Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Biệt U Lành Và U Ác: Giống Và Khác Nhau mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Phân biệt u lành và u ác: giống và khác nhau
U lành và u ác ở đây là chỉ khối u không phải ung thư và khối u ung thư.
Khi nhắc tới khối u thì nhiều người sợ hãi và bi quan vì nghĩ rằng khối u là cảnh báo của căn bệnh ung thư. Tuy nhiên, khối u cũng có hai loại. Một là khối u lành tính và hai là khối u ác tính. Để hiểu rõ về hai loại khối u này, bạn nên tham khảo bài viết sau:
Khác nhau
U lành tính
U lành tính
U lành: là khối u không có khả năng xâm lấn hay xâm nhập vào các cơ quan hay tổ chức lân cận và không có khả năng thả tế bào của nó vào dòng máu tuần hoàn hay dòng bạch huyết để đi đến phát triển ở một hay nhiều cơ quan khác trong cơ thể (di căn) là khối u lành hay U Lành.
U ác:
ng
ượ
c l
ạ
i
kh
ố
i u
có kh
ả
năng xâm l
ấ
n hay xâm nh
ậ
p vào các c
ơ
quan hay t
ổ
ch
ứ
c lân c
ậ
n và có kh
ả
năng “th
ả
” t
ế
bào c
ủ
a nó vào dòng máu tu
ầ
n hoàn hay dòng b
ạ
ch huy
ế
t đ
ể
đi đ
ế
n phát tri
ể
n
ở
m
ộ
t hay nhi
ề
u c
ơ
quan hay t
ổ
ch
ứ
c khác trong c
ơ
th
ể
(di căn) là kh
ố
i U Ác hay kh
ố
i u Ung th
ư
.
Như vậy, u lành là u xuất phát từ cơ quan nào (da, gan, não, phổi, xương…) thì chỉ phát triển ở cơ quan đó, bị “vỏ” của cơ quan đó ngăn chặn không cho phép tế bào của khối u đó vượt ra ngoài xâm nhập sang cơ quan lân cận.
Giống nhau
Về quá trình hình thành u lành và u ác có những điểm giống nhau. Bình thường tế bào cũng có một tuổi thọ nhất định. Sau một số chu kỳ sinh sản (sinh sản vô tính/tự phân đôi), một thời gian hoạt động theo chức năng, tế bào đi vào quy trình chết định sẵn (chết theo chương trình). Khi một tế bào “già” chết đi, một tế bào “non” ra đời thay thế cả vị trí trong không gian và chức năng, khi đó không xuất hiện khối u.
Trong một số trường hợp, tế bào già không chết đi, tế bào mới vẫn được sinh ra, các tế bào mới vẫn có chức năng như tế bào sinh ra nó (biệt hóa) khi đó khối u lành xuất hiện. Đó là kết quả của quá trình đột biến gen trong u lành. Nếu quá trình đột biến không chỉ vậy mà kèm theo những đột biến khác nữa dẫn tới sự sinh sản (nhân đôi) không kiểm soát, tế bào” non” cũng sinh sản, không có chức năng (không hoặc kém biệt hóa) mà lại sản sinh ra các chất kích thích tăng sinh mạch máu mới, các chất có khả năng tiêu hủy “vỏ” khối u để xâm lấn vào cơ quan tổ chức xung quanh và tách khỏi khối u ban đầu “chui” vào các mạch máu mới hay mạch bạch huyết đến định cư và phát triển ở một hay nhiều cơ quan khác trong cơ thể (di căn) thì đó là khối u ác.
Như vậy, nơi nào u ác có thể xuất hiện thì nơi đó u lành cũng có thể xuất hiện. U lành có thể mang tên “cơ quan” mà nó sinh ra như: u xương lành, u buồng trứng lành, u nang tuyến giáp trạng lành, u xơ tử cung, u nang gan lành… U lành cũng có thể mang tên tế bào, tổ chức sinh ra nó như: u mỡ (lipoma), u xơ (fibroma), u xơ thần kinh (neurofibroma), u cơ vân (rhabdomioma), u cơ trơn (leiomyoma), u sụn (chondroma)… Như trên đã phân tích, như vậy, u lành thường phát triển chậm hơn u ác; triệu chứng u lành thường mang tính tại chỗ hơn u ác. Tuy nhiên, nó phụ thuộc vào vị trí khối u và nguồn gốc tế bào. Nói chung u ác luôn luôn đe dọa tính mạng người bệnh thì u lành phần lớn “lành” hơn.
Theo thaythuocvietnam
Phân Biệt U Lành Và U Ác
U lành và u ác ở đây là chỉ khối u không phải ung thư và khối u ung thư. Khối u không có khả năng xâm lấn hay xâm nhập vào các cơ quan hay tổ chức lân cận và không có khả năng “thả” tế bào của nó vào dòng máu tuần hoàn hay dòng bạch huyết để đi đến phát triển ở một hay nhiều cơ quan khác trong cơ thể (di căn) là khối u lành hay U lành.
Ngược lại, khối u có khả năng xâm lấn hay xâm nhập vào các cơ quan hay tổ chức lân cận và có khả năng “thả” tế bào của nó vào dòng máu tuần hoàn hay dòng bạch huyết để đi đến phát triển ở một hay nhiều cơ quan hay tổ chức khác trong cơ thể (di căn) là khối u ác hay khối u Ung thư.
Như vậy, u lành là u xuất phát từ cơ quan nào (da, gan, não, phổi, xương…) thì chỉ phát triển ở cơ quan đó, bị “vỏ” của cơ quan đó ngăn chặn không cho phép tế bào của khối u đó vượt ra ngoài xâm nhập sang cơ quan lân cận.
Về quá trình hình thành u lành và u ác có những điểm giống nhau. Bình thường tế bào cũng có một tuổi thọ nhất định. Sau một số chu kỳ sinh sản (sinh sản vô tính/tự phân đôi), một thời gian hoạt động theo chức năng, tế bào đi vào quy trình chết định sẵn (chết theo chương trình). Khi một tế bào “già” chết đi, một tế bào “non” ra đời thay thế cả vị trí trong không gian và chức năng, khi đó không xuất hiện khối u.
Trong một số trường hợp, tế bào già không chết đi, tế bào mới vẫn được sinh ra, các tế bào mới vẫn có chức năng như tế bào sinh ra nó (biệt hóa) khi đó khối u lành xuất hiện. Đó là kết quả của quá trình đột biến gien trong u lành. Nếu quá trình đột biến không chỉ vậy mà kèm theo những đột biến khác nữa dẫn tới sự sinh sản (nhân đôi) không kiểm soát, tế bào “non” cũng sinh sản, không có chức năng (không hoặc kém biệt hóa) mà lại sản sinh ra các chất kích thích tăng sinh mạch máu mới, các chất có khả năng tiêu hủy “vỏ” khối u để xâm lấn vào cơ quan tổ chức xung quanh và tách khỏi khối u ban đầu “chui” vào các mạch máu mới hay mạch bạch huyết đến định cư và phát triển ở một hay nhiều cơ quan khác trong cơ thể (di căn) thì đó là khối u ác. Như vậy, nơi nào u ác có thể xuất hiện thì nơi đó u lành cũng có thể xuất hiện. U lành có thể mang tên “cơ quan” mà nó sinh ra như: u xương lành, u buồng trứng lành, u nang tuyến giáp trạng lành, u xơ tử cung, u nang gan lành… U lành cũng có thể mang tên tế bào, tổ chức sinh ra nó như: u mỡ (lipoma), u xơ (fibroma), u xơ thần kinh (neurofibroma), u cơ vân (rhabdomioma), u cơ trơn (leiomyoma), u sụn (chondroma)… Như trên đã phân tích, như vậy, u lành thường phát triển chậm hơn u ác; triệu chứng u lành thường mang tính tại chỗ hơn u ác. Tuy nhiên, nó phụ thuộc vào vị trí khối u và nguồn gốc tế bào. Nói chung, u ác luôn luôn đe dọa tính mạng người bệnh thì u lành phần lớn “lành” hơn.
Cho đến nay người ta đã biết có tới trên 200 loại ung thư mà con người có thể mắc, trong đó, phần lớn hình thành khối u (u ác). Trong tiếng Việt, tên các bệnh ung thư thường gắn “ung thư” với tên của cơ quan đó như: ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng… Tuy nhiên, có thể chia ung thư ở người làm hai loại dựa vào nguồn gốc xuất phát của tế bào ung thư. Ung thư xuất phát từ tổ chức liên kết như: cơ, xương, mỡ, mạch máu, dây thần kinh, tổ chức lym pho (hạch bạch huyết, tế bào lym pho)… có tên chung ung thư tổ chức liên kết (với tên chung ở đuôi tiếng Latin là Sarcoma).
Loại tế bào ung thư xuất phát từ tổ chức biểu mô như: da, niêm mạc phủ đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường tiết niệu, gan, thận, và các tuyến nội, ngoại tiết… có tên chung là ung thư biểu mô (với tên chung ở đuôi tiếng Latin là Carcinoma).
Mỗi loại ung thư, mỗi bệnh ung thư có quá trình tiến triển tự nhiên nhanh, chậm và di căn sớm muộn khác nhau; mô thức được điều trị khác nhau và đáp ứng với các phương pháp điều trị khác nhau. Và vì vậy, tiên lượng cho mỗi loại, mỗi bệnh ung thư cũng khác nhau. Thậm chí cũng là ung thư da nhưng xuất phát từ tế bào biểu mô đáy thì hầu như không có di căn và không gây chết người, nhưng nếu xuất phát từ tế bào biểu mô hắc tố thì hoàn toàn ngược lại. Cũng là ung thư biểu mô tuyến giáp trạng nhưng tế bào thể biệt hóa có tiên lượng hoàn toàn tốt thì ngược lại, tế bào thể không biệt hóa có tiên lượng rất không tốt. Do đó, không những phải áp dụng các phương pháp chẩn đoán khác nhau mà áp dụng các mô thức điều trị cũng khác nhau. Không chỉ chẩn đoán xác định bệnh ung thư, giai đoạn bệnh mà còn chẩn đoán loại tế bào, mức độ biệt hóa tế bào.
Gần đây, chẩn đoán đột biến gien trong nhiều bệnh ung thư đã được tiến hành như: đột biến gien trong ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đại – trực tràng… Kết quả của các xét nghiệm này đã được ứng dụng trong lâm sàng và mang lại nhiều hứa hẹn trong điều trị bệnh ung thư trong tương lai không xa.
U LÀNH
Nếu có 200 loại u ác mà con người có thể mắc thì cũng có chừng ấy loại u lành, thậm chí có thể nhiều hơn. Ngoài những đặc điểm chung khác nhau và giống nhau như trên, tiếng Việt nói chung thường phải kèm tính từ “lành tính” đi kèm như: u xương lành tính, u tuyến giáp lành tính, u cơ trơn tử cung (mà nhiều người quen gọi u xơ) lành tính, u phì đại tuyến tiền liệt lành tính.
U lành có những loại tồn tại với con người suốt đời mà không gây tổn hại gì với chủ nhân của nó như: nốt ruồi (một dạng u da) ở vị trí kín đáo, hay có những u chỉ gây ảnh hưởng về thẩm mỹ như u tuyến giáp địa phương (có những bệnh nhân mang theo một u tuyến giáp nặng đến hàng kilogram trong gần như cả đời của họ). Có phụ nữ mang trong mình u nang buồng trứng nặng tới 15 kilogram trong rất nhiều năm cứ tưởng mình bị chửa “voi”. Nói chung, dù u lành có phát triển chậm nhưng theo thời gian, số tế bào lớn lên về mặt số lượng để tạo thành khối u, chúng dù nhiều dù ít đều gây nên “hiệu ứng khối” (Mass effects) nhất là u xuất phát trong một “khuôn bọc” chắc chắc như: u nang gan, u máu trong gan, u máu trong não, u màng não tủy lành tính… Chúng cũng gây hội chứng chèn ép.
Các u ở gan như trên cũng gây nên tức nặng vùng hạ sườn phải như u gan ác tính cũng có thể dọa vỡ.
Các u lành ở não hay màng não tủy như đã kể gây chèn ép não, tủy sống, gây tăng áp lực nội sọ, gây liệt thần kinh trung ương, liệt tủy… Lúc này bắt buộc điều trị, đôi khi sinh mạng cũng bị đe dọa. U lành có thể chèn ép các dây thần kinh, mạch máu gây đau hoặc tổn thương thần kinh, gây thiếu máu có thể dẫn đến hoại tử các tổ chức, cơ quan ở phía ngoại vi.
Những u lành của các tuyến nội tiết đôi khi gây nên những “hội chứng không hề lành” chút nào. U tiết Insulin của tuyến tuỵ (Insulinoma) gây hạ đường huyết ác tính, u vỏ tuyến thượng thận lành tính gây hội chứng cao huyết áp kịch phát (Phyochromacytoma) có thể gây chảy máu não bất kỳ lúc nào dẫn đến tử vong. U tiết gastrin (Gastrinoma) gây loét dạ dày đa ổ và chảy máu dữ dội. U tuyến yên lành ở trẻ nhỏ gây hội chứng “người khổng lồ”, ở người lớn gây hội chứng “to” đầu chi… nhiều u lành lúc này được gọi là u “độc”, đặc biệt u tuyến giáp trạng cường chức năng (bệnh basedow). Do vậy, gọi là u lành nhưng vẫn cần được khám xét, đánh giá chu đáo và đưa ra chỉ định điều trị hợp lí, kịp thời.
Nói chung, u lành ác “tính hóa” chỉ gặp ở một số bệnh tương đối hiếm. Thí dụ bệnh đa u xơ thần kinh, trong hàng trăm cái u khắp bề mặt cơ thể (bệnh Von Recklinghausen) có thể có một vài cái ác tính hóa. Bệnh đa polyp gia đình, có hàng ngàn cái polyp trong lòng đại tràng, bệnh di truyền gien trội do đột biến gien APC, trước 20 – 25 tuổi tất cả các polyp đều lành tính nhưng bắt đầu 30 tuổi bị ác tính hóa, đến 35 – 40 tuổi tất cả các bệnh nhân đều bị ung thư đại tràng. Những người này phải được cắt bỏ toàn bộ đại tràng dự phòng trước 20 tuổi.
Nhìn chung, phương pháp điều trị u lành chủ yếu là phẫu thuật. Phẫu thuật cắt bỏ khối u thường được chỉ định khi khối u gây chèn ép như: cắt bỏ u màng não, tủy gây chèn ép tủy sống và tổ chức não. Mở cửa sổ hay cắt bỏ u nang gan, u nang thận giải chèn ép đề phòng vỡ nang khi va chạm mạnh. Các khối u xương hay u sụn lành tính nhưng thường chèn ép các mạch máu thần kinh xung quanh cũng cần được lấy đi. Hoặc u lành được chỉ định cắt bỏ vì yếu tố thẩm mỹ như u mỡ vùng đầu mặt cổ.
Điều trị các u lành tuyến nội tiết thường không đơn giản mà cần phối hợp giữa các nhà nội tiết học và các nhà phẫu thuật như u tuyến thượng thận. Đôi khi phải cần đến các nhà “xạ trị” như: u tuyến yên, u tuyến giáp trạng có cường chức năng. U quái buồng trứng nói chung là lành tính nhưng chỉ có mô bệnh học mới xác định được có ác tính không (loại u quái bất thục sản). “U xơ” tuyến vú ở phụ nữ trên 35 tuổi cũng chỉ khẳng định u lành bằng “bộ ba chẩn đoán”: lâm sàng (-), X-quang vú (-), tế bào (-)…
PGS.TS Phạm Duy Hiển – Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện K
Trích ” Bệnh ung thư – Nhận biết, dự phòng và chiến thắng”
(Visited 541 times, 2 visits today)
Phân Biệt U Lành Tính Và Ác Tính
Khi nhắc đến ung thư, nhiều người hay hiểu đơn giản đó là một khối u ác tính hình thành trong cơ thể và phát triển theo nhiều giai đoạn, đến giai đoạn cuối sẽ di căn khiến người bệnh tử vong.
Cơ thể người là do hàng ngàn hàng vạn tế bào tạo thành, tế bào rất nhỏ, phải dùng kính hiển vi mới có thể thấy được. Tế bào cũng có rất nhiều loại, mỗi tế bào có chức năng riêng, tuân thủ quy tắc, tạo thành một xã hội tế bào hòa hợp, đó chính là một cơ thể bình thường. Cơ thể chúng ta luôn tái tạo tế bào để phát triển, để thay thế, chữa trị cho những tế bào đã chết hoặc bị tổn thương. Quá trình này do một bộ gene kiểm soát và khi gene này gặp lỗi sẽ dẫn tới sự phát triển không bình thường của tế bào, nói cách khác là gây ra ung thư. Khối u ác tính thực chất là do một gene trong cơ thể gặp lỗi trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên không phải gene lỗi nào cũng phát triển thành ung thư. Có thể chia sự phát triển bất bình thường này thành 2 loại: u lành tính và u ác tính.
U lành tính là những khối u không xâm lấn vào cơ quan và các mô xung quanh cơ thể bởi vậy không gây ung thư. Những khối u như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, u xơ mỡ dưới da, thường là u lành.
Trong khi đó u ác tính, như chúng ta vẫn gọi là ung thư, loại bệnh gây ra sự biến đổi về sinh sản, tăng trưởng và tính năng của tế bào, các tế bào bình thường trở nên bất thường (đột biến) và tăng sinh một cách không kiểm soát. Ban đầu có thể chỉ phát triển giới hạn trong một phạm vi nhất định. Sau nhiều lần nhân lên, các tế bào ung thư hình thành một khối ung thư có khả năng xâm lấn, phá hủy… Nếu những tế bào này không được điều trị hay xử lý sớm, chúng sẽ xâm lấn ra bên ngoài, vào những bộ phận xung quanh trong cơ thể và gây tổn hại cho các mô, đây chính là giai đoạn di căn của khối u.
Phân biệt khối u lành tính và khối u ác tính
Khối u lành tính: Phát triển rất lâu, có thể mềm hoặc chắc, phân chia rõ ràng, chủ yếu là có vỏ xơ bao bọc, không lan rộng đến các mô, khu vực khác, thực hiện được việc bóc tách hoặc cắt bỏ, rất ít khi tái phát.
Khối u ác tính: Phát triển tốc độ nhanh, thường là khối rắn, ranh giới xung quanh thường rất mơ hồ, xâm lấn, lây lan sang các mô, bộ phận khác. Có thể thực hiện cắt bỏ nhưng vẫn dễ tái phát trở lại.
Biện pháp giảm nguy cơ ung thư
Để giảm nguy cơ ung thư, mọi người nên co lối sống lành mạnh: Tránh xa tất cả các dạng thuốc lá. Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Thường xuyên tham gia hoạt động thể chất. Ăn uống lành mạnh, thực hiện chế độ ăn nhiều rau củ, hoa quả. Hạn chế uống rượu và các đồ uống có cồn khác. Bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời, hạn chế tác động tiêu cực của tia cực tím (UV). Tìm hiểu về tiểu sử, yếu tố di truyền bệnh của gia đình. Thực hiện sàng lọc thường xuyên theo khuyến nghị.
Cách Phân Biệt U Não Lành Tính Và Ác Tính
Khối u não là gì?
Khối u não là một khối tụ hội hoặc sự tăng trưởng của các tế bào bất thường trong não. Nhiều loại khối u não khác nhau tồn tại. Một số khối u não là lành tính và một số khối khác là ác tính (ung thư). Các khối u não có thể bắt đầu trong não, hoặc ung thư có thể bắt đầu ở các bộ phận khác của cơ thể và lan tới não.
Lựa chọn điều trị khối u não phụ thuộc vào loại u não có, cũng như kích thước và vị trí của nó. Để điều trị bệnh u não, tốt nhất bạn nên tìm đến bác sĩ để được điều trị. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần được hỗ trợ.
Một số điểm khác nhau giữa khối u lành tính và ác tính:
Chu kỳ tế bào
Khi các tế bào của con người phân chia, nó tái tạo mã di truyền DNA để làm cho các tế bào mới phát triển và thay thế. Quá trình này thường xảy ra thường xuyên hơn trong các tế bào như tế bào da, vì chúng tự thay thế thường xuyên, so với các tế bào gan, sửa chữa hoặc thay thế ít hơn. Các chu kỳ phân chia và thay thế thường được quy định một cách cẩn thận bởi cơ thể, nhưng có thể bị gián đoạn bởi các yếu tố như độc tố, những thay đổi trong DNA của tế bào, hoặc tiếp xúc với nội tiết tố bất thường. Khi các cơ chế kiểm soát bình thường cho tái tạo tế bào bị phá vỡ, sự phát triển của các tế bào có thể sản xuất ra một khối u lành tính hay ác tính.
Chức năng và hình dạng
Khi các tế bào lành tính sinh sôi nảy nở để tạo thành những nốt hoặc khối u, chúng thường sẽ gần giống với các tế bào bình thường về nguồn gốc. Khối u này có thể hoặc không thể tạo ra những thay đổi chức năng, và sẽ có xu hướng tái tạo chậm hơn. Tuy nhiên, các tế bào ác tính, trong khi vẫn giữ lại một số đặc tính của tế bào gốc, nhưng nó thường có đặc điểm khác nhau bao gồm tăng sự trao đổi chất, hình dạng bất thường hay kích thước, chức năng kém và sản xuất bất thường của enzym hoặc hormone. Do những thay đổi DNA trong các tế bào ác tính, chúng phát triển không theo quy định và mất kiểm soát.
Sự bất thường này có thể được phát hiện và ngăn ngừa sớm bằng xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh như chụp CT, chụp PET, vv…
Theo thời gian, cả hai khối u lành tính và ung thư ác tính đều có thể tăng quy mô. Khối u lành tính thường mở rộng chậm hơn, không xâm lấn các mô xung quanh, và có nhiều khả năng ổn định theo thời gian. Các khối u ác tính có đặc điểm là phát triển nhanh hơn, xâm nhập hoặc mở rộng sang các mô lân cận khác, và sẽ tiếp tục phát triển, trừ khi được điều trị. Các tế bào ác tính có thêm sự khác biệt đó là thường lây lan qua máu hoặc bạch huyết mạch đến các phần xa của cơ thể, phát triển các mô ác tính mới tại xương, phổi và các hạch bạch huyết.
Đối với khối u lành tính, tuy không nguy hiểm nhưng nó có thể gây ra thiệt hại bằng cách mở rộng và chèn ép các mô bình thường lân cận. Điều này đặc biệt có hại cho bộ não và tủy sống.
Tiên lượng
Các khối u lành tính và ác tính cũng thường có tiên lượng rất khác nhau. Khối u lành tính có xu hướng nằm trong khu vực khu trú, tổn thương có thể được loại bỏ với ít rủi ro và bệnh không tái phát. Trong khi đó, khối u ác tính xâm lấn và di căn xa sẽ khó khăn để tiêu diệt triệt để, đòi hòi nhiều phương pháp như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, vv… Đồng thời, người bệnh sau điều trị vẫn cần theo dõi thường xuyên đề phòng tái phát và biến chứng.
Bạn đang xem bài viết Phân Biệt U Lành Và U Ác: Giống Và Khác Nhau trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!