Xem Nhiều 6/2023 #️ Giáo Trình Kỹ Thuật Nuôi Ong Mật, Tập Tính Của Ong # Top 11 Trend | Sansangdethanhcong.com

Xem Nhiều 6/2023 # Giáo Trình Kỹ Thuật Nuôi Ong Mật, Tập Tính Của Ong # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Trình Kỹ Thuật Nuôi Ong Mật, Tập Tính Của Ong mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Có rất nhiều tài liệu hướng dẫn cách nuôi ong mật bằng Tiếng Việt, với nội dung gần giống nhau và phần lý thuyết không cần thiết quá nhiều.

Làm người đọc rất mất thời gian, và không biết đâu là trọng tâm.

Nay Website chúng tôi  sẽ tổng hợp, đúc kết và tóm tắt lại những gì quan trọng, cần phải biết, trong các giáo trình kỹ thuật nuôi ong mật.

Để những người mới học nuôi ong, có một tài liệu tổng hợp, và tập trung tại một nơi, để dễ dàng tra cứu, tham khảo, học tập khi cần thiết.

Năm 1887 nhà khoa học Dzierron đã phát biểu 13 điểm trong lí thuyết về sinh học của ong mật, cùng với sự tổng hợp các tập tính sinh học, từ các tài liệu nuôi ong mật, có nội dung như sau:

Các cấp bậc trong một đàn ong, một tổ ong có bao nhiêu loại ong

1. Trong một tổ ong chỉ có 3 loại ong (3 cấp bậc ong): Ong thợ, ong đực và con ong chúa. (*)

2. Ong đực có nhiệm vụ duy nhất trong đời của mình là giao phối với ong chúa, ngoài ra không làm bất cứ công việc gì khác. (*)

3. Ong đực sẽ được “ưu tiên đuổi ra khỏi tổ”, nếu đàn ong bị thiếu thức ăn. (*)

4. Ong chúa (ong cái), phụ trách nhiệm vụ đẻ trứng, duy trì hoạt động và trật tự của cả ổ ong. (*)

5. Ong thợ (ong cái), là nhóm ong chiếm số lượng nhiều nhất (99%) trong một tổ ong. (*)

6. Chỉ duy nhất ong thợ đảm đương hết mọi công việc trong tổ ong, từ khâu nuôi ấu trùng ăn, dự trữ, và luyện mật hoa thành mật ong, cho đến khâu “lao công” (dọn dẹp vệ sinh tổ) .v.v (*)

7. Xã hội loài ong là một xã hội hoạt động theo chế độ mẫu hệ, là chế độ mà con cái giữ vai trò quyết định và lãnh đạo. (*)

Xem Video cách ong thợ làm việc bên trong tổ cùng với ong chúa đẻ trứng như thế nào

8. Không có sự phân chia công việc chuyên biệt giữa từng cá thể ong thợ, mà tùy vào từng độ tuổi, mà ong thợ sẽ phải làm các công việc khác nhau. (*)

9. Một con ong thợ, trong vòng đời của mình, sẽ phải trải qua hết tất cả các công việc có trong một bầy ong. (*)

10. Tất cả các cấp bậc ong trong một đàn ong, đều phát triển qua bốn giai đoạn. Trứng ong, ấu trùng ong, nhộng ong, và ong trưởng thành. (*)

Những con ong sống được bao lâu, tập tính của loài ong

11. Tuổi thọ trung bình của một con ong thợ khoảng 60 ngày – 120 ngày, tùy vào mức độ làm việc của chúng. (*)

12. Ong đực, nếu không bị chết do giao phối, hoặc chết đói do bị đuổi khỏi tổ, thì ong đực có thể sống từ 100 ngày – 200 ngày. (*)

13. Một con ong chúa có thể sống khoảng 3 năm – 5 năm mới chết. (*)

Ong chúa giao phối và đẻ trứng, ong chúa có bay được không?

14. Theo tập tính của ong, ong chúa bắt buộc phải bay ra ngoài tổ ít nhất một lần, để thực hiện việc giao phối trên không. (*)

15. Sau khi giao phối, một phần của bộ phận sinh dục của ong đực bị đứt và dính vào lỗ sinh dục của ong chúa, nên khi thực hiện xong nhiệm vụ duy trì nòi giống, ong đực sẽ chết. (*)

16. Với ong mật, một ong chúa trong một lần giao phối, có thể giao phối từ 15 – 30 con ong đực trên không trung.

17. Trong suốt đời của ong chúa, sau khi đã nhận đủ lượng tinh trùng từ ong đực, ong chúa sẽ đẻ liên tục từ 3 năm – 5 năm, mà không cần bay ra ngoài tổ giao phối lại một lần nào nữa. (*)

18. Sau khi ong chúa đã đẻ trứng, trừ các trường hợp như, ong tự tách đàn tự nhiên, ong bốc bay, hay giao phối lại do thiếu tinh trùng .v.v, ong chúa sẽ không bay ra khỏi tổ.

19. Với ong mật, ong chúa vẫn có thể bay được bất cứ lúc nào, nhưng với ong dú, ong chúa sẽ không bay được sau khi đã đẻ trứng.

Ong chúa và ong thợ đẻ trứng thụ tinh và trứng không thụ tinh

20. Trong đàn ong, ong chúa là ong cái duy nhất, phát dục hoàn thiện nhất, và là con ong duy nhất có khả năng đẻ ra hai loại trứng. Một là trứng thụ tinh, hai là trứng không thụ tinh. (*)

21. Ong chúa phải được bay giao phối, hoặc thụ tinh nhân tạo, mới đẻ được hai loại trứng khác nhau. (*)

22. Ong chúa đẻ trứng không thụ tinh vào lỗ tổ ong đực, và trứng đã thụ tinh vào lỗ lổ ong thợ, hoặc ổ ong chúa. (*)

23. Trứng không thụ tinh chỉ nở ra con ong đực. (*)

24. Trứng được thụ tinh sẽ nở ra ong chúa, hoặc ong thợ, tùy vào lượng thức ăn nhận được, mà sẽ phát triển thành loại ong nào.

Nếu trứng thụ tinh được đẻ vào ổ ong chúa (mũ chúa), và được ong thợ cho ăn sữa ong chúa liên tục, sẽ nở ra con ong chúa.

Ngược lại, nếu trứng thụ tinh được đẻ vào lỗ tổ ong thợ, và chỉ được ăn sữa ong chúa ba ngày, sẽ phát triển thành ong thợ.

25. Ong thợ là con ong cái, nhưng có cơ quan sinh sản không hoàn chỉnh. (*)

26. Trong một tổ ong, ong đực có thể được đẻ ra từ cả ong thợ, và ong chúa bằng trứng không thụ tinh. (*)

27. Với tập tính của loài ong, trứng của ong chúa không được thụ tinh trong lúc giao phối. (*)

Mà chỉ khi ong chúa đẻ trứng, trứng chạy qua van khống chế tinh của túi chứa tinh, trứng mới được tiếp xúc với tinh trùng của ong đực, và được thụ tinh.

Van của túi chứa tinh được điều khiển dưới tác động ở hệ thần kinh của ong.

Còn những trứng không được kết hợp với tinh trùng, đều là trứng ong đực (trứng không thụ tinh).

29. Trong một tổ ong, chỉ duy nhất ong chúa mới đẻ được trứng thụ tinh. (*)

30. Ong chúa tơ (chưa giao phối) thường sẽ không đẻ. (*)

Nhưng nếu giữ mãi trạng thái không đi giao phối, hoặc không được thụ tinh nhân tạo, thì vẫn đẻ được trứng, và chỉ đẻ được trứng không thụ tinh, và chỉ nở ra ong đực. (*)

31. Tinh trùng dự trữ trong túi chứa tinh của ong chúa quá lâu, sẽ bị hao hụt và yếu đi, ong chúa mất khả năng khống chế túi chứa tinh, trứng đẻ ra không được thụ tinh sẽ ngày một nhiều hơn. (*)

Cấu tạo tổ ong, hình dạng tổ ong mật

32. Tổ ong được làm từ sáp ong nguyên chất. Sáp ong mới thường có màu trắng, thời gian dài sẽ ngã vàng, và lâu dần sẽ có màu đen.

Ví dụ: Trong cách bắt tổ ong ruồi, nếu thấy bánh tổ có màu trắng, đa số đều là tổ ong còn non, mới làm, ít mật .v.v

33. Với ong mật, tổ ong được xây hoàn toàn 100% từ sáp ong nguyên chất, nhưng với ong dú, tổ ong được xây từ 100% là keo ong.

34. Lỗ tổ ong hình lục giác có ưu điểm, vừa tiết kiệm được diện tích nhiều nhất, tiết kiệm được sáp xây tổ, và lại liên kết cấu trúc tổ rất chắc chắn.

35. Với giống ong mật, tất cả các lỗ tổ đều có hình lục giác, ngoại trừ ổ ong chúa và lỗ tổ quá độ.

Tại sao con ong mật lại xây các lỗ tổ ong hình lục giác, xem video bên dưới

36. Trên bánh tổ ong mật (sáp ong), có năm loại lỗ tổ ong: Lỗ tổ chứa thức ăn, lỗ tổ ong thợ, lỗ tổ ong đực, lỗ tổ ong chúa hay còn gọi là mũ chúa, lỗ tổ quá độ.

Lỗ tổ chứa thức ăn. Dùng để tích trữ và chế biến phấn hoa, mật hoa thành phấn ong và mật ong.

Lỗ tổ ong thợ. Là nơi ong chúa đẻ trứng đã thụ tinh và nở ra ong thợ.

Lỗ tổ ong đực. Là các ô hình lục giác to và cao hơn ổ ong thợ, chuyên dùng đẻ trứng không thụ tinh, và sẽ nở ra ong đực.

Ổ ong chúa. Là lỗ tổ hình trụ tròn, dài, hướng xuống, chỉ dùng để nuôi dưỡng ấu trùng ong chúa, và phát triển thành ong chúa.

Lỗ tổ quá độ. Là các lỗ tổ ong không theo kích thước, và hình dáng cụ thể nào.

Các lỗ tổ quá độ nằm ở các cạnh biên, hoặc nằm ở các nơi chuyển tiếp giữa các loại lỗ tổ ong khác nhau .v.v, các ổ này không chứa gì cả, hoặc đôi khi dùng để chứa thức ăn.

37. Trường hợp đặc biệt, trứng không thụ tinh, có thể sẽ được đẻ vào trong các ổ ong đực, ổ ong thợ, mũ chúa, lỗ tổ quá độ, và lỗ tổ chứa thức ăn trong tổ ong.

Các trứng này củng có thể phát triển thành ong đực, nhưng với kích thước và chất lượng ong đực khác nhau.

Cách tạo chúa cấp tạo, ong chúa cấp tạo và mũ chúa cấp tạo

38. Ở những đàn ong mất ong chúa, hoặc ong chúa chết , ong thợ phải “tận dụng lại” ấu trùng ong thợ bồi dưỡng cấp tốc để tạo thành ong chúa mới, gọi là chúa cấp tạo. (*)

Nếu ong chúa bị chết, mà đàn ong không có ấu trùng để tạo chúa cấp tạo thì đàn ong sẽ chết dần.

Những ổ chúa được cải tạo lại từ lỗ tổ ong thợ, được gọi là mũ chúa cấp tạo (ổ chúa tạo cấp tốc), và ong chúa nở ra từ mũ chúa này được gọi là, ong chúa cấp tạo (ong chúa được tạo cấp tốc).

Ong chúa cấp tạo không tốt bằng ong chúa được sinh ra đúng trong mũ chúa và có sự chuẩn bị đầy đủ trước đó. Đa số chúa cấp tạo sẽ có sức đẻ và năng suất kém hơn.

Áp dụng: Trong cách nuôi ong mật tại nhà, người nuôi thường bóp bỏ, cắt bỏ, những ổ chúa cấp tạo này, chỉ giữ lại mũ chúa nằm dưới đáy bánh tổ, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

Đặc điểm của ong mật, hiện tượng ong thợ đẻ trứng

39. Trong tổ ong không có con ong chúa, hoặc nếu ong chúa chết thì sẽ có hiện tượng ong thợ đẻ trứng, nhưng vì cơ quan sinh dục phát triển không hoàn chỉnh, nên chỉ đẻ ra trứng không thụ tinh. (*)

40. Những ong thợ đẻ trứng, thường được các ong thợ khác “tôn trọng”, và được cho ăn sữa ong chúa, nhưng mãi mãi ong thợ này, không thể trở thành ong chúa được.

41. Phân biệt trứng ong thợ với trứng ong chúa đẻ. Ong thợ đẻ mỗi ô rất nhiều trứng, ong chúa đẻ mỗi ô chỉ một trứng duy nhất.

42. Khi ong chúa đang đẻ trứng còn trong tổ ong, hoặc trong những đàn ong mất chúa, nhưng đang có mũ chúa, thì ong thợ không đẻ trứng. (*)

Trừ trường hợp ong chúa kém, quá già, không điều khiển được chất chúa (chất pheromone), hoặc mũ chúa đắp nhiều lần nhưng chưa có ong chúa, thì xuất hiện trứng do ong thợ đẻ.

Đôi khi cũng có trường hợp đặc biệt, trong đàn có mũ chúa, hoặc chúa chưa giao phối trong thời gian dài, thì ong thợ củng sẽ đẻ trứng.

Áp dụng: Đặc điểm sinh học này trong cách nuôi ong lấy mật, giúp người mới tập nuôi ong, khắc phục hiện tượng ong thợ đẻ trứng, giúp tổ ong phát triển khỏe mạnh.

Ong mật ăn gì, thức ăn của ong

43. Thức ăn duy nhất dành cho ong mật chúa là sữa ong chúa.

44. Ong thợ, ong đực, và ấu trùng của ong thợ, ong đực ăn một loại thức ăn khác, đó là mật ong và phấn ong (lương ong). Ong không ăn phấn hoa.

45. Cả ấu trùng ong thợ, ấu trùng ong chúa, ấu trùng ong đực, trong ba ngày đầu tiên, đều được ăn sữa ong chúa.

Sau đó, tùy vào vai trò của chúng trong tổ, mà được ong thợ móm cho ăn các loại thức ăn khác nhau, để hình thành các cấp bậc khác nhau trong một đàn ong.

46. Các loại ong đều có tập tính dự trữ thức ăn (mật ong, phấn ong) ở nơi cao nhất, nhằm để tránh nước đọng vào, làm hỏng thức ăn đã mất nhiều công sức để làm nên. (*)

Ghi chú

(*) Tập tính của ong này còn đúng với cả ong dú.

Các đặc điểm sinh học này, chỉ đúng với nhóm ong có tập tính xã hội cao, điển hình là ong mật và ong dú. (Với ong dú, chỉ đúng với những mục có chú thích (*)).

Ong mật bao gồm các loài ong như: Ong mật ngoại (ong ý), ong mật nội địa, ong ruồi, ong khoái, ong đá .v.v Những giống ong làm tổ theo bầy, đàn, và dự trữ mật ong, phấn ong với lượng dư thừa.

Các tập tính sinh học này, có thể sẽ không đúng với giống ong bumblebee (ong nghệ).

Những đặc tính sinh học này, không đúng với tất cả các loài ong sống đơn lẻ một mình, có hành vi xã hội thấp. (Tông ong không ngòi đốt, ngoại trừ nhóm ong dú).

Tài liệu tham khảo

Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau như, tập tính của ong mật, giáo trình kỹ thuật nuôi ong, kỹ thuật nuôi ong nội địa cho người bắt đầu, bằng Tiếng Việt, Tiếng Anh .v.v

Bí Quyết Phân Biệt Mật Ong Rừng Và Mật Ong Nuôi.

Bài viết này sẻ chỉ ra cho bạn cách phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi một cách dễ hiểu và đơn giản nhất. Dựa trên kinh nghiệm quý giá của những con người và thợ rừng sinh ra và lớn lên ở rừng,

Thế nào là Ong rừng? Ong rừng là ong sống trong rừng tự nhiên, hoang dã, không có bất kỳ sự can thiệp của loài người. Có hàng ngàn loài ong hoang dã sống trong rừng tự nhiên phân bổ khắp Việt Nam, nhưng chỉ có một số ít trong chúng là cho mật.

Như vậy: Mật ong rừng không phải chỉ có mỗi ong Khoái.

Nhưng vì trong tự nhiên Ong khoái là lớn nhất, cho mật nhiều nhất, các loại khác rất ít và khó khai thác nên nhiều người hay mặc định mật ong rừng với mật ong Khoái. Trong bài này tôi cũng dùng mật ong Khoái để so sánh với mật ong nuôi.

Thế nào là ong nuôi? Ong nuôi là các loại ong cho mật có thể thuần hóa được, hoặc lai tạo, nhập khẩu giống ong nước ngoài về dưới sự chăm sóc tác động của con người để thu được mật hay gọi là Mật ong nuôi. Vậy nên khi cho ong ăn hoa Cúc quỳ thì gọi mật ong hoa cúc quỳ..hoa vải gọi mật hoa vải…vv.

Loài ong cho mật nào kể trên có thể nuôi được? Đó chính là ong Mật và Ong ruồi. Ong mật tự nhiên ít được nuôi thương mại vì cho mật theo chu kỳ như Ong Khoái, sản lượng rất ít. Loại ong nuôi thương mại là ong lai, ong nhập từ Mỹ, từ Úc và châu Âu về Việt Nam, loại này cho mật quanh năm và di chuyển theo con người đi khắp nơi trên xe tải để ăn các loài hoa và cho mật.

VẬY CÁCH NÀO ĐỂ BIẾT MẬT ONG RỪNG VÀ MẬT ONG NUÔI?

Những cách dân gian truyền miệng để phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi nên dùng cọng hành nhúng vào? hay nhỏ giọt mật vào nước? Hay mật ong rừng không thấm nước?

Và đây là bí quyết giúp bạn phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi!

Hãy đọc và hiểu kỹ về các loài ong cho mật, phân biệt được ong rừng là ong nào, và ong nuôi cách làm tổ, đóng mật của chúng như thế nào?..từ đó bạn test người bán cho bạn. Rất nhiều khách hàng của tôi cứ đi oto ven các bìa rừng bổng nhiên thấy một anh quần áo lấm lem từ núi xuống tay cầm tổ ong to đùng mọng mật nhỏ nhỏ …thế là hét lên rằng…đây rồi, tận gốc này không bao giờ bị lừa..Nhưng xin thưa với mọi người không ai có thể mang nguyên tổ ong Khoái ra khỏi rừng. Một tổ ong khoái to bằng bàn ăn cơm chỉ có một cục mật bằng cái ấm nước ở một góc thôi, phần lớn là nơi sinh sản của ong. Nhưng nếu ong ruồi thì bạn có thể yên tâm mua vì chúng rất bé ( xem video ong ruồi)

2. Mật ong rừng có mùi thơm, nếu quá trình khai thác còn dính phải phấn hoa thì mật rất thơm và đặc trưng khó tả, nó không có mùi của loài hoa nào cá biệt vì mỗi giọt mật có cả triệu loài hoa trong đó. Mật ong nuôi thì có thơm đặc trưng riêng từng loại hoa, như hoa nhãn, hoa vãi…

3. Màu mật ong: Đối với mật ong rừng của Nhân Thùy được khai thác cẩn thận và tỉ mĩ nên mỗi tổ được đóng chai riêng biệt, không trộn chung cả căn căn, phi phi như nơi khác hay mật ong nuôi. Nên mỗi chai mật ong rừng của chúng tôi là một tổ riêng biệt. Vì vậy có màu sắc riêng biệt.

Xem video phân tích chi tiết cấu tạo cục mật

Nên bạn hãy lưu ý màu sắc khi mua mật ong rừng, vào shop nếu bạn thấy 100 chai mật màu giống nhau như đúc thì có 2 trường hợp : nếu là rừng thật mà trộn chung lại thì cũng rất nhanh hư hỏng, biến chất và giảm chất lượng rất nhiều. Hai đó là mật ong nuôi, vì khi khai thác họ cho vào máy quay li tâm một phi vài trăm lít.

4. Sự khác nhau lớn nhất để bạn phân biệt được mật ong rừng và mật ong nuôi đó là tính SẮC của mật ong rừng. Mật ong rừng rất sắc, dùng nhiều gây say, khó chịu, mất ngủ và choáng trong đầu. Mật ong rừng tẩy các chất bẩn, tế bào chết trên vùng da rất sạch. Bạn chỉ cần lấy ít mật ong xoa đều lên cánh tay, hoặc lên má. Xong hãy dùng nước sạch rửa lại thật sạch bạn sẽ cảm nhận được độ đánh sạch của Mật ong rừng, còn mật ong nuôi thì không có. Và đây là bí kíp duy nhất rõ ràng nhất bạn có thể thử ngay lúc mua mật ong tránh bị lừa đảo.

Cuối cùng bạn hãy nhớ rằng mật ong rừng nó cực kỳ phức tạp và khó có đặc điểm nổi bật để bạn có thể phân biệt ngay khi bạn là người mua hàng. Nên hãy tìm đến người mua tin cậy nhất, ở thời đại này bạn hãy cố gắng check người bán hàng là cách tốt nhất. Hãy chọn MẬT ONG RỪNG ĐƯỢC ĐÓNG CHAI TỪNG TỔ MỘT, MÀ KHÔNG PHẢI TRỘN CHUNG NHƯ MẬT ONG NUÔI, đó mới là loại thượng hạng cho hiệu quả tốt nhất với số tiền bạn bỏ ra.

Và hãy xem:

Nếu bạn cần tư vấn hỗ trợ về mật ong rừng, Nếu bạn Ở Hà Nội để mua hàng bạn gọi : 01649730935 (Ms. Thành)

Địa chỉ mua mật ong rừng Nhân Thùy: tại ngõ 1096, đường Láng, Hà Nội. – 01649730935 (Ms. Thành)

Hoặc tại: số 35, Ngõ 356, Kim Giang, Hà Nội – 0983959068 (Ms. Nắng)

Có niềm đam mê với những giá trị mang tính truyền thống, tôi mong muốn mang lại cho người Việt những món ăn, thực phẩm do chính tay nghệ nhân thuần nông làm ra. Tôi hi vọng khách hàng của mình nhận được nhiều giá trị nhất. Đồng thời hi vọng blog này sẽ mang lại nhiều thông tin bổ ích cho người tiêu dùng Việt

Nguyễn Quốc Toàn – Founder. Nhân Thùy Food

4 Điểm Cơ Bản Phân Biệt Mật Ong Rừng Và Mật Ong Nuôi

4 ĐIỂM CƠ BẢN PHÂN BIỆT MẬT ONG RỪNG U MINH VÀ MẬT ONG NUÔI

❏ Mật ong rừng là mật ong được lấy từ những đàn ong hoang dã sống trong rừng U Minh, không có sự can thiệp của con người vào quá trình sống và lấy mật của con ong, trong rừng cũng không có phân thuốc, không kháng sinh. Mật ong rừng U Minh có màu vàng óng, có mùi thơm nồng nàn và đặc trưng của mật ong rừng

❏ Mật ong nuôi là loại mật ong do con người can thiệp vào quá trình sống và lấy mật như làm tổ, chăm sóc, đưa tổ ong đến những nơi có phấn hoa để lấy mật. Tùy vào từng loại hoa mà ong hút mật, mà mật ong nuôi sẽ có mùi vị và màu sắc khác nhau

Làm sao để phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi ?

╴Mật ong có rất nhiều tác dụng như làm đẹp, chữa bệnh, bồi bổ cơ thể và tăng cường đề kháng…nhưng mật ong rừng và mật ong nuôi làm sao để phân biệt được để chọn cho mình loại mật ong rừng tốt nhất để dùng đây đây ? đây cũng là thắc mắc của nhiều khách hàng. Bài viết này xin chia sẻ về vấn đề này giúp các khách hàng dễ nhận biết hơn và chọn được mật xịn để dùng

4 điểm cơ bản phân biệt mật ong rừng U Minh và mật ong nuôi như sau:

╴Thông qua Mắt – Mũi – Lưỡi : chúng ta có 4 điểm cơ bản để phân biệt giữa mật ong rừng và mật ong nuôi một cách đơn giản và nhanh chóng:

(Video phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi)

1/ Có 2 điểm nhận biết bằng Mắt là : ĐỘ ĐẶC LOÃNG – BỌT VÀ KHÍ GAS:

2/ Có 1 điểm nhận biết bằng Mũi là : MÙI THƠM

3/ Có 1 điểm nhận biết bằng Lưỡi là : VỊ

Ngoài ra còn có một số ý kiến khác như:

Mật ong rừng không bị kết tinh (đóng đường):

╴Nhiều ý kiến cho rằng mật ong rừng không bị đóng đường là không đúng. Hầu hết mật ong rừng hay mật ong nuôi đều bị đóng đường khi để lâu, nhất là khi bảo quản mật ong trong tủ lạnh thì hiện tượng đóng đường càng dễ xảy ra

Nhỏ giọt mật ong rừng vào nước không tan:

╴Mật ong có chứa hàm lượng nước thay đổi từ 13% – 25%, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, độ chín của mật và thời điểm khai thác mà mật ong có độ đặc loãng khác nhau. Mật đặc khi nhỏ giọt mật ong vào nước sẽ lâu tan hơn còn mật loãng khi nhỏ giọt vào nước sẽ tan nhanh hơn. Vậy mật ong rừng không tan trong nước là không đúng mà phụ thuộc vào độ đăc loãng của mật mà tan nhanh hay chậm thôi

Mật ong rừng không bị kiến bu:

╴Trong mật ong chứa 2 loại đường tự nhiên chính là Fructose và Glucose từ 60-70%, còn kiến là loài rất thích ngọt nên chẳng lý do gì mà không bu vào ăn mật ong. Nên mật ong rừng không bị kiến bu là không đúng

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công ty TNHH TMDV Mật ong rừng OginBee

╴Địa chỉ: 120/36 Hoàng Quốc việt, An Bình, Ninh Kiều, Cần Thơ

╴Điện thoại: 0918.378.248 – 0939.1900.95

► Facebook cá nhân https://www.facebook.com/MrGiangHoney

► Youtube Đi rừng ăn ong: https://goo.gl/fYRpYv

► Fanpage Oginbee: https://www.facebook.com/MatongrungUMinh.Oginbee/

Phân Biệt Mật Ong Rừng Nguyên Chất, Mật Ong Nuôi, Pha Trộn Đường

Mật ong rừng nguyên chất và mật ong nuôi thường có những đặc điểm tương tự nhau. Do đó để nhận biết mật ong rừng và mật ong nuôi không phải là việc dễ dàng. Vậy cách phân biệt mật ong rừng nguyên chất và mật ong nuôi là như thế nào?

Hiểu đúng về mật ong rừng nguyên chất và mật ong nuôi

Để biết cách phân biệt mật ong rừng nguyên chất và mật ong nuôi, trước tiên chúng ta phải hiểu rõ về chúng:

Mật ong rừng nguyên chất hay mật ong rừng tự nhiên là loại mật ong được lấy từ trong tự nhiên. Loại mật này được ong hoàn toàn làm từ tự nhiên mà không có sự nuôi dưỡng hoặc tác động từ con người. Mật được thu hoạch đặc biệt thơm, vị ngọt khé đặc trưng của mật ong rừng. Chính vì được tạo ra hoàn toàn từ tự nhiên nên mật ong rừng nguyên chất có giá trị dinh dưỡng cao và ngon hơn rất nhiều so với mật ong nuôi.

Hiện nay, do sự xâm lấn của con người ngàng càng tăng nên mật ong rừng nguyên chất ngày càng hiếm. Vì vậy mà giá cả của mặt hàng này cũng ngày càng đắt đỏ.

Không giống như mật ong rừng nguyên chất, mật ong nuôi hay mật ong nuôi trong rừng là loại mật được tạo thành từ ong được con người thuần dưỡng. Đàn ong được con người làm tổ cho ở, cho ong ăn bằng phấn hoa nhân tạo hoặc đường. Người nuôi còn dùng cả thuốc kháng sinh cho ong để giúp tăng cường sức đề kháng.

Một số nơi còn nuôi chúng bằng cách thường di chuyển đàn ong đến nhiều vùng có hoa để chúng hút mật. Nếu vùng đó hết mùa hoa, họ lại di chuyển chúng đến những địa điểm khác. Vì thế, có những đàn ong được di chuyển đến cả hàng trăm cây số mỗi năm.

Do mật ong nuôi được tạo ra từ loại ong mà con người thuần dưỡng và kiểm soát nên số lượng mật được tạo ra hàng năm đều ổn định. Giá cả cũng vì thế mà thấp hơn, phù hợp với điều kiện sử dụng của nhiều người. Nhưng trái lại, giá trị dinh dưỡng và độ ngon sẽ không bằng với mật ong rừng. Nó thường không thơm, có vị ngọt khác, đồng thời cũng ít tạo gas hơn mật ong rừng nguyên chất.

Cách phân biệt mật ong rừng nguyên chất và mật ong nuôi

1. Dùng mắt để quan sát bề mặt của mật ong

Đây được xem là cách đơn giản nhất nếu muốn biết mật ong rừng hay mật ong nuôi. Chúng ta đều biết, để tạo thành mật ong rừng nguyên chất thì những chú ong phải thu phấn hoa, mang về tổ mật và nhộng non. Do đó, khi vắt mật, bạn hãy quan sát ở bề mặt chai hoặc lắng dưới đáy chai có lớp váng hay không. Nếu như có thì đó chính là mật ong rừng nguyên chất.

Còn đối với mật ong nuôi, do khi tạo mật và sáp có sự hỗ trợ từ con người nên toàn bộ sáp ong sẽ đều là mật và thường không dính phấn hoa hay nhộng non. Vì thế, chúng cũng sẽ không tạo ra lớp váng trên bền mặt.

2. Cách phân biệt mật ong rừng nguyên chất và mật ong nuôi dựa vào sự thay đổi của màu sắc

Thông thường, mật ong rừng nguyên chất khi mới thu hoạch sẽ có màu vàng nhạt. Sau một thời gian, nó sẽ chuyển sang màu đậm hơn và cuối cùng là màu cánh gián. Đôi khi chúng ta không thể nhận biết màu sắc của mật ong một cách rõ ràng. Vì nó còn tùy thuộc vào loại hoa mà ong hút mật, cách vắt mật hoặc tùy vào khí hậu. Nhưng, theo thời gian đa số mật ong rừng đều chuyển sang màu sậm hơn.

Trái với mật ong rừng, mật ong nguyên chất thường có màu sắc đẹp hơn và khó thay đổi theo thời gian. Do xuất phát từ mục đích kinh tế nên người nuôi thường cho ong ăn các hóa chất phẩm màu. Điều này không những giúp mật ong có màu đẹp mà còn khó thay đổi theo thời gian.

3. Dựa vào vị giác để phân biệt mật ong nuôi và mật ong rừng

Để biết mật ong rừng và mật ong nuôi khác nhau như thế nào, bạn có thể dựa vào vị giác của mình. Đây được xem là cách phân biệt mật ong thật và giả đem lại kết quả chính xác nhất.

Nếu nếm thấy có vị ngọt thanh nhưng lại rất khé ở vùng cổ, đó chính là mật ong rừng nguyên chất. Còn mật ong nuôi khi nếm cũng sẽ có vị ngọt, nhưng sẽ không có vị ngọt đặc biệt như mật ong rừng.

4. Cách phân biệt mật ong rừng nguyên chất và mật ong nuôi bằng nước ấm

Để phân biệt mật ong bằng cách này cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị một cốc nước ấm, cho một thìa mật ong vào và khuấy đều. Nếu là mật ong nuôi, bạn sẽ thấy cốc nước có mùi chua chua, nhạt nhạt. Còn nếu là mật ong rừng nguyên chất sẽ tỏa ra mùi hương vô cùng thơm, vị thanh ngọt.

5. Tự dùng tay để vắt mật

Dùng tay vắt mật cũng là cách dễ dàng và chính xác để phân biệt mật ong nuôi và mật ong rừng. Bởi nếu dùng tay vắt thì mình sẽ biết được nguồn gốc của nó.

Nhưng đây lại là cách khó thực hiện vì để vắt được mật ong, đòi hỏi người vắt cũng phải có kinh nghiệm, kỹ năng để mật ong đảm bảo được chất lượng. Bên cạnh đó, tìm được một mảng ong rừng để vắt cũng không phải là dễ dàng. Do đó, cách này ít khả quan hơn.

6. Dựa vào độ tạo gas và tạo bọt của mật ong để phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi

Do được tạo thành từ nhiều loài hoa khác nhau nên mức độ tạo gas và tạo bọt của mật ong rừng nguyên chất sẽ mạnh hơn so với mật ong nuôi. Đôi khi nó còn có thể làm văng cả nút chai nếu bị nén lại lâu. Nhưng cũng có những mật ong rừng tạo bọt ít như khi chúng được thu hoạch cuối mùa. Vì lúc này, ong đã ăn gần hết số mật có, do đó mật vắt ra thường có màu đen sậm, mùi hắc, đồng thời tạo bọt ít.

Còn mật ong nuôi bị hạn chế bởi loại hoa hút mật. Thêm vào đó, qua quá trình xử lý để tạo thành mật cũng sẽ khiến mức độ tạo gas, sủi bọt ít hơn nhiều.

7. Dựa vào mùi hương của mật

Ngoài những cách trên, bạn có thể dựa vào hương thơm của mật để xác định xem có phải là mật ong rừng hay không. Nếu là mật ong rừng, nó sẽ có mùi hương đặc trưng cùng với mùi hơi ngái, nồng. Khi ngửi, bạn cũng sẽ khó phân biệt được mùi của mật được tạo thành từ hoa gì có nhiều loại hoa khác nhau.

Còn đối với mật ong nuôi, nó sẽ có ít mùi thơm hơn mà thay vào đó là mùi ngọt ngọt, nhàn nhạt, chua chua. Ngoài ra, một số ít trường hợp chúng ta còn có thể nhận biết được mùi mật được tạo thành từ loại hoa gì. Ví dụ như là hoa vải, hoa chôm chôm, hoa nhãn…

8. Cách phân biệt mật ong rừng nguyên chất và mật ong nuôi dựa vào giá cả

Như đã được đề cập, mật ong rừng nguyên chất có giá cả đắt hơn mật ong nuôi. Do đó, nếu tinh ý bạn có thể nhận ra đâu là loại mật mình cần mua. Tuy nhiên, đây chỉ là cách xác định mang tính tương đối. Do có nhiều cơ sở không uy tín, họ thường nâng mức giá thành của mật lên để che mắt khách hàng.

Để tránh gặp phải những tình trạng như vậy, bạn nên tìm đến những cơ sở bán hàng uy tín để mua. Không nên đến những nơi bán mật ong giá rẻ, tránh trường hợp mua phải loại mật giả hoặc pha thêm đường.

Dùng giấy ăn có phân biệt được mật ong nuôi và mật ong rừng nguyên chất không?

Trong số những cách phân biệt mật ong thì đây được xem là cách được nhiều người sử dụng nhất. Theo kinh nghiệm truyền lại, nhiều người cho rằng khi cho 2 loại mật ong lên trên 2 tờ giấy ăn. Nếu là mật ong nuôi thì nó sẽ bị tan trên giấy, còn mật ong nguyên chất sẽ không bị tan.

Tuy nhiên, thông qua kết quả thực nghiệm cho thấy cách này mang lại kết quả không chính xác. Thử nghiệm mật ong trên giấy chỉ có thể dùng để thử độ đặc – loãng của mật. Bởi thường thì trong mật ong có chứa khoảng 20% nước tinh khiết. Mà lượng nước này sẽ thay đổi tùy thuộc vào thời gian thu hoạch hoặc thời tiết. Nếu như mật được thu hoạch sớm hoặc vào mùa mưa thì mật sẽ bị loãng hơn. Do đó, dùng giấy ăn không thể kiểm tra được mật ong rừng hay mật ong nuôi.

Bạn đang xem bài viết Giáo Trình Kỹ Thuật Nuôi Ong Mật, Tập Tính Của Ong trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!