Cập nhật thông tin chi tiết về Đối Xử Bình Đẳng Nơi Làm Việc mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Không phân biệt đối xử
Theo quy định tại Điều 26 của Hiến pháp, công dân nam và nữ có quyền bình đẳng trong tất cả các lĩnh vực. Nhà nước có chính sách để đảm bảo quyền và cơ hội bình đẳng giới. Theo quy định tại Điều 16 của Hiến pháp, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Lao động nam và nữ phải được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc. Người lao động có quyền làm việc và tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp mong muốn. Họ cũng có thể tự do lựa chọn việc đào tạo nghề mà họ muốn tham gia và có quyền nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của họ. Nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử trên các cơ sở giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc tham gia hoạt động công đoàn tại nơi làm việc. Bộ luật Lao động nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử dựa trên giới tính hoặc tình trạng hôn nhân. Người sử dụng lao động phải tuân thủ và thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam và nữ trong tuyển dụng, giao việc, thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, nâng bậc lương, tiền công. Việc vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm việc áp dụng trình độ (tiêu chuẩn) khác nhau trong việc tuyển dụng lao động nam và nữ cho cùng một công việc; từ chối hoặc hạn chế tuyển dụng lao động, sa thải người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con hoặc nuôi con của họ; phân biệt đối xử trong giao việc lao động nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập hoặc áp dụng mức lương khác nhau cho người lao động tương đương về trình độ và năng lực vì lý do giới tính; và từ chối thực hiện các quyền cụ thể cho lao động nữ đều được quy định trong pháp luật lao động.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hỗ trợ để cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh; được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất, kinh doanh theo tỷ lệ lao động là người khuyết tật, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô doanh nghiệp.
Hành vi kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV cũng bị cấm theo pháp luật. Người sử dụng lao động có trách nhiệm: tổ chức tuyên truyền, giáo dục các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS, chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV; bố trí công việc phù hợp với sức khỏe và trình độ chuyên môn của người lao động nhiễm HIV; tạo điều kiện cho người lao động tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Hành vi phân biệt đối xử với công đoàn cũng bị cấm theo Luật Công đoàn và các hành vi gây bất lợi đối với người lao động vì lý do thành lập, tham gia và tổ chức hoạt động công đoàn cũng được coi là hành vi phân biệt đối xử và bị cấm.
Quốc hội Việt Nam đã thông qua Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 vào tháng 11 năm 2019. Bộ luật Lao động mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021.
Theo Bộ luật Lao động mới, người lao động được bảo vệ khỏi sự phân biệt đối xử hoặc bịloại trừ, theo cách ảnh hưởng đến cơ hội việc làm bình đẳng, trên cơ sở chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc xã hội, dân tộc, giới tính, tuổi, mang thai, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, niềm tin, quan điểm chính trị, khuyết tật, trách nhiệm gia đình, nhiễm HIV hoặc tham gia công đoàn hoặc tổ chức nội bộ của người lao động.
Nguồn: Điều 16 và 26 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (số 18/2013/L-CTN); Điều 5, 8, 154, 177, 178 Bộ luật Lao động (Luật số 10/2012/QH13); Điều 2, 4, 14, và 34 Luật Người khuyết tật (số 51/2010/QH12); Điều 14 Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/ADIS) (số 64/2006/QH11); Điều 9 Luật Công đoàn (số 12/2012/QH13); Nghị định số 28/2015 / NĐ-CP
Quyền làm việc
Hiến pháp bảo đảm quyền tự do làm việc cho mọi công dân. Theo quy định tại Điều 33 của Hiến pháp, mọi người đều có quyền tự do kinh doanh trong các lĩnh vực và ngành nghề mà pháp luật không cấm. Hiến pháp bảo vệ quyền của người dân về quyền làm việc và lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.
Điều 153-154 của Bộ luật Lao động bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ và khuyến khích sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ làm việc thuận lợi. Tuy nhiên, một thông tư từ năm 2013 nghiêm cấm việc sử dụng lao động nữ trong 77 ngành nghề, trong đó 38 ngành áp dụng cho tất cả các lao động nữ và 39 ngành nghề/công việc còn lại được áp dụng cho lao động nữ mang thai và cho con bú. Các công việc có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản và nuôi con, làm việc trong các hầm mỏ, và làm việc dưới nước bị cấm theo Luật Lao động.
Quốc hội Việt Nam đã thông qua Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 vào tháng 11 năm 2019. Bộ luật Lao động mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021.
Lao động nữ không còn bị cấm làm một số công việc nhất định, chẳng hạn như công việc khai thác hầm mỏdưới lòng đất.
Nguồn: Điều 33 và 36 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (số 18/2013 /L-CTN); Điều 153-154 và 160 Bộ luật Lao động (Luật số 10/2012/QH13); Nghị định số 26/2013 / TT-BLĐTBXH
Bình Đẳng Và Phân Biệt Đối Xử
Thúc đẩy việc làm bền vững và thu nhập tốt hơn cho phụ nữ và nam giới trong môi trường tự do, bình đẳng, an toàn và tôn trọng nhân phẩm, là một trong những ưu tiên chính của Chương trình Việc làm Bền vững của ILO. Lồng ghép các vấn đề về giới vào xúc tiến và tạo việc làm giúp nâng cao hiệu quả cho công tác tăng năng suất và tăng trưởng kinh tế; phát triển nguồn nhân lực; phát triển bền vững; và giảm thiểu đói nghèo. Những tiến bộ về gia tăng sự tham gia lực lượng lao động của nữ giới và thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ đã và đang được diễn ra trên toàn thế giới trong những thập kỷ qua. Tuy nhiên chúng ta vẫn cần nỗ lực nhiều hơn nữa để đưa bình đẳng giới trong lao động việc làm thành hiện thực.
Tại Việt Nam, cũng như ở các nước đang phát triển, phụ nữ vẫn tiếp tục là lực lượng chính cấu thành nhóm lao động nghèo, có thu nhập thấp hơn, dễ trở thành nạn nhân của tình trạng thiếu việc làm hoặc thất nghiệp hơn, và có điều kiện việc làm bấp bênh hơn nam giới. Phụ nữ Việt Nam chủ yếu làm việc trong các ngành nghề có thu nhập thấp hoặc những công việc dễ bị tổn thương. Phụ nữ cũng chiếm phần lớn trong nhóm làm công việc của gia đình không được trả lương, và trong khu vực “vô hình” của nền kinh tế phi chính thức – họ làm giúp việc gia đình, lao động tại gia, bán hàng rong và làm việc trong ngành công nghiệp giải trí.
Vị trí của phụ nữ trong thị trường lao động bị ảnh hưởng nặng nề bởi các bất lợi về kinh tế- xã hội xuất phát từ phân biệt đối xử trên cơ sở giới. Phụ nữ Việt Nam thường ít được tiếp cận đến các nguồn lực sản xuất, giáo dục, phát triển kỹ năng và cơ hội việc làm hơn so với nam giới. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do xã hội gán cho người phụ nữ địa vị thấp hơn và đặt gánh nặng làm công việc nhà không lương lên vai người phụ nữ, nhưng vẫn mong muốn họ tham gia sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp và nền kinh tế thị trường.
ILO và các cơ quan, tổ chức của Việt Nam từ lâu đã hợp tác thúc đẩy tuyên truyền bình đẳng giới giữa lao động nam và nữ trên toàn quốc. Nỗ lực chung hiện nay đang hướng vào tăng cường cơ hội của phụ nữ phát triển trong môi trường doanh nghiệp; ngăn chặn bóc lột lao động (di cư) trẻ em và phụ nữ; và tăng cường mức độ bình đẳng giới trong pháp luật lao động như cấm phân biết đối xử trên mọi hình thức trực tiếp hay gián tiếp, và thúc đẩy bình đẳng thu nhập, phòng chống quấy rối tình dục và cân bằng độ tuổi nghỉ hưu cho phụ nữ và nam giới.
Các công ước của ILO trong lĩnh vực này đã được Việt Nam phê chuẩn bao gồm:
Thông tin quan trọng
Cộng Đồng, Nơi Làm Việc Và Trường Học
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.
NẾU QUÝ VỊ ĐÃ ĐƯỢC TIÊM CHỦNG ĐẦY ĐỦ
THÔNG TIN CẬP NHẬT QUAN TRỌNG CHO CÁC TRƯỜNG HỌC
CDC khuyến nghị các trường tiếp tục sử dụng các chiến lược phòng ngừa COVID-19 cho niên khóa 2020-2021. Tìm hiểu thêm
Sàng Lọc Triệu Chứng COVID-19 cho Học Sinh K-12: Hạn Chế và Lưu Ý
Tóm Tắt các Thay Đổi Gần Đây
Tính đến ngày 3 tháng 11 năm 2020
Đã thêm lưu đồ và tình huống để làm sáng tỏ những điều cần làm khi có học sinh có các triệu chứng của COVID-19
Tích hợp hướng dẫn đã cập nhật cho các trường học và thời điểm cần cách ly
Tổng Quan
Trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên mắc COVID-19 có thể gặp phải các triệu chứng khác nhau và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng khác nhau so với người trưởng thành. Xem phần “Thông tin cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhi khoa” để biết thêm thông tin
Các trường K-12 cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, phát triển và giáo dục quan trọng cho học sinh và các gia đình. Do đó, việc cho học sinh nghỉ học tại trường sẽ có những hệ quả khác với việc cho các cá nhân ngưng các hoạt động từ các môi trường khác. Điều này làm cho những điều cần lưu ý cho việc sàng lọc triệu chứng cho học sinh ở các trường K-12 sẽ khác so với những nội dung áp dụng ở các môi trường hoặc nhóm dân số khác.
Dựa trên bằng chứng tốt nhất có sẵn tại thời điểm này,
CDC hiện không khuyến nghị các trường học tiến hành sàng lọc triệu chứng thường xuyên cho tất cả học sinh từ lớp K-12 (VD: hàng ngày).
Phụ huynh, người chăm sóc hoặc người giám hộ (“người chăm sóc”) nên được khuyến khích theo dõi triệu chứng mỗi ngày cho con trẻ của họ thông qua việc sàng lọc triệu chứng tại nhà.
Học sinh bị bệnh không nên đến trường học.
Mỗi ngày chúng ta lại hiểu thêm về COVID-19 và khi có thêm thông tin, CDC sẽ tiếp tục cập nhật và chia sẻ thông tin với quý vị. Khi có thêm thông tin và hiểu biết về COVID-19, hướng dẫn này có thể thay đổi theo.
Triệu chứng của COVID-19
Những người nhiễm COVID-19 có nhiều triệu chứng khác nhau đã được báo cáo – từ các triệu chứng nhẹ đến bệnh nghiêm trọng. Các triệu chứng có thể xuất hiện từ 2-14 ngày sau khi phơi nhiễm với vi-rút gây bệnh COVID-19.
Các triệu chứng có thể bao gồm
Sốt hoặc ớn lạnh
Ho
Hụt hơi hoặc khó thở
Mệt mỏi
Đau cơ hoặc đau người
Đau đầu
Mới mất vị giác hoặc khứu giác
Đau họng
Ngạt mũi hoặc chảy nước mũi
Buồn nôn hoặc nôn mửa
Tiêu chảy
Danh sách này không bao gồm tất cả các triệu chứng của COVID-19. Trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên nhiễm COVID-19 có thể gặp phải bất kỳ, tất cả, hoặc không có triệu chứng nào trong số này.
Các giới hạn đối với việc sàng lọc triệu chứng của COVID-19 tại các trường học
Khi được triển khai, việc sàng lọc triệu chứng dùng để xác định những người có thể có các triệu chứng của COVID-19. Những người này sau đó sẽ không được phép vào một môi trường nào đó để giảm nguy cơ lây lan vi-rút gây ra COVID-19. Việc sàng lọc có thể được tiến hành theo nhiều cách và có thể bao gồm việc chỉ đánh giá một triệu chứng của COVID-19 (vd, kiểm tra nhiệt độ hàng ngày để đánh giá xem có bị sốt không) để đánh giá nhiều hoặc tất cả các triệu chứng đã biết của COVID-19.
Không có phương thức đơn lẻ trong việc sàng lọc triệu chứng của COVID-19 phù hợp cho tất cả các nhóm người hoặc bối cảnh, và có những hạn chế và thách thức trong việc dùng sàng lọc triệu chứng nói chung cũng như việc sử dụng nó như một phần trong chiến lược mở cửa trở lại trường học.
Các giới hạn sàng lọc triệu chứng về COVID-19 đối với trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên
Hiệu quả của việc sàng lọc triệu chứng của COVID-19 tại các trường hiện vẫn chưa biết rõ. Một nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng việc sàng lọc triệu chứng đánh giá tất cả các triệu chứng đã biết của COVID-19 và được các chuyên gia y tế triển khai tại môi trường bệnh viện đã không tìm ra được gần một nửa (45%) số bệnh nhi nhiễm vi-rút gây bệnh COVID-19 và 40% trong số những người có các triệu chứng về COVID-19 không có các vi-rút gây bệnh.[1]
Điều này có nghĩa là các trường vẫn cần triển khai các chiến lược giảm thiểu khác để giảm việc lây lan vi-rút gây bệnh COVID-19 (như những chiến lược được mô tả trong phần Vận hành các trường học khi diễn ra đại dịch COVID-19) ngay cả khi có sử dụng việc sàng lọc triệu chứng.
Sàng lọc triệu chứng sẽ không thể tìm ra được một số học sinh nhiễm vi-rút gây bệnh COVID-19. Việc sàng lọc triệu chứng không thể xác định được những người nhiễm vi-rút gây bệnh COVID-19 nhưng không có triệu chứng (không có các triệu chứng) hoặc tiền triệu chứng (chưa bộc lộ các dấu hiệu hoặc triệu chứng nhưng sau đó sẽ thấy có). Người khác có thể có các triệu chứng quá nhẹ tới mức họ có thể không để ý tới chúng. Trẻ nhiễm vi-rút gây bệnh COVID-19 có khả năng không có các triệu chứng hơn so với người lớn hoặc chỉ có các triệu chứng nhẹ. [2], [3], [4]Tỉ lệ phần trăm chính xác trẻ bị nhiễm vi-rút gây bệnh COVID-19 nhưng không có triệu chứng vẫn chưa được biết rõ, nhưng các nghiên cứu có quy mô lớn gần đây cho thấy có khoảng 16% trẻ em nhiễm bệnh không bộc lộ các triệu chứng. [5]
Điều này có nghĩa là dù các trường cố gắng sàng lọc tất cả các triệu chứng đã biết của COVID-19 thì vẫn không xác định được những học sinh không có triệu chứng hoặc tiền triệu chứng và có khả năng lây bệnh cho người khác.
Việc sàng lọc triệu chứng sẽ chỉ xác định rằng người đó có thể bị bệnh chứ không nhất thiết là mắc COVID-19. Không có triệu chứng hoặc một loạt triệu chứng chỉ xảy ra với trẻ nhỏ được chẩn đoán mắc COVID-19.[6], [7], [8], [9]
Nhiều triệu chứng của COVID-19 cũng là các triệu chứng của bệnh thông thường như cảm lạnh hoặc cúm. Ví dụ, sốt và ho là các triệu chứng thường gặp nhất được báo cáo ở trẻ em mắc COVID-19 và cũng xuất hiện ở nhiều bệnh lây nhiễm khác. Tình trạng giống nhau giữa các triệu chứng về COVID-19 và các căn bệnh truyền nhiễm thông thường khác có nghĩa rằng một số người có các triệu chứng COVID-19 có thể mắc bệnh khác. Điều này có thể đúng ngay cả với trẻ nhỏ vì chúng thường có nhiều bệnh vi-rút mỗi năm.
Học sinh với các bệnh mãn tính như hen suyễn hoặc dị ứng có thể có các triệu chứng như ho hoặc nghẹt mũi mà không mắc bệnh lây nhiễm nào. Trẻ nhỏ mắc các bệnh mãn tính khác như các bệnh ảnh hưởng đến dạ dày hoặc ruột (ví dụ: bệnh Crohn hoặc hội chứng ruột kích thích) cũng có thể gặp phải các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy có thể bị nhầm lẫn với các triệu chứng của COVID-19. Đối với nhiều học sinh mắc bệnh mãn tính, các triệu chứng có thể tái phát thường xuyên trong suốt cả năm.
Vì nhiều triệu chứng COVID-19 cũng xuất hiện ở cả các bệnh khác, việc sàng lọc triệu chứng có khả năng cho học sinh nghỉ học ở trường nhiều lần dù chúng không bị COVID-19 hoặc bệnh truyền nhiễm khác, đặc biệt là khi những biện pháp sàng lọc đó đánh giá nhiều hoặc tất cả các triệu chứng đã biết của COVID-19.
Triệu chứng của COVID-19 Viêm họng liên cầu khuẩn Cảm lạnh thông thường Cúm Bệnh hen Dị ứng theo mùa Sốt hoặc ớn lạnhXX Ho
XXXX Đau họng
XXXX Hụt hơi hoặc khó thở
X Mệt mỏi
XXXX Buồn nôn hoặc Nôn mửa
XX Tiêu chảy
XX Ngạt mũi hoặc Chảy nước mũi
XXX Đau cơ hoặc đau người
XXX
Chú ý: Bảng trên không bao gồm tất cả các triệu chứng của COVID-19
Có bản để tải xuống pdf icon [PDF – 1 trang]
Những thách thức riêng khi sàng lọc triệu chứng tại trường học
Các trường học đối mặt với các thách thức cụ thể không nhất thiết xuất hiện trong các môi trường khác khi triền khai việc sàng lọc triệu chứng. Điều này là vì các trường có vai trò riêng không chỉ trong cuộc sống của học sinh và gia đình học sình mà còn trong cộng đồng rộng lớn hơn.
Sàng lọc triệu chứng có thể cần phải tiếp xúc gần hoặc thường xuyên tương tác giữa những người sàng lọc với nhau (nhân viên trường hoặc tình nguyện viên) và nhiều học sinh. Điều này có thể gia tăng nguy cơ phơi nhiễm COVID-19 cho người sàng lọc hoặc gây khó khăn về mặt hậu cần cho các trường không có không gian dành riêng cho hoạt động này. Trong các trường không có y tá, nhân viên không phải là chuyên viên y tế có thể được đề nghị đánh giá các triệu chứng của học sinh và đưa ra các quyết định khó khăn về việc học sinh nào nên cho nghỉ học tại trường.
Việc sàng lọc triệu chứng có khả năng cho một số học sinh nhất định nghỉ học tại trường nhiều lần, chẳng hạn như những học sinh mắc bệnh mãn tính, mặc dù chúng không bị COVID-19 hoặc bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào. Điều này đặc biệt đúng khi sàng lọc triệu chứng được thực hiện bởi những người chưa qua đào tạo hoặc không có kiến thức cơ bản để hiểu tình trạng sức khỏe của học sinh, có khả năng dẫn đến sàng lọc dương tính giả qua việc xác định các triệu chứng bệnh mãn tính là triệu chứng của COVID-19. Điều này có thể gia tăng thêm sự bất bình đẳng đối với những học sinh đã nghỉ học thường xuyên vì các bệnh mãn tính.
Việc cho học sinh nghỉ học lâu hơn những gì thường được yêu cầu trong các chính sách hiện hành của trường học – mà không xem xét sức khỏe thông thường của học sinh và không đánh giá khả năng học sinh đã tiếp xúc với vi-rút gây bệnh COVID-19 – rủi ro lặp lại, việc học sinh vắng mặt dài hạn và không cần thiết cũng như tổn hại có thể có ngoài dự kiến.
Vì những hạn chế và thách thức này, CDC hiện không khuyến nghị thực hiện sàng lọc triệu chứng của COVID-19 tại trường học thường xuyên (như hàng ngày) cho tất cả các học sinh. Tuy nhiên, học sinh vẫn không nên đến trường khi đã bị bệnh.
Các trường có thể giảm thiểu một số hạn chế và thách thức đối với sàng lọc triệu chứng và giúp giảm lây lan vi-rút gây bệnh COVID-19 bằng cách
Khuyến khích các gia đình kiểm tra sức khỏe học sinh và giữ học sinh ở nhà khi bị bệnh.
Nhấn mạnh việc sàng lọc triệu chứng tại nhà hoặc nhận biết các triệu chứng gợi ý của bệnh truyền nhiễm nói chung thay vì sàng lọc toàn diện cho tất cả các triệu chứng đã biết của COVID-19
Các quyết định về việc trở lại trường học an toàn dựa vào khả năng rằng các triệu chứng của học sinh là từ COVID-19
Chiến lược tại nhà
Các trường học có thể xem xét các chính sách hiện có về việc học sinh bị bệnh và cân nhắc việc nâng cao các chính sách đó bằng cách yêu cầu các gia đình tham gia khám sàng lọc tại nhà. Phương thức tiếp cận này dựa vào học sinh và người chăm sóc của họ để xác định thời điểm học sinh có thể có các triệu chứng của bệnh truyền nhiễm và đưa ra hành động (chẳng hạn như ở nhà). Một số lợi ích của phương thức này bao gồm
Sử dụng kiến thức của người chăm sóc về sức khỏe của con em họ để xác định thời điểm chúng có thể có các triệu chứng của bệnh truyền nhiễm
Xác định những học sinh có thể mắc bệnh truyền nhiễm trước khi các em đến trường, hạn chế tiếp xúc giữa các học sinh có khả năng mắc bệnh và người khác trong quá trình di chuyển tới trường và sau khi đến trường
Tránh tương tác lặp lại trong khi sàng lọc giữa nhân viên trường học hoặc tình nguyện viên và học sinh có thể nhiễm COVID-19.
Quyết định thời điểm và thời gian sinh viên nên ở nhà
Để các trường học và gia đình ra quyết định sáng suốt về thời điểm học sinh nên ở nhà và thời điểm an toàn để học sinh trực tiếp quay lại trường, có hai câu hỏi mà quý vị cần xem xét
Các triệu chứng của học sinh đó là gì? và
Các triệu chứng này xuất hiện trong hoàn cảnh nào?
Phần 1: Các triệu chứng của bệnh lây nhiễm
Việc sàng lọc triệu chứng không nên cố xác định mọi triệu chứng đã biết của COVID-19. Không có triệu chứng đơn lẻ nào chỉ ra rằng ai đó mắc COVID-19 và nhiều triệu chứng COVID-19 có thể xảy ra khi một người không mắc COVID-19 hay bất kỳ căn bệnh lây nhiễm nào. Thay vào đó, hãy dùng việc sàng lọc triệu chứng để xác định xem một học sinh hiện có đang mắc bệnh truyền nhiễm mà các em có thể truyền cho người khác không.
Nhiệt độexternal icon 100,4 độ Fahrenheit trở lên
Đau họng
Ho (đối với học sinh bị ho mãn tính do dị ứng hoặc hen suyễn, sự thay đổi trong tình trạng ho của họ so với chuẩn ban đầu)
Khó thở (đối với học sinh bị hen suyễn, sự thay đổi trong tình trạng thở chuẩn ban đầu của họ)
Tiêu chảy hoặc nôn mửa
Khởi phát triệu chứng mới là đau đầu dữ dội, đặc biệt là kèm sốt.
Học sinh không nên trực tiếp đến trường học nếu chúng hoặc người chăm sóc nhận thấy có diễn tiến mới của bất kỳ triệu chứng nào ở trên.
Sàng lọc triệu chứng tại nhà
Người chăm sóc: Nếu con em quý vị có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, cháu có thể đã mắc bệnh và có thể làm lây bệnh sang người khác.
Nhiệt độexternal icon 100,4 độ Fahrenheit trở lên
Đau họng
Ho (đối với học sinh bị ho mãn tính do dị ứng hoặc hen suyễn, sự thay đổi trong tình trạng ho so với thông thường)
Khó thở (đối với học sinh bị hen suyễn, kiểm tra sự thay đổi trong tình trạng thở chuẩn ban đầu của họ)
Tiêu chảy hoặc nôn mửa
Khởi phát triệu chứng mới là đau đầu dữ dội, đặc biệt là kèm sốt.
Kiểm tra ba triệu chứng sau đây ở con em quý vị trước khi cháu đi học. Kiểm tra các triệu chứng để xác định các thay đổi so với tình hình sức khỏe chuẩn ban đầu hoặc thường thấy.
Giữ ở nhà, không để chúng tới trường
Hãy đưa con quý vị đi xét nghiệm COVID-19.
Liên hệ với trường học của con quý vị và báo cáo rằng con quý vị đã bị bệnh. Trường học có thể hỏi thêm một số câu hỏi để giúp xác định thời điểm an toàn để con quý vị quay lại trường học và về những học sinh khác có nguy cơ đã phơi nhiễm.
CDC có sẵn Bộ tự kiểm tra vi-rút Corona* trên trang web của mình để có thể giúp quý vị đưa ra quyết định về việc xin trợ giúp chăm sóc y tế do có khả năng nhiễm COVID-19.
Nếu con quý vị KHÔNG có bất kỳ triệu chứng nào ở trên, hãy:
Cân nhắc xem con quý vị có cần gặp nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và xét nghiệm COVID-19 không. Thậm chí nếu họ không có triệu chứng nào, con của quý vị vẫn nên đi xét nghiệm nếu họ:
đã từng tiếp xúc gần với người bị nhiễm COVID-19, hoặc
đã tham gia các hoạt động khiến họ có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn vì họ không thể duy trì khoảng cách khi cần, ví dụ như tham gia vào các môn thể thao va chạm, tham gia các buổi tụ họp với những đứa trẻ khác hoặc với gia đình, hoặc
được yêu cầu hoặc giới thiệu đi xét nghiệm bởi sở y tế hoặc bên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của tiểu bang, bộ lạc, địa phươngexternal icon và lãnh thổ .
Nếu con của quý vị không có triệu chứng nào và không thuộc bất kỳ tiêu chí nào ở trên, đưa trẻ tới trường như bình thường.
*Bộ Công Cụ Tự Kiểm Tra Vi-rút Corona: https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/symptoms-testing/coronavirus-self-checker.html
Phần 2: Bối cảnh của triệu chứng
Nguy cơ phơi nhiễm loại vi-rút gây bệnh COVID-19
Những câu hỏi này có thể giúp các trường đánh giá nguy cơ mà một học sinh đã phơi nhiễm với COVID-19. Thông tin này sẽ giúp xác định thời điểm các triệu chứng của học sinh có nhiều khả năng là do COVID-19 gây ra. Việc chỉ có các triệu chứng của bệnh truyền nhiễm thôi không nên được xem như là chẩn đoán bị COVID-19. Khoảng thời gian nghỉ học thích hợp nhất nên dựa trên khả năng (các) triệu chứng của học sinh thể hiện bệnh COVID-19 thay vì một bệnh lây nhiễm khác.
Trường học và phụ huynh nên thận trọng hơn trong việc cho học sinh có các triệu chứng của bệnh COVID-19 ở nhà nếu có khả năng cao hơn rằng các triệu chứng của học sinh là do COVID-19 gây ra.
Các học sinh có nhiều khả năng nhiễm bệnh COVID-19 nếu
Học sinh đã tiếp xúc gần (trong phạm vi 6 feet trong tổng thời gian từ 15 phút trở lên) với một người nhiễm COVID-19 đã được phòng thí nghiệm xác nhận hoặc có khả năng nhiễm, hoặc
Nếu câu trên có đáp án là “không”, nhưng học sinh đi học tại một trường trong khu vực có nguy cơ lây truyền trung bình trở lên theo Chỉ Báo và Ngưỡng của CDC về nguy cơ xâm nhập và lây truyền COVID-19 trong trường
Trong tình huống A, học sinh đó đã biết là có phơi nhiễm gần đây với vi-rút gây bệnh COVID-19 và có khả năng cao hơn rằng các triệu chứng của chúng là do COVID-19. Những học sinh chưa từng tiếp xúc gần cần được đánh giá cho tình huống B.
Trong tình huống B, khả năng học sinh đã tiếp xúc với vi-rút mà không biết sẽ tăng lên nhưng không chắc chắn. Các trường nên làm việc với các nhân viên y tế địa phương để xác định nguy cơ lây truyền trong trường dựa trên Các chỉ báo và ngưỡng nguy cơ xâm nhập và lây truyền COVID-19 trong trường học của CDC và cập nhật thông tin này thường xuyên cho phụ huynh.
Học sinh đáp ứng một trong các tiêu chí này nên được giới thiệu đến nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ và / hoặc các nhân viên y tế công cộng địa phương để đánh giá thêm và có thể được xét nghiệm. Tuy nhiên, việc liên hệ với các nhân viên y tế công cộng là đặc biệt quan trọng đối với những học sinh đáp ứng tiêu chí A vì họ đã biết về việc có phơi nhiễm (tiếp xúc gần) với người nhiễm COVID-19.
Các tình huống để quay lại trường học trực tiếp
Các trường nên đưa ra quyết định về thời điểm an toàn cho các học sinh có triệu chứng (nói cách khác là những em có câu trả lời “có’ ở Phần 1 nói trên) được ở gần người khác và trở lại học tại trường dựa trên các câu trả lời được đưa ra trong Phần 2 ở trên và kết quả xét nghiệm vi-rút COVID-19, nếu có. Những người chăm sóc học sinh có triệu chứng nên được khuyến khích tham vấn với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của con em họ để xác định thời điểm phù hợp cần xét nghiệm COVID-19.
Học sinh trong tình huống sau bao gồm những em trả lời CÓ ở bất kỳ nội dung nào trong Phần 1 nói trên:
Tình huống 1: Học sinh có triệu chứng nhưng không có nguy cơ cao phơi nhiễm với vi-rút gây bệnh COVID-19 (hay nói cách khác, trả lời KHÔNG cho cả hai phần của Phần 2 ở trên)
Học sinh này nên ở nhà đến khi các triệu chứng được cải thiện theo các chính sách hiện có của trường, thông thường, ít nhất 24 giờ sau khi em đó không còn bị sốt (nhiệt độ 100,4 trở lên) hoặc các dấu hiệu của sốt (ớn lạnh, cảm thấy nóng, mặt ửng đỏ hoặc toát mồ hôi) mà không dùng thuốc hạ sốt (VD: acetaminophen hoặc ibuprofen).
Tình huống 2: Học sinh có triệu chứng và đã có tiếp xúc gần (trong phạm vi 6 feet với tổng thời gian 15 phút trở lên) với người nhiễm COVID-19 (hay nói cách khác, trả lời CÓ cho Phần 2A).
Nếu có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, học sinh sẽ không được tới trường và nên được cách ly đến:
Ít nhất 10 ngày kể từ khi các triệu chứng xuất hiện lần đầu tiên VÀ
24 giờ không bị sốt mà không dùng thuốc hạ sốt VÀ
Các triệu chứng khác của COVID-19 đang cải thiện (xem phần Cách ly nếu quý vị bị bệnh để biết thêm thông tin)
Nếu học sinh đó có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 hoặc không được xét nghiệm, chúng vẫn phải thực hiện cách ly đủ 14 ngày kề từ lần tiếp xúc cuối cùng với người nhiễm bệnh trước khi quay lại trường học vì học sinh vẫn có thể phát bệnh COVID-19 trong tối đa 14 ngày sau khi phơi nhiễm. Để bảo vệ tốt nhất cho học sinh và những người khác, hãy yêu cầu học sinh ở nhà đủ 14 ngày. Kiểm tra trang mạng của sở y tế địa phương để biết thông tin về các lựa chọn trong khu vực của quý vị để có thể rút ngắn thời hạn cách ly này. (Xem phần Thời điểm cách ly để biết thêm thông tin.)
Tình huống 3: Học sinh có triệu chứng mà không biết có tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh hay không NHƯNG có tới trường có nguy cơ lây truyền bệnh ở mức trung bình hoặc cao hơn (hay nói cách khác, trả lời KHÔNG ở Phần 2A nhưng trả lời CÓ ở Phần 2B ở trên)
Nếu học sinh đó có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 hoặc nếu không được xét nghiệm, em đó sẽ không được tới trường và nên được cách ly đến
Ít nhất 10 ngày kể từ khi các triệu chứng xuất hiện lần đầu tiên VÀ
24 giờ không bị sốt mà không dùng thuốc hạ sốt VÀ
Các triệu chứng khác của COVID-19 đang cải thiện (xem phần Cách ly nếu quý vị bị bệnh để biết thêm thông tin)
Nếu học sinh đó có kết quả xét nghiệm âm tính, các triệu chứng đó có thể là từ một bệnh lây nhiễm khác. Vì học sinh này KHÔNG có sự tiếp xúc gần đã xác định, em đó có thể trở lại trường học sau khi các triệu chứng đã được cải thiện theo các chính sách hiện có của trường, như các chính sách được mô tả trong Tình huống 1 ở trên.
Với mỗi tình huống trong số này, sau khi hoàn tất giai đoạn cách ly hoặc cô lập thích hợp, các trường không nên yêu cầu kết quả xét nghiệm vi rút COVID-19 hoặc giấy báo của bác sĩ để trở lại trường.
LƯU Ý: Các tình huống trên mô tả chính sách quay lại trường học cho những học sinh có các triệu chứng về bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra (tức là trả lời CÓ trong Mục 1).
Những người không có triệu chứng và đã tiếp xúc gần với người mắc COVID-19 cũng nên tự cách ly trong 14 ngày kể từ lần tiếp xúc gần nhất với người bị lây nhiễm. Để bảo vệ tốt nhất cho học sinh và những người khác, hãy yêu cầu học sinh ở nhà đủ 14 ngày. Kiểm tra trang mạng của sở y tế địa phương để biết thông tin về các lựa chọn trong khu vực của quý vị để có thể rút ngắn thời hạn cách ly này.Xem phần Thời điểm cách ly để biết thêm thông tin.
Nếu cá nhân này sau đó bộc lộ các triệu chứng, họ sẽ cần phải tự cô lập ít nhất 10 ngày kể từ khi bắt đầu có các triệu chứng và đáp ứng các tiêu chí bổ sung được mô tả trong hướng dẫn Cô lập nếu quý vị bị bệnh của CDC. Kết quả là một số cá nhân có thể có tổng thời gian cách ly cộng với thời gian cô lập trên 14 ngày.
Biểu đồ tiến trình này giải thích thời điểm học sinh có các triệu chứng COVID-19 có thể quay lại trường học, dựa vào việc liệu học sinh có tiếp xúc gần với người mắc COVID-19, liệu học sinh đó đến trường có nguy cơ lây truyền ở mức trung bình hoặc cao hơn và kết quả xét nghiệm của học sinh đó.
Nếu một học sinh có các triệu chứng và xét nghiệm dương tính với vi-rút gây bệnh COVID-19, học sinh đó phải tự cô lập trong 10 ngày.
Nếu học sinh có các triệu chứng và có tiếp xúc gần (trong phạm vi 6 feet với tổng thời gian 15 phút trở lên) với người nhiễm COVID-19 và xét nghiêm âm tính hoặc không được xét nghiệm, thì học sinh đó phải cách ly trong 14 ngày.
Nếu một học sinh có các triệu chứng nhưng không có tiếp xúc gần thì nguy cơ lây truyền tại trường và cộng đồng là yếu tố quyết định. Nếu không có tiếp xúc gần hoặc không nguy cơ lây truyền ở mức trung bình hoặc cao hơn thì học sinh đó nên ở nhà đến khi các triệu chứng được cải thiện, theo các chính sách trường học không COVID. Nếu không có tiếp xúc gần nhưng có nguy cơ lây truyền ở mức trung bình hoặc cao hơn và không có xét nghiệm thì học sinh đo nên tự cô lập trong 10 ngày.
Học sinh mắc bệnh tại trường
Một số học sinh có thể bộc lộ các triệu chứng bệnh lây nhiễm khi ở trường học. Các trường học xác định học sinh có triệu chứng trong khi ở trường học nên làm theo các bước có trong phần ” Học sinh bị bệnh” của CDC để biết những gì cần làm tiếp theo. Điều này bao gồm việc thông báo cho người chăm sóc của học sinh và đề xuất nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khám bệnh và xét nghiệm hoặc bắt đầu xét nghiệm tại trường học, nếu có sẵn. Các trường nên làm việc với học sinh và người chăm sóc của học sinh để đưa ra quyết định cho nghỉ học và quay trở lại trường dựa trên cùng các tiêu chí được trình bày chi tiết cho việc sàng lọc tại nhà ở trên.
Quy trình cách ly tại trường
Khi học sinh bộc lộ các triệu chứng của bệnh lây nhiễm, trường học nên có biện pháp cô lập các em với các học sinh khác và nhân viên.
Học sinh có bất kỳ triệu chứng nào trong Phần 1 nói trên đều phải tuân thủ chính sách quản lý bệnh hiện tại của trường để giảm thiểu khả năng lây truyền cho người khác và cho phép các triệu chứng được khắc phục (ít nhất 24 giờ không bị sốt mà không sử dụng các loại thuốc hạ sốt hoặc theo chính sách quản lý bệnh hiện hành của trường).
Học sinh có hình thành bất cứ triệu chứng nào trong Phần 1 nói trên khi đang ở trường đều phải được đưa vào khu vực cách ly (lý tưởng là có kèm nhà vệ sinh), tách biệt với nhân viên và các học sinh khác:
Nhân viên y tá trường học tương tác vói học sinh bị bệnh khi ở trường học nên sử dụng Khuyến Cáo Tạm Thời về Kiểm Soát và Phòng Ngừa Lây Nhiễm cho Nhân Viên Y Tế trong Đại Dịch Bệnh Vi-rút Corona 2019 (COVID-19) khi chăm sóc người bệnh.
Học sinh bị bệnh và chưa đeo khẩu trang nên được cung cấp khẩu trang để đeo trừ khi học sinh đó có chống chỉ định để làm vậy. (Xem Lưu ý cho việc đeo khẩu trang để biết thêm thông tin.)
Học sinh bị bệnh nên trở về nhà hoặc đến cơ sở chăm sóc sức khỏe tùy thuộc vào tính chất nghiêm trọng của triệu chứng và tuân theo Hướng dẫn của CDC về chăm sóc bản thân và người khác đang bị bệnh.
Nếu học sinh cũng đã có câu trả lời CÓ cho một trong các câu hỏi ở Phần 2 nói trên và trường cần gọi xe cứu thương hay đưa học sinh đến bệnh viện, thì trước tiên trường phải cảnh báo cho nhân viên y tế rằng học sinh đó có thể đã tiếp xúc với người mắc COVID-19.
Sau khi học sinh rời khỏi khu vực cô lập, nhân viên nhà trường nên làm theo Những điều cần lưu ý để làm sạch và khử trùng cơ sở của quý vịcủa CDC.
Lưu ý: Khi xây dựng kế hoạch đưa học sinh có triệu chứng vào khu vực cô lập, các trường học cần lưu ý để đảm bảo rằng học sinh được cô lập theo phương thức không có sự đe dọa, có người lớn để mắt tới và trong thời gian ngắn nhất có thể. Nếu nhiều cá nhân trong một trường bị bệnh cùng một lúc, lý tưởng nhất là mỗi người nên được cô lập riêng biệt để tránh phơi nhiễm không cần thiết trong trường hợp một hoặc nhiều người bị bệnh không nhiễm COVID-19.
Biểu đồ Tiến trình Những điều cần làm nếu có học sinh bị bệnh tại trường học hoặc có báo cáo chẩn đoán ca nhiễm COVID-19 mới
Những điều cần lưu ý nếu các trường chọn thực hiện sàng lọc triệu chứng
Mặc dù CDC hiện không khuyến nghị các trường học tiến hành sàng lọc triệu chứng, cho các trường chọn thực hiện sàng lọc tại chỗ, CDC cung cấp các mục sau:
Xem xét bằng chứng khoa học đã nêu trước đó và cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích đối với học sinh, nhân viên và cộng đồng rộng lớn hơn.
Xem xét cách thức để giảm thiểu khả năng loại trừ các học sinh không bị nhiễm COVID-19 khỏi các trải nghiệm phát triển quan trọng và giảng dạy thiết yếu.
Tính khả thi
Nếu trường học triển khai sàng lọc triệu chứng, liệu có đủ nhân viên được đào tạo đầy đủ về quy trình sàng lọc cũng như việc đeo và cởi trang bị bảo hộ cá nhân không (PPE)?
Làm sao để xác minh kết quả sàng lọc?
Trường học có sẵn đầy đủ số lượng các trang thiết bị thích hợp (ví dụ: nhiệt kế, PPE) không?
Cách thức để đảm bảo vệ sinh và khử trùng đúng cách khu vực sàng lọc và thiết bị?
Các quy trình tiến hành sàng lọc tại chỗ có đảm bảo người thực hiện sàng lọc và học sinh duy trì khoảng cách an toàn trong quá trình thực hiện không?
Những hình thức bảo vệ đưa ra cho nhân viên có nguy cơ cao mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng là gì?
Nhà trường sẽ triển khai những chiến lược xét nghiệm gì để có thể đánh giá thêm những học sinh có các triệu chứng dương tính? (Xem phần Cân nhắc về xét nghiệm trong các trường K-12.)
Giảm thiểu tác hại
Cần có những chiến lược gì để giảm thiểu tác hại cho học sinh và gia đình của họ khi học sinh được cho nghỉ học, chẳng hạn như những học sinh phụ thuộc vào bữa ăn ở trường hoặc ảnh hưởng đến khả năng làm việc của phụ huynh trong trường hợp các biện pháp sàng lọc xác định sai các triệu chứng mãn tính của học sinh thành triệu chứng của COVID-19?
Học sinh mắc các bệnh mãn tính hoặc có nhu cầu chăm sóc sức khỏe đặc biệt sẽ được hỗ trợ như thế nào để giảm thiểu nguy cơ sàng lọc sai các triệu chứng mãn tính thành triệu chứng của COVID-19?
Cách thức để giảm bớt sự kỳ thị đối với những học sinh sàng lọc dương tính với các triệu chứng của COVID-19, bất kể họ có mắc COVID-19 hay không?
Tác động tinh thần của việc sàng lọc hàng ngày đối với trẻ nhỏ là gì và làm cách nào để giảm bớt nỗi lo sợ về các quy trình giảm thiểu mới, chẳng hạn như người lớn sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân (PPE)?
Làm sao để học sinh bị bệnh có cơ hội bù đắp các lớp học đã bỏ lỡ mà không bị phạt để giảm bớt lo lắng về tinh thần hoặc thể chất về các cơ hội học tập đã bỏ lỡ khi các biện pháp sàng lọc xác định sai các triệu chứng mãn tính của học sinh thành triệu chứng của COVID-19?
Mức độ lây truyền cộng đồng trong khu vực
Nếu có tình trạng lây truyền COVID-19 ở mức tối thiểu trong cộng đồng, việc sàng lọc triệu chứng sẽ có thể xác định người có các triệu chứng và mắc bệnh khác không phải là COVID-19. Việc sàng lọc triệu chứng trong tình huống này sẽ có nhiều khả năng xác định các bệnh hoặc tình trạng khác, không phải COVID-19, bao gồm một số triệu chứng mạn tính nhất định, một số triệu chứng có thể không cần phải ở nhà.
Khi sự lây truyền cộng đồng diễn ra nhiều hơn, các cá nhân có triệu chứng có khả năng thực sự mắc COVID-19 cao hơn. Do đó, việc sàng lọc triệu chứng có thể hữu ích hơn khi tình trạng lây truyền COVID-19 trong cộng đồng ở mức cao.
Khuyến cáo của cơ quan y tế công cộng địa phương
Bất kể các yếu tố trên, các trường học phải đảm bảo rằng chính sách của họ tuân theo các khuyến nghị của nhân viên y tế công cộng địa phương và đồng nhất với luật pháp Liên bang, tiểu bang và địa phương, bao gồm FERPA.
Các trường chọn triển khai sàng lọc các triệu chứng nên liên hệ với sở y tế địa phương nếu có thắc mắc về phương thức và việc triển khai.
Ngoài ra, các trường học cần tiếp tục giám sát việc tuân thủ các loại chủng ngừa cần có để có thể trực tiếp tham gia học ở trường.
Lưu ý: Việc sàng lọc các triệu chứng nhằm giảm lây truyền từ người có khả năng nhiễm bệnh sang người khác.
Việc sàng lọc triệu chứng không được thiết kế để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh tật ở người bị nhiễm bệnh, nguy cơ diễn tiến thành bệnh nghiêm trọng của người đó hoặc nhu cầu cần được chăm sóc y tế của người đó. CDC có bộ tự kiểm tra về COVID-19 nhằm giúp người chăm sóc trẻ em có các triệu chứng COVID-19 đánh gia liệu họ có nên liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của con em mình có sẵn tại mục Bộ tự kiểm tra về vi-rút Corona.
Tham Khảo
[1] Poline J, Gaschignard J, Leblanc C, Madhi F, Foucaud E, Nattes E, Faye A, Bonacorsi S, Mariani P, Varon E, Smati-Lafarge M. “Systematic SARS-CoV-2 screening at hospital admission in children: a French prospective multicenter study.” Clinical Infectious Diseases (2020).
[2] Davies, N.G., Klepac, P., Liu, Y. et al. Age-dependent effects in the transmission and control of COVID-19 epidemics. Nat Med (2020). https://doi.org/10.1038/s41591-020-0962-9external icon
[3] Assaker, Rita, Anne-Emmanuelle Colas, Florence Julien-Marsollier, Béatrice Bruneau, Lucile Marsac, Bruno Greff, Nathalie Tri, Charlotte Fait, Christopher Brasher, and Souhayl Dahmani. “Presenting symptoms of COVID-19 in children: a meta-analysis of published studies.” BJA: British Journal of Anaesthesia (2020). https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0007091220304086?via%3Dihubexternal icon
[4] Dong, Yuanyuan, Xi Mo, Yabin Hu, Xin Qi, Fan Jiang, Zhongyi Jiang, and Shilu Tong. “Epidemiology of COVID-19 among children in China.” Pediatrics 145, no. 6 (2020). https://pediatrics.aappublications.org/content/145/6/e20200702external icon
[5] Assaker, Rita, et al. “Presenting symptoms of COVID-19 in children: a meta-analysis of published studies.” BJA: British Journal of Anaesthesia (2020).
[6] Clemency, Brian M., Renoj Varughese, Danielle K. Scheafer, Brian Ludwig, Jacob V. Welch, Robert F. McCormack, Changxing Ma, Nan Nan, Theresa Giambra, and Thomas Raab. “Symptom Criteria for COVID‐19 Testing of Heath Care Workers.” Academic Emergency Medicine 27, no. 6 (2020): 469-474.
[7] Roland, Lauren T., Jose G. Gurrola, Patricia A. Loftus, Steven W. Cheung, and Jolie L. Chang. “Smell and taste symptom‐based predictive model for COVID‐19 diagnosis.” In International Forum of Allergy & Rhinology. 2020.
[8] Stokes EK, Zambrano LD, Anderson KN, et al. Coronavirus Disease 2019 Case Surveillance – United States, January 22-May 30, 2020. MMWR Morb Mortal Wkly Rep 2020;69:759-765. DOI: http://dx.doi.org/10.15585/mmwr.mm6924e2externalexternal icon .
[9]Assaker, Rita, et al. “Presenting symptoms of COVID-19 in children: a meta-analysis of published studies.” BJA: British Journal of Anaesthesia (2020).
Bình Đẳng Giới Trong Xã Hội Hiện Nay
Tập thể cán bộ, nhân viên Trung tâm liên kết đào tạo Tham gia Lễ hội Ẩm thực năm 2018
Khi nêu Bình đẳng giới chúng ta đều quen thuộc với khái niệm “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng” (Theo Khoản 3, Điều 5, Luật bình đẳng giới). Ngày nay khái niệm ấy cần được hiểu đầy đủ hơn. Bình đẳng giới trong xã hội hiện nay không chỉ nói về sự bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới mà còn cả người đồng tính, song tính, vô tính và chuyển giới đều được hưởng những điều kiện như nhau để thực hiện đầy đủ quyền con người và có cơ hội đóng góp, thụ hưởng những thành quả phát triển của xã hội nói chung. Đặc biệt bình đẳng giới tại nơi làm việc là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Đàn bà có quyền bình đẳng với đàn ông về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình”. Trong bản di chúc viết tháng 5 năm 1968, Người đã căn dặn: “Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, phụ nữ đảm đang đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất, Ðảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Ðó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ”.Trong thời đại phong kiến, người phụ nữ chỉ làm nhiệm vụ nội trợ, chăm sóc chồng con, phụng dưỡng bố mẹ chồng, không hề được tham gia các hoạt động xã hội, sống khép mình theo khuôn khổ “tam tòng, tứ đức”. Nhưng giờ đây, theo sự thay đổi chung của thời đại, người phụ nữ ngoài trách nhiệm truyền thống là làm con, làm dâu, làm mẹ, làm vợ… đã thực sự bước vào xã hội với nhiều vai trò khác nhau trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa, khoa học kỹ thuật… và phụ nữ đã và đang nắm giữ các vị trí quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, doanh nghiệp… ngày càng chiếm tỷ lệ cao. Rất nhiều phụ nữ có kinh tế, có địa vị xã hội nhưng vẫn không quên thiên chức làm vợ, làm mẹ. Họ biết tận dụng giờ nghỉ, tranh thủ đi chợ, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con và cả gia đình, tranh thủ đi học để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Đó chính là hiện thân của phụ nữ trong thời đại mới, hội đủ các yếu tố ” công, dung, ngôn, hạnh” thời nay. Người phụ nữ muốn thực sự làm chủ được bản thân, gia đình và xã hội cần vươn lên để thành đạt trong sự nghiệp, có thu nhập, có cuộc sống tinh thần phong phú và một phong cách sống độc lập của riêng mình. Người phụ nữ cần làm tốt thiên chức cao đẹp của người vợ, người mẹ, đó là cơ sở để chị em tham gia công tác xã hội đạt hiệu quả. Ngược lại, vị thế xã hội cũng giúp cho người phụ nữ có uy tín và điều kiện nuôi dạy con cái, gìn giữ hạnh phúc gia đình. Thực tế đã chứng minh, có nhiều phụ nữ xuất sắc trên con đường sự nghiệp, cống hiến cho Tổ quốc, cho nền văn minh nhân loại, nổi tiếng trên trường quốc tế. Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều nữ nguyên thủ quốc gia như Thủ tướng Na Uy, Tổng thống Chile, Tổng thống Croatia, Thủ tướng Ba Lan, Tổng thống Hàn Quốc, Thủ tướng Đức, Thủ tướng Anh, …….Bình đẳng giới không chỉ là để giải phóng phụ nữ, mà còn là giải phóng nam giới. Khi quá đề cao nam giới và hạ thấp nữ giới thì không chỉ có nữ giới bị ảnh hưởng mà nam giới cũng bị hệ lụy. Quan niệm nam giới là phái mạnh, phải mạnh mẽ, không được khóc, không được thể hiện cảm xúc là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tỉ lệ tự tử ở nam cao gấp 3 lần nữ giới, tuổi thọ cũng ngắn hơn và tỷ lệ trầm cảm ngày càng tăng. Người đàn ông là trụ cột trong gia đình, phải lo gánh vác các công to, việc lớn như sự nghiệp, công danh, dựng xây nhà cửa khiến nhiều người mải mê lao vào kiếm tiền, phấn đấu cho công danh sự nghiệp mà bỏ bê gia đình, vợ con hoặc kiếm tiền bằng mọi cách dẫn đến rơi vào vòng lao lý. Rất nhiều nam giới bị rối loạn tâm lý nhưng không dám đi khám hay chữa hoặc tìm đến sự giúp đỡ vì họ sợ bị đánh giá là “yếu ớt” hay “thiếu nam tính” .
Lê Thị Diễm Phương – Trung tâm liên kết đào tạo
Các nữ cán bộ của Trung tâm liên kết đào tạoBình đẳng giới cũng không chỉ đơn thuần nói về bình quyền giữa đàn ông và đàn bà mà còn là sự đảm bảo quyền con người với tất cả mọi người trong đó có cả những người đồng tính, song tính, vô tính và chuyển giới. Bình đẳng giới cho phép họ được công khai và sống thực với giới tính của mình mà không hề bị phân biệt, kỳ thị, được bình đẳng mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; được hỗ trợ và tạo điều kiện để phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển. Những người đồng tính, song tính, vô tính và chuyển giới không phải là bệnh hoạn mà chỉ là họ có xu hướng giới tính khác với số đông những người còn lại. Họ cũng cảm thấy rất khó khăn, khổ sở để thích nghi và tồn tại trong xã hội này, vì thế, chúng ta không được phân biệt, kỳ thị, hãy tạo điều kiện công bằng cho họ trong môi trường làm việc. Thế giới cũng phải công nhận và nể phục nhiều tỷ phú đồng tính như David Geffen – Tỷ phú truyền thông , Timothy Donald Cook – CEO của hãng công nghệ Apple, Chris Hughes – người đồng sáng lập mạng xã hội Facebook, …Giới tính nam, giới tính nữ, đồng tính, song tính, vô tính đều không quan trọng, không ai có lỗi, vì thế không nên có thái độ kỳ thị, phân biệt, từ bỏ vai trò, thiên chức của mình, quên phát huy ưu điểm, thế mạnh của mình. Điều quan trọng là thiết lập được các mối quan hệ tốt trên cơ sở của sự hiểu biết và tình yêu thương, tôn trọng lẫn nhau, đó là con đường hạnh phúc, mục tiêu sau cùng của cuộc sống.
Hiện tại, Công đoàn Trung tâm liên kết đào tạo hiện có 12 thành viên, trong đó 04 công đoàn viên là nam, còn lại 08 công đoàn viên là nữ. Là đơn vị có tỉ lệ nữ giới cao, tập thể cán bộ, người lao động của Trung tâm luôn đoàn kết, sáng tạo và giúp đỡ nhau, nhất là đối với các công đoàn viên nữ để họ vừa hoàn thành tốt công việc ở cơ quan, vừa thực hiện thiên chức người vợ, người mẹ ở gia đình. Công đoàn Trung tâm liên kết đào tạo đã tham gia đầy đủ các hoạt động phong trào do Công đoàn trường tổ chức và đạt giải Khuyến khích cuộc thi “Nét đẹp công sở” năm 2018 vừa qua.
Bạn đang xem bài viết Đối Xử Bình Đẳng Nơi Làm Việc trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!