Cập nhật thông tin chi tiết về Những Hiểu Biết Về Nhóm Máu Abo Và Rh mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Những hiểu biết về nhóm máu ABO và Rh Cách xác định nhóm máu của bạn?Trên bề mặt hồng cầu chứa các protein được gọi là kháng nguyên và trong huyết tương có chứa các kháng thể. Để phân loại nhóm máu, cần xác định cả 2 yếu tố là kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết tương.
Có nhiều cách để phân loại nhóm máu của con người, nhưng phân loại nhóm máu theo hệ ABO và hệ Rh là quan trọng hơn cả.
Các nhóm máu thuộc hệ ABO
: sẽ có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu, và kháng thể Anti B trong huyết tương.
Nhóm máu B: sẽ có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu, và kháng thể Anti A trong huyết tương.
: sẽ có cả kháng nguyên A và kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu, và không có cả kháng thể Anti A, Anti B trong huyết tương.
Nhóm máu O: sẽ không có cả kháng nguyên A, kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu, và trong huyết tương sẽ có cả hai kháng thể Anti A, Anti B.
Hiện nay, vẫn chưa rõ vai trò của kháng nguyên A và kháng nguyên B đối với cơ thể, có những người không có kháng nguyên nào (người nhóm máu O) vẫn khỏe mạnh bình thường. Có một số bằng chứng cho thấy những người thuộc nhóm máu khác nhau có thể ít hay nhiều mắc các bệnh nhất định – ví dụ: huyết khối trong lòng mạch (bệnh huyết khối tắc mạch), sốt rét. Và không có bằng chứng nào cho thấy những người có nhóm máu khác nhau thì nên tuân theo chế độ ăn khác nhau.
Nhóm máu hệ Rh
Hầu hết mọi người có nhóm máu Rh dương (Rh+), tức là có kháng nguyên D trên bề mặt hồng cầu. Những người không có kháng nguyên D trên bề mặt hồng cầu, được gọi là nhóm Rh âm (Rh-).
Cách đọc tên các nhóm máu như thế nào?
Nhóm máu phụ thuộc vào kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và được di truyền từ bố mẹ của bạn. Nhóm máu của bạn sẽ có thể là một trong các nhóm máu sau:
Nhóm A+: tức là bạn sẽ có kháng nguyên A và kháng nguyên D (hệ Rh) trên bề mặt hồng cầu.
Nhóm A-: tức là bạn sẽ có kháng nguyên A nhưng không có kháng nguyên D (hệ Rh) trên bề mặt hồng cầu.
Nhóm B+: tức là bạn sẽ có kháng nguyên B và kháng nguyên D (hệ Rh) trên bề mặt hồng cầu.
Nhóm B-: tức là bạn sẽ có kháng nguyên B nhưng không có kháng nguyên D (hệ Rh) trên bề mặt hồng cầu.
Nhóm AB+: tức là bạn sẽ có cả kháng nguyên A, kháng nguyên B và kháng nguyên D (hệ Rh) trên bề mặt hồng cầu.
Nhóm AB-: tức là bạn sẽ có kháng nguyên A, kháng nguyên B nhưng không có kháng nguyên D (hệ Rh) trên bề mặt hồng cầu.
Nhóm O+: tức là bạn sẽ không có kháng nguyên A và kháng nguyên B, nhưng có kháng nguyên D (hệ Rh) trên bề mặt hồng cầu.
Nhóm O-: tức là bạn sẽ không có cả kháng nguyên A, kháng nguyên B và kháng nguyên D (hệ Rh) trên bề mặt hồng cầu.
Xét nghiệm nhóm máu như thế nào?
Mẫu máu của bạn sẽ được trộn với một hóa chất đặc biệt được gọi là huyết thanh mẫu, để xác định nhóm máu. Ví dụ, dùng huyết thanh mẫu Anti A trộn với hồng cầu của bạn, nếu xảy ra hiện tượng ngưng kết, chứng tỏ bạn có kháng nguyên A trên hồng cầu.
Đối với xác định nhóm máu hệ Rh, người ta sẽ trộn huyết thanh mẫu Anti D với hồng cầu của bạn, nếu xảy ra hiện tượng ngưng kết thì chứng tỏ bạn có kháng nguyên D trên bề mặt hồng cầu, và có thể kết luận bạn nhóm máu Rh dương. Bằng cách thực hiện một loạt các xét nghiệm như vậy, có thể xác định kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu của bạn là gì, và từ đó xác định nhóm máu của bạn.
Lựa chọn nhóm máu phù hợp trong truyền máu
Để quá trình truyền máu diễn ra an toàn, trước khi truyền máu, bạn sẽ được kiểm tra xem có phù hợp với nhóm máu được truyền hay không, bằng phản ứng hòa hợp (phản ứng chéo) giữa mẫu máu của bạn với mẫu máu của túi máu. Ví dụ, nếu bạn có nhóm máu B+ nhận máu người nhóm A+, thì kháng thể Anti A trong huyết tương của bạn sẽ phá hủy khối máu truyền vào, hình thành nên các cục máu đông và gây tắc hàng loạt các mạch máu, dẫn tới một tai biến truyền máu cực kỳ nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.
Do đó, việc lựa chọn túi máu phù hợp với bạn trước truyền máu là cực kỳ quan trọng, phải phù hợp đồng thời nhóm máu hệ ABO và hệ Rh. Sau đó, để chắc chắn là hòa hợp, người ta sẽ trộn máu của bạn với mẫu máu từ túi máu, rồi quan sát dưới kính hiển vi, kiểm tra xem có hình thành cục máu đông không. Nếu không có cục máu đông hình thành, thì chứng tỏ hai mẫu máu là hòa hợp và bạn có thể được truyền túi máu đó.
Tầm quan trọng của xét nghiệm nhóm máu lúc mang thai
Những người phụ nữ mang thai luôn được kiểm tra nhóm máu hệ ABO và hệ Rh. Nếu mẹ có nhóm Rh âm và thai nhi có nhóm Rh dương (không hòa hợp hệ Rh), thì cơ thể mẹ có thể sản xuất kháng thể Anti D tấn công và phá hủy hồng cầu thai nhi. Tai biến thường hiếm khi xảy ra ở lần mang thai đầu tiên. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, những lần mang thai sau đó có thể xảy ra những tai biến rất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng nawngjneef đến cả mẹ và thai nhi.
Tìm Hiểu Nhóm Máu Abo &Amp; Rh
Tìm hiểu về nhóm máu A, B, AB, O + yếu tố Rhesus (Rh) & việc truyền máu
Máu con người được chia làm nhiều nhóm – dựa theo một số chất cacbohydrat và protein đặc thù trên hồng cầu. Có khoảng 46 nhóm khác nhau, nhưng những nhóm chính là O, A, B và yếu tố Rhesus (Rh). Vì những lý do chưa được khám phá, máu của mỗi nhóm có thể có kháng thể chống lại những nhóm kia. Do đó, khi truyền máu khác nhóm vào, kháng thể của người nhận có thể phá hủy máu gây tác hại cho cơ thể. Có tổng cộng 30 hệ nhóm máu người được tổ chức quốc tế về truyền máu (ISBT) ghi nhậnTrên màng hồng cầu người, người ta đã tìm ra khoảng 30 kháng nguyên thường gặp và hàng trăm kháng nguyên hiếm gặp khác. Hầu hết những kháng nguyên là yếu, chỉ được dùng để nghiên cứu di truyền gen và quan hệ huyết thống. Như vậy, có hai nhóm kháng nguyên đặc biệt quan trọng có thể gây phản ứng trong truyền máu đó là hệthống kháng nguyên ABO và Rh.1. Hệ thống nhóm máu ABO 1.1. Phân loạiTrong hệ thống này có 2 loại kháng nguyên là A và B nằm trên màng hồng cầu. Ngoài ra trong huyết tương còn có 2 loại kháng thể là kháng thể kháng A (kháng thể α) và kháng thể kháng B (kháng thể β). Kháng thể α có khả năng ngưng kết kháng nguyên A, kháng thể β có khả năng ngưng kết kháng nguyên B. 25Người ta dựa vào sự hiện diện kháng nguyên A, B trên màng hồng cầu để phân loại hệ thống nhóm máu ABO.
Hình : Hệ thống nhóm máu ABO
Bảng 3: Hệ thống nhóm máu ABO
Tên nhóm máuTỷ lệ %KN trên màng hồng cầuKT trong huyết tương
Sự xuất hiện kháng nguyên A, hoặc kháng nguyên B trên màng hồng cầu được quy định bởi gien (gene).Kháng thể α và β được tạo ra bởi các tế bào sản xuất kháng thể. Sau khi sinh, kháng thể chưa xuất hiện trong huyết tương. Hai đến tám tháng sau cơ thể đứa trẻ mới bắtđầu sản xuất kháng thể (người nhóm máu A thì sản xuất kháng thể β, tương tự cho các nhóm máu khác). Nồng độ kháng thể đạt tối đa vào những năm 8-10 tuổi, sau đó nó sẽ giảm dần.
1.2. Phản ứng truyền máuKhi truyền nhầm nhóm máu, phản ứng truyền máu có thể xảy ra, trong đó hồng cầu của máu người cho bị ngưng kết, rất hiếm khi máu truyền vào gây ngưng kết hồng cầu người nhận.Các hồng cầu ngưng kết thành từng đám mà có thể bịt kín các mạch máu nhỏ. Vài giờ hoặc vài ngày tiếp theo, sẽ xảy ra tan máu (vỡ hồng cầu). Đôi khi ngay sau khi truyền nhầm nhóm máu, hiện tượng tan máu xảy ra lập tức. Một trong những hậu quả gây tử vong của phản ứng truyền máu là suy thận cấp.1.3. Ứng dụng trong truyền máu1.3.1. Nguyên tắc truyền máu– Nguyên tắc chung: Không được để kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau. Như vậy chúng ta chỉ được phép truyền máu cùng nhóm.– Nguyên tắc tối thiểu: Khi truyền một lượng máu nhỏ (<200 ml), không được để kháng nguyên trên màng hồng cầu của người cho gặp kháng thể tương ứng trong huyết tương người nhận. Có thể truyền máu theo sơ đồ truyền máu kinh điển (hình 4).Khi truyền máu khác nhóm (theo đúng sơ đồ truyền máu) phải tuân thủ các quy tắc sau:+ Chỉ truyền một lần+ Lượng máu truyền không quá 200 ml+ Tốc độ truyền chậm
1.3.2. Thử phản ứng chéoTrước khi truyền máu cần thử phản ứng chéo dù là truyền cùng nhóm.Hồng cầu của người cho được trộn với huyết tương người nhận trên một phiến kính. Nếu không xảy ra ngưng kết, chứng tỏ người nhận không có kháng thể tấn công hồng cầu người cho. Cũng nên kiểm tra phản ứng giữa huyết tương nguời cho và hồng cầu người nhận, dù rằng nó rất hiếm khi gây phản ứng truyền máu.
Hình : Sơ đồ truyền máu kinh điển
2. Hệ thống nhóm máu Rhesus (Rh)2.1. Phân loạiCó 6 loại kháng nguyên Rh, chúng được ký hiệu là C, D,
Những Điều Bạn Chưa Biết Về Nhóm Máu Abo
Con người có 4 nhóm máu chính là A, B, O và AB nên gọi tắt là nhóm máu ABO. Những bài viết trước Tasscare đã trình bày chi tiết về hệ nhóm máu này. Bài viết sau sẽ tiếp tục cung cấp thêm những thông tin thú vị về nhóm máu ABO mà có thể bạn chưa biết.
Nhiều người vẫn nghĩ cơ thể con người chỉ có 4 nhóm máu chính là A, B, O và AB nhưng sự thật là nhóm máu của chúng ta phức tạp hơn rất nhiều. Có khoảng 400 nhóm máu được tìm thấy nhưng ABO là nhóm máu phổ biến và quen thuộc nhất của con người. Ngoài ra còn có các nhóm máu hiếm, cực hiếm… như nhóm máu Rh.
Thứ hai, ABO chỉ tiếp nhận hồng cầu tương ứng với kháng nguyên
Điều này có nghĩa là người có nhóm máu A, B, O khi truyền máu sẽ sản xuất ra kháng thể để chống lại kháng nguyên A hoặc B không có nguồn gốc từ cơ thể họ. Người nhóm máu A sẽ không nhận nhóm máu B và ngược lại. Người nhóm máu O không có kháng nguyên A, B nên sản xuất kháng thể chống lại cả hai, còn nhóm máu AB thì không xuất hiện kháng thể. Nhóm máu O+ cho được nhiều nhất còn nhóm AB+ nhận được nhiều nhất.
Thứ ba, AB là nhóm máu hiếm nhất
Sự thật điều này chỉ đúng nếu bạn thuộc nhóm máu AB-. Xét trên tổ hợp nhóm máu hiếm Rh thì số người thuộc nhóm máu Rh+ (A+, B+, O+, AB+) chiếm phần đông dân số còn nhóm máu Rh- (A-, B-, O-, AB-) chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Nguyên nhóm Rh- mà ở Việt Nam chỉ có 0,04 – 0,07% dân số mang nhóm máu này nên không có gì khó hiểu khi AB- thuộc nhóm máu hiếm nhất.
Đối với người Nhật Bản, có thể dựa vào nhóm máu để đoán tính cách của mỗi người, xem tính cách của người đó có hợp với mình không. Lập luận này do một giáo sư người Nhật đề xuất vào năm 1927, tuy nhiên đến nay việc nghiên cứu vấn đề này không đủ độ chính xác để tin cậy.
Thứ năm, nhóm máu ABO phản ánh tình trạng sức khỏe của con người
Theo đó, người có nhóm máu O sẽ có nhiều yếu tố đông máu hơn, dễ bị huyết khối tĩnh mạch nhiều lần. Các nhóm máu A, B, AB có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư cao hơn nhóm máu O.
Thứ sáu, nhóm máu ABO không quyết định huyết thống với bố mẹ
Chia nhỏ nhóm máu ABO ta sẽ được A+, A-, B+, B-, AB+, AB-, O+, O- là các nhóm máu thuộc 2 hệ nhóm máu ABO và hệ Rhesus (Rh). Con cái khi sinh ra sẽ có 1 trong 8 nhóm máu trên và không thay đổi trong suốt cuộc đời do được hưởng di truyền từ bố mẹ. Tuy nhiên, khống thể dựa hoàn toàn vào nhóm máu để xác định quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và con cái vì có những trường hợp bố nhóm máu A kết hợp với mẹ nhóm máu B cho con có nhóm máu O, A, B hay AB. Hay bố nhóm máu A kết hợp với mẹ nhóm máu O thì con sẽ có nhóm máu A, O… Cho nên không phải lúc nào, bố mẹ có nhóm máu này thì con cái sinh ra cũng sẽ có nhóm máu ấy.
Tìm Hiểu Hai Nhóm Máu O Rh+ Và O Rh
– Bạn hay nghe các nhóm máu A, B, O thì nhiều, nhưng những nhóm máu như O Rh+ hay O Rh- thì nó là thế nào? Thực phẩm, đồ uống phù hợp từng nhóm máu Biết nhóm máu có lợi gì?Nhóm máu cũng ảnh hưởng tới chức quyền?
Đầu tiên, bạn cần biết Rh viết tắt của chữ Rhesus, là yếu tố Rhesus có hai loại là Rh+ và Rh-. Trong đó, nhóm máu Rh- rất hiếm, ở Việt Nam, Nhóm máu Rh chỉ chiếm 0,4‰, còn Nhóm Rh+ chiếm đến 99.96%. Do đó phần lớn người mang nhóm máu O ở Việt Nam chính là O rh+.
Trong cuộc sống, những người có nhóm máu hiếm O Rh- có khả năng gặp những khó khăn và rủi ro cao hơn so với những người có nhóm máu khác bởi các lý do sau:
– Khi họ cần phải truyền máu thì không phải lúc nào cũng có sẵn nhóm máu hiếm O Rh-. Thực tế cho thấy các cơ sở tiếp nhận máu hoặc bệnh viện thường không dự trữ đầy đủ tất cả các nhóm máu.
– Người mang nhóm máu O Rh- thì trong cơ thể không có các kháng nguyên của nhóm máu Rh nên không thể chống lại kháng nguyên của nhóm Rh. Khi cơ thể có phản ứng mẫn cảm với nhóm máu này như được truyền máu, mổ đẻ… sẽ sinh ra kháng thể chống lại O Rh+. Từ lần tiếp xúc thứ hai trở đi với nhóm máu O Rh+, trong cơ thể người có nhóm máu Rh- sẽ có phản ứng giữa kháng thể và kháng nguyên Rh gây ra tình trạng miễn dịch gây tan máu.
– Trường hợp mẹ có nhóm máu O Rh-, bố có nhóm máu O Rh+ thì có ít nhất 50% trẻ sinh ra có nhóm máu giống bố là O Rh+. Trong trường hợp có thai lần thứ nhất, đứa trẻ mang nhóm máu O Rh+ vẫn phát triển bình thường cho đến khi ra đời. Tuy nhiên thì từ lần có thai thứ hai trở đi, nếu con vẫn có nhóm máu O Rh+ thì thường xảy ra sự cố nghiêm trọng do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con như sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non, hoặc đứa trẻ sinh ra nhưng bị thiểu năng trí tuệ. Điều này là do kháng thể của mẹ chống lại kháng nguyên Rh(D)+ có trên bề mặt hồng cầu của con. Hơn nữa, phụ nữ có nhóm máu O Rh- thì con rất dễ tử vong. Để phòng ngừa điều này, bác sĩ sẽ cho những thai phụ có Rh- RhoGAM, một loại kháng thể chống lại Rh trong vòng 72 giờ của lần sinh đầu tiên. RhoGAM sẽ tiêu diệt những hồng cầu Rh+ đi vào hệ tuần hoàn của mẹ trước khi hệ miễn dịch có thời gian tạo ra kháng thể.
Biết được nhóm máu của bệnh nhân là điều rất quan trọng nếu muốn thực hiện truyền máu. Người có nhóm máu A không thể nhận được máu nhóm B vì họ có mang kháng thể chống lại kháng nguyên B. Tương tự, nhóm máu B mang kháng thể chống lại kháng nguyên A. Nhóm máu AB không mang kháng thể chống lại kháng nguyên nào cả, nhưng nhóm máu O thì lại mang kháng thể chống lại cả hai kháng nguyên A và B. Nếu bệnh nhân bị cho lầm nhóm máu thì các tế bào máu sẽ vón cục lại và làm tắc nghẽn những mạch máu nhỏ. Phản ứng này, còn được gọi là phản ứng kết dính, có thể gây tử vong.
Với việc phần lớn người Việt Nam mang nhóm máu O Rh+ nên việc cho nhận máu cũng khá dễ. Tuy nhiên nếu bạn mang nhóm máu O Rh- thì vấn đề sẽ khó khăn hơn rất nhiều đấy.
Nhiều phụ nữ phàn nàn về việc sinh nở hay tuổi tác dẫn đến “chỗ đó giãn nở”.
Giới khoa học đã chứng minh khóc là phương cách giải tỏa tâm lý, chữa lành nỗi đau hiệu quả.
Có khoảng 1% cặp vợ chồng không có con do người chồng không may không có tinh trùng trong tinh dịch (y học gọi là vô tinh).
Bạn đang xem bài viết Những Hiểu Biết Về Nhóm Máu Abo Và Rh trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!