Cập nhật thông tin chi tiết về Kế Toán Phát Hành Cổ Phiếu &Amp; Trái Phiếu: Tình Huống &Amp; Cách Xử Lý mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
2. Cách lập chỉ tiêu trên BCĐKT (Cont’d)
Trái phiếu hay cổ phiếu thì đều có đặc điểm chung: là công cụ để doanh nghiệp huy động vốn bổ sung khi có nhu cầu. Nguyên tắc quan trọng nhất trong việc trình bày hay kế toán phát hành cổ phiếu & trái phiếu mà chúng ta cần phải nhớ là:
Việc kế toán phát hành Cổ phiếu & trái phiếu sẽ phụ thuộc vào bản chất của nó là Công cụ nợ hay Công cụ vốn:
Nếu là Công cụ nợ, sẽ được trình bày ở mục “Nợ phải trả”. Trong kỳ ghi nhận chi phí lãi vay vào chi phí tài chính. Và khi đáo hạn phải hạch toán thanh toán nợ gốc.
Nếu là Công cụ vốn sẽ trình bày ở mục “Vốn chủ sở hữu”. Trong kỳ không ghi nhận chi phí lãi vay. Và không phải hạch toán ghi giảm nợ gốc.
Tại sao lại nói như vậy?
(1) Trái phiếu
Đây là 1 loại giấy chứng nhận rằng bên phát hành đã vay 1 số tiền từ người mua. Và sẽ có nghĩa vụ thanh toán số tiền gốc vào ngày đáo hạn cũng như tiền lãi hàng kỳ theo lãi suất .. cho người mua. Như vậy, thông thường thì trái phiếu sẽ là 1 loại công cụ nợ. Do vậy phải được trình bày ở mục “Nợ phải trả” tương tự như các khoản vay.
Nhưng chúng ta còn có “Trái phiếu chuyển đổi”?
Đây là loại trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của cùng một tổ chức phát hành theo các điều kiện đã được xác định trong phương án phát hành. Như vậy, trái phiếu chuyển đổi là công cụ hỗn hợp. Chúng ta sẽ phải tách giá trị công cụ nợ & giá trị công cụ vốn để ghi nhận & trình bày riêng biệt trên BCĐKT.
(2) Cổ phiếu
Là chứng chỉ chứng nhận quyền sở hữu công ty. Người mua cổ phần sẽ được sở hữu công ty theo % cổ phần mà người đó sở hữu. Công ty sẽ không có nghĩa vụ trả lại nợ gốc cho người mua. Như vậy, thông thường thì cổ phiếu sẽ là công cụ vốn & được trình bày ở phần “VCSH”.
Nhưng chúng ta còn có “Cổ phiếu ưu đãi”?
Loại cổ phiếu này lại được chia thành 2 loại:
Cổ phiếu ưu đãi thông thường: Công ty không có nghĩa vụ phải mua lại cổ phiếu ưu đãi đó. Do vậy đây là công cụ vốn. Và được trình bày ở mục VCSH tương tự cổ phiếu thông thường. Tiền cổ tức được trích từ LNSTCPP.
Cổ phiếu ưu đãi kèm điều khoản Công ty phải mua lại tại một thời điểm đã được xác định trong tương lai: Công ty có nghĩa vụ “mua lại” nghĩa là phải thanh toán nợ gốc cho người mua. Như vậy đây là công cụ nợ. Và được trình bày ở phần “Nợ phải trả” tương tự như trái phiếu thường. Tiền cổ tức được tính vào chi phí tài chính trong kỳ.
Đây là trái phiếu thường – công cụ nợ. Do vậy, cần được hạch toán & trình bày ở phần “Nợ phải trả”.
Giá trị Mệnh giá trái phiếu (Tài khoản 34311): phản ánh mệnh giá của trái phiếu – Chi phí phát hành
Giá trị Chiết khấu trái phiếu (Tài khoản 34312): phản ánh chênh lệch khi giá phát hành < Mệnh giá (Sử dụng cho trường hợp “Phát hành trái phiếu có chiết khấu”)
Giá phát hành = Mệnh giá * (1 – % chiết khấu) = 100 tỷ * (1 – 4%) = 96 tỷ
Chiết khấu trái phiếu = 4 tỷ
DR TK112: 96 tỷ & DR TK34312: 4 tỷ / CR TK34311: 100 tỷ
DR TK34311 / CR 112: 1 tỷ
(i) Chi phí phát hành & chiết khấu trái phiếu được phân bổ theo PP đường thẳng (phân bổ cho thời hạn trái phiếu tương tự như PP tính khấu hao ý)
(ii) Chi phí phát hành & chiết khấu trái phiếu được phân bổ theo PP Lãi suất thực tế. Giả sử lãi suất thị trường thực tế trong năm là 11.65%
Sau ghi nhận ban đầu tại thời điểm phát hành, trong quá trình nắm giữ trái phiếu chúng ta sẽ cần:
Ghi nhận Chi phí Lãi trái phiếu phải trả hàng kỳ vào TK 635
Phân bổ giá trị các khoản chiết khấu / phụ trội / chi phí phát hành trái phiếu vào TK635 theo “PP đường thẳng” hoặc “PP Lãi suất thực tế”
Trong ví dụ này:
(i) PP đường thẳng
Phân bổ chi phí phát hành: DR TK635 / CR TK34311: 1 tỷ / 4 = 0.25 tỷ
Phân bổ chiết khấu trái phiếu: DR TK635 / CR TK34312: 4 tỷ / 4 năm = 1 tỷ
Ghi nhận chi phí lãi vay trong kỳ: DR TK 635 / CR 112: 100 tỷ * 10% = 10 tỷ
Trình bày trên BCĐKT: Chỉ tiêu “Vay & nợ thuê tài chính dài hạn – Phải trả dài hạn khác – Nợ phải trả dài hạn”:
(ii) PP Lãi suất thực tế
Khoản chiết khấu/Phụ trội phân bổ vào mỗi kỳ = Chi phí lãi vay thực tế cho mỗi kỳ (*) – Số tiền phải trả từng kỳ
(*) GTGS đầu kỳ của trái phiếu x Tỷ lệ lãi suất thực tế trên thị trường
Lập bảng phân bổ chi phí phát hành & chiết khấu trái phiếu trong kỳ:
Phân bổ chi phí phát hành: DR TK635 / CR TK34311: 0.2 tỷ
Phân bổ chiết khấu trái phiếu: DR TK635 / CR TK34312: 0.9 tỷ
Ghi nhận chi phí lãi vay trong kỳ: DR TK 635 / CR 112: 10 tỷ
Trình bày trên BCĐKT: Chỉ tiêu “Vay & nợ thuê tài chính dài hạn – Phải trả dài hạn khác – Nợ phải trả dài hạn”:
Ví dụ 3. Tiếp tục ví dụ 2. Yêu cầu: hạch toán giao dịch đáo hạn trái phiếu tại 31.12.N+3
Thanh toán trái phiếu khi đến hạn: DR TK 34311 / CR 112
Trường hợp mua lại trái phiếu trước hạn: sẽ có chênh lệch giữa GTGS của trái phiếu và giá mua lại. Chênh lệch này được ghi nhận vào Doanh thu/Chi phí tài chính. Chiếu khấu hoặc phụ trội trái phiếu chưa phân bổ hết cũng sẽ được ghi giảm.
Ví dụ 4. Ngày 1/1/20X2, công ty H phát hành 1 lô trái phiếu chuyển đổi mệnh giá 10 tỷ, kỳ hạn 3 năm, lãi suất danh nghĩa 10%/năm, trả lãi mỗi năm 1 lần vào thời điểm cuối năm. Lãi suất của trái phiếu tương tự không được chuyển đổi là 15%/năm. Tại thời điểm đáo hạn, lô trái phiếu được chuyển đổi thành một triệu cổ phiếu. Yêu cầu:
Hạch toán tại thời điểm phát hành trái phiếu
Hạch toán khi đáo hạn
(i) Tại thời điểm phát hành
Nguyên tắc: Tại thời điểm ghi nhận ban đầu, giá trị phần nợ gốc của TPCĐ được xác định bằng cách chiết khấu giá trị danh nghĩa của khoản thanh toán trong tương lai (gồm cả gốc và lãi trái phiếu) về hiện tại theo lãi suất của trái phiếu tương tự trên thị trường nhưng không có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu. Và trừ đi chi phí phát hành trái phiếu chuyển đổi.
Chúng ta xác định giá trị công cụ nợ bằng cách lập bảng chiết khấu dòng tiền thanh toán trong tương lai về hiện tại:
Ghi nhận ban đầu phần giá trị công cụ nợ: DR TK 112 / CR TK 3432: 8.858.387.000
Ghi nhận giá trị phần công cụ vốn: DR TK 112 / CR TK 4113: 10 tỷ – 8.858.387.000 = 1.141.613.000
Chi phí lãi vay phải trả trong kỳ: DR 635 / CR 112: 1 tỷ
Điều chỉnh Chi phí lãi vay theo lãi suất thực tế của trái phiếu tương đương không có khả năng chuyển đổi: DR 635 / CR 3432: 8.858.387.000 * 15% – 1 tỷ = 328.758.050 (Việc hạch toán phân bổ chi phí phát hành trái phiếu hay khi trái phiếu đáo hạn: tương tự trái phiếu thường)
Trình bày trên BCĐKT: Chỉ tiêu “Trái phiếu chuyển đổi” – Mục “Phải trả dài hạn khác – Phần “Nợ phải trả dài hạn”
Trình bày trên BCĐKT: Chỉ tiêu “Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu” – Phần “Vốn chủ sở hữu”
(iii) Khi đáo hạn
Công cụ nợ:
Nếu không thực hiện quyền chuyển đổi: DR TK 3432 / CR TK 112 ;
Nếu thực hiện quyền chuyển đổi: DR TK 3432 / CR TK 4111 & TK 4112
Công cụ vốn: DR TK 4113 / CR TK4112: 1.141.613.000
(i) Phát hành thêm cổ phiếu phổ thông để huy động vốn bổ sung: Tổng mệnh giá cổ phiếu phát hành: 10 tỷ; giá phát hành: 12 tỷ, thu TGNH. Chi phí thuê tư vấn phát hành: 0.5 tỷ bằng TGNH.
(ii) Phát hành cổ phiếu ưu đãi mệnh giá 10.000đ, số lượng cổ phiếu phát hành: 1 triệu cổ phiếu, giá phát hành 12.000đ/cổ phiếu, thu TGNH. Trong đó 600.000 cổ phiếu kèm theo điều khoản doanh nghiệp cam kết mua lại vào năm N+3.
Đáp án
(i) Phát hành cổ phiếu thường
Đây là công cụ vốn thông thường. Tiền gốc được trình bày VCSH.
DR TK 112: 12 tỷ / CR TK 411.11: 10 tỷ & CR TK 4112: 2 tỷ
DR TK 4112: 0.5 tỷ / CR TK 112: 0.5 tỷ
(ii) Phát hành cổ phiếu ưu đãi
Công ty phát hành cả 2 loại cổ phiếu ưu đãi (công cụ nợ & vốn). Do vậy cần tách ra để trình bày riêng biệt trên BCĐKT.
DR 112: 12 tỷ / CR TK 411.12: 10 tỷ (chi tiết 6 tỷ là CPUĐ kèm cam kết mua lại) & CR TK 4112: 2 tỷ
Trình bày trên BCĐKT tại 31.12.N:
Chỉ tiêu “Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết – Mục “Vốn góp của chủ sở hữu” – Phần “Vốn chủ sở hữu”: 50 tỷ
Chỉ tiêu “Cổ phiếu ưu đãi” – Mục “Vốn góp của chủ sở hữu” – Phần “Vốn chủ sở hữu”: 4 tỷ
Chỉ tiêu “Thặng dư vốn cổ phần” – Phần “Vốn chủ sở hữu”: 20 tỷ + 2 tỷ – 0.5 tỷ + 2 tỷ = 23.5 tỷ
Chỉ tiêu “Cổ phiếu ưu đãi” – Mục “Phải trả dài hạn khác” – Phần ” Nợ dài hạn”: 6 tỷ
Kế Toán Trái Phiếu Phát Hành
Theo Thông tư 200, chi phí phát hành trái phiếu không ghi nhận thẳng vào chi phí hay vốn hóa vào tài sản để phân bổ dần nữa mà trừ vào mệnh giá của trái phiếu phát hành. Các quy định này phản ánh đúng bản chất hơn của chi phí phát hành trái phiếu là một khoản làm giảm số tiền thu được từ trái phiếu, và cũng phù hợp với các quy định trong Chuẩn mực kế toán quốc tế cũng như Chuẩn mực kế toán Mỹ[i].
Điều 54 Thông tư 200 quy định: “Chi phí phát hành trái phiếu được phân bổ dần phù hợp với kỳ hạn trái phiếu t heo phương pháp đường thẳng hoặc phương pháp lãi suất thực tế và ghi nhận vào chi phí tài chính hoặc vốn hóa. Tại thời điểm ghi nhận ban đầu, chi phí phát hành trái phiếu được ghi giảm mệnh giá của trái phiếu. Định kỳ, kế toán phân bổ chi phí phát hành trái phiếu bằng cách ghi tăng giá trị mệnh giá trái phiếu và ghi nhận vào chi phí tài chính hoặc vốn hóa phù hợp với việc ghi nhận lãi vay phải trả của trái phiếu”.
Như vậy chế độ kế toán cho phép các công ty phân bổ các khoản chiết khấu, phụ trội cũng như chi phí phát hành trái phiếu theo phương pháp đường thẳng hoặc phương pháp lãi thực. Phương pháp lãi thực phản ánh đúng thực tế chi phí từ việc đi vay nhưng quá trình tính toán lại phức tạp hơn so với phương pháp đường thẳng.
Ví dụ kế toán trái phiếu thường: ( Đơn vị tính:triệu đồng)
Ngày 01/01/2015, công ty A phát hành trái phiếu có tổng mệnh giá 10.000 để huy động vốn cho sản xuất kinh doanh, thời hạn 3 năm, lãi suất danh nghĩa 8%/năm, tiền lãi trả hàng năm vào ngày 31/12 hàng năm. Tổng chi phí phát hành là 120. Như vậy người mua sẽ nhận được 10.000 khi trái phiếu đáo hạn và nhận lãi hàng năm là 800.
Để thuận tiện cho việc tính toán, phân bổ chi phí phát hành, tài khoản 34311 nên được chi tiết để theo dõi thành hai phần: Mệnh giá trái phiếu và Chi phí phát hành.
TK 343111 – Mệnh giá trái phiếu
TK 343112 – Chi phí phát hành trái phiếu
Nếu lãi suất của các khoản nợ tương đương là 8% thì trái phiếu được phát theo mệnh giá. Trường hợp công ty phân bổ chi phí phát hành theo phương pháp đường thẳng thì chi phí phát hành được phân bổ theo bảng sau:
BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU
THEO PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG THẲNG
Ngày 1/01/2015:
Nợ TK 111, 112: 9.880
Nợ TK 343112 120
Có TK 343111 10.000
Ngày 31/12/2015:
Nợ TK 635 840
Có TK 111, 112 800
Có TK 343111 40
Khi lập Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2015, khoản nợ về trái phiếu phát hành được cộng với số dư tài khoản 341 để trình bày ở khoản mục Vay và nợ dài hạn (mã số 338) với số tiền = Mệnh giá trái phiếu – Chi phí phát hành chưa phân bổ =10.000 – 80 = 9.920.
Các bút toán ghi nhận vào 31/12/2016, 31/12/2017 để phản ánh chi trả lãi trái phiếu, phân bổ chi phí phát hành tương tự như bút toán tại ngày 31/12/2015.
Trường hợp công ty phân bổ chi phí phát hành theo phương pháp lãi thực thì lãi suất thực tế của khoản vay này là lãi suất để chiết khấu dòng tiền chi trả cho trái phiếu về năm phát hành bằng với số tiền thu được từ việc phát hành 9.880. Lãi suất thực tế của khoản vay là 8,47%. Ta có bảng phân bổ chi phí phát hành theo phương pháp lãi thực như sau:
BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU
THEO PHƯƠNG PHÁP LÃI THỰC
Nợ TK 111, 112: 9.880
Nợ TK 343112 120
Có TK 343111 10.000
Nợ TK 635 836,8
Có TK 111, 112 800
Có TK 343111 36,8
Nợ TK 635 839,91
Có TK 111, 112 800
Có TK 343111 39,91
Nợ TK 635 843,29
Có TK 111, 112 800
Có TK 343111 43,29
Ngày 01/01/2018, khi thanh toán cho các trái chủ mệnh giá trái phiếu ghi:
Nợ TK 343111 10.000
Có TK 111, 112 10.000
TRƯỜNG HỢP TRÁI PHIẾU PHÁT HÀNH CÓ CHIẾT KHẤU Nếu lãi suất của các khoản nợ tương tự là 10%/năm thì trái phiếu được định giá như sau: Nếu việc phân bổ chiết khấu trái phiếu thực hiện theo phương pháp đường thẳng thì việc phân bổ chiết khấu và chi phí phát hành các năm theo bảng sau:
10.000 x 0,7152 + 800 x 2,48685 = 9.502,7.
BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ PHÁT HÀNH, CHIẾT KHẤU TRÁI PHIẾU
THEO PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG THẲNG
Cách tính:
Chiết khấu phân bổ hàng năm = 497,3/3 = 165,77
Phí phát hành phân bổ hàng năm = 120/3 = 40
Nợ TK 111, 112: 9.382,7
Nợ TK 34312 497,3
Nợ TK 343112 120
Có TK 343111 10.000
Nợ TK 635 1.005,77
Có TK 111, 112 800
Có TK 343111 40
Ngày 01/01/2018:
Có TK 34312 165,77
Khi lập Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2015, khoản nợ về trái phiếu phát hành được cộng với số dư tài khoản 341 để trình bày ở khoản mục Vay và nợ dài hạn (mã số 338) với số tiền = Mệnh giá trái phiếu – Chi phí phát hành chưa phân bổ – Chiết khấu chưa phân bổ =10.000 – 80 – 331,53 = 9.588,47.
Các bút toán ghi nhận vào 31/12/2016, 31/12/2017 để phản ánh chi trả lãi trái phiếu, phân bổ chiết khấu, phân bổ chi phí phát hành tương tự như bút toán tại ngày 31/12/2015. Ngày 01/01/2018, khi thanh toán cho các trái chủ mệnh giá trái phiếu ghi:
Nợ TK 343111 10.000
Có TK 111, 112 10.000
BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ PHÁT HÀNH, CHIẾT KHẤU TRÁI PHIẾU
THEO PHƯƠNG PHÁP LÃI THỰC
Chi phí tài chính ghi nhận hàng năm
=
Giá trị ghi sổ trái phiếu đầu năm
x
Tỷ lệ chi phí đi vay thực tế (10,5%)
Tổng chiết khấu và phí phát hành phân bổ
=
Chi phí tài chính ghi nhận
–
Tiền lãi trái phiếu chi trả bằng tiền
Chiết khấu phân bổ và chi phí phát hành phân bổ là tổng chiết khấu và chi phí phát hành phân bổ được phân chia theo tỷ lệ giữa chiết khấu (497,3) và chi phí phát hành (120).
Nợ TK 111, 112: 9.382,7
Nợ TK 34312 497,3 Nợ TK 343112 120
Có TK 343111 10.000
Nợ TK 635 985,59
Có TK 111, 112 800
Có TK 343111 36,08
Có TK 34312 149,51
Nợ TK 635 1.005,08
Có TK 111, 112 800
Có TK 343111 39,87
Có TK 34312 165,21
Nợ TK 635 1.005,08
Có TK 111, 112 800
Có TK 343111 39,87
Có TK 34312 165,21
TRƯỜNG HỢP PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CÓ PHỤ TRỘI Nếu lãi suất của các khoản nợ tương tự là 6% thì trái phiếu được định giá như sau:
Ngày 01/01/2018, khi thanh toán cho các trái chủ mệnh giá trái phiếu ghi:
Nợ TK 343111 10.000
Có TK 111, 112 10.000
Như vậy trong trường hợp công ty phát hành trái phiếu có phụ trội với mức phụ trội của trái phiếu là: 10.534,6 – 10.000 = 534,6
Nếu công ty A thực hiện phân bổ phụ trội và chi phí phát hành theo phương pháp đường thẳng thì khoản phụ trội và phí phát hành phân bổ theo bảng sau:
BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ PHÁT HÀNH, PHỤ TRỘI TRÁI PHIẾU
THEO PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG THẲNG
Nợ TK 111, 112: 10.414,6
Nợ TK 3411 120
Có TK 34311 1 10.000
Có TK 34313 534,6
Nợ TK 635 661,8
Nợ TK 34313 178,2
Có TK 111, 112 800
Khoản nợ về trái phiếu phát hành được trình bày trên Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2015 là 10.276,4.
Nếu công ty A thực hiện phân bổ phụ trội và chi phí phát hành theo phương pháp lãi thực thì tỷ lệ chi phí đi vay thực tế là 6,436% và có bảng phân bổ sau:
BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ PHÁT HÀNH, CHIẾT KHẤU TRÁI PHIẾU
THEO PHƯƠNG PHÁP LÃI THỰC
Nợ TK 111, 112: 10.414,6
Nợ TK 3431112 120
Có TK 343111 10.000
Có TK 34313 534,6
Nợ TK 635 670,33
Nợ TK 34313 167,21
Có TK 111, 112 800
Có TK 343112 37,53
Nợ TK 635 661,98
Nợ TK 34313 177,97
Có TK 111, 112 800
Có TK 343112 39,95
Nợ TK 635 653,10
Nợ TK 34313 189,42
Có TK 111, 112 800
Có TK 343112 42,52
Ngày 01/01/2018, khi thanh toán mệnh giá cho các trái chủ:
Có TK 111, 112 10.000
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 200/2014/TT-BTC – Hướng dẫn kế toán doanh nghiệp
FASB (2015), Accounting Standards Update 4/2015
IASB (2010), IAS 32 – Financial Instruments: Presentation
PHẦN 2: http://www.webketoan.vn/ke-toan-trai-phieu-phat-hanh-phan-2.html
Hạch Toán Trái Phiếu Phát Hành Theo Tt 200
Hạch toán Trái phiếu phát hành theo TT 200. Như chúng ta đã biết, Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền xác định, trong khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu đến khi đáo hạn. Vậy khi doanh nghiệp có vay vốn bằng phương thức phát hành trái phiếu, thì kế toán sẽ hạch toán như thế nào?
Kế toán Hà Nội sẽ hướng dẫn các bạn Cách hạch toán Trái phiếu phát hành theo TT 200.
Theo Thông tư 200, để hạch toán Trái phiếu phát hành chúng ta sử dụng Tài khoản 343.
Tài khoản 343 - Trái phiếu phát hành: Là TK dùng để phản ánh tình hình phát hành trái phiếu, bao gồm cả trái phiếu chuyển đổi và tình hình thanh toán trái phiếu của DN. Tài khoản này cũng dùng để phản ánh các khoản chiết khấu, phụ trội trái phiếu phát sinh khi phát hành trái phiếu và tình hình phân bổ các khoản chiết khấu, phụ trội khi xác định chi phí đi vay tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc vốn hóa theo từng kỳ.
Kế toán sẽ hạch toán 2 loại trái phiếu: Trái phiếu thường và trái phiếu chuyển đổi. Cụ thể:
Căn cứ vào các tài khoản cấp 3, kế toán hạch toán cụ thể như sau:
Hạch toán từng nghiệp vụ cụ thể như sau:
Nợ các TK 111, 112,…: Mệnh giá trái phiếu
Có TK 34311: Mệnh giá trái phiếu.
Trường hợp trả lãi trái phiếu định kỳ.
Khi Doanh nghiệp trả lãi tính vào chi phí SXKD hoặc vốn hoá, hạch toán:
Nợ TK 635: Trị giá lãi trái phiếu (nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ)
Nợ các TK 627, 241: Trị giá lãi trái phiếu (nếu được vốn hoá)
Có các TK 111, 112,…: Trị giá số tiền trả lãi trái phiếu trong kỳ.
Trường hợp trả lãi trái phiếu sau (khi trái phiếu đáo hạn).
– Từng kỳ, Doanh nghiệp phải tính trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào chi phí SXKD hoặc vốn hoá, hạch toán:
Nợ TK 635: Trị giá chi phí lãi vay phải trả trong kỳ (nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ)
Nợ các TK 241, 627: Trị giá chi phí lãi vay phải trả trong kỳ (nếu được vốn hoá vào giá trị tài sản dở dang)
Có TK 335: Trị giá phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ.
– Cuối thời hạn của trái phiếu, Doanh nghiệp thanh toán gốc và lãi trái phiếu cho người mua trái phiếu, hạch toán:
Nợ TK 335: Tổng số tiền lãi trái phiếu
Nợ TK 34311: Mệnh giá trái phiếu (tiền gốc)
Có các TK 111, 112,…: Tổng trị giá phải trả.
Trường hợp trả trước lãi trái phiếu ngay khi phát hành.
– Tại thời điểm phát hành trái phiếu, hạch toán:
Nợ các TK 111, 112,…: Tổng số tiền thực thu
Nợ TK 242: Chi phí trả trước (chi tiết lãi trái phiếu trả trước)
Có TK 34311: Mệnh giá trái phiếu.
– Định kỳ, kế toán phân bổ lãi trái phiếu trả trước vào chi phí đi vay từng kỳ, hạch toán:
Nợ TK 635: Trị giá lãi trái phiếu phải trả (nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ)
Nợ các TK 241, 627: Trị giá lãi trái phiếu phải trả (nếu được vốn hoá vào giá trị tài sản dở dang)
Có TK 242: Trị giá lãi trái phiếu phải trả (số lãi trái phiếu phân bổ trong kỳ).
– Phát sinh chi phí phát hành trái phiếu, hạch toán:
Nợ TK 34311: Mệnh giá trái phiếu
Có các TK 111, 112,…: Mệnh giá trái phiếu.
– Định kỳ, kế toán phân bổ chi phí phát hành trái phiếu theo phương pháp đường thẳng hoặc phương pháp lãi suất thực tế, hạch toán:
Nợ các TK 635, 241, 627: (số phân bổ chi phí phát hành trái phiếu trong kỳ)
Có TK 34311: Mệnh giá trái phiếu.
Nợ TK 34311: Mệnh giá trái phiếu
Có các TK 111, 112,…: Trị giá phải trả.
Hạch toán từng nghiệp vụ cụ thể như sau:
Nợ các TK 111, 112,…: Số tiền thu về bán trái phiếu
Nợ TK 34312: Chiết khấu trái phiếu (chênh lệch giữa số tiền thu về bán trái phiếu nhỏ hơn mệnh giá trái phiếu)
Có TK 34311: Mệnh giá trái phiếu.
Trường hợp trả lãi định kỳ.
Khi trả lãi vay tính vào chi phí SXKD hoặc vốn hóa, hạch toán:
Nợ TK 635: Trị giá lãi vay (nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ)
Nợ các TK 241, 627: Trị giá lãi vay (nếu được vốn hoá vào giá trị tài sản dở dang)
Có các TK 111, 112,…: Trị giá số tiền trả lãi trái phiếu trong kỳ
Có TK 34312: Chiết khấu trái phiếu (số phân bổ chiết khấu từng kỳ).
Trường hợp trả lãi sau (khi trái phiếu đáo hạn).
– Từng kỳ, Doanh nghiệp phải tính chi phí lãi vay phải trả trong kỳ, hạch toán:
Nợ TK 635: Trị giá chi phí lãi vay phải trả (nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ)
Nợ các TK 241, 627: Trị giá chi phí lãi vay phải trả (nếu được vốn hóa vào giá trị tài sản dở dang)
Có TK 335: Chi phí phải trả (phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ)
Có TK 34312: Chiết khấu trái phiếu (số phân bổ trong kỳ).
– Cuối thời hạn của trái phiếu, Doanh nghiệp phải thanh toán gốc và lãi trái phiếu cho người mua trái phiếu, hạch toán:
Nợ TK 335: Tổng số tiền lãi trái phiếu
Nợ TK 34311: Mệnh giá trái phiếu
Có các TK 111, 112,…: Tổng trị giá phải trả.
Trường hợp trả trước lãi trái phiếu ngay khi phát hành.
– Khi phát hành trái phiếu, hạch toán:
Nợ các TK 111, 112,…: Tổng số tiền thực thu
Nợ TK 34312: Chiết khấu trái phiếu
Nợ TK 242: Số tiền lãi trái phiếu trả trước
Có TK 34311: Mệnh giá trái phiếu.
– Định kỳ, kế toán tính chi phí lãi vay vào chi phí SXKD trong kỳ, hoặc vốn hoá, hạch toán:
Nợ TK 635: Trị giá chi phí lãi vay (nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ)
Nợ các TK 241, 627: Trị giá chi phí lãi vay (nếu được vốn hoá vào giá trị tài sản dở dang)
Có TK 242: Số lãi trái phiếu phân bổ trong kỳ
Có TK 34312: Chiết khấu trái phiếu (số phân bổ chiết khấu từng kỳ).
Nợ TK 34311: Mệnh giá trái phiếu
Có các TK 111, 112,…: Trị giá phải trả.
Hạch toán từng nghiệp vụ cụ thể như sau:
Nợ các TK 111, 112: Số tiền thu về bán trái phiếu
Có TK 34313: Phụ trội trái phiếu (chênh lệch giữa số tiền thực thu về bán trái phiếu lớn hơn mệnh giá trái phiếu)
Có TK 3431: Mệnh giá trái phiếu.
Trường hợp trả lãi định kỳ.
Khi trả lãi, kế toán tính vào chi phí SXKD hoặc vốn hoá, hạch toán:
Nợ TK 635: Trị giá chi phí lãi vay phải trả(nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ)
Nợ các TK 241, 627: Trị giá chi phí lãi vay phải trả (nếu được vốn hoá vào giá trị tài sản dở dang)
Có các TK 111, 112,…: Số tiền trả lãi trái phiếu trong kỳ.
Đồng thời, kế toán phân bổ dần phụ trội trái phiếu để ghi giảm chi phí đi vay từng kỳ, hạch toán:
Nợ TK 34313: Phụ trội trái phiếu (số phân bổ dần từng kỳ)
Có các TK 635, 241, 627: Phụ trội trái phiếu.
Trường hợp trả lãi sau (khi trái phiếu đáo hạn).
Từng kỳ, Doanh nghiệp ghi nhận trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ.
– Kế toán tính chi phí lãi vay cho các đối tượng ghi nhận chi phí đi vay trong kỳ, hạch toán:
Nợ các TK 635, 241, 627: Chi phí phải trả
Có TK 335: Chi phí phải trả (phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ).
– Đồng thời, kế toán phân bổ dần phụ trội trái phiếu để ghi giảm chi phí đi vay từng kỳ, hạch toán:
Nợ TK 34313: Phụ trội trái phiếu
Có các TK 635, 241, 627: Phụ trội trái phiếu.
– Cuối thời hạn của trái phiếu, Doanh nghiệp thanh toán gốc và lãi trái phiếu cho người có trái phiếu, hạch toán:
Nợ TK 335: Tổng số tiền lãi trái phiếu
Nợ TK 34311: Mệnh giá trái phiếu (tiền gốc)
Có các TK 111, 112,…: Tổng trị giá phải trả.
Trường hợp trả trước lãi trái phiếu ngay khi phát hành.
– Khi phát hành trái phiếu, hạch toán:
Nợ các TK 111, 112,…: Tổng số tiền thực thu
Nợ TK 242: Số tiền lãi trái phiếu trả trước
Có TK 34313: Phụ trội trái phiếu
Có TK 34311: Mệnh giá trái phiếu.
– Định kỳ, kế toán tính phân bổ chi phí lãi vay cho các đối tượng ghi nhận chi phí đi vay trong kỳ, hạch toán:
Nợ TK 635: Trị giá chi phí lãi vay (nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ)
Nợ các TK 241, 627: Trị giá chi phí lãi vay (nếu được vốn hoá vào giá trị tài sản dở dang)
Có TK 242: Trị giá chi phí lãi vay (số lãi trái phiếu phân bổ trong kỳ).
– Đồng thời phân bổ dần phụ trội trái phiếu ghi giảm chi phí đi vay từng kỳ, hạch toán:
Nợ TK 34313: Phụ trội trái phiếu (số phân bổ phụ trội trái phiếu từng kỳ)
Có các TK 635, 241, 627: Phụ trội trái phiếu.
Kế toán hạch toán cụ thể các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
Tại thời điểm phát hành, kế toán xác định giá trị phần nợ gốc và quyền chọn cổ phiếu của trái phiếu chuyển đổi bằng cách chiết khấu giá trị danh nghĩa của khoản thanh toán trong tương lai về giá trị hiện tại, hạch toán:
Nợ các TK 111, 112: Tổng số thu từ phát hành trái phiếu chuyển đổi
Có TK 3432: Trái phiếu chuyển đổi (phần nợ gốc)
Có TK 4113: Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu (chênh lệch giữa số tiền thu được và nợ gốc trái phiếu chuyển đổi).
– Khi phát sinh chi phí phát hành trái phiếu, hạch toán:
Nợ TK 3432: Trái phiếu chuyển đổi
Có các TK 111, 112, 338…: Trị giá phải trả.
– Định kỳ, kế toán phân bổ chi phí phát hành trái phiếu vào chi phí tài chính, hạch toán:
Nợ các TK 635, 241, 627: Trị giá chi phí phát hành trái phiếu
Có TK 3432: Trị giá chi phí phát hành trái phiếu.
– Ghi nhận chi phí tài chính hoặc vốn hoá đối với số lãi trái phiếu phải trả.
Định kỳ, kế toán ghi nhận chi phí tài chính hoặc vốn hoá đối với số lãi trái phiếu phải trả tính theo lãi suất của trái phiếu tương tự không có quyền chuyển đổi hoặc tính theo lãi suất đi vay phổ biến trên thị trường đồng thời điều chỉnh giá trị phần nợ gốc của trái phiếu chuyển đổi. Hạch toán:
Nợ TK 635: Chi phí tài chính
Nợ các TK 241, 627: (nếu vốn hoá)
Có TK 335: Chi phí phải trả (số lãi trái phiếu phải trả trong kỳ tính theo lãi suất danh nghĩa)
Có TK 3432: Trái phiếu chuyển đổi (phần chênh lệch giữa số lãi trái phiếu tính theo lãi suất thực tế hoặc lãi suất trái phiếu tương đương không có quyền chuyển đổi cao hơn số lãi trái phiếu phải trả trong kỳ tính theo lãi suất danh nghĩa).
Có 2 trường hợp xảy ra.
Nợ TK 3432: Trái phiếu chuyển đổi
Có các TK 111, 112: Trị giá phải trả.
Đồng thời, kế toán kết chuyển giá trị quyền chọn cổ phiếu của trái phiếu chuyển đổi vào thặng dư vốn cổ phần, hạch toán:
Nợ TK 4113: Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu
Có TK 4112: Thặng dư vốn cổ phần.
Nợ TK 3432: Trái phiếu chuyển đổi
Có TK 4111: Mệnh giá trái phiếu
Có TK 4112: Trị giá phần chênh lệch giữa giá trị cổ phiếu phát hành thêm tính theo mệnh giá và giá nợ gốc trái phiếu chuyển đổi.
Đồng thời, kế toán kết chuyển giá trị quyền chọn cổ phiếu của trái phiếu chuyển đổi vào thặng dư vốn cổ phần, hạch toán:
Nợ TK 411: Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu
Có TK 4112: Thặng dư vốn cổ phần.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
Agribank Phát Hành 4 Triệu Trái Phiếu
08/12/2018
Agribank phát hành 4 triệu trái phiếu ra công chúng với tổng giá trị lên tới 4.000 tỷ đồng, mức lãi suất của trái phiếu Agribank sẽ luôn cao hơn 1,1%/năm
Với mục tiêu cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, phù hợp, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, Agribank phát hành 4 triệu trái phiếu ra công chúng với tổng giá trị lên tới 4.000 tỷ đồng, mức lãi suất của trái phiếu Agribank sẽ luôn cao hơn 1,1%/năm so với mức trung bình lãi suất cá nhân kỳ hạn 12 tháng của 04 ngân hàng thương mại gồm: Agribank, Vietinbank, BIDV và Vietcombank được công bố trên website chính thức. Đây là một cơ hội đầu tư hấp dẫn đối với khách hàng.
Theo tin tức mới nhất từ ngân hàng này, Agribank phát hành 4 triệu trái phiếu kỳ hạn 10 năm, mỗi trái phiếu có giá trị 01 triệu đồng. Thời hạn Agribank nhận đăng ký mua từ ngày 05/12/2018 đến ngày 24/12/2018 tại tất cả 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch của Agribank trên toàn quốc hoặc Đại lý phát hành là Công ty Cổ phần Chứng khoán Agribank (Agriseco). Nhà đầu tư sẽ được ưu tiên mua theo thứ tự về thời gian đăng ký cho đến khi toàn bộ số lượng trái phiếu được bán hết.
Agribank hiện là NHTM hàng đầu Việt Nam về tổng tài sản, nguồn vốn, dư nợ, mạng lưới, nguồn nhân lực và cơ sở khách hàng. Đến nay, Agribank có bề dày kinh nghiệm 30 năm trên lĩnh vực tài chính nông thôn, giữ vai trò chủ lực trong đầu tư nguồn vốn và cung ứng sản phẩm dịch vụ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và nền kinh tế. Nhiều năm liền Agribank thuộc Top10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500), là Ngân hàng đứng thứ 446/1000 ngân hàng lớn nhất thế giới theo bình chọn của The Banker. Agribank đang phấn đấu trở thành một trong 150 ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất khu vực Châu Á vào cuối năm 2020.
Bạn đang xem bài viết Kế Toán Phát Hành Cổ Phiếu &Amp; Trái Phiếu: Tình Huống &Amp; Cách Xử Lý trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!