Cập nhật thông tin chi tiết về Gãy Xương Hàm Trên: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Cách Điều Trị mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Tìm hiểu giải phẫu và chức năng của xương hàm trên
Giải phẫu xương hàm trên
Xương hàm trên là một xương cố định, là một khối xương tầng giữa của mặt. Thật vậy, phía trên xương hàm trên bao phủ bởi nền sọ và xương chính mũi. Hai bên xương hàm trên là xương gò má, cung tiếp xương thái dương và phía dưới là xương ổ răng, xương hàm dưới.
Hai nửa bên phải và bên trái của xương hàm trên đối xứng qua một mặt phẳng dọc chính giữa, hợp nhất ở vùng dưới mũi.
Về cấu tạo, xương hàm trên gồm một thân và 4 mỏm:
Nhiều cơ mặt được kết nối với hàm trên ở cả bề mặt bên trong và bên ngoài của nó. Những cơ này cho phép bạn nhai, cười, nhăn mặt và thực hiện các chức năng quan trọng khác. Một số cơ này bao gồm:
Cơ mút (buccinator): một cơ má giúp bạn huýt sáo, mỉm cười và giữ thức ăn được định vị trong miệng khi bạn nhai
Cơ gò má (zygomaticus): một cơ má khác giúp nâng cao mép miệng khi bạn cười; trong một số trường hợp, má lúm đồng tiền hình thành trên vùng da phía trên cơ này
Cơ cắn (masseter): một cơ quan trọng hỗ trợ nhai bằng cách mở và đóng hàm của bạn
Xương hàm trên là vùng xương xốp, được nuôi dưỡng bởi nhiều mạch máu. Vì vậy, bệnh nhân bị gãy xương hàm trên sẽ bị chảy máu nhiều, cần cấp cứu.
Chức năng của xương hàm trên
Hàm trên có một số chức năng chính, bao gồm:
Giữ răng hàng trên ở đúng vị trí
Làm cho hộp sọ bớt nặng hơn
Tăng âm lượng và độ dày của giọng nói của bạn
Tham gia vào nhiều chức năng quan trọng của cơ thể: nhai, nói và thở
Góp phần che chắn cho mắt, não và các cơ quan khác khi bị thương ở mặt.
2. Gãy xương hàm trên là gì?
Gãy xương hàm trên là tổn thương làm gãy, làm mất sự liên tục của xương hàm trên.
3. Nguyên nhân của gãy xương hàm trên
Gãy xương hàm trên thường là do chấn thương do lực cùn, năng lượng cao đối với khung xương mặt. Các cơ chế điển hình của chấn thương bao gồm:
Với việc gia tăng luật yêu cầu sử dụng dây an toàn. Chấn thương do tác động của người lái xe với vô lăng đã chuyển từ chấn thương ngực sang chấn thương mặt.
4. Tần suất gãy xương hàm trên
Gãy xương hàm trên chiếm khoảng 6-25% tổng số ca gãy xương mặt.
Trong một nghiên cứu hồi cứu về gãy xương mặt tầng giữa ở trẻ em, Kao và cộng sự nhận thấy rằng gãy xương hàm trên là phổ biến nhất.
Về môi trường bệnh nhân, có một nghiên cứu của Cohn và cộng sự. So với dân số Hoa Kỳ nói chung, bệnh nhân bị chấn thương hàm mặt ở thành thị có xu hướng bị gãy xương hàm trên và nhiều xương ít hơn hơn và có nhiều khả năng bị gãy xương hàm dưới và xương ổ mắt.
5. Phân loại gãy xương hàm trên
Gãy xương hàm trên và các loại gãy xương khác xảy ra phía trước mặt còn được gọi là gãy xương tầng giữa mặt. Chúng có thể được phân loại bằng hệ thống phân loại Le Fort. Hệ thống phân loại Le Fort mô tả các kiểu gãy ngang của xương hàm trên. Bao gồm:
Le Fort I: Hay còn gọi là Guérin. Đường gãy đi ngang và phía trên môi trên, cắt qua vách ngăn mũi ở 1/3 dưới.
Le Fort III: Hay còn goi là tách rời sọ mặt. Đường gãy cắt qua vách ngăn mũi ở 1/3 trên. Vết gãy xảy ra qua sống mũi, qua hốc mắt và ra ngoài về phía mặt. Đây là loại gãy xương mặt nghiêm trọng nhất, thường do chấn thương lớn ở mặt.
6. Triệu chứng của gãy xương hàm trên
Các dấu hiệu cũng như triệu chứng có thể gặp phải khi bạn bị gãy xương hàm trên là:
Bầm tím quanh mắt và mũi của bạn
7. Những biến chứng của gãy xương hàm trên
Các biến chứng có thể xảy ra khi gãy xương hàm trên không được điều trị có thể bao gồm:
Mất khả năng nhai, nói hoặc ăn uống bình thường
Tê vĩnh viễn, yếu hoặc đau ở hàm của bạn
Khó khăn trong việc ngửi hoặc nếm đồ ăn
Khó thở bằng mũi
Tổn thương não hoặc dây thần kinh do chấn thương ở đầu
Nhiễm trùng
Gãy xương hàm trên là một tai nạn nghiêm trọng cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, bạn cũng cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Như đề phòng tai nạn giao thông, bảo hộ tốt trong các hoạt động lao động và sinh hoạt.
8. Chấn đoán gãy xương hàm trên như thế nào?
Bác sĩ sẽ chẩn đoán gãy xương hàm bằng cách hỏi bệnh sử, khám lâm sàng và xét nghiệm hình ảnh học.
Về bệnh sự, hoàn cảnh chấn thương là thông tin rất quan trọng mà bạn cần cung cấp cho bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng cần miêu tả những dấu hiệu, triệu chứng mà bạn đang gặp phải.
Việc quan sát, hay thăm khám vùng mặt giúp bác sĩ ghi nhận nhiều thông tin cần thiết trong việc chẩn đoán gãy xương hàm trên.
Chụp phim X-quang hay CT scan thường được chỉ định trong gãy xương hàm trên.
9. Điều trị gãy xương hàm trên
Nguyên tắc điều trị
Những nguyên tắc điều trị gãy xương hàm trên gồm:
Nắn chỉnh xương gãy
Cố định xương gãy
Ngăn ngừa tối ưu các biến chứng xảy ra
Cần điều trị phục hồi chức năng và thẩm mỹ cho bệnh nhân
Phẫu thuật có thể được thực hiện nếu hàm trên của bạn hoặc các xương xung quanh bị gãy, hoặc vỡ.
Bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp thay thế nếu vết gãy không đủ nghiêm trọng đến mức cần phẫu thuật và để nó tự lành. Trong trường hợp này, bạn có thể chỉ cần ăn thức ăn mềm để xương hàm lành lại. Và thường xuyên đi khám bác sĩ để theo dõi quá trình lành thương của xương hàm trên.
Nếu bác sĩ khuyên bạn nên phẫu thuật gãy xương hàm trên và các xương khác, quy trình thực hiện thường sẽ bao gồm các bước sau:
Thực hiện xét nghiệm máu và sức khỏe sơ bộ. Bao gồm khám sức khỏe, chụp X-quang, chụp CT và/hoặc MRI.
Bạn cũng sẽ cần phải ký một mẫu chấp thuận.
Bạn sẽ đợi ở khu vực tiền phẫu và gặp bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ gây mê trước khi tiến hành phẫu thuật. Bạn sẽ được nối với đường truyền tĩnh mạch (IV). Trong phòng mổ, bạn sẽ được gây mê toàn thân.
Tiên lượng cho cuộc phẫu thuật
Tùy thuộc vào mức độ thương tích ở mặt, đầu, miệng, răng, mắt hoặc mũi, bạn có thể cần nhiều bác sĩ chuyên khoa khác nhau. Bao gồm bác sĩ phẫu thuật mắt, bác sĩ phẫu thuật khoang miệng, bác sĩ ngoại thần kinh, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ hoặc bác sĩ tai mũi họng.
Phẫu thuật có thể kéo dài nhiều giờ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của gãy xương. Bạn cũng có thể phải phẫu thuật nhiều lần tùy thuộc vào thương tích của mình.
Mức độ chấn thương, loại phẫu thuật và các biến chứng y tế khác sẽ xác định thời gian bạn nằm viện sau khi phẫu thuật.
Trên thực tế, phẫu thuật hàm trên là một thủ thuật khá an toàn, tỷ lệ thành công cao. Trong hầu hết các trường hợp, xương hàm trên lành lại thành công và ít ảnh hưởng lâu dài.
10. Phẫu thuật xương hàm trên bao lâu thì lành?
Xương cần nhiều thời gian để chữa lành. Tùy thuộc vào vết thương của bạn, có thể mất từ hai đến bốn tháng hoặc hơn. Bác sĩ sẽ xác định thời gian và tần suất bạn cần tái khám định kì.
11. Chăm sóc sau khi phẫu thuật xương hàm trên
Sau phẫu thuật xương hàm trên, hãy cố gắng làm những điều sau để đảm bảo xương hàm của bạn lành lại:
Tuân thủ chế độ ăn mà bác sĩ đưa ra để đảm bảo hàm của bạn không bị căng khi nhai thức ăn cứng hoặc dai. Thông thường, bạn cần một chế độ ăn với những thức ăn mềm, dễ tiêu, thực phẩm xay nhuyễn có thể là một giải pháp. Song vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Bạn có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Tăng lên sáu đến tám bữa, thay vì ba đến bốn bữa, để đảm bảo đủ năng lượng cho cơ thể. Nên uống sữa và nước trái cây để tăng lượng calo nhập vào. Nên tránh những thức ăn giòn, dai.
Tuân thủ những hướng dẫn cụ thể về hoạt động, sinh hoạt cá nhân
Thực hiện theo các hướng dẫn cụ thể về chăm sóc vết thương và thúc đẩy quá trình chữa lành, bao gồm cả thời điểm quay lại kiểm tra.
Dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc nào bác sĩ kê đơn để giảm đau và nhiễm trùng.
Quay lại công việc hoặc những nhiệm vụ khi có sự cho phép của bác sĩ.
Không tập thể dục cường độ cao.
Không hút thuốc và hạn chế uống rượu.
Tóm lại, xương hàm trên là một xương quan trọng trong cấu trúc hộp sọ của bạn. Cho phép bạn thực hiện nhiều chức năng cơ bản. Gãy xương hàm trên có khả năng gây biến dạng khuôn mặt và những đe dọa đến tính mạng. Phẫu thuật xương hàm trên là một thủ thuật an toàn, tỷ lệ thành công cao. Nếu bạn gặp bất kỳ chấn thương nào ở mặt hoặc đầu, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Chẩn Đoán Và Điều Trị Gãy Xương Hàm Trên
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Mai Anh Kha – Bác sĩ ngoại Chấn thương chỉnh hình – Khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Hàng loạt các tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, tai nạn trong thể thao… đang tăng nhanh và kéo theo đó là sự tăng mạnh tỷ lệ bị gãy xương hàm trên (nằm trong nhóm chấn thương hàm mặt) ở nước ta. Việc chẩn đoán – điều trị gãy xương hàm trên được thực hiện tùy thuộc vào mức độ và tính chất của chấn thương.
1. Tìm hiểu về giải phẫu xương hàm trên
2. Gãy xương hàm trên được phân loại như thế nào?
Gãy xương hàm trên được chia thành 2 loại chính.
Gãy một phần: Bao gồm các trường hợp như gãy mỏm lên, gãy xương ổ răng, gãy bờ dưới xương ổ mắt, lún hố nanh, gãy mỏm,…
Gãy toàn phần
Trường hợp nghiêm trọng của gãy xương hàm trên, gồm:
Gãy dọc.
Gãy ngang.
3. Làm thế nào để chẩn đoán gãy xương hàm trên?
3.1 Gãy một phần xương hàm trên
Khi bệnh nhân bị chấn thương hàm mặt trên một phần, việc chẩn đoán sẽ dựa trên:
Đối với gãy xương hàm trên cành lên:
Bầm tím góc trong mắt, khi sờ đau nhói hoặc hơi lõm vào vị trí tổn thương.
Chảy máu mũi.
Có thể bị chảy nước mắt nhiều do bệnh nhân bị tắc ống lệ.
Thông qua X Quang hoặc CT Scanner mặt nghiêng sẽ thấy hình ảnh đường gãy tại vùng cạnh lên xương hàm trên.
Đối với gãy thành trước xoang hàm:
Chảy máu mũi.
Bầm tím dưới ổ mắt và có thể bị tê phần má chịu tổn thương.
Thông qua hình ảnh kiểm tra có sự tổn thương ở thành trước xoang.
Đối với gãy xương dưới ổ mắt và sàn ổ mắt:
Chảy máu mũi.
Mắt lõm, có dấu hiệu song thị.
Tê bì má, phía dưới hốc mắt có điểm đau nhói.
Chụp X-Quang hoặc CT Scanner có hình ảnh tổn thương dưới ổ mắt.
3.2 Gãy xương hàm trên toàn phần
Bệnh nhân bị chấn thương hàm mặt trên toàn phần sẽ có biểu hiện choáng và kèm theo đó là chấn thương sọ não. Tùy theo loại gãy xương hàm là dọc hay ngang mà bệnh nhân sẽ có các biểu hiện khác nhau.
Gãy xương hàm trên dọc:
Về lâm sàng: bệnh nhân bị chảy máu mũi và miệng, sai khớp cắn, khi khám xương thấy vùng hàm trên di động.
Hình ảnh: sử dụng kỹ thuật chụp X-Quang hoặc CT Scanner, Belot hàm trên, nhận thấy hình ảnh tổn thương theo dọc giữa hoặc dọc xương hàm trên.
Gãy xương hàm trên ngang:
Về lâm sàng:
Gãy Lefort I dẫn đến biểu hiện bầm tím môi trên, sai khớp cắn;
Gãy Lefort II dẫn đến biểu hiện mặt sưng, tụ máu ở ổ mắt hai bên, chảy máu tươi đường mũi, sai khớp cắn;
Gãy Lefort III dẫn đến mặt phù nề, bầm tím hốc mắt hai bên, tụ máu màng tiếp hợp, hiện tượng song thị, có thể sờ được các đầu xương bị di lệch.
Hình ảnh: Chụp X – Quang hoặc CT-Scanner cho thấy đường gãy ngang.
4. Điều trị gãy xương hàm trên như thế nào?
Gãy xương hàm có thể đến từ nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là nguyên nhân vật lý như tai nạn giao thông, tai nạn trong sinh hoạt hay tai nạn lao động… Do đó có thể dẫn đến rất nhiều loại gãy xương khác nhau. Tùy theo từng loại gãy xương hàm, việc điều trị sẽ được chỉ định cụ thể.
Nguyên tắc điều trị
Các bác sĩ cần tuân thủ những nguyên tắc điều trị gãy xương hàm trên gồm:
Nắn chỉnh xương gãy.
Cố định xương gãy.
Ngăn ngừa tối ưu các biến chứng xảy ra.
Cần điều trị phục hồi chức năng và thẩm mỹ cho bệnh nhân.
Một số điều trị cụ thể gãy xương hàm trên
Phẫu thuật treo xương hàm trên.
Phẫu thuật kết hợp xương hàm bằng nẹp vít.
5. Những tiên lượng và biến chứng về vấn đề gãy xương hàm trên
Về tiên lượng:
Gãy xương hàm, đặc biệt là chấn thương hàm trên có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Trong đó:
Khi được điều trị sớm nhất có thể và đúng nguyên tắc điều trị, bệnh nhân sẽ có khả năng phục hồi cao.
Việc điều trị muộn hay làm sai nguyên tắc điều trị có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra các vấn đề chức năng sống trong cơ thể.
Rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện điều trị gãy xương hàm trên:
Nhiễm trùng.
Sai khớp cắn.
Hoạt động há miệng bị hạn chế.
Gãy xương hàm trên là một tai nạn nghiêm trọng cần được điều trị càng sớm càng tốt. Ngoài ra, cũng cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa như đề phòng tai nạn giao thông, bảo hộ tốt trong các hoạt động lao động và sinh hoạt.
Hiện nay tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã áp dụng phương pháp phẫu thuật chỉnh sửa xương hàm với ưu điểm chỉnh sửa được lệch khớp cắn do cấu trúc xương, trả lại chức năng nhai, cắn, thở tốt, làm cho thẩm mỹ khuôn mặt hài hòa và thay đổi triệt để nhan sắc.
Bệnh nhân cần được khám sớm sau chấn thương để được giải thích và chọn lựa phẫu thuật. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ uy tín hàng đầu với:
Máy MRI tốt
Bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm
Phòng mổ Vô trùng
Quy trình mổ chặt chẽ.
Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
Chẩn Đoán Và Điều Trị Gãy Xương Hàm Dưới
Gãy xương hàm dưới gặp nhiều gấp 2-3 lần gãy khối xương tầng giữa mặt
Nguyên nhân chủ yếu: tai nạn giao thông, hoạt động bạo lực, tai nạn sinh hoạt
XHD là 1 xương di động, khỏe, ngoài đặc trong xốp, nuôi dưỡng kém hơn XHT, vết thương lâu liền hơn, dễ bị viêm xương
Có ống răng dưới chứa bó mạch TK răng dưới. Khi gãy có thể gây tê môi dưới và cằm.
Các điểm yếu: vùng răng cửa, lỗ cằm, góc hàm, cổ lồi cầu
XHD có các cơ nhai bám. Khi gãy, các cơ co kéo gây di lệch.
Lâm sàng
Toàn thân: choáng nhẹ, có thể khó thở do tụt lưỡi, chảy máu bít tắc đường thở
Đau dọc đường gãy.
Nhai khó, vướng.
Dấu hiệu Vincent (tê môi dưới, cằm cùng bên): thường gặp trong gãy cành ngang, góc hàm
Ngoài miệng
Sưng nề, bầm tím tương ứng với vị trí gãy.
Vết thương phần mềm như xây sát, rách da ở vị trí va đập.
Có thể lệch đường giữa.
Dấu hiệu đau chói, khuyết bậc thang, lạo xạo xương: là dấu hiệu chắc chắn để chẩn đoán
Nếu gãy lồi cầu: chảy máu ống tai ngoài, đau chói trước nắp tai, cử động lồi cầu giảm hoặc mất, hõm chảo rỗng
Trong miệng:
Hạn chế há miệng: gãy càng về góc hàm, càng dập nát càng hạn chế há miệng
Sưng nề, bầm tím ngách tiền đình, sàn miệng
Lợi bầm tím quanh đường gãy hoặc rách, kẽ răng nơi đường gãy đi qua rộng ra
Khớp cắn sai: có các dạng
Răng 1 bên hàm không chạm: gãy xương hàm dưới 1 đường
1 nhóm răng hoặc 1 bên không chạm: gãy xương hàm dưới 2-3 đường
Chỉ có răng trong cùng chạm: gãy cổ lồi cầu 2 bên.
Di động bất thường: dùng ngón trỏ và ngón cái, 2 tay cầm 2 bên xương hàm gãy, lắc ngược chiều nhau thấy xương di động
Gãy xương ổ răng: 1 nhóm răng và xương ổ răng di động
Cận lâm sàng
Phim panorama
Phim hàm chếch (khi không có panorama)
Phim mặt thẳng
CT Scan
Xác định số lượng, vị trí, hình thái, di lệch của đường gãy
Chẩn đoán
Dựa vào lâm sàng và X quang
Điều trị
Mục tiêu: chức năng + thẩm mỹ
Thái độ xử trí bệnh nhân CTHM
Khám, phát hiện, xử trí các tình trạng cấp cứu
Khó thở, ngừng thở
Chảy máu, tụt huyết áp
Choáng, shock
Khám phát hiện tổn thương phối hợp: chấn thương sọ não, lồng ngực, ổ bụng, chi, mắt…
Khám, cấp cứu chấn thương vùng hàm mặt: băng cằm đầu, buộc răng răng, cố định lưỡi…
Gãy không di lệch: cố định 2 hàm từ 6-8 tuần
Gãy di lệch: nắn chỉnh xương gãy, cố định
Nắn chỉnh: gồm nắn chỉnh kín và nắn chỉnh mở
Nắn chỉnh kín: khó đưa xương về đúng vị trí giải phẫu, vì vậy chỉ lấy tiêu chí khớp cắn đúng là đạt yêu cầu. Gồm 2 cách:
Nắn bằng tay: dùng tay cầm cung răng 2 bên đường gãy đưa về đúng khớp cắn.
Nắn bằng lực kéo: buộc cung arch bar 2 hàm, sau đó dùng vòng dây cao su đặt theo hướng kéo ngược chiều với hướng di lệch cho đến khi lấy lại được khớp cắn. Thường áp dụng trong gãy lồi cầu điều trị bảo tồn.
Nắn chỉnh mở:
Rạch bộc lộ đường gãy
Trong miệng: đường rạch qua ngách tiền đình
Ngoài miệng: đường rạch qua vết rách phần mềm, đường dưới cằm, đường dưới hàm, đường sau hàm
Gãy lồi cầu: đường dưới hàm, đường sau hàm, đường trước tai, đường căng da mặt, đường trong miệng
Nắn cho đúng khớp cắn và diện xương gãy khít với nhau
Cố định:
Cố định 2 hàm hỗ trợ: nút Ivy, cung archbar, vis neo chặn
Kết hợp xương bằng chỉ thép: ít làm
Kết hợp xương bằng nẹp vít: uốn nẹp theo hình dạng xương gãy, đặt nẹp vis cố định 2 đầu xương gãy.
Gãy nát XHD: làm sạch, cắt lọc, loại bỏ mảnh tổ chức rời, dẫn lưu hoặc khâu thưa tránh ứ đọng dịch, dùng kháng sinh chống vi khuẩn kỵ khí như metronidazol, cephalosporin 3,4
Điều trị và theo dõi sau mổ
Toàn thân: kháng sinh, giảm đau, chống viêm
Tại chỗ: tình trạng vết mổ, dẫn lưu
Phòng biến chứng:
Chậm liền xương, liền xương xấu
Rối loạn TK: tê bì cằm, môi dưới
Dính khớp do cố định 2 hàm quá lâu
Gãy Xương Cẳng Tay: Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị
Gãy xương cẳng tay là một chấn thương phổ biến xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Sau khi bị gãy xương, nếu không xử trí, điều trị đúng phương pháp ngay từ đầu có thể sẽ dẫn tới các biến chứng đe dọa tính mạng, gây tàn phế suốt đời.
– Thường do té ngã, đánh nhau, tai nạn lưu thông.
– Cơ chế trực tiếp: Ngã đập cẳng tay xuống mô đất cứng, giơ tay cản đỡ đòn đánh trực tiếp vào cẳng tay; thường gãy ngang 1 hoặc cả 2 xương ở cùng vị trí.
– Cơ chế gián tiếp: Ngã chống tay khuỷu duỗi làm uốn bẻ gập 1 hoặc 2 xương gây nên gãy chéo, xoắn, gãy bậc thang. Hai xương thường gãy ở hai vị trí khác nhau. Xương trụ gãy thấp, xương quay gãy cao.
– Cơ chế hỗn hợp: Vừa trực tiếp vừa gián tiếp, gây ra các kiểu gãy phức tạp: gãy 2 tầng, gãy có mảnh thứ 3…(đánh giá khả năng di lệch nhiều hay ít)
– Theo vị trí: chia làm 3 thể (gãy 1/3 trên , 1/3 giữa và gãy 1/3 dưới).
Gãy xương ở người lớn.
Gãy xương ở trẻ em: Gãy tạo hình thì xương quay bị cong không thấy đường gãy và gãy cành tươi thì xương chỉ gãy một bên vỏ xương, vỏ còn lại chỉ bị uốn cong.
- Gãy kín hoặc gãy hở.
3. Dấu hiệu gãy xương cẳng tay
– Đau chói tại vị trí xương gãy, đau tăng khi cử động.
– Cẳng tay biến dạng, cổ tay cong lại…
– Không thể cử động cẳng tay như bình thường
– Có những cử động lạ tại vị trí gãy
4. Chụp Xquang cẳng tay: để chẩn đoán gãy xương và đánh giá mức độ di lệch xương gãy
– Xử trí cấp cứu: Giảm đau, chống sốc (nếu có), nẹp cố định xương gãy. – Điều trị đặc hiệu: tùy theo thể lâm sàng, độ tuổi…
Điều trị bảo tồn: Nắn chỉnh, bó bột, nẹp cố định. Chỉ định các trường hợp gãy rạn, ít di lệch, hoặc không có chỉ định phẫu thuật.
Phẫu thuật can thiệp trực tiếp kết hợp xương: xuyên đinh, đinh nội tủy, nẹp vis, bất động khung cố định ngoài với nhưng trường hợp có chỉ định phẫu thuật.
- Phục hồi chức năng: Tập sớm theo chỉ định của bác sĩ với các hoạt động đơn giản phù hợp, lượng giá tầm vận động khớp khuỷu, sấp ngửa cẳng tay, cổ sau điều trị.
Khi bị gãy xương cẳng tay điều quan trọng là phải được cấp cứu kịp thời, tránh những biến chứng xấu xảy ra với bệnh nhân và tình trạng tổn thương kéo dài có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục giải phẫu cẳng tay.
Vậy điều trị gãy xương cẳng tay tại Bệnh viện Nam Thăng Long thực hiện như thế nào có lẽ là câu hỏi của nhiều người?
Như trường hợp bệnh nhân N.T.B (25 tuổi) bị tai nạn giao thông, ngã đập cẳng tay trái vào vật cứng, sưng nề biến dạng cẳng tay trái sau tai nạn và được đưa vào Bệnh viện Nam Thăng Long cấp cứu. Bệnh nhân được chẩn đoán: Gãy phức tạp 1/3 giữa 2 xương cẳng tay trái di lệch. Các bác sĩ đã nhanh chóng cấp cứu tích cực cho bệnh nhân cũng như hồi sức dự phòng chống sốc chấn thương, tiêm truyền thuốc giảm đau, dự trù máu, hội chẩn và hoàn thiện xét nghiệm để tiến hành phẫu thuật kết hợp xương bệnh nhân một cách nhanh nhất
→
Hình ảnh X- Quang 2 xương cẳng tay trước và sau phẫu thuật kết hợp xương
Khoa Chấn thương chỉnh hình bệnh viện Nam Thăng Long hiện đang triển khai phương pháp phẫu thuật kết hợp xương bằng phương pháp sử dụng nẹp vít để cố định xương thẳng trục. Đây là phương pháp ít xâm lấn, phòng ngừa biến chứng cho bệnh nhân gãy xương với nhiều ưu điểm như: Ít tổn thương phần mềm xung quanh, bộc lộ chính xác vị trí ổ gãy xương, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, giảm số ngày nằm viện, giảm đau trong mổ và sau mổ tốt, điều kiện tập phục hồi chức năng sớm, bệnh nhân sớm trở lại sinh hoạt bình thường. Với sự đầu tư về nhân lực và máy móc trang thiết bị, bệnh viện Nam Thăng Long là địa chỉ uy tín thực hiện phẫu thuật kết hợp xương hiệu quả với chi phí hợp lý và được thanh toán Bảo hiểm y tế.
BS. Đào Xuân Vũ – Khoa Chấn thương chỉnh hình
Bạn đang xem bài viết Gãy Xương Hàm Trên: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Cách Điều Trị trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!