Cập nhật thông tin chi tiết về Khái Niệm Tác Dụng Phân Biệt Đà Kiềng Và Giằng Móng mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đà kiềng (giằng cột) là cấu kiện nối liền các cột với nhau, ở vị trí gần chân cột, có cos cao hơn đài móng (hay đế móng). Đà kiềng thường được dùng để đỡ tường xây.
Trong thực tế, có thể gặp công trình mà chỉ có dầm móng và tường xây trực tiếp lên nó.
Lúc này nhiều người cũng gọi nó là đà kiềng. Cũng có thể gặp công trình chỉ có đà kiềng như 1 số nhà cấp 4 chẳng hạn, lúc này một số người lại gọi nó là dầm móng. Ngoài Bắc, đà kiềng và đà giằng đều được gọi là giằng móng (dầm móng).
Tác dụng của đà kiềng và đà giằng
Giúp định vị chân cột, giữ cho khoảng cách tương đối giữa các chân cột không thay đổi trong quá trình làm việc của công trình.
Tham gia với toàn bộ hệ kết cấu (khung, dầm, cột) chịu ứng suất công trình sinh ra do độ lún lệch (lún thắng đứng) xảy ra ở bất kỳ vị trí móng nào của công trình. Trong trường hợp tính kết cấu của phần bên trên mà ta chưa kể đến ảnh hưởng của tác dụng này (lún lệch) thì đà kiềng sẽ chủ yếu giữ nhiệm vụ này.
Chịu tải trọng bản thân của tường, tránh nứt tường của tầng trệt trong quá trình sử dụng công trình.
Đà Giằng nằm phía dưới Đà Kiềng, thường đặt chìm trong đài móng có tác dụng giúp định vị chân cột, giữ cho khoảng cách tương đối giữa các chân cột không thay đổi trong quá trình làm việc của công trình.
Nói đơn giản dễ hiểu thì :
Đà kiềng có tác dụng nối các chân cột lại với nhau, chịu tải tường ngang dồn xuống móng. Đà kiềng chịu lực uốn kéo, võng.
Đà giằng có tác dụng nối các móng lại với nhau, ổn định móng theo 2 phương chống lún lệch. Đà giằng chịu kéo, vòng.
Giằng móng
Giằng móng (hay dầm móng) là kết cấu nằm theo phương ngang nhà, có nhiệm vụ đỡ tường bao che (hoặc tường ngăn trong nhà) truyền vào móng. Vị trí của giằng móng phụ thuộc vào vị trí của tường. Có thể nằm ngoài, giữa và mặt trong của cột.
Giằng móng thường có cấu tạo bê tông cốt thép. Dựa theo hình dáng, giằng móng được phân thành giằng móng dạng chữ nhật, chữ T hay hình thang.
Cấu tạo của giằng móng và liên kết với các kết cấu khác
Do được gối lên móng nên kích thước và hình dáng của giằng móng phụ thuộc vào khoảng cách cột. Với khoảng cách cột 6m, giằng móng thường có dạng hình chữ nhật hoặc hình thang. Với khoảng cách cột 12m, giằng móng thường có dạng hình chữ T.
Cao độ mặt trên của giằng móng thường lấy thấp hơn mặt nền 50mm để bố trí lớp cách nước. Để chống biến dạng, phía dưới và bên dầm móng được chèn bằng cát, đá dăm nhỏ.
Tại nơi có bố trí lối ra vào cho ô tô… thì không đặt giằng móng.
Đà Kiềng Là Gì? Phân Biệt Đà Kiềng Và Giằng Móng
Đà kiềng là gì? Nó có phải là dầm móng hay không đó là câu hỏi đặt ra của rất nhiều người. Hiện nay giữa 2 cụm từ đà kiềng và dầm móng đang gây nên sự tranh cãi vô cùng gay gắt, thế cho nên chúng tôi sẽ nêu định nghĩa chính xác.
Đà kiềng là gì?
– Đà kiềng là giằng cột, các cấu kiện nối liền các cột lại với nhau, thường thường ở các vị trí như chân cột, có cos cao hơn nhiều so với đài móng.
– Có tác dụng: Dùng để đỡ cột.
Dầm móng là gì?
– Là các cấu kiện có tác dụng nối liên các đài với nhau.
Trong các công trình thi công thực tế như hiện nay, vẫn có các trường hợp công trình chỉ dầm móng và xây tường trực tiếp lên như vậy thì có thể gọi là dầm móng hay đà kiềng đều đúng. Đây chính là nguyên nhân gây nên các cuộc tranh cãi, nhiều người lại nghĩ đà kiềng và dầm móng là một, nó chỉ đúng với trường hợp ở trên mà tôi nói còn lại thì không.
Tác dụng của đà kiềng và đà giằng
– Liên kết và tham gia với toàn bộ kết cấu của công trình như khung , dầm và cột, chịu ứng suất sinh ra do lún hoặc lệch xảy ra ở bất kì chỗ nào của công trình, và đà kiềng có nhiệm vụ quan trọng là chống lún – lệch và chịu lực uốn tác dụng tốt.
– Định vị chân cột, giữ cho khoảng cách tương đối giữa các chân cột và không làm thay đổi trong quá trình làm việc của công trình.
– Chịu tải trọng cho tường, nhằm tránh nứt tường của tầng trệt trong quá trình dùng và đảm bảo tường nhà không bị nứt khi tham gia vào quá trình sử dụng.
Đà giằng nằm dưới đà kiềng, chủ yếu được đặt trong các đài móng, có khả năng định vị chân cột, giữ cho khoảng cách các chân cột không được thay đổi vị trí trong quá trình thi công công trình.
Hoặc bạn có hiểu như sau
– Đà kiềng là nối các chân cột lại, còn đà giằng là nối các móng
– Đà kiềng dồn xuống móng đà giằng thì ổn định móng theo hai phương chống lún – lệch
– Đà kiềng chịu lực uốn kéo, võng và ngược lại kéo và vòng là đà giằng.
Giằng móng
– Khái niệm: Giằng móng là loại kết cấu nằm theo phương ngang, có nhiệm vụ hàng đầu là đỡ tường bao che truyền vào móng. Vị trí của giằng phải phụ thuộc vào vị trí của tường, nằm ngoài, nằm giữa hoặc nằm trong của cột.
– Giằng móng rất chắc chắn bởi vì có cấu tạo bê tôn- cốt thép, tùy thuộc vào hình dáng người ta có thể phân chia giằng móng theo hình chữ nhật, chữ T hay hình thang.
– Cấu tạo của giằng móng và liên kết với các kết cấu khác.
Do được đặt trên mong cho nên hình dáng cũng như kích thước của giằng đều phải phụ thuộc vào khoảng cách của cột. tuy nhiên nếu khoảng cách cột là 6m thì giằng móng có thể là hình thang hay hình chữ nhật đều được. Ngược lại, nếu giằng móng theo hình T thì khoảng cách cột sẽ là 12m.
Ý nghĩa công tác thiết kế nền móng
Công tác nền móng là sự khởi đầu cho một công trình cho nên rất là quan trọng, thế nên trước khi thi công thì phải tính toán, công tác thiết kế và thi công công trình phải làm sao đảm bảo và thỏa mãn. Từ đó chúng tôi đã đưa ra 3 ý nghĩa chính quan trọng nhất đó là:
– Ổn định và đảm bảo về cường độ, sự biến dạng của từng kết cấu của toàn bộ công trình.
– Cam đoan về sự thi công làm việc bình thường trong thời giant hi công và sử dụng dài lâu.
– Rút ngắn thời gian ngắn, chi phí phù hợp và tốt nhất.
Công ty xây dựng Kim Thành Vina là đơn vị chuyên tư vấn, thiết kế và xây dựng công trình với 10+ năm làm việc và kinh nghiệm cao. Nhờ có đội ngũ nhân viên tài giỏi và nhiệt tình, nhiệt huyết với công việc. Xây dựng Kim Thành Vina cam kết mang lại cho bạn những công tình đẹo nhất, hiện đại và bền vững nhất và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Quý khách hàng cần thiết kế xây dựng nhà xưởng công nghiệp, hãy liên hệ với công ty chúng tôi để được hưởng dịch vụ chất lượng và ưu đãi lớn nhất.
CÔNG TY TNHH XD TM DV KIM THÀNH VINA
Địa chỉ: 66/85/9 Thống Nhất – P .15 Q. Gò Vấp – TP.HCM
Chi nhánh: 114/188/1/2 Tô Ngọc Vân, P.15, Q. Gò Vấp
DĐ: 0909 582 657
Email: vinakimthanh@gmail.com
Website: http://xaydungsuachuanha.vn
Đà Kiềng Là Gì? Vài Trò Và Phân Biệt Với Giằng Móng
Khi có hiện tượng dịch chuyển địa chất thì đà kiềng sẽ có nhiệm vụ định vị móng khỏi bị xê dịch và giúp đỡ tường và chịu tải tường ngang dồn xuống móng.
Khái niệm
Đà kiềng là giằng các chân cột lại với nhau, nhằm ổn định các cột, giữ khoảng cách các chân cột và cột không bị nghiêng ngã trong quá trình xây dựng. Nằm ở vị trí chân cột và có có cao hơn đài móng.
Đà kiềng có tác dụng nối các chân cột lại với nhau, chịu lực uốn kéo, võng. Trong khi đó, dầm móng có tác dụng nối các móng lại với nhau, ốn định móng theo 2 hướng chống lún lệch, chịu lực uốn kéo, vòng.
Nhưng trong các công trình xây dựng thực tế thì tùy theo phương pháp tính toán của từng kỹ sư thiết kế nhà mà chỉ có dầm móng và tường được xây trực tiếp lên đó. Lúc này dầm móng mới được gọi là đà kiềng.
Vai trò đà kiềng
Cố định các chân cột, giữ các chân cột không thay đổi khoảng cách trong quá trình xây dựng các phần phía trên.
Tham gia với toàn bộ kết cấu (khung, dầm, cột) chịu ứng suất công trình sinh ra do độ lún lệch (lún thắng đứng) xảy ra ở bất kỳ vị trí móng nào của công trình.
Chịu tải trọng cho toàn bộ tường, tránh nứt tường của tầng trệt trong quá trình sử dụng công trình. Và đảm bảo tường nhà không bị nứt khi đi vào sử dụng.
Kỹ thuật thi công đà kiềng
Thép được buộc lại tạo thành khung và được đặc vào vị trí.
Kê các vật có độ dày 30mm vào dưới khung cốt thép để đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép
Lắp dựng khuôn đúc bê tông bằng ván gỗ và đóng lại thành hộp tập kết lại
Tiến hành điều chỉnh khuôn ván đúng theo yêu cầu vị trí đã thiết kế
Cố định khuôn ván bằng cây gỗ 3 x 5
Trộn và đổ bê tông vào khuôn ván
Dùng đầm dùi đầm kỹ bê tông để không có bột khí
Tháo khuôn ván đổ bê tông sau khi đổ bê tông được 1 ngày, bề mặt bê tông đã cứng
Trong lúc tháo dỡ khuôn ván hạn chế làm sứt mẻ cấu kiện
Nếu muốn công trình có tuổi thọ lâu bền và sức chịu lực cao khi xây dựng trên nền đất mềm thì đà kiềng là sự lựa chọn tốt nhất.
KTS Lê Công Tùng
Đà Kiềng Là Gì? Cách Thi Công Đà Kiềng Hiệu Quả Nhất
Trong xây dựng để gia cố nền móng có 2 kỹ thuật thường được sử dụng là giằng móng( giằng cọc) và đà kiềng. Có nhiều người nghĩ 2 kỹ thuật này đều có tác dụng giống nhau nhưng thật ra không phải vậy? chức năng của đà kiềng và giằng móng là khác nhau hoàn toàn. Ở bài viết này mình sẽ hướng dẫn thông tin về đà kiềng và cách xây dựng đà kiềng mang lại hiệu quả cao nhất.
Đà kiềng là gì?
Đà kiềng là những đoạn giằng cột chính trong kiến trúc ngôi nhà giúp nối các cột với nhau, thường ở các vị trí như chân cột và cao hơn so với đài móng. Và tác dụng chính của đà kiềng là để đỡ cột, giúp chịu 1 phần lực cho cột. Có thể nói đà kiềng có tác dụng là kết hợp với cột giúp tạo bộ khung vững chắn nhất cho ngôi nhà.
Nhiều công trình ngày nay chỉ sử dụng giằng móng vì thích hợp với các công trình lớn và xây trực tiếp thay vì lắp ghép các giằng móng đúc sẵn. Chính vì vậy mà rất nhiều người nhầm giữa đà kiềng và giằng móng giống nhau.
Đà kiềng có tác dụng gì?
Trong kết cấu nhà thì đà kiềng giữ vai trò chống lún lệch móng và đỡ các bức tường. Đặc biệt hơn, đối với các công trình nhà phố khi 2 bên là nhà của các hộ gia đình khác và sử dụng móng cọc bê tông cốt thép hoặc cọc cừ tràm , khi đó giữa cột và cọc có độ lệch tâm lớn thì đà kiềng còn một nhiệm vụ quan trọng hơn nhiều đó là chịu lực uốn tác dụng của toàn bộ căn nhà thông qua các cột.
Những tác dụng chính gồm:
Giúp định vị chân cột, giữ cho khoảng cách tương đối giữa các chân cột không thay đổi khi xây dựng các phần phía trên ngôi nhà như sàn nhà, mái nhà…
Tham gia với toàn bộ kết cấu (khung, dầm, cột) chịu ứng suất công trình sinh ra do độ lún lệch (lún thắng đứng) xảy ra ở bất kỳ vị trí móng nào của công trình. Trong trường hợp tính kết cấu của phần bên trên mà ta chưa kể đến ảnh hưởng của tác dụng này (lún lệch) thì đà kiềng sẽ chủ yếu giữ nhiệm vụ này.
Chịu tải trọng cho toàn bộ tường, tránh nứt tường của tầng trệt trong quá trình sử dụng công trình. Và đảm bảo tường nhà không bị nứt khi đi vào sử dụng.
Kích thước của đà kiềng là bao nhiêu?
Tùy kích thước công trình và móng được xây dựng bằng phương pháp nào ví dụ: như móng làm bằng cừ tràm, cọc tre hay cọc bê tông. Đà kiềng sẽ có kích thước tương ứng. Các bạn có thể tham khảo và tải báo giá cừ tràm tại: https://cutram.vn/ban-cu-tram
Cao độ đà kiềng
Đối với móng đơn và móng băng: Cao độ mặt trên của đà kiềng thường thấp hơn nền hoàn thiện khoảng 7 đến 10cm dành cho các lớp bê tông nền, vữa lót và gạch nền. Hạn chế thi công mặt đà kiềng thấp hơn rồi xây bó nền bằng gạch, vì như vậy nước sẽ thấm theo bó nền làm tường bên trên bị ẩm ảnh hưởng đến chất lượng và thẩm mỹ ngôi nhà.
Đối với móng cọc cừ tràm: Đà kiềng được các kỹ sư lựa chọn và quyết định, thường có các giải pháp như sau:
Cao độ đà kiềng ngang và dọc băng nhau và bằng cao độ của đài cọc, thường được sử dụng ở những nơi không có tải trọng động như xe tải qua lại. Ưu điểm của giải pháp này là dễ thi công, tạo tính toàn khối tốt giữa cọc, đài cọc và đà kiềng, tiết kiệm được một lượng đáng kể bê tông. Tuy nhiên, việc thi công hệ thống cấp thoát nước sẽ khó khăn hơn do phải đào đất sâu dưới đáy đà kiềng để đặt ống.
Cao độ đà kiềng ngang bằng cao độ đài cọc và đáy đà kiềng dọc bằng cao độ đài cọc. Thường sử dụng đối với nhà phố. Ưu điểm, dễ thi công hệ thống cấp thoát nước. Công tác gia công lắp đặt ván khuôn, cốt thép và đổ bê tông đà kiềng và cột phải tuân thủ các quy định của quy phạm.
Cách thi công đà kiềng
Đối với những công trình lớn và cần thời gian thi công nhanh. Ta có thể thi công đà kiềng với cotpha làm bằng gạch. Điều này có thể gây thêm chi phí, nhưng bù lại về tính ổn định và tốc độ thi công sẽ rất nhanh chóng. Kỹ thuật thi công đà kiềng được thực hiện bằng những bước chính sau:
Thép được buộc thành khung và lắp vào vị trí. Buộc các viên kê dày 30mm vào cốt thép để đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép.
Gia công lắp dựng ván khuôn gỗ. Ván khuôn được gia công và đóng thành hộp tập kết lại. Sau đó đặt ván khuôn vào vị trí và điều chỉnh cho đúng vị trí thiết kế. Ván khuôn được cố định bằng cây gỗ 3×5.
Buộc các viên kê dày 30mm vào cốt thép để đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép. Ván khuôn được gia công và đóng thành hộp tập kết lại.
Sau khi đổ bê tông được 01 ngày tiến hành tháo ván khuôn dầm giằng móng. Tháo ván khuôn theo đúng yêu cầu kỹ thuật tránh làm sứt mẽ cấu kiện.
Nếu muốn công trình có sức chịu lực cao khi xây dựng trên nền đất yếu thì sử dụng đà kiềng sẽ mang lại hiệu quả cao nhất.
Bạn đang xem bài viết Khái Niệm Tác Dụng Phân Biệt Đà Kiềng Và Giằng Móng trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!