Xem Nhiều 6/2023 #️ Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị # Top 6 Trend | Sansangdethanhcong.com

Xem Nhiều 6/2023 # Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Da bị nhiễm Corticoid là gì?

Hiện tượng da bị nhiễm Corticoid phổ biến ở nhiều người, nhất là những ai sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa Corticoid. Tình trạng này gây ra các tổn thương cho làn da, da bị mài mòn, nhiễm trùng…

Tích tụ Corticoid lâu dần sẽ khiến da bị viêm nhiễm mãn tính. Các dấu hiệu nhận biết của hiện tượng này là da xuất hiện các mụn nhỏ li ti, các mao mạch máu sâu bên trong da bị giãn ra gây xung huyết, da trở nên đỏ và nóng rát.

Corticoid có tên đầy đủ là Glucocorticoid, đây là một loại hormone được bào chế từ vỏ thượng thận của con người. Corticoid được xếp vào bảng B nhóm có chất độc dược theo quy định của Bộ Y Tế.

Tình trạng nhiễm Corticoid xảy ra khi bạn sử dụng các sản phẩm có chứa hàm lượng Corticoid hoặc dẫn xuất của thành phần này quá mức cho phép. Điển hình là các mỹ phẩm làm đẹp như kem trộn, thuốc rượu trị mụn, thuốc thảo dược kích trắng, làm trắng da tức thời.

Theo y học ghi nhận, Corticoid có tác dụng chống dị ứng, chống viêm, ức chế hệ miễn dịch hiệu quả, chống ngộ độc. Dược phẩm này được dùng để điều trị mụn mủ, mụn viêm, cải thiện các tuyến bã nhờn, giảm dầu nhờn trên da.

Các loại mỹ phẩm chứa hàm lượng Corticoid cao sẽ có tác dụng khiến da trắng mịn, hồng hào, mờ thâm nám, tàn nhang trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, về lâu dài sẽ khiến da bị tổn thương sâu bên trong, các tế bào da bị mài mòn và gây ra tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng.

Biểu hiện nhận biết da nhiễm Corticoid

Da bị nhiễm Corticoid chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn nhiễm Corticoid sớm và giai đoạn nhiễm Corticoid muộn. Bạn có thể tham khảo các biểu hiện sau đây:

Dấu hiệu sớm

Để nhận biết các mỹ phẩm đang dùng có chứa Corticoid hay không bạn có thể dựa vào các biểu hiện sau:

Da trở nên láng mịn và căng bóng chỉ sau 1 đêm sử dụng sản phẩm

Mụn cám, mụn li ti sần sùi trên da biến mất nhanh chóng, da trắng hồng rõ rệt

Khi sờ vào da sẽ có cảm giác mềm mịn, mọng nước, sử dụng vài tuần các vết nám, tàn nhang sẽ cải thiện, mờ thâm nám

Đối với trường hợp có các nếp nhăn li ti cũng sẽ biến mất hoàn toàn

Dấu hiệu muộn

Với những tuần đầu sử dụng sản phẩm chứa Corticoid da sẽ căng bóng, sáng mịn. Nhưng khi dùng liên tục trong thời gian dài, đến khi ngưng sử dụng vài ngày hay vài tuần da sẽ yếu đi với các dấu hiệu sau:

Khu vực da dùng mỹ phẩm sẽ có xu hướng chuyển sang màu trắng bệch, tone da sẽ nổi bật hơn các vùng da khác.

Da trở nên mỏng hơn, hiện rõ các mao mạch máu, da bị ửng hồng, các vết nám, tàn nhang cũng xuất hiện lại, nổi nhiều mụn li ti và mụn ẩn, da trở nên khô sần và sạm đi.

Bạn thường xuyên có cảm giác ngứa râm ran, bị châm chích, da căng tức gây khó chịu.

Hai bên má dần xuất hiện các mảng nám có thể lan rộng sang các vùng da khác, lúc này da có thể chuyển sang màu xám hoặc nâu

Đối với một số trường hợp da bị khô ráp, nóng rát, da nhăn nheo hoặc bị sưng phù ứ nước, sưng mọng.

Ảnh hưởng của Corticoid với da

Theo y học, Corticoid là dược phẩm dùng để bôi ngoài da kiểm soát các triệu chứng nhanh chóng nhưng về lâu dài có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Nhất là những trường hợp bị nhiễm độc Corticoid nặng rất khó điều trị. Da bị nhiễm Corticoid có thể gây ra những tác hại như:

Trong thời gian dùng Corticoid: Corticoid sẽ làm cách mao mạch trên da giãn nở, dẫn đến hiện tượng da lúc nào cũng ửng đỏ, làn da bị bào mòn mỏng dần, những vết nám, tàn nhang nặng và đậm dần hiện rõ trên da, gân máu cũng lộ rõ trên da mặt. Da không chịu được nóng khi ra đường hay đứng gần bếp.

Khi ngưng sử dụng: Trường hợp ngưng sử dụng Corticoid đột ngột sẽ khiến da trở nên sần sùi, nhăn nheo, đen sạm, xuất hiện nhiều mụn nước, khi vỡ ra sẽ tiết dịch có màu vàng khiến người bệnh ngứa ngáy. Da trở nên khô ráp hoặc tiết nhiều dầu nhờn, gây khó chịu khi gặp phải các tác nhân như nắng, gió, bụi bẩn,…

Da nhiễm Corticoid có chữa được không?

Da bị nhiễm Corticoid có chữa được hay không là nỗi lo lắng của nhiều người không may mắn gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, may mắn là bệnh lý này hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Khi gặp các biểu hiện của bệnh lý này, dù nặng hay nhẹ người bệnh nên đến các bệnh viện da liễu để khám và chẩn đoán chính xác. Từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng của từng người.

Cách điều trị da bị nhiễm Corticoid

Khi phát hiện da bị nhiễm Corticoid, bạn cần có các biện pháp điều trị để da dần phục hồi. Dựa vào tình trạng da bị tổn thương mà bạn có thể áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp.

Trường hợp nhiễm Corticoid nhẹ

Đối với các trường hợp bị nhiễm Corticoid dưới 3 tháng kèm theo các triệu chứng nhẹ, bạn có thể áp dụng các biện pháp xử lý như sau:

Ngưng sử dụng các mỹ phẩm đang sử dụng và tìm ra mỹ phẩm có chứa Corticoid mà bạn đang dùng, để tránh tình trạng viêm nhiễm ngày càng nghiêm trong hơn.

Rửa sạch vùng da bị nhiễm Corticoid bằng nước muối sinh lý có nồng độ 0.9%. Bạn có thể tìm mua dung dịch này tại các nhà thuốc Tây.

Kết hợp xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, uống nhiều nước để cung cấp độ ẩm tự nhiên cho da, cải thiện tình trạng khô ráp, dung nạp các thực phẩm có chứa khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ làm lành các tế bào da bị tổn thương. Tránh các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao vì sẽ làm tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn.

Trường hợp da nổi mụn nhỏ li ti, tăng tiết bã nhờn hay khô ráp thì ngưng dùng mỹ phẩm chăm sóc da, thay bằng các loại mặt tự nhiên như mặt nạ lòng trắng trứng gà, mặt nạ sữa chua.

Trường hợp nhiễm Corticoid nặng

Khi bị nhiễm Corticoid nặng, lúc này da đã phụ thuộc hoàn toàn vào thành phần này, nếu bạn ngừng sử dụng sản phẩm đột ngột sẽ gây ra các phản ứng mạnh trên da. Vì vậy, bạn cần tiến hành xử lý theo trình tự sau:

Giảm liều lượng Corticoid cho da

Để tránh tình trạng da xảy ra phản ứng mạnh khi ngưng dùng sản phẩm Corticoid, bạn cần giảm dần liều lượng của thành phần này. Từ đó, da có thể thích ứng dần và không phát sinh hệ quả đáng tiếc.

Giảm từ 2-3 lần sử dụng Corticoid trong 7 ngày đầu tiên. Nếu trước đó, mỗi ngày bạn đều dùng thì giờ giảm 2 ngày dùng 1 lần.

Nếu da không phát sinh phản ứng thì bạn tăng khoảng cách ngày không dùng lên, đồng thời giảm lượng kem dùng xuống.

Đến khi còn các triệu chứng của nhiễm Corticoid ở mức độ nhẹ, lúc này bạn ngừng dùng Corticoid.

Tiến hành thanh lọc và thải độc da

Bạn có thể tiến hành phương pháp thanh lọc và thải độc da nhiễm Corticoid như sau:

Mỗi ngày uống 1 cốc nước nha đam, rau diếp cá, trà xanh, hoa cúc vàng để hỗ trợ giải độc, tăng cường kháng khuẩn, giảm tình trạng kích ứng và giảm mụn li ti, mụn ẩn.

Vệ sinh sạch da mặt mỗi ngày 2 lần, bạn nên dùng nước muối sinh lý để rửa mặt giúp sát khuẩn, làm sạch da mặt. Hoặc cũng có thể chọn các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, làm sạch da, không chứa cồn, chất tạo mùi.

Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để xông mặt, hỗ trợ thải độc, hoặc bạn có thể trà xanh, nước chanh mật ong để loại bỏ các chất độc trên da. Mỗi tuần nên xông mặt từ 2-3 lần, vì nếu thực hiện nhiều hơn có thể gây không da, giãn nở lỗ chân lông.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Với các trường hợp bị nhiễm Corticoid có dấu hiệu viêm nhiễm nặng, nóng rát da hoặc dung phù, nổi nhiều mụn nước và tiết dịch, da trở nên khô ráp và nhăn nheo. Lúc này bạn không nên áp dụng các phương pháp điều trị trên vì có thể làm da bị tổn thương nặng hơn.

Khi có các biểu hiện trên, bạn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ da liễu thăm khám và xử lý kịp thời. Tuyệt đối, không tự mua thuốc ngoài điều trị vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Bạn nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn để đạt được hiệu quả, phục hồi da tốt nhất.

Một số lưu ý khi da nhiễm Corticoid

Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị da bị Corticoid, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau để rút ngắn thời gian điều trị, da phục hồi tốt hơn.

Trong thời gian điều trị hạn chế ra ngoài, nếu phải ra ngoài, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để lựa chọn các loại kem chống nắng phù hợp. Lưu ý thoa kem chống nắng trước khi ra đường 30 phút, nên che chắn cẩn thận và tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp.

Không dùng tay sờ vào vùng da bị bệnh để tránh tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.

Bổ sung các thực phẩm như trái cây, rau xanh giàu khoáng chất và các vitamin để tăng cường kháng thể, đồng thời giúp da phục hồi tốt hơn. Uống nhiều nước lọc hoặc nước ép trái cây để cung cấp độ ẩm cho da, giúp da được bảo vệ tốt hơn.

Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ theo chỉ định của bác sĩ, hạn chế trang điểm hay dùng các loại mỹ phẩm gây bít tắc lỗ chân lông.

3/5

(2 Reviews)

Viêm Đường Tiết Niệu: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Viêm đường tiết niệu là tình trạng đường tiết niệu bị viêm nhiếm do vi khuẩn chúng tôi xâm nhập vào hệ thống tiết niệu gây ra. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân viêm đường tiết niệu do đâu? Bệnh có những triệu chứng gì, và tác hại của bệnh như thế nào?

1. Viêm đường tiết niệu là bệnh gì?

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại đường tiết niệu do vi khuẩn. Đó là khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang hay thận, sinh sôi nảy nở ở các cơ quan này chúng có thể gây nhiễm khuẩn cho nước tiểu. Cuối cùng là ảnh hưởng nghiêm trọng tới từng cơ quan của hệ tiết niệu. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ. Bất kỳ bộ phận nào trong hệ tiết niệu đều có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, từ thận, niệu quản tới bàng quang và niệu đạo. Bệnh này có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và gây ra những biến chứng nghiêm tọng cho người bệnh.

2. Những nguyên nhân gì gây viêm đường tiết niệu:

Đa phần, bệnh do vi khuẩn chúng tôi gây ra. Vi khuẩn chúng tôi đi từ phân trong đại tràng vào bộ phận sinh dục ngoài, gây viêm niệu đạo, bàng quang rồi sau đó xâm nhập và lây lan lên các bộ phận trên.- Vi khuẩn chúng tôi cũng là thủ phạm gây nên tình trạng viêm ở nam giới Do vi khuẩn chúng tôi

Một số vi khuẩn khác cũng gây ra bệnh nhưng ít hơn đó là vi khuẩn đường ruột ký sinh ở ruột già. Cũng có thể nguyên nhân gây bệnh là do các bệnh lý khác như sỏi tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt, bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch…Viêm đường tiết niệu ở nam giới:

– Do nam giới vệ sinh kém, bị viêm quy đầu, dương vật bị chấn thương … gây nên tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. – Nam giới bị bị chấn thương ở dương vật do quan hệ tình dục quá thô bạo, hay lạm dụng thủ dâm quá mức cũng có khả năng gây kích thích niệu đạo dẫn đến tình trạng viêm niệu đạo.

– Chị em có thói quen vệ sinh từ sau ra trước, nhịn tiểu quá lâu, hay vệ sinh cá nhân không sạch sẽ…vô tình tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Viêm đường tiết niệu ở nữ giới:

– Phụ nữ quan hệ tình dục không lành mạnh, không vệ sinh trước và sau quan hệ cũng có thể bị viêm – Ngoài ra những chị em trong thời kì sinh đẻ, hay trong thời kì kinh nguyệt sử dụng băng vệ sinh không hợp vệ sinh…cũng có thể là nguyên nhân gây nên viêm đường tiết niệu.

3. Viêm đường tiết niệu ở nữ nguy hiểm như thế nào:

Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ không chỉ ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt hằng ngày mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: – Bệnh có thể gây tắc vòi trứng dẫn tới vô sinh ở phụ nữ. – Phụ nữ mang thai bị viêm nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể bị sảy thai, sinh non. – Viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị kịp thời có thể gây viêm thận, bể thận cấp tính hay mạn tính. – Người bị bệnh luôn trong tình trạng tiểu buốt. Thậm chí tiểu ra máu nên khi quan hệ tình dục thường sẽ bị đau, gây ảnh hưởng đên cảm xúc chuyện chăn gối. – Viêm đường tiết niệu trở thành bệnh lý mạn tính sẽ dẫn đên hậu quả suy thận mạn tính. – Nhiễm trùng đường tiết niệu nếu không được điều trị để có thể dẫn tới áp xe hóa, nhiễm trùng máu, suy thận hay thậm chí tử vong.

4. Triệu chứng viêm đường tiết niệu:

● Tiểu rắt: Người bệnh có cảm giác muốn đi vệ sinh liên tục nhưng lượng nước tiểu ra lại rất ít. Biểu hiện tiểu rắt có thể xuất hiện vài lần một giờ, thậm chí vừa rời khỏi nhà vệ sinh đã muốn quay trở lại. ● Tiểu buốt: Triệu chứng bệnh viêm phổ biến là người bệnh cảm giác đau buốt như kim châm khi đi tiểu, càng gồng mình đẩy nước tiểu ra thì càng buốt. ● Màu nước tiểu: Có sự thay đổi khác thường, nước tiểu xả ra màu đục, đen hoặc hồng (tiểu ra máu). ● Đau bụng dưới: Đau bụng dưới là triệu chứng của bệnh, viêm cầu thận mà nhiều chị em phụ nữ gặp phải, khi vi khuẩn xâm nhập và phát triển mạnh sẽ lan tỏa đến dạ con, gây ra tình trạng nóng rát, đau âm ỉ vùng bụng dưới. ● Các dấu hiệu từ thận: Bệnh có 3 thể phổ biến là nhiễm khuẩn niệu, viêm bàng quang và nghiêm trọng nhất là viêm thận. Bởi vậy ngoài các triệu chứng trên thì người bệnh còn cảm thấy đau lưng, mệt mỏi, buồn nôn và ớn lạnh.

5. Cách điều trị viêm đường tiết niệu:

Cho dù xuất phát từ nguyên nhân gây bệnh mà Tây y và Đông y sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau: – Điều trị bằng Đông y: Phương pháp chữa bệnh bằng Đông y lại chú trọng vào điều trị bệnh từ gốc. Trong bài thuốc Đông y có nhiều thành phần. Bên cạnh những vị thuốc có công dụng diệt khuẩn, lợi tiểu, “xả” sạch vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu thì còn có những vị thuốc có công dụng bổ thận, dưỡng âm, bồi bổ khí huyết,….

– Điều trị bằng Tây y: Tây Y chú trọng diệt khuẩn bằng thuốc kháng sinh. Kháng sinh trị bệnh này cần phải được dùng đúng và đủ liều theo phác đồ điều trị, kết hợp với vệ sinh đúng cách để tránh tình trạng vi khuẩn không diệt được hết và sẽ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi Kháng sinh có tác dụng khá nhanh. Tuy nhiên, bệnh rất dễ quay trở lại sau một thời gian ngắn, khi đó người bệnh thường phải điều trị bằng kháng sinh liều cao hơn để diệt khuẩn. Việc sử dùng khàng sinh nhiều lần sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, nhờn thuốc.Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp chị em có một cái nhìn về bệnh viêm đường tiết niệu. Mọi băn khoăn, thắc mắc về các bệnh lý khác, chị em vui lòng liên hệ theo số Hotline 0915850770 để được các bác sỹ đầu ngành của Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn giải đáp nhanh nhất.

Bệnh Loãng Xương: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Điều Trị

Bệnh loãng xương là tình trạng giảm mật độ và chất lượng xương do tuổi tác cao, tác động từ quá trình mãn kinh, dùng thuốc dài hạn hoặc do ảnh hưởng của một số bệnh lý mãn tính. Bệnh lý này hầu như không gây ra triệu chứng lâm sàng cho đến khi xuất hiện biến chứng xẹp lún cột sống và gãy xương.

Bệnh loãng xương là gì?

Loãng xương (Osteoporosis) là một dạng rối loạn chuyển hóa của hệ thống xương, đặc trưng bởi tình trạng chất lượng và mật độ xương suy giảm khiến xương giảm sức mạnh và tăng nguy cơ gãy xương. Bệnh lý này thường không phát sinh triệu chứng lâm sàng cho đến khi xuất hiện biến chứng.

Loãng xương thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới, đặc biệt là giai đoạn sau mãn kinh. Tỷ lệ gãy xương do bệnh lý này có xu hướng tăng lên theo độ tuổi và thường gặp nhất ở cột sống – cổ xương đùi. Theo thống kê, ở Việt Nam có khoảng 20% phụ nữ trên 60 tuổi bị loãng xương dẫn đến gãy cổ xương đùi (ước tính khoảng 17.000 ca) và có khoảng 6.300 ca gãy cổ xương đùi ở nam giới trên 60 tuổi.

Có thể thấy, loãng xương là bệnh lý có tiến triển chậm, mãn tính nhưng để lại hậu quả rất nặng nề, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Không chỉ gây gãy xương, bệnh lý này còn làm tăng nguy cơ tàn phế, mất khả năng lao động, suy giảm chức năng vận động và dẫn đến giảm tuổi thọ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh loãng xương

Như đã đề cập, loãng xương hầu như không phát sinh triệu chứng cho đến khi xảy ra gãy xương. Tuy nhiên nếu chú ý, bệnh nhân có thể nhận biết bệnh sớm qua một số dấu hiệu như:

Đau lưng cấp, dáng đi khom, giảm chiều cao và gù lưng do mật độ xương suy giảm khiến xương xẹp lún

Đau nhức các đầu xương, đặc biệt là những vị trí phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể

Cột sống xẹp lún có thể gây chèn ép dây thần kinh và gây ra đau thần kinh tọa, đau dây thần kinh liên sườn,… Đặc biệt cơn đau có xu hướng nặng hơn khi lao động nặng hoặc xoay người đột ngột

Một số trường hợp loãng xương có thể không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào khác thường

Trên thực tế, các triệu chứng của bệnh loãng xương thường không điển hình. Vì vậy, đa phần bệnh nhân đều nhầm lẫn cơn đau và một số triệu chứng đi kèm là do lao động nặng nhọc, thay đổi thời tiết hoặc do ảnh hưởng của tuổi già.

Nguyên nhân gây loãng xương

Loãng xương được phân thành 2 loại dựa theo nguyên nhân, bao gồm loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát.

1. Loãng xương nguyên phát

Loãng xương nguyên phát là loại loãng xương chỉ xảy ra do ảnh hưởng của tuổi tác cao hoặc quá trình mãn kinh ở nữ giới. Cơ chế của loại loãng xương này là do mất cân bằng giữa quá trình tạo xương và hủy xương dẫn đến giảm mật độ và chất lượng xương. Loãng xương nguyên phát được chia thành 2 tuýp nhỏ:

– Loãng xương tuýp 1 (loãng xương sau mãn kinh):

Loại loãng xương này xảy ra ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh do sụt giảm hormone estrogen và hormone tuyến cận giáp trạng. Các tuyến nội tiết này suy giảm dẫn đến tăng thải canxi qua đường nước tiểu và làm giảm hoạt động của enzyme 25-OH-vitamin D1-hydroxylase.

Loãng xương sau mãn kinh biểu hiện bởi sự sụt lún của các đốt sống hoặc gãy xương kiểu Pouteau-Colles (gãy ngang ở đầu xương quay trên ổ khớp khoảng 3cm) do mất chất khoáng khiến xương trở nên xốp và giòn.

Cơ chế gây loãng xương tuýp 2 là do cơ thể bị thoái hóa dẫn đến giảm hấp canxi, từ đó làm giảm chức năng tạo cốt bào và gây cường cận giáp thứ phát. Cường cận giáp thứ phát đặc trưng bởi tình trạng loãng xương, sỏi thận, hay quên, trầm cảm, cơ thể mệt mỏi và suy yếu.

2. Loãng xương thứ phát

Loãng xương thứ phát là loại loãng xương xảy ra do sử dụng thuốc hoặc ảnh hưởng của một số bệnh mãn tính. Loại loãng xương này có thể gặp ở cả người trẻ, người trung niên và người cao tuổi.

Một số nguyên nhân gây bệnh loãng xương thứ phát:

Bệnh di truyền: Nhiễm sắc tố sắt

Bệnh ung thư: Đa u tủy xương Kahler

Các bệnh xương khớp mãn tính: Các bệnh lý cột sống, viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ hệ thống…

Bệnh tiêu hóa: Bệnh gan mãn tính, phải cắt bỏ dạ dày, hội chứng giảm hấp thu dinh dưỡng,…

Bệnh nội tiết: Cường giáp, bệnh to đầu chi, tiểu đường

Thuốc: Do sử dụng thuốc lợi tiểu, Heparin và corticoid trong thời gian dài

Loãng xương có nguy hiểm không?

Loãng xương là bệnh xương khớp mãn tính, tiến triển chậm và hầu như không phát sinh triệu chứng lâm sàng. Do đó, đa phần bệnh nhân đều chỉ phát hiện bệnh khi đã xuất hiện biến chứng gãy xương, chủ yếu là gãy cột sống, gãy cổ xương đùi hoặc xương cổ tay. Mật độ và chất lượng xương ở người bị loãng xương rất thấp. Do đó, chỉ cần va chạm nhẹ, té ngã, trật chân, xương có thể bị gãy và tổn thương nghiêm trọng.

Ngoài ra, mật độ xương suy giảm còn khiến xương xẹp lún gây gù vẹo lưng, đau nhức, giảm chiều cao, ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt và làm giảm chất lượng cuộc sống đáng kể. Hơn nữa, loãng xương không được điều trị còn tăng nguy cơ tàn phế và làm giảm tuổi thọ.

Tuy nhiên, do không có biểu hiện điển hình nên rất nhiều bệnh nhân không tin có thể xảy ra biến chứng gãy xương. Chính vì vậy, mức độ tuân thủ điều trị ở bệnh nhân loãng xương là rất thấp. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến bệnh tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Chẩn đoán bệnh loãng xương

Loãng xương được xác định thông qua chất lượng và mật độ xương suy giảm. Vì vậy, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán nhằm đo mật độ xương và chất lượng xương (chất lượng xương được đánh giá thông qua độ khoáng hóa, cấu trúc xương, tốc độ chuyển hóa của xương và tính chất cơ bản của xương).

Các kỹ thuật chẩn đoán bệnh loãng xương:

Thăm khám lâm sàng: Một số bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như đau lưng cấp, mãn tính, giảm chiều cao rõ rệt, gù vẹo cột sống và gãy xương.

X-Quang: Xét nghiệm hình ảnh X-Quang là một trong những kỹ thuật chẩn đoán quan trọng đối với bệnh loãng xương. Thông qua hình ảnh của xét nghiệm này, bác sĩ có thể đánh giá được độ dày của thân xương, thân đốt sống biến dạng, tăng thấu quang hoặc xuất hiện các vết nứt, gãy.

Đo mật độ xương (BMD): Đo mật độ xương là phương pháp chẩn đoán có giá trị nhất đối với bệnh loãng xương. Kỹ thuật này được thực hiện thông qua phương pháp DXA tại vị trí cổ xương đùi ở bên không thuận và cột sống thắt lưng. Loãng xương được xác định khi chỉ số T (T-score) <= 2.5.

Đối với những trường hợp không có điều kiện đo mật độ xương, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh thông qua một số yếu tố sau:

Nam giới trên 60 tuổi, nữ giới mãn kinh bị gãy xương tại vị trí cổ xương đùi, cột sống thắt lưng và đầu dưới xương cẳng tay không do chấn thương mạnh

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý như ung thư di căn xương, bệnh tạo xương bất toàn,…

Khai thác tiền sử bệnh lý và các yếu tố có nguy cơ gây loãng xương như sử dụng corticoid kéo dài, mắc các bệnh xương khớp mãn tính, trọng lượng cơ thể thấp (BMI <19),…

Sử dụng mô hình Garvan và FRAX tiên lượng dự báo nguy cơ gãy xương trong 5 năm đến 10 năm

Bác sĩ có thể căn cứ những yếu tố này và đưa ra chẩn đoán.

Các phương pháp điều trị bệnh loãng xương phổ biến

Dựa vào chỉ số T-score và tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá về mức độ, tiến triển của bệnh và nguy cơ gãy xương. Sau đó sẽ cân nhắc và chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp.

1. Điều trị không dùng thuốc

Điều trị không dùng thuốc là biện pháp bắt buộc và được áp dụng cho toàn bộ bệnh nhân bị loãng xương. Các nhóm đối tượng không bị loãng xương nhưng có chỉ số T-score thấp (thiểu xương) cũng có thể áp dụng biện pháp này để tăng cường mật độ và chất lượng xương.

Các biện pháp điều trị loãng xương không dùng thuốc, bao gồm:

Thường xuyên tập thể dục, thể thao. Tuy nhiên nên tránh các bộ môn có cường độ nặng. Thay vào đó, nên thực hiện các bộ môn có cường độ nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, khiêu vũ và bơi lội. Hoạt động thể chất giúp tăng độ dẻo dai của xương, kích thích khả năng hấp thu canxi và thúc đẩy quá trình tạo cốt bào.

Bổ sung canxi qua chế độ ăn uống để kích thích quá trình tạo xương, làm tăng mật độ xương và giảm thiểu nguy cơ gãy xương. Một số loại thực phẩm chứa nhiều canxi nên bổ sung như cá hồi, cá thu, nghêu, mực, cua ghẹ, tép, tôm, sữa bò,…

Trong trường hợp cần thiết, có thể sử dụng viên uống bổ sung chứa vitamin D và canxi.

Nên tắm nắng từ 10 – 15 phút/ ngày trong khung giờ từ 7:00 – 9:00 sáng. Vitamin D từ ánh nắng có tác dụng tăng khả năng hấp thu canxi, kích thích quá trình tạo xương và nâng cao chức năng đề kháng của cơ thể.

Không sử dụng rượu bia và tránh hút thuốc lá. Đồng thời cần kiêng cử cà phê, trà đặc và nước ngọt có gas. Caffeine trong các loại thức uống này có thể làm tăng hàm lượng canxi bài tiết qua đường tiểu dẫn đến giảm tốc độ phục hồi và tái tạo mô xương.

Thực hiện biện pháp điều chỉnh các nguyên nhân và yếu tố gây loãng xương như hạn chế sử dụng thuốc ảnh hưởng đến quá trình tạo xương và điều trị, kiểm soát một số bệnh lý mãn tính.

Có thể sử dụng thiết bị bảo vệ vùng hông trong trường hợp cần thiết.

2. Dùng thuốc điều trị loãng xương

Điều trị bằng thuốc là phương pháp y tế chính đối với bệnh loãng xương. Kết quả điều trị phụ thuộc hoàn toàn vào mức độ tuân thủ. Vì vậy, bệnh nhân cần sử dụng thuốc đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu.

– Nhóm thuốc bổ sung:

Cung cấp 1000 – 1200mg canxi/ ngày (viên uống + chế độ ăn)

Cung cấp 800 – 1000IU vitamin D/ ngày (viên uống + chế độ dinh dưỡng)

– Thuốc chống hủy xương:

Các loại thuốc này có tác dụng ức chế hoạt động của tế bào hủy xương. Mục đích của việc sử dụng thuốc là làm chậm quá trình thoái hóa, giảm nguy cơ mất xương và hạn chế gãy xương.

Thuốc nhóm Bisphosphonate: Các loại thuốc nhóm Bisphosphonate là lựa chọn ưu tiên trong điều trị loãng xương đối với phụ nữ sau mãn kinh, người trên 60 tuổi hoặc loãng xương do sử dụng corticoid. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm Alendronate, Zoledronic acid,…

Calcitonin: Calcitonin là thuốc ức chế tiêu xương được sử dụng trong điều trị loãng xương. Loại thuốc này thường được dùng khi bệnh gây đau nhức xương kèm theo gãy xương. Ngoài ra, Calcitonin cũng có thể được dùng kết hợp với nhóm Bisphosphonate trong trường hợp cần thiết.

Strontium ranelate: Loại thuốc này chỉ được dùng trong trường hợp không dung nạp Bisphosphonate. Strontium ranelate có khả năng làm chậm quá trình thoái hóa, ức chế quá trình tiêu xương và tăng tạo xương.

– Thuốc điều hòa chọn lọc thụ thể estrogen:

Nhóm thuốc này được chỉ định đối với loãng xương do mãn kinh

Sử dụng thuốc (chủ yếu là Raloxifen) với liều 60mg/ ngày nhưng không được dùng quá 2 năm

– Các nhóm thuốc khác:

Chủ yếu là thuốc tăng quá trình đồng hóa Durabolin hoặc Deca-Durabolin

Điều trị bằng thuốc được chỉ định liên tục và kéo dài. Tuy nhiên sau khoảng 2 năm, bệnh nhân cần đến bệnh viện để kiểm tra BMD (mật động xương) nhằm đánh giá kết quả điều trị và đề ra hướng điều trị tiếp theo.

3. Điều trị biến chứng

Trong trường hợp xuất hiện cơn đau và gãy xương do loãng xương kéo dài, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị biến chứng như:

Sử dụng thuốc giảm đau kết hợp với Calcitonine trong trường hợp loãng xương kèm đau xương và gãy xương. Calcitonine thường được dùng ở dạng tiêm bắp hoặc tiêm dưới da sau khi ăn và cần test thử trước khi tiêm để hạn chế nguy cơ dị ứng.

Đối với trường hợp gãy xương, bác sĩ sẽ cân nhắc về mức độ tổn thương và vị trí xương gãy để chỉ định biện pháp phù hợp. Các biện pháp xử lý gãy xương ở bệnh loãng xương bao gồm đeo nẹp, thay đốt sống nhân tạo, thay khớp, kết xương hoặc bơm xi măng vào thân đốt sống.

4. Điều trị, theo dõi lâu dài

Như đã đề cập, loãng xương là bệnh mãn tính có tiến triển chậm nhưng dai dẳng. Hơn nữa, bệnh lý này chủ yếu là hệ quả do quá trình lão hóa nên rất khó kiểm soát hoàn toàn. Chính vì vậy ngoài các phương pháp điều trị trên, bệnh cần thực hiện một số biện pháp điều trị lâu dài như:

Đo mật độ xương sau 1 – 2 năm để được đánh giá mức độ đáp ứng và hiệu quả điều trị

Điều trị liên tục trong 3 – 5 năm và cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ. Sau thời gian này, bác sĩ sẽ đánh giá tổng thể tình trạng bệnh để đưa ra hướng điều trị tiếp theo

Hạn chế tối đa té ngã, chấn thương

Phòng ngừa loãng xương bằng cách nào?

Tương tự các bệnh xương khớp mãn tính khác, không có biện pháp phòng ngừa loãng xương hoàn toàn. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh có thể giảm đi đáng kể nếu chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

Tập thể dục thường xuyên giúp tăng khả năng chịu lực của xương khớp, kích thích quá trình tạo cốt bào và làm chậm hoạt động tiêu hủy xương.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học nhằm cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất và các thành phần cần thiết cho cơ thể. Hạn chế tình trạng bỏ bữa, ăn uống không điều độ, chế độ ăn kiêng khem quá mức,…

Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Đối với những loại thuốc có thể làm giảm khả năng hấp thu hoặc tăng thải canxi qua đường tiểu, nên trao đổi với bác sĩ để được chỉ định kèm theo viên uống bổ canxi và vitamin D.

Kiểm soát các bệnh lý có nguy cơ gây loãng xương như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, bệnh gan mãn tính,…

Thiếu hụt estrogen là nguyên nhân chính gây loãng xương ở nữ giới. Vì vậy, phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh nên bổ sung nội tiết tố nữ qua chế độ dinh dưỡng hoặc dùng một số viên uống hỗ trợ.

Thăm khám định kỳ 1 – 2 lần/ năm để kịp thời phát hiện và điều trị loãng xương trong thời gian sớm nhất.

Loãng xương là bệnh xương khớp mãn tính, tiến triển chậm, dai dẳng và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, cần chủ động tìm gặp bác sĩ nếu nghi ngờ mắc bệnh lý này. Thăm khám và điều trị sớm có thể giảm thiểu nguy cơ gãy xương, cải thiện mật độ – chất lượng xương và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Viêm Xoang Mãn Tính Là Gì ? Nhận Biết Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Viêm xoang mãn tính là gì ?

mãn tính là tình trạng viêm xoang dài hơn 8 tuần hoặc lâu hơn, nó có thể kèm theo các triệu chứng như nước mũi vàng hoặc hơi xanh, tắc nghẽn mũi, đau sưng vùng mũi, gây đau nhức ở hàm trên hoặc răng, làm cho người bệnh giảm cảm giác nhận biết mùi và ho nặng hơn vào ban đêm … Ở người bệnh bị viêm xoang mãn tính, các hốc quanh mũi bị viêm và sưng lên, điều này gây cản trở thoát nước và gây ra chất nhờn làm cho người bệnh khó chịu.

Tình trạng này khiến người bệnh thường gặp khó khăn trong việc thở bằng mũi, cảm thấy đau vùng quanh mặt, mũi, mắt,… khó nhận biết mùi do các hốc quanh mũi bị viêm và sưng lên, gây cản trở thoát nước và gây ra chất nhờn làm cho người bệnh khó chịu.

Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết viêm xoang mãn tính

Thoát nước màu vàng hoặc hơi xanh, từ mũi hoặc xuống phía sau cổ họng

Cản trở hoặc tắc nghẽn mũi, gây khó thở bằng mũi

Đau, đau và sưng quanh mắt, má, mũi, trán

Đau nhức ở hàm trên và răng

Giảm cảm giác mùi và hương vị

Ho, có thể tồi tệ hơn vào ban đêm

Bệnh viêm xoang mãn tính và cấp tính có các triệu chứng giống nhau nhưng bệnh cấp tính là tình trạng các xoang nhiễm trùng tạm thời khi trời lạnh. Triệu chứng của bệnh mãn tính thì kéo dài hơn và làm bạn mệt mỏi nhiều hơn. Sốt không thường gặp trong bệnh viêm xoang mãn tính nhưng có thể gặp trong viêm xoang cấp tính.

Trước khi phát triển thành viêm xoang mãn tính, viêm xoang cấp tính có thể kéo dài ít hơn 4 tuần. Tuy nhiên, người bệnh không nên xem thường khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh.

Cần gặp bác sĩ nếu:

Nếu đã có viêm xoang một số lần và tình trạng không đáp ứng với điều trị

Nếu có viêm xoang kéo dài hơn 7 ngày

Nếu các triệu chứng không tốt hơn sau khi gặp bác sĩ

Gặp bác sĩ ngay lập tức nếu có các triệu chứng có thể là một dấu hiệu của một nhiễm trùng nghiêm trọng:

Nguyên ngân dẫn đến viêm xoang mãn tính

Các khối u bướu thịt. Những mô phát triển có thể chặn các đoạn mũi hoặc xoang.

Phản ứng dị ứng. Dị ứng gây nên bao gồm nhiễm nấm xoang.

Lệch vách ngăn mũi. Vách ngăn vẹo giữa các lỗ mũi có thể hạn chế hoặc chặn lối đi của xoang.

Chấn thương vào mặt. Xương mặt bị gãy hoặc bị hỏng có thể gây cản trở đoạn xoang.

Các điều kiện y tế. Các biến chứng của bệnh xơ nang, trào ngược dạ dày, hoặc HIV và các bệnh hệ thống miễn dịch khác có thể dẫn đến tắc nghẽn mũi.

Nhiễm trùng đường hô hấp. Nhiễm trùng ở đường hô hấp thông thường nhất, cảm – có thể làm nóng và dày màng xoang, ngăn chặn thoát nước nhầy và tạo điều kiện chín muồi cho sự phát triển của vi khuẩn. Các bệnh nhiễm trùng có thể do virus, vi khuẩn hoặc nấm trong tự nhiên.

Dị ứng như sốt cỏ khô. Viêm xảy ra với dị ứng có thể chặn các xoang.

Hệ thống miễn dịch tế bào. Với điều kiện y tế nhất định, các tế bào miễn dịch gọi là eosinophils có thể gây viêm xoang.

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xoang mạn tính như:

Đường thoát lưu dịch mũi bất thường, như lệch vách ngăn hay polyp mũi.

Việc nhạy cảm với aspirin gây ra các triệu chứng đường hô hấp.

Rối loạn hệ thống miễn dịch, như HIV/AIDS hoặc bệnh xơ nang.

Tiếp xúc thường xuyên với hóa chất như khói thuốc lá.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

Biến chứng nào từ viêm xoang mãn tính ?

Viêm xoang mãn tính nếu không được điều trị kịp thời rất có nguy cơ để lại biến chứng. Những biến chứng thường thấy là:

Cơn hen, viêm xoang mãn tính có thể gây ra một cuộc tấn công bệnh hen.

Viêm màng não, vị nhiễm trùng là nguyên nhân gây viêm màng và chất lỏng xung quanh não và tủy sống.

Vấn đề tầm nhìn, nếu nhiễm trùng lan rộng đến ổ mắt, nó có thể gây ra giảm thị lực hoặc thậm chí mù có thể vĩnh viễn.

Chứng phình động mạch hoặc cục máu đông. Nhiễm trùng có thể gây ra vấn đề trong các tĩnh mạch quanh xoang, can thiệp vào nguồn cung cấp máu cho não đưa đến có nguy cơ bị đột quỵ.

Các phương pháp điều trị viêm xoang mãn tính

Giảm tình trạng viêm

Giữ đường thoát lưu dịch thông thoáng

Hạn chế các nguyên nhân gây bệnh

Giảm tần số bùng phát bệnh

Nhỏ hoặc xông mũi bằng nước muối giúp giảm tắc nghẽn và rửa sạch các chất kích thích gây dị ứng.

Corticosteroid: thuốc giúp ngăn ngừa và điều trị viêm, như fluticasone (Flonase®, Veramyst®), triamcinolone (Nasacort 24®), budesonide (Rhinocort®), mometasone (Nasonex®) và beclomethasone (Beconase AQ®, Qnasl®). Nếu không hiệu quả, bác sĩ sẽ rửa mũi kếp hợp nước muối và vài giọt budesonide (Pulmicort Respules®) hoặc khí dung mũi.

Corticosteroid uống hoặc tiêm: những thuốc này được dùng để giảm viêm khi bạn bị viêm xoang nặng, đặc biệt là do polyp mũi. Corticosteroid uống có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng thời gian dài, vì vậy chúng chỉ được dùng để điều trị những triệu chứng nặng.

Thuốc làm giảm nhạy cảm với aspirin nếu như nguyên nhân là do aspirin. Dưới sự theo dõi của bác sĩ, bạn sẽ được tăng liều aspirin hàng ngày lên nhằm tăng sức chịu đựng.

Thỉnh thoảng, bạn cũng được cho dùng kháng sinh nếu nguyên nhân là do nhiễm trùng. Nếu bác sĩ không thể loại trừ nguyên nhân nhiễm trùng thì có thể cho kháng sinh kết hợp với các thuốc khác.

Nếu nguyên nhân là do dị ứng, bạn sẽ cần đến liệu pháp miễn dịch để giảm phản ứng của cơ thể với các tác nhân đặc hiệu.

Trong trường hợp việc điều trị bằng thuốc không hiệu quả, bạn có thể chọn lựa phẫu thuật nội soi mũi. Bác sĩ dùng ống nội soi mềm, dài, có gắn đèn đưa vào mũi xoang. Tùy thuộc vào vị trí tắc nghẽn, bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ để loại bỏ mô hoặc cắt polyp mũi. Một phương pháp điều trị khác là làm lớn lỗ thoát của xoang.

Biện pháp ngăn ngừa viêm mũi dị ứng và thói quen sinh hoạt phù hợp

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể chống lại hiện tượng viêm và nhanh chóng hồi phục.

Uống nhiều nước lọc hay nước trái cây. Tránh các thức uống có chứa caffeine hoặc cồn. Tuy nhiên, việc uống rượu sẽ làm tình trạng sưng của lớp niêm mạc lót xoang, mũi nặng hơn.

Giữ ẩm các xoang. Bạn có thể dùng chén nước nóng để xông mặt và giữ cho hơi nước xông thẳng vào mặt. Bạn cũng có thể tắm nước ấm, hít thở không khí ấm và ẩm.

Đắp khăn ấm, ẩm quanh mũi, cằm và mắt để giảm đau.

Viêm xoang mãn tính là bệnh lý nguy hiểm, với nhiều diễn biến phức tạp, do vậy người bệnh không nên chủ quan. Ngay khi phát hiện các triệu chứng bệnh cần liên hệ với bác sĩ, hoặc chuyên gia để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời.

Sản phẩm khuyên dùng: 3T Xoang – Xịt mũi dứt điểm viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mãn tính. Sản phẩm đạt chuẩn chất lượng Vật tư y tế loại A, được Bộ Y tế chứng nhận với công dụng vượt trội trong việc hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng thể nặng, viêm xoang cấp và mãn tính.

3T đã tổng hợp “Cách chữa viêm xoang hiệu quả, an toàn nhất“ với những kiến thức bổ ích xoay quanh bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng để các bạn hình dung cụ thể hơn về căn bệnh này. Từ đó đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp với bản thân vừa hiệu quả, dễ dàng, lại đảm bảo an toàn.

Bạn đang xem bài viết Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!