Xem Nhiều 6/2023 #️ Dị Ứng Thức Ăn: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Xử Lý Ngay Tại Nhà # Top 9 Trend | Sansangdethanhcong.com

Xem Nhiều 6/2023 # Dị Ứng Thức Ăn: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Xử Lý Ngay Tại Nhà # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Dị Ứng Thức Ăn: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Xử Lý Ngay Tại Nhà mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Dị ứng thức ăn là tình trạng phổ biến ở người có cơ địa nhạy cảm. Đây là hiện tượng phòng vệ của cơ thể đối với những loại thức ăn bị hệ miễn dịch nhầm lẫn là dị nguyên gây hại. Người mắc phải chứng dị ứng này sẽ cảm thấy ngứa, phát ban, môi sưng đỏ,…đôi khi còn rơi vào trạng thái sốc phản vệ nguy hiểm.

Dị ứng thức ăn là gì?

Dị ứng thức ăn có thể là căn bệnh mãn tính hoặc cấp tính đối với cơ địa của một số người. Tình trạng này được hình thành do hệ thống miễn dịch nhầm lẫn loại thức ăn nào đó có hại cho cơ thể, dẫn đến hình thành một kháng thể được gọi là Globulin miễn dịch E hay IgE, có tác dụng trung hòa các dị nguyên gây dị ứng.

Chính do tác động của IgE mà Histamine được giải phóng gây ra các triệu chứng như ngứa, chảy nước mũi, khô họng, mề đay, tiêu chảy, khó thở,… Trường hợp bệnh diễn ra trong thời gian dài (mãn tính) không được điều trị có thể kéo theo các bệnh lý khác, đặc biệt nguy cơ cao gây sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng.

Đối tượng trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ mới biết ăn dặm, biết đi dễ bị dị ứng thức ăn hơn người lớn. Theo thống kê cho thấy, trẻ em chiếm 6% – 8% mắc chứng bệnh này, trong khi người lớn chỉ khoảng 4%. Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ như sữa bò, đậu nành, lúa mì và trứng.

Một số tình trạng khác thường bị nhầm lẫn với chứng dị ứng thức ăn:

Thiếu enzyme tiêu hóa: Cơ thể có thể bị thiếu hụt một loại enzyme tiêu hóa một loại thức ăn nào đó. Chẳng hạn enzyme lactase, sẽ giảm khả năng tiêu hóa các loại đường sữa, gây nên chứng không dung nạp lactose. Tình trạng này dẫn đến triệu chứng đầy hơi, chuột rút hay tiêu chảy, buồn nôn tương tự như dị ứng thức ăn.

Ngộ độc thực phẩm: Một số thức ăn có thể gây ngộ độc cơ thể như vi khuẩn trong cá ngừ hoặc một số loại cá khác. Triệu chứng cũng tương tự như dị ứng thức ăn.

Dị ứng với phụ gia: Một số loại phụ gia thực phẩm có thể kích thích cơn hen suyễn đối với người có cơ địa nhạy cảm. Ví dụ như sulfites có trong đồ hộp, rượu vang, các loại trái cây khô,…

Độc tính histamin: Loại này có trong cá ngừ, cá thu,…không được bảo quản lạnh đúng cách. Sử dụng những thực phẩm này có nguy cơ cao bị dị ứng thực phẩm do hàm lượng histamin tăng cao.

Người bị bệnh celiac cũng sẽ có các triệu chứng dị ứng tương tự như dị ứng thức ăn.

Nguyên nhân gây dị ứng thức ăn

Một số nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng dị ứng thức ăn:

Như trên cũng đã đề cập, trẻ em có nguy có mắc dị ứng thức ăn với tỉ lệ cao hơn so với người trưởng thành. Do sức đề kháng của trẻ tương đối kém, đồng thời hệ thống miễn dịch vẫn chưa phân biệt được một số thức ăn lạ nạp vào cơ thể, dẫn đến những phản ứng như ngứa, phát ban, mề đay,…

Dị ứng có thể di truyền từ các thành viên trong gia đình cho con cái, trong đó có dị ứng thức ăn. Một số nghiên cứu được thực hiện và chỉ ra rằng nếu trẻ có bố và mẹ đều bị dị ứng thức ăn thì sẽ có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.

Môi trường ô nhiễm, nguồn nước không bảo đảm, ô nhiễm không khí hoặc sống gần người có bệnh truyền nhiễm,…là yếu tố khách quan bên ngoài dẫn đến chứng dị ứng thức ăn.

Ngoài ra, thói quen ăn uống và sinh hoạt không đều độ cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng dị ứng thức ăn. Một số loại thực phẩm gây dị ứng như động vật có vỏ, hải sản, đậu phộng, hạt, trứng,…nếu người có cơ địa mẫn cảm ăn nhiều sẽ tăng khả năng dị ứng.

Khác với trường hợp không dung nạp thức ăn, dị ứng thức ăn có thể gây khó chịu dù bạn chỉ ăn một lượng thức ăn khá ít. Trong khi chứng bất dung nạp thức ăn, nếu chỉ ăn một lượng ít hầu như không gây ra phản ứng gì đối với cơ thể.

Triệu chứng dị ứng thức ăn

Các triệu chứng do dị ứng thức ăn gây ra có thể diễn ra ngay sau khi ăn hoặc sau đó vài giờ. Một số trường hợp xuất hiện những biểu hiện nhẹ, người bệnh chỉ khó chịu và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, trường hợp dị ứng nặng có thể dẫn đến những tình huống nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng.

Một số dấu hiệu để nhận biết dị ứng thức ăn như:

Miệng có cảm giác ngứa ran.

Người bắt đầu phát ban, ngứa ngáy hoặc eczema.

Môi, lưỡi, cổ họng sưng đỏ, ngoài ra một số bộ phận trên cơ thể có hiện tượng phù nề.

Thở khó khăn, nghẹt mũi.

Đau bụng dữ dội, tiêu chảy, có cảm giác buồn nôn, nôn.

Chóng mặt, đôi khi có thể bị ngất xỉu đột ngột.

Trường hợp nặng còn rơi vào trạng thái sốc phản vệ, khi gặp phải tình trạng này, người bệnh sẽ cảm thấy:

Thắt chặt đường hô hấp, khó thở do cổ họng sưng đỏ nghiêm trọng.

Tụt huyết áp, mạch đập nhanh, mất ý thức, hoa mắt, chóng mặt.

Khi thấy dấu hiệu người bệnh có thể bị sốc phản vệ cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.

Chẩn đoán dị ứng thức ăn

Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm cơ bản để xác định tình trạng dị ứng và phân loại dạng dị ứng mà người bệnh đang mắc phải, để có biện pháp điều trị phù hợp:

Mô tả triệu chứng: Bệnh nhân cần nói với bác sĩ tình trạng mình đang gặp phải, số lượng thức ăn vừa nạp vào cơ thể.

Kiểm tra thể chất: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân và loại trừ các vấn đề khác.

Nhật lý thực phẩm: Bác sĩ lúc này có thể yêu cầu người bệnh liệt kê ra những loại thức ăn bệnh nhân đã nạp vào cơ thể, thói quen ăn uống hoặc thuốc bệnh nhân đang sử dụng để xác định nguyên do vấn đề.

Kiểm tra da: Dị ứng thức ăn có thể biểu hiện ra bề mặt da qua các dấu hiệu sưng đỏ, nổi mề đay, ngứa rát,…

Xét nghiệm máu: Kiểm tra lượng IgE có trong máu để xác định chứng dị ứng thức ăn, tuy nhiên kết quả của xét nghiệm này vẫn chưa cho ra kết quả chính xác, cần kết hợp thêm các xét nghiệm khác.

Cách xử lý dị ứng thức ăn ngay tại nhà

Sử dụng thuốc

Trường hợp dị ứng thức ăn cấp tính, tình trạng nhẹ, người bệnh có thể sử dụng một số thuốc không kê toa hoặc dùng thuốc kháng histamin để giảm các triệu chứng khó chịu. Có thể sử dụng khi vừa ăn loại thực phẩm dị ứng để giảm ngứa và phát ban.

Trường hợp dị ứng nghiêm trọng, người bệnh cần đi cấp cứu, được tiêm khẩn cấp epinephrine hoặc autoinjector epinephrine – thiết bị kết hợp ống tiêm và kim giấu tiêm một liều vào đùi.

Tuy nhiên cũng nên lưu ý, biện pháp sử dụng thuốc phải thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng. Đặc biệt là biện pháp tiêm thuốc trực tiếp vào cơ thể, tránh tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra.

Mẹo dân gian trị dị ứng thức ăn

Một số phương pháp dân gian khắc phục tình trạng dị ứng thức ăn trường hợp nhẹ như:

Giấm rượu táo có tác dụng chống lại các tác nhân dị ứng, cân bằng lại độ pH, giúp cơ thể hấp thụ những chất dinh dưỡng, khôi phục hoạt động bình thường cho hệ miễn dịch.

Cách làm: Sử dụng cả bã và dung dịch của giấm rượu táo. Pha 1 ít giấm, 1 ít mật ong và nước cốt chanh vào ly nước ấm, khuấy đều. Uống mỗi ngày 2 cốc sẽ cải thiện được tình trạng dị ứng.

Tỏi được xem là một “liều thuốc” kháng sinh tự nhiên cho cơ thể, có thể loại trừ các tác nhân gây dị ứng.

Cách làm: Ăn kèm tỏi trong bữa cơm hàng ngày, mỗi ngày khoảng 3 tép tỏi, việc này giúp tiêu diệt vi khuẩn, phục hồi những tổn thương do dị ứng thức ăn gây ra.

Tuy nhiên, không được ăn số lượng lớn, chỉ sử dụng lượng vừa đủ. Nếu lạm dụng có thể dẫn đến tình trạng chướng bụng, rối loạn đường ruột nguy hiểm.

Ăn trái cây, rau củ để bổ sung vitamin cho cơ thể là cách đơn giản để loại trừ chứng dị ứng thức ăn. Đặc biệt là vitamin C có trong cam, chanh, bưởi, quýt,…giúp cơ thể tăng khả năng kháng lại tác hại của tình trạng dị ứng, tăng cường hệ miễn dịch.

Cách xử lý nhanh khi gặp phải tình trạng dị ứng thức ăn

Khi gặp tình trạng dị ứng thức ăn, bạn nên:

Dừng ăn thực phẩm đang dùng để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

Pha 1 thìa bột vitamin C với nước uống ngay, nếu trong 15 phút tình trạng dị ứng không cải thiện phải sử dụng các thuốc chống axit: maalox, kremil – S,…hoặc nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý.

Phòng tránh dị ứng thức ăn

Chủ động bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng dị ứng thức ăn là cách tốt nhất để bạn có thể đảm bảo sức khỏe của bản thân:

Trước khi lựa chọn thực phẩm cần xem kỹ nhãn mác, xác định trong loại thực phẩm đó có chứa các thành phần gây dị ứng hay không. Bên cạnh đó, cẩn thận đối với những thực phẩm gây dị ứng phổ biến như sữa, trứng, đậu phộng, một số loại cá, đậu nành hay lúa mì,…

Tránh ăn những món ăn có nguy cơ gây dị ứng cao, nên từ chối nếu được mời để bảo vệ sức khỏe.

Nếu cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường như da ngứa, nổi mẩn đỏ, tiêu chảy,…nên dừng ăn loại thực phẩm đó và có biện pháp khắc phục sớm.

Đến kiểm tra y tế khi thấy những triệu chứng dị ứng không khắc phục để tránh tình trạng xấu xảy ra.

Vệ sinh dụng cụ bếp, nhà bếp sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là đồ dùng ăn uống, sinh hoạt của trẻ em, tránh dị ứng thức ăn đối với trẻ nhỏ.

Nên chuẩn bị thức ăn đi làm, đi du lịch,…hạn chế ăn thức ăn được chế biến sẵn nếu bạn thấy cơ địa của mình dễ bị kích ứng, nhạy cảm.

Dị ứng thức ăn là tình trạng vẫn thường gặp, tuy nhiên cần được xử lý kịp thời nếu rơi vào tình trạng dị ứng này để không kéo theo những biến chứng nguy hiểm khác. Bạn nên chủ động phòng tránh cho mình và người thân, nếu thấy cơ thể có những triệu chứng bất ổn, cần nhanh chóng kiểm tra y tế để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.

Dị Ứng Tôm Và Cách Xử Lý Ngay Tại Chỗ

Dọc bờ biển trải dài của nước ta là nguồn hải sản vô tận, trong đó tôm là thực phẩm quen thuộc được nhiều người ưu thích nhất hiện nay. Một ngày bạn thường xuyên bị nổi mề đay, mẩn ngứa toàn thân sau khi ăn tôm thì bạn nên nghĩ có thể mình đã bị dị ứng tôm. Đây là nhóm thực phẩm điển hình gây nên hầu hết các trường hợp bị dị ứng thực phẩm hiện nay. Nếu vô tình bạn bị dị ứng tôm hãy xử lý ngay giảm triệu chứng và phòng ngừa sốc phản vệ nguy hiểm tới tính mạng có thể xảy ra.

Nguyên nhân vì sao xuất hiện dị ứng tôm

Dị ứng là phản ứng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng lại tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài cụ thể là ăn tôm. Sau khi ăn không lâu các phản ứng bắt đầu biểu hiện ra ngoài bằng những cơn ngứa bứt dứt, nổi mẩn đỏ kèm theo chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa tiêu chảy, hạt huyết áp…

Lý do ăn tôm tạo ra phản ứng dị ứng là do trong tôm có chứa nhiều chất đạm lạ ( protein lạ ) khi vào cơ thể khiến cho hệ miễn dịch không nhận dạng được và tạo phản ứng tiêu diệt các chất này gây dị ứng. Các chất đạm lạ này đóng vai trò là các bán nguyên hay kháng nguyên không đầy đủ khi vào cơ thể sẽ phản ứng với các phản ứng dị ứng. Ngoài ra một lý do nữa là do trong hải sản nói chung và tôm nói riêng có chứa nhiều chất histamin, chính chất này khi vào cơ thể cũng tự bạo chất trung gian gây dị ứng ngứa nổi mề đay.

Những yếu tố này đã làm nguy cơ dị ứng tôm cao, người có cơ địa nhạy cảm hoặc ít nhạy cảm đều nên cảnh giác với thực phẩm này. Những người hay bị dị ứng tôm cũng có khả năng gặp phải dị ứng cua, ghẹ, và nhiều loại hải sản khác.

Có 2 loại dị ứng tôm hay gặp đó là dạng phát bệnh nhanh và dạng phát bệnh chậm tùy vào thời gian bùng phát bệnh nhanh hay chậm. Đối với dạng nào thì những biểu hiện của bệnh cũng bắt đầu với những biểu hiện bên ngoài là ngứa ngoài da, xuất hiện nốt đỏ, thường sảy ra ở toàn thân. Trong trường hợp nhẹ để giảm nhanh cơn ngứa người bị dị ứng tôm có thể tận dụng ngay 3 cách đơn giản như sau:

1. Áp dụng mật ong trị dị ứng tôm

Mật ong như là một chất kháng sinh chống nhiễm khuẩn và có khả năng làm dịu giảm kích ứng ngoài da tốt. Khi cơ thể bị dị ứng tôm với các biểu hiện như trên thì người bị dị ứng tôm nên pha 1 ly nước ấm với 2 thìa mật ong để uống nhằm trung hòa đường ruột, cải thiện bệnh dị ứng từ bên trong cơ thể. Sau 4 giờ nếu vẫn còn ngứa, nổi mẩn thì có thể uống thêm 1 ly nước mật ong nữa giúp thanh lọc trị bệnh.

2. Áp dụng nước chanh trị dị ứng tôm

Nước chanh giàu vitamin C và môi trường acid khi vào cơ thể ngoài việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể lại giúp thanh lọc, mát gan, đào thải chất độc giúp thuyên giảm các triệu chứng dị ứng tôm ngay tức khắc. Uống 1 ly nước chanh sau khi phát hiện dấu hiệu bệnh dị ứng tôm thì khoảng 30 phút sẽ thấy giảm ngứa và nổi mẩn đỏ.

Dị Ứng Phấn Hoa: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Xử Lý

Dị ứng phấn hoa là một dạng của bệnh dị ứng, thường xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm. Bệnh thường khởi phát do sự thay đổi của mùa và hiện chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Người bệnh cần chú ý những dấu hiệu nhận biết và trang bị sẵn những cách xử lý để có thể ứng biến kịp thời khi mắc phải.

Dị ứng phấn hoa là gì? Có nguy hiểm không?

Dị ứng phấn hoa (tên khoa học là Hay Fever) là tình trạng cơ thể phản ứng quá mức khi nhầm tưởng phấn hoa là tác nhân gây hại. Khi mắc phải, người bệnh thường có các triệu chứng như hắt hơi liên tục, cơ thể phát ban và sưng tấy, chảy nước mắt, cổ họng ngứa rát,…

Theo các nghiên cứu, phấn hoa tồn tại dưới dạng bột mịn, có kích thước trung bình từ 0,01mm – 0,5mm với nhiều màu sắc khác nhau. Chúng phát tán nhờ gió, côn trùng hoặc truyền từ cây này sang cây khác, nếu con người vô tình tiếp xúc có thể gây dị ứng.

Trong phấn hoa có thành phần Cellulose pentose, Extrin, Protein và Phosphore – là chất kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tiết ra Histamin, gây ra các triệu chứng khó chịu ngoài da. Tùy theo cơ địa, lượng phấn hoa và thời gian tiếp xúc mà người bệnh có thể bị dị ứng ở mức độ nặng nhẹ khác theo.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nguyên nhân chính gây ra dị ứng phấn hoa là do mùa thay đổi. Cụ thể là:

Tháng 2 đến tháng 11: Đây là giai đoạn phấn hoa phát tán, người bệnh rất dễ bị dị ứng khi đi dạo gần vườn hoa hoặc đi ra ngoài vào những ngày nhiều gió.

Tháng 5 đến tháng 6: Giai đoạn này phấn hoa hoạt động mạnh mẽ, cỏ dại và cây cối sinh trưởng nhiều nên gây dị ứng rất mạnh.

Giữa mùa hè: Tế bào rêu mốc phát triển và chúng sẽ tồn tại đến mùa đông. Đây cũng là một nguyên nhân gây ra dị ứng phấn hoa.

Thông thường, dị ứng phấn hoa không nguy hiểm cho người mắc phải mà chỉ gây khó chịu cho cơ thể, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống. Tuy nhiên, trong một số trường hợp do người bệnh chủ quan không điều trị sớm dẫn đến bệnh kéo dài, chuyển biến nặng, gây ra các biến chứng khác có thể tử vong.

Khi nghi ngờ bản thân bị dị ứng phấn hoa, người bệnh nên đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để kiểm tra và có hướng điều trị phù hợp nếu chẳng may mắc phải.

Dấu hiệu nhận biết dị ứng phấn hoa

Người bị dị ứng phấn hoa thường rất dễ nhận biết thông qua các biểu hiện đặc trưng ở đường hô hấp và bên ngoài da. Cụ thể, người bệnh sẽ có những dấu hiệu sau đây:

Hắt hơi nhiều và kéo dài, mũi bị nghẹt và khó thở, thỉnh thoảng còn bị chảy nước mũi.

Mắt có dấu hiệu ngứa, đỏ và chảy nước mắt.

Cổ họng bị khô và ngứa rát, có khi sưng cả môi và lưỡi.

Phát ban ở nhiều vùng da trên cơ thể như mặt, tai, cổ,… đôi khi bị sưng tấy thành mảng lớn.

Các cơn khò khè, khó thở đến liên tục và kéo dài, tăng nguy cơ bị hen suyễn.

Giảm vị giác và khứu giác, dẫn đến không nhận biết rõ được mùi vị thức ăn.

Các loại dị ứng phấn hoa thường gặp

Dị ứng phấn hoa cỏ: Thường xuất hiện vào mùa hè. Phấn hoa cỏ nhỏ, dễ phát tán trong không khí, gây ra các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng, rất khó điều trị. Nếu bạn là người có tiền sử bị dị ứng phấn hoa thì nên đi tiêm phòng trước khi phấn hoa nở rộ để tốt cho sức khỏe.

Dị ứng phấn hoa cỏ dại: Loài hoa này thường nở và phát tán phấn vào cuối mùa xuân và trong mùa thu. Phấn hoa có thể theo gió bay xa đến hàng trăm dặm, gây ra tình trạng dị ứng ở nhiều người.

Dị ứng phấn hoa Bạch Dương: Hoa Bạch Dương nở rộ vào mùa xuân. Trung bình mỗi cây có thể sản xuất ra 5 triệu hạt phấn hoa và khuếch tán được trong bán kính 90m nên đây là loài cây mang đến cho con người nhiều phấn hoa gây dị ứng nhất.

Dị ứng phấn hoa cây Sồi: Tương tự như Bạch Dương, hoa cây Sồi cũng nở vào mùa xuân. Phấn hoa Sồi tồn tại trong không khí khá lâu nên ngoài gây dị ứng thông thường, chúng còn khiến bệnh kéo dài và dễ trở nặng.

Cách xử lý khi bị dị ứng phấn hoa

Có nhiều cách xử lý khi bị dị ứng phấn hoa khác nhau như dùng thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc xịt mũi hoặc sử dụng mẹo dân gian. Tùy theo tình trạng và mức độ mắc phải, người bệnh sẽ chọn cách xử lý phù hợp.

1. Xử lý dị ứng phấn hoa bằng thuốc uống

Khi bị dị ứng phấn hoa, người bệnh thường được bác sĩ kê các loại thuốc kháng Histamine để điều chỉnh lượng histamine trong cơ thể, kiềm hãm và đẩy lùi được các triệu chứng do bệnh gây ra như: phát ban, ngứa rát, sưng đỏ,… Tuy nhiên, đây là loại thuốc được dùng theo đơn, tuyệt đối không được tự ý sử dụng tại nhà, nếu không sẽ gây ra tác dụng phụ và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Các loại thuốc uống kháng Histamine thường được dùng là:

Diphenhydramine (Benadryl)

Cetirizine (Zyrtec)

Ngoài ra, thuốc kháng Histamine và thông mũi còn kết hợp với một số thuốc sau:

Claritin-D (gồm Pseudoephedrine, Loratadine)

Actifed (gồm Pseudoephedrine, Triprolidine)

2. Xử lý dị ứng phấn hoa bằng thuốc xịt, thông mũi

Dùng thuốc xịt, thông mũi là một trong những cách xử lý dị ứng phấn hoa nhanh và hiệu quả. Nó có tác dụng chống viêm, chống ngứa, làm giảm các triệu chứng dị ứng vùng mũi như nghẹt mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi,… nhưng chỉ với những người bệnh nhẹ, đối với trường hợp nặng, thuốc không có tác dụng.

Các thuốc xịt, thông mũi phổ biến có thể kể đến là:

Oxymetazoline (Afrin)

Pseudoephedrine (Sudafed)

Đây là loại thuốc có thể mua không cần kê đơn, nhưng tốt nhất người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng, đặc biệt là những người mới sử dụng lần đầu, có tiền sử bị hô hấp hoặc đang điều trị thuốc khác không nên tự ý sử dụng.

3. Xử lý dị ứng phấn hoa bằng thuốc tiêm

Trong trường hợp người bệnh đã sử dụng các loại thuốc khác mà không thuyên giảm thì sẽ được chỉ định dùng thuốc tiêm. Tuy nhiên, cách này sẽ được thực hiện bởi cán bộ y tế hoặc người có chuyên môn để đảm bảo đúng liều lượng và an toàn cho bệnh nhân. Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh sẽ có các loại thuốc tiêm khác nhau.

Ngoài thuốc tiêm chữa dị ứng phấn hoa, còn có thuốc tiêm dự phòng, giúp mọi người phòng ngừa được bệnh hiệu quả, giảm bớt tần suất mắc bệnh trong 1-3 năm.

4. Xử lý dị ứng phấn hoa bằng mẹo dân gian

Nếu như dùng các loại thuốc điều trị cho hiệu quả nhanh và lập tức thì xử lý dị ứng phấn hoa bằng mẹo dân gian lại mang đến hiệu quả từ từ và an toàn cho sức khỏe người bệnh. Cách này được áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ và nếu sau vài tuần điều trị bệnh không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu dị ứng, người bệnh nên đến bác sĩ được hỗ trợ.

Ăn hành tây

Ăn hành tây là một trong những mẹo dân gian chữa dị ứng phấn hoa hiệu quả và an toàn. Trong hành tây chứa nhiều hoạt chất Quercetin có tác dụng kiểm soát quá trình hình thành Histamine trong cơ thể nên có thể làm giảm các triệu chứng viêm mũi, ngứa ngáy trên da.

Có thể dùng hành tây ăn sống sau khi đã rửa sạch hoặc chế biến thành món ăn để đổi khẩu vị, làm mới thực đơn.

Uống nước lá húng quế

Uống nước lá húng quế có tác dụng giảm viêm khi dị ứng, giúp bệnh thuyên giảm và người cảm thấy khỏe khoắn hơn. Trong loại lá này có chứa các chất kiềm hãm sự sản sinh của histamine trong cơ thể nên chỉ cần duy trì uống 2 lần/ngày, đều đặn trong 7-14 ngày bệnh sẽ khỏi.

Cách thực hiện:

Lá húng quế tươi ngâm trong nước muối 5 phút để loại đi những vi khuẩn và bụi bẩn còn sót lại trên lá. Sau đó rửa lại lần nữa với nước sạch, để ráo.

Cắt nhỏ lá húng quế, cho vào cốc nước sôi.

Đợi cho nước nguội bớt rồi uống. Có thể thêm một chút mật ong để tạo độ ngọt sẽ dễ uống hơn.

Dùng trà bạc hà

Lá bạc hà có tính ấm, vị cay the, dùng mát, không độc, có tác dụng giải độc, kháng viêm, kháng khuẩn nên sẽ đẩy lùi được các độc tố gây dị ứng bên trong cơ thể, giảm nhanh các triệu chứng bệnh.

Ngoài ra, bạc hà còn có đến 23,4% methone giúp cải thiện các vấn đề dị ứng, giảm nghẹt mũi, giúp người bệnh dễ thở hơn và mau lành bệnh.

Cách thực hiện:

Cho lá bạc hà khô vào bình trà, châm nước sôi đến 2/3 bình.

Ngâm trà trong 5 phút để các hoạt chất trong lá bạc hà tan ra hết.

Lọc lấy nước uống, có thể thêm đường tùy khẩu vị.

Uống trà gừng

Uống trà gừng là cách xử lý dị ứng phấn hoa đơn giản, dễ thực hiện với các nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp, có tác dụng giải độc, kháng viêm, phục hồi lại sức khỏe người bệnh hiệu quả. Ngoài ra, uống trà gừng còn giải cảm, chữa dạ dày rất tốt.

Cách thực hiện:

Lấy miếng gừng nhỏ khoảng 2cm đi rửa sạch, sau đó bào sợi hoặc giã nhuyễn.

Cho phần gừng vừa xử lý xong vào ngâm 5 phút trong nước nóng.

Lọc lấy nước uống. Thực hiện đều đặn mỗi ngày đến khi khỏi bệnh.

Dùng mật ong

Dùng mật ong cũng là một cách chữa dị ứng hay, được nhiều người áp dụng. Vì phấn hoa khi gặp mật ong trong cơ thể sẽ thành chất tăng cường hệ miễn dịch nên sẽ ngăn chặn lại được cơn dị ứng, không cho chúng lan rộng.

Sử dụng mật ong rất đơn giản, có thể ăn không, bỏ vào nước ấm uống mỗi ngày hoặc dùng mật ong thoa vào vùng da phát ban, bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Cách phòng tránh dị ứng phấn hoa

Không phơi quần áo gần nơi có phấn hoa vì chúng có thể bám vào gây dị ứng. Thay vào đó, hãy phơi ở những nơi nhiều ánh sáng, tránh xa cây cối và bụi bẩn để phòng bệnh tốt hơn.

Hạn chế tham gia các hoạt động ngoài trời vào những ngày nhiều gió để tránh sự tiếp xúc của cơ thể với phấn hoa gây dị ứng.

Khi ra ngoài nên dùng khẩu trang hoặc dụng cụ che chắn để bảo vệ cơ thể trước các nhân gây hại.

Quét dọn và lau chùi nhà cửa sạch sẽ, đồ dùng cá nhân như quần áo, khăn tắm, chăn,… phải được vệ sinh và thay mới thường xuyên. Nếu thực hiện điều này phấn hoa sẽ không còn nơi trú ẩn và không xâm nhập cơ thể gây dị ứng được.

Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều vitamin C, uống nhiều nước,… để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, nâng cao sức đề kháng, phòng bệnh hiệu quả.

Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, bảo vệ cơ thể tốt hơn trước các tác nhân gây dị ứng.

Trong nhà nên hạn chế trồng hoặc trưng bày các loại hoa vì có thể khiến phấn của chúng lan tỏa vào không gian sống kích hoạt dị ứng.

Có thể sử dụng thêm bộ lọc không khi trong nhà để giữ cho môi trường sống luôn trong lành và sạch sẽ.

Dị Ứng Mỹ Phẩm ~ Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Xử Lý An Toàn

Tình trạng dị ứng mỹ phẩm xảy ra với rất nhiều người từ những nguyên nhân nhỏ nhất mà bạn hay bỏ qua đến những triệu chứng nặng khó điều trị.

Dị ứng mỹ phẩm là tình trạng da bị kích ứng, nổi mẩn đỏ, sưng viêm, ngứa rát và các dấu hiệu biến chuyển khác khi tiếp xúc với các thành phần có trong mỹ phẩm.

Dị ứng thường xảy ra trên vùng da mặt vì thông thường chúng ta sử dụng các loại mỹ phẩm trang điểm, mỹ phẩm chăm sóc da mặt là chủ yếu. Ngoài ra da mặt còn có cấu trúc yếu, mỏng và thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm nhiều nên cũng là nguyên nhân dễ dẫn đến bị dị ứng.

Ngoài ra do cơ địa của mỗi người khác nhau nên có thể gặp các kích ứng không giống nhau trong cùng một sản phẩm. Hoặc cơ địa khác nhau cũng có người dị ứng với chất này, người dị ứng với chất khác có trong kem dưỡng hoặc mỹ phẩm.

Việc lựa chọn mỹ phẩm không phù hợp với loại da cũng là một trong những nguyên nhân gây nên dị ứng mỹ phẩm thường xuyên nhất. Có những loại da khác nhau như: da dầu, da hỗn hợp, da khô, da thường, da nhạy cảm, da mụn,… bạn cần hiểu da mình cần bổ sung dưỡng chất nào, nên tránh chất nào để hạn chế kích ứng.

Mỹ phẩm không phù hợp với loại da có thể làm tình trạng thêm tồi tệ hơn, dẫn đến lớp hàng rào bảo vệ da bị phá bỏ mà không đem đến hiệu quả cải thiện da mà bạn mong muốn.

Công thức của các dòng mỹ phẩm hóa học thường được tổng hợp từ hóa chất khác nhau với liều lượng vừa đủ, tuy nhiên những chất này vẫn có khả năng gây kích ứng cho làn da của bạn, đặc biệt đối với da nhạy cảm.

Các chất thường thấy nhất chính là chất bảo quản (paraben), hương liệu, cồn, dầu khoáng, chất tẩy làm trắng da thực sự nguy hiểm. Nếu bạn dùng mỹ phẩm có chứa hàm lượng này lớn có thể gây ra tình trạng bí bách lỗ chân lông, gây viêm nhiễm và dễ hình thành mụn trên da, nặng hơn có thể làm da bạn bị dị ứng về lâu dài khi sử dụng.

● Da ửng đỏ, nổi nhiều mẩn đỏ, mề đay hơn bình thường và không có dấu hiệu ngừng lại

● Tình trạng ngứa rát xuất hiện với tần suất nhiều hơn, da nóng rát và châm chích khắp mặt, có thể dẫn đến đau nhức nặng hơn

● Xuất hiện nhiều nốt mụn khác nhau như: mụn nước, mụn trứng cá, có thể là mụn mủ hoặc mụn viêm sưng to

● Da khô ráp và bong tróc hoặc có thể tiết dầu nhờn nhiều hơn

● Nám đen hoặc nám trắng lần lượt xuất hiện nhiều hơn trên da

● Bạn cảm thấy da mình bị bắt nắng, mỏng dần và ngày càng nhạy cảm

Ngoài ra nếu bạn không phát hiện trường hợp da dị ứng nhẹ, không điều trị và để ngày càng nặng hơn thì các dấu hiệu dị ứng mỹ phẩm nặng sẽ xuất hiện:

● Da bắt đầu bị loét và cảm giác như bị bỏng

● Mụn sưng viêm nổi dày đặc

● Để lâu dần có thể xuất hiện các tình trạng lão hóa sớm

● Nặng hơn có thể gây nên trạng thái sốc phản vệ và các triệu chứng toàn thân kèm theo như khó thở, đau đầu, buồn nôn rất nguy hiểm.

Làm thế nào để bạn lựa chọn được mỹ phẩm an toàn và phù hợp với làn da của bạn? Nên tránh những thành phần nào có trong mỹ phẩm để hạn chế được tình trạng dị ứng?

Đăc biệt các dòng mỹ phẩm hiện nay bị làm giả, làm nhái rất nhiều trên thị trường, sử dụng những hóa chất độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Mỹ phẩm không rõ nguồn gốc thường bị làm giả, có chứa chất làm trắng da cấp tốc, chất tẩy mạnh gây bào mòn da và Corticoid rất nguy hiểm. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu những người bị dị ứng mỹ phẩm nặng hay mắc phải.

Việc lựa chọn mỹ phẩm cần phù hợp với loại da và tình trạng da của bạn, tuy nhiên nếu bạn khó xác định được da mình phù hợp với loại nào thì nên ưu tiên chọn mỹ phẩm thiên nhiên dịu nhẹ.

Khi lựa chọn mỹ phẩm chăm sóc da bạn cũng nên chú ý đến bảng thành phần để xem xét độ lành tính có trong sản phẩm. Nên tránh các thành phần khiến da dễ bị kích ứng như hương liệu, cồn, chất bảo quản, dầu khoáng, các chất như Quaternium-15, Formaldehyde, Isothiazolinone, Retinol,… có thể dẫn đến viêm da nếu dùng quá liều lượng.

Đặc biệt là da nhạy cảm dễ dị ứng cũng nên hạn chế các chất như AHA, Renova, Benzoyl Peroxide, chất làm sáng,… dễ gây bào mòn và làm da của bạn mẩn đỏ. Bạn nên tìm các dòng dưỡng da có chiết xuất từ thiên nhiên, khoáng chất và tinh dầu thực vật an toàn sẽ tránh được dị ứng cho da mặt.

Nhiều người khi dùng mỹ phẩm không chú ý đến hạn sử dụng mà nhà sản xuất khuyến cáo, từ khi mở nắp hộp đến khi dùng hết vẫn không phát hiện quá hạn. Đây là điều hết sức nguy hiểm cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên dị ứng cho da.

Thông thường mỗi loại mỹ phẩm chỉ có thời hạn khoảng 6 tháng đến 1 năm từ khi mở nắp (mặc dù thời hạn ghi trên sản phẩm là 2-3 năm, tuy nhiên hạn sử dụng dụng này lại được tính khi sản phẩm chưa mở nắp).

Bạn nên chú ý mỗi loại mỹ phẩm khác nhau sẽ cho thời gian sử dụng khác nhau, chứ không hoàn toàn là giống nhau được. Do đó cần tránh dùng mỹ phẩm hết hạn để đảm bảo da không kích ứng và nguy hiểm.

Ngoài ra một số người trong quá trình bảo quản mỹ phẩm không được tốt, dẫn đến kết cấu bị biến dạng, màu sắc thay đổi, mùi hương khó chịu, chứa nhiều vi khuẩn, các chết bị biến đổi thành phần hóa học,… mà không phát hiện, dẫn đến thoa lên mặt gặp dị ứng.

Để tránh da bị dị ứng mỹ phẩm khi bạn mua một sản phẩm mới hoặc đổi sang dùng loại mỹ phẩm khác thì nên có khoảng thời gian test thử trước khi bắt đầu thoa lên mặt.

Bạn có thể thử một ít mỹ phẩm lên vùng cổ và quan sát biểu hiện của da khoảng 12-24 tiếng. Sau đó nếu không thấy tình trạng khó chịu nào xảy ra thì có thể sản phẩm đó phù hợp với bạn.

Một số người gặp tình trạng dị ứng mỹ phẩm, nhưng nghĩ nó chỉ là những kích ứng thông thường xảy ra trên bề mặt da nên không tìm cách khắc phục, lâu dần dẫn đến nhiễm trùng da. Một số người gặp dị ứng nhưng chỉ cần ngưng dùng mỹ phẩm thì lại hết? Vậy có cách nào xử lý khi bị dị ứng mỹ phẩm an toàn và đúng đắn nhất?

Đây là câu hỏi rất nhiều người quan tâm, liệu rằng khi bị dị ứng mỹ phẩm trên da mặt để thời gian có tự hết hay không? Câu trả lời là có, nhưng tùy thuộc vào mỗi trường hợp khác nhau.

Đối với những người thuộc tình trạng dị ứng mỹ phẩm loại nhẹ thì chỉ cần ngưng dùng mỹ phẩm trong vài ngày, vệ sinh da mặt sạch sẽ, da sẽ tự thuyên giảm và các triệu chứng cũng mất dần. Thời gian giảm dần các triệu chứng dị ứng là khoảng 1-2 ngày và mất dần khoảng sau 1-2 tuần ngưng dùng.

Tuy nhiên với trường hợp rơi vào tình dạng dị ứng mỹ phẩm nặng thì thời gian phục hồi rất lâu, thậm chí để tự nhiên không thể hết mà cần sự can thiệp của bác sĩ da liễu. Thời gian để điều trị dị ứng nặng thường khoảng 3-6 tháng tùy mức độ hoặc lâu hơn nếu như da đã nhiễm trùng, viêm nhiễm nghiêm trọng.

Lời khuyên là khi bạn nghi ngờ da mặt mình bị dị ứng với mỹ phẩm thì nên ngưng dùng, chăm sóc da mặt sạch sẽ, nếu thấy vài ngày trở đi mà dấu hiệu không khỏi thì nên đi bác sĩ. Nếu như bạn không điều trị và chăm sóc da bị dị ứng đúng cách thì triệu chứng có thể lan rộng, đau nhức và để lại sẹo thâm, da yếu, mỏng và nhạy cảm hơn với các yếu tố kích thích.

Cần phải làm gì khi bị dị ứng mỹ phẩm? Có những cách khắc phục tình trạng dị ứng nào nhanh chóng và an toàn nhất?

Khi bị dị ứng mỹ phẩm việc đầu tiên bạn nên nghĩ tới là ngừng sử dụng sản phẩm đó ngay, như vậy là đã hạn chế được tác nhân gây hại. Tiếp đến là nên vệ sinh da mặt thật sạch sẽ và kỹ lưỡng, có thể dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ để loại bỏ mỹ phẩm trên da mặt nhanh chóng.

Cuối cùng bạn nên khoanh vùng những thành phần dễ gây kích ứng cho da có trong loại sản phẩm đó và đến gặp bác sĩ da liễu để xác định nguyên nhân nếu như tình hình trở nặng.

Mỹ phẩm bạn đang dùng có thể chứa hóa chất gây hại làm cho da bị dị ứng, trong quá trình dị ứng mỹ phẩm chỉ nên để da thông thoáng và dưỡng ẩm với các dòng dưỡng da thiên nhiên càng dịu nhẹ càng tốt.

Nên ưu tiên mỹ phẩm có thành phần an toàn và giàu dưỡng chất tốt cho da như: Vitamin E, Glycerin, Niacinamide, Vitamin B5, Acid Hyaluronic,… sẽ cung cấp độ ẩm và làm trắng da tự nhiên hiệu quả. Khuyến khích các chiết xuất giàu khoáng chất, tự nhiên từ thực vật như: hoa cúc, tràm trà, trà xanh, cây phỉ, nha đam, ô liu, hoa hồng, dưa leo,….

Ưu tiên các dòng sản phẩm có kết cấu mỏng nhẹ, dễ thẩm thấu lên da mà không gây bí bách hoặc nặng da, tránh được những bí tắc, phát sinh mụn và dễ gây dị ứng.

Khi da bạn đang trong tình trạng bị dị ứng thì không nên dùng các dòng tẩy tế bào chết, sữa rửa mặt, nước hoa hồng có cồn hay nồng độ pH quá cao có thể làm tổn thương da mặt.

Trong khi bị dị ứng da của bạn thường cảm thấy ngứa rát, mẩn đỏ và sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu như chịu tác động của ánh nắng mặt trời. Do đó bạn nên hạn chế ra ngoài trời nếu như da bị kích ứng nặng, biết cách sử dụng kem chống nắng hiệu quả, che chắn làn da cẩn thận để giảm mức độ kích thích của tia UV.

Có nhiều cách giúp bạn khắc phục được tình trạng dị ứng mỹ phẩm an toàn, có thể là dùng thuốc đặc trị hoặc tự chăm sóc bằng các nguyên liệu thiên nhiên tại nhà.

Tranh dùng tay gãi ngứa hoặc chà xát, kỳ cọ mạnh lên vùng da vì có thể khiến vết thương lở loét, viêm nhiễm và dẫn đến hình thành sẹo, nhiễm trùng làn da.

Khi da bị dị ứng, các kích ứng trên bề mặt da rất nhạy cảm, nếu không bảo vệ da trước tác động chà xát mạnh thì có thể gây lở loét và bong tróc vết thương. Đặc biệt không nên dùng máy rửa mặt với tác động rung mạnh có thể khiến tình trạng tồi tệ hơn.

Các dòng kem trị dị ứng da mặt nổi tiếng đến từ các thương hiệu như A-derma, Eucerin, Bioderma chứa nhiều dưỡng chất dịu nhẹ giúp làm xẹp bớt vùng da mẩn đỏ, hạn chế kích ứng và viêm sưng cho làn da.

Kem bôi ngoài da có tác dụng giúp bạn bớt ngứa, bảo vệ da tránh những tổn thương từ tác động môi trường và qua thời gian có thể tự hồi phục. Sử dụng kem trị dị ứng chỉ có tác dụng với tình trạng nhẹ, tự điều trị và thời gian hết nhanh.

Tuy nhiên nếu như da bạn dị ứng nặng thì phải dùng thuốc uống, thuốc kháng Histamine giảm ngứa và tổn thương da; hoặc kê toa viên uống vitamin C ở liều cao để tăng cường sức đề kháng cho da.

Nếu da bạn chỉ xuất hiện các dấu hiệu dị ứng nhẹ thì có thể tự đắp mặt và giảm sưng với các nguyên liệu, thành phần chiết xuất từ thiên nhiên.

Bạn có thể dùng nha đam tươi lấy phần gel và thoa nhẹ nhàng lên chỗ bị dị ứng. Các chất có trong nha đam sẽ giúp da dịu nhẹ, giảm ngứa rát và nuôi dưỡng làn da tốt hơn.

Sử dụng các nguyên liệu như dâu tây – mật ong – nha đam với liều lượng vừa đủ, trộn đều hỗn hợp này lên và dùng lên vùng da bị dị ứng như đắp mặt nạ, giúp da khỏe mạnh hơn, đem đến cảm giác mịn màng và giảm sưng viêm.

Ngoài ra bạn có thể dùng dầu ô liu pha với mật ong và đắp mặt giúp tạo nên hàng rào bảo vệ da hiệu quả. Tăng khả năng dưỡng ẩm chuyên sâu và cung cấp dưỡng chất chống oxy hóa để da không bị khô ráp và kích ứng nữa.

Bạn đang xem bài viết Dị Ứng Thức Ăn: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Xử Lý Ngay Tại Nhà trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!