Xem Nhiều 3/2023 #️ Những Triệu Chứng Của Bệnh Tiểu Đường Ở Trẻ Em Và Cách Chăm Sóc Phù Hợp Nhất # Top 8 Trend | Sansangdethanhcong.com

Xem Nhiều 3/2023 # Những Triệu Chứng Của Bệnh Tiểu Đường Ở Trẻ Em Và Cách Chăm Sóc Phù Hợp Nhất # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Triệu Chứng Của Bệnh Tiểu Đường Ở Trẻ Em Và Cách Chăm Sóc Phù Hợp Nhất mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Tổng quan về bệnh đường ở trẻ em trên toàn thế giới

Bệnh tiểu đường loại 1 được biết đến là một bệnh tự miễn, có nghĩa là một tình trạng mà trong đó hệ miễn dịch của cơ thể tấn công một trong các mô hoặc các bộ phận của cơ thể. Ở bệnh tiểu đường loại 1 , các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy bị phá hủy.

Ở Anh và xứ Wales 17/100.000 trẻ mắc bệnh tiểu đường mỗi năm

Ở Scotland con số này là 25/ 100.000 trẻ

Ở Phần Lan con số đó là 43/ 100.000 trẻ

Tại Nhật Bản là 3/100.000 trẻ.

2. Nguyên nhân

Có một loại hoocmon do tuyến tụy tiết ra gọi là hoocmon insulin, có chức năng chuyển hóa lượng đường trong thức ăn thành năng lượng. Khi bị mắc bệnh tiểu đường, do thiếu loại hoocmon này, thế nên, đường không được sử dụng một cách đầy đủ trong cơ thể. Đường không được chuyển hóa tích lại trong máu, khiến lượng đường trong máu tăng cao, đường lẫn trong nước tiểu thải ra ngoài. Các triệu chứng chính là tương tự như ở người lớn. Trẻ có xu hướng đi vào trong một vài tuần: khát, giảm cân, mệt mỏi quấy khóc và đi tiểu nhiều hơn bình thường.

3. Những triệu chứng bệnh tiểu đường ở trẻ

4. Cách điều trị bệnh tiểu đường cho trẻ

Hầu hết trẻ bị bệnh tiểu đường cần điều trị insulin. Khi mắc bệnh tiểu đường, con bạn sẽ một phác đồ điều trị bằng insulin riêng, do bác sĩ theo dõi và điều trị.

Bây giờ hầu hết sử dụng các insulin hàng ngày tác dụng nhanh vào ban ngày và insulin tác dụng chậm vào ban đêm.

Cũng như điều trị insulin, kiểm soát đường huyết tốt và tránh “bị hạ đường huyết” ( đường trong máu thấp) là rất quan trọng. Đây là một trong rất nhiều các biến chứng của bệnh tiểu đường , các biến chứng gia tăng tỉ lệ thuận với thời gian mắc bệnh tiểu đường.

5. Chăm sóc trẻ bị tiểu đường

Cha mẹ là những người có vai trò quan trọng trong tiến triển bệnh của trẻ. Giúp trẻ thực hiện:

Giúp trẻ có chế độ ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên để trẻ quá đói nhưng cũng đừng để trẻ quá no.

Nên chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ. Có thể cho trẻ ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.

Chú ý không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như khối lượng của các bữa ăn cho trẻ.

Sống chung với bệnh tiểu đường, cha mẹ và cả trẻ (khi đủ lớn để hiểu về bệnh tiểu đường) sẽ không dễ dàng để chấp nhận nó. Nhưng, chỉ khi thật sự hiểu và chấp nhận bệnh tiểu đường, cha mẹ sẽ giúp trẻ , cả tự bản thân trẻ, mới thích nghi với cuộc sống ” chung với tiểu đường”. Có như thế , tiểu đường mới có tiến triển tốt hơn. Sự hiểu biết tất cả các khía cạnh khác nhau của bệnh tiểu đường và điều trị của nó đòi hỏi sự kiên nhẫn, nhưng sẽ có lợi cho con và cuộc sống gia đình.

Đo lượng đường trong máu và dạy cho con của bạn như thế nào để làm điều này ngay khi chúng đủ tuổi.

Gặp bác sĩ một cách thường xuyên, và đặc biệt nếu trẻ bị bệnh vì lý do nào – điều trị có thể cần phải điều chỉnh.

Các Bệnh Ngoài Da Ở Trẻ Em: Triệu Chứng Và Cách Chăm Sóc

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi chúng tôi Phạm Bích Ngọc – Bác sĩ Bệnh viện da liễu Hà Nội

Các bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp

1. Rôm sảy – Một trong các căn bệnh ngoài da ở trẻ em phổ biến nhất

Rôm sảy là một trong các bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp nhất, rất phổ biến trong mùa hè, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Nguyên nhân chính là trong thời tiết nóng nực, mồ hôi bé tiết nhiều không thoát ra được hết, ứ đọng trong ống bài tiết. Miệng ống bài tiết dễ bị bụi, ghét bịt kín nên khiến cho làn da của bé bị nổi rôm sảy.

Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ. không mặc quá nhiều quần áo hoặc quấn tã.

Giữ nhiệt độ trong phòng đừng cao quá, hé mở cửa sổ để không khí lưu thông.

Cho trẻ uống nhiều nước, không nên ăn nhiều đồ ngọt.

Tắm trẻ bằng nước ấm, hoặc bằng sữa tắm của bác sĩ da liễu kê, thoa bột Talc y tế vào những chỗ ra nhiều mồ hôi.

Bệnh tay chân miệng là bệnh ngoài da ở trẻ em có thể xuất hiện quanh năm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp lúc thì có thể dẫn tới trường hợp sốc, viêm não, viêm cơ tim, phù phổi thậm chí là tử vong.

Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.

Chất thải của trẻ cần được xử lý bằng Cloramin B trước khi cho vào hệ thống chất thải chung. Người nhà thường xuyên vệ sinh tay khi chăm sóc cho bé.

Bệnh tay chân miệng có thể lây lan qua đường tiếp xúc, cho nên khi thấy trẻ có dấu hiệu của bệnh tay chân miệng thì nên cách ly trẻ với các trẻ em khác. Bạn nên cho bé đi khám các bác sĩ chuyên khoa để có phác đồ điều trị phù hợp nhất, tránh các biến chứng xảy ra.

Đối với trường hợp trẻ mới mắc bệnh và nhẹ, thì bác sĩ có thể kê đơn và để bạn có thể tự khắc phục bệnh cho bé ngay tại nhà..

Đối với trường hợp trẻ bị nặng trở lên thì cần cho bé nhập viện để theo dõi và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nếu trẻ sốt cao liên tục không hạ hoặc có biểu hiện giật mình ngay cả khi đang chơi đùa, cần đưa trẻ đến khám bác sĩ để được theo dõi phát hiện biến chứng

Bệnh ngoài da ở trẻ em tiếp theo không thể thiếu đó là bệnh chàm eczema. Nguyên nhân của bệnh ngoài da này là do gen di truyền, bị kích hoạt bởi thời tiết quá nóng hoặc lạnh, tác nhân dị ứng, xà phòng, quần áo len, nhiễm khuẩn… khiến cho trẻ mắc bệnh.

Đưa trẻ đi khám bác sĩ da liễu (có thể kê toa kem chống viêm và thuốc kháng histamin).

Nhận biết nguyên nhân chứng bệnh ngoài da eczema (bác sĩ tư vấn): chó, mèo, bột giặt, thức ăn…để phòng tránh tiếp xúc.

Thoa kem làm mềm da cho trẻ và cắt móng tay thật ngắn để trẻ không cào làm tổn thương da.

Cho trẻ mặc quần áo bằng cotton, đừng cho bé mặc đồ len.

Đảm bảo quần áo trẻ phải được xả nước thật kỹ để không còn dấu vết bột giặt hay nước xả vải.

Lúc đầu, da trẻ sẽ đỏ và sưng lên. khi mủ vàng tụ dưới da, chỗ sưng sẽ lớn lên, gây đau nhức.

Mụn nhọt có thể lan rộng ra do các nang lông nằm kề nhau.

Vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho trẻ, mặc quần áo vải cotton.

Đưa trẻ đi khám bác sĩ da liễu khi có một trong các dấu hiệu: Có nhiều mụn nhọt, có dấu hiệu nhiễm trùng lan rộng, nhọt đau nhiều, sau 2-3 ngày nhọt không bể ra.

Nếu ung nhọt nhẹ có thể dùng cồn 70-90 độ hay thuốc sát trùng chấm nhè nhẹ vào vùng nổi nhọt và che kín bằng một miếng gạc băng bó.

Không nên cố làm cho nhọt vỡ ra. vì sẽ rất đau và làm nhiễm trùng lan rộng.

Trong các bệnh ngoài da ở trẻ hay gặp, chốc lở do vi khuẩn gây ra sẽ lan rất nhanh nếu không được chữa trị kịp thời.

Đưa trẻ đi khám bác sĩ để được kê toa kem, thuốc kháng sinh

Rửa sạch vùng da đóng vảy cứng bằng nước ấm và thấm khô.

Trong thời gian trẻ mắc bệnh cha mẹ nên sử dụng khăn mặt và khăn tắm loại dùng một lần rồi bỏ để tránh lây bệnh.

Nên cho trẻ nghỉ học tới khi khỏi hẳn vì chốc lở rất dễ lây.

Trẻ em dưới 12 tuổi là đối tượng dễ mắc phải bệnh thủy đậu. Bệnh này khá lành tính tuy nhiên rất dễ lây lan và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp lúc.

Giống như một số bệnh ngoài da ở trẻ em hay gặp khác thì bệnh thủy đậu bắt đầu bằng việc bé bị sốt, nhức đầu và đau họng nhẹ tuy nhiên lại không có dấu hiệu phát ban.

Triệu chứng có thể kéo dài trong vài ngày, mức độ sốt trung bình của bé từ 38°c đến 39°c.

Sau đó bé sẽ nổi các nốt đỏ ở vùng bụng và lưng, kế đến là lan ra khắp cơ thể bao gồm cả mặt, miệng, tay, chân và cả bộ phận sinh dục.

Chúng kéo dài khoảng 2 đến 4 ngày sau đó phát triển thành mụn nước. Tiếp đến chúng sẽ tự khô đi và khỏi trong 4 đến 5 ngày.

Thủy đậu là do virus gây ra, do đó thuốc kháng sinh trong trường hợp này là không có tác dụng. tuy nhiên, kháng sinh vẫn được chỉ định nếu vi khuẩn xâm nhập vào các vết loét.

Khi bé có dấu hiệu thủy đậu, mẹ nên cho bé đi khám ở các cơ sở uy tín. bác sĩ sẽ chỉ định liệu trình điều trị phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và tình trạng bệnh của bé.

Trong quá trình chăm sóc, cha mẹ không nên cạy nốt thủy đậu hay làm vỡ chúng, vì nguy cơ lây lan rất cao.

Cách ly trẻ để tránh lây bệnh cho người lành.

Vệ sinh sạch sẽ cơ thể bằng sữa tắm bác sĩ kê, kiêng gió…

Bệnh thuỷ đậu hiện đã có vắc-xin phòng bệnh, do đó cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm phòng từ khi còn bé. Nếu không may trẻ bị thuỷ đậu cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để có sự chăm sóc và điều trị tốt nhất từ bác sĩ.

Cách phòng ngừa các bệnh ngoài da ở trẻ em

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: Ba mẹ cho con ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, các loại trái cây mọng. Thực đơn hàng ngày nên giàu axit béo omega-3 có trong cá hồi, dầu cá và hạt lanh, rau, chuối, táo.

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ: Tiêm vắc – xin và cho trẻ bú sữa mẹ trong ít nhất 2 năm đầu đời.

Khuyến khích bé vận động nhiều hơn: Bé vận động nhiều, thích tìm tòi khám phá thế giới bên ngoài sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho con sau khi ra ngoài vận động là được.

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Thường xuyên thay tã, các loại quần áo, vải vóc,… vệ sinh làn da và tắm rửa sạch sẽ cho con hàng ngày.

Bệnh Tiểu Đường Ở Trẻ Em

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng chỉ có người lớn mới mắc bệnh tiểu đường nhưng trên thực tế thì đã có rất nhiều trẻ bị căn bệnh nguy hiểm này. Vậy làm thế nào để phòng tránh và nếu bị tiểu đường, trẻ cần được chăm sóc như thế nào?…

Tiểu đường tuýp 1 là loại tiểu đường thường gặp ở trẻ em, chiếm 90 95% trẻ dưới 16 tuổi. Đó là lý do tại sao tuyến tuỵ không thể sản sinh insulin.

Tiểu đường tuýp 1 được phân loại giống như một bệnh tự động miễn dịch, điều đó có nghĩa là hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công vào chính mô hoặc một trong những tổ chức tế bào của cơ thể. Khi mắc tiểu đường tuýp 1 thì insulin – sản sinh tế bào ở các tuyến tuỵ bị phá huỷ.

1. Bệnh tiểu đường có phổ biến không?

Bệnh tiểu đường ở trẻ không phổ biến lắm, nhưng có rất nhiều thay đổi rõ rệt về số lượng trẻ mắc bệnh gia tăng trên thế giới:

Ở Anh và Wales: 17/100.000 trẻ mắc tiểu đường mỗi năm.

Ở Scotland con số này là: 25/100.000 trẻ.

Ở Finland: 43/100.000 trẻ.

Ở Nhật: 3/100.000 trẻ.

30 năm qua số lượng các trường hợp mắc tiểu đường ở trẻ đã tăng gấp 3 lần. Ở Châu Âu và Mĩ, tiểu đường tuýp 2 đã từng thấy lần đầu ở những người trẻ.

Đó có thể là một phần lý do xu hướng gia tăng trẻ béo phì trong xã hội của chúng ta. Nhưng bệnh béo phì cũng không thể giải thích được hoàn toàn số lượng mắc tiểu đường tuýp 1 ở trẻ ngày càng cao.

2. Lý do gì khiến nhiều trẻ em lại mắc bệnh tiểu đường?

Phần lớn trẻ đều có khả năng mắc tiểu đường tuýp 1, không phụ thuộc vào việc trẻ đó được sinh ra trong một gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.

3. Bệnh tiểu đường có những triệu chứng gì?

Triệu chứng chính ở trẻ em cũng tương tự như người lớn. Chúng có dấu hiệu xuất hiện trong một vài tuần như:

+ Khát nưới. + Mệt mỏi.

+ Giảm cân.

+ Thường xuyên đi tiểu.

Ngoài ra chúng còn có các triệu chứng khác đối với trẻ như:

+ Đau bụng.

+ Đau đầu

+ Có vấn đề về hành vi cư xử khác thường.

Nếu bệnh tiểu đường được chẩn đoán, những đứa con của bạn cần phải tham khảo những điều đặc biệt về tiểu đường của trẻ em.

4. Tiểu đường được chữa trị như thế nào cho trẻ?

Việc chăm sóc bệnh tiểu đường ở trẻ thông thường được điều trị bởi bệnh viện hơn là bác sĩ đa khoa của họ.

Hầu hết trẻ em mắc tiểu đường cần được điều trị insulin, cần được cung cấp insulin hằng ngày (tác dụng nhanh và chậm) và tăng lượng insulin theo tuổi.

Thường trong những năm đầu sau khi chẩn đoán bị bệnh, con bạn có thể chỉ cần một lượng nhỏ insulin. Đây được coi là thời kỳ đầu tiên của bệnh.

Cũng như điều trị insulin, điều chỉnh lượng đường glucose tốt và tránh “hypos” (giảm lượng đường trong máu) là rất quan trọng. Vì có nhiều loại bệnh tiểu đường phức tạp tăng thêm cùng với bệnh tiểu đường đang mắc phải trong thời gian dài mắc bệnh.

5. Cha mẹ có thể làm gì giúp con của mình?

Chung sống với bệnh tiểu đường thực chất là một cuộc chiến về mặt tâm lý, đặt các gia đình trong tình trạng căng thẳng. Vậy nên, phải có những điều trị đúng đắn, tích cực. Điều này có thể từ bác sĩ đa khoa của gia đình bạn, bệnh viện hoặc sự giúp đỡ của xã hội.

Sự hiểu biết tất cả những điều khác nhau về bệnh tiểu đường và việc điều trị đòi hỏi kiên nhẫn sẽ là rất khó nhưng điều này sẽ có lợi cho con bạn và cuộc sống gia đình bạn.

Những cách sau giúp bạn hiểu biết thêm về bệnh tiểu đường:

Học cách tiêm insulin như thế nào. Insulin thường được tiêm ở bụng hoặc bắp đùi.

Nhận biết các triệu chứng về glucose trong máu thấp(hạ đường huyết), bệnh tiểu đường nhiễm axit và biết cách khắc phục nó.

Đảm bảo rằng đường glucose luôn luôn có sẵn trong nhà.

Luôn đo mức độ glucose trong máu và dạy cho con bạn biết phải làm gì ngay khi chúng đã lớn.

Dạy cho con bạn cách tiêm insulin như thế nào.

Gặp bác sĩ thường xuyên để kiểm tra tình trạng bệnh và đặc biệt nếu con bạn bị ốm vì bất cứ lí do gì – để được điều trị và có những hướng thay đổi thích hợp.

Thông báo cho nhà trường và bạn bè con bạn về các triệu chứng của hạ đường huyết và cách họ phải làm gì khi gặp trường hợp đó.

Tiếp xúc với những người bị mắc tiểu đường xung quanh để có sự giúp đỡ hơn.

6. Chế độ ăn kiêng như thế nào

Các chuyên gia dinh dưỡng là nhân vật không thể thiếu trong quá trình điều trị. Nhưng quan trọng hơn, cha mẹ phải giúp con mình thực hiện được chế độ ăn dinh dưỡng cân bằng tốt cho sức khoẻ, đặc biệt là nhiều chất xơ và carbohydrates, hạn chế ăn bánh kẹo ngọt.

Giúp con bạn có những hiểu biết về phản ứng của cơ thể trong việc ăn uống, tiếp nhận insulin và ăn đồ ngọt điều độ ở mức có thể – được kèm thèo bởi liều lượng insulin phải tiêm.

7. Hoạt động thể lực như thế nào?

Hoạt động thân thể rất quan trọng đối với trẻ bị mắc tiểu đường, vì vậy hãy khuyên con bạn phải tập thể dục hàng ngày.

Hoạt động thân thể sẽ làm giảm lượng đường trong máu, vậy nên nếu con bạn phải tiêm insulin thì liều lượng cần được giảm xuống. Tốt nhất là cho chúng ăn bánh mỳ, nước hoa quả hoặc thức ăn cung cấp carbohydrates khác trước khi tập.

8. Điều trị trong bao lâu?

Một người bị mắc tiểu đường từ nhỏ sẽ sống với chế độ ăn kiêng và uống thuốc lâu hơn một người mắc tiểu đường khi trưởng thành.

Bệnh tiểu đường chữa rất lâu và có độ rủi ro cao như những biến chứng ảnh hưởng đến mắt và tính khí con người.

Thường xuyên kiểm tra những biến chứng ở giai đoạn sau bắt đầu khi trẻ được 9 tuổi. Từ đó kiểm tra thường xuyên hàng năm.

Minh Anh Theo MSN

Những Dấu Hiệu Và Triệu Chứng Của Bệnh Tiểu Đường

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường được chia làm 3 dạng đó là tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường tuýp 3 (tiểu đường thai kì). Trong đó tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 là hai loại phổ biến và dễ gặp nhất. Mỗi loại bệnh sẽ có một số biểu hiện để nhận biết như:

1. Dấu hiệu nhận biết của tiểu đường tuýp 1

► Giảm cân đột ngột: Người bệnh sẽ gặp phải tình trạng giảm cân liên tục do insulin trong cơ thể không thể chuyển hóa đường thành năng lượng, do đó cơ thể sẽ phải sử dụng năng lượng ở các tế bào mỡ.

► Buồn nôn và nôn: Khi chất béo trong cơ thể bị phân giải sẽ tạo ra một chất mới gọi là ketone. Lâu ngày chúng sẽ làm nhiễm toan ceton khiến cơ thể hay buồn nôn.

2. Triệu chứng nhận biết riêng của tiểu đường tuýp 2

► Nhiễm nấm và xuất hiện nhiều vết thâm nám: Khi mắc bệnh tiểu đường, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ yếu đi khiến da sẽ dễ nhiễm nấm, ngứa. Các vùng da có nếp gấp như cổ, nách, ngón tay sẽ xuất hiện hiện tượng bị sẫm màu và khô hơn các vùng da khác do cơ thể bị thiếu nước.

► Các vết thương lâu lành: Cơ thể sẽ bị giảm đề kháng khi mắc bệnh tiểu đường. Do đó nếu bị thương thì các vết thương sẽ lâu lành.

► Đau, tê tay chân: Lượng đường trong máu cao khiến lưu thông máu kém, dẫn đến tổn thương hệ thần kinh, mà điển hình nhất là dây thần kinh dẫn đến các ngón tay, chân.

3. Các dấu hiệu chung khác khi mắc bệnh tiểu đường:

► Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và đói: Khi mắc bệnh tiểu đường, người bệnh không thể chuyển hóa insulin thành glucose để cung cấp năng lượng cho các tế bào. Do đó chúng sẽ không đủ năng lượng để hoạt động. Đó chính là nguyên nhân khiến cơ thể thường xuyên mệt mỏi và đói.

► Thường xuyên khát nước và đi tiểu: Khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể sẽ bơm nước vào máu để pha loãng lượng đường huyết, đó là nguyên nhân khiến bạn thường xuyên khát nước. Đồng thời thận cũng làm việc liên tục để đào thải lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể. Một người bình thường sẽ đi tiểu 4 – 10 lần trong ngày. Nếu bạn đi tiểu nhiều hơn thì có thể bạn đã mắc bệnh tiểu đường.

► Da khô, khô miệng: Khi mắc bệnh tiểu đường, nước bị đào thải liên tục không được giữ lại trong cơ thể nên người bệnh sẽ gặp phải các vấn đề này do thiếu nước.

► Giảm thị lực: Nếu như không thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử hoặc hoạt động mắt quá mức nhưng thị lực vẫn kém đi là do thủy tinh thể của mắt sưng lên vì lượng glucose trong máu quá cao.

Bạn đang xem bài viết Những Triệu Chứng Của Bệnh Tiểu Đường Ở Trẻ Em Và Cách Chăm Sóc Phù Hợp Nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!