Cập nhật thông tin chi tiết về Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Cơ Học mới nhất trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học
Được sử dụng để tách các chất không hòa tan và một phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải. Những công trình xử lý cơ học bao gồm:
Ø Song chắn rác, lưới lọc: dùng để giữ các cặn bẩn có kích thước lớn (giấy, nilon, rau cỏ, rác …)
Ø Bể lắng cát: tách ra khỏi nước thải các chất bẩn vô cơ có trọng lượng riêng lớn (như xỉ than, cát …)
Ø Bể lắng tách các chất lơ lửng có trọng lượng riêng khác với trọng lượng riêng của nước thải. Chất lơ lửng nặng sẽ từ từ lắng xuống đáy, các chất lơ lửng nhẹ sẽ nổi lên bề mặt.
Ø Bể vớt dầu mỡ: thường áp dụng khi xử lý nước thải có chứa dầu mỡ
Ø Tuyển nổi thường được sử dụng để khử các chất lơ lửng, làm đặc bùn sinh học
Ø Bể điều hòa được dùng để duy trì dòng thải và nồng độ vào công trình xử lý ổn định, khắc phục những sự cố vận hành do sự dao động về nồng độ và lưu lượng của nước thải gây ra và nâng cao hiệu suất của các quá trình xử lý sinh học.
Ø Bể lọc nhằm tách các chất thải ở trạng thái lơ lửng kích thước nhỏ bằng cách cho nước đi qua lớp vật liệu lọc (sử dụng chủ yếu cho một số loại nước thải công nghiệp)
Phương pháp xử lý nước thải bằng cơ học có thể loại bỏ khỏi nước được 60% các tạp chất không hòa tan và 20% BOD
2. Phương pháp xử lý hóa học
Là việc đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn, biến đổi hóa học và tạo cặn lắng.
Thường được áp dụng để xử lý nước thải công nghiệp. Bao gồm các phương pháp:
Ø Phương pháp trung hòa: dùng để đưa môi trường nước thải có chứa các axit vô cơ hoặc kiềm về trạng thái trung tính (pH= 6,5-8,5)
Ø Phương pháp keo tụ: dùng để làm trong và khử màu nước thải bằng cách dùng các chất keo tụ (phèn, PACN…) và chất trợ keo để liên kết chất rắn lửng lơ và keo trong nước thành những bông cặn có kích thước lớn.
Ø Phương pháp ozôn hóa: là phương pháp xử lý nước thải có chứa các chất hữu cơ dạng hòa tan và dạng keo bằng ozon.
Ø Phương pháp điện hóa học: sử dụng để phá hủy các tạp chất độc hại có trong nước thải và thu hồi các chất quí (đồng, chì, sắt, bạc…) bằng cách oxy điện hóa trên các điện cực.
***Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Điều khoản sử dụng – Bản quyền trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của website.
Trang web này thuộc bản quyền của Công ty TNHH Quốc tế NGO (NGO International). Bất kỳ hình thức sử dụng hoặc sao chép một phần hoặc toàn bộ nội dung dưới mọi hình thức đều bị nghiêm cấm, trừ trường hợp được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản từ Chúng tôi.
Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Cơ Học
Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học được áp dụng ở giai đoạn đầu của quy trình xử lý, quá trình được xem như bước đệm để loại bỏ các tạp chất vô cơ và hữu cơ không tan hiện diện trong nước nhằm đảm bảo tính an toàn cho các thiết bị và các quá trình xử lý tiếp theo.
Tùy vào kích thước, tính chất hóa lý, hàm lượng cặn lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ làm sạch mà ta sử dụng một trong các quá trình sau: lọc qua song chắn rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của lực ly tâm, trọng trường, lọc và tuyển nổi.
– Tách các chất không hòa tan, những vật chất có kích thước lớn như nhánh cây, gỗ, nhựa, lá cây, giẻ rách, dầu mỡ… ra khỏi nước thải.
– Loại bỏ cặn nặng như sỏi, thủy tinh, cát…
– Điều hòa lưu lường và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải.
– Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các bước xử lý tiếp theo.
Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học
Song chắn rác gồm các thanh kim loại tiết diện chữ nhật hình tròn, hình chữ nhật hoặc hình bầu dục. Song chắn rác được chia làm 2 loại, loại di động và loại cố định. Song chắn rác được đặt nghiêng một góc 60 – 900 theo hướng dòng chảy. Song chắn rác nhằm chắn giữ các cặn bẩn có kích thước lớn ở dạng sợi: giấy, rau cỏ, rác…
Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học là dùng bể điều hòa (Air tanks)
Duy trì dòng thải là điều hoà lưu lượng gần như không đổi, khắc phục những vấn đề vận hành do sự dao động lưu lượng nước thải gây ra và nâng cao hiệu suất của các quá trình ở cuối dây chuyền xử lý. Các kỹ thuật điều hoà được ứng dụng cho từng trường hợp phụ thuộc vào đặc tính của hệ thu gom nước thải. Các phương án bố trí bể điều hoá lưu lượng có thể là điều hoà trên dòng thải hay ngoài dòng thải xử lý.
Vị trí tốt nhất để bố trí bể điều hoà cần được xác định cụ thể cho từng hệ thống xử lý. Vì tính tối ưu của nó phụ thuộc vào loại xử lý, đặc tính của hệ thống thu gom và đặc tính của nước thải.
4. Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học là dùng bể lắng (clarifier)
Trong xử lý nước thải, quá trình lắng được sử dụng để loại các tạp chất ở dạng huyền phù thô ra khỏi nước. Sự lắng của các hạt xảy ra dưới tác dụng của trọng lực. Để tiến hành quá trình này người ta thường dùng các loại bể lắng khác nhau. Trong công nghệ xử lý nước thải, theo chức năng, các bể lắng được phân thành: bể lắng cát, bể lắng cấp 1 và bể lắng trong (cấp 2). Bể lắng 1 có nhiệm vụ tách các chất rắn hữu cơ (60%) và các chất rắn khác, còn bể lắng cấp 2 có nhiệm vụ tách bùn sinh học ra khỏi nước thải. Các bể lắng điều phải thoã mản yêu cầu: có hiệu suất lắng cao và xả bùn dễ dàng.
Tính chất lắng của các hạt được chia thành 3 dạng như sau:
Lắng dạng 1: lắng các hạt rời rạc. Quá trình lắng được đặt trưng bởi các hạt lắng rời rạc và tốc độ lắng không đổi. Các hạt lắng riêng lẻ không có khả năng keo tụ, không dính bám vào nhau suốt quá trình lắng. Để có thể xác định tốc độ lắng ở dạng này có thể ứng dụng định luật Newton và Stoke trên hạt cặn. Tốc độ lắng ở dạng này hoàn toàn có thể tính toán được.
Lắng dạng 2: lắng bông cặn. Quá trình lắng được đặt trưng bởi các hạt ( bông cặn) kết dính với nhau trong suốt quá trình lắng. Do quá trình bông cặn xảy ra tăng dần kích thước và tốc độ lắng tăng. Không có một công thức toán học thích hợp nào để biểu thị giá trị này. Vì vậy để có các thông số thiết kế về bể lắng dạng này, người ta thí nghiệm xác định tốc độ chảy tràn và thời gian lắng ở hiệu quả khử bông cặn cho trước từ cột lắng thí nghiệm, từ đó nhân với hệ số quy mô ta có tốc độ chảy tràn và thời gian lắng thiết kế.
Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học là dùng bể lọc (filter-bed)
Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học bằng bể lọc là quá trình tách các chất lắng lơ lửng ra khỏi nước khi hỗn hợp nước và chất rắn lơ lửng đi qua lớp vật liệu lỗ ( lớp vật liệu lọc), chất rắn lơ lửng sẽ được giữ lại và nước tiếp tục chảy qua. Đây là giai đoạn (công trình) cuối cùng để làm trong nước.
Phân loại bể lọc:
Theo tốc độ:
+ Bể lọc chậm: có tốc độ lọc 0.1 – 0.5 m/h
+ Bể lọc nhanh: có vận tốc lọc 5 -15 m/h
+ Bể lọc cao tốc: vận tốc lọc 36 -100 m/h
– Theo chế độ làm việc:
+ Bể lọc trọng lực: hở, không áp.
+ Bể lọc có áp lực.
Ngoài ra bê lọc còn được chia theo nhiều cách khác nhau theo chiều dòng chảy, lớp vật liệu lọc, theo cỡ hạt vật liệu lọc, cấu tạo hạt vật liệu lọc,…
Vật liệu lọc
– Cát thạch anh nghiền.
– Than antraxit (than gầy)
– Sỏi, đá…
– Polime…
Để xác định vật liệu lọc phải dựa vào một số chỉ tiêu:
– Độ bền cơ học
– Độ bền hoá học: tránh tính xâm thực.
– Kích thước hạt
– Hình dạng hạt.
– Hệ số không đồng nhất:K= d80/d10 (Trong đó: d80, d10 : kích thước cỡ hạt sang để lọt qua 80%, 10% tổng số hạt).
Ngoài ra, Công nghệ Met được áp dụng trong xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học rất hiệu quả. Đây là công nghệ hàng đầu về xử lý nước, đã đạt được nhiều giải thưởng trên thế giới, được các chuyên gia cùng ngành chứng nhận chất lượng tốt.
Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Lý Học
* Mô tả chi tiết: – Xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám như quá trình bùn hoạt tính dính bám, bể lọc nhỏ giọt, bể lọc cao tải, đĩa sinh học, bể phản ứng nitrate với màng cố định. – Trong nước thải thường chứa các chất không tan ở dạng lơ lửng. Để tách các chất này ra khỏi nước thải, thường sử dụng các phương pháp cơ học như lọc qua song chắn rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của trọng lực hoặc lực li tâm và lọc. – Tùy theo kích thước, tính chất lý hóa, nồng độ chất lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ cần làm sạch mà lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp.
* Các phương pháp xử lý:a. Song chắn rác: – Nước thải dẫn vào hệ thống xử lý trước hết phải qua song chắn rác. Tại đây các thành phần có kích thước lớn (rác) như giẻ, rác, vỏ đồ hộp, rác cây, bao nilon… được giữ lại.
– Theo kích thước khe hở: + Loại thô: khoảng cách giữa các thanh từ 60 – 100 mm + Loại mịn: khoảng cách giữa các thanh từ 10 – 25 mm – Theo hình dạng: song chắn rác và lưới chắn rác – Song chắn rác cũng có thể đặt cố định hoặc di động. – Song chắn rác được làm bằng kim loại, đặt ở cửa vào kênh dẫn, nghiêng một góc 45 – 60 nếu làm sạch thủ công hoặc nghiêng một góc 75 – 850 nếu làm sạch bằng máy. – Tiết diện của song chắn có thể tròn, vuông hoặc hỗn hợp.
b. Lắng cát: – Bể lắng cát được thiết kế để tách các tạp chất vô cơ không tan có kích thước từ 0,2mm đến 2mm ra khỏi nước thải nhằm đảm bảo an toàn cho bơm khỏi bị cát, sỏi bào mòn, tránh tắc đường ống dẫn và tránh ảnh hưởng đến các công trình sinh học phía sau. – 2 loại: bể lắng ngang và bể lắng đứng. – Ngoài ra để tăng hiệu quả lắng cát, bể lắng cát thổi khí cũng được sử dụng rộng rãi.
c. Lắng: – Bể lắng có nhiệm vụ lắng các hạt cặn lơ lửng có sẵn trong nước thải (bể lắng đợt 1) hoặc cặn được tạo ra từ quá trình keo tụ tạo bông hay quá trình xử lý sinh học (bể lắng đợt 2). – Theo dòng chảy, bể lắng được phân thành: bể lắng ngang và bể lắng đứng.
d. Bể tuyển nổi: – Thường được sử dụng để tách các tạp chất (ở dạng rắn hoặc lỏng) phân tán không tan, tự lắng kém khỏi pha lỏng. – Ưu điểm: khử hoàn toàn các hạt nhỏ, nhẹ, lắng chậm trong thời gian ngắn. – Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ vào pha lỏng. Các bọt khí này sẽ kết dính với các hạt cặn. Khi khối lượng riêng của tập hợp bọt khí và cặn nhỏ hơn khối lượng riêng của nước, cặn sẽ theo bọt nổi lên bề mặt.
Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Sinh Học
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học dựa trên cơ sở: hoạt động cảu vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn trong nước thải. Các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ và một số chất khoáng làm chất dinh dưỡng và tạo năng lượng. Chúng nhận các chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào, sinh trưởng, sinh sản nên sinh khối của chúng tăng lên. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa.
Nước thải xử lý bằng phương pháp sinh học sẽ loại bỏ được đặc trưng bằng chỉ tiêu COD và BOD.
Hotline : 0917 347 578 – Email: kythuat.bme@gmail.com
Điều kiện của công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Tiếp xúc tốt giữa nước thải và vi khuẩn trong tập hợp các bông bùn hoạt tính, màng sinh vật hoặc lớp bùn lơ lửng
Trong điều kiện xử lý sinh học hiếu khí, oxy luôn được duy trì và đảm bảo để các quá trình oxy hóa sinh học các chất hữu cơ diễn ra. Hàm lượng oxy hòa tan trong bể bùn hoạt tính được duy trì ở mức 4mg/l. Hàm lượng oxy hòa tan trong NT sau bể lắng đợt 2 không nhỏ hơn 2mg/l
Quá trình khuấy trộn bùn với nước thải hoặc thổi khí qua bể lọc sinh học không được phá vỡ cấu trúc bùn hoạt tính hoặc màng sinh vật
Thời gian lưu của nước thải và bùn hoạt tính trong hệ thống các công trình xử lý nước thải phải đủ để hập thụ các chất hữu cơ và oxy hóa các chất hữu cơ.
Để loại bỏ các hợp chất hữu cơ ra khỏi nước, Trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học có xảy ra một số quá trình như sau:
Quá trình khử nitrat hóa và khử nito
Trong nước thải, các hợp chất nito tồn tại dưới 3 dạng: các hợp chất hữu cơ, amoni, các hợp chất dạng oxy hóa (nitrit, nitrat)
Các hợp chất nito là các chất dinh dưỡng luôn vận động trong tự nhiên chủ yếu nhờ các quá trình sinh hóa
Trong nước thải sinh hoạt, nito tồn tại dưới dạng vô cơ (65%) và hữu cơ (35%). Nguồn nito chủ yếu là nước tiểu, khoảng 1,2 lit/người/ngày, tương đương với 12g nito trong đó amoni hóa theo phương trình sau:
CO(NH2)+2H2O = (NH4)2CO3
(NH4)2CO3=2NH3+CO2+H2O
Nitrit là sản phẩm trung gian của quá trình oxy hóa amoniac hoặc nito amoni trong điều kiện hiếu khí nhờ các loại vi khuẩn Nitrosomaonas. Sau đó nitrit hình thành tiếp tục được vi khuẩn Notrobacter oxy hóa thành nitorat
NH4+1,5O2 Nitrosomonas NO2+H2O+2H+
NO2 – + 0,5H2O Notrobacter NO3
Nitrit là hợp chất không bền, nó có thể là sản phẩm của quá trình khử nitrat trong điều kiện yếm khí,
Nitorat là dạng hợp chất vô cơ của nôt có hóa trị cao nhất
Nitorat hóa là giai đoạn cuối cùng của quá trình khoáng hóa các chất hữu cơ chứa nito.
Nitorat trong nước thải chứng tỏ sự hoàn thiện của xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, mặt khác, quá tình nitorat hóa còn tạo nên sự tích lũy oxy hóa trong hợp chất nito để cho các quá trình oxy hóa sinh hoáy các chất hữu cơ tiếp theo, khi lượng oxy hòa tan trong nước rất ít hoặc bị hết.
Khi thiếu oxy và tồn tại nitorat hóa sẽ xảy ra quá trình ngược lại: tách oxy khỏi nitorat và nitrit để sử dụng lại trong các oxy hóa các chất hữu cơ khác. Quá trình này được thực hiện nhờ các vi khuẩn phản nitorat hóa (vi khuẩn yếm khí tùy tiện). Trong điều kiện không có oxy tự do mà môi trường vẫn còn chất hữu cơ cacbon, một số vi khuẩn khử nitorat hoặc nitrit để lấy oxy cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ.
Quá trình khoáng hóa các chất hữu cơ trong nước thải
Chất hữu cơ trong nước thải là môi trường cho các loại vi khuẩn phát triển. xử lý nước thải có nhiệm vụ là tách các chất bẩn hữu cơ, các chất dinh dưỡng và khử trùng nước thải
Quá trình khoàng hóa chất hữu cơ nhờ oxy hóa sinh hóa xảy ra theo 2 giai đoạn
+ oxy hóa các hợp chất chứa C thành CO2 và nước
+ Oxy hóa các hợp chát chứa N thành nitrit và sau đó thành nitorat
Quá trình khoáng hóa các hợp chất trong điều kiện hiếu khí thực tế là quá trình tiêu thụ oxy hóa hòa tan từ khí quyển vào nước thải
Quá trình tiêu thụ oxy hòa tan trong nước thải
Quá trình có đủ oxy trong nước thải, tốc độ oxy hóa chất hữu cơ chứa C tỷ lệ thuận với khối lượng chất hữu cơ có trong nước thải.
C ông ty môi trường Bình Minh có nhiều năm kinh nghiệm trong thiết kế, xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Hệ thống bạn đang gặp sự cố về vi sinh, hay có nhu cầu cải tạo, lắp đặt máy móc thiết bị…. Hãy liên hệ ngay đến công ty môi trường Bình Minh để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí 24/7.
Hotline: 0917 347 578 – Email: kythuat.bme@gmail.com
Bạn đang xem bài viết Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Cơ Học trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!