Xem Nhiều 5/2023 #️ Phân Biệt Giữa Dntn Và Công Ty Tnhh Một Thành Viên. # Top 11 Trend | Sansangdethanhcong.com

Xem Nhiều 5/2023 # Phân Biệt Giữa Dntn Và Công Ty Tnhh Một Thành Viên. # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Biệt Giữa Dntn Và Công Ty Tnhh Một Thành Viên. mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tình huống: Tôi đang dự định thành lập DNTN, nhưng em chưa rõ giưa DNTN và Công ty TNHH một thành viên có gì giống nhau và khác nhau?Luật sư trả lời: Căn cứ Ðiều 63 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định về Công ty TNHH 1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. 2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần. Căn cứ Ðiều 38 Luật Doanh nghiệp thì: 1. Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó: a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi; b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp; c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của Luật này. 2. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 3. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.Ể Căn cứ Ðiều 141 Luật Doanh nghiệp thì 1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. 2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. 3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra, việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp là quyền chủ động của quý ông (bà).

Phân Biệt Dntn Và Công Ty Tnhh

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 hiện nay, có các loại hình doanh nghiệp điển hình như doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần… Tại NhaTrang khi tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp không ít chủ đầu tư thắc mắc về sự khác nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên là gì ? Nay chúng tôi xin đưa ra một số tiêu chí để khách hàng hiểu và phân biệt 2 loại hình doanh nghiệp này như sau: Một là, về chủ thể thành lập doanh nghiệp: – Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty (khoản 1 điều 73 Luật doanh nghiệp 2014). – Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ (khoản 1 điều 183). Hai là, về tư cách pháp nhân – Công ty TNHH 1 thành viên: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh – Doanh nghiệp tư nhân: Không có tư cách pháp nhân Thứ ba, về nhiệm pháp lý – Công ty TNHH một thành viên: Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. – Doanh nghiệp tư nhân: cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Thứ tư: Tăng, giảm vốn – Doanh nghiệp tư nhân: Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. – Công ty TNHH được thay đổi vốn điều lệ trong trường hợp: + Hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu; + Vốn điều lệ không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 74 của Luật doanh nghiệp 2014. + Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ. Năm là, Cơ cấu tổ chức: – Doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý hoặc điều hành hoạt động của doanh nghiệp. – Công ty TNHH một thành viên có các cơ cấu tổ chức sau: + Cơ cấu tổ chức của công ty do một tổ chức làm chủ sở hữu thì có 2 mô hình, đó là: 1) Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. 2) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. + Cơ cấu tổ chức của công ty do 1 cá nhân làm chủ sở hữu có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Sáu là, việc phát hành chứng khoán. – Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. – Công ty TNHH một thành viên chỉ không được phát hành cổ phiếu. Công ty TNHH một thành viên có thể phát hành trái phiếu để huy động vốn.

Luật sư – Thạc sĩ: Vũ Như Hảo www.LuatSuNhaTrang.vn Skype: vu.nhu.hao Yahoo Messenger: hao_vunhu@yahoo.com E-mail: LawyerVuNhuHao@Gmail.com Facebook:https://www.facebook.com/LuatsuNhaTrang  Cellphone: 0914 086292

So Sánh Doanh Nghiệp Tư Nhân Với Công Ty Tnhh Một Thành Viên

So sánh doanh nghiệp tư nhân với Công ty TNHH một thành viên. Những điểm tương đồng và những điểm khác nhau của hai loại hình doanh nghiệp này.

Doanh nghiệp tư nhân và Công ty TNHH một thành viên là hai loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật doanh nghiệp 2014. Tuy nhiên, trong thực tế có khá nhiều người vẫn nhầm lẫn về hai loại hình doanh nghiệp này. Điều này xuất phát từ những đặc điểm tương đồng giữa hai loại hình này.

Khái niệm từng loại hình Doanh nghiệp

Theo Luật doanh nghiệp 2014, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ.

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Điểm tương đồng doanh nghiệp tư nhân và công ty tnhh một thành viên

– Đều là các loại hình doanh nghiệp do một chủ sở hữu thành lập.

– Nếu chuyển nhượng một phần vốn hoặc tiếp nhận phần vốn thì phải thay đổi loại hình doanh nghiệp.

– Nếu chuyển nhượng toàn bộ vốn phải thực hiện thủ tục thay đổi chủ sở hữu.

– Cả hai loại hình doanh nghiệp đều không được phát hành cổ phiếu.

– Giám đốc, Tổng giám đốc có thể được thuê thông qua hợp đồng lao động.

Điểm khác nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty tnhh một thành viên

Là cá nhân. Cá nhân này đồng thời không được là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. (Trách nhiệm hữu hạn)

Chủ DNTN chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. (Trách nhiệm vô hạn)

Vốn điều lệ của công ty là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu góp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký.

Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

Chủ sở hữu công ty phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty.

* Công ty giảm vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:

Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

– Hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu.

– Vốn điều lệ không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn.

* Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ:

Bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác.

Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác thì phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Có thể phát hành trái phiếu. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bị hạn chế quyền phát hành cổ phần

Không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào.

– Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;

Chủ sở hữu tự quản lý hoặc thuê người quản lý.

– Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần

So Sánh Công Ty Tnhh 1 Thành Viên Và Doanh Nghiệp Tư Nhân

ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG KHI SO SÁNH CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN VÀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

Khi so sánh ta có thể nhận ra một số điểm tương đồng sau:

Đều thuộc sở hữu của 1 tổ chức hoặc cá nhân.

Không được phát hành cổ phiếu.

Sự tồn tài và phát triển của công ty phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và tài chính của chủ sở hữu công ty.

Tầm hoạt động rộng trong hầu hết tất cả các lĩnh vực kinh tế hiện nay.

SỰ KHÁC BIỆT

Có nhiều sự tương đồng tuy nhiên giữa công ty TNHH 1 thành viên và DNTN cũng sẽ có rất nhiều sự khác biệt đáng lưu tâm

Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân trong khi đó công ty TNHH 1 thành viên được cấp quyền pháp nhân kể từ ngày được nhận Giấy phép hoạt động.

Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân phải chịu toàn bộ trách nhiệm tài sản của công ty kể cả tài sản của mình một cách vô thời hạn. Đối với công ty TNHH 1 thành viên thì chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ của công ty.

Công ty TNHH 1 thành viên chỉ được phép tăng vốn điều lệ chứ không được giảm vốn điều lệ. Ngược lại doanh nghiệp tư nhân có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ đăng ký tùy vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên không có quyền bán hoặc cho thuê doanh nghiệp của mình. Trong khi đó doanh nghiệp tư nhân có quyền bán và cho thuê doanh nghiệp của mình cho các tổ chức, cá nhân khác nhưng phải đáp ứng được yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Công ty TNHH 1 thành viên có quyền huy động vốn thông qua các loại trái phiếu còn doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Nếu bạn đang hướng tới sự tự lập trong công việc kinh doanh của mình thì đây là 2 mô hình doanh nghiệp tốt nhất giành cho bạn. Và sự so sánh giữa 2 loại hình doanh nghiệp của chúng tôi như trên mong rằng sẽ giúp bạn có thể cân đối được khả năng của mình với từng mô hình doanh nghiệp để có thể lựa chọn đăng ký và xây dựng một doanh nghiệp mới cho riêng mình.

Bạn đang xem bài viết Phân Biệt Giữa Dntn Và Công Ty Tnhh Một Thành Viên. trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!