chiếu mới có thể chuyển tải được hết những cách xử lí các tình huống trong thực tể khi liên hệ, nhưng do trường sở tại điều kiên cơ sở vật chất còn thiếu thốn và vấn đề xử dụng máy chiếu thường xuyên trong các tiết dạy là chưa đáp ứng được. c. Mặt mạnh, mặt yếu: – Mặt mạnh là các em học sinh trung bình, khá giỏi tham gia rất hào hứng, và còn kích thích các em tìm tòi hiểu biết nhiều hơn. – Mặt yếu là các em học sinh yếu tiếp thu chậm, tham gia tích cực nhưng thực sự kết quả chưa cao. d. Các nguyên nhân, yếu tố tác động: Với bộ môn Tiếng Anh: học sinh – đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số đã học chậm các môn học khác đồng thời cùng một lúc học cả 3 thứ tiếng ( tiếng mẹ đẻ, tiếng Việt và cả tiếng Anh nữa) là rất khó. Hơn nữa các em học sinh chưa thật sự tự giác, tích cực trong việc học của mình. Tình hình xã hội hiện nay nhiểu sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường vẫn không xin được việc làm tác động đến tư tưởng của phụ huynh trong việc quan tâm đến việc học của con em mình và từ đó tác động tiêu cực đến ý thức cũng như thái độ học tập của học sinh. e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra: – Nhiều học sinh thấy chán môn Tiếng Anh không muốn học vì đặc điểm của trường chúng tôi thuộc vùng khó khăn, số lượng học sinh là dân tộc thiểu số chiếm 56% tổng số học sinh. Việc học tiếng Việt đối với các em vốn dĩ đã xem như là học một ngoại ngữ . Do đó việc học Tiếng Anh đối với các em lại càng khó hơn. Hơn nữa do là thuộc vùng khó khăn nên trong công tác tuyển sinh lớp đầu cấp nhà trường cũng gặp nhiều khó khăn. Các học sinh khá giỏi thường đăng ký vào các trường có điều kiện tốt hơn. Kết quả là số lượng học sinh nhà trường tuyển được đa số là học sinh có học lực trung bình và yếu nhiều. Môn tiếng Anh là một môn học về ngôn ngữ có phần khó, nhiều học sinh không hứng thú nên thấy chán và bỏ qua, không quan tâm đến. – Cũng do các nguyên nhân nêu trên nên dẫn đến chất lượng học tập thống kê qua các kì kiểm tra vẫn còn thấp. II. 3. GIẢI PHÁP: a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp: Cách làm cụ thể như sau: Bước 1. Chọn đề tài Chọn một tiết dạy nào đó trong chương trình tiếng Anh khối 6,7,8 hoặc 9. Sau đó xác định xem đề tài nó về vấn đề gì, có liên qua đến những kiến thức đã học của các môn học nào. Bước 2. Trao đổi với đồng nghiệp: Bước 3. Thu thập dữ liệu: Sau khi giáo viên đã xác đinh đươc những nội dung sẽ tích hợp vào đề tài của mình thì bước tiếp theo là thu thập nhưng dữ liệu, hình ảnh, video minh họa. Có thể tìm trong sách báo, trên mạng, hoạc trong các bộ phim mình đã xem Bước 4. Thực hiên soạn bài giảng: Soạn trên phần mềm power point, cần áp dụng phong phú các loại bài tập, trò chơi để tạo sự sinh động hứng thú cho bài dạy. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng các trò chơi và cần ấn định thời gian cho mỗi phần. Bước 5. Hoàn thành hồ sơ: Gồm các loai hồ sơ sau: PHỤ LỤC II PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI – Sở Giáo Dục và Đào tạo tỉnh Đăk Lăk – Phòng Giáo Dục và Đào tạo huyện Krông Ana – Trường Trung Học Cơ Sở Tô Hiệu – Địa chỉ : Xã Ea Bông, Huyện Krông Ana, Tỉnh Đăk Lăk – Điện thoại : 05003650606. Email Thông tin về giáo viên – Họ và tên giáo viên : Diệp Bích Thùy – Ngày sinh : 18 – 06 – 1976. Môn : Tiếng Anh – Điện thoại : 0974450291. Email: bichthuycomay@gmail.com +Phiếu mô tả hồ sơ dạy họcdự thi của giáo viên. PHỤ LỤC III PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN 1. Tên hồ sơ dạy học UNIT 6: THE ENVIRONMENT LESSON 3: READ (English 9) ( Tích hợp kiến thức môn Tiếng Anh lớp 9 và môn Giáo Dục Công Dân lớp 8 giúp học sinh hình thành ý thức bảo vệ môi trường, phát huy tính tự giác và tính cộng đồng trong mỗi cá nhân.) 2. Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài học này học sinh có khả năng: * Kiến thức: – Hiểu được rõ hơn vấn đề ô nhiễm môi trường và tầm quan trọng của việc giữ gìn môi trường không bị ô nhiễm. – Nhận thức được một số nguyên nhân mà con người đã gây ra ô nhiễm môi trường. – Liên hệ lại với chương trình Giáo Dục Công Dân lớp 8 ( Bài 9 : Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa cộng đồng, Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo ) để phát huy tính cộng đồng và tính tự giác trong suy nghĩ và trong hành động. Biết yêu quý thiên nhiên và bảo vệ môi trường. * Kỹ năng: – Sử dụng Tiếng Anh để có thể nghe, nói, đọc, viết các vấn đề về môi trường. – Trang bị những kiến thức cần thiết trong việc bảo vệ môi trường. – Linh hoạt trong các hoạt động cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường. * Thái độ: – Có ý thức bảo vệ môi trường, yêu quý thiên nhiên, quan tâm đến cộng đồng, biết yêu thương mọi người, yêu quê hương, yêu tổ quốc . – Rèn luyện ý thức cộng đồng cao và phát huy tính tự giác. 3. Đối tượng dạy học của bài học – Học sinh lớp 9. ( Lớp học gồm 30 học sinh ) – Trình độ của các em ở mức trung bình nên khi giảng nội dung bài học trong sách giáo khoa giáo viên giảng bằng Tiếng Anh, nhưng khi đưa phần tích hợp và liên hệ thực tế giáo viên có thể cho các em sử dụng Tiếng Việt ở một số phần để đảm bảo các em có thể hiểu được vấn đề một cách triệt để và liên hệ thực tế tốt hơn. 4. Ý nghĩa của bài học – Bài học có ý nghĩa, vai trò rất lớn trong cuộc sống đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Thời kỳ mà vấn đề ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách cần giải quyết và cả thế giới đang chung tay trong công tác bảo vệ môi trường. Bài học cung cấp cho học sinh một số kiến thức về vấn đề ô nhiễm môi trường bằng Tiếng Anh. Đồng thời giúp học sinh nâng cao được ý tự giác, ý thức cộng đồng, ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ thế giới mà chúng ta hiện đang sinh sống . 5. Thiết bị dạy học, học liệu: – Giáo án, đề cương bài giảng. – Máy chiếu, máy tính cá nhân, camera, phấn viết… – Phiếu trắc nghiệm ( giấy A4 ) 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học Cấu trúc bài giảng (Thời gian : 45 phút) TT Nội dung Thời gian Phương pháp chủ đạo 1 Ổn định lớp (Stabilization.) 1’ Hỏi đáp 2 Dẫn nhập ( Warm-up: ) 3’ Hình ảnh, hỏi đáp 3 (Leading / Pre- reading) 9’ Trực quan, thuyết trình, hỏi đáp 4 Giải quyết vấn đề (While – reading ) 16’ Thuyết trình, trực quan,hỏi đáp, chơi trò chơi. 5 Kết thúc vấn đề ( Post –reading ) 14’ Trực quan, thuyết trình, hỏi đáp. 6 Hướng dẫn tự học ( Homework ) 2’ Thuyết trình HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC – Hướng dẫn vận dụng kiến thức liên môn ( Giáo dục công dân ) để hình thành ý thức. – Đánh giá sản phẩm theo từng cá nhân I. ỔN ĐỊNH LỚP HỌC: Thời gian: 1’ – Chào hỏi: Good morning – Kiểm tra sĩ số: 30/30 II. THỰC HIỆN BÀI HỌC: Thời gian 3’ Nội dung WARM UP Hoạt động của Giáo viên và học sinh I. Dẫn nhập ( Warm-up ) Giáo viên (Gv): Hiện một số hình ảnh trên bảng và hỏi học sinh một số câu hỏi về ý thức đối với những hành động gây ô nhiễm môi trường: Học sinh (Hs): Trả lời Gv: Hỏi tiếp Hs: Lắng nghe và trả lời: Gv: Dẫn dắt học sinh vào bài Now we study a lesson about people’s attitute to the environmental pollution. 9’ UNIT 6: THE ENVIRONMENT Lesson 3: Read ( Pre-reading ) 1. Từ mới Gv: Giới thiệu bài mới Hs: Lắng nghe. Gv: giới thiệu từ mới bằng tranh. Gv: What is this? Hs: It is a treasure ( kho báu) (Học sinh đã có khâu soạn bài trước ở nhà nên các em có thể dể dàng trả lời những câu hỏi này) Gv: Cho học sinh đọc đồng thanh theo âm cài sẵn Hs: Đọc từ ( đọc cá nhân, đọc cả lớp) Gv: Gọi một số em đứng tại chỗ đọc. Hs: đọc từ Gv: sữa lỗi phát âm 1. Kiểm tra việc hiểu từ Gv: Hiện lên bảng một phần bài tâp kiểm tra từ, cho một hs đọc qua, giải thích một số cụm từ mới và gọi bất kì học sinh nào lên chọn từ của cột A phù hợp với cụm từ của cột B Hs: làm theo yêu cầu của giáo viên Gv: Hiện kết quả và sữa sai (nếu có) 16’ 1.Read the poem about the environment: 2. Match the lines of the poem to the suitable headings: Lines Headings Answer 1 1 – 6 a. The mother’s request to the son. 1 - 2 7 – 8 2 - 3 9 – 12 c. Effects of pollution in the future. 3 - 4 13 – 16 d. The son’s ideas of polluting the place. 4 - 3. True or False *Đáp án: 2. True 3. True 5. True 4.Complete the open – dialogue: 5.Answer the questions (1 – 5) on page 51 a) According to the mother, what will happen if the pollution goes on? b) Who does the mother think pollute the environment? c) What will happen to the boy if he keeps on asking his mother such questions? d) Do you think the boy’s question ( lines 9 – 10 ) is silly? Why ( not )? 6. Lucky number. III. Giải quyết vấn đề (While – reading ) 1.Read the poem about the environment: Hs: Lắng nghe Gv: Đọc lại bài một lần nữa giải thích thêm một số cụm từ, và yêu cầu học sinh đóng vai đọc tại chỗ Hs: Đóng vai đọc theo cặp. Gv: gọi một cặp đọc trước lớp. 2. Matching (bài tập nối) Gv:Hiện lên bảng bài tập “Matching” Cho học sinh làm bài tập “Matching” nối các dòng thơ với ý chính cho phù hợp ( mục đích của phần này là giúp các em hiểu rõ hơn nội dung ý chính của bài thơ) Hs: Làm việc theo nhóm (4 em) Gv: trao đổi bài làm của các nhóm và gọi đại diện của một nhóm đứng lên đọc to kết quả và hiện đáp án so, sánh kết quả Hs: Nhóm này chữa bài của nhóm kia và so kết quả. Gv: Nhận xét 3. True/False (bài tập đúng /sai) Gv: Hiện bài tập “True/ False” ( đúng / sai ) lên bảng, gọi một học sinh đọc qua, cho các em suy nghĩ 1 phút , sau đó gọi một số cá nhân chọn qua một lượt True(đúng) hoặc False (sai). . Hs: 5 em chọn 05 câu. Gv: Gọi hs khác nhận xét, sau đó bấm vào nút còn lại sẽ hiện đáp án chính xác, nếu chọn False(sai) thì nhấp chuột một lần nữa sẽ chữa câu đó thành đúng. 4. Gap filling: ( điền vào chỗ trống) Gv. Hiện một đoạn hội thoại mở (chứa nội dung tóm tắt ý chính của bài thơ), cho hs làm việc theo cặp điền vào chỗ trống. ( Mục đích của bài tập này là giúp các em hiểu sâu hơn nội dung của bài và cung cấp thêm một số mẫu câu bằng tiếng Anh để các em có thể sử dụng trong phần trả lời câu hỏi sau.) Hs: làm việc theo cặp Gv: Gọi một cặp thực hành trước lớp, và hiện đáp án sữa lỗi. 5. Anwser the questions: ( Trả lời câu hỏi ) Gv: Cho hiện lên bảng nội dung câu hỏi, gọi một hs đọc qua, yêu cầu các em thực hành theo cặp hỏi và trả lời. Hs: làm theo cặp 6. Play a game “ Lucky number” Gv: Chia lớp thành 02 nhóm, nhóm A và nhóm B chơi trò chơi con số may mắn, có 06 con số, 02 số may mắn, hai nhóm lần lượt chọn, nếu chọn trúng số may mắn, được thưởng 10 điểm, nếu chọn trúng 04 số kia phải trả lời câu hỏi, trả lời đúng mỗi câu được 10 điểm ( nội dung câu hỏi của phần trên ). Chọn xong hết lược, đội nào được nhiều điểm hơn sẽ thắng. Hs: Chơi theo đội 14’ 2.Look at the picture and answer the questions. What should we do to protect the environment? 1.Sơ đồ tư duy: What should we do to protect the environment? 3. Read the conversation. 4. Let watch a video and anwser the qustions. Trong năm 2014, nhờ vào điều gì mà Đảng và nhân dân đã buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan 981 khỏi quần đảo Trường Sa thân yêu của chúng ta sau 75 ngày chiếm đóng. IV. Kết thúc vấn đề ( Post –reading ) ( PHẦN DẠY TÍCH HỢP ) Gv: Cho hiện ra một số hình ảnh về việc con người đã gây ra ô nhiễm môi trường bằng nhiều cách và hỏi các em bằng Tiếng Anh. What should we do to protect the environment? Hs. Trả lời ( có thể trả lời bằng Tiếng Anh hoặc Tiếng Việt. Nếu chúng ta bắt buột các em trả lời bằng Tiếng Anh thì các em không thể nói hết ý mình muốn nói, vì kiến thức Tiếng Anh của các em có giới hạn. Gv có thể giúp các em chuyển tải những suy nghĩ của các em từ Tiếng Việt sang Tiếng Anh) Gv: Hiện bản đồ tư duy hệ thống lại những ý chính giúp các em hiểu được vấn đề tốt hơn. Gv: Nhấn mạnh rằng ngoài nội dung nói về ô nhiễm môi trường, bài thơ còn gửi đến chúng ta một thông điệp khác rất quan trọng, sau đó Gv đưa một đoạn đối thoại vắn tắt của người mẹ và cậu con trai, yêu cầu học sinh đọc kỷ lai rồi Gv đặt câu hỏi: Hs: trả lời Gv: Cho các em xem qua một đoạn video về một số tình huống thường gặp trong cuộc sống hàng ngày và cách cư xử đúng đắn của những người tốt, rồi đặt câu hỏi: Hs: Trả lời ( đáp án là: Voluntary character and community character ( tính tự giác và tính cộng đồng) Gv: Kết luận Hs: Lắng nghe Gv: Cho hiện một bức tranh về việc người dân Việt Nam ta biểu tình phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan 981 trái phép trên Đảo Trường Sa của chúng ta. Sau đó đặt câu hỏi: Hs: Trả lời Nhờ ý thức tự giác và tính cộng đồng cao. Gv: Kết luận Hs: Lắng nghe 2’ Homework: – Learn by heart new vocabulary – Practice reading the poem – Do Ex a, b / p.51 again – Prepare unit 6. Write V. Hướng dẫn tự học ( Homework ) Gv. Nhắc nhở Hs học bài ở nhà Hs: Lắng nghe và nhớ 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập – Sau khi học xong, giáo viên cho học sinh làm bài kiểm tra tại lớp. – Nội dung bài kiểm tra gồm 50% kiến thức bài học ( nội dung Tiếng Anh ) 50% kiến thức tích hợp liên môn ( nội dung Tiếng Việt ) – Hình thức kiểm tra là làm bài trắc nghiệm trên giấy. Bài kiểm tra gồm 16 câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu 1.25 điểm, tổng điểm là 20, sau đó quy về điểm 10. ( Có phiếu trắc nghiệm kèm theo trong hồ sơ.) – Thời gian làm bài là 15 phút. 8. Các sản phẩm của học sinh: Tổng số học sinh : 30 em Kết quả bài kiểm tra đạt : 95% ( có gửi kèm bài làm của học sinh trong hồ sơ) Hiệu Trưởng Ngày 05 tháng 01 năm 2015 Giáo viên Diệp Bích Thùy c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp; * Cần chuẩn bị tốt các khâu sau: – Giáo viên phải phải nắm rõ nội dung chương trình môn học Tiếng Anh cấp THCS. – Giáo viên phải có am hiểu một số kỹ năng soạn giảng sử dụng công nghệ thông tin. – Giáo viên phải linh hoạt trong khâu tích hợp kiến thức, phải khoa học, logich, không áp đặt, máy móc. – Giáo viên phải xây dựng một đề kiểm tra trắc nghiệm mang kiến thức bao quát, khoa học vừa có Tiếng Anh vừa có Tiếng Việt. – Phải chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học như: máy chiếu, laptop, loa … d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp; – Học sinh phải tập trung chú ý, phát huy hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân. Giáo viên phải bao quát lớp, linh hoạt giúp các em trả lời tốt các câu hỏi, có thể liên hệ thực tế giáo dục đạo đức cho các em ở những nội dung cho phép. Ở phần tích hợp thực hiện linh hoạt sẽ giúp các em hiểu bài vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống được tốt hơn. e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu II. 4. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC: Sau khi thực hiện xong bài giảng giáo viên cho học sinh làm bài kiểm tra ( cả những lóp không áp dụng phương pháp dạy học tích hợp cũng làm bài này) Nội dung đề kiểm tra: To Hieu Secondary school PHIẾU KIỂM TRA KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Class 9A5 Môn : Tiếng Anh Name: Thời gian : 15 phút Trong bài kiểm tra này các em sẽ vận dụng kiến thức liên môn (Tiếng Anh, Giáo Dục Công Dân và những hiểu biết thực tế) để trả lời 16 câu hỏi trắc nghiệm. 08 câu bằng Tiếng Anh, 08 câu bằng Tiếng Việt. If we pollute the , we will have no fresh water to use? air water forests 2. We are going to take part in cleaning the areas near our school next Sunday. a. into b. about c. up 3. Governments should . heavily anyone doing harm to the environment. a. fine b.
Một Số Kinh Nghiệm Dạy Văn Học Nước Ngoài Ở Cấp Thcs
ểu sâu sắc tác giả và nội dung toàn bộ tác phẩm. Thực ra, đây chỉ là một đoạn trích trong tác phẩm "Tiếng gọi nơi hoang dã"của Giắc-lơn-đơn, một nhà văn Mỹ nổi tiếng thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. "Tiếnggọi nơi hoang dã" là một kiệt tác của nhà văn nhằm chứng minh: mâu thuẫn giữa sự tàn bạo dã man của cái gọi là văn minh và sự tự do của loài vật sống hoang dã trong thiên nhiên. Kiệt tác này được nhà văn viết từ 1903. Truyện kể về số phận của con chó Bấc bị bắt cóc mang đi khỏi trang trại của một người chủ giàu có ở Ca-li-phoóc-ni-a, và bị ném vào vùng Bắc cực hoang dã trong cuộc săn vàng của con người. Thiên nhiên nguyên thuỷ, sự nghiệt ngã tàn bạo của môi trường đã đánh thức và làm phát triển mạnh mẽ trong đáy sâu thẳm của nó những bản năng thú dữ của tổ tiên nó. Nó đã sống với đủ hạng người phần lớn họ là những kẻ độc ác, tàn bạo đối với thú vật. Chỉ có một người là chiếm được thiện cảm của nó bằng lòng nhân đạo và tình thương yêu rộng lớn. Đó là Giôn Thoóc Tơn. Truyện toát lên một nhân sinh quan rõ rệt: Lòng thương yêu loài vật, ông cho rằng chỉ có trên cơ sở một tình thương yêu vô hạn đối với loài vật mới chiến thắng được những con vật, thậm chí là những con vật dữ tợn. Tình yêu thương thực sự và nồng nàn đến mức cuồng nhiệt dấy lên trong lòng con chó Bấc thì đến Giôn Thoóc Tơn mới khơi dậy được những điều đáng tìm hiểu là vì sao mà Bấc yêu thương Giôn Thoóc Tơn đến mức có những hành động đep đẽ thế? Bởi vì con người này đã cứu sống nó. Nhưng hơn thế nữa, con người này là một ông chủ lý tưởng. Anh chăm sóc chó của mình như thể chính nó là con cái của anh vậy. Có đọc toàn bộ tác phẩm ta mới thấy hết tình thương yêu thực sự của Giôn Thoóc Tơn đối với loài vật mà cụ thể là đối với con chó Bấc trong sự so sánh với bao nhiêu ông chủ trước đó, trong bối cảnh khốc liệt của cuộc hành trình dai dẳng dài dặc trên những con đường ngập tuyết, trong cơn tuyệt mệnh của đàn chó. Chính đây mới là phần cốt yếu của tác phẩm, mới là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Chỉ có trên cơ sở tình yêu vô hạn đối với loài vật mới chiến thắng được những con vật. Nội dung của tác phẩm là thế, tư tưởng của tác phẩm cũng là thế nhưng nếu chỉ dựa vào tên của văn bản, qua hai chiến côngcủa con chó, nhiều người chỉ thấy nổi lên hình ảnh "Con chó Bấc" mà thôi. Dạy học tác phẩm văn chương nước ngoài cũng là dạy-học tác phẩm văn chương nói chung. Đó cũng là tác phẩm văn chương dân gian, văn chương cổ điển và văn chương hiện đại. Đó cũng là tác phẩm trữ tình và tự sự. Dạy học tác phẩm văn 5 chương nước ngoài cũng đến phải vận dụng các phương pháp và biện pháp dạy học tác phẩm văn chương nói chung nhưng với tác phẩm văn chương nước ngoài, do những đặc điểm, những khó khăn như đã nói ở trên nên ta cần vận dụng những hình thức, biện pháp sao cho hợp lý và đạt được hiệu quả giờ dạy. 2a. Tìm hiểu bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm: Tác phẩm văn chương bao giờ cũng mang trên mình dấu ấn của một thời lịch sử nhất định. Vì vậy việc tìm hiểu bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh sáng tác bao giờ cũng là một yêu cầu có tính nguyên tắc. Dạy học tác phẩm văn chương nước ngoài thì việc tìm hiểu bối cảnh lịch sử và việc sáng tác thật là việc vô cùng quan trọng. Vì đây là những điều rất xa lạ đối với học sinh. Sự phụ thuộc của tác phẩm văn chương vào hoàn cảnh lịch sử sẽ rất khó giải thích cho học sinh nếu như không gắn liền với những điểm phân tích, đánh giá chung với hoàn cảnh cuộc sống và hoạt động sáng tác của nhà văn. Có như thế mới giúp học sinh có điều kiện tìm hiểu sâu tác phẩm. 2b. Tìm hiểu phong tục, tập quán sinh hoạt, quan niệm đạo đức, thẩm mĩ của dân tộc đã sản sinh ra tác phẩm trong mối tương quan với văn hoá dân tộc. Để hiểu cảm đúng tác phẩm văn chương nước ngoài, giáo viên cần giúp học sinh hiểu được phong tục, tập quán sinh hoạt cũng như quan niệm đạo đức, thẩm mĩ của dân tộc mà tác phẩm phản ánh trong mối tương quan với nền văn hoá dân tộc mình. Đặt tác phẩm văn học vào mối tương quan văn học của hai dân tộc là để khai thác đến cạn kiệt những tư tưởng hữu dụng cho đời sống tinh thần công dân tương lai, kích thích những truyền thống tốt đẹp hiện tại, để hiểu sâu sắc hơn nhân loại. Cho đến nay, dạy học văn học phục hưng Anh hay Tây Ban Nha trong nhà trường vẫn là vấn đề khó với thầy và trò. Thời đại phục hưng ở Châu Âu, từ Ý qua Pháp rồi đến nhiều nước. Ở mỗi nước lại có màu sắc riêng. Vì sao chàng Đôn- ki-hô-tê lại nói nhiều lời có cánh? Nhưng chính chàng lại là một hiệp sĩ đạo không hợp thời, hình ảnh hiệp sĩ đạo ở Việt Nam học sinh khó hình dung ra. Đôn Ki-hô-tê yêu tự do, công bằng, nhân đạo, Xan-trô pan-xa thì thực tế, lạc quan, lành mạnh, yêu đời. Cả hai nhân vật chung đúc lại đã làm nổi bật truyền thống đạo đức của nhân dân Tây Ban Nha. Cái mê sảng và cả cái tỉnh táo đến siêu việt của Đôn-ki hô-tê chứng tỏ Xéc-van-tex tán thành lý tưởng nhân đạo là tuyệt vời nhưng khó thực hiện được trong thời đại mà tầng lớp quý tộc lại toan làm cái đó là mơ hồ ảo tưởng. Tác phẩm có nhạo báng sách hiệp sĩ nhưng cơ bản vẫn là khẳng định khát vọng, lý tưởng nhân văn cao cả của những con người khổng lồ trong một xã hội đầy đen tối xấu xa. Nếu không cảnh giác, đấy chỉ là một ảo tưởng, một trò cười lịch sử. Hoặc cái lối "vẽ trăng thấy mây", "ý ở ngoài lời", "ý đến mà bút chẳng cần đến", hay việc sử dụng vần (nhất, tam, ngũ bất luận; nhị , tứ, lục phân minh), những kiểu đối: Đối thanh, đối ý (24 loại), những bút pháplấy"động" tả "tĩnh"; "cao" tả "thấp"; "quá khứ" tả "hiện tại". Trong thơ Đường cũng cần được học sinh hiểu biết trước khi đi sâu vào tìm hiểu những bài thơ của Lý Bạch, Đỗ Phủ, Hạ Tri Chương. Đặt tác phẩm trong mối tương quan văn hoá của hai dân tộc sẽ giúp cho việc nghiên cứu tác phẩm cụ thể nhận ra và làm phong phú hơn đời sống tâm hồn và tình cảm dân tộc của mỗi người khi tiếp xúc với tác phẩm. Trên thực tế trong quá trình tiếp xúc với tác phẩm dù thế nào cũng vẫn gợi ra sự liên tưởng so sánh nhất định nhưng trong chương trình văn học nước ngoài ở Trung học cơ sở, có rất nhiều điểm khác nhau, thậm trí trái ngược nhau trong cách cảm, cách nghĩ và cách diễn đạt bởi thế, để học sinh hiểu cảm đúng tác phẩm, cần phải giúp học sinh rút ngắn khoảng cách này lại. 2c. Tìm hiểu mối quan hệ giữa văn bản ngôn từ và văn bản hình tượng. Văn chương nước ngoài đến với giáo viên và học sinh đều qua lời dịch của các dịch giả. Văn bản tác phẩm mà giáo viên và học sinh được dạy-học là văn bản dịch chứ không phải là nguyên tác. Như thế người dịch đã phải thực thi một hoạt động rất phức tạp là: - Chuyển dịch một tác phẩm từ một ngôn ngữ khác. - Chuyển dịch một tác phẩm từ một thời gian này (thời gian lich sử xuất hiện nguyên bản) sang một thời gian khác (thời gian lịch sử của bản dịch). - Chuyển dịch một tác phẩm từ một không gian văn hoá này sang một không gian văn hoá khác. Như vậy, dịch bản là văn bản hình tượng. Dạy học tác phẩm văn chương nước ngoài chủ yếu là dạy học trên văn bản hình tượng gặp phải những bài thơ nước ngoài từ nguyên bản đến bản dịch nghĩa, sang đến bản dịch thơ thì về mặt ngôn từ đã có sự khác nhau rất xa những bài thơ của Đỗ Phủ, Lý Bạch trong thơ Đường đều nằm trong trường hợp đó. Thế là việc bám lấy ngôn từ để khai thác như với trường hợp thơ nói chung là không thể được. Nhưng các đặc điểm khác của thi pháp bài thơ lại có thể giúp ta hiểu cảm bài thơ thì lại phải khai thác. Tuỳ từng bài mà có cách vận dụng linh hoạt, sáng tạo để đạt hiệu quả cao trong các tiết dạy và học tác phẩm. Đó là điều cần được quán triệt trong dạy học tác phẩm văn chương nước ngoài. Ta có thể thấy, biện pháp so sánh, đối chiếu là biện pháp đặc trưng, đắc dụng trong quá trình dạy học tác phẩm văn chương nước ngoài. Biện pháp đó được thực hiện trong việc đối chiếu bản dịch với nguyên tác, so sánh các chi tiết, các hình ảnh cùng một phong cách, một giọng điệu để giúp học sinh hiểu cảm tác phẩm sâu sắc hơn. VD: Khi dạy văn bản "Tình dạ tứ"(Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) của Lý Bạch, qua biện pháp đối chiếu, so sánh bản dịch thơ với nguyên tác ta thấy: nguyên tác thơ viết là "minh nguyệt quang", bản dịch thơ dịch là "ánh trăng rọi", dùng từ "rọi" (động từ), thay cho "sáng' (tính từ) đã làm nhạt mối liên tưởng trong bài thơ vì trăng phải sáng nhà thơ mới nhầm là sương, hơn nữa, trăng rọi và sương phủ làm cho bài thơ tăng thêm hai chủ thể, làm mờ đi cái chủ thể cô độc, nhớ quê. Trong nguyên tác chỉ có một chủ thể là Lý Bạch. Trong bản dịch việc thêm hai chủ thể nữa đang hoạt động làm giảm đi cái thanh tĩnh, yên ắng của đêm khuya. Do đó để học sinh cảm nhận được sâu sắc hơn hai câu thơ đầu: Sàng tiền minh nguyệt quang, Nghi thị địa thượng sương. Dịch: "Đầu giường ánh trăng rọi/ Ngỡ mặt đất phủ sương". Giáo viên cần đặt câu hỏi có tính chất gợi mở để dẫn dắt học sinh khi tìm hiểu: Bản dịch nghĩa theo nguyên tác là dịch "quang" là "sáng". Nhưng câu thơ dịch đổi thành "rọi". Em thấy "sáng" và "rọi" cũng như "chiếu" khác nhau như thế nào? Em có thích từ "rọi" trong bản dịch này không? tại sao? Tại sao nhà thơ lại xúc cảm từ một ánh trăng đầu giường? Trong hai câu, câu nào là miêu tả, câu nào là biểu cảm? Quan hệ giữa tả và cảm có hợp lý không? Với thể loại tác phẩm tự sự thì hình tượng nhân vật trong các bản dịch cần được tìm hiểu, khai thác đúng mức. Nếu không sẽ khó lòng đạt được hiệu quả như mong muốn. Chẳng hạn ,với "chiếc lá cuối cùng" của O.Henry trong ngữ văn 8. Hình tượng "chiếc lá cuối cùng" không chỉ gợi lại ở đó mà còn gợi ta đến tấm lòng của người nghệ sĩ nghèo của nước Mĩ mà đặc biệt là tấm lòng của bác Bơ- men đã tạo lên kiệt tác "chiếc lá cuối cùng". Câu chuyện ngợi ca tình cảm trong sáng, cao đẹp của những nghệ sĩ chân chính, ca ngợi sự hy sinh quên mình của cụ Bơ- men để vẽ chiếc lá, cứu sống Giôn- xy. Những chiếc lá trường xuân , theo qui luật sinh tồn của tạo hoá, từng chiếc lá một theo mùa đông rét mướt qua đi. chiếc lá cuối cùng sót lại không phải bởi cây ấy là cây trường xuân, không phải bởi lá cây là lá trường xuân mà bởi nét vẽ tài hoa của ông lão Bơ-men làm trường xuân lá ấy. Cây tuy là trường xuân cũng không giữ được lá của mình. Người tuy hữu hạn nhưng lại giữ được lá. Vậy ra điều duy nhất để giữ được lá kia lại trên dương thế này là tấm lòng. Tấm lòng đã thăng hoa thành nghệ thuật. Và nghệ thuật đã mang thiên chức cứu người. Với O.Henry nghệ thuật phải phụng sự cái đẹp, phải phụng sự cuộc sống. Mà cuộc sống, tồn tại trong ý nghĩ cao đẹp nhất, là phải biết hi sinh. Có thể nói, nhân loại tồn tại trong ý thức cao đẹp nhất, là phải biết hi sinh.Và có thể nói, nhân loại tồn tại và phát triển là nhờ sự hi sinh kế tục của các thế hệ tiếp nối. Xét ở góc độ này, O.Henry đặt vấn đề về ý nghĩa tồn tại và khả năng duy trì sự sống của con người. Cuộc sống là đáng quí, nhưng theo Bơ-men, nếu cần, lão sẵn sàng hi sinh tính mạng của mình vì những điều cao quí hơn. đến đây ta thấy rõ hơn dụng ý nghệ thuật tạo độ căng của O.Henry.Sử dụng thủ Xét ở góc độ khác, "Chiếc lá cuối cùng" được xem như là một truyện ngắn có kết cấu mẫu mực vào hạng bậc nhất. Cốt truyện, nhân vật, giọng điệu, trần thuật, đối thoại. Đều có thể được xem như là một trong những khuôn mẫu của thể loại này ở thế kỉ XIX. - Đề tài thường trang trọng, thi ý thường nhiều tầng nghĩa gợi một màu sắc trí tuệ. - Ngôn ngữ Đường thi thường mang tính khái quát cao chứ rất ít đi vào miêu tả chi tiết. - Trong quá trình thể hiện, thơ Đường thường thể hiện những nguyên tắc rất chặt chẽ tạo sự hài hoà kì thú. Mặt khác, nó lại sử dụng vần (nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh), trên cơ sở những tiểu đối: Đối thanh, đối ý. - Thể cách luật trong thơ Đường là qui tắc kết hợp luật bằng trắc để tạo ra một sự hài âm, "niêm" là sự kết dính hàng dọc tạo được sư êm ái, chất trí tuệ và "nỗi buồn thiên cổ" trong thơ Đường. Vì vậy, khi dạy và học thơ Đường nếu chúng ta đặt được tác phẩm vào những nét tiêu biểu của thi pháp thơ Đường thì rất có thuận lợi khi khai thác giúp học sinh tiếp nhận, cảm và hiểu nó một cách sâu sắc hơn. Một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất của dạy và học phát triển hiện nay là đi "từ khái quát đến cụ thể". Trước đến nay dạy và học thơ Đường chúng ta thường chủ yếu khám phá cấu trúc: đề, thực, luận, kết (đối với thể thất ngôn bát cú) hoặc: khai, thừa, chuyển, hợp (đối với thể thất ngôn tứ tuyệt). Nhưng trên thực tế của khối lượng đồ sộ những bài thơ đường, nó thể hiện cả một trào lưu thơ ca độc đáo: ý tứ, đề tài của trào lưu này thể hiện cả một ý chí sáng tạo. Thi ý thường nhiều tầng nghĩa. Luật bằng trắc: 1-8, 2- 3, 4-5, 6-7. Sự đối ngẫu thường diễn ra ở các câu 3-4, 5-6 ngoài đối thanh "bằng", "trắc", còn có tới 24 loại đối thuận, nghịch, tương thành, tương phản mà người giáo viên dạy văn cần quan tâm khai thác trong dạy và học, giúp học sinh hiểu đến cạn kiệt những tầng ý nghĩa trong thi tứ và thi ý của từng câu thơ Đường theo đặc trưng thi pháp, thể loại. 3, Kết quả đạt đươc: Sau khi vận dụng những kinh nghiệm này vào thực tế giảng dạy, tôi đã mạnh dạn thực nghiệm đối với khối 6 (ở lớp 6B và 6A), khối 8 (lớp 8D và 8E), còn ở khối 7 và khối 9 tôi chưa có điều kiện áp dụng. Để biết được kết quả của việc vận dụng "kinh nghiệm trong dạy-học các thể loại văn học nước ngoài". Tôi đã tiến hành khảo sát ở các tiết văn học của khối 6, khối 8 . Cách khảo sát được tiến hành như ở phần: Điều tra thưc trạng trước khi nghiên cứu. Kết quả khảo sát như sau: Khối Lớp Sĩ số Giỏi khá Trung bình Yếu 6 6a 40 6 15 10 25 21 52.5 3 7.5 6b 40 4 10 11 27.5 20 50 5 8 7 8d 39 4 10 13 33 17 44 5 13 8e 41 7 17 14 34 15 36 5 12 Với kết quả khảo sát như trên, tôi nhận thấy rằng những biện pháp và hình thức dạy-học các tác phẩm văn học nước ngoài đã góp phần phục vụ hữu ích và góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng của các giờ dạy-học tác phẩm văn học nước ngoài. Phần lớn học sinh nắm chắc và nắm sâu kiến thức bài hoc, hiểu và cảm thụ sâu sắc những giá trị đặc sắc về nghệ thuật, nội dung của các tác phẩm văn, thơ nước ngoài. Có kỹ năng tìm hiểu, khám phá, phân tích những tác phẩm văn chương nước ngoài theo đặc trưng, thể loại. III, Bài học kinh nghiệm. Qua thời gian nghiên cứu cùng các đồng nghiệp của mình áp dụng đề tài này vào giảng dạy phần văn học nước ngoài trong chương trình ngữ văn 7 và 8, tôi thấy đây là những kinh nghiệm tốt để giúp người giáo viên dạy văn khi đứng trước những tác phẩm văn học nước ngoài có thể tự tin và chủ động trong khai thác, phân tích và tiếp cận các tác phẩm văn chương đó để ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả của các tiết dạy-học văn. Để có được kết quả cao khi thực hiện đề tài này, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: * Với giáo viên: - Giáo viên phải thực sự là người yêu nghề, yêu văn chương, có kiến thức sâu sắc về lịch sử, văn hoá, phong tục tập quán, quan niệm thẩm mỹ của các dân tộc đã sản sinh ra những tác phẩm mà mình sẽ trực tiếp giảng dạy. - Có ý thức tìm đọc và hiểu đúng, hiểu trọn vẹn các tác phẩm văn chương nước ngoài phải dạy. - Nắm chắc hệ thống phương pháp dạy-học tác phẩm văn chương theo loại thể, đặc biệt là các tác phẩm văn chương nước ngoài. *Với học sinh: - Các em phải là những bạn đọc thưc sự say mê, yêu thích văn học đặc biệt là các tác phẩm văn chương nước ngoài. - Mỗi học sinh luôn có ý thức đọc trước tác phẩm, tự tìm hiểu hệ thống câu hỏi qua phần đọc hiểu văn bản. - Mỗi học sinh luôn có ý thức tự rèn luyện các kỹ năng phân tích, tìm hiểu các yếu tố ngôn ngữ, nhân vật trong các tác phẩm văn chương nước ngoài. Vận dụng tốt những kinh nghiệm trên, theo tôi kết quả các giờ học văn phần văn học nước ngoài mới có kết quả cao. Đồng thời khắc phục được tình trạng lười học, chán học và ngại học bộ môn do quan niệm phần văn học này là khó của học sinh. IV. Những vấn đề kiến nghị. Hiện nay chất lượng dạy và học văn đang thu hút sư chú ý quan tâm của dư luận xã hội và các bậc phụ huynh học sinh. Trong chương trình văn học được giảng dạy ở tất cả các trường THCS, phần văn học nước ngoài chiếm một khối lượng không nhỏ bao gồm các tác giả tác phẩm của nhiều nền văn học khác nhau trên thế giới. Việc giảng dạy phần văn học nước ngoài thường gặp khó khăn về nguồn tư liệu, về cách tiếp nhận và việc khai thác tìm hiểu các giá trị thẩm mĩ của các tác phẩm văn học. Vì vậy để nâng cao chất lượng các giờ dạy và học văn, đặc biệt là phần văn học nước ngoài. Tôi mạnh dạn nêu một số kiến nghị sau: +Tăng cường bồi dưỡng kiến thức lịch sử văn hoá, văn học, ngoại ngữ cho giáo viên dạy văn. + Nên giới thiêu các tác phẩm trọn vẹn để minh hoạ bằng đoạn trích chứ không nên trích giảng. Từ đó tiến tới phân tích minh hoạ tiêu biểu. + Với các giáo viên đứng lớp cần tạo cho việc chiếm lĩnh thơ, văn nước ngoài bằng những biện pháp khác nhau với từng loại cụ thể của từng tác giả khác nhau, tránh sự áp đặt Phần III: KẾT LUẬN Tôi xin chân thành cám ơn! Hồng Dương, ngày 19 tháng 04 năm 2017 Phạm Thị Thu Hằng Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Giải quyết vấn đề I. Điều tra thực trạng trước khi nghiên cứu. 1. Hình thức và nội dung khảo sát . 2. kết quả khảo sát. II. Những công việc thức tế đã làm và kết quả đạt được. 1. Những nguyên tắc chung. 2. Những công việc thực tế đã làm. 3. Kết quả đạt được. III. Bài học kinh nghiệm. IV. Những vấn đề kiến nghị. Phần III:Kết luận
Đề Tài Giới Thiệu Một Số Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Môn Sinh Học Trong Trường Thpt
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay,nhằm tạo ra những con người năng động, sáng tạo tiếp thu được những tri thức khoa học kỹ thuật hiện đại của nhân loại, biết tìm ra các giải pháp hợp lí cho những vấn đề trong cuộc sống của bản thân và xã hội.
Trong tình hình hiện nay, nền kinh tế đang phát triển cùng với sự phát triển của xã hội thì khoa học công nghệ cũng phát triển mạnh mẽ. Xã hội đòi hỏi người có học vấn hiện đại không chỉ có khả năng lấy ra từ trí nhớ các tri thức dưới dạng có sẵn đã lĩnh hội ở nhà trường phổ thông mà còn phải có năng lực chiếm lĩnh, sử dụng các tri thức mới một cách độc lập, khả năng đánh giá các sự kiện, các tư tưởng các hiện tượng mới một cách thông minh, sáng suốt trong cuộc sống, trong lao động và trong quan hệ với mọi người. Chính vì vậy, đứng trước nhu cầu tất yếu của xã hội, ngành giáo dục phải đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là yêu cầu cấp bách của thời đại, là xu thế tất yếu khách quan.
A/ PHẦN MỞ ĐẦU : I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay,nhằm tạo ra những con người năng động, sáng tạo tiếp thu được những tri thức khoa học kỹ thuật hiện đại của nhân loại, biết tìm ra các giải pháp hợp lí cho những vấn đề trong cuộc sống của bản thân và xã hội. Trong tình hình hiện nay, nền kinh tế đang phát triển cùng với sự phát triển của xã hội thì khoa học công nghệ cũng phát triển mạnh mẽ. Xã hội đòi hỏi người có học vấn hiện đại không chỉ có khả năng lấy ra từ trí nhớ các tri thức dưới dạng có sẵn đã lĩnh hội ở nhà trường phổ thông mà còn phải có năng lực chiếm lĩnh, sử dụng các tri thức mới một cách độc lập, khả năng đánh giá các sự kiện, các tư tưởng các hiện tượng mới một cách thông minh, sáng suốt trong cuộc sống, trong lao động và trong quan hệ với mọi người. Chính vì vậy, đứng trước nhu cầu tất yếu của xã hội, ngành giáo dục phải đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là yêu cầu cấp bách của thời đại, là xu thế tất yếu khách quan. Trong luật giáo dục của nước ta đã được thông qua tháng 12 năm 1996 mục II điều 4 đã nêu rõ : "Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tính tự giác chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập, ý chí vươn lên". Nghị quyết TW2 Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII đã nhấn mạnh : "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiên đại vào quá trình dạy - học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh nhất là sinh viên đại học. Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp toàn dân nhất là thanh niên". Trước thực tế đó, Nghị quyết số 40/ 2000/ QH10, ngày 9 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khoá X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định : "Mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tòan diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới". Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng ta cũng đề ra nhiệm vụ là : "Khẩn trương biên soạn và đưa vào sử dụng ổn định trong cả nước bộ trương trình và sách giáo khoa phổ thông phù hợp với yêu cầu phát triển mới.Bởi vậy, vấn đề đặt ra của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay là phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đề cao vai trò chủ thể hoạt động của học sinh trong học tập là yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp giáo dục hiện nay và hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Mỗi một bài giảng cũng như một đứa con tinh thần trong suy nghĩ của người dạy, là người thầy truyền đạt kiến thức cho học sinh ai cũng muốn chăm chút cho đứa con tinh thần ấy đẹp về cả nội dung, hình thức và đẹp cả ở cách thể hiện. Ngay bản thân tôi, mặc dầu là người chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghề nghiệp, nhưng mỗi một bài dạy đều để laị trong tôi nỗi ưu tư khó tả, đặc biệt là những bài dạy mà sau khi tôi giảng xong ánh mắt các em ngơ ngác và khuôn mặt tỏ vẻ không hài lòng vì không hiểu bài. Những lúc ấy, tôi thật buồn và cảm thấy bản thân mình đã chưa hoàn thành nhiệm vụ của một nhà giáo, chưa biết cách khơi gợi niềm đam mê yêu thích môn học ở học sinh, không khơi dậy được tư duy tích cực và sáng tạo ở học sinh. Chính vì điều đó đã khiến tôi phải suy nghĩ đi tìm con đường cho mỗi bài giảng , từ đó tôi quyết tâm nghiên cứu phương pháp dạy học vừa mới lạ vừa phát huy tính tích cực ở học sinh. Đồng thời tôi thấu hiểu rõ quan điểm của Đảng - Nhà nước về đổi mới giáo dục hiện nay,tôi nhận thấy bản thân cũng phải tự vận động, tự đổi mới tư duy trong dạy học và đổi mới phương pháp dạy học là rất cần thiết. Vậy việc đổi mới phương pháp giảng dạy và đưa công nghệ thông tin trong giảng dạy ở các cấp bậc học, ở toàn thể các môn học, cốt lõi của việc đổi mới là " Lấy học sinh làm trung tâm và phát huy tính tích cực sáng tạo, tự học, tự nghiên cưú ở học sinh ". Nhưng trong thực tế vẫn còn một lượng không nhỏ học sinh vẫn học theo lối tư duy máy móc, thụ động tiếp thu kiến thức, học thuộc mà không hiểu, không biết cách vận dụng kiến thức vào thực tiễn, mặt khác về phía giáo viên vẫn còn không ít thầy cô vẫn dạy theo phương pháp đọc chép hoặc chiếu chép, hoặc chỉ giảng giải cho học sinh mà chúng ta đã vô tình không biết rằng học sinh nghe nhưng không hiểu.Vì thế, tôi muốn viết đề tài này để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm cùng qúi thầy cô về việc đổi mới phương pháp dạy học và giúp những người đứng lớp tìm ra phương pháp dạy học tích cực phù hợp cho mỗi bài dạy, tôi rất mong được nhận sự đóng góp ý kiến cuả qúi thầy cô ! Tôi xin chân thành cảm ơn ! II/ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU : Về phương diện lí thuyết tập trung nghiên cứu một số phương pháp dạy học tích cực chủ yếu như dạy học giải quyết vấn đề và một phương pháp tôi mạnh dạn đặt tên là dạy học dùng phương pháp sơ đồ hoá dựa trên cơ sở của các phương pháp như : dùng hình ảnh trực quan sinh động kết hợp với hỏi đáp, tự làm việc với sách giáo khoa tìm tòi nội dung kiến thức và sơ đồ hoá nội dung kiến thức bằng ngôn ngữ cụ thể của bài học, đồng thời nêu được đặc điểm, vai trò và những ứng dụng của các phương pháp này trong giảng dạy . Về phương diện thực nghiệm vận dụng trong giảng dạy môn sinh học bằng những phương pháp dạy tích cực trong trường học, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để phát huy những mặt tích cực của phương pháp và khắc phục mặt hạn chế của phương pháp. III/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI : Tìm ra những phương pháp dạy học tích cực phù hợp cho từng bài nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn sinh học. Vận dụng những phương pháp tích cực vào từng bài dạy cụ thể để phát huy tư duy độc lập giúp học sinh tự tìm ra kiến thức và phát triển khả năng sáng tạo của học sinh, đồng thời kích thích ở học sinh niềm đam mê yêu thích môn học. Rút ra những bài học kinh nghiệm để cùng toàn thể quí thầy cô trao đổi và hoàn thiện phương pháp dạy học ngày càng tiến bộ. Trong đề tài này, tôi chỉ đề cập tới nghiên cứu một số phương pháp dạy học tích cực đối với bộ môn sinh học ( chủ yếu chương trình chuẩn ) mà trên thực tế tôi đã ứng dụng giảng dạy ở trường. Tuy nhiên, do thời gian có hạn và đề tài cũng còn nhiều vấn đề quan tâm của tất cả quí thầy cô, tôi chỉ đề cập tới một số nội dung trong bài tiêu biểu cụ thể ở mỗi chương. Rất mong người dạy mỗi chúng ta gọt thêm cho nhọn, cho sắc để mỗi bài dạy của chúng ta chính là đứa con tinh thần rất đẹp. Mặt khác một phương pháp tôi nêu tên là dạy học dùng phương pháp sơ đồ hoá thì trong đề tài này tôi chỉ nêu ở phần thực nghiệm vì là phương pháp dựa trên cơ sở của một số phương pháp đã có. Chỉ khác ở cách thể hiện của giáo viên khi hướng dẫn giúp học sinh tự tìm ra kiến thức. IV/ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : 1/ Phương pháp nghiên cứu lí thuyết : Phương pháp lí thuyết thường dùng phổ biến cho nhiều nghiên cứu khoa học . 2/ Phương pháp điều tra : Điều tra cũng thường được sử dụng trong nhiều loại đề tài nghiên cứu của lí luận dạy học. Thực chất của phương pháp này là người thu thập số liệu đặt ra những câu hỏi cho đối tượng được điều tra trả lời nói hay viết. Nội dung người trả lời cần chân thật mà người điều tra thu được sau khi xử lí là kết quả điều tra. Đối tượng điều tra là học sinh. Để thu được sự trả lời trung thực, đúng đắn, của học sinh thì phải có kĩ thuật đặt câu hỏi. Phương pháp này thường dùng để tìm hiểu chất lượng dạy học một vấn đề nào đó trong chương trình, hoặc thăm dò ý kiến của học sinh về phương pháp dạy học mới có đem lại kết quả mong muốn hay không. Câu hỏi nêu ra có thể dưới dạng trắc nghiệm (test) hay theo dạng câu hỏi truyền thống, tuy nhiên mỗi dạng đều có những ưu nhược điểm. Ngày nay, thường sử dụng phối hợp cả hai dạng câu hỏi. 3/Phương pháp quan sát sư phạm : Quan sát sư phạm là một quá trình tri giác một hiện tượng, một quá trình sư phạm trong hay ngoài lớp học theo một kế hoạch cụ thể nhằm rút ra những kết luận cần thiết. Nhờ có quan sát sư phạm mà người nghiên cứu thu thập được nhiều sự kiện trong quá trình giảng dạy và giáo dục. Từ những sự kiện riêng lẻ, đơn nhất nhưng được lặp lại nhiều lần, người nghiên cứu có thể phát hiện ra cái chung, cái bản chất, nhờ đó mà tích luỹ được nhiều kinh nghiệm giảng dạy sinh học, tránh những sai lầm, nâng cao hiệu quả giảng dạy. Quan sát ... miễn sao sử dụng từ ngữ đúng là được chứ không có áp đặt có sẵn nội dung từng dòng từng chữ phải giống thầy. * / Nhược điểm của phương pháp này là đòi hỏi học sinh phải đầu tư thời gian khá nhiều đồng thời không phải bất kỳ học sinh nào cũng làm được điều này vì muốn tự học thì khả năng tư duy của học sinh phải khá tốt, khả năng khai quát cao, nói chung là yêu cầu ở học sinh rất nhiều khả năng đặc biệt là sự tự giác trong học tập thì không phải học sinh nào cũng có. Đôi khi học sinh làm là do bắt buộc hoặc một số học sinh làm số còn lại mượn chép thì nó trở thành sự ì tư duy. Vì vậy yếu tố tự học và sự kiên trì là điều rất cần thiết để thực hiện phương pháp này tốt hơn. Ngoài ra về phía GV cũng phải đầu tư rất nhiều không chỉ thời gian mà còn khả năng khái quát của GV đòi hỏi chuyên môn sâu rộng và sự kiên trì bởi vậy cũng là trở ngại để thực hiện phương pháp này. Nói chung phương pháp nào cũng có ưu và nhược điểm của nó, nhưng viết đề tài này trên tinh thần học hỏi những kinh nghiệm giảng dạy tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp. C / PHẦN KẾT LUẬN I / KẾT LUẬN Qua đề tài trên chúng ta thấy đổi mới phương pháp dạy học là rất cần thiết là mục tiêu hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Trên cơ sở những bài thực nghiệm dạy học giải quyết vấn đề và thực nghiệm dùng phương pháp sơ đồ hoá đều phản ánh được mặt tích cực của những phương pháp này. Giúp học sinh học hiểu sâu hơn, tự giác và tư duy độc lập sáng tạo hơn, đồng thời giúp các em luôn có hứng thú với môn học. Vấn đề khó khăn ở những phương pháp này là thời gian của cả GV và học sinh phải đầu tư rất nhiều trong khi đó các em học rất nhiều môn và các quý thầy cô thì không phải ai cũng thích dạy những phương pháp này. Ngoài ra, giáo viên phải đầu tư liên tục ở mỗi bài mới hình thành thói quen học tập độc lập nhưng không phải bất kỳ bài nào cũng dạy được bằng các phương pháp trên mà tuỳ bài, tuỳ năng lực cụ thể của học sinh, tuỳ điều kiện về thời gian của mỗi giáo viên, trở ngại nữa là sử dụng phương pháp này rất dễ bị cháy giáo án. Nói chung nếu có nhiều thời gian và điều kiện cho phép thì bản thân tôi sẽ đầu tư nghiên cứu không những phương pháp dạy học tích cực môn sinh học mà còn nghiên cứu tâm lý học sinh khi học môn học này để cân đối phương pháp dạy học phù hợp với tâm lý từng đối tượng người học. II / ĐỀ XUẤT Thông qua dạy học bằng phương pháp tích cực bản thân tôi nghĩ nên rèn luyện cho các em tư duy độc lập ngay từ bé khi còn ở nhà trẻ nhưng ở mức độ thấp hơn, còn ở học sinh tiểu học chúng ta cũng nên sử dụng phương pháp dạy theo hướng giải quyết vấn đề giúp các em có tư duy độc lập từ nhỏ. Đặc biệt chúng ta nên đẩy mạnh những phương pháp dạy học tích cực ở học sinh cấp II và cấp III, và sinh viên. Nhưng trên thực tế phạm vi trường THPT tôi rất mong được đề xuất những vấn đề sau : - Mỗi cá nhân trong trường học cần tích cực đổi mới phương pháp dạy học, bằng cách đầu tư sâu chuyên môn, nghiên cứu thật kỹ phương pháp dạy học của mỗi bài phù hợp trình độ nhận thức của học sinh. Mỗi thầy cô nên dạy một khối để có thời gian đầu tư phương pháp tốt hơn và rút kinh nghiệm cũng dễ dàng hơn. Nhưng trên thực tế thì mỗi GV cùng một năm dạy 3 khối vừa cực mà lại ít thời gian đi sâu kiến thức và tìm ra phương pháp tích cực phù hợp. Trên thực tế nhiều thầy cô dạy quá nhiều khối mà đây là ép phải như vậy. Trong tình hình hiện nay có nên hay không bởi vì SGK mới liền một lúc dạy cả khối 10 và 12 hoặc 11 và 12 thì đều là những kiến thức mới vấn đề mới mà có rất nhiều bài đề cập tới. Đồng thời SGK viết rất nhiều mà không rõ ý như sinh 12 cơ bản năm nay gây áp lực không nhỏ cho người trực tiếp dạy học cũng như là học sinh thì đương nhiên việc thay đổi một phương pháp dạy học mới ở mỗi GV là tất yếu để phù hợp với nhu cầu học cuả học sinh. - Mặt khác do kiểu thi trắc nghiệm thì mỗi GV nên dạy theo hình thức ngắn gọn dễ hiểu phù hợp với trắc nghiệm mà không nên áp đặt ngôn ngữ của mình bắt học sinh học dài hàng trang gây áp lực rất lớn đối với học sinh. Vì vậy, tôi thiết nghĩ cần sử dụng sơ đồ hoá kiến thức nhiều hơn giúp học sinh tóm gọn kiến thức và học dễ dàng hơn và cách này cần phổ biến hơn nữa vì trên thực tế có nhiều thầy cô đã sử dụng nhưng chưa dám mạnh dạn sử dụng đôi khi sợ học sinh học sơ đồ phát biểu thành nội dung không được. Nhưng chúng ta cần kiên trì rèn luyện cho học sinh dù với hình thức ghi như thế nào thì cốt lõi vẫn là các em phải biến kiến thức thành của mình dùng ngôn từ của mình miễn sao đảm bảo tính chính xác khoa học là đủ. - Ngoài ra khi dạy học giải quyết vấn đề giúp cho học sinh cũng như GV rất nhiều, khó khăn của phương pháp này là thời gian và điều kiện để GV thực hiện là rất khó có thể sử dụng phổ biến, mặt khác còn do không phải nội dung nào cũng dạy theo phương pháp này được. Vì vậy, tôi mạnh dạn đề nghị cần lập ra một tổ chức nghiên cứu phương pháp dạy học tích cực tình nguyện bao gồm thầy chuyên viên sở và những thầy cô dạy giỏi có nhiều kinh nghiệm ở các trường có những phương pháp dạy hiệu quả soạn giảng tải mạng để tập hợp thành những cuốn giáo án chung là giáo án tham khảo cho nội bộ các GV của tỉnh áp dụng, mỗi năm mỗi chỉnh sửa cho phù hợp và thầy cô nào có giáo án hay mạnh dạn tải về sở cho thầy chuyên viên của sở chỉnh lí và phổ biến rộng rãi. Đồng thời có những khuyến khích cụ thể đối với những cá nhân thầy cô có bài soạn hay. Nếu ứng dụng được điều này tôi thiết nghĩ bộ môn sinh học sẽ giảm bớt rất nhiều áp lực cho người học cũng như người dạy. III / KIẾN NGHỊ ỨNG DỤNG - Phương pháp DHGQVĐ đã trở lên quen thuộc đối với một số thầy cô nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ thầy cô vẫn dạy theo phương pháp đọc chép, và còn giảng giải nhiền hơn việc nêu ra câu hỏi khiến học sinh phải tư duy. Vì vậy chúng ta nên thay đổi phương pháp dạy học bằng cách ứng dụng DHGQVĐ thường xuyên hơn trong giảng dạy các môn học nói chung đặc biệt là môn sinh học nói riêng. Điều mà tôi rất boăn khoăn là khi xã hội từng bước phát triển và thế giới ngày một thay đổi rất khác vậy mà sức học của học sinh ngày càng đi xuống. Tôi nhận thấy học sinh không còn coi trọng việc học, mà đến trường mục đích chủ yếu là bạn bè vui là chính. Chắc chắn rằng rất nhiều quý thầy cô đau khổ, buồn rầu vì thế hệ trẻ ngày nay nhưng tôi nhận thấy rằng cái mặt mạnh của học sinh ngày nay là rất năng động, tự tin. Vậy tại sao chúng ta không kết hợp những mặt mạnh của học sinh đánh vào tâm lý của các em, giáo dục các em lý tưởng để giúp các em đi đúng hướng. Như vậy ngoài dạy chuyên môn thì GV cần dạy cả cách làm người cho học sinh mà phải cực kỳ khéo léo tế nhị lấy từ những tấm gương thực tế để chỉ dạy. Tại sao tôi lại đề nghị vấn đề này, thực tế là do cuộc sống hiện đại chúng ta quên đi nghĩa vụ rất quan trọng của người thầy là chỉ dạy kiến thức mà không dạy cách làm người cho học sinh thì sự thành công trong giảng dạy của chúng ta cũng chỉ là thành công ảo mà thôi. - Phương pháp tôi nêu là dạy học dùng phương pháp sơ đồ hoá có nên sử dụng hay không thì do cách dạy của mỗi thầy cô. Nhưng tôi thiết nghĩ nếu cách thức nào giúp học sinh tích cực tư duy thì chúng ta ứng dụng càng nhiều càng tốt. Chính vì chúng ta không để học sinh tự nghiên cứu bài trước chỉ dặn các em đọc trước thì chẳng em nào chịu đọc mà GV chúng ta khéo léo giao việc cho các em thực hiện ở nhà để các em tự nghiên cứu tài liệu thì mới giúp chúng ta hoàn thành bài trên lớp đồng thời chính bản thân các em cũng học tốt hơn. Nhiều thầy cô cho rằng cách này vượt quá tầm tri thức của học sinh chỉ những sinh viên mới tự học như vậy, đây là quan điểm theo tôi thấy nó chưa thoả đáng vì hầu hết những học sinh chưa học theo kiểu như vậy học lên cao càng dở, đặc biệt là ở sinh viên. Những sinh viên tự nghiên cứu tài liệu tự tìm tòi kiến thức chính là những sinh viên giỏi, còn những sinh viên không biết tự học thì học rất khó khăn. Vậy thì tại sao chúng ta không bắt tay vào khai thác tính tự học tự nghiên cứu ở học sinh ngay từ bây giờ ở các trường phổ thông ? Ứng dụng phương pháp này cũng là cơ sở giúp các em phát triển tư duy cao đồng thời chuẩn bị một tâm lý tốt khi là những sinh viên. Do thời gian có hạn trong đề tài này tôi chỉ nêu một vài cách thức cũng như quan điểm về phương pháp dạy học cũng mong quý đồng nghiệp tham khảo đóng góp ý kiến để sự nghiệp giáo dục của nước ta nói chung và tỉnh nhà nói riêng luôn phát triển tích cực và đạt hiệu quả cao. D / TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 / Kỹ thuật dạy học sinh học - Tác giả Trần Bá Hoành. 2 / Lý luận dạy học sinh học - Đồng tác giả : Đinh Quang Báo _ nguyễn Đức Thành. 3 / Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm - Tác giả Nguyễn Kỳ. 4 / Dạy học giải quyết vấn đề - một đổi mới trong công tác GD - ĐT : Đồng tác giả Vũ Văn Tảo - Trần Văn Hà. 5 / Tổ chức dạy học nêu vấn đề ở nhà trường (tài liệu dịch) : Tác giả Macmutop.Giáo Án Một Số Đồ Dùng Trong Gia Đình
I. Mục đích
Trẻ gọi đúng tên, đặc điểm, công dụng, chất liệu của một số đồ dùng trong gia đình
Trẻ bước đầu biết so sánh, nhận xét được những điểm giống và khác nhau giữa 2 đồ dựng theo gợi ý của cụ.
(màu sắc, công dụng, chất liệu)
Phát triển khả năng tư duy cho trẻ
Phát triển ngôn ngữ mạch lạc
Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động
Yêu quý và giữ gìn những đồ dùng trong gia đình
NDTH: PTTM, Toán, PTTCXH, PTNN
II. Chuẩn bị:
Đồ dùng của cô,trẻ:Bát sứ, Đĩa sứ,cốc.
Một số đồ dùng, đồ chơi phục vụ môn học.
III. Tổ chức hoạt động:
1) Hoạt động học:
* KPKH: Một số đồ dùng trong gia đình
HĐ1:* Trò chuyện- Gây hứng thú :
Chân chúng ta cùng đến thăm quan siên thị: ‘Đồ dùng gia đình’’, nào!
-A chúng ta đã đến siêu thị gia đình rồi.
-Siêu thị chúng tôi xin thông báo:Hiện nay siêu thị chúng tôi đang thực hiện chương trình khuyến mại lớn, giảm giá đến 30% các mặt hàng, với mẫu mã đẹp và chất lượng sản phẩm tốt, xin mời các gia đình hãy chọn lựa và mua sắm những sản phẩm tốt nhất cho gia đình mình.
-Cô làm người nhân viên tư vấn khách mua hàng: Chào các bác, siêu thi chúng tôi có rất nhiều hàng mới về các bác muốn mua đồ dùng gì cho gia đình mình. Các bác hãy quan sát xem trong siêu thị có những đồ dùng gì?
-Nhà bác đã có những đồ dùng đó chưa?
-Nhà bác con thiếu đồ dùng gì nữ ko?
-Nhà bác đã có đủ bát chưa?
-Vậy thì tôi nghĩ bác nên mua thêm bát cho gđ mình.
*Còn gia đình nhà bác đã có những đồ dùng gì rồi?
-Tôi thấy bác chưa kể đến đĩa, chắc nhà bác chưa có đủ đĩa đúng ko?
-Vậy thì tôi nghĩ bác nên mua thêm đĩa cho gđ mình.
-Thế còn bác, bác thấy đồ dùng trong siêu thị chúng tôi có đẹp ko?Trong gia đình bác có những đồ dùng gì?
-Bác có muôn mua gì về cho gia đình mình ko?
-Phòng khách nhà bác đã đủ cốc chưa?
-Vậy thì bác nên mua thêm cốc để bổ xung cho phòng khách của gđ mình.
*Các gia đình chú ý: Đã sắp đến giờ tham dự họi thi ‘Gia đình chọn đồ giỏi’’
-Ban tổ chức chúng tôi yêu cầu các gia đình hãy mau mau trở về hội trường để tham dự hội thi được đầy đủ và đúng giờ.
-(Cô cho trẻ trở về chỗ mà cô đã chuẩn bị, trẻ vừa đi vừa hát bài: ‘Cả nhà thương nhau’’)
*HĐ2:Nội dung chính:Một số đồ dùng trong gia đình bé
-Đã đến hội trường, xin mời các gia đình hãy trở về chỗ ngồi để chuẩn bị cho phần thi của mình.
-Trước tiên là phần giới thiệu của các gđ:Cô cho 3 gđ giới thiệu tên của gia đình mình và sở thích.(1 gia đình nhí, sở thích của gia đình chúng tôi là nấu ăn; 2 là gia đình tí hon, sở thích của gia đình chúng là mua sắm; 3 là gia đình búp bê, sở thích của gia đình chúng tôi là uống nước trai cây)
-Xin cảm ơn phần giới thiệu của 3 gđ. Để chọn ra được gđ nào là gđ xuât sắc nhất trong hội thi ngày hôm nay cả 3 gđ phải trải qua 3 phần thi:
1: Phần thi: Phám phá.
2: Phần thi: Gia đình thông minh
3: Phần thi: T/C giả trí.
*Phần thi 1: Phám phá.
-Để bước vào phần thi phám phá, trước tiên các gia đình hãy chú ý nghe hiệu lệnh của ban tổ chức, và gđ nào lắc chuông nhanh nhất sẽ dành được quyền trả lời trước (đội nào chiến tháng sẽ được tặng 1 tràng pháo tay thật lớn )
+3, 2,1 lắc chuông.
-Xin chúc mừng gđ….đã lắc chuông nhanh nhất và đã dành đựơc quyền trả lời.
-Cô hỏi:Gia đình bác đã mua được đồ dùng gì? đồ dùng này được làm bằng gì?và dùng để làm gì? Khi sờ tay vào nó bác thây nó sần hay nhẵn.và đồ dùng này là đồ dùng ở đâu?
– gia đình… và gđ… có ý kiến bổ xung với gđ bạn ko?
–Cô khái quát lại các ý kiến đúng.
-Tương tự với 2 đồ dùng tiếp theo(Cô ra hiệu lệnh 3,2,1 lắc chuông, lắc chuông và chọn gđ lắc chuông nhanh nhất để trả lời câu hỏi)
* Xin chúc mừng 3 gia đình đã trải qua phần thi thứ nhất 1cách xuất sắc xin tất cả các ban giám khảo cùng toàn thể các vị khán giả hãy tặng cho 3 đội 1 tràng pháo tay thật to nào!
*Phần thi 2: Gia đình thông minh.
*Không để các quý vị phải đợi lâu, ban tổ chức chúng tôi sẽ cùng 3 gia đình bước vào phần thi tiếp theo có tên là phần thi:Gia đình thông minh.
Câu đố: ‘Miệng tròn lòng trắng phau phau.
Đựng cơm cho bé hàng ngày bé ăn’’
-Đố là cái gì?
-Các gia đình hãy nhìn xem trên tay tôi có cái gì đây?
-Các gđ hãy nói to cùng tôi nào: ‘Cái bát’’
–Cái bát có màu gì?
-Miệng bát có dạng hình gi?
-Lòng bát nông hay sâu?
-Bát dùng để làm gì?
-Bát là đồ dùng ở đâu?
-Cái bát này làm bằng chất liệu gì?
-Gia đình nào biết còn có bát làm bằng chất liệu gì nữa? (Cô mở rộng:Ngoài bát làm bằng sứ ra còn có bát làm bằng nhựa, bằng inox nữa đấy và ngoài cái bát nhỏ để đựng cơm này ra còn có cái bát to để đựng canh nữa đấy)
-Khi sờ tay vào bát thấy nó ntn nhỉ? nhẵn hay sần sùi(cô cho trẻ sờ tay vào bát để cảm nhận)
–Cô khái quát lại: Đây là cái bát là đồ dùng trong gia đình, dùng để đựng cơm hoặc đựng thức ăn,Miệng bát là 1 đường bao cong tròn, lòng bát sâu, cái bát này làm bằng sứ, rất dễ vỡ, nên khi sử dụng chúng ta phải thật nhẹ nhàng cẩn thận.
‘Chú ý- chú ý’’
–3 gđ hãy nhìn xem trên tay tôi có gì đây?
-Àh đúng rồi, trên tay tôi có cái ‘đĩa’’ đấy.
-Các gđ nói to cùng tôi nào: Cái đĩa.
-Đĩa có màu gì?
-Miệng có dạng hình gì?
-Lòng đĩa nông hay sâu?
-Đĩa dùng để làm gì?
-Đĩa là đồ dùng ở đâu?
-Cái đĩa này được làm bằng chất liệu gì?
-Gđ nào biết ngoài cái đĩa làm bằng sứ ra, cái đĩa còn được làm bằng chất liệu gì nữa?
(Cô mở rộng: Ngoài cái đĩa làm bằng sứ ra còn có đĩa làm bằng nhựa, bằng inox nữa đấy)
-Khi sờ tay vào đĩa các bạn thấy nó ntn? sần hay nhẵn?(Cô cho trẻ sờ và nêu cảm nhận)
*Cô khái quát lại: Đây là cái đĩa, là đồ dùng trong gia đình, miệng đĩa là 1 đường bao cong tròn khép kín, long đĩa nông, dùng để đựng rau, thịt,cá.Cái đĩa này làm bằng sứ, dễ vỡ nên khi dùng chúng ta phải nhẹ nhàng cẩn thận.
*So sánh:Cái bát và cái đĩa.
-Gia đình nào có nhận xét gì về đặc điểm giữa cái bát và cái đĩa nào?
-(Cô gợi ý trẻ để trẻ nêu được sự giống và khác nhau của 2 đồ dùng)
*Giống nhau:
-Cùng là đồ dùng cần thiết trong gđ.
-Cùng làm bằng sứ.
-Cùng có miệng dạng hình tròn.
-Đều là đồ dùng để đựng thức ăn.
*Khác nhau:
-Đĩa nông: dùng để đựng rau, thịt, cá.
-Bát sâu: dùng để đựng cơm hoặc thức ăn (ngoài ra trong gđ còn có bát to để đựng canh).
*Cái cốc:
+Ban tổ chức giới thiệu cái cốc cho 3 gia đình cùng quan sát:
-Các gđ hãy nhìn xem trên tay tôi có gì đây?
-Cả 3 gđ có nhất trí đây đúng là cái cốc ko?
-Ah đúng rồi:Các bạn hãy nói to cùng tôi nào: ‘Cái cốc’’
–Cái cốc này có màu gì?
-Miệng cốc có dạng hình gì?
-Cái cốc dùng để làm gì?
-Cốc là đồ dùng ở đâu?
-Cái cốc này được làm bằng chất liệu gì?
-GĐ nào biết còn có cái cốc làm bằng chất liệu gì nữa?(Cô mở rộng: Ngoài cái cốc làm bằng thuỷ tinh ra còn có cốc làm bằng sứ, bằng nhựa, bằng inox nữa đấy)
-Khi sờ tay vào cốc các bạn thấy nó ntn? sần hay nhẵn?(Cô cho trẻ sờ và nêu cảm nhận)
-Cô khái quát: Đây là cái cốc là đồ dùng trong gia đình để đựng nước để uống, , cốc có hình trụ, miệng cốc là 1 đường bao công tròn. Cái cốc này làm bằng thuỷ tinh,có màu trắng trong suốt, dễ vỡ nên khi dùng chúng ta phải nhẹ nhàng cẩn thận.
-Vừa rồi các ra đình đã tìm hiểu được mấy đồ dùng rồi nhỉ?
*So sánh: Cái bát và cái cốc
Trời sáng rồi!
-Các gđ hãy nhìn xem trên bàn của tôi còn lại những đồ dùng gì? (cái bát và cái cốc)
– Các bạn hãy quan sát kỹ xem 2 đồ này có đặc điểm nào giống và khác nhau? (trẻ ko nói được cô gợi ý trẻ nói)
+Giống nhau:
-Cùng là đồ dùng cần thiết trong gia đình.
-Cùng có miệng dạng hình tròn.
-Đều làm bằng chất liệu dễ vỡ.
+Khác nhau:
-Bát là đồ dùng để đựng cơm, thức ăn.
-Cái cốc là đồ dùng để đựng nước uống.
Cái cốc làm bằng thuỷ tinh trong suốt có thể nhìn qua được.
-Còn cái bát làm bằng sứ, có màu trắng, ko nhìn qua được.
-Cái bát to hơn cái cốc.
*Liên hệ thực tiễn mở rộng và giáo dục.
-Ngoài những đồ dùng này ra trong gđ các bạn còn những đồ dùng nào khác nữa?
-Đó là những đồ dùng trong gia đình rất cần thiết trong cuộc sống hàng ngày, mà các cô chú công nhân phải lao động vất vả mới làm ra, vì vạy chúng ta phải biết yêu quý giữ gìn những đồ dùng đó.
-Tôi thấy cả 3 gđ đều mua được những sản phẩm tốt, chất lượng tốt, ko ảnh hưởng đến sức khoẻ.Chúng ta ko nên mua những đồ bằng nhựa vì những đồ dùng này khi đựng đồ nóng sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của chúng ta. hoặc tivi, tủ lạnh, nồi cơm điện… ko có thương hiệu, ko có tem bảo hành, ko rõ nguồn gốc xuất sứ sẽ dễ bị cháy hỏng, chúng ta sử dụng sẽ ko được bền.
– *HĐ3: Trò chơi luyện tập.
-Để phần thi tiếp theo được thành công tốt đẹp chúng ta hãy nổ 1 tràng pháo tay thật lớn để cổ vũ cho 3 gđ.
-Ko để các bạn phải đợi lâu tôi tuyên bố phần thi: ‘T/C Giải tri’’, được bắt đầu:
*Với t/c thứ nhất là t/c:Thi xem ai nhanh.
-Cô phát cho 3 gđ, mỗi gđ có 2 cái bát, 2 cái đĩa, 2 cái cốc)
-Các gia đình chú ý:
-Khi có hiệu lệnh của ban tổ chức: ‘Tìm đồ’’
-Hãy tìm đồ dùng đê uống.
-Hãy tìm đồ dùng đựng cơm.
-Hãy tìm đồ dùng để đựng rau, thịt, cá…
+Cả 3 GĐ đều rất nhanh và giỏi, đều tim được đúng đồ dùng mà ban tổ chức chúng tôi yêu cầu.
*Tiếp theo sẽ là t/c: Pha nước.
-Xin mời các thành viên của 3 gia đình chúng ta cùng đứng dậy để cùng chơi t/c nào:
*Kết thúc: Tôi xin tuyên bố hội thi đến đây là kết thúc. Xin chúc mừng 3 gia đình đã hoàn thành 3 phần thi và thành công rực rỡ.Nào chúng ta hãy nổ 1 tràng pháo tay để chúc mừng 3 gđ.
-Cô hướng trẻ về góc chơi.
Tải miễn phí giáo án một số đồ dùng trong gia đình cùng chuyên mục giáo án tại Blog.dochoiphulong
Các bạn tải miễn phí giáo án một số đồ dùng trong gia đình tại:
Xem Video dạy giáo án một số đồ dùng trong gia đình
Đồ Chơi Phú Long – Nhà cung cấp thiết bị giáo dục, vui chơi và thiết kế mầm non tại TPHCM
Bạn đang xem bài viết Đề Tài Một Số Kinh Nghiệm Soạn Giáo Án Tích Hợp Trong Môn Tiếng Anh Cấp Thcs trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!