Cập nhật thông tin chi tiết về Những Biến Chứng Trong Chuyển Dạ Và Sinh Đẻ mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Càng gần đến ngày dự sinh, các mẹ càng lo lắng nhiều đến an toàn của hai mẹ con trong thời gian chuyển dạ sinh nở vì quá trình này tiềm ẩn rất nhiều biến chứng khó lường. Tai biến trong sản khoa cũng được các bác sĩ đánh giá là nguy hiểm và không thể coi thường.
Tai biến sản khoa bao gồm cả những tai biến sau khi sinh và tai biến xảy ra trong quá trình chuyển dạ. Các tai biến thường gặp nhất là vỡ tử cung, tiền sản giật, băng huyết sau khi sinh, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn hậu sản,…
Chuẩn bị kiến thức và tâm lý kĩ càng khi chuyển dạ, sinh con là cách hữu ích giúp mẹ có thể tự tin, chủ động và phối hợp cùng bác sĩ thật tốt để hạn chế nguy cơ biến chứng, tai biến trong chuyển dạ và sinh đẻ.
10 cách giúp mẹ bầu sinh nở dễ dàng hơn
Không phải mẹ bầu muốn sinh thường là sẽ được sinh thường mà điều này còn tùy thuộc vào ngôi thai, tình trạng sức khỏe của mẹ, tình trạng sức khỏe của thai nhi khi mẹ chuyển dạ, độ mở của cửa tử cung và rất nhiều yếu tố khác nữa.
Có nhiều mẹ có đầy đủ điều kiện để sinh thường nhưng cổ tử cung không mở đủ để có thể sinh con bằng phương pháp thông thường thì mẹ vẫn có thể sẽ phải sinh mổ.
Thế mẹ nên làm gì để tử cung mở nhanh? Cổ tử cung của mẹ có thể kích thích mở nhanh hơn nếu mẹ chịu khó di chuyển nhẹ nhàng, ngồi trên bóng sinh hoặc thực hiện một số động tác khác.
Mẹ không nên uống nước lá tía tô, nước dứa ép hay làm một số cách dân gian nếu không có sự đồng ý của bác sĩ.
Khi mẹ thoải mái, hormone oxytocin – loại hormone đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dạ sẽ được cơ thể giải phóng nhiều hơn và giúp mẹ chuyển dạ thuận lợi hơn.
Nếu mẹ đang tìm kiếm cách đẻ thường không bị rạch tầng sinh môn thì mẹ có thể thử massage vị trí này một đến hai lần một tuần trong những tuần cuối cùng và tập bài tập kegel thường xuyên trong suốt thai kỳ. Điều này sẽ giúp cơ sàn chậu của mẹ khỏe và linh hoạt hơn khi sinh con.
Thai ngôi mông
Đến những tháng cuối cùng của thai kỳ, các bé thường sẽ quay dần đầu xuống bên dưới đáy xương chậu của mẹ, vị trí này của con được gọi là thai ngôi đầu – ngôi thai thuận lợi nhất trong quá trình sinh nở.
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp thai 36 tuần chưa quay đầu, lúc này bác sĩ có thể sẽ đề nghị xoay ngôi thai từ bên ngoài cho bé nếu mẹ đủ tiêu chuẩn. Tuy nhiên phương pháp này có thể dẫn đến một số rủi ro nhất định, vì thế mẹ nên cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định.
Có rất nhiều yếu tố khiến ngôi thai bị ngược, ví dụ như do mẹ mang song thai, đa thai nên các con không có đủ không gian để quay đầu, mẹ có quá nhiều hoặc quá ít nước ối khiến con khó di chuyển hoặc do con chưa đủ ngày đủ tháng để xoay đầu về vị trí thuận,…
Những ngôi thai không thuận có thể là thai ngôi mông, ngôi vai hoặc ngôi xiên,… Trong đó thai ngôi mông là vị trí thường gặp hơn cả. Nếu ở vị trí này thì đầu của thai nhi sẽ hướng lên phía trên, trong khi mông lại hướng về phía đường sinh.
Vì thế các mẹ có thai ngôi mông thường lựa chọn sinh mổ, tuy nhiên vẫn có trường hợp mẹ mang thai ngôi mông có thể sinh thường con an toàn.
Mẹ nên trao đổi kĩ về việc sinh thường hay sinh mổ ngôi mông với các bác sĩ trước khi chuyển dạ. Các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe, tiền sử thai kỳ, vị trí của thai nhi và các yếu tố khác để đưa ra lời khuyên và chỉ định an toàn, có lợi nhất cho cả hai mẹ con.
Những điều cần biết về phẫu thuật tầng sinh môn
Phẫu thuật tầng sinh môn là gì?
Tầng sinh môn là vùng cơ giữa âm đạo và hậu môn có nhiệm vụ quan trọng đó là bảo vệ và nâng đỡ các cơ quan vùng đáy chậu như âm đạo, trực tràng, bàng quang, tử cung,… Đây cũng là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong đời sống tình dục của các mẹ.
Khi mẹ sinh con, tầng sinh môn sẽ giãn nở để con được sinh ra, vì vậy nếu tầng sinh môn của mẹ mở không đủ kích thước thì khi sinh thường mẹ dễ bị rách tầng sinh môn hoặc các bác sĩ có thể chủ động cắt tầng sinh môn của mẹ để giúp em bé chào đời nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Nếu phải phẫu thuật tầng sinh môn khi sinh con thì mẹ sẽ cần một thời gian để cơ thể làm lành vết thương. Tuy nhiên ngay cả khi đã lành lại thì phẫu thuật này vẫn có thể ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tình dục sau này của mẹ.
Chăm sóc sau phẫu thuật tầng sinh môn
Mẹ có thể sẽ phải chịu đựng vết khâu tầng sinh môn bị sưng, đau rát trong khoảng vài tuần sau khi sinh con. Việc tiểu tiện, đi lại của mẹ cũng sẽ gặp khó khăn vì tổn thương tầng sinh môn. Trong giai đoạn này, nếu mẹ không chăm sóc, vệ sinh cẩn thận thì vết thương rất dễ bị rách, bục chỉ, hoặc thậm chí là nhiễm trùng.
Nếu vết khâu tầng sinh môn có mủ, ngứa, đau bất thường, có mùi hôi và mẹ có một số biểu hiện như sốt, ớn lạnh, đau bụng dưới,… thì mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra vết khâu ngay vì rất có thể vết khâu tầng sinh môn của mẹ đang bị nhiễm trùng nghiêm trọng.
Kích thích chuyển dạ
Trong nhiều trường hợp, ví dụ như quá ngày dự sinh hoặc mẹ đã bị vỡ ối nhưng vẫn chưa có các cơn co thắt chuyển dạ, mẹ sẽ được các bác sĩ chỉ định kích thích chuyển dạ bằng thuốc hoặc bằng một số kỹ thuật khác.
Các cách kích thích chuyển dạ khi quá ngày dự sinh thường được thực hiện nếu đã quá ngày dự sinh một đến hai tuần mà mẹ vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ vì lúc này chức năng nhau thai đang dần kém hiệu quả, làm tăng nguy cơ thai lưu và một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đối với trẻ sơ sinh.
Ngay cả việc quan hệ kích thích chuyển dạ cũng vậy, mặc dù đây là việc riêng tư của hai vợ chồng nhưng mẹ cũng đừng ngại mà hỏi ý kiến bác sĩ xem tình trạng thai kỳ của mẹ có nên thực hiện không và thực hiện vào thời điểm nào thì có hiệu quả.
Bác sĩ cũng có thể hướng dẫn thêm cho mẹ một số bài tập giúp nhanh chuyển dạ mà mẹ có thể tập luyện khi gần đến ngày dự sinh.
Dụng cụ hỗ trợ sinh – kẹp forcep và giác hút ventouse
Bên cạnh bộ dụng cụ đỡ đẻ thường được sử dụng khi chuyển dạ, các mẹ khi sinh thường có thể sẽ cần đến sự hỗ trợ của hai dụng cụ khác, đó là kẹp forcep và giác hút ventouse.
Phương pháp đẻ forceps
Kẹp forceps là một dụng cụ hỗ trợ sinh thường có cấu tạo giống như một chiếc kẹp lớn. Khi sử dụng, bác sĩ sẽ đưa kẹp forceps vào âm đạo của mẹ và ôm lấy đầu của thai nhi, sau đó bác sĩ sẽ dùng một lực nhẹ nhàng, vừa đủ để kéo nhẹ nhàng đầu em bé ra ngoài.
Các mẹ có nguy cơ dùng kẹp forceps khi sinh thường là các mẹ sinh khó, thời gian chuyển dạ quá dài, mẹ mất sức không thể rặn đẻ, khung chậu nhỏ,… và với các trường hợp đầu thai nhi quá to so với khung xương chậu của mẹ, thai nhi có trọng lượng lớn hoặc ngôi thai không thuận lợi,…
Những trẻ được đỡ đẻ forceps có nguy cơ xây xát, biến dạng đầu, tổn thương hộp sọ, ảnh hưởng đến thần kinh,… Dù những nguy cơ này rất hiếm nhưng mẹ cũng nên bàn bạc với bác sĩ và cân nhắc thật kĩ về tất cả các trường hợp có thể xảy ra khi mẹ chuyển dạ.
Hỗ trợ sinh bằng giác hút sản khoa (ventouse)
Giác hút sản khoa là một dụng cụ hút chân không có cấu tạo giống như một chiếc ly có đế dài. Dụng cụ này thường được sử dụng bằng cách đưa vào bên trong âm đạo của mẹ, ôm lấy đầu của con và hút với một lực vừa đủ cùng lúc với đợt rặn đẻ của mẹ để đưa đầu bé ra ngoài dễ dàng hơn.
Tuy nhiên giác hút sản khoa lại có tác dụng hỗ trợ kém hơn và nhiều trường hợp mẹ vẫn cần sử dụng kẹp forceps khi giác hút không có tác dụng.
Quá trình chuyển dạ kéo dài bao lâu?
Quá trình chuyển dạ bình thường được chia thành ba giai đoạn, đó là giai đoạn tiền chuyển dạ (gồm 2 giai đoạn nhỏ là chuyển dạ sớm và chuyển dạ tích cực), giai đoạn rặn đẻ và giai đoạn sổ rau. Trong ba giai đoạn này thì giai đoạn tiền chuyển dạ thường là giai đoạn diễn ra lâu nhất.
Đối với quá trình chuyển dạ con so, giai đoạn tiền chuyển dạ có thể kéo dài tới 16 đến 18 tiếng. Giai đoạn này ở các mẹ sinh con rạ có thể diễn ra nhanh hơn vì cổ tử cung của mẹ giãn nở dễ dàng hơn.
Các mẹ sinh con đầu có thể thử áp dụng một số cách làm cổ tử cung mở nhanh hơn để rút ngắn giai đoạn tiền chuyển dạ, ví dụ như hạn chế nằm một chỗ, tích cực đi lại nhẹ nhàng, kích thích bầu ngực và núm vú, hoặc sử dụng thuốc kích thích chuyển dạ theo chỉ định của bác sĩ.
Sau khi em bé ra đời vài phút, tử cung của mẹ bắt đầu co lại và giai đoạn cuối cùng của quá trình chuyển dạ – giai đoạn sổ rau sẽ bắt đầu và kéo dài khoảng 5 đến 10 phút.
Để hiểu rõ hơn về quá trình chuyển dạ cũng như các cách có thể giúp mẹ rút ngắn thời gian sinh nở, mời mẹ tìm hiểu thêm thông tin tại bài viết Quá trình chuyển dạ kéo dài bao lâu?
Đau đẻ sớm và sinh non
Nếu mẹ sinh con trước tuần thai thứ 37 thì đó được gọi là sinh non. Trẻ sinh non có nhiều nguy cơ phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe, những em bé được sinh ra càng gần ngày dự sinh thì nguy cơ này càng nhỏ và ngược lại, nếu trẻ ra đời quá sớm, các chức năng của cơ thể con chưa hoàn thiện thì khả năng con có thể sống và phát triển bình thường là rất thấp.
Có rất nhiều nguyên nhân sinh non và khoảng 25% các ca sinh non là được lên kế hoạch từ trước do mẹ có biến chứng trong thai kỳ, mắc bệnh hoặc gặp phải một số vấn đề khác. Còn lại phần lớn các ca sinh non là tự phát.
Tuy nhiên không phải cứ xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ sớm là mẹ sẽ sinh con ngay. Nhiều trường hợp mẹ có dấu hiệu dọa sinh non nhưng vẫn giữ được con đến tuần thứ 37 hoặc lâu hơn nhờ sự chăm sóc của các bác sĩ chuyên khoa.
Sinh non chắc chắn là điều mà không mẹ bầu nào mong muốn, vì thế mẹ nên trang bị kiến thức thật kĩ để có thể hạn chế tối đa nguy cơ sinh non cũng như chủ động hơn nếu xuất hiện cơn đau đẻ sớm.
Sinh thường sau sinh mổ: Cân nhắc những lợi ích và rủi ro
Nếu mẹ đã từng sinh mổ thì ở lần sinh tiếp theo mẹ có thể sẽ không bắt buộc phải sinh mổ mà còn có thể chọn sinh thường, lựa chọn này còn được gọi là sinh thường sau sinh mổ (VBAC).
Tuy nhiên không phải mẹ nào muốn sinh thường sau 1 lần sinh mổ là đều có thể thực hiện được. Sinh thường sau sinh mổ chỉ nên được thực hiện nếu có sự đồng ý của bác sĩ trong trường hợp sức khỏe của mẹ tốt, vết mổ cũ đã lành hoàn toàn và vết mổ cũ là vết rạch ngang, mẹ mang thai đơn, ngôi thai thuận,…
Về ưu điểm của VABC thì mẹ nào đã sinh thường sau sinh mổ đều có thể nhận thấy, đó là thời gian hồi phục sau khi sinh con nhanh hơn, giảm mất máu, giảm nguy cơ nhiễm trùng và quan trọng là còn giảm được rủi ro sức khỏe do việc sinh mổ nhiều lần gây ra.
Mẹ có thể thực hiện vài bí quyết sinh thường sau sinh mổ an toàn và được nhiều mẹ áp dụng thành công đó là kiểm soát cân nặng khi mang thai, sinh hoạt điều độ, ăn uống đủ chất, thường xuyên tập thể dục phù hợp với sức khỏe và tập kegel hàng ngày.
Những mẹ đang có mong muốn tập 1 sinh mổ tập 2 sinh thường cũng cần lưu ý đến việc chọn nơi để theo dõi, chăm sóc thai kỳ cũng như sinh con vì không phải bệnh viện, cơ sở y tế nào cũng thực hiện sinh thường sau sinh mổ.
Sót nhau thai sau sinh điều trị thế nào?
Sót nhau thai sau sinh là hiện tượng bánh nhau không được đẩy ra ngoài hoàn toàn trong giai đoạn cuối cùng của quá trình chuyển dạ khiến một số phần của nhau thai vẫn còn lưu lại trong tử cung của mẹ. Đây là biến chứng sản khoa rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của mẹ.
Những mẹ sinh mổ có bị sót nhau không? Mẹ sinh mổ sẽ không phải trải qua giai đoạn sổ nhau như các mẹ đẻ thường mà thay vào đó, bác sĩ sẽ trực tiếp lấy bánh nhau ra khỏi tử cung sau khi em bé đã chào đời.
Tuy nhiên mẹ vẫn có thể bị sót nhau nếu nhau thai chưa được lấy ra hết và vẫn mắc lại ở tử cung hoặc cổ tử cung.
Trong các dấu hiệu sót nhau sau sinh mổ cũng như sau khi sinh thường thì ra máu bất thường là dấu hiệu thường gặp và quan trọng nhất. Máu có thể ra nhiều, lẫn với sản dịch, có mùi hôi và có cả máu tươi lẫn máu cục.
Có nhiều cách xử lý khi bị sót nhau thai mà các bác sĩ có thể thực hiện sau khi đã siêu âm và chẩn đoán chính xác tình trạng của mẹ.
Mẹ có thể sẽ được chỉ định dùng một số loại thuốc điều trị sót nhau thai và theo dõi vài ngày. Nếu không có tác dụng thì bác sĩ có thể sẽ phải thực hiện thủ thuật giúp mẹ nạo hút hết nhau thai còn sót lại trong buồng tử cung.
Vỡ tử cung là gì?
Nguyên nhân vỡ tử cung khi mang thai phổ biến nhất là do rách vết sẹo ở tử cung của lần sinh mổ hoặc của một cuộc phẫu thuật tử cung nào đó trước đây. Vì thế nên các mẹ có tiền sử sinh mổ thường có nguy cơ bị vỡ tử cung cao hơn các mẹ sinh thường.
Nếu đã có tiền sử sinh mổ thì mẹ nên chú ý đến các dấu hiệu dọa vỡ tử cung có sẹo mổ cũ, ví dụ như đau vết sẹo bất thường, đau bụng dữ dội hoặc chảy máu âm đạo, đặc biệt là đối với các mẹ sinh thường sau sinh mổ.
Dù nguyên nhân là gì thì ngay khi có dấu hiệu vỡ tử cung khi mang thai hoặc trong quá trình chuyển dạ thì mẹ cũng nên được mổ cấp cứu càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn tính mạng cho cả hai mẹ con.
Để hiểu rõ hơn về biến chứng này, mời mẹ tiếp tục đọc tại bài viết Vỡ tử cung là gì?
Suy thai: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Nguyên nhân suy thai
Tình trạng suy thai xuất hiện khi thai nhi bị thiếu oxy và có thể xảy ra trong thai kỳ hoặc trong quá trình chuyển dạ.
Nguyên nhân của tình trạng này có thể do tư thế nằm của mẹ gây áp lực, chèn ép lên động mạch và tĩnh mạch truyền máu đến thai nhi, do mẹ bị thiếu máu, mất máu quá nhiều hoặc mắc một số bệnh lý khác.
Suy thai có thể khiến thai nhi chết lưu hoặc tổn thương trí não do thiếu oxy quá lâu. Vì thế nếu phát hiện các dấu hiệu suy thai trong thai kỳ thì mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra để các bác sĩ thăm khám, đánh giá chính xác tình hình và có phương án điều trị phù hợp.
Các biện pháp xử trí suy thai trong chuyển dạ sẽ được các bác sĩ thực hiện nếu phát hiện mẹ có dấu hiệu suy thai trong bất kì giai đoạn nào của quá trình chuyển dạ.
Tùy vào nguyên nhân suy thai mà mẹ có thể sẽ được mổ cấp cứu hoặc chỉ định nằm nghiêng bên trái để giúp oxy và máu lưu thông đến thai nhi dễ dàng hơn,…
Thai nhi bị kẹt vai trong chuyển dạ
Tuy khó sinh do kẹt vai là tai biến sản khoa ít gặp nhưng nó lại được đánh giá là một trong những tai biến nguy hiểm nhất có thể xảy ra với các mẹ sinh thường. Tai biến này xảy ra khi đầu của con đã được đẩy ra ngoài nhưng vai vẫn mắc kẹt bên trong.
Mẹ cũng có thể sẽ phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm như mất nhiều máu, rách âm đạo hoặc tổn thương các bộ phận nội tạng trong khung xương chậu.
Làm thế nào để có thể giảm thiểu nguy cơ khó sinh do kẹt vai và nếu điều này xảy ra thì hai mẹ con nên làm gì để phục hồi sức khỏe, mời mẹ tìm kiếm câu trả lời tại bài viết Thai nhi bị kẹt vai trong chuyển dạ.
Quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh chóng, đột ngột có ảnh hưởng gì không?
Quá trình chuyển dạ bình thường được chia làm 3 giai đoạn và có thể kéo dài từ vài giờ cho tới vài ngày, tùy vào tình trạng thai kỳ và cơ địa của từng mẹ.
Có mẹ phải chịu đựng cơn đau đẻ hàng chục giờ đồng hồ nhưng cũng có những mẹ chuyển dạ rất nhanh, chỉ mất vài tiếng là đã “hoàn thành nhiệm vụ” và được bế con yêu trên tay.
Ba mẹ giúp con yêu ăn no ngủ đủ như thế nào?
Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ sơ sinh, ba mẹ gặp phải không ít khó khăn trong vấn đề ăn ngủ của con yêu. Vậy làm thế nào để con được ăn no, ngủ đủ giấc và cách luyện trẻ sơ sinh tự ngủ là gì?
Hiểu được điều này, chuyên gia Hachun Lyonnet đã xây dựng EASY ONE_chương trình chăm sóc trẻ sơ sinh 0 – 19 tuần trên nền tảng App của POH. Điểm khác biệt trong chương trình của POH là tính cá nhân hóa sâu sắc và chi tiết theo “NGÀY HÔM NAY” của bé.
EASY ONE giúp bạn xây dựng một trình tự sinh hoạt phù hợp với nhịp sinh học của con theo từng tuần tuổi, giúp con được ăn no, ngủ đủ giấc, tự ngủ. Để con có thể phát triển tốt nhất.
Các nội dung được sắp xếp theo từng ngày tuổi của con, giúp bạn dễ dàng nắm bắt và chăm sóc con hàng ngày. Chương trình được thiết kế để bạn tham gia từ lúc mang bầu cho tới khi con được 19 tuần tuổi.
Trong quá trình tham gia, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của hơn 100 mẹ đã áp dụng EASY thành công trong group của EASY ONE (gói cơ bản)
Dấu Hiệu Chuyển Dạ Sớm Và Cơn Đau Đẻ
Chuyển dạ là thời điểm kết thúc quá trình mang thai. Dấu hiệu chuyển dạ thật sự hình thành từ các cơn đau bụng của mẹ, thường gọi là cơn đau đẻ. Đâu là những điều cần biết về hiện tượng đau đẻ?
Đặc điểm của cơn đau đẻ:
HIện tượng đau đẻ xuất phát từ cơn co tử cung, tạo nên cơn co thắt không do mẹ tự điều khiển. Cơn co tử cung diễn tiến nhịp nhàng, lúc co lúc nghỉ nhưng không hết hoàn toàn như cơn co vào trước thời kỳ chuyển dạ. Cường độ cơn co không quá mạnh để có thể nguy hiểm cho thai nhi và mẹ, cũng không quá yếu. Nhịp độ của những cơn co tử cung cũng thay đổi qua từng giai đoạn của chuyển dạ.
Các giai đoạn chuyển da thật sự :
Dấu hiệu chuyển dạ là một quá trình sinh lý diễn biến của nhiều hiện tượng, quan trọng nhất là những cơn co tử cung mà kết quả là thai nhi và nhau được sổ ra ngoài. Quá trình chuyển dạ sinh được trải qua 3 giai đoạn, giai đoạn thứ nhất là cổ tử cung giãn rộng ra, giaiđoạnthứhai (đẻ) bắt đầu khi bé được đẩy ra khỏi tử cung, sẽ đi qua cổ tử cung, qua âm đạo và ra ngoài, giai đoạn thứ 3 là sổ nhau thai. Mỗi giai đoạn là một dấu ấn quan trọng cho tiến trình của một thai nhi chuẩn bị chào đời.
Dấu hiệu chuyển dạ sớm:
Hhiểu theo cách tích cực, là quá trình mang thai của mẹ đã đến ngày “kết trái”, mẹ bước vào một hành trình mới đầy gian nan và thử thách, để mẹ cố gắng vượt qua. Cuối cùng một thiên thần khôi ngô tuấn tú được ra đời. Các dấu hiệu có thể nhận thấy:
Đau vùng bụng dưới: xuất hiện bởi cơn đau bụng đột ngột, đau bụng từng cơn đều đặn, cơn đau bụng kéo dài khoảng 15 – 20 giây sau đó nghỉ hết đau khoảng 3 – 5 phút, sau đó cơn đau lặp lại. Cơn đau bụng là do cơn co tử cung tạo ra. Đó là dấu hiệu chính thức bước vào chuyển dạ sinh, cơn đau bụng sau đó xuất hiện trở lại và cứ đều đặn như vậy, thời gian về sau cơn đau bụng nhiều hơn và thời gian nghỉ ngắn hơn. Cơn co tử cung giúp cho đoạn dưới tử cung thành lập tốt và sự tiến triển của ngôi thai được thuận lợi.
Dấu hiệu ra nhớt hồng âm đạo: Trong thời gian mang thai, cổ tử cung luôn luôn đóng kín và được bịt kín bởi một nút nhầy cổ tử cung. Chính nút nhầy cổ tử cung là hàng rào vững chắc ngăn cản không cho mọi tác nhân từ âm đạo xâm nhập vào buồng tử cung. Khi có chuyển dạ sớm, dưới tác dụng của cơn co tử cung, nút nhầy được thoát ra, hòa lẫn ít máu bởi sự vỡ một số các mao mạch trên cổ tử cung, tạo ra dịch nhầy màu hồng.
Dấu hiệu ra nước ối: dấu hiệu này hoàn toàn đột ngột và thường xảy ra vào ban đêm, khi mẹ đang ngủ, có cảm giác ra nước ướt quần và có mùi tanh nồng của dịch ối. Đây là triệu chứng của ối vỡ sớm, báo hiệu dấu hiệu chuyển dạ sớm. Bình thường ối vỡ đúng lúc khi cổ tử cung mở trọn 10 cm, đầu thai nhi lọt thấp, dưới tác dụng tử cung co bóp màng ối vỡ để giúp cho thai sổ ra ngoài.
Hiếm có cơn chuyển dạ nào mà không gây đau đớn cho mẹ. Tuy nhiên cơn đau đẻ khi chuyển dạ xảy ra trong mỗi mẹ đều có sự khác nhau, do sự cảm nhận và mức độ chịu đựng của mẹ cao hay thấp. Khi mẹ bước vào giai đoạn chuyển dạ thật sự, cơn đau đẻ tạo ra cho mẹ có cảm giác đau đớn cao độ, có mẹ khả năng chịu đựng tốt thì chỉ có tiếng kêu nhẹ và suýt soa. Nhưng ngược lại nếu khả năng chịu đựng của mẹ kém, khi cơn đau đẻ đến, mẹ la hét, khóc thét và hốt hoảng.
Tất cả những hiện tượng trên đều do cơn đau đẻ mà ra, biểu hiện sự co cơ tử cung tạo thành một cơn co mạnh để giúp thai nhi lọt xuống tiểu khung, đồng thời sẽ giúp cho thai nhi trong quá trình quay và sổ ra khỏi khung chậu của mẹ để chào đời.
Khi xuất hiện co cơ tử cung làm co thắt các dây thần kinh vùng chậu, điều này sẽ tạo ra cơn đau cho mẹ mỗi khi cơn co tử cung xuất hiện.
Mách nhỏ :
Mẹ nên bình tĩnh khi chuyển dạ thật sự.
Tập hít thở đều đặn, lúc không có cơn đau, mẹ nên thở chậm lại và thở sâu hơn. Khi bắt đầu có cơn co xuất hiện mẹ nên tập trung vào hơi thở để tập thở nhanh dần. Hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Cơn đau càng tăng thì thở càng nhanh hơn và nông hơn.
Chú ý cách rặn theo hướng dẫn của các bác sĩ, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách rặn và khi nào rặn, để có hiệu quả.
Để bé yêu luôn khoẻ mạnh, mẹ hãy tham khảo chuyên mục Cách chăm sóc bé hoặc tìm hiểu Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
BSCKII. NGUYỄN HỮU THUẬN
Loét Dạ Dày Ở Trẻ Em Và Những Biến Chứng.
Người ta thường nói đến bệnh loét dạ dày ở người lớn, tuy nhiên trẻ em cũng bị bệnh này. Loét dạ dày – tá tràng ở trẻ em có triệu chứng không giống như người lớn, vì vậy dễ bị chẩn đoán và điều trị nhầm. Có đến 50% trường hợp đến bệnh viện vì biến chứng của loét.
Những triệu chứng lâm sàng của loét dạ dày – tá tràng ở trẻ em như thế nào?
Đau bụng vùng trên rốn: Đau thất thường, không theo chu kỳ mùa và ngày (mùa tức là đau nhiều về mùa rét, ngày tức là lúc đói đau nhiều hơn lúc no). Đau ban đêm, sau khi ngủ một lúc, chừng 12 giờ đêm đến 1 giờ sáng, cơn đau xuất hiện làm mất ngủ, đau trước khi ăn hoặc sau khi ăn. Trẻ xanh xao, thiếu máu, giảm cân. Ở trẻ em không rõ ràng như người lớn, trẻ em ít khi đau âm ỉ, chịu đựng được, mà thường đau dữ dội, lăn lộn như giun lên ống mật. Nhiều bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị như giun chui ống mật hoặc đau bụng do giun.
Ợ hơi, ợ chua gặp ở người lớn, tuy không đặc hiệu cho bệnh nhân loét nhưng ít gặp ở trẻ em và cũng khó khai thác dấu hiệu này. Vì cho là không hoặc ít gặp, các dấu hiệu lâm sàng lại mơ hồ cho nên trẻ được đưa đến bệnh viện muộn, khi có biến chứng như chảy máu, hẹp và thủng dạ dày.
Làm thế nào để biết chắc chắn trẻ bị loét dạ dày?
Trẻ cần được khám chuyên khoa để điều trị sớm, đúng quy cách và kiên trì.
Bác sĩ dựa trên phim chụp dạ dày và nội soi dạ dày – tá tràng. Tuy chụp phim có giá trị rất lớn nhưng cũng khó đọc, không điển hình như ở người lớn, chỉ thấy tá tràng rúm ró không có dạng củ hành như bình thường. 1/3 trường hợp có hình ảnh loét trên phim Xquang, khi soi lại không có tổn thương. Do vậy, sau khi chụp phim việc soi dạ dày là cần thiết và bắt buộc để không còn nghi ngờ trong chẩn đoán.
Những điều lưu ý trong điều trị
Chế độ ăn uống ở trẻ bị bệnh dạ dày rất quan trọng, phải chia làm nhiều bữa (4-5 bữa 1 ngày), chú ý chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng. Tuy vậy, chiều cao và cân nặng của trẻ bị bệnh dạ dày – tá tràng cũng rất ít khi đạt như một trẻ bình thường.
Nếu phát hiện sớm, điều trị ngay, 80% số loét khỏi hẳn. Nhưng nếu muộn tỷ lệ này giảm còn khoảng 50%.
Khi cần mổ, phải cắt 2/3 thể tích dạ dày. Sau mổ, chỉ còn 1/3 dạ dày, tức là dạ dày sẽ rất nhỏ. Sau đó sẽ giãn dần ra và cuối cùng cũng gần bằng dạ dày khi chưa cắt.
Sau mổ một số ít bị tái phát và biến chứng. Nếu đau bụng tương tự hoặc đau hơn trước khi mổ, cần tới nơi đã điều trị cho trẻ để kiểm tra lại xem có loét ở nơi mới hay không.
Loét dạ dày – tá tràng là một bệnh lành tính. Nguyên nhân sinh bệnh còn chưa khẳng định nhưng điều kiện thuận lợi là bệnh có tính chất gia đình, trẻ bị chấn thương về tinh thần (bố mẹ đánh đập, ruồng bỏ, lo lắng trong học hành). Khi loét lượng acid trong dạ dày tăng cao. Gần đây người ta còn tìm thấy loét do vi trùng. Nó đã được khẳng định ở người lớn và trẻ em. Điều trị bằng thuốc hay mổ cũng nhằm vào hạ độ acid, chống vi trùng để hết loét và chữa bệnh.
Triệu chứng không điển hình, hình ảnh phim khó khẳng định, cả gia đình và thầy thuốc ít nhạy bén nghĩ đến bệnh, trẻ điều trị muộn là điều tất yếu. Một trẻ, nhất là trẻ trai, đau kéo dài trên 2 tháng vùng trên rốn, cần đưa trẻ tới khám để chụp, soi dạ dày, mới hy vọng điều trị tốt được.
Loét dạ dày ở trẻ em có các biến chứng gì?
50% số trẻ bị loét đến bệnh viện vì các biến chứng:
Chảy máu: Khi loét sâu vào lớp cơ của ruột hoặc hết cả lớp thành ruột, thủng vào các mạch máu, gây ra chảy máu. Nôn ra máu cục lẫn thức ăn, hoặc chảy vào trong lòng ruột: đại tiện ra phân đen.
Hẹp môn vị: Tức là hẹp phần cuối của dạ dày. Loét xơ chai làm rúm đoạn đầu của ruột non (tá tràng) làm hẹp gần hoàn toàn hoặc hoàn toàn trong ruột.
Trẻ ăn vào, thức ăn ứ đọng lại ở dạ dày nhuyễn ra, lên men… rồi nôn ra thức ăn có mùi chua, lợn cợn, nổi bọt. Trước khi nôn, trẻ đau bụng nổi cuộn ở trên rốn, sau khi nôn xong trẻ dễ chịu hẳn, có khi khó nôn, phải kích thích miệng, họng để nôn ra. Tiếp đó là tình trạng da nhăn nheo, mắt trũng, đại, tiểu tiện ít do mất nước và coi như không được ăn uống gì.
Thủng dạ dày: Nếu ổ loét làm thủng thành ruột sẽ gây tràn hơi, dịch có trong dạ dày vào ổ bụng. Trẻ đau đột ngột, vật vã. Đau không dám thở. Bụng cứng như sờ vào tấm gỗ, hoặc miếng các-tông.
Dù là loại biến chứng nào cũng phải đưa tới bệnh viện ngay để cứu chữa kịp thời. Nếu muộn sẽ đe dọa tính mạng của trẻ. Hẹp môn vị và thủng dạ dày bắt buộc phải điều trị bằng phẫu thuật, chảy máu là ranh giới giữa điều trị nội khoa và ngoại khoa.
BS. Nguyễn Văn Quế (SK&ĐS)
6 Dấu Hiệu Sắp Sinh Chuyển Dạ Chỉ Trong Vài Ngày
Mỗi mẹ bầu hầu hết sẽ có những dấu hiệu sắp sinh báo trước ngày sinh mà người ta thường gọi là dấu hiệu chuyển dạ
Dễ thở trở lại
Đây là một dấu hiệu cho thấy em bé đã rơi xuống dần khỏi tử cung, đi xuống sâu hơn vào xương chậu của bạn và giảm một số áp lực lên cơ hoành giúp bạn không bị hụt hơi và khó thở. Bạn có thể cảm thấy tăng áp lực lên bàng quang của bạn, điều này sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Có thể lúc này bụng bạn sẽ lộ rõ ở bên dưới mà không còn ở giai đoạn bầu cao như trước.
Chảy một chút máu hồng li ti kèm chất nhầy
Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ có một nút nhầy dày bảo vệ lỗ cổ tử cung khỏi vi khuẩn xâm nhập vào tử cung. Khi cổ tử cung của bạn bắt đầu mỏng và thư giãn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở, nút bảo vệ tự nhiên này sẽ bị trục xuất. Một số phụ nữ nghĩ màng bảo vệ này rất rắn chắc nhưng thực chất nó chỉ là một lớp chất nhầy đặc lại thành màng bảo vệ.
Vỡ ối
Nước của bạn vỡ trước khi sinh, sự kiện này thường xảy ra ở nhà, thường là khi bạn đang ở trên giường. Đôi khi túi ối bị vỡ hoặc rò rỉ trước khi chuyển dạ vì tử cung của bạn nằm trực tiếp trên bàng quang, nó có thể khiến bạn tưởng đó là nước tiểu. Đôi khi có thể khó phân biệt nước tiểu với nước ối.
Nếu màng của bạn bị vỡ và bạn bị rò rỉ nước ối, đó sẽ là một chất lỏng không mùi. Việc vỡ ối có thể xảy ra đột ngột vỡ hết hoặc nhỏ giọt liên tục. Nếu bạn nhận thấy chất lỏng rò rỉ. Các bạn nên cố gắng xác định xem nó có mùi như nước tiểu hay nếu nó không mùi. Nếu nó dường như không phải là nước tiểu, bạn nên đến cơ sở y tế nhanh chóng tránh tình huống xấu xảy ra ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu và thai nhi
Cơ thể bỗng nhiên nhiều năng lượng
Trong khi mang thai bạn lúc nào bạn cũng sẽ có cảm giác mệt mỏi và lúc nào cũng muốn ngủ. Vậy nên khi chuyển dạ bạn sẽ có thể cảm nhận rõ ràng mình có nhiều năng lượng cơ thể hơn. Điều này thể hiện ở chỗ bạn bỗng nhiên muốn hoạt động, bạn muốn ăn nhiều hơn, muốn làm nhiều thứ hơn. Tuy nhiên, bạn cần tiết kiệm nguồn năng lượng này để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn sắp tới
Cổ tử cung mỏng hơn và nở ra
Vào tháng cuối của thai kỳ, cổ tử cung sẽ bắt đầu căng, mỏng và nở ra. Đây là một dấu hiệu cho thấy phần dưới của tử cung đang chuẩn bị cho thời kỳ sinh, vì cổ tử cung mỏng hơn dễ dàng giãn ra.
Các cơn co thắt bụng dưới liên tục
Khi bạn bắt đầu trải qua các cơn co tử cung thường xuyên, đó là dấu hiệu mạnh nhất cho thấy bạn đang chuyển dạ. Khi điều này xảy ra, đây là thời điểm tốt để lấy sổ ghi chép của bạn ra và ghi lại thời gian chính xác mỗi lần co thắt bắt đầu và thời gian chúng kéo dài.
Những cơn co thắt này có thể cảm thấy như đau bụng thời kỳ kinh nguyệt hoặc giống như đau lưng dưới. Khi chuyển dạ sớm, cơn đau của sản phụ có thể cách nhau từ 20 đến 30 phút. Theo thời gian, các cơn co thắt của bạn có khả năng bắt đầu xảy ra trong khoảng thời gian ngắn hơn có lẽ cứ sau 10-15 phút hoặc ít hơn. Khi các cơn co thắt của bạn cách nhau 5 phút, thì khả năng bạn sẽ sinh ngay sau đó vài tiếng.
9 dấu hiệu sinh non sớm nhất
Sinh non là một hiện tượng không hiếm gặp, chiếm khoảng 7-10% số phụ nữ mang thai. Sinh non được tính khi thai nhi ra đời trước 37 tuần. Ngày nay, y tế đã phát triển, chăm sóc y tế tốt hơn, tỷ lệ trẻ sinh non sống sót cao đặc biệt đối với những trẻ đã được ở trong bụng mẹ 30 tuần. Với những em bé dưới 26 tuần tuổi sẽ có khoảng 25% cơ hội sống sót mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên khâu chăm sóc sức khỏe ngay sau khi trẻ ra đời ở bệnh viện được thực hiện rất cẩn thận và khá tốn kém.
Nguyên nhân từ người mẹ:
Mắc một số bệnh lý khi mang thai: những bệnh làm tăng nguy cơ sinh non bao gồm viêm gan, bệnh tim, tiểu đường, thiếu máu…
Tâm lý căng thẳng: stress kéo dài làm tuyến thượng thận tiết nhiều hormone kích thích hệ thống thần kinh dẫn tới sinh non.
Tử cung bị di tật: Cấu tạo tử cung không bình thường như hở eo tử cung, cổ tử cung ngắn là nguyên nhân phổ biến dẫn đến sinh non.
Tiền sử sinh non: những bà mẹ đã từng sinh non ở lần trước có nguy cơ bị sinh non cao hơn những bà mẹ khác.
Thai phụ phải làm việc trong môi trường độc hại, áp lực căng thẳng nhiều, không được nghỉ ngơi hợp lý trong khi mang thai hay không đang trong độ tuổi lý tưởng để mang thai.
Các dấu hiệu của sinh non
Bụng bầu tụt xuống
Trước khi chào đời khoảng một tuần, em bé sẽ di chuyển xuống dưới về phía ống sinh làm gia tăng áp lực lên phần khung xương chậu làm cho bụng bầu bị tụt xuống sâu.
Những ngày cuối thai kỳ, cổ tử cung bắt đầu giãn nỡ để em bé có thể chui qua. Trước một vài tuần hoặc một vài ngày trước khi sinh người mẹ sẽ xuất hiện những cơn đau gò tử cung nhẹ và tăng dần cường độ cho đến thời điểm sinh con.
Tiểu rắt
Khi sắp chào đời, em bé sẽ di chuyển đến ống sinh và chèn ép lên bàng quang làm người mẹ đi tiểu thường xuyên.
Đau lưng dưới
Xuất hiện cơn đau lưng dưới có thể là dấu hiệu cho thấy em bé đang di chuyển tới vị trí sẵn sàng để chào đời.
Đau xương chậu
Càng gần đến ngày sinh, mẹ bầu càng bị đau nhiều hai bên bẹn, vùng xương chậu do các khớp ở vùng này bị kéo căng ra hết sức để chuẩn bị cho em bé ra đời.
Tiết dịch âm đạo và chảy máu âm đạo
Ở những ngày cuối thai kỳ, âm đạo phụ nữ tiết dịch nhiều và đặc hơn bình thường. Một số trường hợp có kèm theo chút máu, gọi là “máu báo” cho biết thai phụ chuẩn bị vượt cạn.
Đầu ngực bắt đầu rỉ sữa
Sữa rỉ ra còn được gọi là sữa non. Hiện tượng sữa non thường xảy ra rõ rệt nhất vào trong vài tuần trước khi sinh con. Đây là sữa rất giàu dưỡng chất, rất tốt cho bé khi mới chào đời.
Ngừng tăng cân
Dấu hiệu rất dễ nhận biết cho thấy mẹ bầu sắp sinh là cơ thể người mẹ ngưng tăng cân, thậm chí có trường hợp còn giảm 1-2 kg.
Vỡ ối
Đây là dấu hiệu chĩnh xác nhất cho biết mẹ bầu sắp sinh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì vậy khi thấy nước ối bị vỡ, mẹ bầu cần lập tức nhập viện ngay.
[addtoany]
Bạn đang xem bài viết Những Biến Chứng Trong Chuyển Dạ Và Sinh Đẻ trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!