Xem Nhiều 3/2023 #️ Giảng Dạy Trực Tuyến Hấp Dẫn Hơn Với 5 Kỹ Thuật # Top 10 Trend | Sansangdethanhcong.com

Xem Nhiều 3/2023 # Giảng Dạy Trực Tuyến Hấp Dẫn Hơn Với 5 Kỹ Thuật # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giảng Dạy Trực Tuyến Hấp Dẫn Hơn Với 5 Kỹ Thuật mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

AI LẠI KHÔNG YÊU THÍCH CÔNG NGHỆ?

1. ĐỂ HỌC SINH THẤY

Trong những lớp học tiếp xúc trực tiếp, học sinh có nhiều dụng cụ học tập, nhiều thứ để xem và tiếp xúc hơn. Có sách, bảng trắng, thẻ, TV và hơn thế nữa. Việc sử dụng vật liệu hữu hình trong lớp học giúp học sinh tập trung hơn. Nhiều giáo viên tin rằng trong các bài học trực tuyến, việc sử dụng một quyển sách là đủ để giải quyết vấn đề này, nhưng chỉ với một quyển sách thì sẽ không cung cấp được nhiều tài liệu hình ảnh để truyền cảm hứng học tập. Có nhiều cách khác, ví dụ như giới thiệu tài liệu kỹ thuật số. Chia sẻ các bảng câu hỏi, hình ảnh, minh họa, video và âm thanh, xen kẽ nhiều thứ khác sẽ làm học sinh bận rộn và khơi dậy động lực học tập. Cũng nên nhớ là cần viết ra và chia sẻ tất cả những chỉnh sửa bạn thực hiện, bằng cách đó học viên có thể có trực quan về những gì cần phải được cải thiện.

Một thách thức khác trong học trực tuyến là ngay cả khi sử dụng camera, học sinh cũng khó mà nhìn thấy giáo viên một cách rõ ràng. Vấn đề ở đây là các giáo viên tiếng Anh thường dựa vào ngôn ngữ cơ thể khi giảng dạy. Ngôn ngữ hình thể là một trong những tài sản lớn nhất của giáo viên dạy tiếng Anh. Mặc dù video trực tiếp luôn là một lựa chọn tốt, nhưng âm thanh và hình ảnh thường không khớp, gây khó khăn trong tiếp thu bài học. Học sinh có thể bị phân tâm và có thể ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình học tập. Vậy chúng ta có thể làm gì? Câu trả lời hay nhất là camera hoặc không camera, lấy giọng nói làm công cụ chính. Rốt cuộc, ngôn ngữ cơ thể không phải là một lựa chọn tối ưu. Thay đổi giọng điệu của bạn trong suốt bài học, nói nhanh sau đó chậm hơn và nói một cách sôi nổi.

Như nhiều bạn đã biết, mọi người thường tiếp thu qua thực hành. Bài tập và hoạt động trong quá trình học tập càng nhiều càng giúp người học nhớ được nội dung. Vì lý do này, tôi khuyên bạn nên sử dụng nhiều bài tập trong mỗi bài học. Đặt câu hỏi cũng là cách giữ không khí sôi nổi trong lớp học và khuyến khích kỹ năng tư duy phản biện của học sinh. Cách này không chỉ áp dụng cho các bài học trực tuyến mà cả những bài học nói chung. Điểm cộng của các bài học trực tuyến là giữ học sinh bận rộn, họ sẽ không có thời gian để phân tâm.

4. CHO HỌC SINH BIẾT NÊN TRÔNG ĐỢI ĐIỀU GÌ

Tôi chắc rằng tất cả các bạn đều đồng ý rằng trong giảng dạy, lập kế hoạch là điều quan trọng. Giáo viên phải biết trước những gì họ sẽ bao gồm trong mỗi bài học để chuẩn bị. Vâng, hãy để tôi nói với bạn, đối với học viên, cũng không có gì khác. Họ cũng nên biết những gì sẽ được trình bày ở đầu mỗi bài học. Nếu không, vì học trò không thể nhìn thấy tất cả tài liệu mà bạn sẽ sử dụng bên ngoài sách hoặc chương trình mà bạn đã chọn, họ có thể cảm thấy rằng mọi thứ đang ‘ở trên mây’. Bằng cách đặt mục tiêu rõ ràng, họ sẽ hiểu mục đích của bài học đó là gì.

Vậy, hãy lập một danh sách: cho học viên biết họ sẽ “làm được” điều gì vào cuối khóa học. Việc này giúp học viên nhận ra thành tựu sẽ đạt được và thành tựu đó sẽ giúp ích ra sao trong cuộc sống. Nhớ rằng, mục tiêu ngôn ngữ luôn gắn liền với những nhu cầu thực tế của cuộc sống.

5. KHIẾN HỌC VIÊN THOẢI MÁI

Tại sao học viên chọn học trực tuyến nhiều hơn lớp học truyền thống? Có thể họ có ít thời gian để đi đến chỗ học hoặc có thể họ sống và/hoặc làm việc ở nơi xa xôi, do đó không còn cách nào khác. Điều đáng nói ở đây là, chẳng ai muốn nhưng buộc phải làm vậy. Không phải ai cũng thoải mái học với công nghệ – không trực tiếp thấy giáo viên có thể khiến nhiều người không yên tâm. Hãy nhớ rằng giáo viên có vai trò xã hội trong quá trình dạy/học. Giáo viên cần tạo môi trường quan tâm và thân thiện để tiện giao tiếp và góp ý cho học sinh. Hỏi cảm giác của học sinh và kiểm tra tiến độ bằng cách giao bài tập.

HORIZON TESOL lược dịch

Nguồn: You the super teacher.

Phương Pháp Giảng Dạy Trực Tuyến

Bước vào giai đoạn kinh tế tri thức, mô hình giảng dạy trực tuyến xuất hiện và trở thành một xu thế phát triển tất yếu của các nước trên thế giới. Mặc dù là quốc gia đang phát triển song Việt Nam đã nhanh chóng bắt nhịp xu hướng này và là thị trường tiềm năng của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

E-Learning – phương pháp giảng dạy trực tuyến sôi động của thế giới

Mô hình giảng dạy trực tuyến (Online learning hay E-Learning) xuất hiện đầu tiên trên thế giới tại Mỹ vào năm 1999, mở ra một môi trường học tập mới giúp người học có thể tương tác thông qua Internet trên các phương tiện truyền thông điện tử. Tuy nhiên, phải đến năm 2010, khi các ứng dụng trên nền tảng di động và mạng xã hội (Facebook, Google Plus, Instagram…) phát triển, mang lại khả năng tương tác mọi lúc, mọi nơi cho người dùng thì xu thế giảng dạy trực tuyến E-Learning mới thực sự lan tỏa trên toàn cầu. Đến nay, phương pháp E-Learning đã ghi tên mình vào bản đồ các ngành công nghiệp sôi động nhất thế giới.

Theo The Economist, số người tham gia học phương pháp giảng dạy trực tuyến E-Learning trên thế giới đã tăng lên nhanh chóng từ khoảng 36 triệu người năm 2015 lên 60 triệu người năm 2016 và đạt gần 70 triệu người vào năm 2017. Số lượng người dùng không ngừng tăng lên đã kéo theo sự gia tăng về doanh thu của ngành công nghiệp này. Số liệu tại hội thảo quốc tế lần thứ 19 về “Ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý – ITAM” tổ chức vào năm 2018 ở Việt Nam cho biết: Năm 2016, doanh thu lĩnh vực E-Learning trên toàn thế giới đạt con số khá ấn tượng là 51,5 tỷ USD. Sang năm 2017, thị trường giáo dục trực tuyến toàn cầu có bước phát triển nhảy vọt, đạt hơn 100 tỉ USD (kết quả nghiên cứu của Công ty khảo sát thị trường Global Industry Analysts).

E-Learning hoạt động sôi động nhất tại Mỹ, quốc gia có nền giáo dục hàng đầu thế giới. Theo thống kê của Cyber Universities năm 2018, có hơn 80% trường đại học nước này sử dụng phương thức đào tạo E-Learning. Tham gia thị trường giáo dục trực tuyến của Mỹ còn có nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ MOOC (Massive Online Open Coures – các khóa học trực tuyến quy mô lớn) nổi tiếng nhất, có thể được kể tên như Coursera, edX và Udacity… E-Learning còn được coi như là một kênh đào tạo nhân viên hiệu quả khi có tới 77% công ty ở Mỹ đưa các khóa học E-Learning vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhân viên của mình.

Bên cạnh Mỹ, Châu Á cũng là một thị trường cung cấp dịch vụ E-Learning khá “nhộn nhịp”. Theo tờ University World News, tổng doanh thu đạt được trong lĩnh vực E-Learning năm 2018 của khu vực này là khoảng 12,1 tỷ USD, trong đó Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia dẫn đầu, chiếm tới 70% vốn đầu tư mạo hiểm và 30% tổng số người dùng giáo dục trực tuyến toàn thế giới.

Tại thị trường Trung Quốc, năm 2018, doanh thu của lĩnh vực E-Learning lên tới 5,2 tỷ USD. Mặc dù nền kinh tế nước bạn láng giềng có dấu hiệu suy giảm từ cuối năm 2018 đến nay do chịu ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, song giới kinh tế nhận định E-Learning vẫn rất phát triển, dường như để bù đắp cho sự thu hẹp của một số ngành sản xuất trong nước.

Tuy không đạt được doanh thu lớn như Trung Quốc song Ấn Độ cũng là quốc gia có E-Learning phát triển với doanh thu 0,7 tỷ USD trong năm 2018. Nổi bật trên thị trường E-Learning Ấn Độ là BYJU (một đơn vị khởi nghiệp cung cấp ứng dụng học trực tuyến cho đối tượng học sinh K-12) nhờ những ứng dụng học trực tuyến hấp dẫn đối với người dân nước này và nhiều quốc gia khác. Theo báo cáo của Tổ chức tài chính thế giới (IFC) năm 2018, tính từ thời điểm ra mắt tháng 10/2015 đến năm 2018, ứng dụng học trực tuyến của BYJU đã phủ đến hơn 1.700 thành phố tại Ấn Độ và các quốc gia tại Trung Đông với hơn 15 triệu lượt tải ứng dụng và gần 1 triệu người dùng trả phí hàng năm. Tính đến 3/2018, doanh thu của BYJU đã chạm mốc 85 triệu USD và thu hút hơn 245 triệu USD đầu tư kể từ năm 2016.

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phương pháp giảng dạy trực tuyến E-Learning là nhờ những ưu điểm mà ngành công nghiệp mới này mang lại. Đó là: Tính tương tác cao dựa trên đa phương tiện trong môi trường mạng, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin một cách dễ dàng hơn dù ở bất kỳ vị trí nào; Nội dung và thời gian học tập đa dạng và phong phú, phù hợp với khả năng, sở thích, nhu cầu của từng người.

Sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay đang là lực đẩy để E-Learning tiếp tục tiến xa hơn trong tương lai và ước tính sẽ đạt 325 tỷ đô la trên toàn cầu vào năm 2025, bởi nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước có sức ép lớn về dân số, kinh tế như Ấn Độ, Philippines, Mexico… coi E-learning như cơ hội để đuổi kịp và san bằng khoảng cách với các nước phát triển.

Một kênh học trực tuyến tên khá quen thuộc đối với người dùng Việt Nam có thể nói đến là chúng tôi của Hệ thống Giáo dục chúng tôi Sau hơn 10 hoạt động, trang website chúng tôi đã thu hút tới 3,5 triệu thành viên tham gia với trên 10.000 lượt truy cập và học tập đồng thời; cung cấp hơn 1.000 khóa học, 30.000 bài giảng mỗi năm của hơn 200 giáo viên trên các thiết bị máy tính, laptop, điện thoại… Theo số liệu 3 năm gần nhất của Hệ thống này, tỷ lệ người dùng đăng ký mới trên hệ thống học trực tuyến của đơn vị tăng gần 20% mỗi năm, trong đó, tỷ lệ người học trả phí tăng hơn 30%/năm. Điều này cho thấy xu hướng người dùng sử dụng E-Learning tại chúng tôi vẫn đang ngày một nhiều hơn.

Cùng với chúng tôi thì Tổ hợp Công nghệ giáo dục Topica cũng là một địa chỉ được hàng nghìn người dùng lựa chọn để học tập với các giải pháp giáo dục trực tuyến đa dạng như: Chương trình cử nhân trực tuyến (Topica Uni); Học tiếng Anh trực tuyến (Topica Native); Nền tảng công nghệ cho khóa học trực tuyến mở trên nhiều lĩnh vực (Edumall).

Đáng chú ý là E-Learning không chỉ thu hút sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp mà còn là một xu hướng được ngành giáo dục Việt Nam lựa chọn. Cụ thể là Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các doanh nghiệp triển khai E-Learning và thi trực tuyến trong nước như cuộc thi “Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử E-Learning” năm học 2009-2010 hay cuộc thi giải toán qua mạng tại website chúng tôi cuộc thi Olympic tiếng Anh trên mạng xã hội Go – ioe.go.vn… Nhiều trường đại học trong nước cũng từng bước áp dụng mô hình E-Learning bên cạnh phương pháp giáo dục truyền thống trong chương trình giáo dục. Ví dụ như Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Bách Khoa (thuộc Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh), Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh… Ngoài ra, tại Việt Nam còn có sự xuất hiện của trường đại học chuyên đào tạo trực tuyến là FUNiX, một thành viên của hệ thống FPT Education.

E- Learning miếng bánh hấp dẫn của các nhà đầu tư

Việt Nam được đánh giá là một thị trường tiềm năng để phát triển E-Learning bởi có hơn 60% dân số sử dụng Internet, người dùng chủ yếu là giới trẻ với nhu cầu học tập cao, chi tiêu cho giáo dục chiếm 5,8% GDP và 20% tổng chi ngân sách (số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Do đó, E-Learning không còn là sân chơi dành riêng cho những tên tuổi quen thuộc xuất hiện từ những ngày đầu phát triển mà còn thu hút sự tham gia của rất nhiều start-up Việt và các nguồn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp đến từ Singapore. Thống kê đến hết năm 2016, Việt Nam đã có 309 dự án đầu tư vào E-Learning với tổng số vốn đăng ký hơn 767 triệu USD. Dòng vốn đầu tư vào thị trường được đánh giá là vẫn tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.

Năm 2018 là năm đánh dấu nhiều thương vụ gọi vốn “khủng” trong lĩnh vực E-learning tại Việt Nam, trong đó phải kể tới thương vụ rót vốn của Tập đoàn Northstar Singapore vào Topica Edtech Group với khoản đầu tư lên tới 50 triệu USD vào cuối tháng 11/2018. Đây là khoản rót vốn lớn nhất cho một công ty giáo dục trực tuyến tại khu vực Đông Nam Á. Ngoài thương vụ đình đám trên, vào tháng 4/2018, nền tảng đánh giá giáo dục và đặt chỗ khoá học trực tuyến Edu2Review cũng nhận được khoản rót vốn từ Quỹ Nest Tech của Singapore, đã giúp Edu2Review được nâng định giá lên con số vài triệu USD, tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2017.

Bước sang năm 2019, E-Learning vẫn chứng minh là thị trường hấp dẫn khi tiếp tục đón nhận dòng vốn đầu tư từ Ấn Độ và Trung Quốc. Cụ thể là vào đầu tháng 8/2019, quỹ đầu tư chuyên về mảng giáo dục có trụ sở tại Singapore và Ấn Độ – Kaizen Private Equity công bố rót 10 triệu USD vào Yola, một start-up cung cấp dịch vụ giảng dạy tiếng Anh trực tuyến tại Việt Nam. Ngay sau đó, cuối tháng 8/2019, Everest Education, một công ty khởi nghiệp của Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục gọi vốn thành công 4 triệu USD (Series B) từ Quỹ đầu tư tư nhân Hendale Capital có trụ sở tại Hồng Kông (Trung Quốc). Nguồn vốn này được dùng để hỗ trợ tài chính cho sự phát triển của các trung tâm đào tạo học thuật của công ty tại TP Hồ Chí Minh sử dụng phương pháp học tập tích hợp blended learning hòa trộn giữa cách học truyền thống trên lớp và cách học hiện đại E-learning (Mobile Learning và Internet Learning).

Sự góp mặt của các công ty trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài đã khiến cho thị trường E-learning tại Việt Nam phát triển và đưa Việt Nam đứng trong top 10 các nước châu Á phát triển nhanh lĩnh vực này (theo thống kê của University World News, năm 2017). Cũng trong năm 2017, Ambient Insight đánh giá Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất về học trực tuyến (với 44,3%), lớn hơn 4,9% so với Malaysia – một đất nước vốn đã có tốc độ tăng trưởng mạnh trong lĩnh vực này.

Không chỉ sôi động trong nước, E-learning còn là lĩnh vực để nhiều Start-up Việt Nam tạo dấu ấn trên thế giới. Điển hình là GotIt! vừa thành công với khoản đầu tư 12,5 triệu USD từ các quỹ đầu tư Mỹ sau khi hoàn thành đợt gọi vốn lần trước với hơn 10 triệu USD. Ngoài ra, GotIt! cũng đã trở thành đối tác của Microsoft Office – phần mềm, ứng dụng văn phòng, máy chủ và dịch vụ hàng đầu của Microsoft được hàng tỷ người dùng khắp thế giới sử dụng. Sự hợp tác này đã nâng GotIt! lên một tầm cao mới.

Cùng với GotiIt!, Elsa Speak – ứng dụng luyện phát âm tiếng Anh của Việt Nam đã vượt qua 1.000 đối thủ trên toàn thế giới, đạt giải nhất cuộc thi dành cho các start-up về giáo dục – SXSWedu Launch. Elsa Speak đã gọi được hơn 15 triệu USD qua vài vòng gọi vốn và hiện có hơn 4 triệu lượt người dùng từ 101 quốc gia trên toàn thế giới, từng lọt vào top 5 các ứng dụng AI hàng đầu, cùng với các ứng dụng Cortana của Microsoft và Google Allo của Google…

Những rào cản của phương pháp giảng dạy trực tuyến

Dùng Thuật Ngữ “Dạy Học Trực Tuyến” Có Đúng Không?

Khi tìm hiểu về E-learning, nhiều chuyên viên đào tạo trong doanh nghiệp thường bắt gặp 2 thuật ngữ “dạy học trực tuyến”, “đào tạo trực tuyến” ở các bài giới thiệu phần mềm. Vậy, đâu mới là thuật ngữ đúng cho doanh nghiệp? Làm sao để doanh nghiệp có thể lựa chọn giải pháp công nghệ phù hợp cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên?

Trong bài viết này, blog Đào Tạo Nội Bộ sẽ giải thích khái niệm dạy học trực tuyến là gì?, đồng thời gợi ý cho các doanh nghiệp cách để triển khai hiệu quả hoạt động đào tạo trực tuyến.

Có hay không “dạy học trực tuyến” trong doanh nghiệp?

Dạy học trực tuyến là gì?

Dạy học trực tuyến (hay còn gọi dạy học online) là phương thức giảng dạy thông qua các thiết bị điện tử có kết nối mạng (như máy tính để bàn, laptop, điện thoại thông minh).

Người dạy sẽ lưu trữ sẵn bài giảng, tài liệu học được số hóa trên một máy chủ để học sinh có thể truy cập học tập mọi lúc, mọi nơi. 

Với hình thức giảng dạy này, mọi cá nhân hay tổ chức đều có thể tự mở một lớp học trực tuyến để dạy học cho học sinh từ xa, bất kể khoảng cách lên tới hàng nghìn cây số.

Thông thường, thuật ngữ dạy học trực tuyến được sử dụng trong môi trường sư phạm là chính. Các trường học, trung tâm dạy thêm có thể sử dụng phần mềm E-learning để bổ trợ việc dạy học trên lớp hoặc thay thế hoạt động dạy học ngoại tuyến hoàn toàn. Các môn học được giảng dạy trực tuyến thường là các môn phổ thông trong trường học như toán, lý, hóa hay các môn chuyên ngành trong đại học.

Vậy, với doanh nghiệp, dùng thuật ngữ “dạy học trực tuyến” có hợp lý không?

Có thể sử dụng thuật ngữ “dạy học trực tuyến” trong doanh nghiệp không?

Cùng là hoạt động truyền tải kiến thức thông qua E-learning. Nhưng trong môi trường sư phạm sẽ dùng thuật ngữ “dạy học trực tuyến”. Và trong doanh nghiệp sẽ là “đào tạo trực tuyến”. Bởi 2 hình thức giảng dạy này có khá nhiều điểm khác biệt. Cụ thể là:

Với dạy học trực tuyến:

Đối tượng tham gia học: Học sinh hoặc những người có nhu cầu cải thiện kiến thức chuyên ngành. Trong các khóa học trực tuyến, người học không bắt buộc phải thuộc cùng 1 trường học, 1 chuyên ngành.

Yếu tố bảo mật tài liệu: Không quá quan trọng. Các giáo viên có thể chia sẻ tài liệu dạy học với nhau.

Đánh giá chất lượng đầu ra: Do các môn học được dạy học online thường đều là các môn khoa học căn bản theo chương trình học chuẩn quốc tế mà mọi học sinh ở tất cả các quốc gia đều phải học. Nên khi kết thúc khóa học, học sinh cần đảm bảo nắm được kiến thức phổ thông để có thể làm được bài kiểm tra.

Ai là người có lợi nhất trong hình thức học này: Học sinh. Khi học sinh cải thiện được thành tích học tập sau khi học trực tuyến.  Họ có nhiều cơ hội thi được vào trường tốt hoặc có lợi thế khi xin việc sau này.

Với đào tạo trực tuyến:

Đối tượng tham gia học: Nhân sự mới của doanh nghiệp hoặc nhân sự lâu năm muốn cải thiện năng lực chuyên môn.

Sản xuất tài liệu giảng dạy: Phòng đào tạo sẽ phải tự sản xuất tất cả tài liệu học cho từng phòng ban, từng kỹ năng chuyên môn, và nội dung đào tạo cũng phải cập nhật thường xuyên, tùy thuộc vào mục tiêu doanh nghiệp đang hướng tới.

Yếu tố bảo mật tài liệu: Rất quan trọng. Các thông tin mật của doanh nghiệp nếu bị lộ ra ngoài có thể ảnh hưởng doanh thu, năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Đánh giá chất lượng đầu ra: Do các kiến thức đào tạo thường gắn liền với thực tiễn công việc, vì vậy khi kết thúc khóa đào tạo, năng suất nhân viên phải được cải thiện, mất ít thời gian để hoàn thành công việc hơn thì khóa đào tạo đó mới được xem là thành công. 

Ai là người có lợi nhất trong hình thức học này: Win-win (hai bên cùng có lợi). Nhân viên được đào tạo để phát triển các kỹ năng chuyên môn giúp làm việc hiệu quả hơn, có nhiều cơ hội thăng tiến nghề nghiệp hơn. Doanh nghiệp có nhiều cơ hội đạt được mục tiêu kinh doanh hơn, sở hữu đội ngũ nhân sự giỏi, năng suất cao.

Làm sao để đào tạo trực tuyến trong doanh nghiệp hiệu quả?

Lợi ích của đào tạo trực tuyến trong doanh nghiệp 

Như đã đề cập ở trên, hoạt động đào tạo trực tuyến đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn nhân sự trong doanh nghiệp. Cụ thể là:

Với doanh nghiệp:

Tiết kiệm chi phí: Chi phí cơ sở vật chất, chi phí thuê địa điểm được cắt giảm hoàn toàn. Tiết kiệm tới hơn một nửa chi phí tái đào tạo nhân sự.

Tiết kiệm thời gian: E-learning cho phép nhân viên học tập mọi lúc mọi nơi, doanh nghiệp không cần mất thêm thời gian cho nhân viên nghỉ làm để đào tạo, nhờ vậy sẽ không ảnh hưởng tiến độ công việc.

Xây dựng lòng trung thành ở nhân viên: Các khóa đào tạo chính là sự đầu tư doanh nghiệp dành cho nhân viên. Nhân viên sẽ cảm thấy được hưởng lợi khi doanh nghiệp quan tâm tới cơ hội phát triển của mình và trung thành với doanh nghiệp hơn.

Hiệu quả quản trị đào tạo: Nhờ có E-learning, phòng đào tạo có thể dễ dàng tạo khóa học, phân lớp học, quản lý nhân viên theo từng chức vụ, phòng ban và cập nhật theo dõi tiến độ, kết quả đào tạo của nhân viên.

Với bản thân nhân viên:

Linh hoạt lựa chọn địa điểm, thời gian học: Với đào tạo trực tuyến, nhân viên có thể học ở nhà, ở quán cafe, ở bất cứ đâu có kết nối Internet đều được. Trừ những buổi học tương tác 2 chiều yêu cầu sự có mặt của cả nhân viên và chuyên viên đào tạo, còn lại nhân viên được tự do xếp thời gian học không trùng với lịch trình cá nhân. 

Tiết kiệm chi phí, thời gian: Nhân viên không cần phải ra tận công ty, nơi đào tạo để học, do vậy tiết kiệm được chi phí và thời gian di chuyển.

Linh hoạt điều chỉnh tốc độ đào tạo: Các khóa đào tạo trực tuyến cho phép nhân viên tự điều chỉnh tốc độ học theo năng lực cá nhân, tự lựa chọn cấp độ để tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn. 

Lộ trình thăng tiến rõ ràng: Một vài nền tảng đào tạo trực tuyến cho phép doanh nghiệp tích hợp lộ trình thăng tiến, nhờ đó nhân viên thêm động lực tham gia đào tạo và phát triển bản thân để có cơ hội thăng tiến trong công việc.

Cách để tối ưu hiệu quả đào tạo trực tuyến 

Sử dụng Microlearning

Hình thức đào tạo này cho phép nhân viên có thể dễ dàng học trên thiết bị di động, giảm bớt sự mất tập trung, vì vậy tỉ lệ hoàn thành khóa đào tạo của hình thức này rất cao.

Kết hợp Blended Learning

Blended Learning là hình thức kết hợp giữa đào tạo truyền thống và đào tạo trực tuyến. Hiện tại hầu hết các trường học, trung tâm dạy thêm đều đang kết hợp dạy học lý thuyết trên lớp và sử dụng các phần mềm dạy học trực tuyến để học sinh có thể ôn tập tại nhà, đạt hiệu quả tốt hơn. Doanh nghiệp cũng có thể ứng dụng phương pháp này để hiệu quả đào tạo cao hơn. 

Sử dụng Gamification

Gamification có thể hiểu đơn giản là việc đưa các trò chơi vào chương trình đào tạo để khơi gợi hứng thú của nhân viên, tăng tính hấp dẫn cho khóa đào tạo.

Hình thức này rất tốt cho việc ôn tập kiến thức của nhân viên, vì nhân viên có thể biết được kết quả đúng sai ngay tức thì, và tập trung bổ sung những phần chưa nắm vững.

Những lưu ý để lựa chọn phần mềm đào tạo phù hợp doanh nghiệp 

Khi lựa chọn phần mềm đào tạo cho doanh nghiệp, cần lưu ý các yếu tố sau:

Quy mô doanh nghiệp: Mỗi phần mềm sẽ đáp ứng quy mô đào tạo nhân sự khác nhau. Với các doanh nghiệp quy mô dưới 100 người hay từ 100 – 200 người, việc lựa chọn phần mềm sẽ dễ dàng hơn các doanh nghiệp quy mô hàng nghìn nhân sự. 

Dễ dàng sử dụng: Không chỉ với phần mềm đào tạo, khi lựa chọn bất cứ giải pháp công nghệ nào cho doanh nghiệp, lãnh đạo cũng cần cân nhắc xem phần mềm đó giao diện có thân thiện người dùng không, các tính năng có dễ sử dụng không. Tốt nhất trong thời gian dùng thử, doanh nghiệp nên cho các nhân viên sử dụng sản phẩm và làm đánh giá để xem xét sản phẩm trước khi triển khai đào tạo trực tuyến.

Sự uy tín: Sản phẩm được nhiều doanh nghiệp lớn sử dụng, có nhiều phản hồi tốt từ đại diện các doanh nghiệp chính là minh chứng rõ rệt nhất về uy tín của nhà cung cấp. 

Đào Tạo Nội Bộ – Giải pháp đào tạo toàn diện cho doanh nghiệp hiện nay

Tối ưu hiệu quả quản lý đào tạo

Với Đào Tạo Nội Bộ, phòng đào tạo có thể:

Tạo nhiều tài khoản học viên gắn với sơ đồ phòng ban khác nhau trong công ty như phòng Sản Phẩm, phòng Marketing, phòng Chăm Sóc Khách Hàng,…, giúp quản lý nhân viên dễ dàng hơn theo từng vị trí chức vụ.

Đánh giá chất lượng học của nhân viên một cách tự động và chính xác thông qua báo cáo thống kê đa chiều, giúp phòng đào tạo nắm được tiến độ học của nhân viên và đưa ra sự trợ giúp kịp thời khi cần.

Tự động xáo đề, tạo ra các bài kiểm tra đánh giá cấp độ khó khác nhau, tiết kiệm thời gian và công sức.

Công nghệ tiên tiến, đảm bảo các tiêu chuẩn bảo mật

Đào Tạo Nội Bộ tương thích với tất cả các tài liệu định dạng SCORM, xAPI, HTML – các chuẩn E-learning tiên tiến nhất.

Đào Tạo Nội Bộ đảm bảo tránh rò rỉ dữ liệu mật của các doanh nghiệp nhờ công nghệ mã hóa chuẩn MD5, RSA, TDES, SSL, chữ ký số chống download video. Các doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng nền tảng Đào Tạo Nội Bộ.

Tiết kiệm tối đa chi phí, thời gian đào tạo, cải thiện năng suất nhân viên

Nhờ Đào Tạo Nội Bộ, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm tới 75% chi phí đào tạo, giảm 95% thời gian so với đào tạo nhân sự truyền thống. 

Ngoài ra, các nhân viên sau khi tham gia đào tạo trực tuyến có thể cải thiện năng suất từ 130 – 150%.

Kết luận

Để sử dụng sản phẩm của chúng tôi, nhanh chóng liên hệ ngay tới:

Công Ty Cổ Phần OWS Việt Nam

SĐT: 024.730.555.88

Địa chỉ Email: Info@daotaonoibo.vn

Địa chỉ tại Việt Nam: số 67A Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Địa chỉ tại Nhật Bản: 〒230-0062, Kanagawa, Yokohama, Tsurumi-ku, Toyookachō, 34-18 Hermitage 103

Phương Pháp Giảng Dạy Trực Tuyến Thời Đại Công Nghệ 4.0

DotB chuyên cung cấp dịch vụ E-learning tại Việt Nam

Theo như những khảo sát từ chuyên gia cùng với kinh nghiệm chúng tôi tích luỹ được trong nhiều năm là chuyên gia tư vấn cho phần mềm quản lý giáo dục. E- Learning là phương pháp học trực tuyến thông qua các thiết bị có kết nối Internet có thể truy cập tới 1 máy chủ có lưu giữ sẵn các bài giảng điện tử.

Learning Management System ( Hệ quản trị đào tạo) là phần mềm cho phép người dùng tự thiết kế 1 hệ thống E-learning, phân phối các tài liệu tới số lượng học viên lớn, đồng thời hỗ trợ nhà quản lý việc tìm kiếm nội dung, dễ dàng theo dõi, điều chỉnh và đánh giá quá trình đào tạo 1 cách hiệu quả.

Lợi ích của hệ thống E-learning mang lại cho trung tâm

Sự kết hợp giữa E- Learning và LMS được gọi là hệ thống E-Learning. Việc đào tạo giảng dạy trực tuyến kết hợp cùng một hệ thống hỗ trợ chuẩn chỉnh điều này mang đến nhiều lợi ích vượt trội cho quý thầy cô và trung tâm.

Giáo dục trực tuyến cho phép đào tạo mọi lúc mọi nơi, truyền đạt kiến thức theo yêu cầu, thông tin đáp ứng nhanh chóng. Học viên có thể truy cập các khoá học bất kỳ nơi đâu như văn phòng làm việc, tại nhà, tại những điểm Internet công cộng, 24 giờ một ngày, 7 ngày trong tuần.

Tiết kiệm chi phí: Giúp giảm khoảng 60% chi phí bao gồm chi phí đi lại và chi phí tổ chức địa điểm. Học viên chỉ tốn chi phí trong việc đăng ký khoá học và có thể đăng ký nhiều khoá học mà họ cần.

Tiết kiệm thời gian: giúp giảm thời gian đào tạo từ 20-40% so với phương pháp giảng dạy truyền thống nhờ hạn chế sự phân tán và thời gian đi lại.

Uyển chuyển và linh động: Học viên có thể chọn lựa những khoá học có sự chỉ dẫn của giảng viên trực tuyến hoặc khoá học tự tương tác (Interactive Self-pace Course), tự điều chỉnh tốc độ học theo khả năng và có thể nâng cao kiến thức thông qua những thư viện trực tuyến

Tối ưu: Nội dung truyền tải nhất quán. Các tổ chức có thể đồng thời cung cấp nhiều ngành học, khóa học cũng như cấp độ học khác nhau giúp học viên dễ dàng lựa chọn

Hệ thống hóa: E-learning dễ dàng tạo và cho phép học viên tham gia học, dễ dàng theo dõi tiến độ học tập, và kết quả học tập của học viên. Với khả năng tạo những bài đánh giá, người quản lý dễ dàng biết được nhân viên nào đã tham gia học, khi nào họ hoàn tất khoá học, làm thế nào họ thực hiện và mức độ phát triển của họ.

Tính năng cơ bản của hệ thống e-learning

Giảng dạy và học trực tuyến

Thi/ Kiểm tra trực tuyến

Trung tâm có thể tự cài đặt danh sách ngân hàng câu hỏi và tạo các bài thi/ kiểm tra dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm, điền chỗ trống, kéo thả, đoạn văn…dành cho các hoạt động sát hạch, đánh giá, tuyển dụng… hoặc đơn giản là để học viên tự đánh giá kết quả học tập của mình.

Phòng họp/ Lớp học ảo

Với nhiều module cần phải đào tạo với hình thức “face to face” như kỹ năng mềm hay các thông tin tuyệt mật của công ty, doanh nghiệp có thể sử dụng phòng học trực tuyến thời gian thực với hàng chục điểm cầu khác nhau. Tính năng này có thể dùng để họp trực tuyến.

E- Learning phương pháp giảng dạy trong thời đại 4.0

Giá trị tạo ra sự khác biệt

Tặng ngay tài liệu chứa tất cả thông tin hữu ích về phương pháp giảng dạy trực tuyến cho người mới bắt đầu !

Bạn đang xem bài viết Giảng Dạy Trực Tuyến Hấp Dẫn Hơn Với 5 Kỹ Thuật trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!