Xem Nhiều 6/2023 #️ Phát Ban Mụn Nước, Mụn Mủ Không Do Nhiễm Trùng Ở Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ # Top 7 Trend | Sansangdethanhcong.com

Xem Nhiều 6/2023 # Phát Ban Mụn Nước, Mụn Mủ Không Do Nhiễm Trùng Ở Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Phát Ban Mụn Nước, Mụn Mủ Không Do Nhiễm Trùng Ở Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bệnh da mụn nước, bọng nước ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân gây ra: bệnh nhiễm khuẩn, bệnh bẩm sinh…, trong đó nhóm bệnh phát ban mụn nước, mụn mủ không do nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khá thường gặp và một số bệnh tự giới hạn. Tuy nhiên, cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh da mụn nước, mụn mủ khác để nhận biết và điều trị kịp thời.

1. CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ THOÁNG QUA

1.1. Ban đỏ nhiễm độc ở trẻ sơ sinh (Erythema toxicum neonatorum – ETN)

ETN là một bện mụn mủ thường thấy, gặp trong 20% trẻ sơ sinh trong 72 giờ đầu. Hay gặp hơn ở trẻ sơ sinh nặng cân, thai đủ/già tháng. Cơ chế bệnh sinh chưa rõ nhưng theo một giả thuyết được đưa ra, ETN là một đáp ứng miễn dịch cấp ban đầu đáp ứng với sự xâm nhập các vi sinh vật kí sinh trên da vào nang lông.

Lâm sàng: là những mảng, sẩn đỏ kích thước 1-3mm, tiến triển nhanh thành mụn mủ trên nền da đỏ. Tổn thương thường phân bố ở thân mình, phần gần của các chi, không có tổn thương lòng bàn tay, bàn chân. Bệnh có thể biểu hiện ngay lúc sinh ra nhưng thường điển hình sau 24-48 giờ và thoái triển sau 5-7 ngày.

Hình 1. Ban đỏ nhiễm độc ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh khoẻ mạnh. Xuất hiện tổn thương mảng đỏ, lan toả, với các sẩn, mụn mủ thoáng qua, màu vàng, như đầu đinh ghim lúc 2 ngày tuổi

Chẩn đoán: chủ yếu dựa vào lâm sàng.

Xét nghiệm: thường không cần thiết:

– Nhuộm Wright mụn mủ, soi dưới kính hiển vi, thấy nhiều bạch cầu ưu acid và trung tính.

– Xét nghiệm máu: một số ít trường hợp (7-18%) có tăng bạch cầu ưa acid máu ngoại vi.

– Nếu tổn thương không điển hình, có thể nuôi cấy mủ tìm vi khuẩn, nấm. Trong ETN, nuôi cấy âm tính.

Điều trị: Bệnh thoái triển tự nhiên mà không cần điều trị.

1.2. Bệnh sắc tố mụn mủ thoáng qua ở trẻ sơ sinh (Transient neonatal pustular melanosis – TNPM)

TNPM ít gặp hơn so với ETN, thường gặp hơn ở trẻ da đen đủ tháng (4-5%), gặp ở 0.5% trẻ châu Á đủ tháng. Tổn thương tồn tại ngay lúc sinh. Cơ chế bệnh sinh chưa rõ, một số tác giả cho rằng, TNPM là một thể của ETN.

Lâm sàng: có 3 giai đoạn:

– Giai đoạn 1 (ngay lúc sinh): mụn nước, mụn mủ nhỏ, kích thước 2-10mm trên nền da không đỏ, vị trí ở cằm, trán, cổ, lưng, mông, ít gặp hơn ở mặt, ngực, lòng bàn tay bàn chân.

– Giai đoạn 2: ban đỏ, mảng tăng sắc tố nhẹ với viền vảy xung quanh, do vỡ mụn mủ, tồn tại từ vài tuần đến vài tháng.

– Giai đoạn 3: mảng tăng sắc tố mờ dần sau vài tuần đến vài tháng.

Một số hiếm trường hợp chỉ thấy hình ảnh mảng tăng sắc tố mà không thấy xuất hiện mụn mủ.

Hình 2. Bệnh sắc tố mụn mủ thoáng qua ở trẻ sơ sinh: Những mảng tăng sắc tố, bong dần sau vài tuần

Chẩn đoán: dựa vào lâm sàng.

Xét nghiệm:

– Nhuộm Wright mụn mủ: nhiều bạch cầu đa nhân trung tính, rất ít bạch cầu ưa acid

– Mô bệnh học: cắt sinh thiết những tổn thương ở giai đoạn sớm, thấy hình ảnh mụn mủ trong hoặc dưới lớp sừng, nhiều bạch cầu đa nhân trung tính, fibrin và hiếm khi thấy bạch cầu ưa acid, tăng melanin ở các tế bào sừng ở màng đáy ở những tổn thương tăng sắc tố.

Điều trị: Bệnh thoái triển tự nhiên mà không cần điều trị.

1.3. Mụn mủ vùng đầu ở trẻ sơ sinh (Neonatal cephalic pustulosis)

Thường xảy ra ở 20% trẻ nhỏ, không có tính chất gia đình. Tổn thương không phải do tăng hoạt động của tuyến bã bởi androgen nội sinh và từ mẹ nên bệnh không còn được gọi là “giả trứng cá sơ sinh” để phân biệt với trứng cá trẻ em thật sự. Cơ chế bệnh học chưa rõ ràng, một số cho thấy là phản ứng viêm của da với Malassezia.

Lâm sàng: Tuổi khởi phát trung bình là 3 tuần. Tổn thương là các mụn mủ, sẩn viêm, không có comedon (mụn nhân), phân bố giới hạn ở mặt (đặc biệt là má), thỉnh thoảng có ở đầu.

Bệnh thường nhẹ, tự thoái triển trong 4 tháng mà không để lại sẹo. Bệnh không làm tăng nguy cơ xuất hiện trứng cá ở tuổi vị thành niên.

Hình 3. Mụn mủ vùng đầu ở trẻ sơ sinh: Các mụn mủ nhỏ, một số kết hợp với nhau ở vùng mặt trẻ sơ sinh.

Điều trị: rửa mặt hàng ngày, tránh các sản phẩm chứa dầu. Kem ketoconazole 2% bôi 2 lần/ngày hoặc hydrocortisone 1% 1 lần/ngày có hiệu quả trong một số trường hợp.

1.4. Trứng cá trẻ em

Là bệnh hiếm gặp. Thường ở trẻ từ 3-4 tháng tuổi, nhưng cũng có thể gặp ở trẻ vài tuần tuổi. Nguyên nhân là do tăng sản tuyến bã thứ phát do adrogen, thường gặp hơn ở trẻ nam. Các trường hợp nặng, kháng trị cần loại trừ các bệnh tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, u tuyến thượng thận, u sinh dục, dậy thì sớm.

Lâm sàng: tổn thương dạng trứng cá điển hình: mụn nhân, mụn mủ, sẩn viêm, nodule viêm ở mặt, Bệnh thường thoái triển tự nhiên trong năm đầu tiên nhưng có thể tồn tại đến 3 tuổi. Bệnh có thể tái phát thành trứng cá nặng ở tuổi dậy thì.

Hình 4. Trứng cá sơ sinh ở trẻ nam 20 ngày tuổi. Tổn thương chủ yếu là các mụn nhân đóng và sẩn mủ

Điều trị: cần thiết vì bệnh có thể để lại sẹo Chưa có các nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên nào trong trứng cá trẻ em. Tất cả các điều trị đều là off-label:

– Tổn thương viêm nhẹ/trung bình: dùng các chất bong sừng nhẹ như benzoyl peroxide 2.5%, kháng sinh bôi tại chỗ (clindamycin, erythromycin), retinoid tại chỗ.

– Tổn thương viêm nặng: Erythromycin uống, trimethroprim-sulfamethoxazole, isotretinoin. Không dùng tetracyclin cho trẻ dưới 8 tuổi.

1.5. Miliaria

Thường gặp ở trẻ em, nhất là ở những nơi có khí hậu nóng ẩm, tỉ lệ mắc có thể lên đến 15%. Bệnh gây ra do tắc nghẽn ống tuyến mồ hôi.

Lâm sàng: Tổn thương thường ở mặt, da đầu, nếp kẽ. Có 4 thể chính:

– Miliaria tinh thể: mụn nước nhỏ, thành mỏng, không viêm, giống như giọt sương (“dew drops”). Có thể thấy từ ngay khi sinh ra, do tắc ống tuyến eccrine ở phần nông của thượng bì.

– Miliaria rubra (rôm đỏ): do tắc nghẽn ống tuyến mồ hôi ở thượng bì, gây ra các phản ứng viêm tại chỗ ở thượng bì và trung bì, tạo thành những đám nhỏ mụn mủ, sẩn đỏ.

– Miliaria pustulosa: do viêm tại chỗ, mụn mủ trên nền dát đỏ tương tự miliaria rubra.

– Miliaria profunda: sẩn, sẩn mụn mủ, da đổi màu, hiếm gặp ở trẻ em.

Chẩn đoán: lâm sàng.

Điều trị: Không cần điều trị đặc hiệu. Tổn thương thường thoái triển nhanh khi giảm tiết mồ hôi, bằng việc thay đổi môi trường lạnh hơn, ít quần áo hơn.

2. CÁC BỆNH HIẾM GẶP

2.1. Mụn mủ đầu chi ở trẻ em (Infantile acropustulosis – IA)

Lâm sàng: mụn nước mụn mủ ngứa nhiều, hay tái phát, chủ yếu ở lòng bàn tay, chân, có thể mặt mu tay chân, các chi. Các đợt tái phát cách nhau 2-4 tuần, có thể kéo dài từ 5-10 ngày. IA thường thoái triển trong 2 năm.

Hình 6. Mụn mủ đầu chi ở trẻ em: nhiều mụn mủ ở lòng bàn tay và sẩn nhỏ ở bàn chân.

Chẩn đoán: dựa vào lâm sàng. Cần tìm các biểu hiện của ghẻ trước đó và khai thác tiền sử gia đình.

Chẩn đoán phân biệt: tổ đỉa, vảy nến thể mủ, ETN, TNPM, EPFI, ghẻ, chốc.

Xét nghiệm: mô bệnh học: thường không cần thiết, có hình ảnh mụn mủ dưới lớp sừng, xâm nhập nhiều bạch cầu trung tính và ái toan.

Điều trị: corticoid bôi tại chỗ, kháng histamin đường uống, erythromycin, dapsone…

– Nghiên cứu lớn nhất trên 20 bệnh nhân IA trong số đó được điều trị bằng corticoid bôi tại chỗ, mức độ trung bình đến mạnh, 1-2 lần/ngày. 18 trong số đó cải thiện tốt hoặc khỏi hoàn toàn. Hiệu quả thường thấy sau 3 ngày đến 2 tuần từ khi bắt đầu điều trị.

– Erythromycin 40mg/kg/ngày hoặc kháng histamin là những lựa chọn thay thế hoặc bổ sung, để làm giảm phản ứng viêm và giảm ngứa. Trong các trường hợp ngứa nhiều, có thể xem xét sử dụng thuốc an thần

– Dapsone (1-2mg/kg/ngày) được khuyến cáo trong những trường hợp nặng, kháng trị. Cần theo dõi các tác dụng phụ như tan máu, viêm gan, methemoglobin…

2.2. Viêm nang lông mụn mủ tăng bạch cầu ưa acid ở trẻ em (Eosinophilic pustular folliculitis of infancy – EPFI)

Lâm sàng: Mụn mủ nang lông ngứa, tái phát, hay gặp nhất ở da đầu, nhưng cũng có thể gặp ở các chi. Một nghiên cứu trên 61 trường hợp EPFI, tuổi trung bình khởi phát là 5 tháng, tỉ lệ nam/nữ là 4/1. Các đợt tái phát cách nhau 1-12 tuần, thoái triển trong 1-4 tuần. Thoái triển hoàn toàn thường trước 3 tuổi ở hầu hết các trường hợp.

Hình 7. Viêm nang lông mụn mủ tăng bạch cầu ưa acid ở trẻ em: các tổn thương mụn mủ, vảy tiết ở da đầu và mu tay.

Xét nghiệm:

– Soi tươi mụn mủ: nhiều bạch cầu ưa acid.

– Mô bệnh học: nhiều bạch cầu ưa acid.

– Xét nghiệm máu: tăng bạch cầu ưa acid.

Chẩn đoán: lâm sàng và xét nghiệm thấy nhiều bạch cầu trong mụn mủ.

Chẩn đoán phân biệt: ETN, TNPM, nhiễm herpes simplex, chốc.

Điều trị: điều trị triệu chứng. Corticoid bôi tại chỗ có hiệu quả giúp tổn thương thoái triển nhanh hơn và cải thiện triệu chứng ngứa.

2.3. Phát ban mụn nước mụn mủ và rối loạn sinh tuỷ thoáng qua ở hội chứng Down (Vesiculopustular eruption and transient myeloproliferative disorder in Down syndrome)

Khoảng 20% trẻ sơ sinh với hội chứng Down có rối loạn sinh tuỷ thoáng qua (transient myeloproliferative disorder – TMD, còn gọi là bạch cầu cấp thoáng qua). Trong một số hiếm trường hợp, TMD có thể đi kèm với phát ban mụn mước mụn mủ ở mặt xuất hiện trong những ngày tuổi đầu tiên.

Mô bệnh học: mụn nước mụn mủ dạng xốp bào trong thượng bì, xâm nhập quanh mạch  tế bào tuỷ xương chưa trưởng thành, có thể thấy trong máu ngoại biên. Tổn thương da thường thoái triển tự nhiên sau 1-3 tháng cùng với sự thoái triển của TMD.

2.4. Vảy nến thể mủ (Pustular psoriasis)

Thường xuất hiện trong tuần tuổi đầu tiên. Tổn thương cơ bản là các mụn mủ, hồ mủ trên nền da đỏ. Phân bố có thể lan toả, ở bất kì vị trí nào, có thể gặp ở lòng bàn tay bàn chân.

Mô bệnh học: mụn mủ xốp vào và các vi áp xe ở thượng bì, á sừng.

Bệnh thường khó điều trị.

2.5. Bệnh mô bào Langerhan bẩm sinh (Congenital Langerhans cell histiocytosis)

Thường gặp từ khi sinh ra cho đến vài ngày với các tổn thương là sẩn, mụn nước, nang, nodule, chấm xuất huyết. Phân bố ở vị trí bất kì, hay gặp ở nếp gấp, lòng bàn tay bàn chân, da đầu, có thể gặp ở niêm mạc. Cần khám tất cả các cơ quan: gan,  cơ xương khớp, thận. Nếu chỉ có tổn thương da đơn độc, bệnh thường thoái triển tự nhiên sau vài tuần hoặc vài tháng và tiên lượng tốt. Ngược lại, tổn thương đa cơ quan tiên lượng xấu hơn và cần phải điều trị thuốc toàn thân.

Mô bệnh học: Mô bào (histiocytes) với các nhân hình hạt cà phê, xâm nhập thành từng ổ ở thượng bì. Hoá mô miễn dịch: nhuộm S100 và CD1a dương tính.

2.6. Nhiễm sắc tố dầm dề (Incontinentia pigmenti)

Gặp từ lúc sinh cho đến vài tuần. Tổn thương cơ bản là các sẩn dày sừng, mụn nước thành dải phân bố theo đường Blaschko, vị trí ở các chi.

Mô bệnh học: xốp bào với bạch cầu ưa acid, dị sừng.

2.7. Bệnh Behcet ở trẻ sơ sinh (Neonatal Behcet’s disease)

2.8. Hội chứng tăng IgE (Hyper-IgE syndrome)

Là bệnh do đáp ứng viêm bất thường, xuất hiện từ lúc sinh cho đến vài tuần. Tổn thương là các mụn nước hoặc sẩn mủ đơn độc và từng nhóm. Vị trí hay gặp ở mặt, da đầu, thân, nách, vùng bẹn. IgE máu tăng (trên 2000 IU/ml) và tăng bạch cầu ưa acid.

Mô bệnh học: mụn nước trong thượng bì với nhiều bạch cầu ưa acid, viêm nang lông.

Kết luận: Có nhiều bệnh gây ra tổn thương mụn nước, bọng nước trên da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, một số bệnh tự khỏi nhưng có một số bệnh di truyền, hiếm gặp và có tổn thương nội tạng đi kèm. Cần khám lâm sàng, khai thác đầy đủ tiền sử, một số trường hợp cần sự hỗ trợ của các xét nghiệm cận lâm sàng để đưa ra chẩn đoán sớm và chính xác.

Bài viết: BSNT Hồ Phương Thùy

Đăng bài: Phòng CTXH

Sốt Phát Ban Ở Trẻ Sơ Sinh

Sốt phát ban là bệnh truyền nhiễm có thể lây sang người khác thông qua tiếp xúc với dịch tiết ra từ nước mũi hoặc cổ họng của người nhiễm bệnh. Thời gian ủ bệnh thường là 7 ngày.

Bệnh thường gặp ở trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh. Sốt phát ban ở trẻ chủ yếu do virus gây ra đặc biệt là virus đường hô hấp. Sức đề kháng còn yếu, hệ miễn dịch phát triển chưa hoàn thiện nên trẻ rất dễ bị virus tấn công. Tuy bệnh không quá nguy hiểm nhưng cần phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ ít gây nguy hại cho sức khỏe.

Dấu hiệu nhận biết sốt phát ban ở trẻ sơ sinh

Sau thời gian ủ bệnh từ khi tiếp xúc với virus gây bệnh tới khi có triệu chứng từ 1 – 2 tuần. Các triệu chưng thường gặp của sốt phát ban như sau:

Cơn sốt đến bất ngờ và nhiệt độ rất cao, có trẻ bị sốt lên tới 40 độ C, cơn sốt khó cắt mặc dù uống thuốc hạ sốt phải từ 3 – 7 ngày mới hết.

Sau khi cơ thể bé cắt sốt sẽ xuất hiện các nốt nổi đỏ lấm tấm. Chúng có thể xuất hiện ở các khu vực như ngực, lưng, bụng, trên cổ tay, cánh chúng tôi đỏ có đặc điểm thường phẳng, khi ấn vào xung quanh tạo ra một quầng trắng, không gây ngứa cũng như khó chịu.

Triệu chứng khác

Ngoài 2 triệu chứng điển hình là sốt và nổi ban trẻ có một số triệu chứng khác kèm theo như:

Cơ thể mệt mỏi, uể oải

Ăn kém, ăn không ngon miệng

Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy nhẹ

Đau họng

Sưng hạch ở cổ…

Trẻ bị sốt cao không hạ sau khi đã phát ban

Lừ đừ, ngủ li bì, hôn mê

Trẻ thở mệt, thở nhanh hoặc khó thở

Trẻ bị co giật

☛ Tìm hiểu thêm: Các dấu hiệu nhận biết sốt phát ban ở trẻ em

Hướng dẫn đo nhiệt độ cho bé khi sốt phát ban

Tuy sốt phát ban không quá nguy hiểm nhưng khi trẻ có dấu hiệu sốt cao có thể bị giật kinh. Những biến chứng có thể xảy ra như bất tỉnh, tay chân giật, trợn mắt lên và có thể tổn thương não bộ của bé. Vì vậy, cha mẹ cần theo dõi nhiệt độ của bé để nhanh chóng phát hiện khi bé bị sốt cao để tìm cách xử lý. Tùy thuộc vào độ tuổi có cách đo nhiệt độ sao cho phù hợp:

Trẻ sơ sinh tới 3 tháng tuổi: Có thể dùng cặp nhiệt độ điện tử đo ở hậu môn cho kết quả nhanh và chính xác hơn

Trẻ từ 6 tháng trở lên: Có thể dùng nhiệt kế điện tử đo tai và trán vừa nhanh và dễ dàng hơn nếu bé không chịu cặp nhiệt độ ở nách

Trẻ từ 4 – 5 tuổi: Cho bé ngâm nhiệt kế điện tử vào trong miệng giúp đo nhiệt độ chính xác hơn

Điều trị sốt phát ban cho trẻ sơ sinh tại nhà

Cần hạ sốt đúng cách

Giảm ho và đau họng cho bé

Khi trẻ có triệu chứng ho và đau họng dùng các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược cho bé. Một số thảo dược tốt cho triệu chứng này nhưu rau tần dầy lá, tắc chưng đường phèn, gừng hấp mật ong…

Thông mũi cho trẻ

Trẻ bị nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi cha mẹ thông mũi cho trẻ bằng nước muối loáng và khăn giấy mềm. Cách này giúp bé dễ thở, dễ ăn uống và bú sữa mẹ.

Dinh dưỡng hợp lý

Bổ sung đủ nước cho cơ thể bằng nước lọc, nước điện giải, nước ép trái cây…Nước ép trái cây tươi giúp cung cấp đủ nguồn vitamin cho cơ thể đồng thời cải thiện sức đề kháng. Trẻ đang bú mẹ thì cho bú nhiều hơn.

Giữ vệ sinh da

Trong quá trình trẻ sơ sinh bị sốt phát ban vẫn có thể tắm rửa sạch sẽ hàng ngày. Không nên kiêng nước không vệ sinh thân thể sẽ làm trẻ khó hạ sốt, dễ co giật do sốt cao. Ngoài ra, không vệ sinh cơ thể khiến bé khó chịu, dễ nhiễm trùng và biến chứng viêm phổi. Tuy nhiên, khi vệ sinh da không nên dùng nước lạnh, không để trẻ bị lạnh.

Trẻ nghỉ ngơi

Để trẻ nghỉ ngơi thật nhiều, trẻ ngủ trong môi trường yên tĩnh, thoáng mát và sạch sẽ. Tốt nhất cha mẹ nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để con nghỉ ngơi vì trong thời điểm này sức khỏe của trẻ còn yếu nên môi trường sống không thoáng mát, sạch sẽ khiến con dễ mắc các bệnh lý khác.

Tốt nhất đối với trẻ sơ sinh có dấu hiệu sốt phát ban cha mẹ nên cho bé nhập viện để được thăm khám và điều trị đúng cách. Khi tình trạng ổn định bé sẽ được chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn, tái khám của bác sĩ.

☛ Tìm hiểu thêm: Chăm sóc trẻ sốt phát ban thế nào là đúng cách?

Phòng ngừa sốt phát ban cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh là đối tượng có nguy cơ cao bị sốt phát ban vì vậy cha mẹ nên chủ động phòng chống bằng một số biện pháp sau:

Hạn chế cho bé tiếp xúc với người bị bệnh hoặc đang nghi ngờ mắc bệnh. Cách này thường khá khó vì trẻ bệnh có thể lây cho trẻ khác ngay khi chưa có triệu chứng phát ban

Tiêm chủng ngừa sởi khi trẻ được 9 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Rubella được chích chung với quai bị và sởi bằng vắc-xin 3 trong 1 khi trẻ được 12 tháng – 15 tháng tuổi và tiêm nhắc liều thứ 2 khi trẻ được 4 tuổi – 6 tuổi.

Bổ sung đầy đủ trái cây giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng chống lại virus. Trái cây giàu vitamin C như ổi, cam, chanh, bưởi, kiwi…Loại trái cây được gọi là “Nữ hoàng vitamin C tự nhiên” phải kể tới chính là Acerola Cherry. Hàm lượng vitamin C trong Acerola Cherry cao gấp 31 lần cam, 35 lần dứa và 46 lần xoài. Chưa kể loại trái cây này còn mang trong mình Rutin – một loại Vitamin P có tác dụng tăng cường sự vững bền của thành mạch, tăng cường khả năng phục hồi độ đàn hồi ở các mao mạch tổn thương, đảm bảo hạn chế tối đa sự xuất huyết ở trẻ nhỏ.

Hiện nay, Cnattu Kids là sản phẩm đầu tiên và duy nhất kết hợp từ Vitamin C tự nhiên và Rutin tự nhiên trong quả Acerola Cherry phát huy tối đa công năng:

Hỗ trợ giảm sốt

Ngăn biến chứng do sốt như xuất huyết, chảy máu cam

Rút ngắn thời gian ốm sốt và nhanh phục hồi sau sốt

Trẻ Sơ Sinh Bị Mụn Sữa Là Gì? Khi Nào Hết? Cách Trị Mụn Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh.

I – Mụn sữa là gì? Hình ảnh trẻ sơ sinh bị mụn sữa

Mụn sữa là một tình trạng viêm da phổ biến ở trẻ trẻ sơ sinh (khoảng 20%).

Mụn sữa có thể phát triển trên khuôn mặt hoặc cơ thể bé dưới dạng những nốt mụn li ti màu đỏ hoặc trắng.

II – Vị trí mụn sữa hay mọc ở trẻ sơ sinh

Bé bị mụn sữa trên mặt thường xuất hiện vào khoảng thời gian bé được 2-3 tuần tuổi hoặc sớm hơn từ 1 tuần tuổi, biểu hiện là những nốt nhỏ liti màu trắng trên vùng má, cũng có nhiều trường hợp xuất hiện mụn sữa trên trán trẻ sơ sinh.

Tuy không phổ biến như ở má nhưng cũng có nhiều bé bị mụn sữa cả ở môi.

Chỉ một hay nhiều đốm nhỏ màu trắng trên lợi của trẻ sơ sinh.

Mụn sữa trên mặt trẻ sơ sinh thì cũng có trường hợp mụn mọc ở vị trí quanh mắt trẻ.

Thường xuất hiện khi cơ thể trẻ bị nóng quá, nốt rôm sảy xuất hiện ở cổ, có hình tròn, màu đỏ, mọc nhiều thành từng đám trên da.

Cho đến nay, vẫn chưa có nguyên nhân mụn sữa ở trẻ sơ sinh rõ ràng:

– Một số nghiên cứu cho rằng, hormone của người mẹ chuyển sang bé trong những tháng cuối thai kỳ chính là nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ sơ sinh .

– Trẻ bị phì đại tuyến bã

– Do thời tiết nóng thì cũng là nguy cơ gây mụn bị tấy đỏ khiến bé bị mụn sữa ở mặt

– Da bé bị kích thích khi tiếp xúc sữa mẹ, nước bọt hay chất tẩy rửa còn sót trên quần áo, cũng là yếu tố khiến trẻ bị mụn sữa.

Nhiều trường hợp bé uống sữa bột cũng có thể xuất hiện mụn sữa trên mặt bé do bé không hợp với sữa chứa nhiều đạm albumin.

Mẹ đang cho con bú mà ăn nhiều đồ nóng cũng là một trong những yếu tố có thể kích thích mụn sữa ở bé sơ sinh phát triển nhiều hơn.

Nếu mẹ theo dõi thấy những nốt mụn sữa trên mặt bé sơ sinh không hết sau vài tháng hoặc có dấu hiệu như sưng đỏ, mưng mủ, lan rộng trên mặt và trên cơ thể, nên đưa bé đi khám da liễu để có cách điều trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh phù hợp.

Mụn sữa ở mặt trẻ sơ sinh không gây ngứa. Tuy nhiên bị viêm gây sưng đỏ, thì có thể con sẽ khó chịu khi tiếp xúc da trực tiếp với quần áo, chăn gối.

– Chàm sữa sẽ tự khỏi khi trẻ được 18-24 tháng. Trẻ bị mụn sữa ở mặt thường hết sau 1 vài tuần.

Lá khế có rất nhiều công dụng, đặc biệt trong điều trị bệnh ngoài da cho bé như rôm sảy, mụn sữa và mụn kê nhờ đặc tính kháng khuẩn, thanh nhiệt, giảm dị ứng, giảm viêm ngứa, làm mát da.

Cách trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh bằng lá khế thông dụng nhất là đun nước tắm cho bé.

Thực hiện rất đơn giản như sau: Mẹ lấy một nắm lá khế tươi (lá khế chua được coi là tốt nhất) rửa sạch, đem giã hoặc xay với vài hạt muối trắng, lọc qua rây để lấy nước cốt.

Hòa nước cốt vào nước ấm để tắm trị mụn sữa bé sơ sinh .

Tuy nhiên, để tránh tình trạng dị ứng không đáng có, nhiều người thường đun lá khế lên với nước sạch, thêm vài hạt muối, đun tầm 15 phút, lọc bỏ bã, để ấm rồi tắm cho bé chữa mụn sữa của trẻ sơ sinh.

Khi con bị mụn sữa , mẹ chuẩn bị 1 nắm lá riềng đã rửa sạch, loại bỏ hết phần lông trên lá để tránh gây kích ứng cho da bé.

Sau đó, cho lá riềng vào nồi đun cùng vài lít nước, đun sôi 5-10 phút cho tinh chất trong lá riềng tiết ra, sau đó để nước nguội bớt rồi tắm rửa, vệ sinh vùng da bị mụn kê cho bé.

Mỗi tuần chỉ cần tắm 3 lần bằng nước lá khế để trị mụn sữa cho bé, nên tráng lại bằng nước sạch vì trong lá khế có nhựa, tắm nhiều da bé sẽ bị xỉn màu.

3. Tắm lá chè xanh cải thiện mụn sữa trẻ em

Lá chè xanh được biết đến là loại lá có tính sát khuẩn và kháng viêm cao nhờ thành phần tanin an toàn với làn da của bé.

Cách chữa mụn sữa cho trẻ sơ sinh này thực hiện như sau:

– Chọn lá chè, búp chè tươi rửa sạch

– Mẹ có thể vò lá chè tươi hãm như nước uống, pha thêm nước ấm rồi tắm cho bé hoặc đun sôi cùng nồi nước, để nguội tắm cho bé đều rất tốt.

Mỗi ngày có thể tắm cho bé 1 lần hoặc lau rửa 2 – 3 lần trên vùng da bé bị mụn sữa.

Lá kinh giới có tính chất sát khuẩn, kháng viêm, thanh nhiệt vì thế cũng được sử dụng làm nước tắm để cải thiện mụn sữa trắng ở trẻ sơ sinh giúp làm mát da, ngừa viêm, giảm mụn.

Tắm lá cho trẻ là phương pháp dân gian được nhiều người sử dụng tuy nhiên chỉ mang tính chất tham khảo và chưa được kiểm chứng về hiệu quả về cách làm hết mụn sữa ở trẻ sơ sinh này.

Ngoài ra, mụn sữa tắm lá gì cũng cần phải thận trọng vì một số loại lá cây không được rửa sạch thì sẽ tồn tại nhiều vi khuẩn gây bệnh.

V – Trẻ sơ sinh bị mụn sữa phải làm sao? Cách trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Bên cạnh việc tắm lá cho trẻ, các mẹ có thể tham khảo những cách chữa mụn sữa ở trẻ sơ sinh đơn giản không dùng thuốc sau đây để làm giảm tình trạng mụn sữa:

– Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, đảm bảo da trẻ khô thoáng, cho trẻ mặc những đồ có chất liệu co giãn, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt để hạn chế mụn sữa sơ sinh.

– Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, sử dụng sữa tắm chuyên dành cho trẻ sơ sinh.

– Cho con bú trực tiếp cũng là cách hạn chế nên mẹ cần tránh ăn những đồ ăn dễ gây dị ứng để đảm bảo sữa mẹ an toàn, không có các tác nhân có thể gây kích ứng, gây mụn sữa ở trẻ nhỏ mụn sữa em bé .

2. Thuốc bôi trị mụn sữa cho trẻ sơ sinh

Các mẹ có thể tham sử dụng một số sản phẩm kem bôi da khi bé bị mụn sữa trên mặt , tay, chân để làm sự phát triển của mụn gây khó chịu ở trẻ.

Kem bôi da Yoosun rau má là lựa chọn tin cậy của nhiều gia đình trong trường hợp này để dưỡng ẩm da cho con.

Với thành phần gồm dịch chiết rau má, vitamin E, hoạt chất D-panthenol, Chlorhexidin giúp dưỡng ẩm da bé, bảo vệ da khỏi các tác động của vi khuẩn, ngăn ngừa mụn phát triển và lây lan đồng thời kem Yoosun rau má còn có tác dụng làm lành vết thương nhanh, giảm ngứa rát, tránh thâm sẹo giúp da bé luôn mát mềm.

Nội dung trên khái quát về nguyên nhân mụn sữa ở trẻ sơ sinh, triệu chứng khi mặt trẻ sơ sinh bị mụn sữa, trẻ bị mụn sữa phải làm sao? Chữa mụn sữa ở trẻ sơ sinh như thế nào? Mọi thắc mắc l iên hệ tổng đài miễn cước 1800 1125 để được dược sỹ tư vấn thêm.

Mụn Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh Và Những Điều Mẹ Nên Biết

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh (hay còn được gọi là nang kê hoặc mụn kê sữa ở trẻ sơ sinh) là những mụn nhỏ li ti màu trắng (trông như các đốm sữa), cũng có trường hợp mụn to bằng đầu hạt gạo, có nhân trắng như bã đậu.

Dấu hiệu nhận biết mụn sữa ở trẻ sơ sinh là: mụn mọc ở mặt, lưng, ngực hoặc chân tay của trẻ. Theo các chuyên gia, đây là dạng mụn trứng cá phổ biến ở trẻ em, tỷ lệ mắc mụn sữa ở trẻ sơ sinh chiếm tới 20% số trẻ 2 – 3 tuần tuổi.

Nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Nhiều nhà khoa học cho rằng nguyên nhân chính là do hormone của người mẹ chuyển sang bé trong những tháng cuối thai kỳ hoặc do trong thời gian mang thai, mẹ hoặc trẻ bị các vấn đề về sức khỏe phải dùng thuốc và mụn sữa ở mặt trẻ sơ sinh xuất hiện là do tác dụng phụ của thuốc.

Do thời tiết thay đổi, nhiệt độ nóng lên khiến mụn bị tấy đỏ lên.

Khi trẻ quấy khóc quá nhiều hoặc khi da tiếp xúc nhiều với sữa mẹ, chất tẩy rửa còn sót lại trên quần áo hoặc nước bọt cũng làm mụn sữa mọc nhiều hơn.

Uống sữa bột cũng có thể khiến trẻ bị mụn sữa vì trong sữa có nhiều đạm albumin.

Mẹ ăn quá nhiều đồ nóng, trong khi hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn non yếu cũng có thể là nguyên nhân kích thích mụn chàm sữa ở trẻ sơ sinh mọc nhiều.

Một nguyên nhân khác cũng có thể gây ra mụn sữa là do trẻ bị phì đại tuyến bã.

Lỗ chân lông của trẻ nhỏ còn chưa phát triển toàn diện, khiến các tế bào da chết và bụi bẩn dễ dàng xâm nhập và làm bít lỗ chân lông.

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Các loại mụn sữa này có thể khiến các mẹ khá là lo lắng khi tìm đến các cách làm hết mụn sữa ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên đa số trường hợp mụn sữa không cần một biện pháp chữa trị nào đặc biệt. Sau vài tuần, các mụn này sẽ tự động biến mất.

Cũng có những trường hợp trẻ bị mụn sữa lâu hơn, thậm chí kéo dài vài tháng. Nếu mẹ theo dõi thấy những đốm mụn của bé không hết sau 3 tháng hoặc có dấu hiệu như sưng đỏ, mưng mủ, lan rộng trên mặt và trên cơ thể, lúc này nên đưa bé đi khám da liễu.

Trong nhiều trường hợp, tình trạng mụn sữa ở trẻ sơ sinh kéo dài cũng là dấu hiệu cảnh báo trước tình trạng da mụn sẽ xảy ra cho con ở tuổi dậy thì.

Cần phân biệt mụn sữa với rôm sẩy do nóng bức, đổ mồ hôi, tã lót hay quần áo của bé không thông thoáng. Mẹ cần giữ vệ sinh khô thoáng cho bé, nếu mụn sữa mọc ở vùng bẹn, nách thì dùng thêm phấn rôm sảy, thử thay đổi nhãn sữa hoặc chế độ ăn giảm các đồ lạ, khó tiêu như tôm, cua, trứng và theo dõi xem có cải thiện hay không.

Mẹo trị mụn sữa theo dân gian

Khi trẻ bị mụn sữa, mẹ chỉ cần lấy một nắm lá riềng, cọ sạch phần lông bám ở lá rồi cho vào nồi đun nước cho bé tắm 2 – 3 lần/tuần. Sau khi tắm xong mẹ nhớ tráng sạch lại cho bé bằng nước ấm. Lá riềng rất lành tính và có tác dụng nhanh trong việc chữa mụn sữa cho bé.

Mẹ lấy một nắm lá khế, cho vào nồi đun sôi, để nguội và lọc bỏ phần bã. Sau đó mẹ hãy tráng sơ qua một lần nước ấm cho da bé sạch bụi bẩn, rồi tắm cho bé bằng nước lá khế. Cuối cùng tráng lại bằng nước ấm đã đun để sạch hết lá còn dính trên da.

Mỗi tuần mẹ chỉ nên tắm 3 lần cho bé bằng nước lá khế, vì trong lá khế có nhựa, tắm nhiều sẽ khiến da bé sẽ bị xỉn màu.

Với hai cách tắm bằng “cây nhà lá vườn” trên mẹ có thể yên tâm bé sẽ hết mụn sữa và không hề ảnh hưởng đến làn da của bé.

Tuy nhiên mẹ cần chú ý: khi sử dụng các loại lá tắm cho bé cần rửa thật kỹ để tránh các loại vi khuẩn, thuốc trừ sâu tiếp xúc với da bé, làm tình trạng mụn càng trầm trọng hơn.

Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, đảm bảo da trẻ khô thoáng, cho trẻ mặc những loại đồ có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, quần áo nên rộng rãi, thoáng mát.

Nên duy trì việc cho trẻ bú mẹ trực tiếp, cần tăng cường bú mẹ để tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh

Mẹ nên tránh ăn những đồ ăn dễ gây dị ứng để đảm bảo sữa mẹ an toàn, không có các tác nhân có thể gây kích ứng cho trẻ.

Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, sử dụng sữa tắm chuyên dành cho trẻ sơ sinh. Tắm xong cần lau người thật khô.

Mẹ không nên cho trẻ bú thêm sữa công thức ngoài sữa mẹ nếu không thật sự cần thiết. Nếu bé phải dùng sữa công thức thì nên chọn sữa có các thành phần an toàn, đảm bảo không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây dị ứng ở trẻ.

Không nên cho trẻ mặc quần áo len hay lông vì dễ gây kích ứng da.

Không nên kỳ cọ da trẻ mạnh khi tắm.

Không nên dùng sữa tắm hay xà bông có tính tẩy hay kích thích mạnh.

Không sử dụng sữa tắm có bọt cho bé trong thời gian này vì rất có thể sẽ khiến da bé bị kích ứng gây mẩn đỏ, ngứa

Không để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp lên da trẻ vì nóng bức khiến mụn sữa mọc nhiều hơn. Nếu có tắm nắng cho bé, mẹ nên nắng sớm 6 – 8 giờ sẽ không gây kích ứng da.

Không được sử dụng kem, dầu dưỡng ẩm và các loại thuốc trị mụn để tự ý điều trị cho trẻ, vì dễ gây kích ứng, nhiễm trùng da.

Một số lưu ý khi trẻ bị nổi mụn sữa

Mẹ tuyệt đối không được tự ý bôi bất kỳ loại kem hay thuốc nào lên các đốm mụn sữa của trẻ, bởi có thể tác dụng phụ của thuốc có thể khiến tình trạng bệnh của trẻ nặng thêm.

Tuyệt đối không dùng tay để chà xát lên mụn sữa để tránh làm mụn bị nhiễm trùng và ngày càng nặng hơn.

Tránh để bé tiếp xúc với môi trường bụi bẩn bên ngoài hoặc với những người có bệnh về da.

Có nên nặn mụn sữa ở trẻ sơ sinh là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ? Câu trả lời chắc chắn là không và cũng không cần thiết, mẹ không nên nặn mụn sữa của con để tránh gây nhiễm trùng thêm cho trẻ.

Có thể thấy, mụn sữa ở trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể chung sống hoà bình với bé. Bé bị mụn sữa nếu được chăm sóc tốt, vệ sinh sạch sẽ có thể sớm khỏi mụn, trả lại làn da mịn màng cho bé.

Bạn đang xem bài viết Phát Ban Mụn Nước, Mụn Mủ Không Do Nhiễm Trùng Ở Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!