Xem Nhiều 5/2023 #️ Nhóm Máu Hiếm Và Những Điều Bạn Cần Biết # Top 6 Trend | Sansangdethanhcong.com

Xem Nhiều 5/2023 # Nhóm Máu Hiếm Và Những Điều Bạn Cần Biết # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Nhóm Máu Hiếm Và Những Điều Bạn Cần Biết mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Người bình thường có đặc điểm nhóm máu như thế nào?

Chúng ta chia nhóm máu dựa trên đặc điểm kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và kháng thể hồng cầu trong máu bệnh nhân. Thật ra, hệ thống nhóm nhóm máu rất phức tạp. Nhưng về thực tế thì hai hệ nhóm máu quan trọng nhất là hệ ABO và hệ Rhesus.

Gồm có 4 loại chính là nhóm máu A, nhóm máu B, nhóm máu AB và nhóm máu O.

Có các kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu. Đồng thời trong máu bệnh nhân có kháng thể “chống B”.

Tương tự như trên, những người máu B sẽ có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu. Trong máu họ sẽ có kháng thể “chống A”.

Những đối tượng này sẽ vừa có kháng nguyên A và kháng nguyên B trên bề mặt Hồng Cầu. Họ sẽ không có kháng thể chống A hay chống B trong máu.

Hồng cầu sẽ không có kháng nguyên A hay B trên bề mặt. Đồng thời có cả kháng thể chống A và chống B trong máu.

Đây là một hệ thống nhóm máu quan trọng sau hệ ABO. Mà quan trọng nhất là kháng nguyên D của hồng cầu. Đây là yếu tố quyết định bệnh nhân máu “dương” hay máu “âm” như chúng ta hay nghe trên các phương tiện truyền thông. Nếu có kháng nguyên D trên hồng cầu thì người này sẽ là máu “dương”, còn không sẽ là máu âm.

Kháng thể chống A, sẽ phản ứng với hồng cầu có kháng nguyên A.

Tương tự kháng thể chống B, sẽ phản ứng với hồng cầu có kháng nguyên B.

Do đó, người nhóm máu A (tức là có kháng thể B) không thể được truyền máu B. Phản ứng giữa kháng thể và kháng nguyên trên hồng cầu sẽ gây tan máu, tổn thương thận, truỵ tim mạch, . Đe doạ nghiêm trọng tính mạng của người bệnh. Đây là tai biến do truyền nhầm nhóm máu, một điều tối kỵ và tuyệt đối tránh trong điều trị.

Đối với hệ Rhesus, Những người có máu “âm”. Tức là không có kháng nguyên D trên hồng cầu. Khi tiếp xúc với máu “dương” (trong trường hợp được truyền máu D dương, hoặc mẹ có máu “âm” mang thai trẻ máu “dương”), cơ thể của họ sẽ sinh ra kháng thể chống D. Và có thể gây phản ứng tương tự như hệ ABO.

Cá thể sẽ có nhóm máu rõ rệt sau một thời gian ngắn sau sinh. Do các gen mà di truyền từ bố và mẹ. Mỗi người sẽ cho thế hệ con của mình một gen quy định nhóm máu. Do vậy, nhóm máu là yếu tố di truyền từ cha và mẹ.

Điều này phụ thuộc vào tần suất lưu hành nhóm máu trong dân số. Ở Việt Nam khi đề cập đến nhóm máu hiếm thường hàm ý nhắc đến nhóm máu Rhesus D(-). Tức là máu “âm”.

Trong dân số Việt Nam, máu Rhesus âm Rh(-) chiếm 0.04%. Tức là trong 90 triệu dân, chỉ có 36000 người có máu Rh(-). Rất hiếm! Con số này ở người dân da trắng là khoảng 15%, cao hơn rất nhiều so với chúng ta.

Về hệ ABO, theo thống kê của Viện Huyết Học Truyền Máu Trung Ương, dân số Việt Nam:

Máu AB là nhóm máu hệ ABO hiếm nhất ở Việt Nam. Nhưng về mặt ý nghĩa thì không cao, vì trong trường hợp cấp bách người máu AB có thể nhận được tất cả các loại máu của nhóm khác.

Máu O là máu trong dân số đông nhất. Tưởng chừng là dồi dào nhất nhưng thực tế đây là loại máu nhanh chóng thiếu hụt nhất do nhu cầu sử dụng cao. Mặt khác, O có thể truyền cho tất cả nhóm khác nhưng chỉ có thể nhận máu O từ người cho.

Người máu hiếm đặc biệt là nhóm có nhiều nguy cơ nhất là O âm (O-). Những người này theo đúng nguyên tắc chỉ có thể nhận được máu O âm. Nên khi có vấn đề cần sử dụng máu thì rất khó khăn để tìm người cho. Điều này thật sự đáng lo và nguy hiểm trong các tình huống cấp bách.

Một ý nghĩa thứ hai của nhóm máu hiếm đó là thai kỳ. Nếu mẹ mang máu Rh(-), nhưng mang thai con có máu Rh(+). Quá trình tiếp xúc máu Rh(+) của con sẽ làm mẹ sinh ra kháng thể chống D. Những kháng thể chống D này được sinh ra nhiều có thể gây bệnh tiêu huyết ở trẻ sơ sinh hoặc sẩy thai sớm. Đặc biệt là những thai kỳ từ lần thứ hai trở đi, càng về sau càng nhiều nguy cơ.

Trước hết, hãy đến bệnh viện và trình bày về nhóm máu hiếm của mình. Ngân hàng máu khi nắm được thông tin sẽ ghi nhận lại và một danh sách các người cho máu hiếm sẽ được lưu lại. Bạn có thể nhận được lời đề nghị được hỗ trợ các “đồng minh” khi cần thiết và ngược lại, khi cần sử dụng chế phẩm máu, họ sẽ giúp bạn.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người trên:

Nhóm Máu Và Những Điều Bạn Cần Biết

Trong khi phần lớn máu người được tạo thành từ những phần cơ bản giống nhau, tuy nhiên, các nhà khoa học đã khám phá ra máu người có rất nhiều máu khác nhau. Có tám nhóm máu khác nhau và các loại này được xác định bởi gen mà bạn thừa hưởng từ bố mẹ.

Vì thế, việc biết bạn thuộc nhóm máu nào và các đặc tính của nó ra sao là rất quan trọng.

Vì sao có nhiều nhóm máu khác nhau? Các nhóm máu được phân loại như thế nào? Bài viết sau sẽ lý giải về điều đó.

Mỗi một nhóm máu mang những đặc trưng riêng biệt, trong thực hành truyền máu, ngoài những tiêu chuẩn xét nghiệm nhằm phát hiện, ngăn ngừa các virus lây lan qua đường truyền máu thì chúng ta còn cần phải thực hiện đúng nguyên tắc cơ bản về an toàn miễn dịch đó là không để cho các kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau; đặc biệt là nhóm máu hệ ABO và Rh(D) là cực kỳ quan trọng vì nếu truyền máu không phù hợp có thể sẽ gây ra các tai biến trầm trọng, thậm chí có thể đưa đến tử vong.

Máu con người được chia làm nhiều nhóm dựa theo các kháng nguyên riêng biệt trên hồng cầu. Hiện nay khoa học phát hiện có khoảng trên 30 hệ nhóm máu khác nhau, nhưng hệ nhóm máu ABO và Rh(D) là cực kỳ quan trọng do có tính sinh miễn dịch cực mạnh.

Khi truyền máu khác nhóm vào, kháng thể của người nhận có thể phá hủy máu (kháng nguyên trên hồng cầu người cho) gây tác hại cho cơ thể; do đó cần phải phân loại nhóm máu và truyền máu phù hợp theo nguyên tắc an toàn miễn dịch truyền máu, đó là không truyền máu có kháng nguyên tương ứng với kháng thể có ở người nhận.

1. Kháng thể và kháng nguyên là gì?

1.1/ Kháng nguyên là gì?

Hiểu một cách tổng quát thì kháng nguyên là “bất kỳ chất nào mà hệ thống miễn dịch có thể đáp ứng”. Một phân tử kháng nguyên thường gồm hai phần:

Một phần có bản chất protein, có trọng lượng phân tử phân tử tương đối lớn, cần thiết để có được khả năng sinh kháng thể.

Một phần có trọng lượng phân tử nhỏ hơn, bản chất có thể là gluxit hoặc lipit, gọi là hapten. Đây là phần mang tính đặc hiệu với kháng thể, kết hợp được với kháng thể nhưng không có khả năng sinh kháng.

1.2/ Kháng thể là gì?

Kháng thể nói chung là các phân tử quan trọng mà hệ thống miễn dịch của chúng ta sản sinh ra để giúp bảo vệ cơ thể chống lại những tác nhân xâm nhập bên ngoài như vi khuẩn và virus. Kháng thể kháng hồng cầu bản chất cũng là các globulin miễn dịch hiện diện trong huyết tương, chúng thuộc các nhóm IgM, IgG và ít hơn nữa là IgA.

2. Các hệ thống nhóm máu

Có bốn nhóm máu chính và tám loại máu khác nhau. Các bác sĩ gọi đây là Hệ thống nhóm máu ABO.

Hệ thống nhóm máu ABO được sử dụng để xác định các loại kháng nguyên khác nhau trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết tương. Ứng dụng của hệ thống này nhằm xác định loại máu, từ đó những người bệnh cần được truyền máu thì sẽ được truyền loại máu phù hợp và an toàn.

Có bốn nhóm máu hệ ABO:

2.1/ Nhóm máu A

Nhóm máu A được đặc trưng bởi sự hiện diện của kháng nguyên A trên các tế bào hồng cầu, và kháng thể B trong huyết tương.

Những người có nhóm máu A có thể an toàn hiến máu cho những người khác có cùng nhóm máu A, hoặc những người mang nhóm máu AB. Ngoài ra, những người có nhóm máu A cũng có thể nhận truyền máu từ những người cho mang nhóm máu O.

2.2/ Nhóm máu B

Nhóm máu B được đặc trưng bởi sự hiện diện của kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, và kháng thể A trong huyết tương.

Những người có nhóm máu B có thể an toàn hiến máu cho những người khác có cùng nhóm máu B, hoặc cho những người có nhóm máu AB. Ngoài ra, những người có máu B cũng có thể an toàn nhận truyền máu từ những người cho mang nhóm máu O.

2.3/ Nhóm máu AB

Nhóm máu này không phổ biến. Nhóm máu AB được đặc trưng bởi có cả kháng nguyên A và B trên tế bào hồng cầu, và không có kháng thể trong huyết tương.

Những người có nhóm máu AB có thể chấp nhận máu từ bất cứ ai. Tuy nhiên, vì sự hiện diện của cả hai kháng nguyên trên tế bào hồng cầu loại AB, những người có nhóm máu AB chỉ có thể hiến máu cho những người có cùng nhóm máu AB với họ.

2.4/ Nhóm máu O

Nhóm máu O là nhóm máu phổ biến nhất. Nhóm máu O không có kháng nguyên A cũng không có kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, nhưng lại có cả hai kháng thể A và B trong huyết tương. Kết quả là những người có nhóm máu O chỉ có thể nhận truyền máu từ những người có cùng nhóm máu O, vì các kháng thể trong huyết tương của nó sẽ tấn công các loại khác. Tuy nhiên, những người có nhóm máu O lại có thể hiến máu cho tất cả các nhóm máu khác, vì nhóm máu O hoàn toàn không có kháng nguyên.

Một số tế bào hồng cầu có yếu tố Rh, còn được gọi là kháng nguyên RhD.

Nếu các tế bào hồng cầu chứa kháng nguyên RhD, chúng là RhD dương tính, nếu không thì là RhD âm tính. Điều này dẫn đến có tám nhóm máu chính trong hệ thống nhóm máu ABO/RhD.

Bốn nhóm máu chính là A, B, O hoặc AB và mỗi loại có thể dương tính hoặc âm tính. Ở Hoa Kỳ có tỷ lệ nhóm máu như sau:

30% nhóm máu A +

6% nhóm máu A-

9% nhóm máu B +

2% nhóm máu B-

4% nhóm máu AB +

1% nhóm máu AB-

39% nhóm máu O +

9% nhóm máu O-

Khoảng 82% dân số ở Hoa Kỳ có máu dương tính với RhD. Nhóm máu hiếm nhất là AB âm tính.

Ở Việt Nam, tỷ lệ này là: nhóm O khoảng 42,1%, nhóm B khoảng 30,1%, nhóm A khoảng 21,2% và nhóm AB khoảng 6,6%. Có tới 99,96% số người thuộc nhóm máu Rh+ (hoặc O+ hoặc B+ hoặc A+ hoặc AB+, xếp theo tỷ lệ giảm dần) nhưng chỉ có 0,04%-0,07% số người thuộc nhóm máu Rh- (hoặc O- hoặc B- hoặc A- hoặc AB-).

3. Nguyên tắc truyền máu

Nhóm máu được phát hiện vào năm 1901 bởi nhà khoa học người Áo tên là Karl Landsteiner. Trước đó, các bác sĩ nghĩ rằng tất cả máu đều giống nhau nên dẫn đến tình trạng rất nhiều người đã chết sau khi được truyền máu. Bây giờ các chuyên gia đã biết rằng nếu bạn trộn máu từ hai người từ các nhóm máu khác nhau thì máu trộn đó sẽ bị vón cục, có thể gây tử vong. Đó là do người được truyền máu có kháng thể chống lại các tế bào của máu người hiến, gây ra phản ứng độc (tên tiếng Anh là toxic reaction).

Để việc truyền máu được an toàn và hiệu quả, phương án tốt ấn là người hiến và người nhận phải có cùng nhóm máu. Những người có nhóm máu A có thể lấy máu nhóm A một cách an toàn và những người có nhóm máu B có thể nhận được nhóm máu B. Tốt nhất khi người hiến và người nhận là có cùng nhóm máu và máu của họ đã được kiểm tra thông qua xét nghiệm chéo và định nhóm máu. Nhưng trên thực tế, người hiến máu có thể không phải lúc nào cũng cùng nhóm với người nhận, do đó có thể truyền nhóm máu tương thích giữa người nhận và người cho. Nhóm máu O được gọi là nhóm máu “cho phổ thông” tức là có thể cho được tất cả các nhóm nhưng chỉ nhận được máu cùng nhóm O. Nhóm máu AB là nhóm máu “nhận phổ thông” tức là nhận được tất cả các nhóm nhưng chỉ cho được người cùng nhóm máu AB. Người có nhóm máu A có thể máu nhóm O hoặc A, người có nhóm B có thể nhận máu nhóm O hoặc B.

4. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn nhận nhầm nhóm máu?

5. Tại sao bạn cần biết về nhóm máu của mình?

Biết được nhóm máu rất quan trọng vì khi bạn gặp nguy hiểm, các bác sĩ phải biết bạn ở nhóm máu nào (mà lúc đó thời gian rất cấp bách, đặc biệt khi gặp tai nạn hoặc bị thương ở chiến trường) mới có thể tiếp máu cho bạn. Vì thể, bạn phải biết chắc chắn mình thuộc nhóm máu nào từ trước.

Bên cạnh đó, trước đây trong điều tra tội phạm, người ta cũng phân tích vết máu trên hiện trường với máu của nghi can để so sánh, xem nghi can đó có thể là tội phạm không. Nhưng phương pháp đó cho thấy không đủ độ tin cậy mà chỉ dùng sơ bộ để loại trừ nghi can. Hiện nay, phương pháp phân tích ADN chính xác hơn rất nhiều vì nếu cùng nhóm máu có thể có nhiều người.

Dịch vụ xét nghiệm máu tại Phòng khám Đa khoa Biển Việt

Thực hiện xét nghiệm máu tại PKĐK Biển Việt khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm nhờ:

Đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, thực hiện xét nghiệm máu tổng quát và đọc kết quả khách quan, chính xác, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Hệ thống trang thiết bị hiện đại: Phòng khám được trang bị thiết bị y tế hiện đại như máy xét nghiệm tiên tiến, máy siêu âm màu;… hỗ trợ tốt cho quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Tại phòng thí nghiệm, mẫu máu sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi hoặc thử nghiệm với các hóa chất, tùy thuộc vào mục đích xét nghiệm máu. Kết quả xét nghiệm sẽ được các bác sĩ giải thích và tư vấn cụ thể nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe.

Liên hệ  02435420311 hoặc Hotline 0812217575 để được đăng ký!

Bạn Biết Gì Về Các Nhóm Máu Hiếm Nhất?

Bạn có thể đã nghe nói về 4 nhóm máu cơ bản: A, AB, B và O và các biến thể dương tính hoặc âm tính của các nhóm máu này. Nhưng bạn có biết rằng 4 loại này có thể được chia thành nhiều loại máu khác nhau nữa?

1. Nhóm máu là gì?

Máu của chúng ta chứa các kháng nguyên bao phủ bề mặt của các tế bào hồng cầu và các kháng nguyên này rất quan trọng để xác định nhóm máu nhằm mục đích hiến hoặc nhận máu. Nếu một người nhận được máu có chứa kháng nguyên không giống với với nhóm máu máu của người cho thì hệ thống miễn dịch của người nhận sẽ cố tấn công các tế bào máu lạ, có thể dẫn đến tử vong. Nắm rõ được thông tin nhóm máu rất quan trọng trong công tác cấp cứu người bệnh, đặc biệt là những người thuộc nhóm máu hiếm.

Mỗi giọt máu chứa các tế bào hồng cầu, mang oxy đi khắp cơ thể bạn; ngoài ra máu cũng chứa các tế bào bạch cầu giúp cơ thể chống nhiễm trùng và tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu.

Nhưng đó không phải là tất cả các thành phần có trong máu. Máu của bạn còn chứa các kháng nguyên, có bản chất là các protein và đường nằm trên bề mặt các tế bào hồng cầu và đây là cách mà các nhà khoa học phân loại nhóm máu của từng người. Trong khi có ít nhất 33 hệ thống nhóm máu thì thực tế lâm sàng chỉ có hai hệ thống được sử dụng rộng rãi. Đây là các hệ thống nhóm máu ABO và Rh-dương / Rh âm. Hai hệ thống này kết hợp với nhau tạo thành tám nhóm máu cơ bản mà hầu hết mọi người đều quen thuộc:

Nhóm máu A dương tính

Nhóm máu A âm tính

Nhóm máu B dương tính

Nhóm máu B âm tính

Nhóm máu AB dương tính

Nhóm máu AB âm tính

Nhóm máu O dương tính

Nhóm máu O âm tính.

2. Điều gì quyết định nhóm máu?

Nhóm máu được quy định bởi gen di truyền. Bạn thừa hưởng gen từ bố mẹ – một từ mẹ và một từ bố – để tạo ra nhóm máu của bản thân.

3. Hệ thống nhóm máu ABO

Khi nói đến nhóm máu, bạn có thể thừa hưởng kháng nguyên A từ bố hoặc mẹ và kháng nguyên B từ người còn lại, dẫn đến kết quả là bạn có nhóm máu AB. Bạn cũng có thể nhận được kháng nguyên B từ cả bố và mẹ, cho bạn nhóm BB hoặc nhóm máu B.

Mặt khác, loại O không có bất kỳ kháng nguyên nào và không ảnh hưởng gì tới nhóm máu A và B. Điều này có nghĩa là nếu bạn thừa hưởng O từ mẹ và A từ cha của bạn thì nhóm máu của bạn sẽ là A. Cũng có thể hai người có nhóm máu A hoặc nhóm B có thể sinh con với nhóm máu O nếu bố mẹ đều mang kháng nguyên O. Ví dụ, cha mẹ có dòng máu AO mỗi người có thể truyền kháng nguyên O cho con của họ, tạo ra máu OO (hoặc đơn giản là O). Có sáu kết quả trong sự kết hợp này (AA, AB, BB, AO, BO, OO), được gọi là kiểu gen. Bốn nhóm máu (A, B, AB và O) xuất phát từ các kiểu gen này.

4. Yếu tố Rh

Nhóm máu cũng được phân loại theo yếu tố Rh. Đây là loại kháng nguyên khác được tìm thấy trên các tế bào hồng cầu. Nếu các tế bào có kháng nguyên, chúng sẽ được coi là dương tính với Rh. Nếu họ không có, thì họ đã coi Rh âm. Tùy thuộc vào việc có kháng nguyên Rh hay không, mỗi nhóm máu được viết thêm vào ở đằng sau tên thêm một biểu tượng dương tính hoặc âm tính, ví dụ Nhóm máu A dương tính được viết thành A+.

5. Vậy nhóm máu hiếm nhất là nhóm máu nào?

Ở Việt Nam, có tới 99,96% số người thuộc nhóm máu Rh+ (hoặc O+ hoặc B+ hoặc A+ hoặc AB+, xếp theo tỷ lệ giảm dần) nhưng chỉ có 0,04%-0,07% số người thuộc nhóm máu Rh- (hoặc O- hoặc B- hoặc A- hoặc AB-). Theo Hiệp hội Truyền máu quốc tế, nhóm máu có tỷ lệ dưới 0,1% trong cộng đồng được gọi là nhóm máu hiếm và dưới 0,01% gọi là nhóm máu rất hiếm. Do đó, những người có nhóm máu Rh- ở nước ta thuộc cộng đồng người có nhóm máu hiếm (trong 10.000 người mới có 4-7 người mang nhóm máu Rh-).

Tại Hoa Kỳ, nhóm máu AB âm tính là nhóm máu hiếm nhất và nhóm máu O dương tính phổ biến nhất. Trung tâm máu của Trường Y khoa Stanford xếp hạng các nhóm máu hiếm ở Hoa Kỳ từ hiếm nhất đến phổ biến nhất như sau:

AB âm tính (0,6 phần trăm)

B âm tính (1,5 phần trăm)

AB dương tính (3,4 phần trăm)

A âm (6,3 phần trăm)

O âm tính (6,6 phần trăm)

B dương tính (8,5 phần trăm)

A dương tính (35,7 phần trăm)

O dương tính (37,4 phần trăm).

Các quần thể khác nhau thì sẽ có tỷ lệ các nhóm máu khác nhau. Ví dụ, ở Ấn Độ, nhóm máu phổ biến nhất là B dương tính, trong khi ở Đan Mạch, nhóm A dương tính. Bên cạnh đó, những biến thể khác nhau cùng tồn tại trong các nhóm người khác nhau tại Mỹ. Theo Hội Chữ thập đỏ, người Mỹ gốc Á có nhiều khả năng có nhóm máu B dương tính hơn người Mỹ Latinh và người da trắng.

6. Khi bạn có nhóm máu hiếm thì có vấn đề gì không?

Những người thuộc nhóm máu hiếm Rh- có khả năng gặp rủi ro cao hơn những người thuộc nhóm máu khác bởi các lý do:

Một là, khi họ cần phải truyền máu (ví dụ do tai nạn gây mất máu; phẫu thuật cấp cứu,…) thì không phải lúc nào cơ sở y tế hoặc bệnh viện nơi cấp cứu cũng có sẵn nhóm máu hiếm này.

Hai là, trường hợp mẹ có nhóm máu Rh-, bố có nhóm máu Rh+, theo quy luật di truyền, có ít nhất 50% trẻ sinh ra có nhóm máu giống bố là Rh+. Trong trường hợp có thai lần thứ nhất, đứa trẻ mang nhóm máu Rh+ vẫn phát triển bình thường cho đến khi ra đời nếu quá trình mang thai, bánh nhau không bị tổn thương. Nhưng từ lần mang thai thứ 2 trở đi, nếu thai nhi vẫn có nhóm máu Rh+ thì thường xảy ra sự cố nghiêm trọng do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con: vì cơ thể mẹ sinh ra kháng thể đi qua bánh nhau chống lại kháng nguyên Rh(D)+ có trên bề mặt hồng cầu của con và gây ngưng kết hồng cầu, còn gọi là tan máu; hậu quả có thể gây sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non, hoặc đứa trẻ sinh ra nhưng bị thiểu năng trí tuệ.

Ba là, những phụ nữ có nhóm máu Rh-, đã mang thai có nhóm máu Rh+ thì vẫn có thể xảy ra tai biến truyền máu ngay ở lần nhận máu nhóm Rh+ đầu tiên.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

10 Điều Cần Biết Khi Tìm Hiểu Về Nhóm Máu

Cách đây hơn 1 thế kỷ (Năm 1901), bác sĩ người Áo Karl Landsteiner đã phát hiện ra sự tồn tại của kháng thể và kháng nguyên trong máu, hình thành sự xác định nhóm máu ABO của con người. Chính phát hiện này đã mang về cho ông giải thưởng Nobel năm 1930 trong lĩnh vực sinh lý học và y học. Một thập kỷ sau khi nhận giải thưởng Nobel, Landsteiner và đồng nghiệp A.S.Weiner khi nghiên cứu trên loài khỉ Rhesus macaque đã phát hiện ra một loại protein thứ cấp cũng có ý nghĩa rất lớn đến nhóm máu và truyền máu.

Các nhà khoa học đã đặt tên tên cho phân loại nhóm máu này là nhóm máu Rhesus. Vậy tất cả chúng ta sẽ thuộc một trong 2 loại nhóm máu Rhesus (Rhesus dương hoặc Rhesus âm). Thực tế nhóm máu người có 36 hệ thống phân loại khác nhau tuy nhiên phân loại nhóm máu theo ABO và Rhesus được xem là 2 phân loại quan trọng và có nhiều ý nghĩa nhất trong thực hành y học, chúng ta thường chỉ quan tâm và nhắc đến 2 phân loại nhóm máu này.

Dựa vào 2 hệ thống phân loại ABO và Rh, tất cả loài người chúng ta thuộc 1 trong 8 nhóm máu khác nhau bao gồm: ARh (+), ARh (-), BRh (+), BRh (-), ORh (+), ORh (-), ABRh (+), ABRh (-). Vì hầu hết chúng ta có nhóm máu Rh (+) nên mọi người thường chỉ biết và để ý đến việc mình thuộc nhóm máu nào trong 4 nhóm máu A, B, O hay AB mà thôi. Trong thực tế, những ai có nhóm máu Rh (-) thường rất ít nên họ sẽ chủ động ghi nhớ, thậm chí còn sinh hoạt trong những nhóm người có nhóm máu Rh (-) để tiện hỗ trợ nhau lúc cần.

Vì chính điều đó sẽ ngăn ngừa nguy cơ chúng ta nhận được nhóm máu không tương thích trong những trường hợp tai nạn, cấp cứu, mổ xẻ. Đặc biệt là chẳng may một ai đó trong gia đình bị hôn mê cần truyền máu ngay thì việc người nhà biết nhóm máu của người đó sẽ giúp nhân viên y tế rất nhiều trong việc đẩy nhanh quá trình chuẩn bị và truyền máu cấp cứu. Nếu chúng ta truyền nhầm nhóm máu (nhóm máu không tương thích nhau) sẽ gây ra những biến cố sức khoẻ nguy hiểm, thậm chí tử vong do máu sẽ đông lại (ngưng kết) cũng như kích hoạt quá trình phản ứng phản vệ.

Việc biết nhóm máu Rh âm hay dương giúp người mẹ và con an toàn trong quá trình mang thai và sinh đẻ. Người nào có Rh (-) cần thông báo ngay cho bác sĩ sản phụ khoa trong quá trình mang bầu vì nguy cơ không tương thích nhóm máu giữa mẹ và con sẽ vô cùng nguy hiểm.

Lý do nữa để chúng ta cần tìm hiểu về nhóm máu của mình là để giúp đỡ người khác lúc nguy cấp, cần thiết. Ở hầu hết các quốc gia hiện nay, hệ thống xã hội thường tìm kiếm những người tình nguyện tham gia mạng lưới hiến máu dự phòng. Nhân viên huy động máu sẽ gọi điện tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn khi cần máu để cứu những người khác bị tai nạn, người đang điều trị ung thư hoặc cần máu để phẫu thuật. Khi cuộc gọi từ nhân viên y tế đến, đó chính là lúc chúng ta có cơ hội ra tay cứu người.

Bệnh tim mạch

Nguy cơ huyết khối tĩnh mạch (VTE)

Theo báo cáo được công bố trên “Tạp chí truyền máu” chỉ ra rằng những người có nhóm máu A, B và AB có thể có nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc mạch phổi cao gấp 2,2 lần so với những người thuộc nhóm O.

Nguy cơ mắc ung thư

Cũng theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí truyền máu, ung thư dạ dày và ung thư tuỵ có nguy cơ xuất hiện cao hơn 20% ở những người nhóm máu A, B hoặc AB so với những người có nhóm máu O. Phụ nữ có nhóm máu O ít có khả năng xuất hiện ung thư buồng trứng hơn tất cả các nhóm máu khác nhưng lại có nguy cơ xuất hiện ung thư thận.

Nguy cơ sa sút trí tuệ

Những người có nhóm máu AB phải đối mặt với nguy cơ xuất hiện các vấn đề về tư duy và trí nhớ dẫn đến chứng mất trí cao hơn rất nhiều những người có nhóm máu khác. Nguy cơ của tổn thương suy giảm nhận thức này ở những người nhóm máu AB cao hơn 82% so với những người loại A, B và O theo kết quả của một nghiên cứu tháng 9 năm 2014 công bố trên tạp chí Thần kinh học.

Một số bệnh lý về máu hoặc ung thư máu có nhu cầu truyền máu rất lớn thậm chí là cả cuộc đời, chưa kể những vụ tai nạn, những ca mổ lớn…luôn cần truyền máu. Nhu cầu máu cho các bệnh viện là vô cùng lớn và gần như liên tục trên toàn Thế giới. Ví dụ như ở Mỹ cứ 2 giây lại có một bệnh nhân cần truyền máu. Hiện nay máu chưa thể sản xuất nhân tạo được nên hành động hiến máu của chúng ta chính là con đường duy nhất để các trung tâm y tế duy trì đủ cơ số máu cho những bệnh nhân của mình.

Những thông tin cơ bản cần biết về việc hiến máu:

Mọi công dân từ 18 tuổi đến 60 tuổi đều có thể đi hiến máu trừ những ai đang bị các bệnh lý truyền nhiễm như viêm gan B, C, HIV, Giang mai hoặc những người có thể trạng quá bé, quá yếu, sau sinh, vừa ốm dậy, sau phẫu thuật…cũng không nên đi hiến máu.

Đi hiến máu chúng ta có thể hiến khối hồng cầu hoặc khối tiểu cầu. Với hồng cầu thì cứ mỗi sau 12 tuần là chúng ta đã có thể hiến máu lần tiếp theo, còn với tiểu cầu thì chỉ cần 2-3 tuần là đã có thể hiến lần tiếp theo. Mỗi lần hiến thường sẽ có các số lượng 250 hoặc 350 ml với hồng cầu hoặc 250 hoặc 500ml với tiểu cầu.

1 ngày trước và sau khi đi hiến máu, mọi người cần ăn uống tốt và nghỉ ngơi tránh gắng sức quá nhiều cũng như tránh thức quá khuya.

Với những trường hợp có giấy xác nhận hiến máu sẽ được nhận miễn phí số lượng máu như vậy (Trong những trường hợp cần truyền máu).

Ở Việt Nam, thông thường các bệnh viện có nguy cơ thiếu máu vào 2 thời điểm trong năm đó là 3 tháng hè (sinh viên nghỉ học) và những tháng cuối năm.

Hiện nay trên Facebook có các group với những nhóm máu khác nhau, đặc biệt là những nhóm máu hiếm, chúng ta có thể tìm kiếm và tham gia sinh hoạt trong những cộng đồng như vậy để hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong những lúc cần kíp.

Nếu mong muốn hiến máu, hãy đến các trung tâm nhận máu và làm các thủ tục, hiến máu chỉ diễn ra trong vòng 1 tiếng là xong.

Trong tất cả các trường hợp hiến tạng (cho-nhận) thì việc xác nhận sự tương đồng nhóm máu là một trong những xét nghiệm đầu tiên và bắt buộc.

Đã có rất nhiều nghiên cứu và những cuốn sách nói về việc lựa chọn thực phẩm và cách thức tập luyện theo từng nhóm máu khác nhau để mang lại sức khoẻ tốt hơn. Trong đó hai tác giả là Tiến sĩ Joseph Christiano và tiến sĩ Peter D’Adamo đã xuất bản những cuốn sách được rất nhiều người đón nhận. Ví dụ tiến sĩ Peter D’Amado chia sẻ rằng người có nhóm máu O được thừa hưởng từ tổ tiên là những người săn bắn hái lượm, ông gợi ý rằng họ nên tiêu thụ một chế độ ăn giàu protein, ít carbohydrate trong khi người có nhóm máu A có xu hướng di truyền mắc bệnh tim, tiểu đường và ung thư nên ưu tiên thực phẩm tươi và có nguồn gốc thực vật hữu cơ cũng như hạn chế thịt cá để giảm nguy cơ mắc những bệnh trên.

Đây là 10 thông tin rất cơ bản khi tìm hiểu về nhóm máu. Hãy tìm hiểu ngay nhóm máu của bản thân và tham gia hiến máu nhân đạo khi cơ thể đầy đủ khỏe mạnh để có cơ hội giúp đỡ người khác trong lúc hoạn nạn.

Bạn đang xem bài viết Nhóm Máu Hiếm Và Những Điều Bạn Cần Biết trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!