Cập nhật thông tin chi tiết về Phòng Ngừa Bệnh Giang Mai Khi Mang Thai mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngay cả khi mang thai vẫn có thể lây nhiễm sang cho thai nhi, cho nên tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh giang mai bẩm sinh cũng rất cao. Mắc bệnh giang mai khi đang mang thai có tác hại rất lớn
Giang mai có biểu hiện ở giai đoạn mang thai gọi là giang mai khi mang thai có thể là phụ nữ mắc bệnh giang mai trước khi mang thai hoặc là phụ nữ đang mang thai bị lây nhiễm bệnh giang mai.
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên thường xuyên đi thăm khám và áp dụng một số phương pháp phòng ngừa sau:
1. Nếu bệnh nhân bị ung thư vú không có tổn thương giang mai thì có thể nuôi con bằng sữa mẹ.
2. Xác định rõ phương pháp điều trị. Để ngăn chặn tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.
3. Khi có kết quả xét nghiệm dương tính nên thường xuyên theo dõi để xem xét và tiến hành điều trị. Nếu có phản ứng dương tính nhưng nồng độ thấp cần phải loại trừ trường hợp dương tính giả (như bệnh tự miễn, bệnh mô liên kết, nhiễm virut, nhiễm xoắn khuẩn Treponema pallidum). Trong thời kì mang thai, cũng có trường hợp xét nghiệm xoắn khuẩn giang mai trong huyết thanh có phản ứng dương tính giả. Nếu không tìm ra được nguyên nhân dẫn đến phản ứng dương tính giả đó thai phụ nên điều trị giang mai
4. Kiểm tra làm xét nghiệm trước khi mang thai. Thông qua lịch sử bệnh, triệu chứng của bệnh giang mai có thể chẩn đoán bệnh; giang mai giai đoạn tiềm ẩn chỉ có thể thông qua xét nghiệm mới có thể chuẩn đoán bệnh. Giang mai giai đoạn tiềm ẩn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến giang mai khi mang thai. Do đó, đối với phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ nên làm xét nghiệm giang mai trước khi có ý định mang thai. Nếu như phát hiện bản thân đã bị lây nhiễm bệnh giang mai nên tạm ngừng ý định mang thai và điều trị bệnh trước. Đồng thời nên khuyên bạn đời đi kiểm tra, xét nghiệm và xác định thời gian nên mang thai sau khi đã điều trị khỏi bệnh dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ
5. Phụ nữ mang thai mà mắc giang mai ở giai đoạn cuối thì nên điều trị kịp thời, cần phải chẩn đoán xem thai nhi có bị lây nhiễm không.
– Kiểm tra siêu âm nếu phát hiện thai nhi có dấu hiệu sưng phù nề da đầu thì có khả năng thai nhi đã bị lây nhiễm giang mai.
– Kiểm tra nước ối nếu phát hiện có xoắn khuẩn giang mai thì có thể căn cứ vào đó để chẩn đoán thai nhi đã bị lây nhiễm.
6. Khi mang thai 3 tháng nên theo dõi và điều trị bệnh. Nếu như thai phụ được chẩn đoán là bị lây nhiễm thì tốt nhất là nên phá thai hoặc cũng có thể điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trước khi thai được 16 tuần tuổi, dinh dưỡng của thai nhi được cung cấp bởi màng đệm, màng đệm gồm hai lớp tế bào do đó xoắn khuẩn giang mai không dễ đi qua. Khi thai được hơn 16 tuần tuổi, tế bào nuôi phôi thai dần dần thu hẹp lại, dinh dưỡng của thai nhi sẽ do nhau thai cung cấp do đó xoắn khuẩn giang mai có thể dễ dàng xâm nhập vào thai nhi thông qua nhau thai. Trước khi mang thai đã tiến hành điều trị bệnh nhưng để đảm bảo xoắn khuẩn giang mai trong cơ thể thai phụ không còn nguy hại, sau khi mang thai nên tiếp tục điều trị một lần nữa.
Facebook Comments ()
Bệnh Giang Mai Khi Mang Thai
Bệnh giang mai với những người khỏe mạnh vốn dĩ đã là nỗi lo, nỗi ám ảnh vì đây là căn bệnh xã hội, lây truyền chủ yếu qua đường tình dục do vi khuẩn xoắn Treponema pallidum gây ra. Bệnh giang mai khi mang thai càng khiến cho người bệnh lo lắng hơn vì không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn có nguy cơ lây truyền sang em bé trong bụng.
Bệnh giang mai khi mang thai có ảnh hưởng gì?
Giang mai có thể gây nhiều biểu hiện và tổn thương khắp nơi tùy theo diễn tiến bệnh: da, niêm mạc, cơ xương, tim mạch và thần kinh. Những thai phụ bị giang mai không điều trị đúng cách, nguy cơ truyền lây nhiễm cho em bé trong bụng là khó tránh khỏi. Dẫn đến những hậu quả như:
Sinh non: Sinh non xảy ra trong thời kỳ mang thai từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 8 tháng.
Sảy thai: Xảy ra từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 của thai kỳ. Xoắn khuẩn giang mai đi vào nhau thai gây viêm động mạch, làm tắc động mạch, nhau thai bị hoại tử không nhận được các dưỡng chất quan trọng dẫn đến sảy thai.
Chết lưu: Có trường hợp xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào thai nhi, làm tổn thương các cơ quan nội tạng, dẫn đến chết lưu, tỷ lệ này lên tới 8%.
Ngoài ra bệnh còn hạn chế việc nhận dinh dưỡng của thai nhi trong tử cung.
Với trẻ sơ sinh:
Một số trẻ sơ sinh nhiễm bệnh ngay khi vừa sinh ra, và các triệu chứng sẽ biểu hiện rõ khi trẻ được từ 2 tuần đến 3 tháng. Những triệu chứng bao gồm phát ban, ngoài da, sốt, mệt mỏi, khóc khàn giọng.
Khi thăm khám, bác sĩ sẽ thấy bé có biểu hiện sưng gan và lá lách, vàng da, thiếu máu và các dấu hiệu khác. Việc chăm sóc trẻ bị nhiễm giang mai cần phải cẩn thận nếu không sẽ nhiễm trùng nặng hơn.
Một vài trường hợp trẻ không có dấu hiệu phát ra ngoài. Đến khi trẻ lớn hơn, hoặc khi tuổi thành niên, các triệu chứng bệnh chuyển sang giai đoạn sau, có thể ảnh hưởng xương khớp, răng lợi, tai, mắt, não bộ…
Phòng bệnh giang mai khi mang thai
Quan hệ tinh dục an toàn chung thủy một vợ một chồng.
Có lối sống sinh hoạt khoa học, tích cực để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Trước khi mang thai nên làm xét nghiệm tránh trường hợp cơ thể bà mẹ đã bị nhiễm giang mai mà không biết.
Lưu ý quan trọng với bệnh giang mai khi mang thai
Khi có kết quả xét nghiệm là dương tính với bệnh giang mai, bà bầu nên thường xuyên theo dõi, xem xét và tiến hành điều trị bệnh.
Ở 3 tháng đầu thai kỳ phát hiện nếu như được bác sĩ chẩn đoán thai bị lây nhiễm nên đình chỉ thai nghén hoặc điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Phụ nữ mang thai mắc giang mai ở giai đoạn cuối thai kỳ cần điều trị theo dõi xem thai nhi có bị lây nhiễm không.
Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Xét Nghiệm Và Phòng Ngừa Bệnh Giang Mai
Báo cáo vừa công bố vào tháng 6/2020 của WHO cho thấy, chỉ trong vòng một năm, cả thế giới ước tính có thêm 6,3 triệu ca giang mai, tăng lên hơn 70 triệu tổng số ca trên toàn cầu. WHO cho rằng các căn bệnh lây lan qua đường tình dục như giang mai đang là mối đe dọa sức khỏe dai dẳng trên thế giới.
Bệnh giang mai là gì?
Bệnh giang mai (Syphilis) là căn bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm chỉ đứng sau HIV/ AIDS, bệnh giang mai có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe nếu không được chữa trị.
- Bệnh giang mai được chia thành nhiều giai đoạn (giai đoạn nguyên phát, giai đoạn thứ phát, giai đoạn âm ỉ và giai đoạn tam phát). Có nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau ở từng giai đoạn.
- Bệnh do một loại vi khuẩn có tên là xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) gây nên. Xoắn khuẩn giang mai có hình lò xo, có từ 6 đến 14 vòng xoắn. Sức đề kháng của xoắn khuẩn này rất yếu, ở nhiệt độ phòng từ 20 đến 30 độ C, xoắn khuẩn sẽ chết. Trong nước đá, nó vẫn giữ được tính di động rất lâu, ở nhiệt độ 45 độ C nó sẽ bị chết sau 30 phút. Các chất sát khuẩn, xà phòng có thể diệt được xoắn khuẩn này trong vài phút.
Bệnh giang mai lây như thế nào?
- Xoắn khuẩn giang mai có trong máu, dịch âm đạo của cả nam lẫn nữ và lây truyền thông qua đường tình dục không có biện pháp bảo vệ an toàn, khi tiếp xúc trực tiếp với vết loét giang mai trong lúc quan hệ tình dục qua âm đạo, hậu môn hay bằng đường miệng. Vết loét có thể xuất hiện quanh dương vật, âm đạo, hậu môn hoặc trực tràng, môi hoặc miệng. Bất kỳ ai cũng có thể nhiễm xoắn khuẩn giang mai, song do cấu tạo sinh dục dạng mở nên tỷ lệ ở mắc giang mai ở nữ giới cao gấp ba lần so với nam giới, nhiễm trùng ở nữ cũng ít có triệu chứng nên người nhiễm không ý thức mình đã mắc bệnh.
- Người mẹ bị giang mai có thể lây truyền bệnh sang thai nhi. Bệnh giang mai có thể dẫn đến sinh con nhẹ cân, sinh non hay thai chết lưu… Để bảo vệ bản thân và em bé, người mẹ nên làm xét nghiệm bệnh giang mai tối thiểu một lần trong quá trình mang thai.
– Em bé bị nhiễm bệnh có thể được sinh ra mà không có các dấu hiệu hay triệu chứng bị bệnh. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị ngay, em bé có thể bị những vấn đề nghiêm trọng trong vài tuần sau. Những em bé không được chữa trị có thể bị những vấn đề sức khỏe như đục thủy tinh thể, điếc hay động kinh, và có thể tử vong.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giang mai là gì?
Các triệu chứng của bệnh giang mai ở người lớn khác nhau qua từng giai đoạn:
1. Giai đoạn nguyên phát:
– Trong giai đoạn đầu (nguyên phát) của bệnh giang mai, cơ thể sẽ xuất hiện một hoặc nhiều vết loét. Vết loét thường cứng, tròn và không đau. Do vết loét không đau nên có thể người bệnh sẽ không chú ý. Vết loét kéo dài từ 3 đến 6 tuần và có thể tự lành.
– Ngay cả khi vết loét đã khỏi, người bệnh vẫn phải tiếp tục điều trị để ngăn chặn bệnh chuyển tiếp sang giai đoạn thứ phát.
2. Giai đoạn thứ phát:
– Ở giai đoạn thứ phát, người bệnh có thể bị phát ban da và/hoặc tổn thương vùng màng nhầy niêm mạc. Các tổn thương vùng màng nhầy niêm mạc chính là các vết loét vùng miệng, âm đạo hoặc hậu môn.
– Giai đoạn này thường khởi đầu bằng phát ban tại một hoặc nhiều vùng trên cơ thể. Ban có thể nổi lên khi vết loét nguyên phát đang lành dần hoặc vài tuần sau khi vết loét đã lành. Ban nổi lên trông giống như những đốm gồ ghề, đỏ hay nâu đỏ trên lòng bàn tay và/hoặc dưới bàn chân.
- Ban thường không ngứa và đôi khi khá mờ khiến người bệnh không để ý. Những triệu chứng khác có thể bị bao gồm: sốt, sưng tuyến hạch, đau họng, rụng tóc, nhức đầu, sụt cân, đau cơ, và mệt mỏi. Những triệu chứng ở giai đoạn này có thể tự hết. Nếu không chữa trị đúng cách, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn giang mai âm ỉ và có thể là giang mai tam phát.
Ban thứ phát do giang mai ở trên lưng.
3. Giai đoạn âm ỉ:
– Giai đoạn âm ỉ của bệnh giang mai là khoảng thời gian bệnh không có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng hữu hình nào. Nếu không được chữa trị, người bệnh có thể tiếp tục mang bệnh giang mai trong cơ thể nhiều năm mà không có dấu hiệu hay triệu chứng nào.
4. Giai đoạn tam phát:
– Phần lớn người bị giang mai không chữa trị kịp thời rất dễ chuyển sang giai đoạn tam phát, nhiều cơ quan khác nhau trên cơ thể có thể sẽ bị tác động. Có thể kể đến như: tim, tế bào máu, não và hệ thần kinh…. Giang mai tam phát rất nghiêm trọng, biến chứng sẽ xuất hiện trong vòng từ 10 đến 30 năm sau khi bị lây nhiễm. Ở giai đoạn tam phát, bệnh sẽ gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể và có thể dẫn đến tử vong.
– Giai đoạn này được chia làm ba hình thức khác nhau là giang mai thần kinh, thị giác, giang mai tim mạch và củ giang mai. Trong đó:
Giang mai thần kinh: gây viêm màng não, thoái hóa não, dẫn đến động kinh, đột quỵ, ảo giác… Các triệu chứng của giang mai thần kinh gồm có:
Đau đầu nặng
Khó phối hợp các cử động cơ
Tê bì và liệt (không thể cử động các bộ phận trên cơ thể);
Mất trí (rối loạn tâm thần).
Giang mai thị giác: gồm các thay đổi về thị giác và thậm chí là bị mù.
Giang mai tim mạch: gây ra phình động mạch chủ;
Củ giang mai: có khả năng làm biến dạng khuôn mặt người bệnh.
Xét nghiệm bệnh giang mai ra sao?
Hiện nay, để phát hiện sớm căn bệnh xã hội nguy hiểm này, có một số xét nghiệm cần được thực hiện như:
Soi kính hiển vi trường tối:
– Đây là xét nghiệm dành cho bệnh nhân giang mai ở giai đoạn đầu. Lúc này xoắn khuẩn giang mai chưa xâm nhập sâu vào máu nên có thể soi được bằng kính hiển vi trường tối. Người bệnh sẽ được lấy mẫu vật để soi dưới kính hiển vi tìm xoắn khuẩn, các mẫu vật có thể là vết loét, dịch âm đạo, dịch niệu đạo…
Treponema pallidum RPR :
– Xét nghiệm RPR là phương pháp nhằm kiểm tra, sàng lọc nguy cơ mắc giang mai. Khi một người bị mắc giang mai, cơ thể sẽ tự sản sinh ra kháng thể chống lại sự phát triển của bệnh, xét nghiệm RPR là phương pháp giúp phát hiện ra kháng thể này.
Treponema pallidum TPHA định tính/ Syphillis Quicktest:
– Khi cơ thể bị các loại vi khuẩn hoặc độc tố tấn công, hệ miễn dịch sẽ tự động tạo ra một loại kháng thể đặc hiệu. Xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu này nhằm mục đích kiểm tra xem có sự xuất hiện của kháng thể chống vi khuẩn Treponema Pallidum hay không, qua đó chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh giang mai.
Phòng ngừa bệnh giang mai
Phương pháp điều trị giang mai ở giai đoạn sớm chủ yếu là dùng kháng sinh đặc hiệu để kìm hãm sự phát triển của xoắn khuẩn giang mai, người bệnh cần phải tuân thủ liệu trình và phác đồ điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý ngừng sử dụng thuốc hoặc kết hợp thêm bất kỳ loại thuốc nào khác khi chưa có sự cho phép của bác sĩ, tránh sinh ra trường hợp kháng thuốc của vi khuẩn, khiến vi khuẩn giang mai lây lan nhanh hơn, gây khó khăn cho việc điều trị sau này.
Cách tốt nhất để phòng bệnh giang mai là:
Quan hệ an toàn, sử dụng đúng các biện pháp bảo vệ.
Không quan hệ bừa bãi với nhiều đối tượng khi chưa biết rõ bệnh sử của đối phương.
Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ nhất là trước và sau khi quan hệ.
Không sử dụng chung các vật phẩm cá nhân như: khăn tắm, bàn chải đánh răng, đồ lót, dao cạo râu…
Không sử dụng chung bơm kim tiêm.
Thực hiện các xét nghiệm tầm soát bệnh xã hội định kỳ mỗi 6 tháng, hoặc 3 tháng/ lần nếu cảm thấy có nguy cơ cao.
Trung tâm xét nghiệm Y khoa Life cung cấp gói tư vấn và xét nghiệm tầm soát bệnh xã hội, hỗ trợ phòng ngừa và tầm soát bệnh, giúp bạn an tâm hơn trong cuộc sống.
Nguồn: CDC Hoa kỳ: - Bệnh giang mai – Bệnh giang mai ở phụ nữ mang thai.
Phòng Ngừa Viêm Đường Tiết Niệu Khi Mang Thai
Viêm đường tiết niệu là bệnh thường gặp ở nữ giới, đặc biệt xảy ra tần suất cao đối với các trường hợp mang thai. Bất cứ bộ phận nào trong hệ tiết niệu đều có thể bị nhiễm khuẩn, kể từ thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo.
Các ổ nhiễm khuẩn có thể phát hiện sớm trước lúc mang thai hoặc song song trong suốt thai kỳ. Điều đặc biệt lưu ý là phụ nữ có thai bị viêm đường tiết niệu có thể gây đẻ non, sảy thai, nhiễm khuẩn sơ sinh… Vì vậy, người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị sớm để tránh những biến chứng khôn lường.
Nguyên nhân nào gây viêm tiết niệu?
Viêm đường tiết niệu là bệnh do vi khuẩn điển hình là chúng tôi và vi trùng gây nên. Ngoài ra, cấu tạo giải phẫu của hệ tiết niệu cũng như tính chất nghề nghiệp và lối sống không hợp lý cũng là nguyên nhân gây bệnh. Ở phụ nữ, niệu đạo ngắn hơn nam giới, âm đạo và hậu môn tương đối gần nhau và nằm trên cùng một bình diện, do đó dễ bị lây nhiễm bệnh lý từ bộ phận này qua bộ phận kia. Ngoài ra, còn do các nguyên nhân sau:
Nhịn tiểu quá lâu: Khi nhịn tiểu quá lâu sẽ làm cho viêm nhiễm tăng lên gấp nhiều lần.
Do thói quen sinh hoạt như mang giày cao gót thường xuyên làm ảnh hưởng đến xương hông và xương sống khiến tiểu tiện không đều, dễ bị viêm nhiễm đường tiết niệu.
Đang mang thai: Do thay đổi cấu trúc của xương chậu khi mang thai, phụ nữ mang thai cũng bị mất nhiều nước hơn bình thường, giảm số lần đi tiểu là một trong những nguyên nhân để các vi khuẩn gây viêm nhiễm hoành hành.
Do rối loạn thần kinh có chức năng kiểm soát bàng quang và một số loại thuốc uống cũng dễ khiến nữ giới bị viêm đường tiết niệu.
Phụ nữ bị tiểu đường, đặc biệt những người bị tiểu đường không kiểm soát được cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
Biến chứng nguy hiểm của viêm đường tiết niệu nếu không được chữa trị kịp thời.
Viêm thận, bể thận cấp; Áp-xe quanh thận; Nhiễm khuẩn huyết; Suy thận cấp…, trong đó viêm bể thận là hay gặp hơn cả. Đây là hình thái nặng của nhiễm khuẩn đường tiết niệu đối với thai kỳ hay gặp vào 20 tuần lễ sau của thai nghén, nguyên nhân hay gặp là do nhiễm khuẩn tiết niệu từ dưới ngược dòng lên trên (theo niệu quản). Về lâm sàng thường gặp các triệu chứng sau đây: Xuất hiện đột ngột trên một sản phụ bình thường hay có thể gặp ở sản phụ đã bị viêm niệu đạo hoặc viêm bàng quang đã có trước đó. Biểu hiện: Tiểu buốt, tiểu khó, tiểu máu; Sốt, rét run, sốt thường cao, có thể 40 0 C; Đau một bên hông hoặc hai bên (lúc khám); Kém ăn hoặc chán ăn; Buồn nôn, hay nôn mửa. Xét nghiệm nước tiểu chứa nhiều vi khuẩn, bạch cầu, mủ…
Phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu
Đối với thể nhiễm khuẩn tiết niệu không có triệu chứng và thể viêm bàng quang, sản phụ có thể điều trị ngoại trú tại nhà dưới sự theo dõi, hướng dẫn của thầy thuốc. Sử dụng các loại thuốc kháng sinh không có hại cho thai nhi. Sau đợt điều trị, cần phải kiểm tra lại nước tiểu.
Đối với thể viêm thận – bể thận cấp, sản phụ cần được điều trị tích cực trực tiếp tại bệnh viện. Cần có sự theo dõi và chăm sóc trực tiếp của các bác sĩ chuyên khoa. Tại đây, sản phụ sẽ được tiến hành khám đầy đủ, làm các xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn và chức năng thận, làm siêu âm kiểm tra hệ tiết niệu, siêu âm kiểm tra xem có bị ảnh hưởng tới thai nhi hay không… Muốn điều trị có kết quả tốt bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu nên sử dụng kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ. Tuy nhiên, cần tuân thủ nghiêm ngặt theo đơn thuốc của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc kháng sinh cũng có ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Bên cạnh đó, cần có sự chăm sóc về sản khoa như kiểm tra thai, theo dõi tim thai… Nếu có nguy cơ sảy thai thì sử dụng thuốc chống co bóp tử cung (theo chỉ định của thầy thuốc)…
Lời khuyên của thầy thuốc
Phụ nữ khi mang thai cần kiểm tra nước tiểu định kỳ 3 tháng/lần để theo dõi, phát hiện sớm bệnh; Cần chú ý vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày, không nên cố nhịn tiểu khi muốn tiểu, nên đi tiểu ngay sau khi giao hợp, sau khi đi đại tiện; Khi vệ sinh vùng âm hộ-hậu môn thì nên vệ sinh từ trước ra sau. Cần khám ngay khi có dấu hiệu viêm tiết niệu (đái buốt, đái dắt, đái nhiều lần).
Ngoài ra, bà bầu nên uống đủ nước để giúp nước tiểu không cô đặc phòng sỏi hệ tiết niệu.
Theo Phunutoday
Cùng Chuyên Mục
Bình Luận Facebook
Bạn đang xem bài viết Phòng Ngừa Bệnh Giang Mai Khi Mang Thai trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!