Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Sao Để Phân Biệt Đá Quý Tự Nhiên Là Thật Hay Giả? mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khi mua đá quý, điều mà chúng ta luôn băn khoăn chính là viên đá đó là thật hay giả; là đá quý tự nhiên vẫn “sống” hay đã qua xử lý; nguồn gốc của viên đá như thế nào; giá trị của viên đá trên thị trường đá quý;…
Pearl – Ngọc trai
Bạn có thể đã từng biết đến phương pháp kiểm nghiệm một viên Ngọc trai là thật hay giả bằng cách cạo nó. Cách này khá đơn giản nhưng có một khoảng thời thì đây là cách kiểm nghiệm chính xác nhất. Nếu là Ngọc trai thật, khi vạch trên bề mặt sẽ có cảm giác cứng, nhám vì Ngọc trai được bao phủ bởi nhiều lớp xà cừ tự nhiên. Ngọc trai giả sẽ mang đến cảm giác mịn màng hơn, trơn láng hơn và vẻ ngoài trông hoàn hảo hơn.
Một cách khác để biết Ngọc trai có thật hay không là xác định nhiệt độ của Ngọc trai. Trước khi kiểm tra nhiệt độ, bạn phải để viên ngọc ở yên trong môi trường một thời gian để nó trở về nhiệt độ bình thường, không nên dùng phương pháp này với những viên ngọc đang được đeo bởi nó sẽ làm giảm tính chính xác do cơ thể của chúng ta là một nguồn phát nhiệt tự nhiên. Sau khi để Ngọc trai trở về nhiệt độ như bình thường, hãy cầm những viên Ngọc trai trên tay và xem chúng mang đến cảm giác như thế nào cho làn da của bạn. Ngọc trai thật sẽ mang đến cảm giác mát hơn khi tiếp xúc chỉ trong vài giây, cảm giác này giống với cảm giác khi bạn chạm tay vào đá cẩm thạch. Ngọc trai giả bằng nhựa hoặc thủy tinh sẽ không thay đổi nhiệt độ nên sẽ không mang đến cảm giác gì cho bạn khi chạm vào.
Diamond – Kim cương
Có rất nhiều cách để xác định xem một viên Kim cương là thật hay giả. Thử nghiệm đơn giản nhất để xem viên Kim cương có thật không là xem nó có thể cắt được thủy tinh hay không. Một viên Kim cương thật có thể dễ dàng cắt xuyên qua thủy tinh, trong khi Kim cương giả thì không thể.
Một cách khác để kiểm tra tính thật giả của viên Kim cương chính là thử nghiệm sương mù. Phương pháp này thực hiện bằng cách thổi một luồng khí nóng vào viên đá quý, giống như cách bạn bạn thổi vào mặt gương soi. Nếu nó không có hiện tượng sương mù lưu lại trên mặt lâu, thì viên đá đó là thật. Kim cương thật có thể phân tán nhiệt, trong khi Kim cương giả thì không, vì vậy nó sẽ giữ lại lớp sương trong vài giây.
Một cách khác để nhận dạng Kim cương là thật hay giả nhìn vào độ khúc xạ của viên đá. Kim cương có độ khúc xạ rất mạnh, vì vậy hãy chiếu ánh sáng vào viên đá và xem độ lấp ánh, tán sắc của nó như thế nào. Đây là những tính chất tự nhiên của Kim cương mà không một loại đá giả nào có thể mạo danh được.
Một cách để kiểm tra khác là sử dụng một tờ báo và đặt ngược viên Kim cương ở trên tờ báo. Nếu bạn có thể đọc chữ in trên tờ báo thông qua viên đá, hoặc nhìn thấy những vệt đen của bản in một cách rõ ràng, thì viên Kim cương đó có thể là giả. Kim cương thật có khả năng bẻ cong ánh sáng rất mạnh nên bạn sẽ không thể nhìn thấy bản in thông qua viên đá được.
Ruby – Hồng ngọc
Cách để phân biệt viên Ruby là thật hay không là thông qua màu sắc của đá. Ruby thật có màu đỏ tươi, sống động; trong khi Ruby giả sẽ mờ hơn. Nếu viên đá quý bạn sở hữu có màu đỏ đậm hơn, sống động hơn, độ tán sắc nhìn rõ thì soi dưới ánh sáng thì bạn cần nghĩ tới trường hợp nó là một loại đá quý khác như Garnet hay Spinel. Hai loại đá quý này cũng có màu tương tự như Ruby, nhưng màu sắc của chúng có phần sẫm hơn.
Một cách khác để kiểm tra một viên Ruby là thật hay giả chính là kiểm tra độ cứng của nó. Ruby có độ cứng là 9 trong thang độ cứng Mohs, vì vậy nếu bạn dễ dàng làm trầy viên đá chỉ với đồng xu hay móng tay thì viên đá bạn giữ là đồ giả.
Sapphire – Lam ngọc
Độ cứng của đá quý tự nhiên Sapphire được xếp ngay sau kim cương và ngang hàng với Ruby trong thang Mohs. Vì vậy, bạn có thể sử dụng cùng loại thử nghiệm đối với Sapphire như cách bạn thử trên Ruby. Xét về màu sắc, Sapphire thật có màu xanh đậm và không phản chiếu bất kỳ màu nào khác khi chiếu ánh sáng vào nó. Sapphire giả có màu sáng hơn và trong bóng loáng hơn khi có ánh sáng tác động vào.
Emerald – Ngọc lục bảo
Để kiểm nghiệm Emerald là thật hay không thì khá là khó khăn, bởi vì đây là loại đá “không hoàn hảo”. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các khuyết điểm có trong viên đá khi soi dưới kính lúp. Nếu viên Emerald bạn sở hữu trong hoàn hảo, không thấy bao thể thì rất có thể nó là đá giả.
Bạn cũng có thể nhìn vào màu sắc để xác định xem nó có phải là hàng thật hay không. Emerald có giá trị cao nhất là những viên đá đến từ các mỏ ở Colombia. Những viên Emerald đến từ Colombia có màu xanh lục khác biệt hoàn toàn so với ngọc lục bảo đến từ các khu vực khác trên thế giới. Emerald từ mỏ Colombia sẽ có màu xanh lục rực rỡ với độ bão hòa cao hoặc màu xanh lục vàng với độ bão hòa trung bình. Đá Emerald giả được sản xuất với màu xanh lá cây đậm và sáng bóng.
Hy vọng qua những thông tin được cung cấp ở trên, IJC mong rằng bạn đã nắm được phần nào những cách thử nghiệm để xác định tính thật giả của đá quý tự nhiên rồi. Tuy nhiên, đối với những viên đá có giá trị cao, chúng tôi kiến nghị bạn nên đưa chúng đến các phòng Lab kiểm định Đá quý để có độ chính xác cao hơn.
Cách Phân Biệt Đá Quý Thật Hay Giả
Trong thế giới trang sức, có rất nhiều các loại đá khác nhau, có loại đắt, loại rẻ, thậm chí có những loại mang giá trị lên tới hàng tỉ đồng. Chính vì lý do đó mà khi mua một món đồ nữ trang bằng đá quý, mọi người luôn băn khoăn về giá trị thật giả, hoặc đây là đá tự nhiên hay nhân tạo.
Vậy làm thế nào để một người tiêu dùng bình thường như bạn có thể chọn mua cho mình được đúng đá thật? Câu trả lời, đó là … chả có cách nào cả bạn ạ ! Có những loại đá mình chỉ cần nhìn qua bằng mắt thường là đã nhận biết ngay là giả hay thật, nhưng lại rất khó để mô tả cụ thể cho các bạn tự phân biệt. Bởi cái này dựa trên kinh nghiệm. Một người sành rượu có thể nhắm mắt nếm thử cũng có thể đọc vanh vách được tên loại rượu, chưng cất bao nhiêu năm. Một thằng quanh năm suốt tháng ngay cả ăn cũng đá, ngủ cũng đá, rảnh rỗi là lôi đá ra ngắm nghía săm soi, đi đâu cũng tha theo một bịch đá bên người thì dĩ nhiên sẽ khác với những người chưa có kinh nghiệm gì.
Tuy vậy bạn đừng buồn. chúng tôi chia sẻ bài viết này để cho bạn có thể tham khảo qua những cách cơ bản nhất để phân biệt đá thật hay giả.
Quan sát bằng mắt
Việc đầu tiên bạn cần quan sát độ tự nhiên của đá. Một viên đá tự nhiên nếu không phải đá trang sức thì không có viên đá nào giống viên đá nào, màu sắc cũng sẽ không đều nhau gần như chắc chắn sẽ có vết như rạn, vết nứt, vân, tạp chất trong lòng đá, có thể quan sát được bằng mắt thường. Hoăc dùng đèn pin nhỏ soi qua viên đá.
Ngoại trừ các loại đá như: đá thạch anh trắng, đá thạch anh khói, đá obsidian là những loại đá sạch trơn. Ngoài ra các sản phẩm, không tỳ vết, có màu sắc rực rỡ thì hầu hết là đá nhân tạo hoặc đá đã qua xử lý màu, đôi khi tệ hơn nó làm bằng nhựa.
Ví dụ một vòng tay như thế này thì chắc chắn không phải là thạch anh vàng tự nhiên được
Như vậy qua việc quan sát bình thường chúng ta cũng đã phân biệt được khá nhiều sản phẩm là tự nhiên hay không.
Phân biệt thật giả qua phương pháp chế tác
Nhưng tất nhiên, tụi làm giả họ cũng đâu có ngu. Giờ đây bằng công nghệ, các loại đá giả cũng được cấy vân, cấy tạp chất gần giống đá thật. Lúc này bạn sẽ cần những cách phân biệt kỹ hơn.
Có bạn bảo đem đốt thử, nếu bị nóng chảy, có mùi khét, và ra vụn than là đá dởm. Xưa rồi nha, bây giờ nhựa có thể chịu nhiệt lên tới vài trăm độ, đốt bằng bật lửa không ăn thua. Cách này đôi khi cũng có hiệu quả với nhựa dởm, nhựa kém chất lượng nhưng không nên áp dụng. Bởi đá tự nhiên trong lòng chứa lẫn nhiều tạp chất của các loại đá khác, dưới nhiệt độ cao mỗi loại đá giãn nở khác nhau, có thể gây nứt đá. Không khéo chưa kiểm tra được thật hay giả đã hỏng luôn viên đá.
Có bạn lại bảo lấy hóa chất như nước đổ acquy nhỏ lên viên đá xem có sủi bọt không là biết đá thật. Hầu hết các đá bán quý, đá quý đều có độ bền hóa học rất cao, và không phản ứng với hóa chất. Ngược lại, có một số đá mỹ nghệ tự nhiên có công thức hóa học là muối lại phản ứng rất mạnh, nhỏ hóa chất như axit, bazơ lên sẽ làm đá bị sùi và hỏng hết lớp bề mặt. Bởi vậy cách thử này không thể nói lên được điều gì cả.
Có bạn đã nói một ý rất chính xác để phân biệt giữa đá thật và bột đá ép keo (1 kiểu đá giả rất phổ biến trên thị trường đá phong thủy). 2 loại này khác hẳn nhau về phương pháp chế tác. Đá thật người thợ sẽ phải dùng mũi tạc để chạm khắc trên bề mặt đá, bởi vậy đường nét sẽ không thể hoàn hảo, mà có chỗ không đều, không sắc sảo, và đặc biệt không bao giờ có 2 bức giống nhau. Ngược lại, với bột đá thì người ta lấy đá phế phẩm nghiền nát, trộn với keo và màu nhuộm và ép lại bằng khuôn. Thành phẩm sẽ có chất rất mịn màng, bóng mướt, rất nhiều màu sắc, đường nét cực kỳ sắc sảo chính xác, và cả ngàn bức đều giống nhau y hệt.
Phân biệt đá thật hay giả dựa trên 1 số đặc tính của đá
Độ mát của đá: thường thì đá tự nhiên khi áp vào má sẽ có cảm giác mát hơn viên đá nhân tạo áp vào, và cách này chỉ dựa vào sự cảm nhận của bạn với viên đá như thế nào? Đôi khi 1 cửa hàng bán đá giả phong thủy nhưng luôn luôn mở máy lạnh ở cửa hàng thì việc cảm nhận này cũng không phân biệt được.
Độ nặng nhẹ của đá: Đối với 1 viên đá thật sẽ có độ nặng tương đối hơn viên đá giả.
Một chiếc vòng đá thật cầm trên tay sẽ cảm nhận đá mát, trọng lương tương đối
Cách phân biệt đá thật hay giả chắc chắn nhất
Mang đá phong thủy đến nơi giám định để kiểm tra độ cứng, năng lượng bức xạ, và bản chất của đá như thế nào? Để có thể biết được chính xác nhất là đá thật hay giả.Đây được coi là cách chắc chắn nhất để có thể phân biệt được là đá thật hay đá giả.
Địa chỉ: Cơ sở 1 : Số 99, Ngõ 381 Nguyễn Khang, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Website: huegems.vn
Holine : 0868999881 – 0983313076
Fanpage : Đá Phong Thủy Đỗ Huệ
Rất vui được nhận phản hồi từ các bạn.
Phân Biệt Đá Quý Thật – Giả
Phân biệt đá quý thật – giả
25/05/2013 09:43
Thực ra khái niệm đá quý giả – thật; hay đá thiên nhiên – qua xử lý – nhân tạo thường có nhiều cách hiểu khác nhau. Trong ngành khoa học nghiên cứu về đá quý, khái niệm đá giả được xem là khi đặt tên cho một loại đá không đúng với bản chất đá đó. Ví dụ đá Cubic Zirconia (CZ) hay pha lê, thủy tinh nếu được ai đó đặt tên là kim cương thì đó là đá kim cương “giả”. Cũng tương tự vậy, ai đặt tên 1 viên kim cương là pha lê thì đó là pha lê “giả”.
Thứ nhất, bạn nên có những hiểu biết nhất định ít nhất về giá về loại đá bạn muốn mua. có những loại đá giá trị rất bình thường như thạch anh trắng hay hồng, ám khói, caxêđôn hay thiên thạch. Bình thường ở đây nghĩa là bạn có thể bỏ ra một khoản tiền nhỏ mà vẫn có thể sở hữu vài kg đá. Ở Việt Nam các loại đá này rất nhiều. Hiển nhiên những khối đá đó hình dáng đẹp sẽ có giá trị cao hơn. Các loại đá mắc tiền nhất gồm ruby, topal, saphire, emerald.
Các loại đá nhân tạo có giá trị cực kỳ rẻ. Nếu bạn mua mặt dây chuyền, thì 90% giá trị ở công người chế tạo nghĩ ra mẫu đó, công thợ bạc, thợ inox làm khoen và tạo kiểu, và lượng kim loại tạo nên viên đá. 1 viên đá nhân tạo đẹp lung linh đủ màu sắc chỉ có giá từ 20k-100k.
Từ trái sang: Thạch anh – Emerald – Citrine – Sapphire “thật” của thương hiệu uy tín Bảo Tín Minh Châu
Thứ hai, bạn cần yêu cầu người bán phải có chứng nhận kiểm định của sản phẩm bạn mua, hay của một sản phẩm tương tự. Tôi thấy ở TP HCM có 3 trung tâm giám định đá quý lớn là RGG -rexco, đường Nguyễn Trung Ngạn; SBJ và PNJ – Đường Nam Kỳ khởi nghĩa. Các trung tâm này đều rất uy tín.
Mỗi sản phẩm khi kiểm định sẽ mang 1 mã số nhất định. Khi bạn đưa mã số này đến các trung tâm họ sẽ cho bạn thêm các thông tin về đá quý, ví dụ màu sắc, độ trong, kiểu cắt,… và những phương pháp giám định được áp dụng. Do đó, nếu bạn thấy tất cả các sản phẩm của người bán đều mang cùng 1 mã số, thì rõ ràng họ đã dùng công nghệ làm giả vỉ ép kiểm định.
Có nhiều người nhận biết đá quý bằng cách áp đá lên mặt, nếu cảm thấy mát thì đó là thiên nhiên. Cách này đã xưa rồi và hiện nay nhiều loại đá nhân tạo khác đặt lên má cũng mát lắm.
Từ trái sang: Peridot – Ruby – Ngọc trai – Kim cương “thật” của thương hiệu uy tín Bảo Tín Minh Châu
Thứ tư, hãy tìm hiểu sâu hơn về người bán. nếu họ là một cửa hàng lớn, hay một công ty, áp lực doanh số đòi hỏi nhân viên phải nỗ lực chăm sóc khách hàng. Chăm sóc ở đây có thể là động viên khách mua hàng với những thông tin kém chính xác. Đôi khi những tiệm quy mô nhỏ, hay chỉ đơn giản là một người làm ở một công ty chuyên gia công đá quý có thể bán cho bạn những viên đá thật với giá bất ngờ.
* Quả là một thiếu sót lớn khi chia sẽ các bạn về các cách phân biệt đá quý giả mà không nói rõ về các sự khác biệt giữa đá thật và giả. Sự khác biệt này vốn dĩ “rõ như ban ngày” nhưng thực tế lại không hề đơn giản như thế.
Một viên đá quý ruby thiên nhiên, khá bự, trong vắt, chưa qua xử lý, quả rất hiếm và đẹp. Nhiều người sẵn lòng bỏ vài nghìn USD cho nó. Nhưng nếu trong lòng đá có những đường vân thì sao? Nếu một mặt đá bị nứt hay xước thì sao? Hay đá ruby lại có màu đỏ tối đục ngầu thì sao? Khi đó đá sẽ bị mất đi 1 phần lớn giá trị. Có thể chỉ còn bán được cho rất ít người hơn, giá chỉ còn vài trăm USD. Chủ sở hữu viên đá sẽ rất đau đớn và anh ta sẵn sàng làm tất cả để viên đá trở nên đẹp hơn. Thế là ngành xử lý đá quý ra đời.
Từ trái sang: Garnet – Topaz – Aquamarine – Opal “thật” của thương hiệu uy tín Bảo Tín Minh Châu
Các loại đá có thể xử lý bằng nhiều cách khác nhau, ví dụ chiếu tia bức xạ hủy tạp, đốt cải thiện độ trong, “đắp” thủy tinh không màu ở các mặt trầy xước. Về cơ bản các cách trên đều không thể qua được con mắt của các chuyên viên giám định đá quý. Do đó, các bản giám định đá quý đều có ghi rõ viên đá được xử lý ra sao. Tuy nhiên, điều cốt yếu quyết định giá trị đá quý đó là sự chấp nhận của chúng ta là như thế nào?
Có thể nói, việc xử lý đá quý là một điều rất nên làm. Nó giúp đá đẹp hơn, giúp người dùng đẹp hơn. Có người từng nói rằng: “Nếu đá quý mà không xử lý thì giống cô gái không trang điểm”. Thiếu đi sự chấp nhận của xã hội với ngành xử lý đá quý, thế giới đá quý sẽ gần như chỉ dành cho những người có mức sống khủng – như ông hoàng bà chúa thời xưa. Các “cô gái” đá quý chưa xử lý sẽ bị ế chồng.
Tuy vậy, việc xử lý cũng cần có mức độ. Đặc biệt là với xử lý màu. Người ta thấy rằng giá trị của agate và thạch anh trắng quá nhỏ so với thạch anh tím, họ có thể dùng mực tím đổ lên nền đá agate rồi biến nó thành một “khối thạch anh tím đặc biệt quý hiếm”. Hay một loại sơn có khả năng thẩm thấu vào đá, biến một khối thạch anh pha lê thiên nhiên thành thạch anh “7 sắc cầu vồng”.
Tuy nhiên kiểu xử lý này rất rất dễ nhận ra, chỉ cần bạn ráng nhìn kỹ và tư duy 1 chút.
Thứ nhất, màu sắc đậm ngay bề mặt chứ không phải đều hay đậm từ trong ra. Thứ hai, các kẽ đá có màu rất rất đậm. Thứ ba, màu sắc đá trông rất không giống những màu đá thật khác.
Mong rằng với những chia sẻ của chúng tôi, bạn đọc nói riêng và quý khách hàng nói chung có thể nắm rõ hơn những kiến thức cần biết khi lựa chọn đá quý để có thể mua được những viên đá quý ưng ý với giá thành phù hợp và chất lượng tương xứng nhất.
nguồn Châu Khê Kiến thức vàng vật chất
Đá Quý Nhân Tạo Là Gì Và Cách Phân Biệt Với Đá Quý Tự Nhiên
Đá quý nhân tạo là gì?
Khách hàng khi đến mua, đặt chế tác đá quý tại KingGems thường thắc mắc về các thuật ngữ “Cultured Diamond” hay “Synthetic Cubic Ziconia”. Đây là các từ được dùng thông dụng trong ngành đá quý: “Cultured” có nghĩa là “nuôi” và “Synthetic” là “giả”.
Bên cạnh đó, còn có một thuật ngữ mới được cập nhật đó là “Lab created”: Tạo ra từ nhà xưởng, phòng thí nghiệm. Chúng không được tạo ra từ thiên nhiên nhưng có tính chất hoá học, vật lý gần như tương tự với những viên đá quý tự nhiên.
Vậy đá quý nhân tạo là gì? Bạn có thể hiểu đơn giản đây là những viên đá được tạo ra từ phòng thí nghiệm. Chúng có vẻ ngoài giống đến 98% nhưng không có giá trị và tính phong thủy như đá tự nhiên. Loại này sở hữu vẻ ngoài hoàn hảo, không tì vết.
Cách tạo nên đá quý nhân tạo
Những viên đá tự nhiên được hình thành từ sự biến động của môi trường, khoáng chất trong lòng đất hàng triệu năm. Trong khi đó, đá nhân tạo lại được tạo ra từ phòng thí nghiệm với vỏn vẹn vài tuần lễ.
Đối với kim cương, người nghệ nhân sẽ sử dụng những mẫu kim cương tự nhiên nhỏ như cọng tóc và gắn vào máy nuôi. Qua 2 tuần, mẫu kim cương bé phát triển và lớn hơn trước gấp nhiều lần. Lúc này, thợ sẽ dùng nó để chế tác trang sức hay sử dụng với nhiều mục đích khác. Quy trình tạo ra Ruby, Emerald, Tourmaline hay thạch anh cũng được tiến hành tương tự.
Nếu không phải dân trong nghề, thật khó để phân biệt được sự khác nhau giữa đá quý tự nhiên và nhân tạo. Tuy nhiên, với những gợi ý của KingGems, bạn có thể áp dụng triệt để:
Quan sát vân đá, rạn đá
Đá tự nhiên sẽ có vẻ ngoài thô với các điểm lồi lõm, không đồng đều. Bể mặt của chúng có các vết rạn hay lẫn tạp chất khác.
Trong khi đó, đá quý nhân tạo sẽ có vẻ ngoài hoàn mỹ, đẹp một cách khó tin. Chúng có màu sắc lấp lánh và không có bất kỳ vết rạn, khuyết điểm nào trên bề mặt hay lòng đá.
Một trường hợp khác, nếu bạn thấy viên đá có vết rạn nhưng 10 viên đều giống hệt nhau từ màu sắc đến vân đá thì đây chắc chắn là đá nhân tạo. Bởi bản chất đá tự nhiên được sinh ra do bàn tay tạo hóa, mỗi viên sẽ mang đặc điểm riêng biệt, không giống nhau.
Dựa vào màu sắc của đá
Con người có thể thay đổi màu sắc của đá bằng cách tiêm màu trực tiếp vào bên trong. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này chính là màu đá không đồng đều, đậm nhạt khác nhau.
Dựa vào đặc tính, bản chất của đá
Một số loại đá quý sẽ có những đặc tính riêng. Khi đặt đá tự nhiên lên má, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt. Chúng mang lại giác mát lạnh hơn hẳn đá nhân tạo.
Tuy nhiên khi áp dụng cách này, bạn cần chú ý thực hiện ở bên ngoài. Bởi nhiều cửa hàng bán đá quý sẽ bật máy lạnh, khiến bạn gặp khó khăn trong việc phân biệt.
Ngoài ra, những viên đá quý thật có cấu trúc phân tử dày hơn. Khi cầm trên tay sẽ có cảm giác nặng hơn so với đá nhân tạo.
Tìm đến địa chỉ uy tín kiểm định đá
Cách nhanh và tốt nhất để phân biệt đá quý tự nhiên và nhân tạo là tìm đến KingGems để kiểm định. Các chuyên viên của chúng tôi sẽ tiến hành phân tích và sử dụng máy móc để kiểm tra tình trạng, năng lượng bức xạ, độ cứng, bản chất của đá. Quy trình này sẽ được tiến hành trong 5-7 ngày, nhằm đảm bảo đưa ra kết luận chính xác, đảm bảo nhất.
Nhờ sự tiến bộ của khoa học công nghệ, trình độ nuôi đá quý đã phát triển vượt bậc, rất khó phân biệt, nhận biết. Nhìn chung, đá nhân tạo có vẻ ngoài lung linh bắt mắt nhưng lại không có giá trị kinh tế, phong thủy như loại tự nhiên. Bởi vậy, để tránh những nhầm lẫn không đáng có, bạn nên tìm đến các địa chỉ uy tín như KingGems. Chúng tôi sẽ phân tích các đặc điểm của đá quý tự nhiên, đá quý nhân tạo là gì và giúp bạn chọn loại trang sức đẹp, ưng ý.
Thông tin liên hệ
KingGems – Thương hiệu đá quý số 1 Việt Nam
Địa chỉ: 344 Nguyễn Tất Thành, Thị Trấn Yên Thế, Huyện Lục Yên, Tỉnh Yên Bái, Việt Nam
Website: kinggems.vn
Bạn đang xem bài viết Làm Sao Để Phân Biệt Đá Quý Tự Nhiên Là Thật Hay Giả? trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!