Xem Nhiều 6/2023 #️ Giải Pháp Công Nghệ Trong Quá Trình Xử Lý Nước Thải Sản Xuất Sơn # Top 6 Trend | Sansangdethanhcong.com

Xem Nhiều 6/2023 # Giải Pháp Công Nghệ Trong Quá Trình Xử Lý Nước Thải Sản Xuất Sơn # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Pháp Công Nghệ Trong Quá Trình Xử Lý Nước Thải Sản Xuất Sơn mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Vì sao ngành sản xuất Sơn là một trong những ngành sản xuất hóa chất phát sinh nước thải rất khó xử lý ???

 

GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT SƠN

Ngày nay với tốc độ đô thị hóa chóng mặt, các doanh nghiệp, công ty, cụm công nghiệp, khu công nghiệp mọc lên như nấm; các ngành sản xuất ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Trong số đó phải kể đến các nhà máy sản xuất sơn hiện nay, số lượng sản phẩm và chất lượng sản phẩm tăng cao rõ rệt. Bên cạnh những lợi ích kinh tế mà ngành đem lại cho nền kinh tế quốc gia thì các vấn đề gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất cũng đang là vấn đề báo động và được nhiều người quan tâm. Bởi trong nước thải sản xuất sơn có nồng độ ô nhiễm hữu cơ cao, nếu không xử lý đạt chuẩn trước khi xả vào đường ống thoát nước chung hay nguồn nước sẽ làm ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy lực cũng như chất lượng môi trường sống của con người.

 

Nguồn gốc phát sinh nước thải sơn

Nguồn phát sinh

Thành phần/ tính chất nước thải

Muối ủ bột (bột màu, bột độn)

Nước vệ sinh thiết bị

Pha sơn

Nước vệ sinh thiết bị, nước thải sau làm sạch

Lọc

Nước thải chứa SS, COD, cặn sơn

Đóng gói sản phẩm

Nước thải vệ sinh thiết bị

 

Nước vệ sinh thiết bị: Trong quá trình sản xuất sơn, quá trình vệ sinh các thùng chứa sơn, các thiết bị sản xuất đóng vai trò quan trọng đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm. Tùy theo từng loại sản phẩm sơn và nguyên liệu được sử dụng mà người ta sử dụng dung môi hoặc nước để vệ sinh máy móc, Nhưng dù là nước hay dung môi từ quá trình vệ sinh thiết bị thì đều chứa hóa chất, chất màu chứa kim loại nặng gây ô nhiễm.

Nước làm mát: Trong công nghệ sản xuất sơn, giai đoạn nghiền phải sử dụng nước làm mát để hỗn hợp paste sơn không bị bay hơi dung môi, và không làm ảnh hưởng đến tính chất của sơn.

Tóm lại nước thải sơn gồm các chất tạo màng, dung môi, bột màu có khả năng gây ô nhiễm với độ phân tán, độ bền nhiệt động học, hoạt tính hóa học khác nhau, có độ độc cao, màu sắc, mùi đặc biệt nên để lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp cần kết hợp các phương pháp hóa học, hóa lý và sinh học.

  • Đề xuất phương án xử lý nước thải sơn

     

           3. Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải sản xuất sơn

    Nước thải sản xuất sơn từ các công đoạn trong nhà máy được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô (nhãn mác, bao bì…) rồi dẫn vào bể thu gom. Tại đây, nước thải được bơm trực tiếp sang bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm đảm bảo cho các công trình xử lý phía sau. Trong bể điều hòa có đặt thiết bị thổi khí để tránh lắng cặn xuống đáy bể dẫn đến phân hủy kỵ khí trong bể gây ra mùi hôi.

    Sau đó nước thải sản xuất sơn được dẫn qua bể keo tụ tạo bông, hóa chất được châm vào bể để giúp các hạt keo trong nước kết dính lại với nhau thành bông cặn có kích thước lớn và nặng hơn. Nước thải sản xuất sơn sau khi hình thành bông cặn được dẫn qua bể lắng I để lắng cặn hóa học hình thành dưới tác dụng của trọng lực. Bùn cặn lắng xuống đáy bể được dẫn qua bể chứa bùn để đem đi xử lý, phần nước sau lắng được dẫn về bể oxi hóa bằng hệ fenton để oxi hóa các chất khó phân hủy có trong nước thải. Lúc này, để đảm bảo cho quá trình oxi hóa diễn ra tốt, nước thải được châm axit H2SO4 để làm pH giảm xuống còn 3. Chất oxi hóa H2O2 và xúc tác KMnO4 và FeSO4.7H2O được cho vào bể để phản ứng oxi hóa diễn ra.

    Sau đó, nước thải được dẫn về bể lắng trung hòa để lắng bùn từ bể oxi hóa và để điều chỉnh lại pH về trung tính để tạo điều kiện cho các vi sinh vật trong quá trình xử lý sinh học hoạt động. Phần bùn cặn sau lắng được đưa về bể chứa bùn để đem đi xử lý, nước thải tiếp tục được dẫn qua bể xử lý sinh học Aerotank.

    Tại bể Aerotank, các vi sinh vật hiếu khí sử dụng chất hữu cơ trong nước thải làm nguồn thức ăn để phát triển sinh khối mới. Chất hữu cơ trong nước thải được phân hủy thành các hợp chất vô cơ đơn giản trong điều kiện cung cấp đầy đủ oxi trong bể theo phản ứng:

    Chất hữu cơ + VSV hiếu khí + O2        CO2 + H2O + sinh khối mới

    Nước thải sản xuất sơn sau đó được dẫn qua bể lắng để lắng cặn bùn sinh học được sinh ra. Một phần bùn sau lắng được đưa về bể chứa bùn để xử lý, một phần bùn được tuần hoàn về lại bể Aerotank để đảm bảo mật độ sinh khối vi sinh vật trong bể. Phần nước trong sau lắng có đầu ra đạt quy chuẩn xả thải cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT

    CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN THĂNG LONG cam kết mang đến những dịch vụ tốt nhất, giá cả hợp lý nhất. Luôn luôn sẵn sàng được hợp tác cùng với Quý khách hàng vì một môi trường phát triển bền vững. Để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ trực tiếp liên hệ:

    Thang Long Emvironment & Development Co.,ltd

    Address:  Km 29 + 200, Highway 6A – Dong Phuong Yen, Chuong My, Hanoi

    Office: Room 2006 V2, Van Phu Victoria, Phu La Ward, Ha Dong District, Hanoi

    Email: thutucmoitruong@gmail.com

    Web: http://thutucmoitruong.vn/

    Facebook: https://www.facebook.com/congtymoitruongthanglong

     Hotline: 0975 649 380 / +84 (24) 66 525 129

     

    Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Sơn

    Công ty môi trường Bình Minh chuyên thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải sơn. Hệ thống bạn đang gặp sự cố hay bạn có nhu cầu xây dựng hệ thống xử lý nước thải sơn,… hãy liên hệ ngay đến công ty môi trường Bình Minh để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí. Chúng tôi đảm bảo đưa ra phương án tốt nhất cho bạn với chi phí xử lý thấp nhất.

    Hotline : 0917 347 578 – Email: kythuat.bme@gmail.com

    Sơn (hoặc có thể gọi là chất phủ bề mặt) được dùng để trang trí mỹ thuật hoặc bảo vệ các bề mặt vật liệu cần sơn.

    Sơn đã được loài người cổ xưa chế biến từ các vật liệu thiên nhiên sẵn có để tạo các bức tranh trên nền đá ở nhiều hang động nhằm ghi lại hình ảnh sinh hoạt cuộc sống thường ngày mà ngành khảo cổ học thế giới đã xác định được niên đại cách đây khoảng 25.000 năm. Trong quá trình sản xuất, có phát sinh nước thải gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt nước thải sơn là một nước thải có độ độc cao, vì vậy cần có biện pháp xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

    1. Thành phần, tính chất của nước thải sơn

    2. Một số phương pháp xử lý nước thải sơn

    Phương pháp keo tụ- tạo bông

    Do đặc tính cảu nước thải sản xuất sơn là hàm lượng SS, COD thường rất cao nên việc xử lý nước thải sơn bằng phương phương keo tụ sẽ đạt hiệu quả xử lý cao.

    Cơ chế của quá trình keo tụ là: các hạt cặn lơ lửng trong nước đều mang điện tích âm hoặc dương. Với các hạt rắn có nguồn gốc Silic, các hợp chất hữu cơ đều có diện tích âm. Các hạt mang điện tích âm này sẽ hút các ion trái dấu. Một số ion trái dấu đó sẽ bị hút chặt vào hạt rắn đến mức chúng chuyển động cùng hạt rắn do đó tạo thành một mặt trượt. Xung quanh lớp ion trái dấu bên trong này là lớp ion bên ngoài mà hầu hết là các ion trái dấu, nhưng chúng bị hút bám vào mốt chất lỏng và có thể dễ dàng bị trượt ra.

    Hiệu quả keo tụ phụ thuộc vào hóa trị ion, chất keo tụ mang điện tích trái dấu và điện tích của hạt. Hóa trị ion càng lớn thì hiệu quả keo tụ càng cao.

    Các hóa chất dùng cho quá trình keo tụ: phèn sắt, phèn nhôm, PAC.

    Áp dụng phương pháp keo tụ có ưu điểm: có thể áp dụng khi nước nguồn dao động, hiệu quả cao hơn lắng sơ bộ, hiệu quả khử độ màu, độ đục cao, thiệt bị gọn, ít tốn diện tích, hóa chất sử dụng dễ kiếm, giá thành thấp.

    Phương pháp oxy hóa

    Nước thải nhà máy sơn gồm các chất tạo màng, dung môi, bột màu, các phụ gia, có khả năng ây ô nhiễm với độ phân tán, độ bền nhiệt động học, hoạt tính hóa học khác nhau, vì vậy nước thải sơn có độ độc rất cao. Một trong những phương pháp được dùng để xử lý nước thải sản xuất sơn đó là phương pháp Fenton.

    Từ đầu những năm 70 người ta đã đưa ra một quy trình áp dụng nguyên tắc phản ứng Fenton để xử lý ô nhiễm nước thải có độc tính cao mà theo đó hydro peroxyt phản ứng với sắt (II) sunfat sẽ tạo ra gốc tự do hydro có khả năng phá hủy các chất hữu cơ. Trong một số trường hợp nếu phản ứng xảy ra hoàn toàn, một số chất hữu cơ sẽ chuyển hóa thành CO2 và nước. Phản ứng Fenton cần có xúc tác và chất hóa oxy hóa. Chất xúc tác có thể là muối sắt II hoặc sắt III, còn chất oxy hóa là hydro peroxit (H2O2).

    Phương pháp oxy hóa sử dụng phản ứng Fenton đạt hiệu quả phá hủy chất ô nhiễm rất cao. Đối với nước thải ngành sản xuất sơn, hiệu quả xử lý COD đạt khoảng 80%.

    3. Quy trình xử lý nước thải sơn

    Do thành phần nước thải sơn có thành phần COD và SS cao. Ngoài ra, nước thải sản xuất sơn gồm các chất tạo màng, dung môi, bột màu có khả năng gây ô nhiễm với độ phân tán, độ bền nhiệt động học, hoạt tính hóa học khác nhau, có độ độc cao, màu sắc, mùi đặc biệt nên quá trình xử lý cần phải kết hợp các phương pháp: phương pháp hóa học, hóa lý và sinh học.

    Xử lý triệt để được chất hữu cơ (COD, BOD5), cặn lơ lửng (SS) và các chất dinh dưỡng (S2-, N – NH4+…) → đảm bảo tiêu chuẩn xả thải theo quy định.

    Hiệu quả xử lý cao, đảm bảo đạt tiêu chuẩn của nguồn tiếp nhận, QCVN 40:2011/BTNMT, cột B.

    Đảm bảo tính mỹ quan

    Ít tốn diện tích

    Hiện đại hóa cao.

    Tự động hóa cao cho người vận hành.

    Dễ dàng vận hành, tất cả đều tự động

    4. Vì sao chọn công ty môi trường Bình Minh

    Với đội ngũ kỹ sư, nhân viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm trong thi công hệ thống xử lý nước thải sản xuất sơn, chúng tôi đảm bảo quá trình thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sản xuất sơn đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng với giá thành cạnh tranh nhất. Tất cả vì mục tiêu xây dựng hệ thống với chi phí thấp nhất, thiết bị xử lý tốt nhất, thời gian thi công nhanh chóng và đảm bảo chất lượng nước đầu ra.

    Đặc biệt trong quá trình thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải chúng tôi sẽ bố trí thời gian hợp lý nhất để không làm ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của nhà máy sản xuất sơn.

    Khi cần thiết kế, thi công, nâng cấp, bảo trì hệ thống xử lý nước thải sản xuất sơn với chi phí tối ưu nhất hãy liên lạc với Công ty Môi trường Bình Minh để được hỗ trợ.

    Hotline : 0917 34 75 78 – Email : kythuat.bme@gmail.com

    Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Sản Xuất Mía Đường

    Hiện nay, mía đường là một trong những ngành công nghiệp được đầu tư về công nghệ sản xuất, máy móc, thiết bị cũng như nguyên liệu đầu vào. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ đường của người dân, nhiều công ty sản xuất đường được thành lập như: Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, Công Ty TNHH Đường Khánh Hòa,…..Việc sản xuất phát triển kinh tế luôn gắn liền với bảo vệ môi trường. Sản xuất đường là ngành phát sinh nước thải rất nhiều, và nước thải mía đường thường chứa hàm lượng các chất hữu cơ rất cao, ngoài ra, nước thải mía đường còn chứa hàm lượng đường rất lớn và ảnh hưởng tới môi trường xung quanh của một số chất như: H 2S, CH 4,….

    Tổng quan về ngành mía đường Việt Nam

    Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, điều kiện tự nhiên được ưu ái, thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây mía, tiềm năng phát triển ngành mía là rất lớn. Trước đây, công nghệ sản xuất mía chưa được chú trọng nên máy móc, thiết bị còn lạc hậu, mía thành phẩm còn chứa nhiều tạp chất, màu sắc không trắng tinh. Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ đường rất lớn nên nhiều công ty đẩy mạnh đầu tư máy móc, thiết bị, chất lượng sản phẩm được nâng lên.

    Nguồn gốc phát sinh nước thải mía đường

    Nước thải phát sinh tại nhà máy chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước thải trong quá trình sản xuất.

    Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động thường ngày của công nhân viên làm việc tại nhà máy như: tắm giặt, gội đầu, rửa tay chân, vệ sinh cá nhân,….

    Nước thải sản xuất phát sinh từ hoạt động rửa nguyên liệu, rửa lọc, làm mát máy móc, làm sạch thiết bị, rửa sàn nhà xưởng,….

    Ngoài ra, nước thải phát sinh từ nhà máy còn từ khu vực căn tin, nấu ăn cho công nhân viên, rửa chén rĩa, rửa nguyên liệu: thịt, cá, mực, rau củ quả,…..

    Thành phần, tính chất của nước thải mía đường

    Nước thải mía đường có đặc điểm chung là chứa hàm lượng các chất hữu cơ rất cao, trong nước thải có chứa hàm lượng đường lớn. Tùy vào nguồn phát sinh nước thải mà tính chất của nước thải mía đường sẽ khác nhau.

    Nước thải sinh hoạt: thường có chứa hàm lượng BOD, COD, tổng Nitơ, tổng Photpho, TSS,… ở mức trung bình từ 50 – 300mg/l.

    Nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất từ khu vực ép mía: lượng nước thải phát sinh có chứa hàm lượng BOD 5 rất cao, ngoài ra còn có chứa một lượng nhỏ dầu mỡ; do nước thải ở đây được dùng để ngâm ép đường, và làm mát ổ trục.

    Nước thải phát sinh từ quá trình rửa lọc, làm mát máy móc, làm sạch thiết bị và rửa sàn nhà xưởng: hàm lượng các chất hữu cơ cao, chất lơ lửng, nhiệt độ cao ( nhất là BOD 5).

    Nước thải từ khu vực căn tin: có hàm lượng các chất hữu cơ khá cao, ngoài ra, còn có dầu mỡ động thực vật từ quá trình rửa thịt, cá,….

    Nước thải cung cấp cho quá trình vận hành lò hơi: lưu lượng phát sinh ít, hàm lượng BOD 5 thấp, nhưng nước thải mang tính kiềm.

    Thành phần, tính chất của nước thải mía đường được thể hiện ở bảng sau:

    Xử lý nước thải mía đường muốn đem lại hiệu quả xử lý tốt thường sử dụng kết hợp các phương pháp xử lý khác nhau, cụ thể như sau:

    Xử lý nước thải mía đường bằng phương pháp cơ học (hay còn gọi là phương pháp vật lý: sử dụng song chắn rác, lưới lọc rác,….

    Xử lý nước thải mía đường bằng phương pháp hóa lý: là sử dụng quá trình keo tụ tạo bông, trung hòa, quá trình hấp thụ,….

    Xử lý nước thải mía đường bằng phương pháp sinh học: là dựa vào quá trình sinh trưởng của vi sinh để xử lý các chất ô nhiễm có trong nước thải. Thường sử dụng là phương pháp hiếu khí và phương pháp kị khí.

    Công nghệ xử lý nước thải mía đường

    Hiện nay, có rất nhiều công nghệ xử lý nước thải khác nhau, để lựa chọn công nghệ xử lý nước thải mía đường hiệu quả, hiệu suất xử lý cao, chi phí đầu tư hợp lý là yêu cầu của hầu hết các Công Ty, Doanh Nghiệp. Công Ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Việt Envi xin đưa ra công nghệ xử lý nước thải mía đường hiệu quả.

    Nước thải phát sinh từ nhà máy sẽ tự chảy về bể thu gom (B01) của hệ thống xử lý nước thải theo đường mương dẫn nước chính. Nước thải trước khi đi vào bể thu gom đi qua song chắn rác để loại bỏ những loại rác thô để bảo vệ bơm trong hố thu. Tại đây nước thải chảy vào ngăn thứ nhất của bể thu gom và các cặn đi qua được song chắn rác như cát và các cặn nhỏ sẽ được lắng xuống đáy bể, phần nước không có cặn sẽ tràn qua ngăn thứ 2 của bể thu gom và được luân phiên bơm bằng 2 bơm chìm lên bể điều chỉnh pH.

    Trong bể chỉnh pH đặt thiết bị điều chỉnh pH tự động để châm Ca(OH) 2 điều chỉnh pH của nước thải lên khoảng 8.5 – 9.5

    Tại tạo bông + lắng sơ cấp (lắng I) các chất kết tủa lắng xuống đáy bể, dưới đáy bể bùn được tập trung vào tâm đáy bể hình nón và được 2 bơm bùn luân phiên định kì bơm về sân phơi bùn.

    Nước thải sau khi tách bùn đi vào bể điều hòa. Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và hàm lượng nước thải, đồng thời hạn chế vi sinh kị khí phát triển do có gắn các đường ống phối khí đục lỗ. Nước thải từ bể điều hòa được bơm qua bể xử lý sinh học UASB bằng 2 bơm chìm.

    Nước thải từ bể UASB sẽ được bơm qua bể aerotank (hay còn gọi là bể phản ứng sinh học hiếu khí). Tại bể aerotank, các chất hữu cơ có trong nước thải sẽ được vi sinh vật sử dụng làm nguồn thức ăn để sinh trưởng và phát triển, không chỉ vậy, nước thải được đưa vào bể thường xuyên, tạo điều kiện để vi sinh vật hoạt động và tiếp xúc với bề mặt các vật liệu. Vi sinh vật hiếu khí dính bám vào vật liệu tạo thành các mảng sinh khối bên ngoài bề mặt vật liệu, kích thước của màng sinh khối sẽ lớn dần lên, khi quá lớn thì màng sinh khối sẽ bị trôi ra khỏi bề mặt vật liệu, để các vi sinh vật hoạt động hiệu quả, ở bể UASB thường lắp thêm máy thổi khí. Nhờ máy thổi khí hoạt động mà oxi được cung cấp đầy đủ.

    Sau đó nước tự chảy về bể lắng thứ cấp (bể lắng II), bể lắng II có nhiệm vụ giúp cho việc lắng tách bùn hoạt tính và nước thải đã được xử lý, bùn lắng phần lớn được bơm tuần hoàn lại bể Aerotank, lượng bùn dư được bơm vào sân phơi bùn nước sau khi tách bùn tự chảy về hố gom và được bơm về bể điều hòa để tiếp tục xử lý.

    Để đảm bảo nước thải đầu ra đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A, ta tiến hành lọc lại nước thải sau khi lắng. Do đó nước thải sau bể lắng II cho chảy vào bể chứa trung gian. Bể chứa trung gian có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng trước khi bơm lên bể lọc áp lực. Quá trình lọc xảy ra nhờ áp lực nước phía trên lớp vật liệu lọc, giữ lại những cặn lơ lửng và kết tủa chưa lắng ở các công trình trước. Sau một thời gian hoạt động, ta tiến hành rửa ngược bể lọc. Nước sau rửa lọc được đưa về bể điều hòa và thực hiện quá trình xử lý tiếp theo.

    Nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận phải cho qua bể khử trùng (khử trùng bằng NaOCl) nhằm loại bỏ các vi trùng gây bệnh.

    Mục đích của việc xử lý bùn là để ổn định khối lượng bùn thải, khử nước để làm giảm thể tích và trọng lượng của bùn.

    Ưu và nhược điểm công nghệ xử lý nước thải mía đường

    Ưu điểm của công nghệ hệ thống xử lý nước thải mía đường hiện hữu:

    – Xử lý nước thải đạt giới hạn tiếp nhận QCVN 40:2011/BTNMT, cột A

    – Thời gian lưu nước ngắn, thời gian lưu bùn dài.

    -Chi phí đầu tư hợp lý, tuổi thọ của hệ thống dài

    -Chi phí vận hành thấp, ít tốn chi phí nhân công

    -Dễ vận hành

    Nhược điểm của công nghệ xử lý nước thải mía đường hiện hữu:

    -Tốn diện tích

    -Khả năng sử lý SS không cao, khi tải lượng lớn thường không xử lý kịp

    -Chất lượng hệ thống xử lý nước thải mía đường phụ thuộc nhiều vào người vận hành, chất lượng vi sinh vật có trong nước thải và màng lọc (được ví như trái tim của hệ thống)

    Công ty tư vấn môi trường Việt Envi, trao chất lượng trao niềm tin

    Xử Lý Nước Thải Sản Xuất Bún – Công Ty Xử Lý Nước Thải

    Công ty Việt Envi hoạt động trong lĩnh vực xử lý nước thải sản xuất bún. Liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ miễn phí các vấn đề môi trường cho doanh nghiệp. Hotline: 086265 5616

    Ăn uống là nhu cầu thiết yếu của con người. Kinh tế càng phát triển thì nhu cầu ăn uống của con người ngày càng tăng cao.Trong các thực phẩm được sử dụng hằng ngày, bún là một trong những thực phẩm phổ biến nhất. Đi dọc các tuyến đường tại các thành phố lớn, quán bún mọc lên san sát với rất nhiều loại. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các cơ sở sản xuất mọc lên ngày càng nhiều. Tuy nhiên, chỉ một số ít có lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sản xuất bún đạt tiêu chuẩn. Số còn lại lắp đặt chỉ mang tính đối phó, nhiều lúc không vận hành. Vẫn còn nhiều cơ sở chưa lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sản xuất bún.

    Các nguồn phát sinh nước thải sản xuất bún:

    Nước thải sinh hoạt của công nhân viên tại cơ sở, nước thải chế biến thức ăn từ căng – tin,..

    Nước rửa gạo,nước vo gạo có màu trắng đục. Nước thải này chứa nhiều tinh bột, vitamin, khoáng vi lượng, chất rắn lơ lửng…và chiếm 25 – 30% tổng lượng nước thải.

    Nước rửa bún, làm nguội bún sau khi đùn, nước này thường có màu trắng đục, chứa nhiều tinh bột…

    Nước vệ sinh máy xay bột, máy đùn, vải lọc bột, nước thải vệ sinh nền, sàn nhà…nước thải này chứa nhiều cát, tinh bột, chất rắn lơ lửng…

    Thành phần và tính chất nước thải sản xuất bún:

    Bảng trên phân tích nước thải sản xuất bún tại khoa môi trường thuộc trường đại học bách khoa. Kết quả chỉ ra rằng nước thải bị ô nhiễm nặng, chủ yếu là ô nhiễm chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học. Ngoài ra, vi sinh vật gây bệnh có nồng độ rất cao. Kết quả được so sánh với QCVN 40:2011, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

    Tác động môi trường do ảnh hưởng của nước thải sản xuất bún:

    Nước thải sản xuất bún thường có màu trắng đục, chứa nhiều tinh bột và chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Khi thải trực tiếp ra môi trường, nước thải sẽ làm cản trở quá trình lọc tự nhiên. Nước để lâu ngày, sẽ xảy ra quá trình phân hủy sinh học kỵ khí, gây mùi hôi hối. Các vi sinh vật ruồi, muỗi phát sinh ngày càng nhiều, tiềm ẩn  nguy cơ gây bệnh sốt xuất huyết, bệnh đường hô hấp, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe dân cư khu vực xung quanh.

    Phương pháp xử lý nước thải sản xuất bún

    Do thành phần chủ yếu của nước thải sản bún là tinh bột, các chất hữu cơ dễ phân hủy nên Việt Envi xin giới thiệu đến bạn đọc phương pháp xử lý sinh học. Bản chất của phương pháo xử lý sinh học là quá trình phân hủy các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất bún thông qua hoạt động của vi sinh vật . Để quá trình phân hủy đạt hiệu quả cao cần cung cấp dinh dưỡng, môi trường thích hợp cho hoạt động của vi sinh vật.

    Phương pháp xử lý sinh học được dùng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải cũng như một số thành phần ô nhiễm vô cơ khác như Nito, amoni, H2S…Phương pháp dựa trên hoạt động vi sinh vật, vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất làm thức ăn và phát triển.

    Phương pháp xử lý sinh học lại được chia thành 2 phương pháp:

    Xử lý sinh học hiếu khí : Gồm có xử lý theo phương pháp sinh trưởng dính bám và sinh trưởng lơ lửng. Trong các hệ thống xử lý nước thải hiện nay, người ta thường áp dụng quá trình sinh học lơ lửng có sục khí. Công nghệ được ưa chuộng nhất là aerotank. Qúa trình xử lý sinh học hiếu khí trong nước gồm 3 giai đoạn, đó là oxy hóa các chất hữu cơ, tổng hợp tế bào mới và phân hủy nội bào. Các quá trình xử lý sinh học hiếu khí có thể xảy ra ở điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo.

    Xử lý sinh học kỵ khí: Vi sinh học kị khí hoạt động trong điều kiện không có oxy thành khí Metan – CH4. Có nhiều nhóm vi khuẩn tham gia vào quá trình xử lý nước thải sản xuất bún bằng phương pháp sinh học kỵ kí tương ứng với các giai đoạn phân hủy như vi khuẩn thủy phân, vi khuẩn lên men acid, vi khuẩn axetic và cuối cùng là vi khuẩn metan. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kỵ khí bao gồm pH và nhiệt độ của nước thải, ảnh hưởng mạnh đến quá trình biến đổi sinh học của vi sinh vật và đặc tính nhiệt động học các phản ứng xảy ra trong môi trường kỵ khí. Ngoài ra, chất dinh dưỡng, độc tính của H2S, NH3…các kim loại nặng gây ức chế hoạt động của vi sinh vật kỵ khí

    Một số ưu điểm của xử lý sinh học kị khí:

    Quá trình kỵ khí tạo ra ít bùn hơn quá trình hiếu khí 3 – 20 lần, dễ loại bỏ, chi phí xử lý bùn ít tốn kém

    Quá trình kỵ khí tạo ra một lượng lớn khí Metan, làm nhiên liệu đốt, có giá trị về kinh tế.

    Có thể xử lý được nồng độ chất ô nhiễm hữu cơ cao (BOD/COD<0,5), hoạt động dưới tải trọng cao..

    vốn đầu tư không cao, diện tích đất sử dụng nhỏ hơn so với các công trình hiếu khí

    Yêu cầu dinh dưỡng N, P thấp…

    Công nghệ xử lý nước thải sản xuất bún.

    Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất bún:

    Nước thải sản xuất bún được thu gom về hầm biogas để xử lý đầu tiên.

    Hầm ủ biogas xử lý các hợp chất hữu cơ nồng độ cao, giảm bớt áp lực cho công trình xử lý phía sau, thu hồi khí Biogas làm nhiên liệu đốt. Nước thải sau đó được đưa về bể điều hòa để điều hòa nồng độ và lưu lượng nước thải. Tại bể điều hòa có hệ thống sục khí,nhằm xáo trộn đều nước thải cũng như tránh tình trạng phân hủy kỵ khí diễn ra trong bể điều hòa. Nước thải sinh hoạt sau hầm tụ hoại cũng được dẫn về bể điều hòa trộn chung cùng với nước thải sản xuất bún để xử lý.

    Nước sau bể điều hòa được dẫn vào bể sinh học thiếu khí để loại bỏ Nito nhờ quá trình khử Nitrate, bể thiếu khí hay còn gọi là anoxic còn có chức năng loại bỏ một phần COD và BOD. Tại bể anoxic có trang bị hệ thống khuấy trộn với tốc độ nhè, đảm bảo điều kiện tối ưu cho vi sinh vật tùy nghi phát triển. Nước thải sản xuất bún tiếp tục được cho qua bể sinh học hiếu khí aerotank.

    Aerotank là công nghệ được dùng phổ biến trong xử lý hầu hết các loại nước thải. Được gọi là công nghệ truyền thống, nhưng tính đến nay công nghệ này vẫn được các kỹ sư lựa chọn và tin dùng nhất.

    Trong bể bùn hoạt tính hiếu khí, vi sinh tồn tại tại và sinh trưởng ở trạng thái lơ lửng. Qúa trình phân hủy xảy ra khi nước thải tiếp xúc với bùn vi sinh trong trạng thái được sục khí liên tục. Mục đích của việc sục khí là nhằm đảm bảo cung cấp oxy liên tục cho vi sinh vật hoạt động và đảm bảo bùn hoạt tính luôn ở trạng thái lơ lửng. Tuy nhiên, để tránh tính trạng sục khí quá mạnh làm vỡ các bông bùn, cần tính toán chính xác cường độ và lượng khí cấp vào hệ thống.

    Sau đó, nước thải được đưa qua bể lắng sinh học. Qúa trình lắng xảy ra dưới tác dụng của trọng lực và chênh lệch tỷ trọng giữa bùn và nước thải. Phần bùn sinh học sẽ lắng xuống dưới đáy theo ống trung tâm. Phần nước sạch theo máng thu cho qua bể khử trùng.

    Nếu nguồn tiếp nhận nước thải sản xuất bún là nguồn tự nhiên (sông, suối, ao, hồ…) thì yêu cầu chất lượng nước đầu ra đạt cột A. Khi đó, ta có thể xây dựng thêm bồn lọc áp lực để loại bỏ các chất lơ lửng, vi sinh vật kích thước nhỏ còn lại trong nước thải. Bể lọc áp lực có thể đặt sau công trình khử trùng nhằm tiết kiệm chi phí xây dựng cũng như diện tích, do không cần thêm bể trung gian.

    Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải sản xuất bún bằng phương pháp sinh học

    Xử lý hiệu quả các chất hữu cơ với nồng độ cao trong nước thải

    Sự kết hợp giữa bể anoxic và aerotank giúp xử lý hiệu quả chỉ tiêu BOD, COD, Nito trong nước thải.

    Tiết kiệm diện tích và chi phí xây dựng

    vận hành đơn giản, ổn định

    Không tốn chi phí hóa chất..

    Chúng tôi chuyên xử lý nước thải ngành thực phẩm, nước thải xi mạ, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp….Quý khách hàng quan tâm và cần được tư vấn chi tiết hơn về xử lý nước thải sản xuất bún liên hệ Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Việt Envi theo thông tin sau:

    CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT ENVI

    Văn Phòng: 402 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Phú Nhuận, TP.HCM

    Điện thoại: 0919 952 786 Mr Trọng – 0917932785 Ms Hương

    Web:  chúng tôi

    Facebook: www.facebook.com/Công-ty-TNHH-Công-Nghệ-Môi-Trường-Việt-Envi

    Email: moitruongviet.envi@gmail.com

    Việt Envi trao niềm tin – trao chất lượng!

    Bạn đang xem bài viết Giải Pháp Công Nghệ Trong Quá Trình Xử Lý Nước Thải Sản Xuất Sơn trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!