Xem Nhiều 3/2023 #️ Một Trong Những Kỹ Thuật In Lâu Đời # Top 9 Trend | Sansangdethanhcong.com

Xem Nhiều 3/2023 # Một Trong Những Kỹ Thuật In Lâu Đời # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Một Trong Những Kỹ Thuật In Lâu Đời mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Kỹ thuật in lưới hay còn gọi là kỹ thuật in lụa, đây là một trong những kỹ thuật in khá lâu đời rồi, tuy không được nhanh và nổi trội như in phun kỹ thuật số hay in offset nhưng phải công nhận rằng phương pháp in này cũng mang khá nhiều ưu điểm và đó là lý do đến nay nó vẫn được áp dụng trong in ấn.

Kỹ thuật in lưới là gì?

In lưới là một dạng kỹ thuật in dựa trên nguyên lý là mực sẽ thấm qua lưới và hình ảnh sẽ được in lên bề mặt vật liệu, trước đó thì một số mắt lưỡi in cũng được được bịt kín lại bằng hóa chất.

Công cụ dùng cho quá trình in lưới

Những công cụ người ta sử dụng cho quá trình in lưới này đó là một khung gỗ được căng một tấm lụa mỏng, nhìn tương tự như một khung thêu, đó cũng lý giải vì sao người ra còn gọi là in lụa. Tuy nhiên sau này, thay vì chỉ dùng lụa thì người ra cũng đã sử dụng thêm những vật liệu khác như bông, vải sợi, lưới kim loại nên được gọi bằng cái tên chung là kỹ thuật in lưới.

Và ngày nay, khuôn in được sử dụng cho in lưới sẽ được thao tác trên máy tính, tùy theo mục đích sử dụng để quyết định sau đó sẽ in trên giấy decal hay là in dưới dạng film âm bản hoặc dương bản.

Một dụng cụ nữa không thể không sử dụng đối với kỹ thuật in lưới này đó là một vật liệu dáng tấm không thấm mực được dùng để kéo lụa, và người ta gọi nó là dao. Dao gạt hồ in dùng để đẩy, phết mực màu làm cho mực thấm qua lưới in, chuyển mực lên sản phẩm cần in.

Với kỹ thuật in lưới điều tối quan trọng nếu muốn có một bản in đẹp đó là bàn in phải phẳng, chắc và có độ đàn hồi nhất định để khuôn in được tiếp xúc đều với mặt sản phẩm in. Khi đó thì dù có in thủ công hay in bằng máy đều được.

Phân loại kỹ thuật in lưới

Khi thực hiện quá trình in lưới thì đơn vị in ấn có thể chọn những kỹ thuật in lưới khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu bản in. Trong đó thì có:

In trên bàn in thủ công.

In trên bàn in có tự động hóa một số thao tác.

In trên máy in tự động hóa toàn bộ.

Các thao tác khi thực hiện in lưới

Cũng như làm bất kỳ việc gì hay in với công nghệ nào thì cần phải có một quy trình nhất định, tuần tự chứ không chắp vá, có vậy mới được một thành phẩm hoàn hảo như ý muốn. Cụ thể đối với kỹ thuật in lưới, quy trình của nó sẽ là:

Đầu tiên là cho giấy in nằm ở bên dưới bản, bản được đặt lên trên cùng chiều với bản in thật.

Cho mực vào, tùy chất liệu và số lượng để cho số lượng mực phù hợp rồi dùng dao kéo nháp thử cho đều tay.

Tiếp tục cho đến khi có bản in như ý.

Phơi bản in sau khi in trên giá phơi.

Khi nào thì dùng in lưới?

Tuy là phương pháp lâu đời, tốc độ in lưới cũng chậm song ưu điểm lớn nhất khiến người tiêu dùng vẫn ưu ái công nghệ in này là vì nó có thể in trên mọi vật liệu và thậm chí có thể in trên những bề mặt không bằng phẳng nữa.

Thường người ta sử dụng in lưới trong in áo, in lịch tế, in cốc chén hay in bút,… Khi sử dụng những loại mực in khác nhau những loại nguyên liệu đặc biệt để tạo hiệu ứng in khác lạ hơn như in chữ nổi hay in chuyển,…

5

/

5

(

19

bình chọn

)

Hướng Dẫn Một Số Các Kỹ Thuật Bình Phim Trong In Ấn

Nếu như bạn đang thắc mắc về thuật ngữ bình phim trong in ấn thì đây chính là câu trả lời tốt nhất mà bạn có thể tìm thấy.

Theo định nghĩa thì bình phim trong in ấn chính là cách sắp xếp các tài liệu đơn (card visit, tờ rơi, , , catalogue, thiệp cưới…) hoặc những tài liệu có nhiều trang lên trên cùng một trang in ấn sao cho phù hợp với một khổ giấy in (65 x 43, 65 x 86, 61 x 86…). Kỹ thuật in này thường được sử dụng trong in offset.

Đây là một kỹ thuật đòi hỏi hỏi người sử dụng phải có kinh nghiệm dày dạn mới có thể làm tốt được. Vì trước khi bình phim, bạn phải xác định những khổ thành phẩm của tài liệu. Phải biết chừa khoảng tràn màu (Tránh bị lé trắng ở mép). Thông thường, khoảng tràn màu này sẽ chiếm 2mm.

Cách thực hiện bình phim

Thông thường sẽ có 2 phương pháp in có thể sử dụng kỹ thuật bình phim trong in ấn. Đó là: Phương pháp in AB và phương pháp in trở tay kê.

1. Bình phim trong in ấn bằng phương pháp in AB

Đây là phương pháp sử dụng nhiều kỹ thuật bình phim nhất. Phương pháp in AB có nghĩa là bạn in ở cả hai mặt giấy một cách chính xác nhất mục đích là để đến khi cắt mặt in ra khỏi khổ giấy thì thứ tự sẽ luôn được chính xác.

Đây là phương pháp tương đối dễ dàng để thực hiện việc đóng sách hoặc các tài liệu có nhiều trang mà còn có thể tiết kiệm được giấy và thời gian in.

2. Phương pháp in trở tay kê

Phương pháp này ít phổ biến hơn, chính vì vậy bạn sẽ khó bắt gặp phương pháp này ở ngoài xưởng in thực tế.

Cách thực hiện: Dàn 2 mặt A và B lên giấy khổ 30 x 43, nhưng phải đối xứng với nhau qua một trục giữa của cạnh tờ in dài. Việc này bạn sẽ giúp tiết kiệm bảng kẽm khi nó chỉ cần dùng một bảng kẽm để in cho 2 mặt.

Phương Pháp Và Kỹ Thuật Trong Brainstorming

Khi nhìn xung quanh có bao giờ bạn thấy có những người luôn luôn tìm được những ý tưởng tuyệt vời mà bạn thì không? Và từ đó bạn chấp nhận rằng khả năng sáng tạo của mình là bị giới hạn so với họ, hay là khả năng tìm kiếm ý tưởng là một thứ của trời cho được ban phát không đồng đều? Nhưng nếu ngay cả như vậy thì có giải pháp nào khắc phục và phát huy hết khả năng của mỗi người không? Đó chính là lúc bạn cần đến kỹ thuật Brainstorming.

Vậy kỹ thuật Brainstoming là gì?

Đơn giản đây là phương pháp giúp cho não của bạn hoạt động một cách hiệu quả và sáng tạo nhất. Brainstorming không chỉ dành riêng cho những họa sĩ bậc thầy hay những nhà thiết kế đồ họa lâu năm mà còn có thể được sử dụng bởi tất cả mọi đối tượng, những người cần tới sự sáng tạo, tìm kiếm cái mới cho dù họ là họa sĩ, kỹ sư hay một chuyên gia kinh tế.

Điều gì tạo nên sự khác biệt giữa một nhà thiết kế và số còn lại? Đó chính là sự độc đáo trong ý tưởng và cách thể hiện. Vậy làm cách nào để có những ý tưởng thật sự độc đáo? Hãy ví dụ có 100 nhà thiết kế nghĩ ra đuợc 100 ý tưởng khác nhau, và nếu ý tưởng của bạn không thể nào vượt qua ranh giới của 100 ý tưởng này thì chắc chắn rằng cho dù ý tưởng của bạn có hay tới mức nào thì cũng chỉ là một sự sao chép. Nhưng hãy hình dung nếu bạn có thể đưa ra được 101 ý tưởng, điều này có nghĩa chắc chắn bạn đã tạo ra được một điều gì đó hoàn toàn mới mẻ. Bạn đã đạt được 1 sự khác biệt so với những người còn lại, nhưng nếu bạn đã có 1 ý tưởng mới rồi, vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể nghĩ ra tới 110 ý tưởng. Khi đó bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để có thể so sánh và lựa chọn ra ý tưởng nào là tối ưu nhất để có thể ứng dụng vào thực tế.

Câu hỏi ở đây là: vậy số ý tưởng đưa ra bao nhiêu là đủ? bạn có thể thỏa mãn chỉ với một ý tưởng mới, nhưng cứ thử nghĩ nếu ta phát triển thêm từ nó thì kết quả đạt được sẽ hiệu quả hơn biết chừng nào. Vậy câu trả lời cho câu hỏi trên là giới hạn của số ý tưởng đưa ra chính là tất cả những ý tưởng mà bạn còn có thể nghĩ ra và phát triển được. Hãy bỏ qua những giới hạn và bắt bộ nào hoạt động hết khả năng, khi đó bạn sẽ thật sự bị bất ngờ bở khả năng sáng tạo của chính mình.

Đôi lúc chúng ta suy nghĩ thường đi theo một lối cố định nào đó, ví dụ những một đứa bé xây dựng những ngôi nhà đồ chơi, thì theo logic luôn luôn ây từ sàn cho tới nóc. Vậy bây giờ nếu ta đảo ngược toàn bộ tiến trình xây dựng lại hay thậm chí sắp xếp một cách ngẫu nhiên thì sao? Đã bao giờ bạn dọn dẹp lại những đồ đạc mà bạn nghĩ đã được sắp xếp một cách ngăn nắp và phát hiện ra những thứ mà bạn đã bỏ nhiều công sức để tìm tại một chỗ khác? Đó chính là suy nghĩ theo một mô hình có sẵn rằng đồ vật đó không thể được tìm thấy tại nơi mình đã sắp xếp. Cũng như vậy, ý tưởng luôn nằm ở nơi bạn hoàn toàn không ngờ tới, cách hiệu quả nhất để tìm kiếm là hãy lục tung tất cả lên, phá vỡ sự ngăn nắp trong suy nghĩ của bạn, bày bữa tất cả chúng ra trên mặt đất để có thể nhìn ngắm ở nhiều góc độ, kết hợp nhiều thứ với nhau,… Tới đây bạn có thể sẽ thắc mắc, làm sao có thể bày tất cả ý tưởng của mình ra như đồ vật trong một căn phòng?

Vậy Brainstorming ngoài việc đưa ra thật nhiều ý tưởng, nó còn giúp ta được gì nữa không?

Brainstorming giúp ta phân tích kỹ vấn đề, tự xem xét tất cả vấn đề có thể xảy ra khi trong khi ta liên tục đặt ra những câu hỏi: Nếu vậy, giả sử như …

Ví dụ: bạn sẽ nhìn thấy rất rõ được chức năng của từng bộ phận trong căn nhà của bạn nếu liên tục đặt ra những câu hỏi nếu như không có nó thì sẽ như thế nào? hay giả sử nó để vào chỗ khác thì có ảnh hưởng ko? tổng thể sẽ ra sao nếu nó có hình dạng khác với hình dạng chuẩn? … Hay khi đặt câu hỏi nếu đang làm mà mất đi một bộ phận của nhà thì sẽ lấy gì để thay thế?… Những câu hỏi như vậy sẽ giúp bạn hình dung và đưa ra giải pháp xử lý tình huống bất ngờ một cách sáng suốt nhất. Đưa ra nhiều tham số để lựa chọn, bạn sẽ dễ dàng để lựa chọn được cách tối ưu nhất. Như khi bạn chỉ có 2 màu sơn để sơn một căn phòng cho thích hợp, bạn sẽ phải buộc hài lòng với một trong hai, nhưng khi có trong tay tới 20 màu sơn thì bạn hoàn toàn lựa chọn màu sắc nào là thích hợp với tính cách bản thân mình nhất. Bạn chỉ có thể có được kết quả tốt nhất khi bạn có được ý tưởng tốt nhất.

Brainstorming có những phương pháp và kỹ thuật nào?

Khi bắt đầu brainstorming, bạn hãy chú ý đến những kỹ thuật:

1. Quan sát những điều mới mẻ

Khi đứng trước một đồ vật là lùng, câu hỏi đầu tiên của bạn sẽ là chính xác đây là cái gì? nó có công dụng gì và dùng ra sao? chính sự phán đoán khi không biết rõ sẽ dẫn tới những ý tưởng thú vị, ngay cả khi những phán toán đó hoàn toàn không đúng với thực tế. Đã bao giờ bạn nghĩ một cây antena có kiểu dạng lạ là một cây cột thu lôi hay chưa? Hay mỗi ngày khi đi về nhà bạn đều đi đúng một con đường duy nhất, nhìn cùng một cảnh vật nên lâu ngày sẽ chẳng buồn ngó đến cảnh vật xung quanh. Hãy thử một lần khám phá một con đường mới về nhà mà bạn chưa từng đi, khi đó bạn thấy bạn sẽ phải chú ý đến cảnh vật xung anh nhiều hơn. Du lịch, gặp gỡ những người bạn mới đều là những cách để khám phá và tích lũy những ý tưởng mới để có thể sử dụng khi cần thiết.

2. Hãy nhìn lại thật kỹ những thứ bình thường mà bạn nhìn thấy hàng ngày.

Một vết loang trên bàn gỗ trên bàn làm việc, đã bao giờ bạn nhìn kỹ nó thật gần để tìm hiểu nó là do trà, café hay thứ gì để lại… Nhìn kỹ những bảng hiệu, con người trên đoạn đường đi về hàng ngày, bạn sẽ nhật thấy những điều vô cùng ngạc nhiên mà bình thường bạn bỏ qua hay nghĩ là không cần thiết. Hãy tìm cách suy nghĩ phát triển những điều mình thấy, ví dụ như nhìn thấy một ngã tư, bạn hãy hình dung nếu có đèn tín hiệu giao thông thì sẽ thế nào? nếu không có thì sao hay thậm chí giải sử có một vòng xoay thì giao thông và cảnh vật sẽ thế nào? Cuối cùng, hãy quan sát thật kỹ những thành phần cấu tạo nên thứ bạn đang nhìn. Có trong tay một hộp quà, hãy khoan vội mở nó ra để lấy thứ bên trong, hãy quan sát thật kỹ tới hộp đựng, giấy gói, nơ, hoa văn trên giấy, kết dính ra sao? …

3. Kết hợp nhiều ý tưởng để tạo ra ý tưởng mới

Đây là một bước vô cùng quan trọng trong việc tìm kiếm những ý tưởng mới. Giả sử ta có một cây đèn và một chiếc đồng hồ trong tay, nếu kết hợp chúng lại thì sẽ như thế nào? một cây đèn có gắn đồng hồ? một chiếc đèn hẹn giờ bật tắt? một chiếc đồng hồ dạ quang? hay đồng hồ sử dụng năng lượng ánh sáng? một chiếc đồng hồ du lịch có thể phát sáng để soi đường? Kết hợp hai hay nhiều thứ khác nhau lại với nhau theo chức năng, hình dạng, cấu tạo và bạn sẽ bất ngờ với những ý tưởng mới nghe có thể là vô lý những hoàn toàn có thể là bước bắt đầu cho một sản phẩm đột phá.

4. Đặt ý tưởng trong những điều kiện khác thường và đối nghịch:

Cố gắng khai thác sự đối nghịch với ý tưởng đang có sẽ giúp ta có 2 ý tưởng hoàn toàn khách nhau. Ví dụ như tại sai phải xây một ngôi nhà đầy góc cạnh mà không xây một ngôi nhà tròn? hay tại sao phải lắp ráp một máy tính có kích thước lớn mà không lắp ráp một máy tính thật nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích?

Bên cạnh đó hãy đặt ý tưởng vào trong những điều kiện khác thường,. Ví dụ một chiếc máy tính thu nhỏ hết cỡ thì sẽ như thế nào? Có thể xách tay? có thể bỏ túi áo? hay thậm chí có thể ghép dưới da?, một chiếc bánh nếu phóng thật lớn trông nó sẽ ra sao?

5. Cuối cùng là phải biết đặt ra những giới hạn và luật lệ khi Brainstorming.

Đến đây bạn đã nắm bắt được cơ bản của kỹ thuật Brainstorming. Ý tưởng sáng là thứ đóng vai trò quyết định trong bất cứ lĩnh vực nào và giới hạn của bộ não bạn là vô cùng. Hãy kết hợp và sử dụng Brainstorming đúng lúc để khai thác nó một cách hiệu quả nhất. Tập thành thói quen thúc đẩy não làm việc hết sức khi cần ý tưởng.

Hãy nhớ rằng một ý tưởng tốt là bước đầu tiên để có một tác phẩm hoàn hảo.

Theo chienluocmarketing

Kỹ Thuật Elisa Là Gì Và Những Điều Cần Lưu Ý Khi Thực Hiện Kỹ Thuật Này

ELISA là một kỹ thuật được sử dụng chủ yếu trong miễn dịch học, ứng dụng rộng rãi trong các ngành y học, thực phẩm, nông nghiệp,… Trong y học, kỹ thuật ELISA được ứng dụng trong các xét nghiệm HIV, các bệnh viêm gan siêu vi hay các bệnh lý nhiễm ký sinh trùng,…

1. Nguyên lý kỹ thuật ELISA

ELISA (Enzyme-linked Immunosorbent assay) là một phương pháp sinh hoá sử dụng chủ yếu trong miễn dịch học để phát hiện sự hiện diện của một kháng thể hoặc kháng nguyên trong một mẫu.

Hình 1: Nguyên lý ELISA

Nguyên lý của kỹ thuật ELISA là dựa vào tính đặc hiệu kháng nguyên – kháng thể và được thực hiện bằng những bước cơ bản sau: Kháng nguyên – antigen (KN) hoặc Kháng thể – antibody (KT) đã biết được gắn trên một giá thể rắn, sau đó cho mẫu có chứa kháng thể – antibody (KT) hoặc kháng nguyên (KN) cần tìm vào giếng. Bổ sung thêm kháng thể có gắn với ezyme. Bước cuối cùng thêm cơ chất (substance), enzyme sẽ biến đổi cơ chất này và tạo tín hiệu màu có thể xác định được bằng máy đo huỳnh quang.

2. Các phương pháp ELISA

ELISA trực tiếp (direct ELISA):

Phương pháp này thường sử dụng trong ELISA định tính, ít dùng trong định lượng. Phương pháp này có ưu điểm là chỉ cần một lần ủ do đó tiết kiệm thời gian và tối thiểu được việc kiểm soát các điều kiện trong quá trình thực hiện (thay đổi nhiệt độ và buffer cho mỗi lần ủ, tính thời gian…). Tuy nhiên, nhược điểm của nó là nhuộm màu nền (background staining) cao do sự liên kết không đặc hiệu của kháng thể với bề mặt rắn và các protein cố định trên bề mặt rắn. Việc đánh dấu từng loại kháng thể sử dụng cho mỗi kháng nguyên cũng khá tốn kém, nhất là khi phải chẩn đoán một số lượng lớn các loại kháng nguyên khác nhau.

ELISA gián tiếp (indirect ELISA):

Ưu điểm của phương pháp này là độ nhạy cao chỉ cần tạo một loại kháng kháng thể mang enzyme để nhận biết cho nhiều kháng nguyên khác nhau. Tuy nhiên nhược điểm của nó là tăng số bước thực hiện do đó làm tăng việc kiểm soát các điều kiện, quá trình thực hiện xét nghiệm và kéo dài thời gian chẩn đoán.

ELISA sandwich:

Phương pháp này có khá nhiều ưu điểm vượt trội, thứ nhất là độ nhạy cao giảm được nhuộm màu nền và các phản ứng không đặc hiệu do đã loại bỏ được hầu hết các thành phần tạp, phản ứng được thực hiện dễ dàng hơn.

Hình 2: Các phương pháp kỹ thuật ELISA

ELISA cạnh tranh (competitive ELISA)

ELISA cạnh tranh là phương pháp ELISA rất hiệu quả cho định lượng các yếu tố hiện diện trong mẫu với lượng nhỏ. ELISA cạnh tranh sử dụng một lượng kháng nguyên cùng loại với kháng nguyên mà ta muốn định lượng trong mẫu (kháng nguyên cạnh tranh) cho phản ứng miễn dịch với cùng một loại kháng thể đặc hiệu cố định trên mặt rắn, sau đó đo lượng kháng nguyên cạnh tranh này thông qua hoạt tính enzyme được liên kết với nó. Kháng nguyên cạnh tranh càng hiện diện nhiều cho biết loại kháng nguyên đó trong mẫu càng ít và ngược lại.

3. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật ELISA

Do kỹ thuật ELISA là kỹ thuật miễn dịch bán tự động nên kết quả xét nghiệm sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố như: con người, dụng cụ thao tác, hóa chất, thiết bị phân tích. Để quản lý chất lượng tốt các kỹ thuật xét nghiệm ELISA yêu cầu phải thực hiện đúng theo quy trình của mỗi loại xét nghiệm.

3.1. Dụng cụ và hóa chất

– Ống nghiệm.

– Giá đựng ống nghiệm.

– Micropipette có các thể tích khác nhau từ 1^l đến 1000^l.

– Đầu type nhựa gắn vào Micropipette.

– Giấy thấm.

– Máy rửa giếng ELISA.

– Máy đọc ELISA.

– Bộ hóa chất gồm có:

+ Các thanh nhựa đã gắn kháng nguyên/kháng thể + Dung dịch rửa.

+ Calibration + Chứng âm + Chứng dương.

+ Cộng hợp.

+ Cơ chất.

+ Dung dịch pha loãng huyết thanh.

+ Chất ngưng phản ứng.

3.2. Mẫu bệnh phẩm

+ Sử dụng mẫu máu tĩnh mạch được cho vào vào ống nghiệm sạch không chứa chất chống đông hoặc có chứa chất chống đông (Heparin/EDTA) tùy theo yêu cầu từng loại xét nghiệm.

+ Mỗi mẫu máu sẽ được để vào các ống nghiệm riêng biệt có dán mã Barcode và tên tuổi đầy đủ, có nắp vặn kín.

+ Các mẫu máu được cho vào hộp kín vận chuyển về phòng xét nghiệm trong thời gian sớm nhất.

+ Thông thường các mẫu máu để làm các xét nghiệm ELISA sẽ ổn định trong 12h ở nhiệt độ phòng từ 20 – 25 ºC, nhiệt độ 2 – 8 ºC ổn định trong 24 – 48h.

+ Tại phòng xét nghiệm các mẫu máu sẽ được phân phối về khu vực thực hiện từng xét nghiệm riêng và mã hóa số mẫu theo từng dịch vụ xét nghiệm để hạn chế việc lây nhiễm chéo hoặc nhầm lẫn mẫu bệnh phẩm.

3.3. Quản lý chất lượng

Kỹ thuật ELISA là kỹ thuật miễn dịch bán tự động cho nên việc quản lý chất lượng trong quá trình làm xét nghiệm đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Cần thiết phải đưa ra những quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ tại mỗi bước thực hiện:

+ Trước xét nghiệm: Mẫu bệnh phẩm phải đạt yêu cầu không được vỡ hồng cầu, không nhiễm khuẩn, nồng độ mỡ máu cao cũng ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

+ Trong xét nghiệm: Thực hiện Calibration và Control trong mỗi lần thực hiện mẫu theo đúng yêu cầu của từng bộ kít xét nghiệm.

+ Sau xét nghiệm: Kết quả mẫu bệnh nhân chỉ được chấp nhận khi đường Calibration và Control trong cùng một lần thực hiện đạt kết quả tốt. Kết quả sau khi thực hiện phân tích xong nên sử dụng các phần mềm ghi nhận kết quả trực tiếp, tránh ghi bằng tay gây sai số kết quả do nhầm lẫn khi vào sổ.

3.4. Quy trình kỹ thuật

Thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

Quy trình gồm các bước chính sau đây:

Bước 1: Cho mẫu bệnh nhân, chứng âm, chứng dương vào giếng nhựa đã gắn sẵn kháng nguyên/kháng thể. Ủ ở nhiệt độ phòng hoặc 37 ºC, thời gian ủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bước 2: Rửa các giếng bằng dung dịch đệm PBS – Tween 20, thấm giấy cho ráo nước.

Bước 3: Cho cộng hợp vào mỗi giếng, ủ ở nhiệt độ phòng hoặc 37 ºC, thời gian ủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bước 4: Rửa các giếng bằng dung dịch đệm PBS – Tween 20, thấm giấy cho ráo nước.

Bước 5: Cho cơ chất vào mỗi giếng, chờ cho màu xuất hiện (15 – 30 phút).

Bước 6: Cho dung dịch ngưng phản ứng.

Bước 7: Đọc kết quả bằng máy đọc ELISA tự động

Hình 3: Phản ứng ELISA sandwich

Tóm lại trong mỗi bước của quy trình kỹ thuật ELISA đều có khả năng ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm nếu như người kỹ thuật viên thực hiện không làm đúng theo quy trình đã xây dựng. Các yếu tố nguy cơ hay gặp có thể dẫn đến sai số kết quả là:

+ Hóa chất không để ổn định ở nhiệt độ phòng trước khi làm xét nghiệm.

+ Hút sai thể tích mẫu pha loãng, sai thể tích thuốc thử.

+ Thời gian ủ và nhiệt độ không đúng: gây âm tính hoặc dương tính giả.

+ Rửa không sạch: nên sử dụng máy rửa tự động để đảm bảo đủ thể tích nước rửa và số lần rửa, không thấm khô khay mẫu sau khi rửa xong.

+ Không đọc kết quả ngay sau khi dừng phản ứng.

3.5. Biện luận kết quả

– Ngưỡng dương tính có thể khác nhau đối với từng loại xét nghiệm. Biện luận kết quả dựa trên ngưỡng dương tính do nhà sản xuất đưa ra.

– Các kỹ thuật miễn dịch phát hiện kháng thể cho kết quả gián tiếp, không có giá trị tuyệt đối.

– Kết quả âm tính cũng không loại trừ hoàn toàn không nhiễm bệnh, có thể do mới bị nhiễm, hoặc bị nhiễm quá lâu, hoặc lượng kháng nguyên/kháng thể quá ít để có thể phát hiện được bằng phương pháp ELISA. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh trên lâm sàng nên làm lại xét nghiệm sau 1-2 tuần. Xét nghiệm vài lần để theo dõi biến động của kháng thể/ kháng nguyên có giá trị hơn là xét nghiệm một lần. Nếu cần, phải kiểm tra lại bằng các kỹ thuật khác.

– Kết quả dương tính cũng không khẳng định hoàn toàn vì có thể dương tính giả do phản ứng chéo giữa các loại ký sinh trùng hoặc căn nguyên gây bệnh.

Vì vậy, các phản ứng miễn dịch tìm kháng nguyên/kháng thể không thể thay thế hoàn toàn xét nghiệm trực tiếp trong chẩn đoán nguyên nhân bệnh. Kết quả xét nghiệm, dù âm hay dương, cũng cần được xem xét một cách cẩn thận, kết hợp với các yếu tố dịch tễ hoặc những xét nghiệm bổ sung khác (sinh học phân tử, nuôi cấy tế bào…) và những hỗ trợ phi lâm sàng khác (XQ, siêu âm…).

Với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống máy móc hiện đại cũng như quy trình quản lý chất lượng nghiêm ngặt (theo tiêu chuẩn ISO 15189:2012), kỹ thuật ELISA được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn đảm bảo kết quả xét nghiệm sớm nhất, chính xác nhất. Mọi thắc mắc xin liên hệ tổng đài 1900 565656 để được tư vấn và giải đáp.

Bạn đang xem bài viết Một Trong Những Kỹ Thuật In Lâu Đời trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!