Xem Nhiều 3/2023 #️ Nhận Thức Lại Bản Chất Của Ý Thức Và Tâm Linh # Top 10 Trend | Sansangdethanhcong.com

Xem Nhiều 3/2023 # Nhận Thức Lại Bản Chất Của Ý Thức Và Tâm Linh # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Nhận Thức Lại Bản Chất Của Ý Thức Và Tâm Linh mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trước sự tác dộng của khoa học hiện đại cũng như các hiện tượng tâm linh đang tạo ra những nhận thứcề ý thức được khác nhau về bản chất của ý thức và tâm linh, thận chí có thể dẫn tới thay đổi nhận thức khá quan trọng, có tính cơ bản về vấn dề này. Nhiều câu hỏi đặt ra, nhưng có bốn loại vần dề chính:1) Ý thức có tính vật chất không? có phải là một dạng tồn tại khác đặc biết của vật chất không? 2) Ý thức có phải không đơn thuần là sản phẩm của bộ não người? 3) linh hồn, hiện tượng chủ yếu về tâm linh có hay không, nó ở dạng gì, và có như ý thức người đang sống không?4) Có hiện tượng đầu thai, luân hồi hay không?

Phải chắc kiên thức cũ về các vấn đề này không lỗi thời? Qủa thật đó là những vấn đề hóc búa nhất của khoa học và triết học xưa này và nhất là ngày nay.

Theo các nhà khoa học thì từ nửa đầu thế kỷ XX đến nay đã xảy ra những cuộc cách mạng vĩ đại trong các ngành khoa học cơ bản như Vật lý học, Sinh học và các ngành khoa học khác như Vật lý lượng tử, Cận tâm lý học, Tin học, Vi điện tử, Công nghệ sinh học cao… Trên cơ sở khoa học kỹ thuật phát triển ấy đã đến lúc có thể đặt ra tham vọng tìm hiểu bản chất và vai trò của những cấu trúc vô hình và khung năng lượng của cơ thể con người. Cùng với cơ thể vật lý chúng tạo nên ý thức, tính cách, các khả năng đặc biệt của con người ở trình độ tiến hóa ngày nay.

I- Ý THỨC LÀ KHÔNG PHẢI VẬT CHẤT, KHÔNG CÓ TÍNH VẤT CHẤT?

Vậy có mâu thuẫn lôgích chi nói ý thức, một hình thức cao nhất của phản ánh, là một đặc tính của dạng vật chất là óc người?

Phải chăng ý thức (“hình ảnh” chủ quan của thế giới khách quan) thực ra là “một dạng vật chất đặc biệt được sản sinh ra” trong thực tiễn. “Ý thức là dạng vật chất đặc biệt – cơ năng của não người” . Ý thức là một dạng vật chất vô hình, “vật chất ảo”, hay nói chính xác hơn là một đặc tính vật chất đặc biệt, hay một dạng tồn tại khác của vật chất gắn liền với quá trình phản ánh mang tính sinh lý hóa, năng lượng và thông tin vật lý – sinh học, dù rằng nội dung, hình ảnh phản ánh là cái có sau khách thể phản ánh thông qua thực tiễn – lịch sử xã hội.

Phải chăng “Lênin đã sai lầm khi ông tách rời vật chất và ý thức ngay trong giới hạn vẻn vẹn của nhận thức luận”(NHC)?. Không phải, Lênin đã cho răng ngoài sự đối lập vật chất và ý thức thì sự phân biệt giữa chúng chỉ có tính tương đối, nghĩa là thừa nhận sự đồng nhất giũa chúng. Nhưng hầu như sự đồng nhát này chỉ giới hạn ở nội dung, chứ chưa làm rõ tính vật chất giữa chúng. Việc chống chủ nghĩa duy tâm đã làm cho việc quá đề cao, quá nhấn mạnh sự khác biệt, đối lập mà làm mờ sự đồng nhất dẫn đến sự giáo điều về sau này.

Đúng là ngay trong giới hạn nhận thức luận, “vật chất vừa đối lập, vừa đồng nhất với ý thức” hay ý thức vừa đối lập, vừa đồng nhất với vật chất là đúng. Ý thức phải vừa khác biệt với vật chất (hình ảnh, ảo, so với thật), vừa mang tính vật chất (vừa ảo vừa thực – ở chiều sâu mang tính lượng tử). Khái niệm ý thức là vật chất ảo – “một dạng vật chất đặc biệt” là đúng chứ không phải “sai lầm”.

Muốn bàn lại ý thức, thì không thể không làm lại khái niệm vật chất. Vật chất dưới hai dạng: hữu hình và vô hình, cả hai đều khách quan với chủ thể phản ánh. Hình ảnh là dạng ảo. Như vậy có dạng vật chất thật và vật chất ảo. Khi xuất hiện ý thức – vật chát ảo này có tính chủ quan so với cái nó phản ánh. Nhưng từ chiều sâu lượng tử tạo hình ảnh lại là thật và khách quan, như một dạng vật chất dặc biệt. Như vậy ý thức vừa có tính chủ quan vừa có tính khách quan không chỉ xét về nội dung như thường thấy mà cả ở khía cạnh tồn tại. Như vậy, là đã đặt vật chất trong cấu trúc của Tồn tại thực của nó, chứ sao không?

Đó là góc nhìn bản thể luận giữa vật chất và ý thức bị bỏ quên khi một chiều luận về nhận thức luận, mà hiện nay cần phải làm sáng tỏ

Mác nói, “ý thức chẳng qua là vật chất được di chuyển vào óc người và được cải biến trong đó”. Sự di chuyển ấy là có tính năng lượng – thông tin vật lý thành năng lượng thông tin sinh học- ý thức, tuệ thức. Hình ảnh vật chất như vậy là vô hình, ảo, không có khối lượng, trọng lượng… Thật ra ở thế giới hạ nguyên tử khác với thế giới nguyên tử hạ trên nguyên tử (hữu hình), ở đây hạt – sóng là không có khối lượng, trọng lượng, phi thời gian, không gian.

Chúng ta mới chỉ thấy, hình ảnh ở mặt A, hình ảnh – ảo – nó là cảm giác – “ý thức”, khác với vật chất thực, nó có sau, và bị quyết định bởi cái vật chất thực. Thậm chí có khi chỉ dừng lại cái vật chất hữu hình, mà không thật sự chú ý mặt hình ảnh B và cũng bị hình ảnh A ám ảnh, “phi vật chất” mà không thấy hình ảnh mặt B là “có tính vật chất”, một dạng vật chất ảo (hình ảnh) với chính mình (năng lượng- thông tin) và lại diễn ra, không tách rời, thậm chí đồng nhất với vật chất thật – năng lượng – thông tin lượng tử, chứ không phải chỉ là cơ sở của ý thức, nhận thức như có người quan niệm .”Ý thức có bản chất vật lý là năng lượng sống” (Ý thức = A. B). Vật chất, do vậy không phải chỉ là nguồn gốc của ý thức mà còn là bản chất sâu xa của ý thức. Ý thức có nguồn gốc vật chất mà nói ý thức không có tính vật chất là phi lôgích, không biện chứng, phản duy vật.

Bởi vì thế giới vật chất là duy nhất, ngoài ra không có gì khác, ý thức là hình ảnh của nó, một tồn tại khác của vật chất, nên ý thức cũng thống nhất với thế giới, thống nhất ở tính vật chất của nó. Không thể bỏ qua mặt này của bản thể luận.

Nhà khoa học Toshiko Izutsu (Nhật) thì thừa nhận trong chiều sâu của ý thức, ở phía bên kia của sự vật, tồn tại một cơ sở căn bản phi hiện tượng, siêu hình… (xem SK&ĐS, Xuân Ất Dậu, tr.60). Chung quy sự sống được hiểu là sự tích lũy không ngừng các thông tin, mà nguồn tạo ra thông tin chính là ý thức. Thông tin được chuyển tải bằng năng lượng. Theo Viện nghiên cứu cơ khí chính xác quốc gia Nga ở St.Peterburg cơ sở của thông tin là “trường xoắn” (Torsional field). Bằng những công cụ tân kỳ các nhà khoa học Nga đã đo lường được “trường xoắn”, cũng như chứng minh được vai trò quyết định của nó trong khả năng ngoại cảm của con người. Các tính năng quan trọng của “trường xoắn” là tác động xa, với tốc độ lớn hơn tốc độ ánh sáng. Như vậy, “thông tin – ý thức”, “năng lượng – vật chất”, là những hòn đá tảng xây nên vũ trụ và đồng thời là những biểu hiện cơ bản của các tính năng của tạo hóa .

2- Nếu cứ nói chung chung ý thức không có tính vật chất sao nó có thể ảnh hưởng (hiệu ứng sinh học và hiệu ứng tâm linh ) đến các dạng vật chất khác. Chẳng hạn, điếu khiển vi tính bằng suy nghĩ của con người. Dùng suy nghĩ để điều khiển máy tính (xác định bằng thí nghiệm); dùng ý thức điều khiển năng lượng sống để bẻ cong cái thìa cầm trên tay; chữa bệnh từ xa ; … Hoặc tiếp nhận năng lượng vũ trụ và các tác nhân vũ trụ như năng lượng sóng hấp dẫn lại tác động đến suy nghĩ, sự thông minh, sáng suốt của con người. Nếu ý thức hoàn toàn phi vật chất (theo nghĩa vật thể thì đúng) sẽ rơi vào một thực tế không lý giải được ý thức xuất phát từ đâu và nó tác động đến hình thái vật chất khác như thế nào? Và như thế sẽ rơi vào nhị nguyên luận chứ không phải nhất nguyên luận duy vật.

3- Đúng là chúng ta chỉ phân biệt vật chất và ý thức trong nhận thức luận và có tính tương đối (A). Còn giữa vật chất và ý thức có sự đồng nhất nào đó từ chiều sâu bản thể vũ trụ, khi xem xét ở khía cạnh, góc nhìn khác (B). Cố nhiên, không thể nói chung chung rằng, ý thức là vật chất. Vì như thế sẽ sai về lôgích và xóa nhòa ranh giới đối lập vật chất – ý thức, xóa nhòa về mặt thế giới quan . Có thể cho rằng, ý thức là hình ảnh chủ quan của chủ thể phản ánh khách thể. Nhưng người ta hay quên rằng, “ý thức chẳng qua là vật chất được di chuyển vào óc người và được cải biến trong đó”. Ý thức là một dạng vật chất vô hình, vật chất ảo được kiến tạo trong óc người. Ảo đối với vật chất bên ngoài nó mà nó phản ánh (được liên kết, ký hiệu hóa, mô hình hóa), nhưng với bản thân nó, với bộ óc thì là vật chất thật (và vật chất thật hóa) . Thế giới khó có gì ngoài vật chất cả, không có gì là phi vật chất, kẻ cả hình ảnh – vật chất ảo (theo nghĩa triết học) cả (chỉ có phi vật thể, thì đã rõ). Luận điểm ấy triết học duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác cũng đã xác nhận. Do vậy, thì với quan niệm mới nói trên chỉ có thể làm rõ hơn vấn đề mà hiện tại chúng ta còn lúng túng thôi.

II- PHẢI CHĂNG CÓ “TRÍ TUỆ VŨ TRỤ” VÀ, LINH HỒN- TÂM LINH

4- Có thể nói gì về quan niệm, “trí tuệ vũ trụ”? Ngày nay ta biết rằng thế giới vô hình sinh ra thế giới hữu hình và các dạng hay đặc tính vật chất chiều sâu (vật chất tối, mịn, dạng dây, bọng sóng, sóng – hạt…, các thông tin di truyền, thần giao cách cảm, năng lượng – thông tin tâm linh…). Các qui luật khách quan điều khiển vũ trụ vật chất. Và thế giới vừa có trật tự và phi trật tự (hỗn độn). thế giới, sự vật, hiện tưởng như có bàn tay vô hình chung điều khiển, bộ óc siêu nhân chỉ huy. “Chúa Trời”, “Đáng Tạo hóa” chăng? Hay trí tuệ vũ trụ? Khi nghiên cứu thế giới lượng tử, gen di truyền, các dạng thông tin, mà thông tin thường gắn với năng lượng, thông tin là đặc tính hay cũng là một dạng vật chất vô hình, nhờ nó “vũ trụ”(Tạo hóa) được điều khiển, tức như có “trí tuệ vũ trụ “vậy , nhất là thế giới sự sống. Thực ra trí tuệ (duy lý, lý trí) chỉ gắn với bộ óc con người mà thôi. Nhưng ở con người còn có vô thức, ý thức khác, ở không gian khác, mà sau thời hậu Ánh sáng của Lý trí, thì càng hiểu rõ hơn thế giới vô thức (vô thức vật lý, vô thức sinh học, vô thức tinh thần của cá nhân, cộng đồng…, tức tâm linh nói chung), và siêu thức thì càng thấy ý niệm trí tuệ vũ trụ còn là theo nghĩa ấy nữa.

5- Ta biết rằng, thế giới mà con người cảm giác, nhận thức được, nó sẽ hiện ra theo cảm quan đó, dù là có sau, ảo ảnh. Ngày nay khoa học vật lý hiện đại cho biết ánh sáng, sóng hay hạt ở cấp hạ nguyên tử ấy là gì là do chủ thể quan sát muốn nó thế (thế giới sóng – hạt là gì còn phụ thuộc vào quan sát của chủ thể). Còn ở cấp độ bình thường thì ý thức là hình chủ quan của thế giới khách quan, tức là hình ảnh do chủ thể tạo ra có thể đúng hay sai ít nhiều với thực tế (phụ thuộc vào nhiều yếu tố, điều kiện). Cho nên nói thế giới, “tồn tại là do cảm biết” (duy tâm chủ quan) là đúng ở giới hạn ấy, còn nếu đẩy tới, ý thức (hình ảnh, bóng, ảo) có trước quyết định cái vật chất thật sẽ như thế (hình ảnh chủ quan) thì sai và rơi vào duy tâm chủ quan là đúng.

6- Quan điểm nhị nguyên luận triết học là bản chất thế giới là do hai loại vật chất và ý thức, có bản chất độc lập với nhau, không cái nào quyết định cái nào tạo nên thế giới. Đó là sai. Vì ý thức chỉ là hình ảnh của cái vật chất, và nó cũng chỉ là một dạng vật chật ảo. Nên nhất nguyên luận duy vật là đúng. Nếu nói ý thức chung chung rằng, là phi vật chất, không có tính vật chất, nhất là khi xem xét mặt B, nói trên, và cả mặt A nữa, thì sẽ dẫn đến lôgích trong thế giới này có “cái phi vật chất”, sẽ là sai lầm lôgích, mập mờ về mặt thế giới quan. Xét đến cùng không có cái vật chất sinh là “cái phi vật chất” và ngược lại.

Hơn nữa, khoa học hiện đại ngày nay cho rằng, vũ trụ dù siêu vĩ mô hay siêu vi mô là thống nhất, hữu cơ như “cơ thể sống”. Con người là một phần vũ trụ toàn đồ, một phần của “trí tuệ vũ trụ” – thông tin vũ trụ, có tính liên thông.

Mượu http://nangluongcuocsong.com.vn/ReadMessage.php?news=140&boy=15&it8x=27&title=Tim-hieu-ban-chat-cua-y-thuc.html#.U5jyGXY0-zo

Theo: GS. Đoàn Xuân Mượu http://nangluongcuocsong.com.vn/ReadMessage.php?news=140&boy=15&it8x=27&title=Tim-hieu-ban-chat-cua-y-thuc.html#.U5jyGXY0-zo

. (Giáo trình triết học Mác – Lênin. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Giáo trình Triết học Mác – Lênin. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999. tr.344). Dừng lại cách lý giải còn đơn giản, có mặt lỗi thời này sẽ không thấy nghĩa được nhiều hiện tượng phực tạp của ý thức và tâm linh, như thực tế đã biết.

( http://vembacafe.com/newsdetail.aspx?cate1=152&cate2=153&msgId=2624 ). http://www.khoahoc.com.vn/cong-trinh/30858_Hoan-thanh-tac-pham-thong-nhat-tam-linh-va-khoa-hoc.aspx?pageid=2 . http://nangluongcu chúng tôi ) Sự tương quan của Linh Hồn và Thể Xác cũng như sự tương quan của làn sóng điện từ và chiếc máy radio. Linh hồn cũng là một loại từ trường, nhưng lại là một loại từ trường có ký ức, nó mang theo tất cả thông tin khi Thể Xác còn sống. Nói cách khác: Linh Hồn là một phức hợp của một loại Trường Sinh Thái + Trường Thông Tin …Thế giới là do vật chất tạo thành, trong đó bao gồm nhiều chiều không gian trong đó, và linh hồn; mà ma quỷ, linh hồn và không gian nhiều chiều cũng là một loại vật chất mà con người không thể trông thấy được; trong tương lai khi khoa học đã nhận biết và sử dụng được trường tổng hợp đặc biệt của linh hồn này, thì ngày đó lịch sử của thế giới nhân loại sẽ có một cuộc thay đổi cải cách to lớn ….(

http://nangluongcuocsong.com.vn/ReadMessage.php?news=140&boy=15&it8x=27&title=Tim-hieu-ban-chat-cua-y-thuc.html#.U5jyGXY0-zo

Và cũng có tác giả VN luận giải và đặt ra câu hỏi nghi ngờ này dưới góc nhìn khoa học hiện đại và triết học Phật giáo.

Một số rất ít người trên thế giới có thể dùng ý thức điều khiển năng lượng sống để bẻ cong cái thìa cầm trên tay. Điều này có thể hiểu thông qua tính chất chuyển đổi năng lượng sống thành năng lượng cơ dưới sự điều khiển của ý thức. Một số nhà ngoại cảm có thể chữa bệnh cho người khác từ xa mà không cần thuốc. Giải thích điều này nhà ngoại cảm dùng sóng sự sống xác định tọa độ người bệnh sau đó là quá trình thu phát năng lượng sống giữa hai vật thể. Người tập yoga ít ăn, ít thở vì họ có khả năng hấp thụ trực tiếp năng lượng sống từ vũ trụ (http://www.khoahoc.com.vn/cong-trinh/30858_Hoan-thanh-tac-pham-thong-nhat-tam-linh-va-khoa-hoc.aspx?pageid=3). Các nguyên lý triết học Mác (của tác giả Trung Quốc, Nxb CTQG ấn hành, 2006, , tr. 151-152

Có người cho rằng, “Các triết gia của mọi thời đại do bi hạn chế về lập trường nên đã chia rẽ thành 02 trường phái DUY TÂM & DUY VẬT, nhưng tất cả đã quên 01 điều “sự thống nhất giữa các mặt đối lập “. Tất cả các nhận định cua triết gia về thế giới đều đúng nhưng vì chúng ta chưa có cái nhin tổng thể nên ngộ nhận chúng mâu thuẫn với nhau. Thật ra chúng là 02 mặt đối lập trong 01 thể thống nhất ” SIÊU DUY THỰC “.Vật chất và Ý thức cùng xuất hiện 01 lúc , không hề có cái này xuất hiện trước cái kia”( http://chungta.com/nd/con-nguoi-1/tim_hieu_ban_chat_cua_y_thuc/default.aspx ). Nói thư thế, rằng “Vật chất và Ý thức cùng xuất hiện 01 lúc , không hề có cái này xuất hiện trước cái kia”, theo chúng tôi chỉ đúng ở góc độ năng lượng- thông tin, năng lực phản ánh nói chung= “ý thức” (tự nhiên) thì cùng với vật chất là đồng thời, cấp 1, nền tảng. còn ý thức cấp độ 2 ở “hình ảnh” thì nó là cái có sau cái nó phản ánh. Ở ý thức con người có cả hai loại ý thức đó, mới đúng. (HBT)

Đoàn Tuấn (sau khi đọc sách “Con người thoát thai từ đâu”) đã cảm nhận về các dòng thông tin như sau: Tôi rất thích giả thuyết “con người xuất hiện nhờ sự cô đặc của các dòng sóng mang thông tin, có năng lượng tâm linh” (“Con người thoát thai từ đâu”). Điều này kích thích cảm giác về sự tồn tại của nhiều kênh truyền tin khác nhau hay là các dạng thể hiện khác nhau của cùng một môi trường thông tin duy nhất. Lịch sử đã ghi nhận sự khám phá của nhân loại về các kênh truyền tin khác nhau. Trong số đó có những kênh truyền tin ứng dụng trong lĩnh vực viễn thông được chúng ta khai thác thông qua các thiết bị viễn thông; có những kênh truyền tin được sử dụng trong lĩnh vực tâm linh mà chỉ một số nhà tâm linh có khả năng đặc biệt mới khai thác được. Tuy vậy, tôi chưa thể cảm nhận được mối liên hệ giữa “năng lượng tâm linh được sinh ra từ mạch ngầm” với năng lượng sinh học được chuyển hoá trong quá trình sinh trưởng của sinh vật hay tất cả được sinh ra từ một nguồn duy nhất. (Đoàn Tuấn). Nhà vật lý vũ trụ nổi tiếng, chuyên viên khoa học thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ NASA Hoa Kỳ, Tiến sĩ Trịnh Xuân Thuận cùng tiến sĩ Monmerle khi nghiên cứu độc sáng của các vì sao đã chứng minh rằng: với độ ánh sáng như thế thì lượng vật chất vũ trụ phải gấp 10 lần vật chất biết được. Như vậy, còn một lượng vật chất chưa biết nhiều gấp chin lần vật chất đã phát hiện. Họ đi đến kết luận : sự tìm hiểu bản chất của loại vật chất vô hình này là một thách đố khủng kiếp đối với trí tưởng tượng của chúng ta…Nhà vật lý thiên tài Einstein đã tiên đoán về sự tương đương giữa vật chất và năng lượng. vật chất là năng lượng cô đọng lại, còn năng lượng là vật chất bị phân tán ra. Khi nghiên cứu sự sống, chúng ta thấy rằng mọi cơ thể sống đều được cấu tạo bởi thành phần : năng lượng và thông tin. Trong khi đó vật chất vô sinh chỉ có năng lượng mà thôi. http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra cuu/chung_ta_thoat_thai_tu_dau/default.aspx

(http://phongthuyminhnhat.com/tai-lieu-hoc-thuat/24/nang-luong-vu-tru-va-nang-luong-sinh-hoc.html).

Biết được cấu tạo và cơ chế vận hành ý thức người ta có thể làm cho mình thấy được cụ thể một tồn tại không có thật trong tự nhiên, hoặc biến một tồn tại thành một ra một tồn tại khác. Phật nói muôn sự tại tâm một phần cũng là vì vậy. Sự thật chúng minh điều đó. Mấy đứa bị ngáo đá, không hiểu chất ma túy vào trong đầu người ta làm biến đổi môi trường ý thức như thế nào mà làm con người thấy được nhiều tồn tại không có trong thực tế (y khoa gọi là ảo giác, dị cảm). Có đứa chợt thấy người yêu của mình là con thú nguy hiểm, là kẻ thù, là quỷ liền rat ay sát hại. Nhiều thuốc trị bệnh gây ảo giác, uống vào tự nhiên làm người bệnh thấy đủ thứ quái lạ: cá giãy đành đạch trên vai mình, vàng miếng đầy trên sàn nhà, bản nhạc thân quen trỗi dậy, mùi này mùi kia, cảm giác ăn cả vốc ớt….vv, rất nhiều , và rất thực. Trong lúc ảo giác, ở mọi chuyện khác ý thức người ta vẫn hòan toàn bình thường và minh mẫn. Rõ ràng là khi ta tiếp xúc với ngọai cảnh, ngọai cảnh tác động làm biến đổi môi trường ý thức trong ta, định khuôn môi trường ý thức ở một dạng tương xứng đặc hiệu nào đó dẫn đến kết quả là ta thấy được, nhận thức được ngọai cảnh đó. Bây giờ các nhà khoa học muốn làm ngược lại: biến đổi môi trường ý thức để cho con người thấy được một cách sống động rất thực cái mà ngọai cảnh không có. Ta có thể thấy được mẹ mình hiện ra trước mắt, nói chuyện với mẹ mình một cách sống động dù rằng bà đã mất từ lâu. Đó cũng là lý do các nhà khoa học đang tìm tòi cách chế ra những viên thuốc ngôn ngữ, uống vào là khỏi cần học mà vẫn có thể nói lưu lóat một ngọai ngữ mình cần. .. Những câu chuyện Phật giáo kể về các nhà sư có thể chui vào đầu người khác xem họ suy nghĩ gì giống như đám hacker chui vào máy vi tính người khác, ngày xưa coi là chuyện hoang đường. Nhưng ngày nay thì không là hoang đường nữa. Các nhà khoa học chế ra những máy móc điều khiển bằng suy nghĩ. Như vậy các máy móc đó đã đọc được suy nghĩ của con người. Một người đương nhiên là cao cấp hơn các máy đó, con người có khả năng đọc được ý nghĩ người khác. Mỗi người đều sáng tạo ra một thế giới riêng của mình, chân lý này bị che lấp bởi cái chung có vẻ tương đối giống nhau. Vì cái chung chung đó người ta mới lầm tưởng có tồn tại khách quan ngoài ý thức (Đạo Trường).

(còn nữa)

Ý Thức: Nguồn Gốc, Bản Chất Theo Triết Học Mác

Vấn đề nguồn gốc, bản chất và vai trò của ý thức là một vấn đề hết sức phức tạp, là trung tâm của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm .

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định ý thức là sản phẩm của quá trình phát triển tự nhiên và xã hội . Cần phải xem xét cả hai mặt tự nhiên và xã hội để hiểu nguồn gốc, bản chất của này.

Dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên, nhất là sinh lý học thần kinh, các nhà duy vật biện chứng cho rằng, nguồn gốc tự nhiên của ý thức có hai yếu tố không thể tách rời nhau là bộ óc con người và thế giới bên ngoài tác động lên óc người.

– Đây là một dạng vật chất sống đặc biệt, có tổ chức cao, trải qua quá trình tiến hóa lâu dài về mặt sinh vật – xã hội. Ý thức là thuộc tính của riêng dạng vật chất này.

Tức là, chỉ con người mới có ý thức. Không một kết cấu vật chất nào khác, kể cả những con vật thông minh nhất có năng lực này.

– Tuy nhiên, nếu chỉ có bộ óc không thôi mà không có thế giới bên ngoài tác động vào bộ óc, thì cũng không có ý thức. Do vậy, nguồn gốc tự nhiên cần có yếu tố thứ hai là thế giới bên ngoài.

– Trong tự nhiên, mọi đối tượng vật chất (con khỉ, con voi, cái bàn, mặt nước, cái gương…) đều có thuộc tính chung, phổ biến là phản ánh. Đó là sự tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại giữa chúng.

Nói một cách dễ hiểu, phản ánh chính là sự chép lại, chụp lại, kể lại một cái gì đó. Chép lại lời nói ra giấy là sự phản ánh. Chụp một bức ảnh cũng là sự phản ánh.

Để có quá trình phản ánh xảy ra, cần có vật tác động và vật nhận tác động.

– Đương nhiên, bộ óc người cũng có thuộc tính phản ánh. Nhưng phản ánh của bộ óc con người có trình độ cao hơn, phức tạp hơn so với các dạng vật chất khác.

Sau quá trình tiến hóa lâu dài của tự nhiên, con người trở thành sản phẩm cao nhất, thì thuộc tính phản ánh của óc người cũng hoàn mỹ nhất so với mọi đối tượng khác trong tự nhiên.

Do hoàn mỹ nhất như vậy, nên thuộc tính phản ánh của óc người được gọi riêng bằng phạm trù ” ý thức “. Đó là sự phản ánh, sự tác động của thế giới bên ngoài vào bộ óc con người.

Để cho ý thức ra đời, nguồn gốc tự nhiên là rất quan trọng, không thể thiếu được, song chưa đủ. Điều kiện quyết định, trực tiếp và quan trọng nhất cho sự ra đời của ý thức là những tiền đề, nguồn gốc . Đó là lao động, tức là và ngôn ngữ.

– Trong tự nhiên, con vật tồn tại nhờ những vật phẩm có sẵn như trái cây, côn trùng hoặc loài vật yếu hơn nó… Nhưng đối với con người thì khác.

Con người có khả năng và bắt buộc phải ra những sản phẩm mới (bàn, ghế, quần áo, ti vi, tủ lạnh…), khác với những sản phẩm có sẵn. Tức là, con người phải lao động mới đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của mình.

Chính thông qua lao động, hay còn gọi là hoạt động , nhằm cải tạo thế giới khách quan mà con người mới có thể phản ánh được, biết được nhiều bí mật về thế giới đó, mới có ý thức về thế giới này.

– Nhưng ở đây, không phải bỗng nhiên mà thế giới khách quan tác động vào bộ óc con người để con người có ý thức. Ý thức có được chủ yếu là do con người chủ động tác động vào thế giới khách quan để cải tạo, biến đổi nó nhằm tạo ra những sản phẩm mới.

Nhờ chủ động tác động vào thế giới khách quan, con người bắt những đối tượng trong hiện thực (núi, rừng, sông, mỏ than, sắt, đồng…) phải bộc lộ những thuộc tính, kết cấu, quy luật của mình. Những bộc lộ này tác động vào bộ óc người để hình thành ý thức của con người.

– Trong quá trình lao động, ở con người xuất hiện nhu cầu trao đổi kinh nghiệm, tư tưởng với nhau, tức là nhu cầu nói chuyện được với nhau. Chính nhu cầu này đòi hỏi sự ra đời của ngôn ngữ, trước hết là tiếng nói, sau đó là chữ viết.

Theo C. Mác, ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, không có ngôn ngữ, con người không thể có ý thức.

– Ngôn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp, đồng thời là công cụ của tư duy. Nhờ có ngôn ngữ, con người mới có thể khái quát hóa, trừu tượng hóa, tức là diễn đạt những khái niệm, phạm trù, để suy nghĩ, tách mình khỏi sự vật cảm tính.

Cũng nhờ ngôn ngữ, kinh nghiệm, hiểu biết của con người được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng coi ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo.

Như vậy, bản chất của nó được thể hiện qua 4 khía cạnh sau đây:

– Ý thức là cái phản ánh thế giới khách quan, nhưng lại thuộc phạm vi chủ quan, không có tính vật chất. Nó là hình ảnh phi cảm tính của các đối tượng vật chất có tồn tại cảm tính.

Con người là một thực thể xã hội năng động, sáng tạo.

Trong quá trình lao động để cải tạo thế giới khách quan, con người tác động vào sự vật một cách có định hướng, chọn lọc, tùy theo nhu cầu của mình (xây nhà, cày ruộng, đào mương, xây cầu…). Chính vì thế, ý thức của con người là sự phản ánh năng động, sáng tạo, có định hướng, chọn lọc về hiện thực khách quan.

Tính năng động, sáng tạo của ý thức được thể hiện ra rất phong phú.

Trên cơ sở những cái đã có, ý thức có thể tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra cái không có trong thực tế. Nó có thể tiên đoán, dự báo tương lai một cách tương đối chính xác, hoặc có thể tạo ra những ảo tưởng, huyền thoại. Thậm chí, một số người còn có khả năng tiên tri, ngoại cảm, thấu thị…

Tính sáng tạo của ý thức không có nghĩa là ý thức đẻ ra vật chất. Sáng tạo của nó là sáng tạo của sự phản ánh, theo và trong khuôn khổ của sự phản ánh.

Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể (con người) và đối tượng phản ánh (núi, sông, mưa,…). Sự trao đổi này mang tính hai chiều, có định hướng, chọn lọc các thông tin cần thiết.

Hai là, con người mô hình hóa (tức là vẽ lại, lắp ghép lại…) đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần. Thực chất đây là quá trình ý thức sáng tạo lại hiện thực, là sự mã hóa các đối tượng vật chất thành các ý tưởng tinh thần phi vật chất.

Ba là, chủ thể chuyển mô hình từ trong óc ra hiện thực khách quan. Đây là qúa trình hiện thực hóa tư tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn để biến quan niệm của mình thành dạng vật chất trong cuộc sống. Ví dụ như con người sẽ xây cầu qua sông, làm đường xuyên núi… theo mô hình thiết kế đã có ở bước 2 ở trên.

III. Ý nghĩa rút ra từ nội dung nguồn gốc, bản chất của ý thức

Từ quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc, bản chất của ý thức, ta có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận sau:

Xuất phát từ thế giới khách quan trong nhận thức và hoạt động thực tiễn

Do ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc người, nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, ta phải bắt đầu từ thế giới khách quan. Tức là, trước hết ta phải nghiên cứu, tìm tòi từ các đối tượng vật chất bên ngoài bộ óc để phục vụ nhu cầu tìm kiếm tri thức và cải tạo các đối tượng vật chất đó.

Ta cần phải chống bệnh chủ quan duy ý chí. Tức là chống lại thói quen dùng quan điểm, suy nghĩ thiếu cơ sở của mình để gán cho các đối tượng vật chất.

Cần xóa bỏ thói quan liêu, dùng mong muốn chủ quan của cá nhân mình để áp đặt thành chỉ tiêu cho cơ quan, tổ chức, dù với động cơ trong sáng.

Phát huy tính tự giác, chủ động của con người

Do ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo về thế giới khách quan, ta cần phát huy hết sức tính tự giác, chủ động của con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Cần kiên quyết chống lại tư duy giáo điều, cứng nhắc, lý thuyết suông… về sự vật, hiện tượng.

Ta cần phát huy hết sức trí tuệ, sự nhạy bén của con người trong học tập, lao động. Luôn nỗ lực bài trừ thói quen thụ động, ỷ lại, bình quân chủ nghĩa.

Ý Thức Và Vai Trò Của Ý Thức Trong Đời Sống Xã Hội

B. PHẦN NỘI DUNG I. Ý thức và tính chất của ý thức * Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo cho rằng ý thức có một cuộc sống riêng, tồn tại tách biệt vật chất thậm chí quy định, sinh ra vật chất. * Chủ nghĩa duy vật tầm thường cho rằng ý thức cũng là một dạng vật chất. *Chủ nghĩa duy vật cận đại đã thấy được ý thức phản ánh thế giới khách quan, đã chỉ ra được kết cấu của ý thức song lại chưa thấy nguồn gốc xã hội và vai trò xã hội của ý thức. * Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã kế thừa, phát triển, khắc tục những quan niệm trên đưa ra định nghĩa khoa học về ý thức. + Ý thức là sự phản ánh sáng tạo thế giới khách quan vào bộ não người thông qua lao động và ngôn ngữ. + Ý thức là toàn bộ hoạt động tinh thần của con người bao gồm từ cảm giác cho tới tư duy, lý luận trong đó tri thức là phương thức tồn tại của ý thức. b. Nguồn gốc ý thức. * Nguồn gốc tự nhiên. Trước Mác nhiều nhà duy vật tuy không thừa nhận tính chất siêu tự nhiên của ý thức, song do khoa học chưa phát triển nên cũng đã không giải thích đúng nguồn gốc và bản chất của ý thức. Dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên nhất là sinh lýb học thần kinh, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng ý thức là một thuộc tính của vật chất nhưng không phải của mọi dạng vật chất mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người. Bộ óc người là cơ quan vật chất của ý thức. Ý thức là chức năng của bộ óc người. Hoạt động ý thức của con người diễn ra trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc người. Ý thức phụ thuộc vào hoạt động bộ óc người, do đó khi bộ óc bị tổn thương thì hoạt động ý thức sẽ không bình thường hoặc bị rối loạn. Vì vậy không thể tách rời ý thức ra khỏi hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc. Ý thức không thể diễn ra, tách rời hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc người. Ngày nay sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – kỹ thuật hiện đại đã tạo ra những máy móc thay thế cho một phần lao động trí óc của con người. Chẳng hạn các máy tính điện tử, rôbốt “tinh khôn”, trí tuệ nhân tạo. Song điều đó không có nghĩa là máy móc cũng có ý thức như con người. Máy móc dù có tinh khôn đến đâu đi chăng nữa cũng không thể thay thế được cho hoạt động trí tuệ của con người. Máy mcó là một kết cấu kỹ thuật do con người tạo ra, còn con người là một thực thể xã hội. Máy móc không thể sáng tạo lại hiện thực dưới dạng tinh thần trong bản thân nó như con người. Do đó chỉ có con người với bộ óc của mình mới có ý thức theo đúng nghĩa của từ đó. * Nguồn gốc xã hội. Để cho ý thức ra đời, những tiền đề, nguồn gốc tự nhiên là rất quan trọng, không thể thiếu được, song chưa đủ. Điều kiện quyết định cho sự ra đời của ý thức là những tiền đề, nguồn gốc xã hội. Ý thức ra đời cùng với quá trình hình thành bộ óc người nhờ lao động, ngôn ngữ và những quan hệ xã hội. Ý thức là sản phẩm của sự phát triển xã hội, nó phụ thuộc vào xã hội, và ngay từ đầu đã mang tính chất xã hội. Loài vật tồn tại nhờ vào những vật phẩm có sẵn trong tự nhiên dưới dạng trực tiếp, còn loài người thì khác hẳn. Những vật phẩm cần thiết cho sự sống thường không có sẵn trong tự nhiên. Con người phải tạo từ những vật phẩm ấy. Chính thông qua hoạt động lao động nhằm cải tạo thế giới khách quan mà con người mới có thể phản ánh được thế giới khách quan, mới có ý thức về thế giới đó. Quá trình hình thành ý thức không phải là quá trình con người thu nhận thụ động. Nhờ có lao động con người tác động vào các đối tượng hiện thực, bắt chúng phải bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động của mình thành những hiện tượng nhất định và các hiện tượng này tác động vào bộ óc người. Ý thức được hình thành không phải chủ yếu là do tác động thuần tuý tự nhiên của thế giới khách quan, làm biến đổi thế giới đó. Quá trình hình thành ý thức là kết quả hoạt động chủ độngu của con người. Như vậy, không phải ngẫu nihên thế giới khách quan tác động vào bộ óc người để con người có thức, mà trái lại, con người có ý thức chính vì con người chủ động tác động vào thế giới thông qua hoạt động thực tiễn để cải tạo thế giới. Con người chỉ có ý thức do có tác động vào thế giới. Nói cách khác, ý thức chỉ được hình thành thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Nhờ tác động vào thế giới mà con người khám phá ra những bí mật của thế giới, ngày càng làm phong phú và sâu sắc ý thức của mình về thế giới. Trong quá trình lao động, ở con người xuất hiện nhu cầu trao đổi kinh nghiệm cho nhau. Chính nhu cầu đó đòi hỏi sự xuất hiện của ngôn ngữ. Ph.Ăngghen viết: “Đem so sánh con người với các loài vật, người ta sẽ thấy rõ rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ trong lao động và cùng phát triển với lao động,l đó là cách giải thích duy nhất đúng về nguồn gốc của ngôn ngữ”. Ngôn ngữ do nhu cầu của lao động và nhờ vào lao động mà hình thành. Nó là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Không có hệ thống tín hiệu này – tức ngôn ngữ, thì ý thức không thể tồn tại và thể hiện được. Ngôn ngữ, theo C.Mác là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, không có ngôn ngữ, con người không thể có ý thức. Ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết) vừa là phương tiện giao tiếp đồng thời là công cụ của tư duy. Nhờ ngôn ngữ con người mới có thể khái quát hoá, trừu tượng hoá, mới có thể suy nghĩ, tách khỏi sự vật cảm tính. Nhờ ngôn ngữ, kinh nghiệm, hiểu biết của người này được truyền cho người kia, thế hệ này cho thế hệ khác. Ý thức không phải là hiện tượng thuần tuý cá nhân mà là một hiện tượng có tính chất xã hội, do đó không có phương tiện trao đổi xã hội về mặt ngôn ngữ thì ý thức không thể hình thành và phát triển được. Như vậy, ngôn ngữ là yếu tố quan trọng để phát triển tâm lý, tư duy và văn hoá con người, xã hội loài người nói chung. Vì thế Ph. Ăngghen viết: “sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ… đó là hai sức kích thích chủ yếu” của sự chuyển biến bộ não của con người, tâm lý động vật thành ý thức. 2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội a. Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội. Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội àa do những nguyên nhân sau đây: – Một là, do bản thân ý thức vốn là cái phản ánh tồn tại xã hội. Sự biến đổi của tồn tại xã hội thường diễn ra với tốc độ nhanh mà ý thức xã hội không phản ánh kịp và trở nên lạc hậu. Hơn nữa, ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội cho nên nó chỉ biến đổi sau khi tồn tại xã hội đã biến đổi. – Hai là, do tính chất bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội cụ thể và những tư tưởng chứa đựng trong các hình thái đó (thí dụ tư tưởng tôn giáo, những quan niệm và chuẩn mục đạo đức, những tập tục v.v…). – Ba là, ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của những nhóm, những tập đoàn người, những giai cấp nhất định trong xã hội. Vì vậy những tư tưởng cũ, lạc hậu thường được các lực lượng xã hội phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm chống lại các lực lượng xã hội tiến bộ. b. Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển . Quan điểm của triết học Mác – Lênin về tính kế thừa của ý thức xã hội có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hoá tinh thần của xã hội.

Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại VietTel mệnh giá 20.000đ sau đó gửi mã số thẻ cào cùng địa chỉ email của bạn và mã tài liệu T037 đến số điện thoại: 0988.44.1615Sau khi nhận được tin nhắn tôi sẽ gửi tài liệu cho bạn và thông báo cho bạn biết

Tài liệu này không có hình ảnh khác

Từ Quan Điểm Duy Vật Biện Chứng Về Vật Chất, Ý Thức, Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Rút Ra Ý Nghĩa Phương Pháp Luận Cơ Bản?

Khái quát nội dung ý nghĩa phương pháp luận:

Trên cơ sở quan điểm về bản chất vật chất của thế giới, bản chất năng động, sáng tạo của ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, chủ nghĩa duy vật biện chứng xây dựng nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, chung nhất, phổ biến đối với mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn. Nguyên tắc đó là: trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải luôn luôn xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan, đồng thời cần phải phát huy tính năng động chủ quan. Theo nguyên tắc phương pháp luận này, mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người chỉ có thể đúng đắn, thành công và có hiệu quả khi và chỉ khi thực hiện đồng thời giữa việc xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng thực tế khách quan với phát huy tính năng động chủ quan; phát huy tính năng động chủ quan phải là trên cơ sở và trong phạm vi điều kiện khách quan, chống chủ quan duy ý chí trong nhận thức và thực tiễn.

– Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan là xuất phát từ tính khách quan của vật chất, có thái độ tôn trọng đối với hiện thực khách quan mà căn bản là tôn trọng quy luật, nhận thức và hành động theo quy luật; tôn trọng vai trò quyết định của đời sông vật chất đối với đời sống tinh thần của con người, của xã hội. Điều đó đòi hỏi trong nhận thức và hành động con người phải xuất phát từ thực tế khách quan để xác định mục đích, đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch, biện pháp; phải lấy thực tế khách quan làm cơ sở, phương tiện; phải tìm ra những nhân tố vật chất, tổ chức những nhân tố ấy thành lực lượng vật chất để hành động.

– Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trò tích cực, năng động, sáng tạo của ý thức và phát huy vai trò nhân tố con người trong việc vật chất hóa tính tích cực, năng động, sáng tạo ấy. Điều này đòi hỏi con người phải tôn trọng tri thức khoa học; tích cực học tập, nghiên cứu để làm chủ tri thức khoa học và truyền bá vào quần chúng để trở thành tri thức, niềm tin của quần chúng, hướng dẫn quần chúng hành động. Mặt khác phải tự giác tu dưỡng, rèn luyện để hình thành, củng cố nhân sinh quan cách mạng, tình cảm, nghị lực cách mạng để có sự thống nhất hữu cơ giữa tính khoa học và tính nhân văn trong định hướng hành động.

Thực hiện nguyên tắc tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan trong nhận thức và thực tiễn đòi hỏi phải phòng, chống và khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí; đó là những hành động lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực, lấy ý muốn chủ quan làm chính sách, lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược, sách lược, V.V.. Đây cũng phải là quá trình chống chủ nghĩa kinh nghiệm, xem thường tri thức khoa học, xem thường lý luận, bảo thủ, trì trệ, thụ động, v.v. trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.

chúng tôi

Bạn đang xem bài viết Nhận Thức Lại Bản Chất Của Ý Thức Và Tâm Linh trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!