Xem Nhiều 5/2023 #️ Phương Án Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Giấy # Top 7 Trend | Sansangdethanhcong.com

Xem Nhiều 5/2023 # Phương Án Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Giấy # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Phương Án Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Giấy mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ngày nay, nhu cầu tiêu thụ giấy ngày càng gia tăng do các ngành dịch vụ, công nghiệp, văn phòng ngày một phát triển và mở rộng, đặc biệt là các văn phòng công ty, các xưởng sản xuất sách báo… tiêu thụ một lượng giấy không hề nhỏ. Để giải quyết vấn đề này, các nhà máy sản xuất giấy cũng dần nâng công suất hoạt động để đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, song song với vấn đề phát triển đó, thì lượngphát sinh ra từ ngành công nghiệp chế biến, sản xuất giấy thoát ra môi trường gây ảnh hưởng cực kì nghiêm trọng đến môi trường sống xung quanh. Vì vậy, việc đầu tư một hệ thống xử lý nước thải hiện đại, đáp ứng được công suất của nhà máy sản xuất giấy là vấn đề cần phải được ưu tiên hàng đầu.Đặc tính của nước thải nhà máy sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy là lượng BOD chiếm đến 60%, lượng COD giao động từ 22000 đến 46000mg/lít. Với đặc tính như trên, loại nước thải này rất khó xử lý bằng các công nghệ xử lý thông thường, chi phí đầu tư về công nghệ cũng rất tốn kém.Thành phần chính của nước thải ngành sản xuất giấy bao gồm:- Nước thải phát sinh từ quá trình rửa nguyên liệu bao gồm các chất hữu cơ hòa tan, đất cát, các loại thuốc hóa học bảo vệ thực vật…- Nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất bột giấy, bao gồm các chất hữu cơ, xơ, các hợp chất hòa tan trong quá trình chế biến bột giấy.- Nước thải sau quá trình nấu được gọi là dịch đen có chứa rất nhiều lignin và kiềm. các chất sử dụng bao gồm Na2CO3, Na2S, NaOH, Na2SO4, …- Nước thải từ công đoạn tẩy trắng bột giấy, bao gồm màu và nồng độ các chất BOD5, COD rất cao.- Nước thải phát sinh từ quá trình nghiền bột, bao gồm các chất xơ, bột giấy, chất phụ gia kết dính.

Sau khi qua bể lắng cát, nước thải được bơm lên bể điều hòa đề điều hòa lưu lượng cũng như nồng độ các chất có trong nước thải. pH cũng được cân bằng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển ở hệ thống phía sau. Lượng nước thải sau khi chuyển từ bể lắng được chuyển qua bể khử trùng nhằm loại bỏ hoàn toàn vi sinh vật gây hại sau đó được xả ra nguồn tiếp nhận đạt tiêu chuẩn QCVN 12:2008 BTNMT cột B Quý công ty có nhu cầu xử lý nước thải nhà máy giấy, vui lòng liên hệ ETM.,JCS qua hotline 0904921518  để được tư vấn về công nghệ cũng như quy trình xử lý nước thải một cách tối ưu nhất. 

Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Giấy

Trong bất cứ ngành công nghiệp sản nào cũng đều có hai mặt, thứ nhất là mặt lợi cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu một lượng sản phẩm lớn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và tăng doanh thu cho đất nước. Tuy nhiên sự phát triển của các ngành công nghiệp như hiện nay chưa tạo sự thân thiện với môi trường sống mà còn là nguyên nhân chính phá vỡ cấu trúc ổn định của môi trường, nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước ..như hiện nay.

Gần đây vấn đề ô nhiễm môi trường đã nâng lên mức báo động đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước, vì thế cho nên việc xử lý nước thải nhà máy giấy nói riêng và nhiều nhà máy công nghiệp khác cần được quan tâm hơn. Ngành sản xuất giấy và các sản phẩm phụ từ giấy cần đến một số phụ gia và các chất hóa học, vì thế mà khi thải ra môi trường ngoài, một lượng không nhỏ các chất độc hóa học và những chất cặn bã trở thành lí do khiến các dòng sông, kênh rạch, nguồn nước thậm chí là mạch nước ngầm bị ô nhiễm nếu không có một quy trình xử lý đúng đắn. Khixử lý nước thải nhà máy sản xuất giấy cần tuân theo những quy trình sau:

-Thu hồi những sản phẩm phụ và các tạp chất cặn bã có trong nước thải bằng chất keo tụ để nối kết các xơ sợi và bột lại với nhau thông qua hoạt động của các bọt khí của hệ thống cào được lắp đặt.

-Sau khi xử lý sơ bộ những chất thải thô, đến bước xử lý chất thải độc hại tích tụ trong nguồn nước của hệ thống xử lý tập trung, toàn diện. Tại đây, hóa chất keo tụ phèn nhôm sẽ là tác nhân thu gom những chất thải còn lại bám lên bề mặt và kết tủa.

Nước thải sản xuất bột giấy :

Hầu như không gặp nhà máy sử dụng giấy tái sinh chỉ để sản xuất bột, hầu hết các nhà máy sản xuất cả bột và giấy. Nước thải phát sinh dao động trong khoảng 0,06 – 50 m3/tấn sản phẩm. Thường để đảm bảo chất lượng sản phẩm giấy người ta bổ sung một phần “bột” mới khi xeo. Như vậy thành phần nước thải của các nhà máy này gần giống với nước thải nhà máy giấy hơn, tuy nhiên độ ô nhiễm cao hơn vì có quá trình tái sinh giấy đã sử dụng. Mức độ ô nhiễm của nước thải phụ thuộc vào loại hóa chất tẩy sử dụng, tẩy trắng tốt nhất và phổ biến nhất vẫn là clo hoặc các hợp chất clo (nước javen hay hypoclorơ), các nhà máy hiện đại sử dụng clo dioxit. Oxy, ôzôn cũng như hyđroperoxit cũng được sử dụng, tuy nhiên hiệu quả tẩy trắng không bằng clo.

Trong công nghệ sản xuất giấy và bột giấy thì phần nước thải từ nhà máy giấy thuần túy (không sản xuất bột) là khá sạch, chủ yếu là nước thải từ khâu xeo giấy, tạp chất cơ bản là cặn lơ lửng (thường là xơ sợi giấy, bột độn, bột màu, phụ gia…), thành phần chất hữu cơ thường không quá cao, BOD5 của nước xeo thường dao động từ 150-350 mgO2/L. Đối với các nhà máy có sản xuất bột giấy thì loại nước thải đậm đặc và khó xử lý nhất nước thải dịch đen, lượng kiềm dư có thể lên tới 20 g/L, COD dao động ở mức hàng chục ngàn tới 100.000 mg/L. Đối với các nhà máy sản xuất giấy từ giấy thải thì thành phần ô nhiễm chủ yếu là SS, COD, và BOD5 với nồng độ cao.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về cách xử lý nước thải nhà máy giấy!

Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Giấy. Xử Lý Thu Hồi Bột Giấy

Xử lý nước thải nhà máy giấy là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay. Công nghiệp sản xuất giấy là một trong những ngành gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng nhất.

1. Công nghệ sản xuất giấy và nguồn phát sinh của nước thải

Công nghệ sản xuất giấy bao gồm hai quá trình cơ bản: sản xuất bột giất từ nguyên liệu thô và sản xuất giấy từ bột giấy (xeo giấy).

Có hai nguồn sản sinh ra nước thải đó là: từ quá trình xeo giấy và quá trình làm việc. Trong quá trình tạo bột của công nghiệp xeo giấy sẽ xuất hiện trong dịch thải và sẽ gây ô nhiễm nặng đối với môi trường nếu không kịp thời thu hồi được dịch đen.

Dịch đen, theo thuật ngữ của ngành giấy, bao gồm 70% chất rắn hữu cơ (có thể thu hồi để tái tạo) và sử dụng và 30% chất rắn vô cơ. Cũng vì thế, mức độ ô nhiễm từ nước thải công nghiệp xeo giấy tỷ lệ nghịch với khả năng thu hồi dịch đen.

Ngoài ra, trong quá trình tạo bột xeo giấy, để tạo nên một sản phẩm đặc thù hoặc những tính năng đặc thù cho sản phẩm, người ta còn sử dụng nhiều hóa chất và chất xúc tác. Những chất này nếu không được thu hồi hoặc xử lý mà xả thẳng ra sông ngòi sẽ làm ô nhiễm nặng nguồn nước.

2. Tính chất nước thải sản xuất giấy

Nước thải ngành giấy chứa một lượng lớn các chất rắn lơ lửng và xơ sợi, các hợp chất hữu cơ hòa tan ở dạng khó và dễ phân hủy sinh học, các chất tẩy rửa và hợp chất hữu cơ của chúng.

Trong nước thải của sản xuất giấy và bột giấy có hàm lượng các hợp chất cacbonhydrat cao, là những chất dễ phân hủy sinh học nhưng lại thiếu nitơ và phospho là những chất dinh dưỡng cần thiết cho vi sinh vật phát triển. Do đó trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học cần bổ sung các chất dinh dưỡng, đảm bảo tỉ lệ cho quá trình hiếu khí BOD 5 : N : P = 100:5:1 và quá trình yếm khí BOD 5 : N : P = 100:3:0,5.

Các phương pháp xử lý loại bỏ các chất ô nhiễm nước của ngành giấy bao gồm lắng, đông keo tụ hóa học và phương pháp sinh học.

– Phương pháp lắng dùng để tách các chất rắng dạng bột hay xơ sợi, trước hết đối với dòng thải từ công đoạn nghiền và xeo giấy. Với mục đích thu hồi lại xơ sợi, bột giấy thì thường dùng thiết bị lắng hình phểu. Trong quá trình lắng cần phải tính toán thời gian lưu thích hợp vì với thời gian lưu dài dễ có hiện tượng phân hủy yếm khí, khi bùn lắng không được lấy ra thường xuyên. Để nước thải loại này lắng được tốt và tạo điều kiện các hạt liên kết với nhau tạo thành bông cặn dễ lắng, chúng ta tính toán với tải trọng bề mặt từ 1 đến 2 m 3/m 2.h (lưu lượng dòng thải tính cho 1 đơn vị bề mặt lắng của bể trong 1 đơn vị thời gian). Để giảm thời gian lưu trong bể lắng, nâng cao hiệu suất lắng còn có thể thổi khí nén (áp suất 4 đến 6 bar) vào bể lắng. Loại bể lắng – tuyển nổi này thường có tải trọng bể mặt 5 đến 10 m 3/m 2.h.

– Phương pháp sinh học dùng để xử lý các hợp chất hữu cơ ở dạng tan. Nước thải của công nghiệp giấy và bột giấy có tải lượng ô nhiễm chất hữu cơ cao, đặc biệt có chứa hàm lượng các hợp chất lignin cao ở dòng thải của xí nghiệp. Các hợp chất của lignin là những chất không có khả năng phân hủy hiếu khí và phân hủy yếm khí rất chậm. Do đó trước khi đưa nước thải vào xử lý sinh học thì dịch đen của quá trình sản xuất bột giấy cần được xử lý cục bộ để tách lignin.

4. Hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy

Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy

Thuyết minh sơ đồ công nghệ nhà máy sản xuất giấy

Nước thải từ công đoạn sản xuất bột giấy và nước thải từ công đoạn xeo giấy được đưa qua song chắn rác nhằm giữ lại những tạp chất thô (chủ yếu là rác) có trong nước thải. Sau đó nước được đưa qua bể lắng cát, để lắng các tạp chất vô cơ đảm bảo cho các qúa trình xử lý sau, cát từ bể lắng được dẫn đến sân phơi cát để làm ráo nước và đem đi chôn lắp hoặc trãi đường. Tiếp theo nước thải được đưa vào hố thu nhằm điều chỉnh pH về mức thích hợp.

Nước tiếp tục đưa sang bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ. Tại bể điều hòa, chúng tôi bố trí đĩa phân phối khí thô nhằm mục đích hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể, sinh ra mùi khó chịu. Điều hòa lưu lượng là phương pháp được áp dụng để khắc phục các vấn đề sinh ra sự dao động của lưu lượng, cải thiện hiệu quả hoạt động của các quá trình xử lý tiếp theo. Bơm được lắp đặt trong bể điều hòa để đưa nước lên các công trình phía sau.

Từ bể điều hòa nước được bơm trực tiếp sang bể keo tụ tạo bông, nhằm keo tụ giảm lượng chất rắn lơ lửng. Nước tiếp tục được chảy sang bể lắng I để loại bỏ các cặn sinh ra trong quá trình keo tụ tạo bông. Ở đây ta thu hồi bột còn một phần bùn được đưa sang bể chứa bùn.

Nước thải được đưa sang bể sinh học kỵ khí, bổ sung một phần dinh dưỡng cho nước thải nhằm xử lý BOD, COD trong nước. Đặc trưng của quá trình yếm khí là thời gian lưu nước lớn, do vậy kích thước công trình xử lý tăng lên, đồng thời cần phải đảm bảo điều kiện ổn định về nhiệt độ nước thải. Sau đó nước từ bể kỵ khí sẽ được đưa sang bể sinh học hiếu khí.

Bể Aerotank có nhiệm vụ xử lý các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Tại bể Aerotank diễn ra quá trình oxi hóa các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí. Trong bể Aerotank có hệ thống sục khí trên khắp diện tích bể nhằm cung cấp oxi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sống, phát triển và phân giải các chất ô nhiễm. Vi sinh vật hiếu khí sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ dạng keo và hòa tan có trong nước để sinh trưởng. Vi sinh vật phát triển thành quần thể dạng bông bùn dễ lắng gọi là bùn hoạt tính. Khi vi sinh vật phát triển mạnh, sinh khối tăng tạo thành bùn hoạt tính. Hàm lượng bùn hoạt tính nên duy trì ở nồng độ khoảng 2500 – 4000 mg/l. Do đó, một phần bùn lắng tại bể lắng sẽ được bơm tuần hoàn trở lại vào bể Aerotank để đảm bảo nồng độ bùn nhất định trong bể.

Nước thải sau xử lý sinh học có mang theo bùn hoạt tính cần phải loại bỏ trước khi đi vào các bể tiếp theo, vì vậy bể lắng 2 có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Nước sạch được thu đều trên bề mặt bể lắng thông qua máng tràn răng cưa.

Nước thải sau bể lắng sẽ tự chảy sang bể khử trùng bằng Clorine nhằm đáp ứng chỉ tiêu Coliform trong nước thải xả ra môi trường bên ngoài.

Hệ thống hoạt động ổn định, an toàn trong quá trình vận hành

Nước thải sau xử lý đạt QCVN 12-MT:2015/BTNMT_Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy.

QCVN 12-MT:2015/BTNMT_Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy.

Xử Lý Nước Thải Giấy

        Là một ngành công nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam với tốc độ tăng trưởng bình quân 28%/năm, ngành công nghiệp giấy đã và đang chiếm ưu thế với nhiều sản phẩm hữu ích, đáp ứng đúng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tuy nhiên, đây cũng là ngành công nghiệp có mức độ ô nhiễm trầm trọng, đặc biệt là vấn đề nước thải. Nước thải từ các nhà máy giấy có độc tính rất cao do chứa các hỗn hợp phức tạp từ dịch chiết trong thân cây như nhựa, axit béo, lignin và một số sản phẩm phân hủy của lignin đã bị clo hóa có độc tính sinh thái cao, có nguy cơ gây ung thư và rất khó phân hủy trong môi trường.

Đặc tính nước thải ngành công nghiệp giấy và quy chuẩn chất lượng cần đạt của nước thải công nghiệp giấy

Xử lý nước thải công nghiệp giấy

        Với đặc tính nước thải chứa nhiều chất hữu cơ khó phân hủy, nước thải ngành công nghiệp giấy được xem là một loại nước thải khó xử lý. Các phương pháp xử lý nước thải ngành giấy bao gồm lắng, đông tụ hóa học và xử lý sinh học. Để chọn phương án xử lý thích hợp cho từng cơ sở sản xuất cần phải nghiên cứu khảo sát xem cơ sở có xử lý dịch đen (dòng thải có màu tối phát sinh từ quá trình nấu, rửa nấu chứa phần lớn các chất hữu cơ hòa tan, các hóa chất nấu và một phần xơ sợi) hay không, tỷ lệ nước tuần hoàn như thế nào và các đặc tính của dòng thải. Xử lý nước thải ngành giấy có thể thực hiện xử lý cục bộ từng dòng sau đó xử lý tập trung với các dòng khác.

1. Xử lý sơ bộ nước thải từ công đoạn xeo giấy

2. Xử lý sơ bộ nước thải từ công đoạn sản xuất bột giấy

3. Hệ thống xử lý chung

        Nước thải được qua bể sinh học hiếu khí nhằm xử lý BOD5, COD, mùi hôi, …        Sau khi xử lý sinh học hiếu khí, nước thải tiếp tục qua bể lắng để loại bỏ bùn hoạt tính sinh ra từ bể sinh học. Lượng bùn này được hệ thống bơm về bể chứa bùn, một phần được tuần hoàn về bể sinh học để duy trì mật độ vi sinh vật trong bể sinh học.         Nước thải từ bể lắng 2 tiếp tục chảy qua bể khử trùng nhằm tiêu diệt vi trùng và mầm bệnh trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.         Tùy theo nhu cầu xử lý và khả năng của nguồn tiếp nhận nước thải, công trình xử lý nước thải ngành công nghiệp giấy sẽ được lựa chọn khác nhau. Để tìm hiểu về công nghệ xử lý nước thải giấy hay cần tư vấn thiết kế, xây dựng, cải tạo hệ thống xử lý nước thải công nghiệp giấy, hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn thêm.

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG NGUỒN SỐNG XANH Hotline: 0909 773 264 (Ms Hải) Email: moitruongnguonsongxanh@gmail.com

Bảng số liệu cho thấy nước thải phát sinh từ nhà máy sản xuất giấy có nồng độ ô nhiễm rất cao. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nước thải phát sinh từ ngành sản xuất giấy cần được xử lý đạt QCVN 12-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy. Nồng độ cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải giấy và bột giấy được quy định cụ thể như sau:Với đặc tính nước thải chứa nhiều chất hữu cơ khó phân hủy, nước thải ngành công nghiệp giấy được xem là một loại nước thải khó xử lý. Các phương pháp xử lý nước thải ngành giấy bao gồm lắng, đông tụ hóa học và xử lý sinh học. Để chọn phương án xử lý thích hợp cho từng cơ sở sản xuất cần phải nghiên cứu khảo sát xem cơ sở có xử lý dịch đen (dòng thải có màu tối phát sinh từ quá trình nấu, rửa nấu chứa phần lớn các chất hữu cơ hòa tan, các hóa chất nấu và một phần xơ sợi) hay không, tỷ lệ nước tuần hoàn như thế nào và các đặc tính của dòng thải. Xử lý nước thải ngành giấy có thể thực hiện xử lý cục bộ từng dòng sau đó xử lý tập trung với các dòng khác.Nước thải từ công đoạn xeo giấy sẽ được tách riêng đưa qua hệ thống xử lý sơ bộ trước khi dẫn về hệ thống xử lý chung. Nước thải chảy qua song chắn rác (SCR) đến bể tiếp nhận. SCR được dùng để giữ lại các tạp chất kích thước lớn. Nước thải sau đó tiếp tục được bơm qua bể điều hòa lưu lượng và nồng độ. Từ đây nước thải được bơm qua bể lắng để lắng cặn (chủ yếu là bột giấy). Sau khi xử lý sơ bộ, nước thải xeo giấy được đưa đến hệ thống xử lý chung.Cũng như nước thải từ công đoạn xeo giấy, nước thải từ công đoạn sản xuất bột giấy sẽ được tách riêng để xử lý sơ bộ trước khi đưa về hệ thống xử lý chung. Nước thải bột sẽ chảy qua song chắn rác (SCR) để loại bỏ các tạp chất kích thước lớn trước khi đến bể tiếp nhận. Từ bể tiếp nhận nước thải được bơm qua bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ. Nước thải tiếp tục được bơm qua bể trộn. Tại đây bổ sung NaOH và phèn cho quá trình phản ứng và keo tụ tại bể keo tụ kết hợp lắng. Một lượng lớn cặn lắng được loại bỏ (chủ yếu là bột giấy). Sau xử lý sơ bộ, nước thải được dẫn về hệ thống xử lý chúng tôi khi được xử lý sơ bộ, nước thải từ các công đoạn sản xuất được hòa trộn với nhau và được chỉnh về khoảng pH thích hợp cho hoạt động của vi sinh vật (pH = 6,5 – 7,5) tại bể trung hòa.Nước thải được qua bể sinh học hiếu khí nhằm xử lý BOD, COD, mùi hôi, …Sau khi xử lý sinh học hiếu khí, nước thải tiếp tục qua bể lắng để loại bỏ bùn hoạt tính sinh ra từ bể sinh học. Lượng bùn này được hệ thống bơm về bể chứa bùn, một phần được tuần hoàn về bể sinh học để duy trì mật độ vi sinh vật trong bể sinh học.Nước thải từ bể lắng 2 tiếp tục chảy qua bể khử trùng nhằm tiêu diệt vi trùng và mầm bệnh trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.Tùy theo nhu cầu xử lý và khả năng của nguồn tiếp nhận nước thải, công trình xử lý nước thải ngành công nghiệp giấy sẽ được lựa chọn khác nhau. Để tìm hiểu về công nghệ xử lý nước thải giấy hay cần tư vấn thiết kế, xây dựng, cải tạo hệ thống xử lý nước thải công nghiệp giấy, hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn thêm.

Bạn đang xem bài viết Phương Án Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Giấy trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!