Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Pháp Xử Lý Nước Thải Tinh Bột Hiệu Quả mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Với đặc trưng nồng độ COD cao, khó phân hủy bởi vi sinh và có độ nhớt cao, nước thải tinh bột là một trong những loại nước thải khó xử lý hiệu quả. Sau một thời gian dài nghiên cứu và phát triển, NGO đã ứng dụng thành công giải pháp xử lý nước thải tinh bột tại một số cửa hàng sản xuất và chế biến bánh, giúp xử lý hiệu quả các thành phần ô nhiễm.
Tinh bột có nhiều loại như tinh bột mỳ, bột sắn, bột khoai lang, bột khoai tây, đây là nguyên liệu phổ biến và quan trọng cho rất nhiều ngành sản xuất, chế biến khác nhau, bao gồm sản xuất thực phẩm, gia vị hoặc các cửa hàng làm bánh. Một số tinh bột có khả năng biến tính được dùng cho 1 số ngành công nghiệp như sản xuất giấy, bao bì.
Nước thải có chứa tinh bột từ các hoạt động sản xuất nêu trên thường khó xử lý vì các lý do:
Tinh bột rất khó phân hủy bởi vi sinh, vì vậy đòi hỏi các bể xử lý thường rất to và tốn diện tích. Nếu thể tích các bể xử lý không đủ, chất lượng nước thải sau xử lý thường không đạt được các tiêu chuẩn theo quy định của BTNMT.
Tinh bột lưu lâu trong bể xử lý (ví dụ tại các bể điều hòa, bể lắng, bể lọc) thường sẽ thay đổi PH và ảnh hưởng đến PH của toàn bộ nước thải.
Tinh bột sẽ tạo ra độ nhớt cao trong nước thải, khiến việc xử lý bằng vi sinh và lọc ở các giai đoạn sau gặp nhiều khó khăn, vận hành trở nên phức tạp hơn, đặc biệt khi nhiệt độ thay đổi.
Tinh bột rất khó keo tụ, lắng. Các hệ xử lý hiện nay có thể sử dụng PAC, Polymer để keo tụ và lắng tinh bột, qua đó giảm nồng độ COD trong nước thải để dễ xử lý bằng vi sinh hơn trong giai đoạt sau. Nhưng sau keo tụ và lắng, độ nhớt cũng như tính chất phức tạp, khó bẻ gãy của COD của nước thải hầu như không được cải thiện.
Để xử lý nước thải tinh bột hiệu quả và tiết kiệm chi phí cũng như không gian xây hệ xử lý, việc thu hồi hiệu quả tinh bột có trong nước thải ngay từ giai đoạn đầu xử lý là yếu tố quan trọng hàng đầu.
NGO đã thực hiện hàng loạt thí nghiệm trong nhiều tháng với các phản ứng khác nhau và đã tìm ra giải pháp cũng như ứng dụng thành công giải pháp thu hồi tinh bột trong thời gian ngắn từ 7-45 phút, tùy từng quy trình áp dụng cụ thể, đồng thời giảm tối đa độ nhớt của nước thải. Nước thải tinh bột sau bước thu hồi này có nồng độ COD chỉ tương đương với nước thải sinh hoạt thông thường, thậm chí là thấp hơn rất nhiều, do đó hệ xử lý trở nên vô cùng đơn giản, tiết kiệm diện tích, giảm thiểu bùn dư sinh ra trong quá trình phản ứng vi sinh, qua đó giảm chi phí vận hành. Tinh bột thu hồi được cũng có thể tái sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau hoặc loại bỏ cùng với bùn dư.
Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải tinh bột
Nước thải tinh bột được thu tập trung về hố thu gom. Tại vị trí thu gom này sẽ đặt song chắn rác để tách rác thô, nước rất dễ bị tắc do sự đọng lại của tinh bột, vì vậy cần lưu ý vệ sinh chống tắc định kỳ. Tại bể điều hòa, Nước thải từ hố gom sẽ được bơm vào bể điều hòa để điều hòa nồng độ ô nhiễm, sau đó tiếp tục được bơm sang hệ thu hồi tinh bột để loại bỏ tinh bột và xử lý độ nhớt trong nước thải. Tinh bột được thu gom tại ngăn lắng ở bước cuối cùng trong hệ thu hồi. Nước thải sau hệ thu hồi tinh bột có nồng độ COD ~ 400-600 mg/l, tương ứng với mức loại bỏ 86%-90% COD nước thải đầu vào. Tại bể hiếu khí, mật độ vi sinh được duy trì mở mức 5000-8000 mg/l với thiết bị MBR, tiếp tục xử lý BOD và TSS. Nước thải sau bể hiếu khí có thể đạt chuẩn A và xả ra môi trường. Tổng thời gian lưu của toàn hệ thống: ~ 42 giờ.
Quy trình xử lý nước thải tinh bột
Nước thải tinh bột sau hệ xử lý đạt chuẩn A hoặc chuẩn B – QCVN 40:2011/BTNMT dành cho nước thải công nghiệp.
Kết quả xử lý tại dự án thí điểm:
Thông số
Đơn vị tính
Nước thải đầu vào
Nước sau xử lý
COD
Mg/l
4480
36
BOD5
Mg/l
2540
15
TSS
Mg/l
155.4
8.8
***Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Điều khoản sử dụng – Bản quyền trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của website.
Trang web này thuộc bản quyền của Công ty TNHH Quốc tế NGO (NGO International). Bất kỳ hình thức sử dụng hoặc sao chép một phần hoặc toàn bộ nội dung dưới mọi hình thức đều bị nghiêm cấm, trừ trường hợp được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản từ Chúng tôi.
Xử Lý Nước Thải Tinh Bột Mì
Công ty môi trường Bình Minh chuyên thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải tinh bột mì. Bạn đang có nhu cầu thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý nước thải, hay hệ thống bạn đang gặp sự cố,.. hãy liên hệ ngay đến công ty chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí. Chúng tôi đảm bảo sẽ đưa ra phương án xử lý tốt nhất với chi phí thấp nhất.
Nước thải từ xưởng sản xuất tinh bột mì thường được dẫn theo mương đến bể lắng sơ bộ nhằm mục đích thu hồi lại lượng tinh bột bị thất thoát sau sản xuất để làm thức ăn cho gia súc, tuy nhiên khả năng lắng tương đối kém của tinh bột nên sau khi lắng hàm lượng ô nhiễm vẫn rất cao, riêng nước từ nhà ăn và hầm tự hoại được thải trực tiếp ra ao hồ cùng với lượng nước thải sản xuất. Nước thải với lưu lượng lớn và nồng độ ô nhiễm cao, tập trung lắng đọng trong ao hồ, là nơi phát sinh của nhiều côn trùng gây bệnh nguy hiểm, mất nơi cư ngụ của các loài thủy sinh vật có lợi, các loài cá không thể sinh sống. Nguy hiểm hơn là nước thải thấm vào đất làm ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm.
Hơn nữa việc xả trực tiếp nước thải ra ao hồ không qua xử lý gây mất vẻ mỹ quan, gây ra mùi hôi thối cho khu vực xung quanh, tiềm ẩn nhiều nguyên nhân gây bệnh về hô hấp. Vì thế cần có phương pháp xử lý nước thải tinh bột mì hợp lý nhất.
Các nguồn phát sinh nước thải
Nước thải của nhà máy chủ yếu phát sinh trong khâu bóc vỏ, tửa, tách dịch bào và nước thải sinh hoạt của công nhân. Nước thải từ quá trình chế biến tinh bột mì phát sinh từ 2 quá trình sau:
Nước rửa: phát sinh từ công đoạn rửa: nước thải chủ yếu là đất cát, chứa ít thành phần hữu cơ.
Nước thải sản xuất: chứa nhiều chất hữu cơ, cặn lơ lửng phát sinh từ công đoạn băm, mài, tách dịch, tách xác và ly tâm, lọc tinh,…
Thành phần, Tính chất của nước thải tinh bột mì
Nguồn: giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp bằng phương pháp sinh học- chúng tôi Nguyễn Văn Phước, 2010
Qua bảng tình chất trên, ta thấy nước thải tinh bột mì chứa thành phần các hữu cơ, các chỉ tiêu BOD, N, P, SS vượt tiêu chuẩn rất nhiều lần.
Đặc biệt trong nước thải tinh bột mì có chứa thành phần Cyanua- là chất độc bất lợi trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. vì thế cần phải loại bỏ CN – trước khi đi vào xử lý sinh học.
Quy trình xử lý nước thải tinh bột mì hiệu quả nhất Chức năng của các hạng mục:
– Hầm ủ Biogas: xử lý các hợp chất hữu cơ với nồng độ ô nhiễm cao giảm bớt áp lực cho các công trình phía sau, thu hồi khí Biogas làm nhiên liệu đốt khuôn, chạy lò hơi, đun nấu, phát điện.
– Bể điều hòa: hòa trộn các loại nước thải, điều hòa nồng độ ô nhiễm, ổn định lưu lượng cho công trình xử lý sinh học.
– Bể sinh học thiếu khí: vi sinh vật thiếu khí loại bỏ khử triệt để Nitrat (quá trình khử nitrat : NO 3– ®N 2 ) và khử một phần COD, BOD.
– Bể sinh học hiếu khí: vi sinh vật hiếu khí khử toàn bộ lượng COD, BOD còn lại và chuyển hóa toàn bộ amoni thành Nitrat (sẽ được khử tại bể sinh học thiếu khí).
– Bể lắng sinh học: Toàn bộ lượng cặn lơ lửng sẽ được loại bỏ bằng quá trình lắng trọng lực.
– Bể khử trùng: Nước thải sau xử lý được thu tại máng răng cưa về bể khử trùng để xử lý toàn bộ các vi sinh bệnh gây bệnh trong dòng thải.
Khi cần Xử lý nước thải tinh bột mì – Công ty môi trường Bình Minh , xin hãy liên hệ đến công ty Môi Trường Bình Minh để được tư vấn chu đáo, thiết kế, xây dựng nhanh chóng, chuyên nghiệp, với giá cả hợp lý nhất.
Xử Lý Nước Thải Sản Xuất Tinh Bột Mì
Ngành công nghiệp lương thực thực phẩm đang ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Khoai mì cũng là một nguồn lương thực quen thuộc với người dân Việt Nam. Ngành sản xuất khoai mì đem lại những lợi ích kinh tế xã hội nhưng bên cạnh đó cũng gây ra vấn nạn ô nhiễm môi trường cần phải quan tâm. Nguyên nhân là do các nhà máy, cơ sở chế biến bột mì đã xả ra môi trường lượng nước thải chưa qua xử lý hay xử lý nước thải chưa triệt để, gây ảnh hưởng đến môi trường sống của con người và sinh vật sống xung quanh.
Phương pháp xử lý:
Nước thải sẽ chảy qua song chắn rác để loại bỏ rác thải có kích thước lớn từ quy trình sản xuất như: cỏ, rác, vỏ mì,… Sau khi qua song chắn rác nước thải sẽ được tập trung tại bể tiếp nhận rồi sẽ được bơm lên bể điều hòa, ở giai đoạn này sẽ được sục khí để ngăn quá trình lắng cũng như ngăn cản sự sốc tải lưu lượng hữu cơ trong nước để nâng cao hiệu quả cho các quá trình xử lý tiếp theo.
Nước thải sẽ tiếp tục chảy qua bể lắng để loại bỏ các cặn có kích thước nhỏ dựa trên nguyên tắc lắng trọng lực, lắng các bông cặn cũng như SS bằng quá trình keo tụ – tạo bông, tuyển nổi… Sau đó nước thải sẽ được bơm sang bể acid để acid hóa các hợp chất hữu cơ hòa tan và hợp chất cyanua có trong nước thải thành các acid hữu cơ (đây là nguyên nhân cản trở hoạt động của các vi sinh trong quá trình xử lý sinh học).
Tiếp theo nước thải sẽ được xử lý sinh học tại các bể UASB, bể bùn hoạt tính. Ở giai đoạn này nước thải sẽ được loại bỏ một hàm lượng lớn BOD và COD, tuy nhiên ở giai đoạn này có sinh ra khi đáp ứng cho nhu cầu năng lượng và phân hủy các acid hữu cơ thành CO2, H2S.. Sau đó sẽ qua bể lắng 2 để loại bỏ lượng bùn hoạt tính, bùn dư sẽ qua bể chứa bùn và được xử lý.
Cuối cùng nước thải sẽ được xử lý bằng phương pháp tự nhiên, nước thải sẽ đi qua mô hình đất ngập nước sử dụng cỏ vetiver để xử lý với thời gian lưu nhất định. Sau khi nước thải ra khỏi mô hình sẽ đạt tiêu chuẩn loại A theo quy chuẩn QCVN 40-2011.
Nếu bạn có nhu cầu xử lý nước thải tinh bột mì hãy liên hệ với công ty môi trường Ngọc Lân. Công ty chúng tôi đã xử lý nước thải thành công nhiều công trình trên toàn quốc.
Giải Pháp Xử Lý Nước Thải Lò Mổ
Đơn giản hóa quy trình xử lý nước thải từ hoạt động giết mổ gia súc, động vật bằng công nghệ oxy hóa điện phân và phản ứng oxy hóa bậc cao cho phép loại bỏ COD, BOD, TSS, dầu mỡ và trên 95% độ màu trong nước thải.
1. Thành phần và tính chất của nước thải lò mổ:
Các công đoạn trong quy trình giết mổ gia súc gia cầm đều có sử dụng nước với định mức sử dụng khoảng 5 – 15 m3/tấn gia súc và lượng nước này gần như toàn bộ chuyển thành nước thải. Các nguồn xả thải chính gồm:
Nước thải quá trình giết mổ
Nước thải từ vệ sinh thiết bị trong cơ sở và từ chuồng trại
Nước thải sinh hoạt cho công nhân của cơ sở
Nước thải lò mổ có các đặc trưng nổi bật sau:
Lượng nước thải lớn,
Nồng độ chất rắn (TSS), BOD, COD rất cao và
Luôn luôn chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng bao gồm các hợp chất cacbon, nitơ, photpho…
Nhiều dầu mỡ
Mùi hôi thối
Chứa rất nhiều vi khuẩn, trong đó chủ yếu là: Vi khuẩn gây, các vi khuẩn thuộc nhóm Coliform, vi sinh vật chỉ thị cho mức độ ô nhiễm phân trong nước, nấm nước thải.
2. Quy trình xử lý nước thải lò mổ phổ biến hiện nay:
3. Giải pháp xử lý của NGO có tốt hơn?
Chất lượng nước đạt được:
Nước thải trước xử lý
Chất lượng nước sau xử lý
COD ~ 40,000 – 50,000 ppm
COD <300 ppm
BOD ~ 20,000 ppm
BOD < 900 ppm
TSS ~ 2000- 3000 ppm
TSS < 500 ppm
Dầu mỡ ~ 8000
Dầu mỡ < 100 ppm
Các đơn vị quan tâm đến giải pháp xử lý nước thải lò mổ vui lòng liên hệ với NGO qua SĐT (024) 3566 8225 hoặc email office@8ngo.com để được tư vấn trực tiếp.
***Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Điều khoản sử dụng – Bản quyền trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của website.
Trang web này thuộc bản quyền của Công ty TNHH Quốc tế NGO (NGO International). Bất kỳ hình thức sử dụng hoặc sao chép một phần hoặc toàn bộ nội dung dưới mọi hình thức đều bị nghiêm cấm, trừ trường hợp được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản từ Chúng tôi.
Bạn đang xem bài viết Giải Pháp Xử Lý Nước Thải Tinh Bột Hiệu Quả trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!