Xem Nhiều 3/2023 #️ Hướng Dẫn Soạn Bài Hai Đứa Trẻ Ngắn Gọn # Top 11 Trend | Sansangdethanhcong.com

Xem Nhiều 3/2023 # Hướng Dẫn Soạn Bài Hai Đứa Trẻ Ngắn Gọn # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Soạn Bài Hai Đứa Trẻ Ngắn Gọn mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

I. Tìm hiểu chung để soạn bài Hai đứa trẻ

1. Tác giả

– Thạch Lam (1910-1942) sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn chương.

Tác giả Thạch Lam  (1910-1942)

– Ông có sở trường về truyện ngắn, giọng văn giàu chất thơ và luôn mang những giá trị nhân đạo sâu sắc.

-  Những tác phẩm nổi tiếng của ông: Gió đầu mùa, Sợi tóc, Nắng trong vườn,…

2. Tác phẩm

– Tác phẩm được rút ra từ tập Nắng trong vườn.

Tác phẩm “Nắng trong vườn” của Thạch Lam

– Yếu tố hiện thực và lãng mạn được nhà văn khai thác triệt để.

– Bố cục tác phẩm:

+ Đoạn 1 (từ đầu đến “cho chúng”): Cảnh chiều tàn cuối ngày và tâm trạng của Liên.

+ Đoạn 2 (tiếp … đến “cảm giác mơ hồ không hiểu nổi”): cảnh phố huyện lúc về đêm

+ Đoạn 3 (phần còn lại): cảnh chờ tàu của chị em Liên.

II. Hướng dẫn soạn bài Hai đứa trẻ chi tiết

Câu 1:

Soạn Hai đứa trẻ qua miêu tả không gian và thời gian:

+ Không gian buổi chiều tà: “phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây hồng như hòn than sắp tàn”.

+ Cảnh vật thiên nhiên ngày tàn, nhịp sống buồn của phố huyện nghèo trở nên nhỏ hẹp dần.

+ Quang cảnh ngày tàn nơi phố huyện nghèo đói, bé nhỏ, phiên chợ tàn, cảnh chợ lụp xụp, đơn sơ.

Câu 2:

Những kiếp người tàn tạ nơi phố huyện được tác giả miêu tả chân thực đến xót xa:

– Chị Tí ban ngày đi mò cua bắt ốc … tối dọn hàng nước … thắp ngọn đèn dầu leo lét: cuộc sống mưu sinh cứ thế ngày qua ngày và chị cũng chẳng kiếm được bao nhiêu.

– Gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau để trước mặt … góp tiếng bằng tiếng đàn bầu bật trong yên lặng: sự đìu hiu, đượm buồn và ảm đạm quẩn quanh căn nhà.

– Bà cụ Thi điên nghiện rượu … có tiếng cười khanh khách, ghê sợ, xiêu vẹo như bóng ma.

– Chị em Liên được tác giả miêu tả chi tiết hơn:

+ Thầy Liên thì mất việc nên gia đình phải chuyển về quê, mẹ của Liên dọn cửa hàng tạp hóa cho hai chị em Liên bán thêm.

+ Liên sống tình cảm, thương những đứa trẻ nghèo và suy nghĩ xa xôi về gánh phở của bác Siêu – một món quà quá đỗi xa xỉ.

+ Cuộc sống cùng cực, nghèo khó của gia đình Liên.

⇒ Tất cả gợi lên vẻ mệt mỏi, buồn chán, cuộc sống đượm màu tẻ nhạt, cô quạnh lặp đi lặp lại một cách vô cùng đơn điệu và quanh quẩn đến xót thương.

Mặc dù cuộc sống mờ mịt, nhàm chán đến thế thì họ vẫn hi vọng dù rất mong manh, mơ hồ rằng sẽ có sự thay đổi, tác giả thể hiện kín đáo sự xót thương của mình trước những số phận hẩm hiu này.

Câu 3:

Tâm trạng của hai đứa trẻ khi nhìn về khung cảnh thiên nhiên và bức tranh phố huyện được ông miêu tả vô cùng khéo léo, tinh tế:

+ Chị em Liên có những cảm nhận về buổi chiều tàn bằng góc nhìn rất riêng, có một chút buồn, một chút gắn bó.

+ Hòa mình vào thiên nhiên, hai đứa trẻ đã phát hiện ra nhiều điều, chúng ngước mắt tìm dòng sông Ngân Hà.

+ Tâm trạng lúc này của hai đứa trẻ là sự hòa hợp, giao cảm với cỏ cây quê hương (qua kẽ lá bàng…giấc mơ không hiểu).

⇒ Hai chị em nghiêm túc lặng lẽ để quan sát nhịp sống bình thường như mọi ngày của phố huyện nhưng đọng lại là cảm giác buồn mênh mang, có trong đó nỗi xót xa, cảm thông với những kiếp người nhỏ bé sống lay lắt trong bóng tối đầy khổ sở, cơ cực.

Câu 4:

Hình ảnh sự xuất hiện của đoàn tàu đêm trong sự chờ đợi, trông ngóng đầy háo hức của chị em Liên:

+ Liên dù “buồn ngủ ríu cả mắt” thì vẫn cố chờ đến khi chuyến tàu đêm đi qua, còn An thì dặn chị gọi mình dậy khi đoàn tàu đến.

+ Hai chị em Liên và An cố gắng thức không phải là để bán được món hàng nào đó cho khách tàu mà “muốn được nhìn chuyến tàu”, muốn được nhìn thấy vầng sáng to rộng của đoàn tàu, ánh sáng từ chốn phố thị phồn hoa về vùng đất tối tăm, nghèo khổ.

Hai chị em Liên chờ đợi đoàn tàu

– Tác giả tập trung miêu tả chi tiết, kỹ lưỡng theo trình tự không gian, thời gian và tâm trạng của hai nhân vật Liên và An.

– Ý nghĩa của chuyến tàu về đêm đối với con người phố huyện nghèo:

+ Đó là biểu tượng của một thế giới mới mà nơi đó sự sống mạnh mẽ, giàu sang, sung túc, rực rỡ màu sắc và ánh sáng.

+ Chuyến tàu gợi nhớ lại những kỉ niệm xưa kia đầy đẹp đẽ, ấm no của hai chị em Liên khi mà thầy chưa bị mất việc.

+ Khi chuyến tàu đêm đi qua cũng là lúc người dân nơi phố huyện nghèo chấm dứt những hoạt động thường nhật và màn đêm phủ đen khắp mọi ngõ ngách.

⇒ Qua dòng tâm trạng đợi tàu của nhân vật Liên, tác giả như muốn lay tỉnh tất cả những ai đang ôm cuộc sống quẩn quanh, nhàm chán.

Câu 5

Nghệ thuật miêu tả và chất văn trong Hai đứa trẻ Thạch Lam:

– Truyện ngắn miêu tả tinh tế những sắc thái và sự biến chuyển của cảnh vật cùng diễn biến tâm trạng của các nhân vật.

– Chất văn lôi cuốn, giọng văn nhẹ nhàng, khách quan, chất chứa trong đó là nỗi xót xa thay cho một kiếp người, phải mang phận nghèo khổ, quẩn quanh không lối thoát.

– Truyện ngắn đậm sắc thái trữ tình và giàu chất thơ.

Câu 6:

– Thạch Lam thể hiện thấm thía nỗi xót thương cho những kiếp người sống lay lắt, quẩn quanh nơi phố huyện trong giai đoạn trước Cách mạng.

– Tác giả đồng thời thể hiện sự trân trọng đối với những ước mong được vươn tới cuộc sống tươi sáng, tốt đẹp của họ.

– Truyện còn thể hiện tư tưởng nhân đạo vô cùng sâu sắc.

III. Tổng kết phần

soạn bài Hai đứa trẻ

1. Ý nghĩa tác phẩm

–       Tình cảm xót thương của tác giả đối với những số phận nghèo khổ, kém may mắn trong xã hội giai đoạn trước cách mạng.

–       Trân trọng những ước mong thay đổi số phận, thay đổi cuộc đời sáng tươi, no ấm hơn của những con người khốn khó ấy

2. Giá trị nhân đạo

– Thạch Lam phải có đời sống nội tâm phong phú và tâm hồn nhân đạo thì ông mới có những rung cảm chân thật đến vậy.

– Tình người hiện lên trong tác phẩm cùng với đó là sự xót xa, ngậm ngùi thay cho những kiếp người.

– Thức tỉnh những ai còn sống lầm đường lạc lối trong sự tẻ nhạt, nhàm chán và không biết trân quý cuộc đời.

Qua soạn bài Hai đứa trẻ, chúng ta nhận ra những giá trị nhân đạo sâu sắc được Thạch Lam lồng ghép vào từng chi tiết của tác phẩm một cách đầy tinh tế. Tác phẩm là sự cảm thông, niềm trân trọng và sự hy vọng cho những số phận nghèo khó trong xã hội, đó còn là lời lay động đến những ai đang sống trong lay lắt, sầu khổ, buồn chán cần thay thay đổi suy nghĩ và có mong ước, có hy vọng trong cuộc sống. Kiến Guru hy vọng các bạn sẽ nhận ra nhiều điều từ tác phẩm Hai đứa trẻ Thạch Lam rất đáng đọc này.

Hướng Dẫn Soạn Vợ Chồng A Phủ Ngắn Gọn

I. Tìm hiểu chung để

soạn Vợ chồng A Phủ

1. Tác giả

-  Tô Hoài (1920 – 2014), tên khai sinh của ông là Nguyễn Sen.

 Nhà văn Tô Hoài

-  Sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình thợ thủ công.

-  Những tác phẩm nổi bật: Truyện Tây Bắc, Dế mèn phiêu lưu ký, Nhà nghèo, Cát bụi chân ai, Chiều chiều,…

2. Tác phẩm

-  Tác phẩm được viết năm 1952 in trong tập Truyện Tây Bắc.

-  Đạt giải nhất giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam

-  Bố cục truyện: chia thành 3 phần

+ Phần 1 (từ đầu đến “bao giờ chết thì thôi”): tâm trạng và hoàn cảnh sống của Mị

+ Phần 2 (tiếp theo đến “đánh nhau ở Hồng Ngài”): Hoàn cảnh của A Phủ

+ Phần 3 ( phần còn lại): Cuộc tự giải thoát của Mị và A Phủ

II. Soạn Vợ chồng A Phủ

chi tiết

Câu 1: Diễn biến tâm trạng nhân vật Mị

a. Cảnh ngộ của Mị:

+ Thân phận làm con dâu cho nhà thống Lí để gạt nợ cho gia đình.

+ Mị cứ làm đi rồi làm lại những công việc thường ngày, không được nghỉ ngơi và lùi lũi như con rùa trong xó cửa.

+ Cuộc sống nhìn ra thế giới chỉ vỏn vẹn trong căn phòng chỉ có ô vuông bằng bàn tay, không biết được trời mưa hay nắng, không được tiếp xúc với thế giới bên ngoài: đầy ngột ngạt và cô đơn.

b. Tính cách và thân phận của Mị:

 + Trước khi về làm dâu nhà thống Lí: Mị vốn là một cô gái trẻ đẹp, hiền dịu, có hiếu với mẹ cha, chăm chỉ, siêng năng làm việc và có nhiều chàng trai để mắt tới.

+ Khi về làm dâu nhà thống Lí: Cuộc sống của Mị không khác gì trong ngục tù, sống trong nổi vật vờ, héo mòn từng ngày.

c. Đêm tình mùa xuân:

+ Mị chợt nhớ lại những kỉ niệm thân thuộc trước kia của chính mình: cô gái có tài thổi sáo, tiếng sáo đã đưa Mị thoát khỏi cảnh thực tại.

+ Mị chuẩn bị sắm sửa để đi chơi thì đúng lúc A Sử về, hắn trói ngay Mị vào cột nhà và khiến cô phải chịu cả những đau đớn về tinh thần lẫn thể xác mà đáng lẽ ra nàng không đáng phải chịu đựng những điều vô lý đó.

d.

Khi nhìn thấy A Phủ bị trói:

+ Mị trở nên dửng dưng cho đến khi nhìn thấy hai giọt nước mắt của A Phủ lăn dài trên gò má, đã khiến nàng tỉnh thức, nàng quyết định liều mình cởi trói cho A Phủ và cả hai cùng nhau chạy trốn.

→ Tâm trạng của Mị biến chuyển từ tuyệt vọng tới hy vọng, Mị đã rất dũng cảm và gan dạ dám đứng lên đấu tranh cho mình, cho người để giải thoát khỏi sự kìm hãm, khổ nhục.

Câu 2: Nhân vật A Phủ

a, Nhân vật A Phủ:

– Là một chàng trai có sức vóc, khỏe khoắn, có tài và nhiều cô gái trong bản mê mệt.

– Dám đánh trước thái độ ngông nghênh, hống hách, cậy quyền, cậy thế của A Sử.

  + “Chạy vụt ra, ném con quay, xộc tới, kéo, xé, đánh tới tấp”: Hành động đầy quyết liệt thể hiện lòng căm thù, phẫn uất trước kẻ thù.

+ Một con người yêu công lý, lẽ phải và mang tính cách can trường, dũng cảm.

– A Phủ bị bắt, chàng phải vay một trăm đồng bạc nhà thống lí để nộp vạ cho làng, nên chàng phải thành người ở đợ cho nhà thống lí.

– Có lần A Phủ làm mất bò nhà thống lí và bị trói vào cột ở giữa trời.

– Giọt nước mắt A Phủ đã làm thức tỉnh tâm hồn Mị và Mị đã giải cứu A Phủ khỏi sự kìm kẹp, đày đọa trong nhà thống lí.

– Khát khao tự do mãnh liệt hơn bao giờ hết và điều đó đã giúp chàng vượt qua nỗi đau về  thể xác và chiến thắng số phận nghiệt ngã để giành lấy tự do.

b, Cách miêu tả nhân vật

– Nhân vật Mị: miêu tả qua nghệ thuật so sánh và thủ pháp vật hóa để tả thực nỗi cơ cực đời Mị, sử dụng phép ẩn dụ độc đáo để nói lên số phận bất hạnh của Mị.

– Nhân vật A Phủ: được khắc họa thông qua hành động, làm nổi bật tính cách táo bạo, gan góc, sự phản kháng mạnh mẽ của chàng trai yêu tự do.

III. Tổng kết phần soạn Vợ chồng A Phủ

1. Giá trị nội dung

-  Qua phần soạn văn Vợ chồng A Phủ chúng ta có thể nhận ra những giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm được thể hiện qua việc mô tả về số phận bất hạnh của Mị và A Phủ, hiện lên cuộc sống cơ cực, khắc khổ của người dân miền núi trong giai đoạn bị bọn chúa đất phong kiến thống trị. Qua đó thấy được sức mạnh tiềm tàng, mãnh liệt của những kiếp người nhỏ bé trong xã hội nhưng có khao khát tự do to lớn, luôn hướng đến cuộc sống tốt đẹp, thiện lương, được ánh sáng Cách mạng dẫn đường, soi lối đến tương lai tốt đẹp hơn.

2.  Giá trị nghệ thuật

-  Cách quan sát độc đáo và sáng tạo.

– Hình ảnh miêu tả đậm chất thơ.

– Cách kể chuyện tự nhiên, sinh động.

– Truyện có bố cục chặt chẽ, cách dẫn dắt lôi cuốn, sự đan cài chi tiết khéo léo.

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật khéo léo bằng nhiều bút pháp khác nhau lột tả sinh động từ tâm lý đến ngoại hình nhân vật.

– Ngôn ngữ mang đậm âm hưởng núi rừng.

Soạn Bài Ý Nghĩa Văn Chương Ngắn Gọn Nhất

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Ý nghĩa văn chương cung cấp kiến thức cũng như quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc, nhiệm vụ, công dụng của văn chương, gợi ý trả lời câu hỏi bài tập trang 62, 63 SGK Ngữ văn 7 tập 2.

Cùng tham khảo…

Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

– Hoài Thanh (1909 – 1982) quê ở Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An.

– Ông là một nhà phê bình văn học xuất sắc.

– Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

– Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Thi nhân Việt Nam, in năm 1942.

– Bố cục chia làm 2 phần:

+ Phần 1 (Từ đầu đến… ” gợi lòng vị tha“): Nguồn gốc văn chương xuất phát từ tình yêu thương con người.

+ Phần 2 (Còn lại): Công dụng của văn chương.

Soạn bài Ý nghĩa văn chương chi tiết

Gợi ý trả lời câu hỏi bài tập luyện tập soạn bài Ý nghĩa văn chương trang 62, 63 SGK Ngữ văn 7 tập 2

1 – Trang 62 SGK

Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Hãy chú ý đến nghĩa của hai từ cốt yếu (chính, quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả) và đọc bốn dòng đầu của văn bản để tìm ý trả lời.

Trả lời:

Nguồn gốc cốt yếu của văn chương:

“Cốt yếu” là nói cái chính, cái quan trọng nhất chứ chưa phải là tất cả. Vậy theo Hoài Thanh: “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài”. Nói như vậy là rất đúng, nhưng vẫn có cách quan niệm khác, có thể bổ sung cho nhau. Ví dụ: “Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người”.

2 – Trang 62 SGK

Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống…”. Hãy đọc lại chú thích 5 rồi giải thích và tìm dẫn chứng để làm rõ các ý đó.

Trả lời:

Trong nội dung lời văn của Hoài Thanh có hai ý chính:

a) Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.

b) Văn chương còn sáng tạo ra sự sống.

– Ý thứ nhất nghĩa là: Cuộc sống của con người, cùa xã hội vốn là muôn hình vạn trạng. Văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó. Ở đây, “hình dung” là danh từ, nó có ý nghĩa như hình ảnh, kết quả của sự phản ánh, sự miêu tả trong văn chương.

– Ý thứ hai nghĩa là: Văn chương dựng lên những hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện đại chưa có, hoặc chưa cần để mọi người phấn đấu xây dựng, biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai.

3 – Trang 62 SGK

Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì? Hãy đọc đoạn văn từ ” Vậy thì, hoặc hình dung sự sống…” đến hết văn bản để tìm ý trả lời.

Trả lời:

Công dụng của văn chương là: giúp cho người đọc có tình cảm, có lòng vị tha, “gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”, biết cái đẹp, cái hay của cảnh vật, thiên nhiên. Lịch sử loài người, nếu xóa bỏ văn chương thì sẽ xóa bỏ hết dấu vết của chính nó, sẽ nghèo nàn về tâm linh đến mức nào.

4 – Trang 62 SGK

Đọc lại những kiến thức về bài văn nghị luận đã học trong phần Tập làm văn ở Bài 18, 19, 20, từ đó trả lời các câu hỏi:

a) Văn bản ý nghĩa văn chương thuộc loại văn bản nghị luận nào trong hai loại sau? Vì sao?

– Nghị luận chính trị – xã hội;

– Nghị luận văn chương.

b) Văn nghị luận của Hoài Thanh (qua Ý nghĩa văn chương) có gì đặc sắc? Hãy chọn một trong các ý sau để trả lời:

– Lập luận chặt chẽ, sáng sủa;

– Lập luận chặt chẽ, sáng sủa và giàu cảm xúc;

– Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.

Tìm một đoạn trong văn bản để làm dẫn chứng và làm rõ ý đã chọn.

Trả lời:

a) Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương, vì phạm vi nghị luận là thuộc vấn đề của văn chương.

b) Đặc sắc của văn nghị luận Hoài Thanh (qua Ý nghĩa văn chương) là vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh.

– Ví dụ như trong đoạn văn mở đầu: ” Người ta kể… nguồn gốc của thi ca.”

+ Đoạn này nghị luận về nguồn gốc của thi ca

+ Tác giả lấy dẫn chứng từ một câu chuyện có từ xa xưa về thi sĩ Ấn Độ

Soạn bài Ý nghĩa văn chương phần Luyện tập

Hoài Thanh viết: ” Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh cho câu nói đó.

Trả lời: – Giải thích:

+ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: văn chương có khả năng rung động, khơi gợi những xúc cảm bên trong con người như nỗi buồn, niềm vui, sự đồng cảm,…

+ Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: văn chương diễn tả sâu sắc những tình cảm của con người, khiến những tình cảm sẵn có trong ta trở nên rõ ràng hơn, sắc nét hơn, phong phú hơn.

– Dẫn chứng:

+ Bài Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi: tạo cho người đọc sự xúc động trước vẻ đẹp sông nước Cà Mau dù người đọc chưa một lần được đến nơi này, tác phẩm còn bồi dưỡng trong người đọc tình yêu với cảnh sắc quê hương, đất nước.

+ Bài thơ Lượm gây cho người đọc sự xúc động, xót thương trước sự hi sinh của chú bé liên lạc trong một thời chiến tranh đã qua, khiến người đọc cảm thấy quý trọng cuộc sống hòa bình mà mình đang sống.

Với một lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh, Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tỉnh cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có, đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.

[ĐỪNG SAO CHÉP] – Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Ý nghĩa văn chương một cách tốt nhất. “Trong cách học, phải lấy tự học làm cố” – Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.

Soạn Bài Tìm Hiểu Chung Về Văn Biểu Cảm Lớp 7 Ngắn Gọn

Hướng dẫn các bạn soạn bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 7 ngắn gọn đơn giản

Để hiểu rõ được mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của văn biểu cảm và đồng thời nắm được những nguyên tắc cơ bản của văn biểu cảm, trong bài này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm một cách ngắn gọn nhất.

I. Kiến thức cơ bản 1. Nhu cầu biểu cảm của con ngườia)– Bài 1: Cuộc đời bất hạnh và nỗi niềm xót thương đối với những thân phận bé nhỏ. – Bài 2: Tâm trạng của cô gái với tương lai phía trước vô vàn khó khăn. b) Người ta đã thổ lộ tình cảm, cảm xúc gì trong các câu ca dao trên? Thổ lộ như vậy để làm gì?Trong các câu cao dao trên, người ta đã thổ lộ tình cảm, cảm xúc nhằm giải bày, sẻ chia nỗi niềm để mong muốn có ai đó sẽ xót thương, đồng cảm cùng với họ. c) Khi viết thư cho bạn bè, em có bộc lộ tình cảm không? Bộc lộ như vậy để làm gì?Việc bộc lộ tình cảm sẽ giúp cho người đọc bức thư biết được tâm trạng, cảm xúc của bạn lúc đó như thế nào.

2. Đặc điểm chung của văn biểu cảma) Đọc hai đoạn văn sau đây và cho biết chúng biểu đạt những gì? Hãy so sánh nội dung biểu đạt của hai đoạn văn này với nội dung biểu đạt của văn tự sự và miêu tả. (1) Thảo thương nhớ ơi! Mới ngày nào Thảo còn ngồi chung một bàn với Hồng, Minh, Ngọc, thế mà nay Thảo đã theo cha mẹ vào Thành phố Hồ Chí Minh, để cho bọn mình xiết bao mong nhớ. Thảo có nhớ những lần chúng mình cùng dạo Hồ Tây, cùng chơi Thủ Lệ, cùng tham quan Ao Vua? Thảo có nhớ một lần mình ốm dài, Thảo chép bài cho mình? (Bài làm của học sinh) (2) Trên đài, một người con gái nào đó vừa hát một bài dân ca của đất nước ta trong đêm khuya. Bây giờ tất cả im lặng rồi, giọt sao ngoài khung cửa đọng lại, đứng im, không nháy nữa, đêm đã đi vào chiều sâu, mà vẫn còn nghe âm vang mãi giọng hát của người con gái lúc nãy. Một giọng hát dân ca, ngân nga bát ngát như cánh cò trên đồng lúa miền Nam chạy tới chân trời, có lúc rụt rè, e thẹn như khoé mắt người yêu mới gặp, có lúc tinh nghịch, duyên dáng như những đôi chân nhỏ thoăn thoắt gánh lúa chạy trên những con đường làng trộn lẫn bóng tre và bóng nắng… Có lẽ không phải là một người con gái đã hát trên đài. Đó chính là quê hương ta đang lên tiếng hát. Tiếng ngân nga dội lên từ lòng đất, ở trong đó một góc vườn có đôi cây sầu đông và một giàn bầu đong đưa quả nặng, một ngày đã xa, mẹ ta đã chôn nhúm rau của ta thủa ta mới lọt lòng. Đó là tiếng ngân của mặt đất, của dòng sông, của những xóm làng và những cánh đồng sau một ngày lao động và chiến đấu. (Nguyên Ngọc, Đường chúng ta đi) b) Theo em, tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm cần phải như thế nào? Nó hướng con người ta tới cái gì? Mang ý nghĩa ra sao với cuộc sống? c) Ở hai đoạn văn trên, người viết đã thể hiện tình cảm của mình bằng cách nào?

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Soạn Bài Hai Đứa Trẻ Ngắn Gọn trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!