Cập nhật thông tin chi tiết về Mụn Trứng Cá Ở Trẻ Sơ Sinh: Vấn Đề Hay Gặp Nhưng Ít Ai Biết mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Hiểu hơn về mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh
Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện trong tháng đầu tiên. Chúng có thể bị ngay cả khi mới sinh ra, hoặc xuất hiện cách đó vài tuần, thường là vào 2 – 4 tuần tuổi. Thậm chí, trong một vài trường hợp chúng vẫn xuất hiện sau vái tháng.
Mụn trứng cá ở trẻ có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên mặt, nhưng thường xuất hiện ở má, mũi và trán. Đôi khi cũng có thể gặp ở cằm, cổ, lưng hoặc ngực của bé.
Trên thực tế, mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh khá phổ biến. Theo thống kê, khoảng 20% trẻ sơ sinh sẽ có mụn trứng cá. Tức là cứ khoảng 10 bé, sẽ có 2 bé nổi mụn trứng cá sau sinh.
Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh hầu như không rõ nguyên nhân. Các chuyên gia cho rằng có thể hormone mà em bé nhận được từ mẹ vào cuối thai kỳ kích thích gây ra tình trạng này.
Điều đặc biệt là loại mụn này hầu như không gây hại cho bé. Chúng thường sẽ tự mất đi từ vài tuần đến vài tháng.
2. Dấu hiệu nhận biết
Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh trông cũng giống như tuổi thiếu niên. Bạn sẽ thấy những nốt mụn màu trắng hoặc đỏ trên da của bé. Đôi khi xung quanh những nốt mụn này được bao bọc bởi một vùng da hơi tấy đỏ.
Những nốt mụn có thể ửng lên và da tấy đỏ hơn khi em bé nóng hoặc quấy khóc. Và cả trong trường hợp da bé bị kích thích bởi nước bọt, sữa mẹ hoặc chất tẩy rửa (có trong khăn lau mặt khi giặt, v.v.)
3. Phân biệt các loại mụn thường gặp ở trẻ
3.1 Mụn sữa (Milia)
Gọi là mụn sữa vì các nốt mụn li ti này màu trắng sữa hoặc hơi vàng trên da, không gây ngứa hay đau cho bé. Mụn sữa rất phổ biến, xuất hiện ở khoảng 50% trẻ sơ sinh.
Mụn sữa thường xuất hiện ở mũi, má, ngực, trán hoặc quanh mắt. Đôi khi có thể gặp ở chân tay, thân người, niêm mạc miệng. Các đốm mụn này sẽ tự biến mất mà không cần điều trị gì chỉ trong vòng 1 – 3 tháng.
Vì loại mụn này lành tính và tự hết nên không cần bôi thuốc điều trị. Ngoài ra, không nên lấy khăn chà mạnh hay tự bóp hoặc nặn các nốt mụn. Điều này sẽ vô tình gây nhiễm trùng da cho bé.
3.3 Phát ban nhiệt (Miliaria)
Miliaria có 3 thể. Tuy nhiên có 2 thể thường hay gặp nhất là bệnh kê (mụn hạt kê) và ban nhiệt (rôm sảy). Bệnh kê khi nặng hơn sẽ hình thành ban nhiệt.
Phát ban nhiệt xảy ra khi mồ hôi tiết ra quá nhiều nhưng ống dẫn mồ hôi chưa phát triển ở trẻ sơ sơ sinh gây tắc nghẽn. Vậy yếu tố thúc đẩy lớn nhất của tình trạng này là đổ nhiều mô hôi. Việt Nam lại là nước có khí hậu nóng ẩm, đặc biệt là vào mùa hè. Nên phát ban nhiệt rất hay thường gặp ở trẻ dưới 3 tuần tuổi, hoặc hơn.
Những nốt ban này xuất hiện ở mặt, cổ, ngực, lưng, mông hoặc các nếu gấp khuỷa tay chân là những nơi tiết ra nhiều mồ hôi. Ban đầu hình thành bệnh kê là những hột trắng nhỏ, hơi cộm, không viêm xung quanh, tự vỡ ra, nhìn giống như da gà. Sau đó nặng hơn có thể do nhiệt độ nóng, hoặc che chắn quá kĩ dẫn đến hình thành ban nhiệt (rôm sảy). Biểu hiện là các ban mụn viêm đỏ và chúng gây ngứa cho bé hơn.
Phát ban nhiệt hình thành là do lỗ chân lông bị tắc nghẽn, đổ mồ hôi nhiều. Do vậy, việc chăm sóc tốt nhất cho bé là để da bé thông thoáng và sạch sẽ.
3.3 Viêm da tiết bã
Viêm da tiết bã cũng là một tình trạng rất phổ biến. Ban dạng mụn đỏ, có khi hợp lại thành mảng da đỏ, khô nhám. Đôi khi có chất nhầy hơi vàng trên bề mặt. Thường gặp ở trẻ sơ sinh và dần biến mất trong vài tuần hoặc vài tháng.
Viêm da tiết bã thường xuất hiện trên da đầu, còn gọi là “cứt trâu” trên đầu. Nhưng nó cũng có thể xuất hiện ở vùng da khác trên cơ thể như mặt, cổ, trong hoặc xung quanh tai, hoặc ở hai bên mũi.
Chăm sóc bằng cách lấy bàn chải mềm chà nhẹ loại bỏ mảng cứt trâu. Nếu các nếp da viêm đỏ, bác sĩ có thể sẽ cho thêm thuốc bôi làm mềm da, hoặc kem chống nấm, chống ngứa.
3.4 Chàm sữa (Lác sữa)
Đây là một dạng viêm da thể tạng, thường gặp ở trẻ từ 3-6 tháng tuổi, ít khi gặp ở trẻ sơ sinh. Chàm sữa thường xuất hiện ở mặt, hai bên má, có thể lan ra thân mình. Bệnh khởi đầu là những mẩn đỏ, rồi trở thành mụn nước nhỏ li ti, các mụn này rỉ nước và đóng mày rồi tróc vảy, hiện lên những mảng da đỏ và khô. Vị trí thường gặp ở hai bên má, đối xứng nhau. Có thể lan xuống cằm, da đầu, trán nhưng không có ở mắt, mũi, miệng. Chàm gây ngứa cho bé, nên bé thường hay lấy tay cào gãi, dụi má.
Bệnh chàm ở bé có thể tự hết khi bé lớn lên. Tuy nhiên bệnh chàm làm da bé ngứa, khô ráp, gây khó chịu cho bé. Nếu bạn nghi ngờ con bạn bị chàm, nên tìm gặp bác sĩ để có thuốc bôi dưỡng ẩm thích hợp cho bé. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc bên ngoài vì có thể sẽ làm tình trạng viêm da của bé nặng hơn.
4. Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Ngoài biểu hiện mụn trứng cá hoặc các ban mụn lành tính đã nói ở trên. Hãy chắc chắn rằng con bạn không kèm theo các dấu hiệu toàn thân nào khác như: sốt, lừ đừ, bỏ bú, vàng da sậm, …. Nếu có bất kì dấu hiệu toàn thân nào hãy đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt, đặc biệt là bé dưới 3 tháng tuổi.
Nếu không có bất kì dấu hiệu nào khác kèm theo, thì mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh là lành tính, và sẽ tự hết trong vài tuần mà không cần điều trị gì. Chúng ta sẽ cần được tư vấn từ bác sĩ khi:
Bạn không chắc đó có phải là mụn trứng cá hay là do tình trạng da khác của bé. Chúng gây lo lắng nhiều cho bạn. Điều này hoàn toàn hợp lý vì đôi khi khó có thể phân biệt được các dạng mụn hay ban khác nhau. Hãy đến bác s để được tư vấn chính xác nhất.
Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh nếu vẫn kéo dài trên 3 tháng. Hãy nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc bôi nhẹ nếu mụn kéo dài hoặc nghiêm trọng.
Nếu bạn muốn dùng xà phòng, kem dưỡng lên da bé. Chắc chắn rằng hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn về mức độ cần thiết dùng, hoặc nên dùng loại nào phù hợp cho da bé.
5. Cách chăm sóc cho bé tại nhà
Trong thời gian bé bị mọc mụn trứng cá không nên bôi bất kì loại kem hay thuốc gì lên mụn trừ khi được bác sĩ chỉ định.
Chăm sóc mụn trứng cá chỉ có 2 điều nên làm:
Thứ nhất, tắm và rửa mặt cho bé bằng xà bông dành do trẻ sơ sinh và nước mỗi ngày một lần. Lau khô cho bé thật nhẹ nhàng. Đừng chà rửa quá nhiều, sẽ gây khích thích da của bé hơn.
Thứ hai, hãy kiên nhẫn chờ chúng hết. Tuy có vẻ thật không thích khi trên da con mình nổi mụn, nhưng chí ít chúng không gây khó chịu cho bé. Vì vậy hãy cố gắng đừng bận tâm quá nhiều đến chúng.
Hy vọng sau bài viết này, YouMed có thể giải quyết được một phần băn khoăn của các bà mẹ về mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên bài viết nào cũng không thay thế được sự tư vấn trực tiếp từ bác sĩ có chuyên môn. Nếu con bạn nổi mụn bất thường, dù là loại mụn gì, hãy nên đến khám bác sĩ ít nhất 1 lần để đảm bảo an toàn nhất cho đứa bé thân yêu của bạn.
Người viết:
Hoàng Yến
Mụn Trứng Cá Ở Trẻ Sơ Sinh Biểu Hiện Và Cách Chữa Trị
Mụn trứng cá là dấu hiệu da liễu thường gặp hình thành trên da những nốt mụn khó chịu gây ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề thẩm mỹ cũng như sức khỏe của mỗi người. Có nhiều loại mụn trứng cá khác nhau và chúng có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, trong đó, mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh khiến cho không ít bà mẹ cảm thấy lo lắng.
Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh hay còn được gọi là mụn sữa hay nang kê. Có khoảng 20% trẻ em khi mới sinh ra đều xuất hiện các mụn sữa sau tuần sinh đầu tiên nên các mẹ không cần quá lo lắng. Khi bị nổi mụn có thể làm tấy đỏ một số vùng da nhạy cảm khiến trẻ bị ngứa ngày khó chịu. Một số loại mụn trứng cá sơ sinh thường gặp như mụn sữa, mụn kê, mụn cứt trâu…
Mụn có thể bị dị ứng với sữa mẹ, nước bọt hoặc các loại sữa tắm trẻ em nên các mẹ cần lưu ý và tránh tiếp xúc. Thông thường mụn sữa sẽ tự hết sau 1 vài tuần trường hợp mụn kéo dài và mọc dày thì các mẹ nên đưa bé đi khám để biết được cách điều trị tốt nhất.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị mụn trứng cá
Khi bé bị mụn trứng cá các mẹ sẽ thấy những nốt mụn đầu trắng như sữa li ti nổi mẩn trên mặt hoặc một số vị trí khác. Khi nổi mụn vùng da xung quanh sẽ bị tấy đỏ, mụn có thể bị dị ứng với nước bọt khi bé cho tay vào miệng rồi làm vương ra ngoài, dị ứng với sữa mẹ hoặc một số chất tẩy rửa có trong nước giặt, xả vải hoặc mỹ phẩm mẹ dùng hàng ngày có thể tiếp xúc với da của bé.
Có nhiều thể mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh, có loại bình thường sẽ tự hết nhưng cũng có một số loại nguy hiểm gây ra biến chứng và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé. Dù là mụn nào cũng khiến bé bị ngứa, nóng trong người và hay quấy khóc.
Khi các mẹ thấy bé có xuất hiện những dấu hiệu trên thì cần chú ý theo dõi xem mụn có tự lặn sau một vài tuần hay không. Vì không thể phân biệt được đâu là mụn lành tính và đâu là mụn ác tính nên cần chăm sóc cẩn thận và ăn uống kiêng những chất gây dị ứng cho bé. Trường hợp mụn nổi nhiều ngày không khỏi thì mẹ nên đưa bé đi khám để xác định được nguyên nhân và cách điều trị mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh phù hợp.
Nguyên nhân nổi mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh
Có rất nhiều trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng mụn trứng cá ngay từ khi lọt lòng hoặc sau khi sinh một vài tuần. Hiện nay khoa học chưa khẳng định được nguyên nhân của mụn sữa sơ sinh, có một số nguyên nhân dự đoán được liệt kê sau đây:
Do dị ứng với thành phần thuốc mẹ đã sử dụng trong thai kỳ.
Do hormone từ sữa mẹ mà bé hấp thụ được có thể kích thích tuyến dầu phát triển, tăng khả năng tiết bã nhờn gây nổi mụn.
Da trẻ sơ sinh nhạy cảm và phản ứng với mỹ phẩm mà mẹ đang dùng.
Bị dị ứng với các thành phần hóa chất có trong bột giặt, nước xả vải …
Dị ứng với quần áo do mặc quá chật hoặc chất vải quá cứng.
Dị ứng với sữa công thức uống ngoài.
Dị ứng với nước bọt hoặc dịch dạ dày khi nôn trớ vương lên da bé.
Do nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn.
Do một số bệnh lý nền thường gặp ở trẻ nhỏ như nổi kê, thủy đậu, sởi …
Thông thường mụn trứng cá ở trẻ em sẽ tự hết sau 4 – 6 tuần kéo dài hơn thì có thể do bệnh da liễu cần đưa trẻ đi khám để. Một số trường hợp nguy hiểm như bị nhiễm vi rút hoặc thủy đậu, sởi. Những trường hợp này ngoài những biểu hiện ngoài da thì trẻ sẽ hay quấy khóc, kèm theo sốt cao.
Phân biệt các loại mụn thường gặp ở trẻ sơ sinh hiện nay
Mụn sữa
Biểu hiện của mụn sữa là các nốt mụn li ti có đầu trắng hoặc hơi vàng trên da, không gây ngứa hay đau. Mụn sữa rất phổ biến gần như 50% trẻ sơ sinh đều xuất hiện mụn này. Mụn sữa sơ sinh thường nổi ở một số vị trí như mũi, má, trán, nhiều cũng có thể lên ở khắp mặt, chân tay, niêm mạc miệng. Mụn sữa không nguy hiểm và sẽ tự hết sau 1 – 3 tháng nên không cần bôi thuốc nhưng các mẹ cần lưu ý không chà xát mạnh khiến da bé bị tổn thương và gây nhiễm trùng.
Mụn do phát ban nhiệt
Mụn do phát ban nhiệt thường là mụn kê hoặc rôm sảy do bị nóng trong người nặng hơn sẽ biến thể thành phát ban nhiệt. Khi mồ hôi tiết ra quá nhiều nhưng ống dẫn mồ hôi ở trẻ sơ sinh chưa phát triển toàn diện gây tắc nghẽn. Yếu tố thúc đẩy lớn nhất của tình trạng này là đổ nhiều mồ hôi nóng và tạo thành ban nhiệt và bệnh lý ngoài da.
Ban nhiệt xuất hiện ở một số vị trí như mặt, cổ, ngực, lưng, mông hoặc các nếp gấp khuỷu tay, chân. Khi trẻ bị ban nhiệt sẽ ngứa ngáy, khó chịu, mẹ cần cho bé uống nước lá mát, tắm lá mát vệ sinh nhẹ nhàng và không được cọ sát khiến mụn bị vỡ ra gây nhiễm trùng.
Mụn viêm da tiết bã
Mụn viêm da tiết bã hay còn được gọi là cứt trâu thường xuất hiện thành mảng lớn ở trên đầu và sẽ hết sau 1 vài tháng. Đối với mụn này tuyệt đối không được cậy cứ để vảy tự khô và bong ra, khi tắm gội có thể xoa nhẹ cho vảy mềm và bong ra theo nước. Nếu cạy khiến da đầu bé bị tổn thương, nhiễm trùng và tái phát lại. Trường hợp mụn viêm da bã tiết đỏ ửng lên có thể dùng thêm các loại thuốc bôi ngoài da dạng trị nấm để mụn nhanh khỏi.
Chàm sữa
Chàm sữa là một loại mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện khi bé được 3 – 6 tháng tuổi. Chàm sữa thường bị ở mặt, 2 bên má, nặng hơn có thể lan ra toàn thân. Khi bị chàm sữa da sẽ bị mẩn đỏ rồi hình thành các mụn nước li ti vỡ ra và đóng vảy.
Chàm sữa không nguy hiểm nhưng gây ngứa và khó chịu cho bé. Chàm sữa sẽ tự hết khi trẻ lớn hơn nhưng các mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để mua thuốc điều trị.
Ban đỏ nhiễm khuẩn
Ban đỏ là các nốt mụn sưng nhỏ, không có đầu nhân hay nước xuất hiện ở mặt, ngực hoặc tay chân bé 2 – 3 ngày sau khi sinh. Ban đỏ có thể tự hết sau 5 – 14 ngày. Trường hợp nặng hơn thì nên đưa bé đi khám để chẩn đoán bệnh và điều trị phù hợp.
Bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu là tình trạng do virus varicella zoster gây ra có thể do tự phát hoặc truyền nhiễm tiếp xúc. Khi bị thủy đậu bé sẽ bị ngứa, mệt mỏi và sốt. Thủy đậu nguy hiểm dễ bị lan nhanh nếu như tiếp xúc với nước, gió, mụn nước vỡ lan sang các vùng bên cạnh. Nếu không kiêng khem cẩn thận sau khi khỏi sẽ để lại sẹo rỗ.
Ở trẻ sơ sinh, thủy đậu có thể dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng da, máu, não, mất nước, viêm phổi. Vì vậy khi có dấu hiệu sốt và nổi mụn nước sơ sinh bất thường thì các mẹ cần lưu ý và đưa bé đi khám ngay.
Mụn trứng cá trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Nếu trẻ sơ sinh bị mọc mụn sữa hoặc các mụn lành tính thì không có gì đáng lo ngại. Bởi lẽ các nốt mụn đó sẽ tự khỏi và không để lại biến chứng gì chỉ sau một thời gian nhất định. Với những loại mụn này, các mẹ có thể điều trị bằng cách chú ý vệ sinh da cho bé đúng cách bằng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp với bé, không nặn mụn đồng thời có thể tham khảo một số mẹo tự nhiên để đảm bảo sự an toàn khi chữa trị cho bé.
Còn trong trường hợp trẻ vừa bị mụn, vừa có các triệu chứng kèm theo như sốt, phát ban toàn thân, bỏ ăn, da vàng sậm lại thì tốt nhất mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Những loại mụn này có thể gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của bé nếu như không được điều trị và xử lý đúng cách. Do trẻ sơ sinh không thể nói được cảm nhận của mình nên các mẹ cần hết sức lưu ý đặc biệt là với các bé dưới 3 tháng tuổi.
Cách trị mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Cơ địa trẻ con không giống như người lớn, trẻ cũng không thể nói lên cảm giác ngứa ngáy hay khó chịu mà người lớn cần phải theo dõi và quan sát để nhận biết. Với trẻ sơ sinh thì tốt nhất là phải biết được nguyên nhân gây mụn, mụn ở thể nào sau đó mới có thể tiến hành các cách trị mụn trứng cá.
Đối với các dạng mụn sữa thông thường sẽ tự hết sau một vài tháng, loại mụn này không gây khó chịu cũng như ảnh hưởng gì đến bé cả. Các mẹ có thể bôi thêm một số loại kem cho trẻ sơ sinh ngoài da để mụn nhanh hết hơn. Với mụn do viêm da tiết bã thì cần kiên nhẫn tắm gội và chà nhẹ nhàng cho mụn tự bong ra, tuyệt đối không được cạy vảy sẽ để lại sẹo và mụn lên trở lại.
Khi chưa xác định được nguyên nhân hình thành mụn ở trẻ sơ sinh thì tốt nhất mẹ nên đưa bé đi khám từ đó xác định căn nguyên mọc mụn. Bác sĩ sẽ kê thuốc phù hợp với bé. Hạn chế điều trị theo các phương pháp dân gian khi chưa biết rõ nguyên nhân gây mụn.
Cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị mụn trứng cá tại nhà
Trẻ sơ sinh bị nổi mụn chắc hẳn sẽ khiến nhiều bà mẹ hoang mang và lo lắng không biết con mình bị làm sao và phải chăm sóc bé như thế nào. Ngoài việc theo dõi và điều trị thì các mẹ khi chăm sóc cho bé cũng cần lưu ý một số điều sau đây
Trong thời gian bé bị mọc mụn trứng cá không nên bôi bất kì loại kem hay thuốc gì lên mụn trừ khi được bác sĩ chỉ định. Các mẹ cũng hạn chế sử dụng mỹ phẩm hay các loại sữa tắm, sữa dưỡng thể trong thời gian này vì bé có thể bị dị ứng với các thành phần có trong sữa tắm.
Tắm rửa nhẹ nhàng, khi trẻ mọc mụn sữa, mụn kê thì hạn chế dùng các loại xà bông, nên tắm bằng nước chanh tươi để kháng khuẩn ngoài da cho bé.
Sử dụng quần áo, khăn bông cotton mềm, da trẻ rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng khi bị cọ xát quá mạnh.
Với mụn cứt trâu thì không được cạy khiến da bé bị tổn thương và mụn sẽ lên lại.
Rửa tay thật sạch trước khi chạm vào mặt bé, tuyệt đối không được nặn mụn, cạy đầu mụn khiến mụn dễ bị lây lan sang các vùng da khác.
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm, không cho trẻ ở cùng những người đang bị bệnh ngoài da.
Nguyên Nhân Gây Mụn Trứng Cá Bọc Ở Mũi Mà Ai Cũng Bị
Thứ Năm, 16-11-2017
Mụn trứng cá có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào nhưng thường gặp nhất là vùng da mặt như trán, mũi, má, cằm… Trong đó, mũi là một trong những vị trí dễ nổi mụn nhất, không chỉ là các mụn thông thường như mụn cám, mụn đầu đen mà còn có mụn bọc viêm sưng to và gây đau. Tìm hiểu nguyên nhân gây mụn trứng cá bọc ở mũi sẽ giúp bạn hạn chế và khắc phục tình trạng mụn bọc ở mũi khá là hiệu quả đấy.
Mụn trứng cá bọc có thể mọc ở trên sống mũi, hai bên cánh mũi hoặc mọc trong mũi gây đau nhức cực kỳ khó chịu. So với những vùng da khác thì mụn bọc ở mũi thường lâu lành và có nguy cơ thể lại thâm sẹo rất cao. Nguyên nhân gây mụn trứng cá bọc ở mũi có thể là do:
1-Hệ tiêu hóa bất ổn
Mụn bọc xuất hiện ở sống mũi là do hệ tiêu hóa của bạn đang bất ổn, chẳng hạn như tiêu hóa kém, mất cân bằng tiêu hóa hoặc do dị ứng thực phẩm. Hơi nóng từ dạ dày bốc lên mạnh có thể gây khô miệng, đau họng, sưng chân răng, thậm chí độc tố tích tụ trong dạ dày không được đào thải sẽ bài tiết qua da và hình thành mụn.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng bài thuốc giải nhiệt sau đây:
Cách dùng: Đem các vị thuốc rửa sạch, hãm nước sôi để uống hoặc sắc với nước uống hàng ngày giúp sẽ tiêu tan khí nóng trong người.
2- Rối loạn bài tiết
Ngoài vấn đề ở hệ tiêu hóa, mụn bọc nổi ở sống mũi có thể còn là do chức năng gan và thận hoạt động kém, rối loạn bài tiết. Các rối loạn ở hệ bài tiết khiến cho hoạt động đào thải bã nhờn bị cản trở, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông, tích tụ lâu ngày tạo thành các nốt mụn bọc sưng to trên mũi.
Giải pháp cho trường hợp này là bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu protein, nhất là protein thực vật và vitamin B như thịt gà, gan, trứng, cá hồi, đậu nành, đậu hũ, tàu phớ, hạnh nhân, lạc, đậu xanh, giá đỗ, rau chân vịt, súp lơ xanh,… Đồng thời, hạn chế các thức ăn cay nóng và nên thường xuyên massage mặt (khu vực mũi) để giúp tăng tuần hoàn máu dưới da, phòng ngừa và hỗ trợ trị mụn.
Bạn không thể ngăn chặn hoàn toàn các yếu tố từ môi trường nhưng có thể hạn chế sự tác động của nó bằng cách bảo vệ da bằng kem chống nắng và đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, tránh tiếp xúc với những nơi nhiều khói bụi và hóa chất, dưỡng da bằng các sản phẩm đặc trị chuyên biệt phù hợp và an toàn với làn da, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, sinh hoạt lành mạnh….
5- Chế độ sinh hoạt kém khoa học
Chế độ sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Những người có thói quen sinh hoạt kém khoa học chẳng hạn như chế độ dinh dưỡng không phù hợp ( ít uống nước, ít ăn rau xanh và trái cây, ăn nhiều đồ nóng, sử dụng các chất kích thích…), thường xuyên thức khuya, mất ngủ, làm việc quá sức, căng thẳng và stress kéo dài cũng dẫn tới sự xuất hiện của mụn bọc ở vùng mũi.
Về ăn uống, bạn nên uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, tránh ăn đồ nóng… để giúp tiêu hóa tốt và hỗ trợ đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Về sinh hoạt, bạn nên sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya, nên ngủ sớm để hạn chế tình trạng mất cân bằng nội tiết dễ gây mụn.
Chúc các nàng luôn xinh!
BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:
Mụn Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh Và Những Điều Mẹ Nên Biết
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh (hay còn được gọi là nang kê hoặc mụn kê sữa ở trẻ sơ sinh) là những mụn nhỏ li ti màu trắng (trông như các đốm sữa), cũng có trường hợp mụn to bằng đầu hạt gạo, có nhân trắng như bã đậu.
Dấu hiệu nhận biết mụn sữa ở trẻ sơ sinh là: mụn mọc ở mặt, lưng, ngực hoặc chân tay của trẻ. Theo các chuyên gia, đây là dạng mụn trứng cá phổ biến ở trẻ em, tỷ lệ mắc mụn sữa ở trẻ sơ sinh chiếm tới 20% số trẻ 2 – 3 tuần tuổi.
Nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Nhiều nhà khoa học cho rằng nguyên nhân chính là do hormone của người mẹ chuyển sang bé trong những tháng cuối thai kỳ hoặc do trong thời gian mang thai, mẹ hoặc trẻ bị các vấn đề về sức khỏe phải dùng thuốc và mụn sữa ở mặt trẻ sơ sinh xuất hiện là do tác dụng phụ của thuốc.
Do thời tiết thay đổi, nhiệt độ nóng lên khiến mụn bị tấy đỏ lên.
Khi trẻ quấy khóc quá nhiều hoặc khi da tiếp xúc nhiều với sữa mẹ, chất tẩy rửa còn sót lại trên quần áo hoặc nước bọt cũng làm mụn sữa mọc nhiều hơn.
Uống sữa bột cũng có thể khiến trẻ bị mụn sữa vì trong sữa có nhiều đạm albumin.
Mẹ ăn quá nhiều đồ nóng, trong khi hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn non yếu cũng có thể là nguyên nhân kích thích mụn chàm sữa ở trẻ sơ sinh mọc nhiều.
Một nguyên nhân khác cũng có thể gây ra mụn sữa là do trẻ bị phì đại tuyến bã.
Lỗ chân lông của trẻ nhỏ còn chưa phát triển toàn diện, khiến các tế bào da chết và bụi bẩn dễ dàng xâm nhập và làm bít lỗ chân lông.
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Các loại mụn sữa này có thể khiến các mẹ khá là lo lắng khi tìm đến các cách làm hết mụn sữa ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên đa số trường hợp mụn sữa không cần một biện pháp chữa trị nào đặc biệt. Sau vài tuần, các mụn này sẽ tự động biến mất.
Cũng có những trường hợp trẻ bị mụn sữa lâu hơn, thậm chí kéo dài vài tháng. Nếu mẹ theo dõi thấy những đốm mụn của bé không hết sau 3 tháng hoặc có dấu hiệu như sưng đỏ, mưng mủ, lan rộng trên mặt và trên cơ thể, lúc này nên đưa bé đi khám da liễu.
Trong nhiều trường hợp, tình trạng mụn sữa ở trẻ sơ sinh kéo dài cũng là dấu hiệu cảnh báo trước tình trạng da mụn sẽ xảy ra cho con ở tuổi dậy thì.
Cần phân biệt mụn sữa với rôm sẩy do nóng bức, đổ mồ hôi, tã lót hay quần áo của bé không thông thoáng. Mẹ cần giữ vệ sinh khô thoáng cho bé, nếu mụn sữa mọc ở vùng bẹn, nách thì dùng thêm phấn rôm sảy, thử thay đổi nhãn sữa hoặc chế độ ăn giảm các đồ lạ, khó tiêu như tôm, cua, trứng và theo dõi xem có cải thiện hay không.
Mẹo trị mụn sữa theo dân gian
Khi trẻ bị mụn sữa, mẹ chỉ cần lấy một nắm lá riềng, cọ sạch phần lông bám ở lá rồi cho vào nồi đun nước cho bé tắm 2 – 3 lần/tuần. Sau khi tắm xong mẹ nhớ tráng sạch lại cho bé bằng nước ấm. Lá riềng rất lành tính và có tác dụng nhanh trong việc chữa mụn sữa cho bé.
Mẹ lấy một nắm lá khế, cho vào nồi đun sôi, để nguội và lọc bỏ phần bã. Sau đó mẹ hãy tráng sơ qua một lần nước ấm cho da bé sạch bụi bẩn, rồi tắm cho bé bằng nước lá khế. Cuối cùng tráng lại bằng nước ấm đã đun để sạch hết lá còn dính trên da.
Mỗi tuần mẹ chỉ nên tắm 3 lần cho bé bằng nước lá khế, vì trong lá khế có nhựa, tắm nhiều sẽ khiến da bé sẽ bị xỉn màu.
Với hai cách tắm bằng “cây nhà lá vườn” trên mẹ có thể yên tâm bé sẽ hết mụn sữa và không hề ảnh hưởng đến làn da của bé.
Tuy nhiên mẹ cần chú ý: khi sử dụng các loại lá tắm cho bé cần rửa thật kỹ để tránh các loại vi khuẩn, thuốc trừ sâu tiếp xúc với da bé, làm tình trạng mụn càng trầm trọng hơn.
Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, đảm bảo da trẻ khô thoáng, cho trẻ mặc những loại đồ có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, quần áo nên rộng rãi, thoáng mát.
Nên duy trì việc cho trẻ bú mẹ trực tiếp, cần tăng cường bú mẹ để tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh
Mẹ nên tránh ăn những đồ ăn dễ gây dị ứng để đảm bảo sữa mẹ an toàn, không có các tác nhân có thể gây kích ứng cho trẻ.
Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, sử dụng sữa tắm chuyên dành cho trẻ sơ sinh. Tắm xong cần lau người thật khô.
Mẹ không nên cho trẻ bú thêm sữa công thức ngoài sữa mẹ nếu không thật sự cần thiết. Nếu bé phải dùng sữa công thức thì nên chọn sữa có các thành phần an toàn, đảm bảo không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây dị ứng ở trẻ.
Không nên cho trẻ mặc quần áo len hay lông vì dễ gây kích ứng da.
Không nên kỳ cọ da trẻ mạnh khi tắm.
Không nên dùng sữa tắm hay xà bông có tính tẩy hay kích thích mạnh.
Không sử dụng sữa tắm có bọt cho bé trong thời gian này vì rất có thể sẽ khiến da bé bị kích ứng gây mẩn đỏ, ngứa
Không để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp lên da trẻ vì nóng bức khiến mụn sữa mọc nhiều hơn. Nếu có tắm nắng cho bé, mẹ nên nắng sớm 6 – 8 giờ sẽ không gây kích ứng da.
Không được sử dụng kem, dầu dưỡng ẩm và các loại thuốc trị mụn để tự ý điều trị cho trẻ, vì dễ gây kích ứng, nhiễm trùng da.
Một số lưu ý khi trẻ bị nổi mụn sữa
Mẹ tuyệt đối không được tự ý bôi bất kỳ loại kem hay thuốc nào lên các đốm mụn sữa của trẻ, bởi có thể tác dụng phụ của thuốc có thể khiến tình trạng bệnh của trẻ nặng thêm.
Tuyệt đối không dùng tay để chà xát lên mụn sữa để tránh làm mụn bị nhiễm trùng và ngày càng nặng hơn.
Tránh để bé tiếp xúc với môi trường bụi bẩn bên ngoài hoặc với những người có bệnh về da.
Có nên nặn mụn sữa ở trẻ sơ sinh là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ? Câu trả lời chắc chắn là không và cũng không cần thiết, mẹ không nên nặn mụn sữa của con để tránh gây nhiễm trùng thêm cho trẻ.
Có thể thấy, mụn sữa ở trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể chung sống hoà bình với bé. Bé bị mụn sữa nếu được chăm sóc tốt, vệ sinh sạch sẽ có thể sớm khỏi mụn, trả lại làn da mịn màng cho bé.
Bạn đang xem bài viết Mụn Trứng Cá Ở Trẻ Sơ Sinh: Vấn Đề Hay Gặp Nhưng Ít Ai Biết trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!